Luận án Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia đình nông thôn tại thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC. ii

DANH MỤC CHỮ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG. vii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ. viii

DANH MỤC PHỤ LỤC . ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu . 1

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu. 7

1.3 Câu hỏi nghiên cứu. 8

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu . 9

1.5.1 Ý nghĩa về mặt phương pháp. 9

1.5.2 Ý nghĩa về thực tiễn nghiên cứu . 10

1.5.3 Ý nghĩa về mặt chính sách. 10

1.6. Cấu trúc luận án. 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN . 13

2.1 Đất đai, sở hữu đất đai và thu hồi đất . 13

2.1.1 Sở hữu và sử dụng đất đai ở Việt Nam . 13

2.1.2 Qui trình thu hồi đất của Việt Nam được áp dụng trong tình huống nghiên cứu 16

2.2 Hành vi ra quyết định của nông hộ. 19

2.2.1 Lý thuyết nông hộ tối đa hóa lợi nhuận. 19

2.2.2 Lý thuyết nông hộ tối đa hóa lợi ích . 20

2.2.3 Lý thuyết nông hộ ghét rủi ro . 22

2.2.4 Đánh giá chung về nhóm lý thuyết ra quyết định của nông hộ . 23

2.3 Sinh kế hộ gia đình . 24

2.3.1 Sinh kế. 24

2.3.2 Các tài sản sinh kế. 27

2.3.3 Bối cảnh tổn thương . 28

pdf246 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hồi đất và vai trò của vốn con người đối với sinh kế của hộ gia đình nông thôn tại thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất Bảng 4.11 cho biết tài sản sản xuất và tài sản tiêu dùng của các hộ dân khu 35.5% 19.4% 19.4% 12.9% 3.2% 3.2% 3.2% 3.2% 0.0% 1.8% 31.6% 10.5% 24.6% 3.5% 0.0% 0.0% 12.3% 15.8% 9.8% 19.5% 22.0% 14.6% 14.6% 2.4% 0.0% 14.6% 2.4% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% Mua đất đai Sửa nhà cửa Sản xuất nông nghiệp Chữa bệnh Tiêu dùng Sản xuất phi nông nghiệp Khác Cho con đi học Kinh doanh nhỏ Cao tốc Vượt lũ Đối chứng 0.8% 1.6% 7.0% 7.8% 10.9% 12.4% 16.3% 18.6% 24.8% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% Khác Sản xuất phi nông nghiệp Tiêu dùng Kinh doanh nhỏ Cho con đi học Mua đất Sản xuất nông nghiệp Chữa bệnh Sửa nhà cửa 103 vực nghiên cứu. Bình quân, mỗi hộ bị thu hồi đất có tài sản sản xuất từ 25,6 đến 39,3 triệu đồng, tài sản này chủ yếu tập trung vào các công cụ sản xuất như ghe, xuồng, máy bơm nước, máy tuốt lúa, cày bừa rất ít hộ có sức kéo bằng gia súc. Một số hộ làm nghề mua bán thì tài sản sản xuất là nguồn vốn kinh doanh và xe máy cho vận chuyển. Nhóm hộ bị thu hồi đất bởi dự án đường cao tốc có tài sản sản xuất nhiều hơn các nhóm hộ còn lại. Nguyên nhân do các hộ này có nhiều đất sản xuất hơn, cần nhiều và có nhiều điều kiện để trang bị công cụ phục vụ cho sản xuất. Sau giai đoạn thu hồi đất hầu hết các hộ đều tăng nguồn vốn kinh doanh một ít. Bảng 4. 