Luận án Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội

MỤC LỤC

1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ

TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI . 7

1.1. MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT

TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 7

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ

CÔNG BỐ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 24

2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔTHỊ. 26

2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ

TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ. 26

2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ

TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ. 33

2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNGĐÔ THỊ. 55

3 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ

TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI. 66

3.1. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG

ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 66

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2013. 72

3.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI. 89

4 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO

THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI. 110

4.1. DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU VỐN CHO KẾT CẤU HẠ

TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI. 110

4.2. QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN

KẾT CẦU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1174.3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ

TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI GIAI

ĐOẠN 2015 - 2020 . 122

4.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP. 141

4.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 144

5 KẾT LUẬN. 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 151

7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152

8 PHỤ LỤC . 163

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN. 163

pdf188 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng. Thực tế số lượng vốn trái phiếu huy động được đã vượt dự kiến. Năm 2013, Thành phố đã huy động được 4.000 tỷ đồng trái phiếu với thời hạn 3 năm và 5 năm. Đây là nguồn vốn lớn để đầu tư vào các dự án giao thông đô thị trọng điểm nhưng nếu không sử dụng có hiệu quả thì không những không phát huy tác dụng của nguồn vốn mà còn đem lại khoản nợ của Thành phố. - Huy động vốn qua việc khai thác giá trị từ đất đai Một nguồn bổ sung rất quan trọng cho ngân sách của Thành phố chính là các khoản tiền thu từ đất đai. Chính sách cho khoản thu này được quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư. Theo đó, UBND Thành phố được trích từ 30% đến 50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất để lập Quỹ phát triển đất. Quỹ phát triển đất được sử dụng vào nhiều mục đích trong đó có giải phóng mặt bằng để phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng tại địa phương có đất bị thu hồi. [12] Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND Thành phố đã quy định NSTP hưởng 100% tiền sử dụng đất đối với các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên; hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường, phố, NSTP được hưởng 100% để đầu tư trở lại phát triển hạ tầng khu đấu giá đất, gồm: Khu đô thị mới Cầu Giấy, khu đô thị 80 mới Mỗ Lao quận Hà Đông, khu trung tâm hành chính Hà Đông, khu đô thị mới Xuân Phương Từ Liêm, quận Long Biên [80]. Trên thực tế, nguồn vốn từ đất đai bổ sung vào ngân sách của Thành phố trong giai đoạn 2008 - 2013 nhìn chung không lớn. Tổng vốn từ nguồn này ước tính gần 1000 tỷ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng ngân sách. Các khoản này chủ yếu từ thuế đối với quyền sử dụng đất, từ cho thuê đất và chuyển nhượng quyền sở hữu bất động sản. Thực tế hiện nay, khi bất động sản đang đóng băng, các nguồn thu từ đất cũng bị giảm nhiều. Kế hoạch thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất không được như mong đợi, nhiều mảnh đất đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng đang chờ đấu giá nhưng các doanh nghiệp không mặn mà. Thậm chí, có buổi đấu giá còn không có người tham gia. Một số dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội được hoàn lại tiền sử dụng đất, cũng làm hụt nguồn thu. Tuy nhiên, có một nguồn có thể mang lại giá trị rất lớn cho NSTP, đặc biệt là ngân sách cho đầu tư phát triển KCHTGTĐT Thành phố mà Hà Nội vẫn chưa tận dụng, đó là vốn có được do khai thác các giá trị gia tăng từ đất đai. Khi Thành phố đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, giá trị đất đai hai bên đường sẽ tăng lên rất nhiều, đặc biệt là ở đô thị. Với chiều dài của đường được xây dựng, khối lượng diện tích đất đai hai bên đường là rất lớn. Do đó, giá trị đất đai gia tăng do mở đường mới là rất lớn. Nếu Thành phố tận dụng được nguồn thu này sẽ đem lại cho ngân sách nguồn vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT rất lớn. - Huy động vốn từ nguồn thu vượt kế hoạch đã giao cho thành phố Nguồn thu này có được do vị trí