Luận án Thời trong tiếng nhật và các biểu hiện tương đương trong Tiếng Việt

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .2

3. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2

4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3

5. NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.5

6. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN.6

7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.6

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU .8

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu thời trên thế giới nói chung .8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thời tại Nhật Bản.10

1.1.3. Tình hình nghiên cứu thời tại Việt Nam.15

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.18

1.2.1. Biểu hiện thời gian và phạm trù Thời .18

1.2.2. Phạm trù thời nói chung và quan điểm làm việc của luận án.20

1.2.3. Phạm trù thời trong mối quan hệ với thể và tình thái.22

1.2.4. Những vấn đề đối chiếu và dịch thuật liên quan đến đề tài nghiên cứu.24

1.3. THỜI TRONG TIẾNG NHẬT.27

1.3.1. Sự đối lập lưỡng phân và phạm vi biểu hiện thời trong tiếng Nhật.27

1.3.2. Thời tuyệt đối và thời tương đối.28

1.4. TIỂU KẾT .39

pdf172 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thời trong tiếng nhật và các biểu hiện tương đương trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhật) đƣợc đánh dấu bằng kết từ ―wa‖ đứng sau nó, phát ngôn có ba phần thuyết để thuyết giải đặc tính của phần đề: 1) ĐT 作る có nghĩa là ―được tạo ra‖ bằng cách 68 chƣng cất các thành phẩm của khoai, gạo,... sau khi đã làm chúng lên men, ĐT này đƣợc chia ở thời PQK; 2 ) một mệnh đề con có cấu trúc chủ -vị 清酒よりアルコール 度が強い酒で có nghĩa là ―Shōchū nặng độ hơn sake‖, đây là một mệnh đề có cấu trúc so sánh, với vị ngữ là {DT +de}. Tuy nhiên, đây là mệnh đề có nhiệm vụ kết nối câu nên chƣa thể hiện thời - thể; 3) cấu trúc vị ngữ {danh từ + hệ từ de aru}: [代表す るもの]である nghĩa là ―tiêu biểu‖. Đây là vị ngữ chính chịu trách nhiệm gánh nặng về ngữ pháp cho cả phát ngôn, trong đó có ngữ pháp thời. Hệ từ trong cấu trúc đƣợc chia ở thời hiện tại, phát ngôn thuộc thời PQK TĐ. Ngoài ra, đây cũng là một dạng Siêu thời, nêu những đặc tính, quá trình của một sự tình ―vƣợt lên mọi thời gian‖ trong cách làm rƣợu của ngƣời Nhật từ xƣa đến nay. Cũng bởi đặc tính Siêu thời này, phát ngôn không cần sự có mặt của các danh từ chỉ thời gian mà ngƣời tiếp nhận thông tin vẫn nắm đƣợc dòng chảy thời gian của sự tình . (59) お茶は中国からこれを導入した僧侶だけが[飲んでい]たが、やがて武士階 級のたしなみ、社交の手段としても[盛んになっ]た [PL1-S618]。Trà được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật và lúc đầu chỉ có các nhà sư mới uống trà, nhưng sau đó, nó trở thành thú vui của giới võ sĩ, rồi phát triển rộng rãi như một phương tiện giao lưu. Đây là một phát ngôn thuộc cấu trúc câu ghép đẳng lập trong tiếng Nhật. Chủ ngữ, cũng là chủ đề của phát ngôn về ―trà‖, có hai vị ngữ chính đƣợc gạch chân có phần thân từ đƣợc đặt trong ngoặc [飲んでい]た nghĩa là ―uống‖ và [盛んになっ]た nghĩa là ―thịnh hành, phát triển rộng rãi‖. Ngoài ra, cũng có các vị ngữ phụ của các mệnh đề con nhƣng chúng tôi chỉ đánh dấu bằng các nét đứt ở dƣới. Thông thƣờng các vị ngữ trong Mđp, đặc biệt là mệnh đề mở rộng cho các thành phần do danh từ đứng làm trung tâm, nếu là động từ, chúng