Luận án Quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc tổng công ty 319 - Hà Quốc Thắng

NỘI DUNG

 MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

2. Tổng quan các đề tài liên quan đến đề tài luận án

3. Mục tiêu nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Những điểm mới và đóng góp của luận án

7. Kết cấu của luận án

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về VLĐ của doanh nghiệp

 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm VLĐ

 1.1.2. Phân loạiVLĐ

 1.2.1.1.Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ

 1.2.1.2. Phân loại theo vai trò từng loại VLĐ trong quá trình tham gia tái sx

 1.1.3.Nguồn hình thành VLĐ

1.2 Quản trị VLĐ của doanh nghiệp

 1.2.1.Khái niệm quản trị VLĐ

 1.2.2. Mục tiêu quản trị VLĐ của DN

 1.2.3. Nội dung quản trị VLĐ

 1.2.3.1. Xác định nhu cầu VLĐ

 1.2.3.2. Xác định nguồn tài trợ VLĐ của DN

 1.2.3.3. Quản trị vốn bằng tiền

 1.2.3.4. Quản trị hàng tồn kho

 1.2.3.5. Quản trị nợ phải thu

 1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị VLĐ trong DN

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ và ảnh hưởng quản trị VLĐ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ

 1.3.2. Ảnh hưởng quản trị VLĐ đến hiệu quả kinh doanh của DN

1.4. Kinh nghiệm quản trị VLĐ trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

 1.4.1. Kinh nghiệm quản trị VLĐ các DN trên thế giới

 1.4.2.Bài học cho các DN Việt Nam

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÁC DN THUỘC TCT 319

2.1.Quá trình phát triển và đặc điểm kinh doanh của các DN thuộc TCT 319

 2.1.1.Quá trình phát triển của các DN thuộc TCT 319

2.3.1 2.1.2. Đặc điểm các DN thuộc TCT 319

2.3.2 2.1.3. Khái quát KQKD, TS, NV tại các DN thuộc TCT 319

2.2.Thực trạng quản trị VLĐ của các DN thuộc TCT 319

 2.2.1. Thực trạng xây dựng quy chế quản trị VLĐ tại các DN thuộc TCT 319

 2.2.2. Thực trạng xác định nhu cầu VLĐ tại các DN thuộc TCT 319

 2.2.3.Thực trạng nguồn tài trợ VLĐ tại các DN thuộc TCT319

 2.2.4. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền tại các DN thuộc TCT 319

 2.2.5. Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại các DN thuộc TCT 319

 2.2.6. Thực trạng quản trị nợ phải thu tại các DN thuộc TCT 319

 2.2.7. Thực trạng sử dụng VLĐ tại các DN thuộc TCT 319

2.2.8.Ảnh hưởng quản trị VLĐ đến hiệu quả kinh doanh tại các DN thuộc TCT 319

2.3. Đánh giá chung về quản trị VLĐ tại các DNXL trong TCT 319

 2.3.1. Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng

 2.3.2. Những thành tựu đã đạt được

 2.3.3. Những mặt hạn chế cần khắc phục

 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÁC DN THUỘC TCT 319

3.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội trong thời gian tới

 3.1.1. Những cơ hội

 3.1.2. Những thách thức

3.2.Định hướng và mục tiêu phát triển các DNthuộc TCT 319

3.3. Một số giải pháp hoàn thiệnquản trị VLĐ tại các DN thuộc TCT 319

 3.3.1.Áp dụng phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ

 3.3.2.Lựa chọn mô hình tài trợ VLĐ đa dạng, đáp ứng kịp thời SXKD

 3.3.3. Đẩy mạnh công tác quản trị VLĐ các DN sau cổ phần hoá

 3.3.4. Xây dựng, quản lý chặt chẽ kế hoạch lưu chuyển tiền tệ

 3.3.5. Lựa chọn nhân sự cao cấp để xây dựng bộ phận chuyên nghiệp trong hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán

 3.3.6.Xây dựng tiêu thức lựa chọn, đánh giá nhà cung cấp

 3.3.7.Thực hiện đồng bộ các biện pháp thu hồi công nợ.

