Luận án Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công vụ, đạo đức công

vụ, sự lệch chuẩn đạo đức công vụ 6

1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng lệch chuẩn đạo

đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh

tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục 23

1.3. Giá trị khoa học của các công trình đã tổng quan có liên quan đến

đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết 30

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ LỆCH CHUẨN

ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 32

2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án 32

2.2. Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức

Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường - khái niệm, tiêu chí

đánh giá 68

Chương 3: SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT BỘ PHẬN

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 76

3.1. Thực trạng lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ,

công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 76

3.2. Nguyên nhân của thực trạng sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở

một bộ phận cán bộ, công chức hiện nay 100

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHẮC PHỤC SỰ

LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY 114

4.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa nhằm khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường tác

động đến đạo dức công vụ 1144.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm nhiệm vụ 120

4.3. Nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống

cho cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay 128

4.4. Nâng cao ý thức tự rèn luyện đạo đức công vụ của cán bộ,

công chức 141

4.5. Mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của nhân dân, coi dư luận xã

hội, truyền thông, báo chí là một kênh thông tin để ngăn ngừa,

điều chỉnh, khắc phục lệch chuẩn đạo đức công vụ 148

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

pdf167 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự lệch chuẩn đạo đức công vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những tiêu chí đó, chúng tôi thấy nổi lên một số căn cứ nổi bật sau đây: Thứ nhất, vi phạm các quy định nghề nghiệp Thứ hai, vi phạm Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 về “Những điều đảng viên không được làm” Thứ ba, vi phạm Luật Cán bộ, công chức năm 2008 Thứ tư, có biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống như Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII Kết luận chương 2 Với tư cách là một “nghề”, một dạng hoạt động xã hội đặc biệt, “nghề công vụ”. Cũng như các ngành, nghề khác, “nghề công vụ” cũng có đạo đức riêng của mình, đó là ĐĐCV. Đạo đức công vụ là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực dùng để đánh giá và điều chỉnh ứng xử của CB, CC, được thực hiện bởi lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong quá trình thực thi công vụ để đảm bảo lợi ích của nhân dân, của xã hội và của nhà nước. Các chuẩn mực đó bao gồm: 1). Trung thành với Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa; 2). Có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, đề cao tinh thần dân chủ, không vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; 3). Thực hành 75 Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư trong thực thi công vụ; 4). Có ý thức tổ chức, kỷ luật; 5).Có tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết, hợp trong quá trình thực thi công vụ, có tinh thần phê phán, bài trừ chủ nghĩa cá nhân. Các phẩm chất này có quan hệ mật thiết với nhau để hình thành nên nhân cách toàn diện ở người CB, CC. Bên cạnh đa số CB, CC có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống cao đẹp thì cũng không ít cán bộ công chức có biểu hiện lệch chuẩn đạo đức, tức là có sự biến đổi sai lệch các giá trị đạo đức làm ranh giới giữa cái nên làm và không nên làm trong ý thức và hành vi của con người, cản trở phát triển của xã hội. Do đó, việc khắc phục sự lệch chuẩn này để đến năm 2030 “Xây dựng được đội ngũ CB, CC, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” như Nghị quyết Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 (Số 76/NQ-CP, ngày 15/7/2021) của Chính phủ đã đề ra là hết sức cần thiết. 