11: Tài sản sản xuất và tài sản tiêu dùng Tài sản sản xuất Tài sản tiêu dùng Sau Trước Sau Trước Đường cao tốc Trung bình (triệu đồng) 45,6 39,3 89,0 78,0 Độ lệch chuẩn (68,5) (56,5) (65,3) (61,2) Vượt lũ Trung bình (triệu đồng) 33,0 25,6 44,9 43,2 Độ lệch chuẩn (121,7) (107,0) (44,2) (43,5) Đối chứng Trung bình (triệu đồng) 11,1 11,2 50,4 48,6 Độ lệch chuẩn (28,9) (29,0) (39,7) (39,4) Tài sản tiêu dùng của các hộ thường nhiều hơn tài sản sản xuất, hầu hết các hộ dân đều có tivi, xe máy và sử dụng điện thoại di động. Với sự phát triển của cơ giới và chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp, các nông hộ có xu hướng thuê ngoài các công việc cực nhọc như cày, bừa, sạ và thu hoạch bằng máy móc. Hộ gia đình thường mua sắm các công cụ sử dụng thường xuyên và đa chức năng như ghe, xuồng, máy bơm nước và bình xịt thuốc trừ sâu. Các hộ gia đình bị thu hồi đất bởi dự án KDC vượt lũ dù đã chi phần lớn tiền bồi thường vào mục đích tiêu dùng nhưng vẫn không tăng tài sản tiêu dùng sau khi bị thu hồi đất là do chủ yếu chi vào việc thay thế nhà cửa phải di dời. 4.2.6 Tổng hợp chung về các tài sản sinh kế Hình 4.5, 4.6 và 4.7 cho biết tổng hợp điểm trung bình chung các nguồn vốn sinh kế của các nhóm nghiên cứu sau khi chuẩn hóa số liệu theo thang điểm 1-5. 104 Hình 4. 6: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất bởi dự án đường cao tốc trước và sau khi bị thu hồi đất. Hình 4. 7: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất bởi dự án Khu dân cư vượt lũ trước và sau khi bị thu hồi đất. Hình 4. 8: Điểm trung bình các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình không bị thu hồi đất trước và sau quá trình nhà nước thu hồi đất các hộ khác trên địa bàn. 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 Vốn con người Vốn tự nhiên Vốn vật chất Vốn tài chính Vốn xã hội Dự án Cao tốc Trước khi bị thu hồi đất Sau khi bị thu hồi đất 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Vốn con người Vốn tự nhiên Vốn vật chấtVốn tài chính Vốn xã hội Hộ gia đình không bị thu hồi đất Trước khi bị thu hồi đất Sau khi bị thu hồi đất 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Vốn con người Vốn tự nhiên Vốn vật chấtVốn tài chính Vốn xã hội Dự án Vượt lũ Trước khi bị thu hồi đất Sau khi bị thu hồi đất 105 Nhìn chung, theo phương pháp tính này, không thấy thay đổi đáng kể về các tài sản sinh kế của các hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất ngoại trừ vốn tài chính của các hộ gia đình bị thu hồi bởi dự án làm đường cao tốc. Sau khi bị thu hồi đất, vốn tài chính của nhóm này tăng lên do khi nhận tiền bồi thường, các hộ gia đình thường mua lại đất và gửi ngân hàng. Các nhóm hộ điều có nguồn vốn xã hội là cao nhất và không khác nhau ở các nhóm hộ gia đình trước và sau quá trình thu hồi đất. Chỉ số này được chuẩn hóa từ việc tham gia các tôn giáo và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa bàn cư trú. Các nguồn vốn tài chính, vật chất và tự nhiên của các hộ bị thu hồi đất bởi dự án cao tốc có các chỉ số trung bình về tài sản cao hơn hai nhóm còn lại. Nguyên nhân là do các hộ tập trung sống ven các kênh đào của chính quyền Sài Gòn xây dựng. Phần đất ruộng Nhà nước thu hồi để làm đường cao tốc cách khu vực cư trú từ 200m-1000m. Do đó, những hộ bị thu hồi đất để làm đường cao tốc thường là những hộ khá giả, có nhiều đất ruộng. Kéo theo đó là nguồn vốn vật chất và vốn tài chính cũng mạnh hơn những hộ còn lại. Vốn con người của các hộ bị thu hồi đất bởi dự án cao tốc cao hơn hai nhóm còn lại. Sự khác biệt này là quá trình tích lũy lâu dài và có tác động tương hỗ qua lại trong quá khứ của việc đầu tư cho giáo dục và đất đai của hộ gia đình. 4.3 Kết luận chương 4 Chương 4 đã cung cấp một bức tranh cơ bản, tổng quát về các tài sản sinh kế và các chiến lược sinh kế của các hộ gia đình ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy sự thay đổi về diện tích đất của các hộ gia đình trước và sau giai đoạn Nhà nước thu hồi đất không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù, các hộ gia đình bị thu hồi đất bởi dự án cao tốc được bồi thường nhiều tiền và có xu hướng mua lại nhiều hơn phần đất bị thu hồi nhưng về tổng thể, diện tích đất mua thêm cũng chỉ bù đắp được phần đất bị thu hồi và gia tăng chút ít nên không tạo được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về diện tích đất trước và sau khi bị thu hồi đất. Vốn con người có liên quan mật thiết đến chiến lược sinh kế của hộ. Các hộ gia đình có thành viên có học vấn cao thường chọn công việc có lương ổn định như 106 trong các cơ quan Nhà nước, công ty xí nghiệp lớn. Các thành viên có học vấn thấp thì phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện tự nhiên để lựa chọn nghề làm ruộng (nếu gia đình có đất sản xuất) hoặc đi làm thuê nếu gia đình có ít đất sản xuất. Việc chọn nghề kinh doanh có liên quan đến nhiều yếu tố như học vấn, tài sản, vị trí nhà ở. Vốn xã hội của khu vực nghiên cứu chủ yếu dựa vào các hoạt động của tôn giáo. Nhận thức của người dân về vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp trên địa bàn chưa cao. Vốn tài chính của các hộ bị thu hồi đất có sự thay đổi đột biến sau quá trình Nhà nước thu hồi đất. Sự gia tăng này xuất phát từ tiền bồi thường đất. Tuy nhiên, chỉ có các hộ bị thu hồi bởi dự án đường cao tốc có sự gia tăng đáng kể và gửi ngân hàng số tiền có giá trị lớn (trung bình là 155 triệu). Các hộ gia đình chủ yếu dùng vốn vay cho tiêu dùng (24,8% sửa nhà, 18,6% chữa bệnh), chỉ có 16,3% số hộ vay vì mục đích sản xuất nông nghiệp. Tài sản sản xuất của các nông hộ chủ yếu tập trung vào các nông cụ đơn giản như ghe, xuồng, máy bơm nước, bình xịt thuốc... Các hộ gia đình thuộc dự án đường cao tốc dù được Nhà nước bồi thường và hỗ trợ tiền để học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp nhưng không thấy có sự chuyển biến, đa số các hộ dùng tiền bồi thường để mua bù lại phần đất bị thu hồi, phần dư ra dùng cất nhà và gửi tiết kiệm lấy lãi cho tiêu dùng. Sự ổn định này xuất phát từ việc không có áp lực lẫn nhu cầu để chuyển đổi. Bởi vì đối với các hộ có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, tiền bồi thường đủ để họ mua lại nhiều hơn diện tích đất đã mất, đó là cách tính đơn giản và an toàn nhất đối với những hộ đã gắn với nghề nông bao đời nay. Ngược lại, với các hộ có vốn con người cao, hiện đang làm công hưởng lương cố định hoặc tự kinh doanh thì họ không có nhu cầu để chuyển đổi vì thu thập của họ hiện đã là cao nhất trong khu vực. 107 CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN Chương này mô tả và giải thích sự thay đổi về cấu trúc các nguồn thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình từ các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp: làm công hưởng lương không cố định, làm công hưởng lương cố định, tự kinh doanh và thu nhập khác sau hai đến bốn năm kể từ khi bị thu hồi đất. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu các nguồn thu nhập của hộ gia đình và phân tích DID sẽ đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. 