 3.3.8.Các giải pháp hỗ trợ cho quản trị VLĐ

3.4. Một số kiến nghị

 3.4.1. Đối với Chính phủ

 3.4.2. Đối với Bộ Quốc phòng

 3.4.3. Đối với Bộ Tài chính

 3.4.4. Kiến nghị đối với hiệp hội DN xây dựng Việt Nam

KẾT LUẬN

 

docx214 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc tổng công ty 319 - Hà Quốc Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn 105,4 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã lên đến hơn 919,7 tỷ đồng chiếm đến hơn 24% tài sản ngắn hạn. Vốn bằng tiền tại các DN thuộc TCT 319 tại thời điểm 31/12 các năm tăng cao chủ yếu là do các DN ngày càng mở rộng sản xuất, tập trung thi công các công trình có vốn nhà nước, nên cuối năm yêu cầu nghiệm thu thanh toán, giải ngân theo tiến độ năm ngân sách tăng cao,các công trình được bố trí vốn trong năm thường đến thời điểm 31/12 là phải giải ngân hết. Trong đó, khối các DN TNHH MTV có vốn bằng tiền lớn chiếm từ 9% đến 26% tài sản ngắn hạn, khối các DN cổ phần vốn bằng tiền chỉ chiếm từ 1% đến 3% tài sản ngắn hạn. Cụ thể Giá trị vốn bằng tiền của các DN thể hiện qua Bảng 2.10 sau: Bảng 2.10: Giá trị vốn bằng tiền của các DN thuộc TCT 319 ĐVT: Triệu đồng Tên Năm Khối DN TNHH 1TV Khối DN cổ phần Các DN thuộc TCT 319 Năm 2012 101.093 4.315 105.408 Năm 2013 150.194 20.120 170.314 Năm 2014 389.679 64.906 454.586 Năm 2015 850.292 69.408 919.699 Năm 2016 628.612 61.499 690.111 Năm 2017 380.445 14.440 394.884 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DNthuộc TCT 319 Trong giai đoạn 2012 -2017 các DN thường xuyên có lượng tồn quỹ tiền mặt lớn như DN 319.2; DN 319.3 tồn quỹ thời điểm tại ngày 31/12/2015 lên đến 99% tổng vốn bằng tiền. Xu hướng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn tại thời điểm 31/12 hàng năm đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên mức dự trữ tiền mặt tại quỹ nói chung hay vốn bằng tiền qua các năm ở các DN không ổn định. Đối với tồn quỹ tiền mặt tại một số DN chủ yếu là cấp phát cho các Ban điều hành hay đội thi công tại các công trình để mua các loại vật tư nhỏ lẻ phát sinh, hay tiền ăn, một số khoản chi phí thường xuyên khác, còn lại tồn quỹ ở thủ quỹ của văn phòng các DN thường ít, chỉ có DN 319.2 là tồn quỹ văn phòng lớn. Việc dự trữ tiền mặt ít tại văn phòng các DN, chủ yếu tiền ở tài khoản ngân hàng không kỳ hạn hay các khoản đầu tư ngắn hạn bằng cách gửi ngân hàng có kỳ hạn là biện pháp quản lý hiện nay của các DN. Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng vốn bằng tiền so với TSNH các DN thuộc TCT 319 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 2.2.4.2. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền Thực trạng quản trị tiền mặt tại các DN thuộc TCT 319 trong giai đoạn 2012 đến 2017 mới tập trung ở nội dung quản lý thu chi và chịu tác động nhiều bởi yếu tố kinh nghiệm của Giám đốc, Kế toán trưởng. Có 12/12 DN không xây dựng mức dự trữ tiền mặt hợp lý (phụ lục 1). Các DN thuộc TCT 319 chưa áp dụng mô hình Baumol hay mô hình Miller-Orr để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu. Việc dự trữ tiền mặt chủ yếu xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế thường xuyên của các DN và yêu cầu của Giám đốc và KTT. Một số thời điểm khi lượng tiền mặt nhiều, DN thường gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn (DN BMVN 319; DN 29...) để tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi chưa sử dụng mang lại hiệu quả , chưa có DN nào thuộc TCT 319 thực hiện đầu tư chứng khoán từ nguồn tiền nhàn rỗi do chưa có nhân sự đủ năng lực tham mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực chứng khoán. Trong giai đoạn 2012-2017 các DN thuộc TCT 319 chưa được xác định chính xác nhu cầu dự trữ tiền mặt hợp lý, nhiều đơn vị có lượng tiền mặt