76 Chương 3 SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1. THỰC TRẠNG LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đến nay đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn trên nhiều mặt, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu ban đầu của công cuộc đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và từ một nước nghèo vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đây là nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển trong những chặng đường xây dựng đất nước tiếp theo. Được như vậy là kết quả phấn đấu nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của đội ngũ CB, CC. Đội ngũ CB, CC ở nước ta hiện nay đã thực hiện tốt ĐĐCV; thể hiện trách nhiệm phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân; kiên định bản lĩnh chính trị, chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt đổi mới cải cách hành chính, đáp ứng sự vận hành của nền hành chính Nhà nước theo hướng hiện đại, tinh gọn, hiệu quả. Đảng ta cho rằng: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã đề cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, đạo đức lối sống; gương mẫu đi đầu, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” [34, tr.174-175]. Đó cũng là bản lĩnh của đội ngũ CB, CC nói riêng, của đại bộ phận con người Việt Nam nói chung: “Dưới sự tác động của những biến đổi kinh tế - văn hóa - xã hội, chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam có sự vận động và biến đổi, xu hướng tích cực, tiến bộ đan xen với xu hướng tiêu cực, phản tiến bộ, trong đó xu hướng tích cực, tiến bộ giữ vai trò chủ đạo” [100, tr.14]. 77 Đánh giá một cách tổng quát, đại đa số CB, CC nước ta thực sự là công bộc của dân, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, thực sự là người đại diện cho cơ quan nhà nước bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân. Đa số người dân cảm thấy hài lòng về sự quan tâm, phục vụ của đội ngũ CB, CC nước ta hiện nay. Giá trị trung bình Chỉ số cải cách hành chính của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2020 là 87.56%, tăng 1.93% so với năm 2019 (giá trị trung bình năm 2019 là 85.63%), đồng thời tăng 12.18% so với năm 2012 (năm đầu tiên sử dụng công cụ Chỉ số để đánh giá cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh (chỉ đạt 75.38%). PAR INDEX 2020 đạt giá trị trung bình cao nhất trong 9 năm triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính. Kết quả Chỉ số cải cách hành chính 2020 của các tỉnh, thành phố được phân theo 3 nhóm: Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, gồm 2 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng); Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%, gồm 56 tỉnh, thành phố; Nhóm C, đạt kết quả Chỉ số từ 70% - dưới 80%, gồm 5 tỉnh, thành phố. Ban Chỉ đạo cũng công bố kết quả Chỉ số SIPAS 2020. Theo đó, năm 2020, 84,71% người dân, tổ chức hài lòng về việc tiếp cận dịch vụ công nói chung; 88,45% người dân, tổ chức hài lòng về thủ tục hành chính nói chung; 86,53% người dân, tổ chức hài lòng về công chức nói chung; 89,73% người dân, tổ chức hài lòng về kết quả dịch vụ nói chung mà họ nhận được; 85,48% người dân, tổ chức hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong phạm vi cả nước. Theo kết quả điều tra xã hội học, 3 nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi nhất trong việc cung ứng dịch vụ công của cơ quan hành chính nhà nước là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích [120]. Bên cạnh những kết quả đạt được, nền hành chính và đội ngũ CB, CC nước ta cũng còn không ít hạn chế, bất cập cần tháo gỡ mới có thể “xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ 78 công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030.” - như Nghị quyết Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021- 2030 (Số:76/NQ-CP, ngày 15/7/2021) của Chính phủ đã đề ra [15]. Nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý nhà nước với kỹ năng nghiệp vụ hành chính mới, phù hợp với tình hình thực tiễn chưa cao. Bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng thật sự của CB, CC có bằng cấp, chứng chỉ lại chưa tương xứng. Những giải pháp mang tính đổi mới, theo hướng hiện đại hóa công tác quản lý CB, CC, (như phân cấp, tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, xây dựng hệ thống thông tin quản lý đội ngũ CB, CC, v.v) chưa thực sự phát huy tác dụng. Đặc biệt, về ĐĐCV, một bộ phận không nhỏ CB, CC suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ nhân dân, thậm chí là vô cảm trước yêu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân, của xã hội. Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái đạo đức, lối sống và vi phạm ĐĐCV” [34, tr.78]. Thực trạng lệch chuẩn đạo đức của CB, CC thể hiện ở các khía cạnh sau đây: thứ nhất, về lòng trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thứ hai, về tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, đề cao tinh thần dân chủ; thứ ba, về thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư trong thi hành công vụ; thứ tư, về ý thức tổ chức, kỷ luật; tinh thần trách nhiệm công vụ; thứ năm, về tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết, hợp tác trong thực thi công vụ, tinh thần phê phán, bài trừ chủ nghĩa cá nhân. 3.1.1. Về lòng trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3.1.1.1. Một bộ phận cán bộ, công chức không giữ bí mật nhà nước, làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách của Nhà nước Trong bài “Phải giữ bí mật của Nhà nước” trên báo Nhân dân ngày 01/02/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hòm, có khóa, để phòng ngừa kể gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra. Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn” [85, tr.262]. 79 Điều 2 Luật Bảo vệ nhà nước 2018 số 29/2018/QH14 giải thích: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc [107]. Quy định số 102-QĐ/TW về “Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm” ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương quy định Điều 10: Vi phạm về tuyên truyền, phát ngôn, Điều 12: Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Đảng, Nhà nước. Nhìn chung, đại bộ phận CB, CC ở nước ta tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước, nỗ lực phấn đấu xây dựng đất nước phát triển. Thông qua chỉ số hài lòng của người dân, qua những chỉ số phát triển kinh tế, chỉ số cải cách hành chính có thể thấy được điều đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận CB, CC không trung thành với Đảng và Nhà nước. Hiện tượng lọt, lộ bí mật của Nhà nước vẫn xảy ra, những hiện tượng làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn còn tồn tại. Chẳng hạn, trường hợp ông Phan Anh Vũ, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 bị khởi tố về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiến đoạt tài sản” gây thất thoát 2000 tỷ đồng trong vụ án kinh tế tại Ngân hàng Đông Á năm 2012. Hay ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội), một vị lãnh đạo được đánh giá có tài, có uy tín với người dân trước khi xảy ra vi phạm, bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” vào ngày 11/12/2020. Ông Nguyễn Đức Chung bị cơ quan tố tụng xác định có vai trò chủ mưu, chỉ đạo và nhiều lần nhận tài liệu về vụ án Nhật Cường. Hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng chức cụ, quyền hạn để chiếm ddaotj tài liệu bí mật của Nhà nước nhằm trục lợi cá nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của đội ngũ CB, CC, của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Trong năm 2021, cơ quan chức năng phát hiện 30 vụ lộ, mất bí mật nhà nước với 202 đầu tài liệu. Một số ứng dụng phòng, chống dịch Covit-19 có nguy cơ lọt, lộ thông tin cá nhân. Về tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự an toàn xã hội, lãnh đạo Cục A05 cho biết, tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng có dấu hiệu gia tăng [10]. 80 Hiện tượng làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng diễn ra rất nhiều trong đội ngũ CB, CC trong những năm gần đây. Trong vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Đông Á năm 2018, ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng từ 2006-2011 và ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng từ 2011-2014 bị khởi tố về hai tội danh: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hay vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây lãng phí; Vi phạm quy định về quản lý đất đai” năm 2021 xảy ra tại Bộ Công thương và Tổng Công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2- 4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện KTTT hiện nay ở nước ta rất cần những con người xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết 33 khóa XI của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao trí lực, bồi dưỡng trí thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập” [3, tr.2]. Phải có những con người như vậy mới có thể rút ngắn bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, hiện nay sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận CB, CC, đảng viên đang là một lực cản trở rất lớn đến công cuộc đổi mới ở nước ta. Bởi vì theo Nghị quyết trung ương 4 khóa XII, “sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” [32, tr.2]. Chính vì vậy, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ một cách sâu sát, chặt chẽ, thường xuyên. Đồng thời, phải có hành động quyết liệt để ngăn ngừa, khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV. 3.1.1.2. Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật, vi phạm pháp luật Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII chỉ ra rằng: 81 Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cao cấp, chậm được ngăn chặn, đẩy lùi [5, tr.2]. Đại hội XII của Đảng chỉ ra: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước [31, tr.185]. Trong bài phát biểu Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII (ngày12/10/2019), sau khi nêu bật những thành tựu to lớn mang tầm vóc lịch sử, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng: hiện vẫn còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý. Trong đó có 1 đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị và 4 đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII, 14 đồng chí nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, 1 đồng chí nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 đồng chí Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng, 2 đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, 5 đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh ủy và 17 đồng chí là tướng 82 lĩnh; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Con số này chưa dừng lại ở đó mà tiếp tục tăng trong các phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố trong nhiệm kỳ Đại hội XIII. Tổng Bí thư cho rằng: Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta và Tổng Bí thư đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên nêu gương, tự soi, tự sửa, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng để không đi vào vết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổn thất khôn lường. Có thể thấy rằng, không ít CB, CC còn thiếu tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội; chưa lấy lợi ích của nhân dân làm phương châm hành động, lẽ sống của mình. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu đến năm 2030: “Xây dựng được đội ngũ CB, CC, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ: 50% - 60% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng, vụ, cục, tổng cục và tương đương ở Trung ương, 25% - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương, trên 30% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng trực thuộc sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương, 80% số lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước có đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế” mà Nghị quyết Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 (Số:76/NQ-CP, ngày 15/7/2021) của Chính phủ đã đề ra. Như vậy, chính việc không nâng cao năng lực ngang tầm nhiệm vụ, dẫn đến sai phạm trong công việc, gây thiệt hại về kinh tế cho xã hội, để lại gánh nặng nợ nần cho người dân cũng là một biểu hiện của lệch chuẩn ĐĐCV. Đặc biệt, những sai phạm nghiêm trọng trong các doanh nghiệp nhà nước gần đây cho thấy “doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước”, “không ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ đồng “đắp chiếu”, làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng, gây bức xúc trong nhân dân...” [118, tr.4]. Tình trạng nêu trên cũng cho thấy sự lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực dể trục lợi cá nhân, xây dựng lợi ích nhóm. Những biểu hiện này cho 83 thấy sự coi thường pháp luật, cậy quyền cậy thế, chủ nghĩa bè phái, cơ hội rong một bộ phận CB, CC. Cụ thể, trong những năm gần đây, nhiều hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm ĐĐCV của CB, CC gây bất bình trong xã hội, đã được đưa ra xét xử như: vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Nhà nước trên 4000 tỷ đồng xảy ra ở VietinBank năm 2011; vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” của Tập đoàn Vinashin năm 2012 gây thiệt hại hơn 1000 tỷ đồng; vụ án “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB), thành phố Hồ Chí Minh, vụ án “Vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” của Tổng công ty Viễn thông MobiFone năm 2015 gây thiệt hại vốn Nhà nước tại MobiFone hơn 7.000 tỷ đồng, v.v.. Chính những sai phạm nghiêm trọng về thực hiện trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động công vụ như vậy, nên gần đây nhất đã ban hành quy định số 205 - QĐ/TW ngày 23/9/2019 “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Trên cơ sở đó, Nhà nước thể hóa thành pháp luật để tạo hành lang pháp lý trong hoạt động kiểm soát quyền lực, ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực trong thi hành công vụ. 3.1.2. Về tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, đề cao tinh thần dân chủ 3.1.2.1. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đề cao nguyên tắc lấy lợi ích của nhân dân là mục tiêu trong hoạt động công vụ Hoạt động công vụ trong Nhà nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng là hoạt động xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nêu cao tư tưởng “dân là gốc”. Hiện nay, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều nhằm phục vụ nhân dân, theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận CB, CC thiếu ý thức tôn trọng tổ chức, thiếu ý thức tôn trọng đối tượng phục vụ. 84 Chẳng hạn, vụ Ông Nguyễn Nhật Cảm (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt 10 năm tù vào ngày 12/12/2020 vì phạm tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến việc nâng khống giá máy xét nghiệm. Cơ quan tố