5.1 Sự thay đổi về thu nhập và cơ cấu thu nhập sau khi bị thu hồi đất Bảng 5.1 thể hiện sự thay đổi về thu nhập đã điều chỉnh lạm phát theo mức giá năm 2013 của các hộ gia đình sau hai đến bốn năm kể từ khi bị thu hồi đất. Nhìn chung là không có sự thay đổi đáng kể về mức thu nhập ở các nguồn thu nhập của hộ ngoại trừ thu nhập từ nông nghiệp và thu nhập khác ở một số nhóm cụ thể. Bình quân, mỗi hộ gia đình có thu nhập từ 67 triệu đến 111,8 triệu đồng/năm ở giai đoạn trước khi bị thu hồi đất và giảm xuống còn 59,5 triệu đồng đến 109,3 triệu đồng sau hai đến bốn năm. Tuy nhiên mức giảm này không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là không có sự thay đổi về thu nhập của các hộ dân vùng nghiên cứu, cho dù hộ có hoặc không bị thu hồi đất của Nhà nước. Trong khi đó, trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở Việt Nam trong khoảng 5,25%- 6,68% (GSO, 2016b). Như vậy, thu nhập của người dân vùng nông thôn đã không tăng tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Bảng 5.1 cũng cho thấy nguồn thu từ các hoạt động nông nghiệp của nhóm đối chứng (không bị thu hồi đất) giảm ở cả hai dự án. Sự sụt giảm này có nguyên nhân do năm 2015 năng suất lúa giảm đột ngột trong khi cây lúa là nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân vùng nghiên cứu (xem hộp 1). Với nhóm hộ bị thu hồi đất bởi dự án xây dựng đường cao tốc thì thu nhập từ nông nghiệp thay đổi không có ý 108 nghĩa thống kê, trong khi các hộ bị tác động bởi dự án khu dân cư vượt lũ có thu nhập nông nghiệp giảm có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này là do khác biệt về đặc điểm của hộ và cách thức sử dụng tiền bồi thường của hộ gia đình. Thu nhập từ các nguồn khác không thay đổi có ý nghĩa trong giai đoạn trước và sau thu hồi đất, ngoại trừ thu nhập từ các nguồn khác của nhóm hộ bị thu hồi đất từ dự án đường cao tốc tăng có ý nghĩa thống kê. Bảng 5. 1: Sự thay đổi về thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất ĐVT: 1.000 đồng Sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án đường cao tốc: 2013-2015 Sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình dự án KDC vượt lũ: 2011-2015 Nhóm đối chứng Nhóm bị tác động Nhóm đối chứng Nhóm bị tác động Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước A.Tổng thu nhập 59.563 67.004 109.378 111.853 62.629 73.161 66.201 79.265 Độ lệch chuẩn (33.278) (36.315) (76.336) (74.867) (35.115) (42.096) (49.688) (62.094) B. Thu nhập từ nông nghiệp 22.158* 31.814* 57.93 71.981 20.729** 32.960** 10.264** 18.105** Độ lệch chuẩn (24.072) (32.931) (51.199) (60.354) (23.469) (36.196) (14.826) (25.023) C. Thu nhập phi nông nghiệp 32.129 31.146 34.735 33.316 35.246 36.659 50.345 57.899 Độ lệch chuẩn (30.887) (30.844) (50.461) (50.323) (32.683) (34.699) (48.907) (56.317) 1. Thu nhập Từ làm công ăn lương thời vụ 17.227 16.946 5.297 5.867 19.937 22.081 22.556 25.262 Độ lệch chuẩn (18.326) (18.697) (13.671) (14.549) (19.043) (22.207) (27.929) (29.192) 2. Thu nhập từ làm công hưởng lương chính thức 11.041 10.159 21.774 18.826 10.656 9.186 13.509 11.77 Độ lệch chuẩn (25.013) (23.619) (50.814) (49.996) (25.403) (25.295) (29.797) (30.768) 3. Thu nhập từ kinh doanh 3.861 4.041 7.664 8.623 