lớn tồn quỹ kéo dài qua nhiều kỳ kế toán liên tiếp như DN 319.2; DN 319.3 Tại thời điểm 31/12/2017 số dư tiền mặt tại quỹ của DN 319.2 là hơn 12,7 tỷ đồng; DN 29 là hơn 22,9 tỷ đồng. Việc dự trữ tiền mặt tại các DN thuộc TCT 319 nhằm để cho các đội, chi nhánh thi công các công trình ở xa mua vật tư nhỏ lẻ, trả lương công nhân là cần thiết, tuy nhiên, khi duy trì lượng tiền mặt lớn ở tại DN sẽ chịu rủi ro lớn trong quản lý và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền nói riêng và VLĐ nói chung. Quản lý thu chi tiền mặt: Trong giai đoạn 2012-2017các DN thuộc TCT 319 đã xây dựng quy trình quản lý thu chi tiền mặt, quy trình tạm ứng, thanh toán theo quy định trong điều lệ hoạt động, quá trình thực hiện cơ bản đảm bảo đúng nguyên tắc, hàng tháng tồn quỹ được kiểm kê báo cáo kịp thời, phiếu đề nghị thanh toán, phiếu thu chi được thực hiện thống nhất theo quy trình IZO của TCT. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định trong quản lý thu chi vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số DN còn cho tạm ứng tiền mặt lớn, thu hồi tạm ứng chậm như DN 319.2 tại thời điểm 31/12/2017 giá trị còn tạm ứng là hơn 17,7 tỷ đồng; DN CPXL 319 là hơn 6,1 tỷ đồng, trong đó có những khoản tạm ứng cá nhân thời gian kéo dài hơn 1 năm vẫn chưa hoàn ứng. Một số khoản chi chưa hợp lý nên khi quyết toán thuế DN bị cơ quan thuế xuất toán, ảnh hưởng đến hiệu sử dụng vốn bằng tiền. Lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng tháng, hàng năm: Hiện nay chỉ có 07/12 DN TNHH MTV là thực hiện lập kế hoạch chi tiêu tiền mặt năm. Còn lại các DN cổ phần chỉ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ đúng kỳ kế toán kết thúc theo mẫu biểu của nhà nước.Việc chưa thường xuyên lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng tháng, hàng quý làm cho các DN cổ phần bị động trong theo dõi đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt, không có kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, các DN không thấy được mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ để từ đó có các biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ. Do đó trong những năm vừa qua, có những thời điểm DN 319.1, DN CPXL 319 đã nợ quá hạn ngân hàng, TCT 319 phải trả nợ thay. Việc các DN thường lập lưu chuyển tiền tiền theo quý và năm kèm theo báo cáo tài chính chủ yếu để đánh giá các chỉ tiêu thực hiện được mà chưa thực hiện đánh giá cụ thể hiệu quả quản lý và sử dụng tiền. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong những năm qua có sự biến động không ổn định (Bảng 2.11), điều đó cho thấy đặc thù của hoạt động xây lắp là thời gian bắt đầu tiến hành ký hợp đồng thi công các công trình, các DN thường được chủ đầu tư ứng vốn lớn, có công trình giá trị lớn, các DN ứng được vốn của chủ đầu tư lên đến 50% giá trị hợp đồng tương đương với hơn 300 tỷ đồng, nên ban đầu nguồn lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD tăng cao, những năm sau thi công do chi phí bỏ ra lớn, các DN bị trừ nguồn vốn ứng nên lưu chuyển tền tệ từ hoạt động SXKD giảm. Năm 2015 khối DN TNHH MTV lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là dương hơn 628 tỷ đồng nhưng đến năm 2016 lại âm hơn 337 tỷ đồng, DN 29 năm 2015 lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD là dương hơn 254 tỷ đồng, nhưng năm 2016 lại âm hơn 110 tỷ đồng và năm 2017 là âm hơn 112 tỷ đồng. Đối với lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, do đặc thù chủ yếu các DN mua tài sản cố định là máy móc thiết bị phục vụ thi công, tiền thu chủ yếu là thanh lý tài sản cố định do vậy lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư thường âm. Đối với lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính, do nhu cầu nguồn tài trợ từ nguồn vốn vay bù đắp khoản thiếu hụt từ hoạt động kinh doanh, nguồn vốn vay chủ yếu là vay ngắn hạn, nên sẽ được thanh toán trong một khoảng thời gian ngắn. Cụ thể xu hướng lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp. Bảng 2.11: Lưu chuyển tiền tệ của các DN thuộc TCT 319 ĐVT : Triệu đồng  Khối DN Năm Khối DN TNHH Khối DN cổ phần L.chuyển tiền h.