địa kinh tế chính trị của Hà Nội so với các địa phương khác trong cả nước. Nghị định 123/2004/NĐ-CP cho phép trong “trường hợp có số tăng thu NSTW so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao từ các khoản thu phân chia giữa Trung ương và thành phố theo quy định khoản 2 điều 30 Luật NSNN, NSTP Hà Nội được hưởng 30% số tăng thu, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước, 70% số tăng thu còn lại sẽ được Trung ương xem xét bổ sung cho thành phố Hà Nội 81 theo chương trình mục tiêu hoặc dự án đầu tư cụ thể. Tuy nhiên, nguồn thu này không nhiều. - Nguồn thu bổ sung ngân sách từ các quỹ đầu tư hiện có của thành phố Theo Nghị định số 11/2013/NĐ - CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị ngày 14/01/2013 thì UBND cấp tỉnh (thành phố) được sử dụng các quỹ đầu tư hiện có (bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ phát triển đất, quỹ phát triển hạ tầng, quỹ phát triển nhà ở) để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho các khu vực phát triển đô thị [8]. Được thành lập từ năm 2004, Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội hoạt động như một tổ chức tài chính Nhà nước của Thành phố. Quỹ Đầu tư phát triển Hà Nội thực hiện 4 chức năng nhiệm vụ cơ bản gồm: Ủy thác cho vay, cấp phát vốn đầu tư từ nguồn ngân sách; Đầu tư trực tiếp và cho vay đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các dự án giao thông đô thị hay giao thông tĩnh như xây dựng các bãi đỗ xe cũng nằm trong danh mục được vay vốn của Quỹ này. Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 cũng đã quy định rất rõ ràng các khoản thu, chi cho NSTP các cấp, trong đó có ngân sách cấp Thành phố, là ngân sách liên quan đến việc đầu tư phát triển KCHTGTĐT. Trong Quyết định đã quy định nguồn thu của ngân sách cấp Thành phố bao gồm: các nguồn thu NSTP được hưởng 100% và các nguồn thu NSTP được hưởng theo tỷ lệ % [80]. Hiện nay, tỷ lệ điều tiết cho NSTP đối với các khoản nguồn thu có sự phân chia giữa trung ương và thành phố giai đoạn 2011-2015 nói chung là khoảng 42%. 82 3.2.3. Phân bổ, quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội 3.2.3.1. Căn cứ phân bổ và thanh, quyết toán vốn đầu tư Việc phân bổ và thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà Nội được thực hiện căn cứ vào Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về Quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN. Bên cạnh đó, UBND Thành phố cũng đã có Quyết định số 101/2009/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 quy định trách nhiệm trong công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tất toán tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước Thành phố đối với các dự án sử dụng vốn NSNN của thành phố Hà Nội; Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 về quản lý đầu tư và xây dựng các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội và sau này là Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 3.2.3.2. Công tác phân bổ; quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội Quy trình phân bổ, quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà Nội tuân thủ các bước sau đây: (1) Căn cứ vào kế hoạch vốn đã được lập, trên cơ sở vốn NSNN được cấp và huy động bổ sung, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng vốn xây dựng cơ bản từ tất 83 cả các nguồn, báo cáo UBND Thành phố xem xét quyết định. Sở Kế hoạch và đầu tư cũng có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp kế hoạch vốn gồm dự kiến tổng nguồn vốn, nguyên tắc phân bổ kế hoạch, danh mục dự án gửi Sở Tài chính. Trong vòng 7 ngày làm việc, Sở Tài chính có trách nhiệm trả lời, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND Thành phố phê duyệt. (2) Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư phát triển đã được xây dựng và phê duyệt, HĐND Thành phố quyết định dự toán ngân sách và phân bổ vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, trong đó có ngân sách đầu tư vào phát triển KCHTGTĐT. HĐND ra quyết định về phân bổ ngân sách cho từng ngành, lĩnh vực trên cơ sở báo cáo của UBND Thành phố về tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm trước đó; dự toán NSĐP và phân bổ ngân sách cấp Thành phố, và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách của HĐND Thành phố. Sau đó, HĐND sẽ căn cứ vào các quyết định của Trung ương về giao NSNN trong năm đó để ra quyết định ngân sách trong năm. (3) Sau khi HĐND đã phê duyệt dự toán và phân bổ ngân sách trong năm, UBND Thành phố tiến hành triển khai giao kế hoạch dự toán ngân sách cho các đơn vị theo quy định. Các công trình, dự án phát triển KCHTGTĐT do Sở Giao thông vận tải, các BQLDA của thành phố do HĐND thành phố trực tiếp phân bổ theo nguyên tắc tập trung bố trí vốn đầu tư từ NSNN để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. (4) Về công tác quản lý việc thanh, quyết toán vốn đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và Kho bạc Nhà nước Hà Nội chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về quản lý thời gian, chất lượng, hiệu quả công tác quyết toán và tất toán tài khoản đối với các dự án giao thông đô thị do Thành phố giao. Các cơ quan này có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc BQLDA trực thuộc thực hiện quyết toán vốn đầu tư và tất toán tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước Thành phố theo quy định và phối hợp xử lý các khó khăn 84 vướng mắc của các chủ đầu tư có liên quan đối với những công việc thuộc trách nhiệm QLNN để các chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán vốn đầu tư theo đúng thời hạn quy định. Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm tra và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A; thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm B, C thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Thành phố. [79] Trên cơ sở quy trình phân bổ vốn đầu tư, giai đoạn 2008-2013, ngoại trừ năm 2011, vốn đầu tư thực hiện năm nào cũng cao hơn so với kế hoạch. Đặc biệt năm 2010, vốn thực hiện tăng rất lớn (115%) so với kế hoạch. Tính chung cho cả giai đoạn 2008 - 2013, vốn đầu tư thực hiện là 16.569,89 tỷ đồng, tăng 29% so với kế hoạch (xem bảng 3.4 trang 85 luận án). Sở dĩ có sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện như vậy là do kế hoạch vốn do Sở Kế hoạch - Đầu tư lập trên cơ sở cân đối nhu cầu và nguồn vốn đầu tư, phần vốn thực hiện lại do Sở Tài chính cân đối giữa các nguồn vốn khác nhau. Do có những dự án phát triển KCHTGTĐT có nhu cầu cấp thiết nên có những giai đoạn phải rút bớt đầu tư cho những ngành hay lĩnh vực khác để đầu tư cho giao thông. Ví dụ như năm 2010, do yêu cầu phải hoàn thành các công trình giao thông kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nên lượng vốn đầu tư rất lớn. Điều này tốt cho lĩnh vực giao thông nhưng sẽ gây ảnh hưởng tới các ngành, lĩnh vực khác và sự phát triển chung của Thành phố. 85 Bảng 3.4. Kết quả thực hiện vốn ngân sách đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 Đơn vị: Tỷ đồng TT Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng cộng 1 Kế hoạch (tỷ đồng) 2.209,75 2.163,70 1.910,38 2.503,6 2.074,5 1.968,7 12.830,7 2 Thực hiện (tỷ đồng) 2.446,26 2.998,31 4.110,72 2.146,6 2.290,0 2.578,2 16.569,89 3 Tỷ lệ (%) 111 139 215 86 110 131 129 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo của Sở Giao thông, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính Hà Nội các năm từ 2008-2013. Quản lý việc thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà Nội đã được các Sở, ngành có liên quan của Thành phố quan tâm thực hiện theo quy định của Trung ương và Thành phố. Kho bạc Nhà nước Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính và Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cho chủ đầu tư, BQLDA hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh, quyết toán; giúp hồ sơ, chứng từ có đủ điều kiện thanh toán. Các hồ sơ thanh, quyết toán vốn đầu tư do các chủ đầu tư, BQLDA gửi tới Kho bạc được tiếp nhận và giải quyết theo đúng chế độ và thời gian quy định. Các cơ quan QLNN này cũng đã chủ động nắm bắt kịp thời những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân giải ngân chậm để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền xử lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân của dự án. Kho bạc Nhà nước Hà Nội cũng đã tập trung trong công tác chỉ đạo, tìm mọi biện pháp để giải ngân nhanh chóng vốn đầu tư, đôn đốc các chủ đầu tư trong công tác triển khai thanh toán vốn. Việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được thực hiện chậm nhất là ngày 25 tháng 12 của năm kế hoạch. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo và trình UBND Thành phố xem xét phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sau khi được sự chấp thuận của Thường trực HĐND Thành phố. UBND Thành phố 86 ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư đã giao kế hoạch đối với dự án đầu tư sử dụng NSTP nhưng không làm thay đổi tổng mức vốn Thành phố đã giao. 3.2.4. Kiểm tra, giám sát vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội 3.2.4.1. Căn cứ kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội Việc kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư dựa vào các quy định của Trung ương và Thành phố về quản lý các công trình xây dựng, đặc biệt là các quy định cụ thể về quản lý tài chính như vốn và chi phí xây dựng công trình. Các văn bản pháp luật của Trung ương bao gồm rất nhiều nội dung liên quan đến quản lý tài chính đối với vốn đầu tư xây dựng công trình như: Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và các thông tư: Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về Quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN Cùng với quy định của Trung ương, UBND Thành phố cũng đã ban hành Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 09/04/2009 “Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN của Thành phố Hà Nội” quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân có liên quan và việc phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách của Thành phố Hà Nội. Thành phố cũng đã ban hành quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 54/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 về việc ban hành Quy định một số điều quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước do UBND Thành phố Hà Nội quản lý và sau này được 87 thay thế bởi Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn Nhà nước do UBND Thành phố Hà Nội quản lý. Trong việc kiểm tra, kiểm soát các dự án đầu tư, giám sát của các tổ chức xã hội và nhân dân là hết sức quan trọng. Điều này được thực hiện theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. 