thƣờng thể hiện đặc tính thể nhiều hơn, nếu là tính từ, chúng cũng có thể bị ―giải phóng khỏi thời‖, bởi vậy, chúng tôi tập trung xem xét các vị ngữ chính của câu. Trong vị ngữ chính thứ nhất [飲んでい]た có nghĩa là: ―(đã) uống‖, vị ngữ chính thứ hai là [盛んになっ]た có nghĩa là: ―(đã) phát triển rộng rãi‖; cả hai vị ngữ này cùng đƣợc chia ở thời QK có đuôi ở dạng ―ta‖, trong đó vị ngữ thứ nhất ở dạng ―de ita‖ thể hiện việc ―uống‖ này xảy ra sớm hơn trên trục thời gian trong tƣơng quan với việc 69 ―phát triển rộng rãi‖, biểu hiện thời QK thể hiện tại. Tại thời điểm phát ngôn, sự tình ở cả hai mệnh đề đều đã trở thành ―quá khứ‖ và còn lƣu lại kết quả của việc đã ―phát triển thịnh hành‖ trong đời sống hiện nay của ngƣời Nhật. (60) 多様な材料を使うから、料理の種類も当然数多くあって、楽しみは[つき な]い [PL2-S28]。Nguyên liệu sử dụng phong phú và kéo theo là các loại món ăn cũng trở nên đa dạng, tạo ra được những niềm phấn khích không cùng. Đây là một loại câu ghép phụ thuộc (hay còn gọi là câu ghép liên hợp), vị ngữ của Mđc kết thúc bằng ĐT [つきな]い ở dạng phủ định, hoạt động nhƣ TT-i, biểu thị nhận định đánh giá của ngƣời phát ngôn về ẩm thực của Nhật là ―niềm vui không cạn‖. Thông thƣờng với những phát ngôn thuộc loại nhận định thế này, ngƣời phát ngôn thể hiện cách đánh giá của mình tại thời điểm hiện tại, bởi vậy cả vị ngữ của Mđp và Mđc đều đƣợc sử dụng ở hiện tại, phát ngôn thuộc thời PQK TĐ trong tiếng Nhật. Kết quả khảo sát ngữ liệu cho thấy rằng thời trong cấu trúc câu không chứa thành phần trạng ngữ (T) chiếm tỉ lệ cao (60%), phản ánh vai trò quan trọng và khả năng độc lập về mặt hình thái của các yếu tố ngữ pháp chỉ thời trong các phát ngôn của ngƣời Nhật. Có thể thấy biểu hiện thời trong câu đơn hay câu ghép, về cơ bản chỉ cần dựa vào hình thái của đuôi từ sẽ nắm đƣợc sự tình ở thời điểm hiện tại hay QK trên trục thời gian. Tuy nhiên, cũng có những trƣờng hợp ngoại lệ, biểu hiện thời Tđ. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về các biểu hiện của thời Tđ và thời trong câu ghép ở các kết quả khảo sát tiếp theo. 2.3.2. Biểu hiện của thời trong cấu trúc câu có chứa (T) Luận án khảo sát các biểu hiện của thời trong câu có chứa yếu tố chỉ xuất thời gian (T), nghĩa là loại câu bao gồm cả yếu tố từ vựng + hình thái cú pháp: {thành phần trạng ngữ chỉ thời gian (T) + vĩ tố} để xem ảnh hƣởng qua lại giữa các từ vựng chỉ thời gian và yếu tố làm vị ngữ đƣợc phạm trù hóa nhƣ thế nào khi chúng cùng xuất hiện trong các phát ngôn. Từng yếu tố một sẽ có vai trò gì và chúng cùng tác động, kết hợp thế nào trong các phát ngôn khi đều là những yếu tố biểu hiện thời gian trong tiếng Nhật. Qua khảo sát chúng tôi thu đƣợc 522 vị ngữ biểu hiện thời trong câu có (T), chiếm tỉ lệ 40%. Trong đó có 31 vị ngữ biểu hiện thời trong câu đơn và 491 vị ngữ biểu hiện 70 thời trong câu ghép. Thời trong câu có (T) cũng biểu hiện qua hình thái của đuôi từ nhƣ trong câu không có (T), có thể mô tả hoạt động của chúng nhƣ dƣới đây: 2.3.2.1. Sự phối kết logic của (T) và thành phần vị ngữ biểu hiện thời tuyệt đối Về cơ bản, có thể thấy rằng sự kết hợp giữa từ chỉ thời gian (T) và đuôi của vị ngữ trong mệnh đề là thống nhất với nhau. Nếu (T) là các yếu tố thuộc khung ―hiện tại‖ nhƣ (今: hiện nay/ bây giờ, 今年: năm nay, 来年: sang năm...) thì biểu đạt đuôi từ ở vị ngữ sẽ là dạng ―ru‖, biểu hiện thời PQK TĐ và nếu (T) thuộc khung ―quá khứ‖ nhƣ (去年: năm ngoái, 当時: lúc bấy giờ, v.v...) thì biểu đạt đuôi từ ở vị ngữ sẽ là dạng ―ta‖, biểu hiện thời QK TĐ. (61) ことし11月には東京で母子手帳の国際会議も[開かれま]す [PL1- Ns2.758]。