động KDoanh L.chuyển tiền h. động đầu tư Lưu chuyển tiền HĐtài chính L.chuyển tiền h.động KDoanh L.chuyển tiền h. động đầu tư Lưu chuyển tiền HĐtài chính Năm 2012 (44.907) (18.530) 78.016 (40.646) (698) 43.712 Năm 2013 36.023 (50.388) 63.467 21.625 (15.378) 9.830 Năm 2014 122.112 (42.184) 213.047 32.938 (50.407) 62.016 Năm 2015 628.893 (5.508) (163.523) 74.616 (63.980) 9.283 Năm 2016 (337.058) 3.936 111.443 (29.453) (22.768) 28.930 Năm 2017 (70.060) (43.686) 22.081 (1.523) (1.424) (44.114) Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 2.2.4.3. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn bằng tiền Hệ số thanh toán ngắn hạn Các DN thuộc TCT 319 trong những năm qua duy trì hệ số thanh toán ngắn hạn trung bình ở mức 1,02 đến 1,08 tức là chỉ duy trì TSNH ở mức bằng với các khoản nợ ngắn hạn, điều này gây khó khăn cho các DN khi phải thanh toán các khoản nợ gấp, vì việc chuyển đổi từ hàng tồn kho sang tiền với đặc thù ở các DN xây lắp là khó khăn bởi vì có nhiều công trình hàng tồn kho đang tập trung chủ yếu ở chi phí dở dang, thời gian chuyển sang nghiệm thu thanh toán phụ thuộc vào nguồn vốn chủ đầu tư. So với trung bình ngành giai đoạn 2012 - 2016 ở mức 1,21 đến 1,39(www.cophieu68.vn) thì hệ số thanh toán ngắn hạn của các DN thuộc TCT319 thấp hơn. Trong đó khối các DN cổ phần có hệ số thanh toán ngắn hạn tốt hơn, tuy chênh lệch không nhiều, do sản lượng thi công ít nên khối lượng dở dang các công trình của các DN cổ phần thấp hơn khối DN TNHH MTV. Trong đó duy trì ổn định nhất là DN 29 và DNXLBMVN 319 đây là những DN có kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua tốt nhất nên vốn chủ sở hữu được bổ sung từ nguồn lợi nhuận sau thuế, tạo lợi thế cho DN duy trì hệ số thanh toán ngắn hạn tốt. Bảng 2.12. Hệ số thanh toán ngắn hạn của các DN thuộc TCT 319 Khối DN Năm Khối DN TNHH 1TV Khối DN cổ phần Các DN thuộc TCT 319 Trung bình các DN ngành xây dựng niêm yết Năm 2012 1,03 1,17 1,05 1,21 Năm 2013 1,02 1,05 1,03 1,30 Năm 2014 1,03 1,23 1,05 1,22 Năm 2015 1,01 1,03 1,02 1,24 Năm 2016 1,05 1,10 1,06 1,39 Năm 2017 1,07 1,10 1,08 1,25 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DNthuộc TCT 319 Hệ số thanh toán nhanh Trong giai đoạn 2012-2017, hệ số thanh toán nhanh của các DN thuộc TCT 319 duy trì trung bình ở mức 0,52 đến 0,71 so với trung bình ngành là 0,65 đến 0,96 (www.cophieu68.vn) thì các DN thuộc TCT 319 thấp hơn khá nhiều, như vậy rủi ro thanh khoản nhanh của các DN thuộc TCT 319 là cao hơn so với các DN trong cùng ngành, nguyên nhân chủ yếu là các DN thuộc TCT 319 có nguồn vốn CSH quá thấp so với doanh thu và quy mô sản xuất kinh doanh. Trong đó DN CP Bê tông 319 có hệ số thanh toán nhanh cao từ 0,91 đến 1,21; có những DN có hệ số thanh toán thấp như DN 319.12, DN CPXL 319... Chính vì vậy trong những năm qua có DN có những thời điểm không có khả năng thanh toán cho ngân hàng đến hạn, hay bị khách hàng kiện vì trả nợ không đúng hạn đã phải nhờ TCT hỗ trợ để thanh toán như DN CPXL 319. Do đó duy trì hệ số thanh toán nhanh ở mức phù hợp các DN không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Biểu đồ 2.7: Hệ số thanh toán nhanh các DN thuộc TCT 319 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 Hệ số thanh toán tức thời Trong những năm qua hệ số thanh toán tức thời của các DN thuộc TCT 319 tăng dần qua các năm, khối các DN TNHH MTV có hệ số thanh toán tức thời từ 0,09 đến 0,27 cao hơn khối DN cổ phần đạt từ 0,03 đến 0,24 . Trung bình các DN thuộc TCT 319 có hệ số thanh toán tức thời từ năm 2012 đến 2017 là từ 0,08 đến 0,24 cao hơn chỉ số thanh toán tức thời của các DN trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 0,10 đến 0,17. Điều đó cho thấy khả thanh nguồn vốn thanh toán cho các khoản phát sinh của các DN thuộc TCT 319 sẽ được thực hiện chủ động hơn, nguồn vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, sẽ tránh rủi ro cho các DN khi thanh toán các khoản nợ đến hạn hoặc những yêu cầu thanh toán đột xuất. Cụ thể khả năng thanh toán tức thời của các DN thuộc TCT 319 được thể hiện cụ thể qua Bảng sau: Bảng 2.13: Hệ số thanh toán tức thời của các DN thuộc TCT 319  Khối DN Năm Khối DN TNHH 1TV Khối DN cổ phần Các DN thuộc TCT 319 Trung bình các DN ngành xây dựng niêm yết Năm 2012 0,09 0,03 0,08 0,10 Năm 2013 0,10 0,08 0,09 0,13 Năm 2014 0,19 0,24 0,19 0,16 Năm 2015 0,27 0,12 0,24 0,15 Năm 2016 0,22 0,11 0,20 0,17 Năm 2017 0,15 0,03 0,13 0,12  Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 Biểu đồ 2.8: Hệ số thanh tức thời các DN thuộc TCT 319 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 Khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh Trong những năm qua, các DN trong TCT 319 luôn có dòng tiền dồi dào do việc ứng trước vốn và thanh toán của chủ đầu tư rất lớn khi thi công các công trình, có nhiều công trình khi thi công có DN không phải bỏ ra đồng vốn nào nhờ tiền ứng trước và thanh toán theo từng giai đoạn thi công. Vì vậy các DN luôn có hệ số tạo tiền rất tốt. Trong giai đoạn 2012 - 2017 hệ số tạo tiền của các DN trong TCT 319 luôn đạt từ 0,89 đến 1,21; trong đó khối DN TNHH MTV có hệ số tạo tiền đạt 0,84 đến 1,24; khối DN cổ phần có hệ số tạo tiền tốt hơn đạt từ 0,97 đến 1,46. Nhiều DN luôn duy trì hệ số tạo tiền cao như DN 29 năm 2015 lên đến 1,41; DN 319.1 năm 2015 là 1,53; DN319.3 năm 2015 đạt 2,5cho thấy các DN luôn thu được nhiều tiền hơn khối lượng công trình mình thi công, việc thu được nhiều tiền tạo cho các DN có nguồn vốn ổn định phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy nhiên cũng rất dễ gây ra tình trạng lãng phí vốn và sử dụng không đúng mục đích.Chi tiết hệ số tạo tiền của các DN xây lắp thuộc TCT 319 được thể hiện qua Bảng 2.14: Bảng 2.14: Hệ số tạo tiền của các DN thuộc TCT 319   Khối DN Năm Các DN thuộc TCT 319 Khối DNTNHH 1TV Khối DN cổ phần Năm 2012 1,03 1,02 1,12 Năm 2013 1,11 1,10 1,20 Năm 2014 1,12 1,14 0,97 Năm 2015 1,21 1,24 1,07 Năm 2016 0,94 0,92 1,11 Năm 2017 0,89 0,84 1,46 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DNthuộc TCT 319 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) được xác định bằng thời gian chuyển hóa hàng tồn kho cộng với thời gian thu hồi nợ trừ đi thời gian trì hoãn thanh toán nợ cho nhà cung cấp. Trong những năm qua, các DN trong TCT 319 có chu kỳ chuyển hóa tiền mặt không ổn định, xu hướng không rõ ràng, nhất là khối các DN cổ phần nếu như năm 2016 chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là 43 ngày thì năm 2017 đã lên đến 591 ngày nhất là DN Cổ phần xây lắp 319 không thu hồi được công nợ khách hàng, thời gian tồn kho tăng cao. Các DN TNHH MTV có xu hướng chuyển hóa tiền mặt tốt hơn, năm 2016 trung bình là 19 ngày đến năm 2017 trung bình là 10 ngày, trong đó một số DN có thời gian chuyển đổi tiền mặt âm như DN 319.2; 319.3; 319.5 cho thấy các DN này đã chuyển hoá tiền mặt rất tốt, một mặt thực hiện ứng vốn lớn của nhà đầu tư, thời gian thu tiền của khách hàng ngày một ngắn lại như DN 29; DN BMVN 319 một mặt kéo dài thời gian trả tiền cho khách hàng. Việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm tăng khả năng sinh lợi của DN bởi vì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài với chi phí cao càng lớn. Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, DN có thể hoạt động hiệu quả hơn vì giảm được chi phí trong điều kiện doanh số của DN không đổi. Như vậy, một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của DN vì nó cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vốn luân chuyển. Bảng 2.15: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của các DN thuộc TCT 319 ĐVT: Ngày Khối DN Năm Trung bình các DN thuộc TCT 319 Trung bình Khối DN TNHH 1TV Trung bình Khối các DN cổ phần Năm 2012 100 140 17 Năm 2013 141 145 136 Năm 2014 106 126 78 Năm 2015 150 165 128 Năm 2016 29 19 43 Năm 2017 252 10 591 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng là một cách hữu dụng để đánh giá hiệu quả quản trị dòng tiền của các DN bởi vì nó đo lường khoảng thời gian đã đầu tư vào VLĐ, cách đo lường tính thanh khoản này hiệu quả và toàn diện hơn so với phương pháp truyền thống là sử dụng tỉ số thanh toán hiện hành và tỉ số thanh toán nhanh vốn chỉ tập trung vào các giá trị cố định trên bảng cân đối kế toán. 2.2.5. Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại các DN thuộc TCT 319 2.2.5.1. Thực trạng hàng tồn kho tại các DN thuộc TCT 319 Thực trạng hàng tồn kho tại các DN trong TCT 319 trong những năm qua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ngắn hạn, trung bình chiếm từ 34% đến 51%, trong đó khối các DN TNHH MTV chiếm tỷ trọng cao hơn từ 33% đến 54% và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, khối các DN cổ phần chiếm tỷ trọng thấp hơn từ 22% đến 33%, nguyên nhân chính là quy mô sản xuất khối các DN TNHH MTV lớn hơn khối các DN cổ phần. Trong đó, có những DN hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn như DN 319.12 hàng tồn kho năm 2017 chiếm hơn 78% TSNH; DN 319.5 hàng tồn kho năm 2017 chiếm 48% TSNH (phụ lục 11). Bảng 2.16: Tỷ trọng hàng tồn kho so với TSNH của các DN thuộc TCT 319 Khối DN Năm Khối DN TNHH 1TV Khối DN cổ phần Các DN thuộc TCT 319 Năm 2012 46% 20% 42% Năm 2013 47% 26% 44% Năm 2014 54% 30% 51% Năm 2015 38% 33% 37% Năm 2016 38% 22% 34% Năm 2017 33% 32% 33% Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 Trong những năm qua, hàng tồn kho của các DN thuộc TCT 319 chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang chưa được nghiệm thu thanh toán, tỷ trọng chi phí dở dang trung bình chiếm từ 88% đến 99% tổng hàng tồn kho. Khối DN TNHH một TV có tỷ trọng hàng tồn kho là chi phí dở dang cao, năm 2013 chiếm đến 100% hàng tồn kho, có xu hướng tăng những năm gần đây, khối DN cổ phần mặc dù tỷ trọng thấp hơn khối các DN TNHH MTV nhưng cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu từ 69% đến 96% hàng tồn kho (bảng 2.16). Trong đó nhiều DN như DN 29; 319.1; 319.2; 319.3 năm 2013 chi phí dở dang chiếm 100% giá trị hàng tồn kho. Tổng giá trị tồn kho của các DN thuộc TCT 319 tại thời điểm 31/12/2016 là hơn 1.203 tỷ đồng, 31/12/2017 là hơn 1.060 tỷ đồng (phụ lục 12). Bảng 2.17: Tỷ trọng chi phí dở dang so với hàng tồn kho của các DNthuộc TCT 319  Khối DN Năm Các DN thuộc TCT 319 Khối DN TNHH 1TV Khối DN cổ phần Năm 2012 97% 99% 69% Năm 2013 99% 100% 83% Năm 2014 88% 88% 95% Năm 2015 92% 94% 84% Năm 2016 94% 94% 91% Năm 2017 95% 95% 96% Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DNthuộc TCT 319 Nguyên vật liệu tại các DN thuộc TCT 319 trong những năm qua dự trữ tồn kho rất ít trung bình chiếm từ 0,04% đến 11% tổng giá trị hàng tồn kho. Nguyên nhân do đặc thù các DN ký hợp đồng với các nhà cung cấp cấp nguyên vật liệu, thực hiện cấp trực tiếp tại các công trình và đưa vào thi công luôn, nên lượng tồn kho nguyên vật liệu là không đáng kể. Để cấp phát trực tiếp vật tư từ nhà cung