3.2.4.2. Công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội Trong các nguồn vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội, nguồn vốn NSNN (trong đó bao gồm cả nguồn vốn ODA) là nguồn vốn được các cơ quan QLNN chú trọng nhất trong công tác kiểm tra, giám sát. Cơ chế, chính sách về kiểm tra, kiểm soát đối với vốn đầu tư từ NSNN trong phát triển KCHT nói chung và phát triển KCHTGTĐT nói riêng ngày càng được đổi mới và hoàn thiện theo hướng: bên cạnh đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể QLNN, chủ thể tham gia thì tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm phát hiện, phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm, sai phạm để hoạt động này đảm bảo đúng định hướng. Về nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước của Thành phố trong giám sát, đánh giá các dự án đầu tư phát triển KCHTGTĐT được UBND Thành phố quy định như sau: - Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của thành phố, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư hàng năm, chịu trách nhiệm tổng hợp việc thực hiện các nhiệm vụ về công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư; hướng dẫn thực 88 hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các ngành, các cấp, các chủ đầu tư và tổng hợp định kỳ báo cáo UBND thành phố; tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư các dự án phát triển KCHTGTĐT do UBND thành phố quyết định đầu tư. - Sở Tài chính chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố trong việc quản lý thanh quyết toán kinh phí đầu tư; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư - Kho bạc nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra nhà nước theo dõi, tổng hợp và giám sát, đánh giá việc các dự án đầu tư thuộc phạm vi của mình; định kỳ gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư về cơ quan đầu mối giám sát, đánh giá đầu tư của Thành phố... - Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp và giám sát, đánh giá đầu tư các dự án được ủy quyền, phân cấp, quyết định đầu tư hoặc thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư; định kỳ gửi báo cáo giám sát đánh giá đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư [81]. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các cán bộ chuyên trách của các sở, ban, ngành, thanh tra thành phố, thanh tra tài chính đã tiến hành kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng KCHTGTĐT sử dụng vốn NSNN. Hoạt động kiểm tra, giám sát vốn đầu tư từ NSNN được tiến hành trên các nội dung thực hiện dự án với các hình thức như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất Để tăng cường thanh tra quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách, Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện tiến hành tự thanh tra các dự án trong phạm vi quản lý được giao; chỉ đạo Sở Tài chính tăng cường thanh tra việc thực hiện dự toán ngân sách của các cấp; chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thanh tra công tác bố trí kế hoạch vốn của nguồn vốn phân cấp đầu tư cho các quận, huyện. Thành phố đã chỉ đạo Thanh tra Thành phố lập kế hoạch và tiến hành thanh tra các dự án hạ tầng có sử dụng nguồn vốn ngân sách lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm. 89 Bên cạnh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn, Thành phố còn tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng, cơ quan mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHTGTĐT Hà Nội từ NSNN. Hàng loạt các vụ sai phạm, thất thoát vốn trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển KCHTGTĐT đã được phát hiện nhờ có sự giám sát của cộng đồng này. Điển hình là vụ Công ty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) đưa tiền hối lộ 16 tỷ đồng cho một số công chức Việt Nam để nhận được hợp đồng cho các dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) hay việc đội vốn dự án lên đến hàng trăm triệu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Việc này đã góp phần cảnh báo, hạn chế các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia, góp phần phát triển hệ thống giao thông Thành phố, phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội của Thủ đô. 3.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ  TRONG  PHÁT  TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI Ngoài những thông tin, dữ liệu thứ cấp có được từ các nghiên cứu và báo cáo về QLNN đối với vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà Nội, thực trạng quản lý của Hà Nội giai đoạn 2008-2014, luận án còn sử dụng dữ liệu thu thập từ điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu cán bộ các Sở/Ban/ngành của Hà Nội để đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN với vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội. Các đánh giá được dựa trên các tiêu chí đã được xây dựng ở chương 2. 