Vào tháng 11 năm nay, hội nghị thượng đỉnh quốc tế về Sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em sẽ được tổ chức tại Tokyo. Đây là câu đơn có VNĐT [開かれま]す nghĩa là: ―được mở ra; được tổ chức‖, chia ở dạng ―ru‖ miêu tả trạng thái ở thời PQK. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian ―こと し11月‖ có nghĩa là ―vào tháng 11 năm nay‖ xác định thời điểm xảy ra sự việc là sau thời điểm phát ngôn của bản tin ngày 9.6.2016 này. Do vậy, khi chuyển dịch sang tiếng Việt, phát ngôn sẽ xuất hiện phó từ ―sẽ‖ biểu hiện thời PQK TĐ, chỉ tƣơng lai. Ở đây có sự thống nhất giữa (T) và vị ngữ với tƣ cách là những yếu tố biểu đạt thời gian. (62) わたしは今朝 いつもの通り、裏山の杉を[伐りに参りまし]た [PL1- Ya812]。Sáng nay tôi lên rừng sâu đốn củi như mọi ngày. Trong ví dụ này, VNĐT [伐りに参りまし]た có nghĩa là ―lên rừng đốn củi‖, đƣợc chia ở dạng ―ta‖ phản ánh hành động này đã xảy ra trong QK. Mệnh đề có (T) ―今朝‖ nghĩa là ―sáng nay‖ xác định thời điểm xảy ra hành động đã thuộc về QK, trƣớc thời điểm phát ngôn. Trong ví dụ này có sự kết hợp đồng nhất giữa (T) và VNĐT chỉ thời QK TĐ. (63) ビールやウィスキーなどアルコール分を含む液体飲料すべてを「さけ」と 総称することは [あ]るが、やはり「酒」を代表するのは日本酒で、神話の時 代から重要な [飲みものだっ]た [PL1-S548; PL3-92]。Cũng có khi người ta gộp 71 tất cả thức uống như bia, rượu whiskey, rượu vang vào làm một và gọi chung chúng là sake, nhưng thứ tiêu biểu cho rượu Nhật thì phải là sake, vốn là thức uống quan trọng của người Nhật xuất hiện từ thời cổ đại, trong các câu chuyện thần thoại của Nhật. Đây là một dạng câu ghép đa thành phần18 trong tiếng Nhật. Cấu trúc câu gồm ba mệnh đề. Mệnh đề thứ nhất hoạt động đẳng lập với hai mệnh đề đứng sau đó. Mệnh đề thứ nhất có cấu trúc chủ vị {CN (こと việc) - vị ngữ ([あ]る)}, vị ngữ là động từ ―ア/ ル a/ru‖ đƣợc chia ở thời PQK TĐ chỉ hiện tại, biểu thị thực trạng đang xảy ra, diễn ra trong cuộc sống hiện tại. Mệnh đề thứ hai và mệnh đề thứ ba có chung một chủ ngữ là ―もの‖ (nghĩa là ―rƣợu‖), và chung cấu trúc vị ngữ {danh từ + hệ từ}, trong đó vị ngữ ở mệnh đề thứ hai chỉ là vị ngữ nối tiếp trong phát ngôn, vị ngữ thứ ba ―ダッタ datta‖ chịu trách nhiệm chính cho phần nội dung đối lập với mệnh đề đẳng lập thứ nhất. Hơn nữa, trong mệnh đề thứ ba này, ngoài thành phần vị ngữ đƣợc chia ở thời QK, còn có sự hiện diện của thành phần trạng ngữ (T) ―từ thời cổ đại‖, và hệ từ đƣợc chia ở dạng QK phù hợp với thực trạng này, ―dat/ta‖ ở đây cần đƣợc dịch là ―vốn là‖, hoặc ―đã là‖ để thể hiện vị ngữ của mệnh đề thuộc thời QK TĐ. Ở đây có sự đối lập giữa ―thực tại/ quá khứ‖ khi cùng đề cập đến rƣợu Nhật. Có thể mô hình hoá biểu đạt thời của các thành phần vị ngữ trong phát ngôn câu ghép đa thành phần này nhƣ sau: {thời QKTĐ / thời PQK (bảo lƣu)/ thời QKTĐ}. Trong phát ngôn mang tính đa thành phần nhƣ thế này, đặc biệt là với các cấu trúc câu ghép đẳng lập, từng mệnh đề con trong cấu trúc tổng thể có cách biểu đạt thời riêng, phù hợp với thực tế khách quan. Mặc dù có hoặc không có (T) hay (Pht), các vị từ của từng mệnh đề, từng câu đều có các biến hình đuôi từ phù hợp với thực tế khách quan hoặc quan niệm chủ quan của ngƣời nói trong nhận thức về sự tình tiến triển trên trục thời gian đó. Nếu có sự xuất hiện thêm các yếu tố (T) hoặc (Pht), biểu đạt của phát ngôn càng trở nên rõ ràng, xác thực hơn. Trên đây là những phát ngôn thuộc biểu hiện thời TĐ có thành phần trạng ngữ trong tiếng Nhật. 2.3.2.2. Sự lệch chuẩn trong kết hợp giữa (T) với thành phần vị ngữ biểu đạt thời Nhƣ chúng tôi đã trình bày, về cơ bản, có thể thấy rằng sự kết hợp giữa từ chỉ thời gian (T) và đuôi của vị ngữ trong mệnh đề là thống nhất với nhau, biểu hiện thời TĐ. 18 Thuật ngữ của Trần Thị Chung Toàn. 72 Tuy nhiên, trong thực tế phát ngôn, không phải mọi lúc mọi chỗ, giữa (T) và thành phần vị ngữ đều có sự phối hợp thống nhất với nhau, và chúng là một trong những biểu hiện của thời Tđ. Cụ thể xem xét các ví dụ sau đây: (64) 8日は午後6時ごろから10人ほどのファンがカフェに集まり、世界で 翻訳されている村上さんの小説「ノルウェイの森」を各国の言語で読み比べ ながら、発表の瞬間を[待っていま]す [PL1-Ns4.784]。Từ khoảng 6 giờ chiều ngày mồng 8 khoảng 10 người hâm mộ tập trung tại quán cà phê vừa đọc tiểu thuyết ―Rừng Nauy‖ của Murakami bằng ngôn ngữ các nước được dịch trên thế giới vừa ngóng đợi giây phút công bố. Trong ví dụ này, phát ngôn đƣợc mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian ―8日は午 後6時ごろから‖ nghĩa là ―từ khoảng 6 giờ chiều‖, có nghĩa đây là một thời điểm đã đƣợc xác định và nếu theo logic của thời TĐ thì sự kiện này đã xảy ra và các thành phần vị ngữ phải đƣợc chia ở thời QK. Phát ngôn là một câu ghép liên hợp, gồm có ba vị ngữ: 1) Động từ 集まり nghĩa là ―tập trung‖, 2) Động từ 読み比べ nghĩa là ―vừa đọc vừa so sánh‖; 3) Động từ [待っていま]す nghĩa là ―đợi‖. Vị ngữ thứ nhất và vị ngữ thứ hai đứng trƣớc đƣợc đánh dấu bằng nét đứt chỉ đảm nhiệm vai trò kết nối câu, gánh nặng chức năng thuộc về vị ngữ thứ ba và vị ngữ này đƣợc chia ở dạng ―de ima/su‖ một dạng chia rất đặc trƣng của phạm trù thể, biểu thị sự kiện đang trong tiến trình tiến triển, chƣa kết thúc. Xét trên trục thời gian, có (T) xác định thời điểm xảy ra sự việc là ở quá khứ thì đây là cách biểu đạt của thời Tđ chứ không phải thời TĐ. Đây là một lối diễn đạt đƣợc sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học, hoặc trong đời sống, ngƣời nói dùng hình thức đuôi từ ở thời Tđ để mô tả một sự kiện đã xảy ra trong QK mang dụng ý khác biệt với những mô tả thông thƣờng ở thời TĐ. Cũng sử dụng đuôi ―ru‖ nhƣng việc tác giả đặt ―ru‖ trong cách dùng của ―te i/ru‖ làm cho ngƣời nghe, ngƣời đọc cảm nhận nhƣ đang đứng giữa luồng không khí của sự kiện, sự ―nóng hổi‖ của tình hình, không khí và tâm trạng của ngƣời hâm mộ mong cho nhà văn Murakami đƣợc nhận giải Nobel văn học. Trong phát ngôn mặc dù có sự xuất hiện của (T), nhƣng có thể thấy vai trò của trạng ngữ này chỉ có tác dụng chỉ xuất thời gian, hình thái ngữ pháp của vị ngữ không 73 bị phụ thuộc vào từ vựng mà đƣợc sử dụng theo dụng ý biểu đạt của ngƣời phát ngôn. Đây là cách biểu hiện đặc trƣng của thời Tđ, mang tính chủ quan của ngƣời phát ngôn. Qua khảo sát ngữ liệu và phân tích hình thái biểu hiện của thành phần vị ngữ trong các mệnh đề có chứa thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, chúng tôi nhận thấy rằng yếu tố từ vựng là yếu tố biểu đạt chung cho mọi ngôn ngữ, những ý nghĩa mà các yếu tố từ vựng chỉ xuất ra, đặc biệt là ý nghĩa về thời gian luôn có điểm tƣơng đồng cho mọi ngôn