4.652 5.392 14.281 20.867 Độ lệch chuẩn (10.737) (11.210) (19.753) (21.703) (11.623) (13.404) (33.806) (39.962) 4. Thu nhập khác 5.276 4.043 16.713*** 6.555*** 6.655 3.542 5.592 3.26 Độ lệch chuẩn (11.301) (9.672) (26.111) (16.325) (12.764) (9.703) (12.887) (9.763) Số quan sát 74 74 69 69 54 54 67 67 Ghi chú:*, **, *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% Nguồn: Số liệu điều tra Đối với các hộ bị thu hồi đất bởi dự án khu dân cư vượt lũ, do đa số các hộ bị thu hồi phần đất gắn liền với nhà ở nên số tiền bồi thường được các hộ chủ yếu sử dụng cho việc cất lại nhà để ở, trong khi phần diện tích đất nông nghiệp dùng cho sản xuất lúa cơ bản không thay đổi. Vì vậy khi có cú sốc do bị mất mùa thì nguồn thu nông nghiệp không giảm theo. Ngược lại, các hộ bị thu hồi bởi dự án đường cao tốc không bị giảm nguồn thu nhập nông nghiệp xuất phát từ việc hộ gia tăng diện tích trồng lúa. Với chính sách bồi thường tương tương giá thị trường và hỗ trợ 109 chuyển đổi nghề nghiệp gấp ba lần giá bồi thường, một hộ bị thu hồi một hec-ta đất có thể mua lại bốn hec-ta đất ở nơi khác. Vì vậy, các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án này có xu hướng mua lại đất nông nghiệp nhiều hơn để tiếp tục sản xuất lúa, đồng thời tiền còn dư ra thì gửi tiết kiệm, do đó, dù cho bị mất mùa nhưng diện tích sản xuất lúa tăng làm cho thu nhập nông nghiệp không thay đổi của trước và sau quá trình thu hồi đất. Việc các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc dùng tiền bồi thường để gửi ngân hàng làm thu nhập từ các nguồn khác tăng lên từ 6,5 triệu đồng/hộ/năm lên đến 16,7 triệu đồng/hộ/năm. Điều này cũng lý giải nguyên nhân cho sự khác biệt về nguồn thu nhập khác có ý nghĩa thống kê trong khi các nhóm còn lại không có sự khác biệt này. Bảng 5. 2: Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình (%) Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình dự án đường cao tốc: 2013-2015 Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình dự án KDC vượt lũ: 2011-2015 Nhóm đối chứng Nhóm bị tác động Nhóm đối chứng Nhóm bị tác động Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước A. Thu nhập từ nông nghiệp 38,6 44,8 57,4 65,5 35,7 42,9 14,2 20,9 Độ lệch chuẩn (36,7) (38,1) (34,4) (32,7) (35,1) (37,9) (22,1) (30,2) B. Thu nhập phi nông nghiệp 52,1 47,8 26,9 26,9 53,9 52,0 73,8 73,4 Độ lệch chuẩn (37,2) (38,0) (28,7) (27,4) (36,3) (38,3) (32,6) (34,4) 1. Thu nhập không chính thức 35,4 32,7 8,7 10,3 38,6 38,7 46,5 45,6 Độ lệch chuẩn (37,9) (37,6) (20,4) (21,9) (37,5) (39,1) (42,6) (44,0) 2. Thu nhập chính thức 11,8 10,5 11,4 9,2 10,5 8,2 13,5 9,7 Độ lệch chuẩn (24,6) (22,9) (24,4) (21,6) (23,3) (21,1) (26,0) (22,8) 3. Thu nhập từ kinh doanh 4,9 4,7 6,9 7,4 4,8 5,1 13,8 18,2 Độ lệch chuẩn (15,2) (14,8) (16,2) (16,8) (11,9) (12,4) (28,9) (31,9) C. Thu nhập khác 9,3 7,4 15,7** 7,6** 10,4 5,1 11,9 5,7 Độ lệch chuẩn (21,0) (19,5) (22,1) (19,0) (20,6) (13,6) (27,1) (17,1) Số quan sát 74 74 69 69 54 54 67 67 Ghi chú:*, **, *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% Nguồn: Số liệu điều tra Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập giữa hai thời điểm khảo sát trước và sau khi bị thu hồi đất là không đáng kể (Bảng 5.2). So sánh về tỉ trọng thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp, ta thấy có sự sụt giảm nhẹ của thu nhập từ nông nghiệp và tăng nhẹ thu nhập phi nông nghiệp. Có phải điều này là minh chứng cho việc chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ dân bị thu hồi đất từ sản xuất nông nghiệp sang 110 phi nông nghiệp? Câu trả lời là không. Có hai nguyên nhân: 1) sự khác biệt này không có nghĩa thống kê như đã phân tích trên ở trên; và 2) vụ Đông Xuân năm 2015-2016 năng suất lúa giảm do mất mùa nên thu nhập nông nghiệp giảm dẫn đến tỉ lệ thu nhập nông nghiệp giảm theo. Hộp 1: Năng suất lúa vụ Đông Xuân ở Vĩnh Thạnh cuối năm 2015, đầu năm 2016 Năng suất lúa trung bình của huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ là 7-7,5 tấn/ha. Vụ đông xuân 2015-2016, năng suất giảm từ 1 – 2 tấn/ha so với vụ đông xuân năm trước. Nguyên nhân do vụ này thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, lũ thấp nên không có phù sa bồi đắp đồng ruộng, sâu bệnh nhiều. Kết quả là giảm lợi nhuận khoảng 30% - 40% so cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, chiến lược sinh kế của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất khá đa dạng, nhưng cơ bản theo hai hướng chủ yếu sau đây. Nhóm hộ có tỷ lệ thu nhập nông nghiệp cao và có quy mô diện tích canh tác lúa lớn có khuynh hướng dùng tiền đền bù để mua thêm đất trồng lúa bù lại diện tích đất bị thu hồi, và tiếp tục theo đuổi nghề trồng lúa. Nhóm hộ có tỷ lệ thu nhập nông nghiệp thấp, chủ yếu dựa vào hoạt động phi nông nghiệp có khuynh hướng dùng tiền đền bù để xây mới, chỉnh trang nhà ở, phần còn lại gởi tiết kiệm và tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Chính vì vậy, cơ cấu thu nhập hầu như không thay đổi trong phạm vi từ 2 đến 4 năm sau khi bị thu hồi đất. 5.2 Tác động của việc thu hồi đất đến tỉ lệ các nguồn thu nhập của HGĐ Tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp là một nguồn thu trong tổng số 05 nguồn thu của hộ gia đình là một dãy số bị chặn, dao động từ 0 đến 1. Papke và Wooldridge (1996) đã đưa ra mô hình hồi quy tỉ lệ (fractional regression model – FLM) tương tự như các mô hình hồi quy logit thông thường khác, điều khác biệt chỉ là biến phụ thuộc là dãy số liên tục từ 0 đến 1 và bị chặn ở 2 đầu thay vì là biến nhị phân. Mô hình FLM sử dụng thủ tục ước lượng quasi-maximum likelihood và đã giải quyết được những khó khăn mà OLS hay TOBIT đã gặp phải nên được xem là cách tiếp cận phù hợp nhất (Wagner, 2001). Bên cạnh đó, thủ tục ước lượng quasi-maximum likelihood không cần giả định phải là phân phối chuẩn nên mô hình FLM chiếm ưu 111 thế hơn mô hình TOBIT trong điều kiện cở mẫu nhỏ (Cardoso và cộng sự, 2010). Vì vậy, để xác định các nhân tố của tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình, mô hình FLM được áp dụng để phân tích. Kết quả hồi qui mô hình FLM (phụ lục 5.6) cho thấy hệ số R bình phương điều chỉnh là 40,05%. Kiểm định F về độ phù hợp của mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01. Để xác định được tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp bởi các nguồn khác nhau, một tập hợp các phương trình mô phỏng được ước lượng cho cơ cấu thu nhập từ các nguồn nông nghiệp, làm công hưởng lương không cố định, làm công hưởng lương cố định, tự kinh doanh, và