3.3.1. Những thành công trong quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội Quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà Nội trong giai đoạn 2008-2013 đã đạt được một số thành công nhất định. Cụ thể: Một là, kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT cơ bản phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHTĐT và giao thông vận tải Thành phố, với tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu đầu tư của Thành phố 90 Công tác lập kế hoạch vốn đã thực hiện các bước theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các quy định liên quan của Trung ương cũng như Thành phố. Các kế hoạch vốn đầu tư cũng được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển giao thông vận tải của Thành phố. Theo kết quả của cuộc điều tra xã hội học, 60 người (77%) đánh giá việc tuân thủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố của công tác lập kế hoạch vốn ở mức độ tốt và khá, chỉ 18 người (23%) đánh giá ở mức độ trung bình. Kế hoạch vốn cũng khá phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu đầu tư của Thành phố, có sự tăng giảm phù hợp với yêu cầu tiết kiệm chi của Chính phủ. Điều này thể hiện rõ trong kế hoạch vốn đầu tư của Thành phố năm 2012 và 2013. Năm 2012, kế hoạch vốn đầu tư cho KCHTGTĐT Hà Nội giảm từ 2.503,6 tỷ (năm 2011) xuống còn 2.074,5 tỷ (bằng 82%), năm 2013 lại giảm tiếp còn 1.968,7 tỷ (bằng 94% so với năm 2012) [xem bảng 3.4 trang 85 luận án]. Điều này cho thấy mức độ thích ứng của kế hoạch vốn đối với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương khá tốt. Thực trạng này cũng trùng hợp với kết quả điều tra khi 62 người (79,5%) đánh giá tính phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở mức độ khá, 9 người (11,5%) đánh giá ở mức độ tốt, 7 người (9%) đánh giá công tác này ở mức độ trung bình, không có ai đánh giá ở mức độ kém. Hai là, việc phân bổ vốn cho đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT đã chú trọng vào các dự án phát triển và có cơ chế rõ ràng đối với các dự án ưu tiên, không dàn trải như thời gian trước đây Trong giai đoạn 2008-2014, Thành phố đã có sự chỉ đạo, quan tâm đối với việc đầu tư vốn cho các dự án giao thông, đặc biệt là lựa chọn các công trình giao thông trọng điểm để ưu tiên bố trí vốn. Điều đó cũng thể hiện qua tỷ lệ vốn thực hiện so với kế hoạch các năm đều tăng (xem bảng 3.4 trang 85 luận án), trong đó có nguyên nhân do vốn được điều chuyển từ các ngành, lĩnh vực khác qua. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, Thành phố đã có sự quan tâm đối 91 với việc đầu tư vốn cho các dự án giao thông với tỷ lệ phiếu ở mức độ khá là 58 (74,4%) phiếu, mức độ tốt là 12 phiếu (15,4%) và mức độ trung bình là 8 phiếu (10,2%). Việc lựa chọn các công trình giao thông trọng điểm để ưu tiên bố trí vốn cũng được những người tham gia cuộc điều tra đánh giá ở mức độ khá và tốt với 66 người (84,5%) đồng ý. Ba là, việc hướng dẫn quy trình, thủ tục và thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội đã được đổi mới Công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đã có những tiến bộ rõ rệt. Công tác hướng của các cán bộ có trách nhiệm đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc gặp phải khi các dự án tiến hành thanh quyết toán vốn đầu tư của các công trình. Điều này là bước tiến bộ rõ rệt so với giai đoạn trước đây. Trong cuộc điều tra, khi được hỏi về mức độ cụ thể, chính xác, kịp thời của các cơ quan QLNN trong việc hướng dẫn các thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tư, phần đông ý kiến đánh giá tiêu chí này ở mức độ khá tốt với 21 phiếu (26,9%) đánh giá mức độ tốt; 43 phiếu (55,1%) đánh giá mức độ khá và 14 phiếu (17,9%) đánh giá ở mức độ trung bình. Các ý kiến trả lời phỏng vấn sâu cũng cho rằng các cán bộ có liên quan đã khá nhiệt tình trong việc giải đáp những vướng mắc trong quá trình thanh, quyết toán các dự án. Chính vì vậy mà việc thanh, quyết toán vốn đầu tư cũng có những bước tiến bộ. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, tỷ lệ thanh quyết toán vốn đầu tư của các dự án giao thông đô thị hàng năm đều đạt chỉ tiêu đề ra. Các ý kiến trong cuộc điều tra cũng đánh giá công tác thanh, quyết toán đảm bảo đúng tiến độ, chính xác, đáp ứng được yêu cầu với 29 phiếu (37,2%) đánh giá ở mức độ tốt, 38 phiếu (48,7%) đánh giá ở mức độ khá và 11 phiếu (14,1%) đánh giá ở mức độ trung bình. Bốn là, các quy định cho công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT của Hà Nội đã dần hoàn thiện, vai trò cơ quan QLNN được nâng cao. Các cơ quan QLNN từ Trung ương đến Thành phố đã đề ra được một hệ thống văn bản pháp luật để quy định và hướng dẫn cho công tác kiểm tra, 92 giám sát các dự án đầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_quan_ly_nha_nuoc_ve_von_dau_tu_trong_phat_trien_ket_cau_ha_tang_giao_thong_do_thi_ha_noi_2162_191.pdf
Tài liệu liên quan