ngữ, và đây là sợi dây ràng buộc, kết nối rõ ràng nhất cho các hoạt động dịch thuật hay giao tiếp ngôn ngữ. Tuy nhiên, cách biểu đạt theo các phạm trù ngữ pháp lại không đơn giản và đồng nhất ngay trong cùng một ngôn ngữ mà bị phụ thuộc nhiều vào cách biểu đạt, thái độ nhận thức và ý chí của từng cá nhân hay hoàn cảnh phát ngôn, đặc biệt là với ngôn ngữ có một hệ thống thời, thể, tình thái khá phức tạp nhƣ tiếng Nhật. Tỉ lệ 60% câu không chứa (T) khẳng định rõ sự quan trọng của hình thái biểu hiện thời xét ở cấp độ câu. Ngay cả trong 40% câu có (T) thì việc luôn luôn xuất hiện hình thái của thời trong câu cũng cho thấy, phạm trù ngữ pháp đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Nhật. Dù trong câu có hay không có các phó từ hay trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ cần qua hình thái biến đổi thời trong tiếng Nhật ở dạng ―ru‖ hay ―ta‖, ngƣời tiếp nhận thông tin vẫn có thể nắm bắt đƣợc thời điểm xảy ra hành động, sự việc và dụng ý biểu đạt của ngƣời phát ngôn. Đặc biệt, với thời Tđ, hình thái của vị từ trong câu đôi khi mang lại những ý nghĩa biểu đạt riêng mà chỉ có thể đặt vào hoàn cảnh phát ngôn và dụng ý của ngƣời nghe cũng nhƣ ―văn hoá‖ tiếp nhận của các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ mới cảm nhận hết đƣợc. Những ý nghĩa biểu đạt này sẽ đƣợc chúng tôi phân tích đối chiếu cụ thể hơn ở các phần tiếp theo. 2.3.3. Biểu hiện ngữ nghĩa của thời trong cấu trúc câu có chứa phó từ liên quan đến yếu tố thời gian Trong tiếng Nhật, có một số phó từ chỉ tần suất (Pht) của sự tình, về cơ bản, chúng thiên về biểu đạt ý nghĩa chỉ thể hoặc chỉ tần suất, trạng thái của sự tình hơn là ý nghĩa chuyên biệt về thời gian nhƣng cũng góp phần tạo ra các vị từ chỉ thời gian nhƣ: 常に(thường xuyên), 時々 (thỉnh thoảng), 一般的に (nói chung, cơ bản là)、既に 74 (đã), まだ (vẫn chưa/chưa), もう (đã) v.v... Trong ngữ liệu khảo sát, chúng tôi thu đƣợc 40 biểu hiện thời có chứa (Pht), chiếm một tỉ lệ nhỏ. (65) 現在知られる7人の組合わせは、室町時代にできた狂言「七福神」にす でにみられる [PL1-S73]。Việc 7 vị Thần được nhiều người biết đến kết hợp lại thành một nhóm vốn đã có trong vở hài kịch kyōgen ―Bảy vị Thần Phúc ngày nay‖ ra đời vào thời Muromachi. Trong phát ngôn này, có (T) là 現在(ngày nay) và (Pht) là すでに(vốn đã), tuy nhiên, chỉ (T) mới có thể giúp biểu đạt thời gian của câu, còn (Pht) hoàn toàn thiên về nghĩa chỉ sự hoàn thành của thể. ĐT trong câu vẫn chia ở dạng hiện tại, không bị lệ thuộc vào ý nghĩa hoàn thành ―vốn đã có‖ của (Pht). (66) 大名や僧侶を笑いものにしたり、また時には同列にある庶民の馬鹿さ加 減を暴露したりもする [PL1-S86]。Kyōgen biến các lãnh chúa hay các sư sãi thành trò cười, đôi khi thêm mắm thêm muối vào những cái ngớ ngẩn của dân chúng. Trong phát ngôn trên, 時には (đôi khi) biểu thị tần số xuất hiện của sự tình, tuy nhiên, đây là một biểu hiện của thời Tđ nên trong phát ngôn, các thành phần vị ngữ của các mệnh đề đều đƣợc đặt trong cách chia vị từ ở thời PQK, nhƣng nếu là một cách phản ánh thuộc thời TĐ thì các vị từ của các mệnh đề cũng sẽ biến đổi theo cách diễn đạt này. Nhƣ vậy, sự có mặt của các phó từ giúp biểu đạt một cách gián tiếp ý nghĩa thời gian trong các phát ngôn thƣờng có tác dụng xác định thêm các ngữ nghĩa từ vựng và ý nghĩa thể hơn là tác động đến sự hoạt động của các vị từ biểu đạt thời trong tiếng Nhật. Các biểu đạt này phụ thuộc vào sự lựa chọn mang tính thống nhất của cộng đồng ngôn ngữ và ít nhiều bị ảnh hƣởng của các cá nhân trong cách lựa chọn giữa thời TĐ và thời Tđ. 2.3.4. Mối liên hệ giữa (T) và (Pht) trong cấu trúc câu ghép Quan sát dữ liệu, chúng tôi thấy có sự phân biệt về thời giữa Mđp với nhau hoặc giữa Mđc và các Mđp trong cùng một phát ngôn, chứng tỏ luôn có sự độc lập của từng mệnh đề nhỏ với các (T) hoặc (Pht) của chúng trong tổng thể phát ngôn. 75 Thông thƣờng, Mđc đảm nhiệm vai trò ngữ pháp cho toàn phát ngôn, đặt sự việc, sự vật trong mối quan hệ với các phát ngôn trƣớc và sau đó. Trong phát ngôn, có thể có (T) / (Pht) có quan hệ trực tiếp với vị ngữ của Mđc, nhƣng trong nhiều trƣờng hợp, chúng chỉ có quan hệ trực tiếp với Mđp trong tổng thể phát ngôn nhƣ ví dụ sau: (67) 参加したファンの女性は「村上さんの作品は高校生のときから私のバイ ブルで、読むたびに自分の世界が広がる気がしています。毎年ここで皆で受 賞の知らせを待っていますが、ことしは受賞してほしいです」と話していま した[PL1-S786; PL3-S111] 。Một nữ hâm mộ tham gia đã nói rằng ―Tác phẩm của Murakami là cuốn sách gối đầu của tôi từ khi còn là học sinh cấp 3, mỗi lần đọc lại cảm thấy thế giới của mình được mở rộng. Hàng năm tôi cùng mọi người đợi công bố nhận giải thưởng tại đây và tôi mong năm nay ông ấy sẽ nhận được giải thưởng‖. Phát ngôn trên có cấu trúc của một câu ghép chính phụ, thành phần vị ngữ chính của câu 話していました nghĩa là ―đã kể chuyện/ đã chia sẻ‖, chia ở dạng ―ta‖ biểu thị trạng thái sự tình đã xảy ra trƣớc thời điểm phát ngôn, thuộc thời QK. Tuy nhiên, ĐT 読む ở Mđp nghĩa là ―đọc‖ chia ở dạng ―ru‖ là phát ngôn đƣợc trích dẫn trực tiếp, trong đó có (Pht): たびに nghĩa là ―mỗi lần‖ biểu thị một hành động lặp đi lặp lại ở thời điểm hiện tại, biểu thị thể chƣa hoàn thành. Động ngữ 気がしています là vị ngữ chính đƣợc chia ở dạng ―ru‖ thuộc thời PQK; với phát ngôn thứ hai, vì có (T) là こと し nghĩa là ―năm nay‖ xác định rõ thời điểm xảy ra hành động, vị ngữ của câu 受賞し てほしいです nghĩa là ―mong Murakami nhận được giải thưởng‖ chia ở đuôi ―i‖, thuộc thời PQK. Sự độc lập giữa (T) và (Pht), mối quan hệ chủ yếu của chúng với từng thành phần riêng của phát ngôn là một hiện tƣợng rất phổ biến trong các phát ngôn của tiếng Nhật. Chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung này qua các ngữ liệu phân tích có liên quan đến các yếu tố (T) và (Pht) trong từng loại phát ngôn cụ thể ở các nội dung tiếp theo. 2.3.4.1. Tính kết nối trong câu ghép đẳng lập Khảo sát ngữ liệu chúng tôi thống kê đƣợc 156 câu có cấu trúc câu ghép đẳng lập dựa vào các từ nối nhƣ「が、けれども...」và thấy rằng, quan hệ về thời giữa các mệnh đề trong câu ghép đẳng lập tƣơng đối độc lập với nhau. 76 (68) 武弘は昨日娘と一しょに、若狭へ[立っ]たのでございますが、こんな事 になりますとは、何と云う[因果]でございましょう [PL1-Ya791; PL3-114]。 Hôm qua, cậu Takehiro đã cùng con gái tôi lên đường đi Wakasa. Nhân quả chi mà ác đức đến ra nông nỗi nầy. Trong ví dụ này, VN ở mệnh đề thứ nhất là [立っ]た có nghĩa là ―lên đƣờng‖ đƣợc chia ở dạng ―ta‖, mệnh đề này có sự xuất hiện (T) 昨日 có nghĩa là sự tình đã xảy trong quá khứ, đuôi của vị từ phù hợp với (T), đều giúp biểu hiện thời QK. Trong khi đó, vị ngữ ở mệnh đề đứng sau là [因果でございましょう] có nghĩa là ―nhân quả chi‖ đƣợc chia ở dạng ―ru‖, cho thấy rằng nhận định của ngƣời phát ngôn tại thời điểm phát ngôn và sự tình đang ở thời PQK. Thời ở mệnh đề thứ nhất và mệnh đề thứ hai là hoàn toàn độc lập về mặt thời gian. (69) いまは、もっぱら女性のたしなみ、稽古ごととみられることが[多]いが、 かつては無骨な武士がこぞって行う[ものだっ]たのだ [PL2-S53; PL3-S98]。 Hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng trà đạo là thú vui của giới phụ nữ, là môn nữ công gia chánh của các bà các cô, nhưng thực ra, trước đây, trà đạo do các quan binh võ biền thực hiện. Phát ngôn trên gồm hai mệnh đề đẳng lập với nhau, nói về hai sự tình ở hai thời điểm khác nhau. Mệnh đề đứng trƣớc đề cập đến sự tình ở thời điểm hiện tại, còn mệnh đề sau đề cập đến sự tình ở thời điểm trong quá khứ, theo đó, các vị từ làm vị ngữ cho từng mệnh đề cũng đƣợc sử dụng với đuôi từ phản ánh sự tƣơng ứng về mặt thời gian này. Vị ngữ của mệnh đề thứ nhất là TT-i [多]い ―nhiều‖, đƣợc chia ở đuôi ―i‖, trong mệnh đề có (T) ―いま hiện nay‖ biểu hiện thời PQK chỉ hiện tại; mệnh đề đứng sau là một cấu trúc DT + hệ từ [ものだっ]た ―đã là thứ‖ do các quan võ biền thực hiện, trong đó hệ từ đƣợc chia ở đuôi ―ta‖, trong mệnh đề có (T) ―かつて trước đây‖ biểu hiện thời QK. Nhƣ vậy, các vị ngữ trong các mệnh đề của câu ghép có tính độc lập với nhau, nếu sự tình có hành động xảy ra sau hay cùng thời điểm phát ngôn thì vị từ sẽ sử dụng dạng ―ru‖ biểu hiện thời PQK TĐ; nếu sự tình có hành động, sự tình xảy ra trƣớc thời điểm phát ngôn thì vị ngữ sẽ sử dụng dạng ―ta‖ biểu đạt thời QK TĐ. Tuy nhiên, cũng 77 rất nhiều trƣờng hợp, các sự tình đƣợc biểu thị trong các mệnh đề đẳng lập trong cùng một phát ngôn, tuy độc lập về nghĩa, nhƣng lại cùng có chung một thời điểm gốc trên trục thời gian, bởi vậy, chúng đều thuộc chung một thời, hoặc cùng thời QK, hoặc cùng thời PQK. 2.3.4.2. Tính kết nối trong câu ghép chính - phụ Trong câu ghép chính - phụ, Mđc chịu trách nhiệm ngữ pháp cho toàn thể phát ngôn và thông thƣờng, Mđc sử dụng thời TĐ; còn các biểu đạt thời trong Mđp rất đa dạng và phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ: xuất hiện trong câu trích dẫn, câu dẫn gắn với danh từ, phó từ chỉ thời gian, tính chất vị ngữ là mệnh đề chỉ hành động hay trạng thái, v.v... Ngoài ý nghĩa biểu đạt thời TĐ thì trong câu ghép C-P, các Mđp còn biểu hiện ý nghĩa thời Tđ. Từ nguồn tƣ liệu khảo sát, chúng tôi thu đƣợc 746 câu có biểu hiện thời trong cấu trúc C-P, chiếm tỉ lệ 56,5%. Có thể phân các trƣờng hợp biểu hiện nghĩa của các mệnh đề C-P nhƣ sau: a) Trƣờng hợp câu trích dẫn là Mđp, phát ngôn sẽ lấy thời của Mđc làm chuẩn, còn trong Mđp, tùy thuộc vào việc: tại thời điểm phát ngôn, sự việc, hành động trong mệnh đề trích dẫn nếu thuộc về khung thời gian QK, vị ngữ sẽ sử dụng dạng ―ta‖; nếu sự việc chƣa xảy ra, thuộc khung thời gian PQK, vị ngữ sẽ sử dụng dạng ―ru‖. (70) ある苗字を持つことで、望んでもいない事態に巻き込まれ、しがらみの 中で生きていると思う人も[い]るだろう [PL1-S148]。Trong cuộc sống hàng ngày chắc cũng có người nghĩ là mang một cái họ nào đó, thế rồi bị cuốn vào những việc chẳng mong đợi và cứ thế, sống trong sự phong tỏa ràng buộc của nó. Trong phát ngôn trên, động từ [思う] (nghĩ) đứng làm định ngữ cho danh từ ―人‖ (ngƣời) và cấu trúc của mệnh đề chính là {人もいる} (có ngƣời), kết hợp với động từ [思う] sẽ tạo thành ý nghĩa chính của phát ngôn là ―có người nghĩ‖, nội dung của động từ ―nghĩ‖ này, trong tiếng Nhật đƣợc gọi là thành phần trích dẫn về nội dung, đƣợc nối với động từ trích dẫn bằng giới từ ―と to‖. Nội dung của việc ―nghĩ‖ đang đƣợc diễn ra ở thời điểm hiện tại, bởi vậy ĐT 生きている đứng cuối Mđp đƣợc chia ở dạng ―ru‖ biểu hiện thời PQK TĐ. 78 (71) 迷信や古いしきたりにこだわらず、当時の最新の医学に基づく育児を してもらいたいと資金もないなか、母子手帳の制作と普及のために[奔走 し]たと[話していまし]た [PL1-Ns2.775]。