các nguồn thu khác. Sivakumar và Bhat (2002) và Buis (2012) đã phát triển mô hình FLM của Papke và Wooldridge (1996) thành mô hình fractional multinomial logit model (FMLM) vẫn sử dụng ước lượng quasi-maximum likelihood để giải quyết vấn đề có nhiều biến tỉ lệ và cộng tổng các tỉ lệ đó bằng một. Tương tự như FLM, FMLM được ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp quasi-maximum likelihood và có hàm ý là luôn cho kết quả với robust standard erros (Buis, 2012) . Kết quả hồi qui mô hình FMLM (phụ lục 5.7) cho thấy kiểm định F về độ phù hợp của mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 0%. Bảng 5.3 và bảng 5.4 biểu thị kết quả ước lượng từ mô hình FLM và FMLM cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ các nguồn thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ gia đình sau khi Nhà nước thu hồi đất. Biến tỉ lệ đất bị thu hồi không có ý nghĩa thống kê đến tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp, trong khi các nghiên cứu khác ở Việt Nam cho thấy có sự giảm thu nhập từ nông nghiệp khi tỷ lệ đất bị thu hồi tăng lên (Bui, Schreinemachers & Berger, 2013; Tran, 2013; Ty, Van Westen & Zoomers, 2013). Tuy nhiên, kết quả này nhất quán với phần thống kê mô tả cho thấy sau quá trình thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình không giảm đi. Tác động của việc thu hồi đất đến tỉ lệ các nguồn thu nhập của hộ gia đình của hai dự án là khác nhau. Đối với các hộ bị thu hồi bởi dự án khu dân cư vượt lũ, tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp sẽ giảm (coef = -0,7) và tăng tỉ lệ thu nhập từ việc làm 112 công hưởng lương không cố định (coef = 1,11). Ngược lại, đối với các hộ bị thu hồi bởi dự án cao tốc, tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp không có sự thay đổi trong khi tỉ lệ thu nhập từ việc làm công hưởng lương không cố định giảm đi (coef = -1,27). Bảng 5.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập từ nông nghiệp bằng ước lượng FLM Coef. Std. Err. P>|z| Tỉ lệ đất bị thu hồi -0,31 0,34 0,37 Qui mô hộ 0,10 0,09 0,27 Tỉ lệ phụ thuộc 0,50 0,54 0,36 Số lao động hộ -0,42 0,13 0,00 Tuổi chủ hộ -0,02 0,01 0,06 Giới tính chủ hộ 0,38 0,21 0,08 Học vấn chủ hộ 0,03 0,03 0,32 Tuổi bình quân lao động 0,01 0,01 0,41 Học vấn trung bình lao động -0,07 0,04 0,08 Diện tích đất trồng lúa 0,06 0,01 0,00 Diện tích đất ở & vườn tạp 0,10 0,09 0,28 Vị trí nhà ở mặt tiền đường lộ -0,67 0,27 0,01 Vị trí nhà ở mặt tiền đường sông 0,12 0,26 0,63 Hộ có thành viên tham gia các tổ chức CTXH 0,24 0,29 0,42 Hộ có thành viên tham gia tôn giáo 0,15 0,20 0,43 Hộ có làm từ thiện -0,01 0,20 0,98 Tiền mặt và vàng 0,00 0,00 0,00 Số tiền vay chính thức 0,00 0,01 0,80 Số tiền vay không chính thức -0,03 0,02 0,21 Tài sản sản xuất 0,00 0,00 0,85 Dự án thu hồi đất Đường Cao tốc 0,38 0,27 0,16 Khu dân cư vượt lũ -0,70 0,28 0,01 Sinh kế chính trước khi bị thu hồi đất Làm công hưởng lương thời vụ -2,45 0,29 0,00 Hưởng lương chính thức -2,08 0,26 0,00 Tự kinh doanh -1,78 0,28 0,00 Hằng số 0,60 0,76 0,44 Number of obs 200 Wald chi2(28) 997.95 Prob > chi2 0.000 Nguồn: Số liệu điều tra 113 Bảng 5.