tụng xác định, với động cơ vụ lợi từ tình hình dịch COVID- 19, từ đầu tháng 2/2020, ông Nguyễn Nhật Cảm đã câu kết với các bị cáo đồng phạm thuộc các công ty tư nhân kinh doanh vật tư y tế để thỏa thuận mua bán các máy, thiết bị y tế thuộc gói thầu số 15 cho CDC Hà Nội trước khi thực hiện các quy trình, thủ tục chỉ định thầu thông thường đã gian lận, hợp thức thủ tục thẩm định gói thầu số 15 theo đúng giá do CDC Hà Nội yêu cầu. Đây là hành vi thể hiện sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu tôn trọng tổ chức, xem thường lợi ích người bệnh, với tư cách là đối tượng phục vụ. Hay trong những ngày dịch Covid-19 hoành hành tại thành phố Hồ Chí Minh gây ra nhiều tổn thất về người và tiền của của nhân dân, một số cơ quan, ban ngành chưa có những quyết định tích cực để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Cụ thể, vào tháng 11/2021, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đại biểu Tô Thị Bích Châu (thành phố Hồ Chí Minh) đã nêu ra vụ việc lô hàng gồm 22.000 lon sữa do đồng bào ở Úc ủng hộ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid -19 về nước được một tháng nhưng không lấy được, thể hiện sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành chức năng để đảm bảo quyền lợi cho người dân. 3.1.2.2. Một bộ phận cán bộ, công chức ứng xử với nhân dân chưa đúng mực, thái độ nhũng nhiễu nhân dân khi thi hành công vụ Theo khoản 6, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, “nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ”. Đại hội XIII khẳng định: “Vẫn còn tình trạng lợi ích cục bộ, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính” [34, tr.75]. Trên thực tế, tình trạng nhiều người dân, doanh nghiệp bị gây khó dễ, không được giải thích đầy đủ, phải đi lại nhiều lần, không được tư vấn cụ thể để giải quyết công việc, bị yêu cầu thêm giấy tờ không đúng, mất nhiều thời gian, công sức, phải dùng tới mối quan hệ hoặc chi tiền phí “bôi trơn” để giải quyết. 85 Theo kết quả khảo sát SIPAS 2020, ở 63 tỉnh, thành phố vẫn còn tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công. Tỉ lệ người dân đi lại 1 lần để làm 1 thủ tục hành chính là 29,69%, đi lại 2 lần 55,71%, đi lại 3 lần 9,64%, đi lại 4 lần 4,41% và 0,72% phải đi lại 5 lần trở lên để thực hiện 1 thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng người dân bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình cung ứng dịch vụ công, với tỉ lệ ghi nhận 1,23%. Tình trạng người dân, tổ chức bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu xảy ra ở 57/63 tỉnh, thành phố. Con số đáng lưu ý trong báo cáo SIPAS 2020 là có 0,59% người dân, tổ chức được khảo sát cho biết phải trả tiền ngoài phí/lệ phí, tức tiền "bôi trơn" khi thực hiện dịch vụ công, tăng 0,12%. Có 48/63 tỉnh để xảy ra tình trạng người dân phải trả phí "bôi trơn" khi thực hiện dịch vụ công, tăng 2 tỉnh so với năm 2019 [120]. Theo Báo cáo của Thanh tra Chính phủ, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai từ 32% của năm 2017 giảm xuống 30,8% năm 2018, tăng lên 36% năm 2019 [93]. Báo cáo Sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 24/4/2019 của Thanh tra Chính phủ, cả nước có 13.901 cơ quan, đơn vị công khai đường dây nóng, 13.380 cơ quan, đơn vị công khai hộp thư điện tử, trong đó, có 62/63 tỉnh, thành phố thiết lập, công khai đường dây nóng (tại 9.420 cơ quan, đơn vị) và công khai hộp thư điện tử (tại 10.419 cơ quan, đơn vị). Có 20/26 bộ, ngành báo cáo công khai đường dây nóng (tại 4.481 cơ quan, đơn vị) và công khai hộp thư điện tử (2.961 cơ quan, đơn vị). Việc tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng chủ yếu từ nguồn tin cá nhân (chiếm 71,4% tổng số); đại đa số tin nóng được xử lý, trong đó số lượng tin nóng được giải quyết trước hạn, đúng hạn chiếm gần 97%. Tương tự, thông tin phản ánh tiếp nhận qua hộp thư điện tử cũng phần lớn từ cá nhân (chiếm 75% tổng số); đại đa số thông tin được xử lý; trong đó số lượng thông tin được giải quyết trước hạn, đúng hạn chiếm gần 93%. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương nhận, xử lý nhiều thông tin phản ánh của cá nhân và tổ chức nhiều nhất trong cả nước, với 11.629 thông tin, đã xử lý 10.319 thông tin (88,73%) [93]. Trong một năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 24/4/2019 86 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã xử lý 58 vụ việc gây phiền hà, nhũng nhiễu ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_lech_chuan_dao_duc_cong_vu_o_mot_bo_phan_can_bo_c.pdf
  • pdfscan Nam An.pdf
  • pdfThông tin Anh.doc.pdf
  • pdfThông tin Việt.doc.pdf
  • pdfTom tat luan an Nam An _TV_ có bìa.doc.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH CHÍNH THỨC NỘP HỒ SƠ BẢO VỆ CẤP HỌC VIỆN 6.9.2022.doc.pdf
  • pdfTrích yếu luận án.pdf
Tài liệu liên quan