cấp đến công trường, các DN xây dựng kế hoạch cấp phát vật tư rất chặt chẽ theo tiến độ thi công công trình, ngày từ khi có hồ sơ thầu các công trình, bộ phận vật tư đã thực hiện đi khảo sát thị trường, làm việc với các nhà cung cấp, đặc biệt là những nhà cung cấp lớn gần công trình thi công, ký hợp đồng nguyên tắc để chốt giá đầu vào và kế hoạch cấp phát theo tiến độ thi công, khi đấu thầu thành công sẽ thực hiện ký hợp đồng chính thức để các nhà cung cấp cấp phát theo kế hoạch, đặc biệt là bộ phận kế toán kho và cán bộ vật tư tại công trường luôn xây dựng kế hoạch và báo với các nhà cung cấp theo thời gian hàng tuần, hàng thángtạo tính chủ động cho các nhà cung cấp. Đây cũng là khác biệt của các DN xây lắp so với các DN sản xuất công nghiệp, bởi các DN sản xuất công nghiệp luôn phải dự trữ nguyên vật liệu nhiều vì vậy chi phí sử dụng vốn cho nguyên vật liệu lớn. Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong HTK các DN thuộc TCT 319 Nguồn Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 2.2.5.2. Thực trạng quản trị hàng tồn kho trong các DN thuộc TCT 319 Trong những năm qua, thực trạng quản trị hàng tồn kho của các DN thuộc TCT 319 luôn được quan tâm, Các DN không thực hiện quản trị hàng tồn kho theo mô hình JIT. Đối với nguyên vật liệu phục vụ thi công các công trình, các DN thuộc TCT 319 thực hiện quản lý 3 bên. Căn cứ vào yêu cầu chủng loại nguyên vật liệu của chủ đầu tư, các DN thuộc TCT 319 đã tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp, quá trình thi công các công trình, các nhà cung cấp cấp phát trực tiếp cho các công trình theo kế hoạch và được xác nhận của chủ đầu tư, bên cung cấp và nhà thầu thi công, nguyên vật liệu đưa vào thi công các công trình luôn đảm bảo chất lượng, chủng loại, tránh được rủi ro và chi phí bảo quản. Tuy nhiên có những DN trong thời gian qua, do việc ký hợp đồng không chặt chẽ với nhà cung cấp về thời gian và khối lượng phát sinh, nên khi thi công công trình, giá nguyên vật liệu tăng cao, nguồn hàng khó khăn, nhà cung cấp yêu cầu tăng thêm giá nguyên vật liệu đối với các khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng cung cấp như DN 319.1; DN cổ phần xây lắp 319 khi thi công Dự án Nghi Sơn - Cầu Giát .đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Công tác quản lý hàng tồn kho của các DN thuộc TCT 319 được thực hiện thống nhất. Các quy trình xuất nhập, đề nghị cấp phát vật tư, sổ theo dõi vật tư, báo cáo xuất nhập tồn được thực hiện theo quy trình IZO, công tác đối chiếu, kiểm kê giữa sổ sách và thực tế được thực hiện theo đình kỳ hoặc đột xuất tạo cho công tác đối chiếu, theo dõi của các bộ phận sát, đúng với thực tế thi công các công trình. Một trong những vấn đề thực trạng các DN thuộc TCT 319 đang đặt ra là việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong thi công các công trình, hiện nay các DN thường vẫn áp dụng định mức hao hụt vật tư khi thi công theo Quyết định số 1329/BXD - VP ngày 19/12/2016, tức là giao thi công các công trình, với vữa bê tông mác 200 xi măng PCB 40 thì hao hụt vật tư được tính thêm là xi măng 1%; Đá 1x2 là 4%; cát vàng 2%.... Tuy nhiên việc khoán theo định mức nhà nước này không tiết kiệm được chi phí, vì vậy mặc dù có nhiều công trình không nâng cao được hiệu quả người lao động vì chưa có quy chế khoán tiết kiệm với nguyên vật liệu khi thi công các công trình. Các DN thuộc TCT 319 có chi phí dở dang lớn, kéo dài qua nhiều năm, một số công trình không được nghiệm thu thanh toán theo hợp đồng, do không bố trí vốn. Mặc dù các nhà quản trị của các DN thuộc TCT luôn quan tâm, tuy nhiên tình hình vẫn chưa cải thiện được nhiều, chi phí dở dang vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong hàng tốn kho và TSNH, do vẫn chưa có các giải pháp mang tính đột phá. 2.2.5.