Ông chia sẻ là đã nỗ lực để tạo ra cuốn sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em và phổ cập nó mà không đi theo mê tín và bám vào những lề thói cũ trong khi chưa có kinh phí nhờ chăm sóc trẻ dựa vào y học mới nhất thời bấy giờ. Trong ví dụ này, mệnh đề chính có vị ngữ là [話していまし]た nghĩa là ―kể chuyện, chia sẻ‖ đƣợc chia ở dạng ―ta‖, thuộc thời QK vì việc trò truyện đã diễn ra trong QK. Nội dung của câu chuyện thuộc mệnh đề trích dẫn, có vị ngữ chính là ĐT [奔走し]た nghĩa là ―nỗ lực/ chạy đôn chạy đáo‖ cũng đƣợc chia ở dạng ―ta‖ miêu tả sự việc đã kết thúc trong quá khứ. b) Trƣờng hợp phát ngôn có Mđp thuộc vị ngữ trạng thái thì thành phần vị ngữ này, hoặc đƣợc giải phóng khỏi thời, hoặc thiên về chỉ thời, trong khi đó, nếu vị ngữ của Mđp là vị ngữ hành động thì sẽ thiên về chức năng chỉ thể hơn là chỉ thời. (72) 現在、膾は鮮魚を塩と酢でしめ、大根・にんじんなど細く切った野菜と 和えたものを[い]う [PL1-S56]。Ngày nay, namasu là món được ướp với dấm và muối, sau đó được nấu với rau hoặc củ cải hay thạch cắt nhỏ.) Ở ví dụ trên, ngƣời phát ngôn chỉ ra đặc trƣng của món Namasu, cách chế biến món ăn và tên gọi của nó. Về nguyên tắc, đây là cách miêu tả chung, tại thời điểm phát ngôn, ngƣời nói không đặt mình vào bối cảnh đã, đang hoặc sắp chuẩn bị nấu món ăn đó, tuy nhiên, các vị từ trong phát ngôn cho thấy bản chất và đặc trƣng của món ăn, thứ tự cách làm của chúng qua cách chia của đuôi từ. Xét từ góc độ của thời, khi phát ngôn đƣợc nêu ra, nếu sự việc chƣa tiến hành một cách cụ thể thì các vị từ sẽ thuộc về ―siêu thời‖ hoặc thời TĐ. Hơn nữa, trình tự để làm các bƣớc trong một quá trình thƣờng thuộc về siêu thời nhƣ chúng tôi đã trình bày. Phát ngôn trên, về cơ bản nêu trình tự các bƣớc nấu ăn đƣợc xâu chuỗi theo thứ tự trƣớc sau, thành phần vị từ, nếu là vị ngữ thuộc Mđp sẽ thuộc diện ―bảo lƣu‖ chƣa thể hiện thời/ thể, còn vị ngữ chính của phát ngôn là ĐT [い]う nghĩa ―gọi là‖ đƣợc chia ở dạng siêu thời. Đáng chú ý là một số vị từ bổ sung nghĩa cho các danh từ nhƣ 細く 79 切った野菜 nghĩa là ―các loại rau được cắt nhỏ‖ hoặc 和えたもの nghĩa là ―món đã được trộn lên‖ đều phải chia ở đuôi ―ta‖. Có nghĩa là việc ―cắt nhỏ‖ hay việc ―trộn‖ đã phải hoàn thành thì mới thành ra món ăn ―namasu‖, còn nếu các cọng rau còn để dài hoặc các món còn chƣa trộn vào với nhau đều không thể thành ra món ăn ―namasu‖ nhƣ tên gọi của nó. Trong câu dịch sang tiếng Việt không có sự xuất hiện (P) ―đã‖ nhƣng trong tiếng Nhật, đuôi ―ta‖ của từ rất quan trọng, cho biết đặc trƣng phải đƣợc ―hoàn thành xong‖ của thành phẩm. Đây hoàn toàn là một đặc trƣng về thể, hoàn toàn không liên quan gì đến thời. Chính bởi vậy, trong những trƣờng hợp vị từ chỉ hoạt động trong Mđp, bổ sung nghĩa cho danh từ nhƣ thế này, với các động từ chỉ hoạt động, động tác, ngƣời ta cho rằng (P) ―đã‖ đƣợc giải phóng khỏi thời là vì lí do này. Vị ngữ của Mđp để bổ sung nghĩa cho các danh từ đã nghiêng hẳn về vai nghĩa của thể. Cũng có nhiều trƣờng hợp thể trùng hợp với thời, nhƣng cơ bản, đặc trƣng biểu thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thoi_trong_tieng_nhat_va_cac_bieu_hien_tuong_duong_t.pdf
Tài liệu liên quan