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị HTK Vòng quay hàng tồn kho Trong giai đoạn 2012 – 2017 các DN thuộc TCT 319 hệ số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng, tuy nhiên không ổn định, trong đó khối các DN TNHH MTV xu hướng tăng rõ ràng, nếu năm 2012 là 2,41 đến năm 2017 đạt 6,56, khối các DN cổ phần xu hướng giảm trong những năm gần đây(biểu đồ 2.8). Trong đó, năm 2016 nhiều DN đều có vòng quay hàng tồn kho tăng cao như DN Bê tông 319 số vòng quay là hơn 28,9; DN 29 là 6,7 (phụ lục 13), như vậy bình quân số ngày tiến hành nghiệm thu thanh toán các công trình trung bình là từ 80 đến 138 ngày cho thấy hiệu quả quản trị hàng tồn kho của các DN đang ở mức cao, đặc biệt là đối với các công trình xây dựng có thời gian thi công kéo dài thường là từ 1-3 năm, nhiều công trình lên đến 5 năm. Vòng quay hàng tồn kho nhanh sẽ tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Biểu đồ 2.10: Vòng quay hàng tồn kho của các DN thuộc TCT 319 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 Tuy nhiên tốc độ tăng giảm của các DN trong những năm vừa qua không đều và không ổn định, như DN 319.1 nếu như năm 2012 số vòng quay HTK là 4,05 vòng thì năm 2014 số vòng quay là 11,15 vòng và năm 2017 số vòng quay là 4,43 vòng; hay DN 319 Invest năm 2014 là 8,18 vòng thì đến năm 2017 là 0,92 vòng (phụ lục 14). Nhìn chung năm 2017 xu hướng vòng quay hàng tồn kho của các DN đều giảm so với năm 2016 do việc tồn kho lớn, nhiều công trình chưa được chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán do đó chi phí dở dang tăng cao, trong khi doanh thu, giá vốn bán hàng giảm nhiều. Vòng quay hàng tồn kho của các DN thuộc TCT 319 trong những năm qua có xu hướng tăng giảm không rõ ràng có một nguyên nhân khách quan đó là đối với các công trình lớn, thời gian thi công kéo dài nhiều năm, hợp đồng thi công theo hình thức hợp đồng trọn gói thì vòng quay hàng tồn kho sẽ tăng đột biến vào năm nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư, còn các năm trước đó vòng quay thường nhỏ do đang trong giai đoạn tập hợp chi phí để thi công. Bảng 2.18: Vòng quay hàng tồn kho của các DN thuộc TCT 319  Tên DN Năm Các DN thuộc TCT 319 Khối DN TNHH 1TV Khối DN cổ phần Năm 2012 2,65 2,41 6,01 Năm 2013 3,02 2,72 6,48 Năm 2014 3,78 3,42 6,33 Năm 2015 3,19 3,09 3,96 Năm 2016 4,55 4,73 3,32 Năm 2017 3,30 6,56 1,57 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 2.2.6. Thực trạng quản trị nợ phải thu tại các DN thuộc TCT 319 2.2.6.1. Thực trạng các khoản nợ phải thu tại các DN thuộc TCT 319 Trong những năm qua, các khoản phải thu của các DN thuộc TCT 319 chiếm tỷ trọng từ 26% đến 46% trong TSNH, trong đó năm 2012-2014 có xu hướng giảm và giai đoạn 2014-2017 có xu hướng tăng. Tuy nhiên so với các DN cùng quy mô và ngành nghề các DN thuộc TCT 319 tỷ lệ có nợ phải thu so với TSNH thấp hơn, điều đó cho thấy thực trạng các DN thuộc TCT 319 đã thực hiện thu hồi công nợ ngắn hạn tốt hơn so với các DN cùng ngành. Biểu đồ2.11: Tỷ trọng Nợ phải thu/TSNH của các DNthuộc TCT 319 Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các DN thuộc TCT 319 Trong đó, các DN cổ phần có tỷ trọng nợ phải thu lớn từ 38% đến 67% tổng tài sản ngắn hạn, như doanh nghiệp CP Bê Tông 319, NPT hàng năm đều chiếm từ 82-96% TSNH, điều này gây cho DN thiếu vốn trong kinh doanh, bắt buộc phải vay vốn ngân hàng làm giảm hiệu quả kinh doanh, nên năm 2017 kết quả kinh doanh của lỗ. Tổng các khoản phải thu tại ngày 31/12/2012 của các DN xây lắp trong TCT 319 là 602,9 tỷ đồng thì đến 31/12/2017 các khoản phải thu lên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_tri_von_luu_dong_tai_cac_doanh_nghiep_thuoc_ton.docx
Tài liệu liên quan