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM Làm công hưởng lương thời vụ Hưởng lương chính thức Coef. Std. Err. P>|z| Coef. Std. Err. P>|z| Tỉ lệ đất bị thu hồi 0,16 0,438 0,71 0,10 0,748 0,90 Qui mô hộ -0,33 0,132 0,01 -0,30 0,226 0,19 Tỉ lệ phụ thuộc 0,28 0,892 0,76 -0,76 1,502 0,61 Số lao động hộ 0,61 0,205 0,00 0,83 0,269 0,00 Tuổi chủ hộ 0,01 0,014 0,41 0,02 0,018 0,16 Giới tính chủ hộ -0,53 0,308 0,09 -0,78 0,444 0,08 Học vấn chủ hộ 0,01 0,048 0,76 -0,11 0,058 0,06 Tuổi bình quân lao động -0,04 0,021 0,05 -0,02 0,039 0,64 Học vấn trung bình lao động -0,15 0,066 0,03 0,32 0,071 0,00 Diện tích đất trồng lúa -0,03 0,037 0,34 -0,10 0,028 0,00 Diện tích đất ở & vườn tạp -0,27 0,185 0,14 0,10 0,215 0,63 Vị trí nhà ở mặt tiền đường lộ 1,24 0,768 0,11 -0,47 0,531 0,38 Vị trí nhà ở mặt tiền đường sông -0,44 0,333 0,19 1,29 0,489 0,01 Hộ có thành viên tham gia các tổ chức CTXH 0,10 0,501 0,83 -1,15 0,630 0,07 Hộ có thành viên tham gia tôn giáo -0,39 0,289 0,18 -0,48 0,398 0,23 Hộ có làm từ thiện 0,12 0,328 0,71 0,40 0,412 0,34 Tiền mặt và vàng 0,00 0,002 0,73 0,00 0,001 0,05 Số tiền vay chính thức -0,01 0,016 0,65 0,00 0,016 0,76 Số tiền vay không chính thức 0,03 0,020 0,17 0,04 0,024 0,09 Tài sản sản xuất 0,00 0,003 0,57 0,00 0,002 0,83 Dự án thu hồi đất Đường Cao tốc -1,27 0,465 0,01 -0,06 0,770 0,94 Khu dân cư vượt lũ 1,11 0,385 0,00 0,77 0,508 0,13 Sinh kế chính trước khi bị thu hồi đất Làm công hưởng lương thời vụ 2,86 0,358 0,00 1,18 0,700 0,09 Hưởng lương chính thức 0,28 0,601 0,65 3,63 0,504 0,00 Tự kinh doanh -1,47 0,775 0,06 0,19 0,854 0,82 Hằng số 1,89 1,177 0,11 -4,59 1,533 0,00 Number of obs 200 Wald chi2(96) 3292,45 Prob > chi2 0,000 Nguồn: Số liệu điều tra 114 Bảng 5.5:Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất bằng phương pháp FMLM (tiếp theo) Tự kinh doanh Khác Coef. Std. Err. P>|z| Coef. Std. Err. P>|z| Tỉ lệ đất bị thu hồi 1,24 0,609 0,04 0,47 0,764 0,54 Qui mô hộ -0,47 0,176 0,01 -0,02 0,203 0,90 Tỉ lệ phụ thuộc 0,49 0,910 0,59 0,44 0,994 0,66 Số lao động hộ 0,94 0,307 0,00 0,17 0,250 0,50 Tuổi chủ hộ 0,01 0,020 0,76 0,04 0,016 0,02 Giới tính chủ hộ -0,89 0,398 0,03 -0,35 0,370 0,34 Học vấn chủ hộ 0,07 0,080 0,38 -0,03 0,066 0,67 Tuổi bình quân lao động -0,02 0,028 0,40 0,02 0,021 0,30 Học vấn trung bình lao động -0,01 0,109 0,95 0,12 0,081 0,13 Diện tích đất trồng lúa -0,04 0,023 0,08 -0,12 0,025 0,00 Diện tích đất ở & vườn tạp -0,15 0,185 0,42 -0,11 0,175 0,53 Vị trí nhà ở mặt tiền đường lộ 2,10 0,509 0,00 1,12 0,502 0,03 Vị trí nhà ở mặt tiền đường sông -0,39 0,451 0,38 0,94 0,553 0,09 Hộ có thành viên tham gia các tổ chức CTXH -0,29 0,911 0,75 -1,23 0,576 0,03 Hộ có thành viên tham gia tôn giáo 0,00 0,554 1,00 0,23 0,392 0,56 Hộ có làm từ thiện 0,59 0,489 0,23 -0,35 0,420 0,41 Tiền mặt và vàng 0,00 0,001 0,29 0,00 0,001 0,00 Số tiền vay chính thức -0,01 0,012 0,29 0,01 0,016 0,36 Số tiền vay không chính thức -0,84 0,174 0,00 -1,22 0,134 0,00 Tài sản sản xuất 0,00 0,003 0,47 0,00 0,002 0,26 Dự án thu hồi đất Đường Cao tốc 0,04 0,593 0,94 0,50 0,424 0,24 Khu dân cư vượt lũ 0,31 0,561 0,58 0,38 0,537 0,49 Sinh kế chính trước khi bị thu hồi đất Làm công hưởng lương thời vụ -1,37 1,127 0,22 0,88 0,519 0,09 Hưởng lương chính thức 0,78 0,901 0,39 0,71 0,538 0,19 Tự kinh doanh 3,06 0,422 0,00 0,80 0,505 0,11 Hằng số -1,77 1,576 0,26 -5,57 1,684 0,00 Number of obs 200 Wald chi2(96) 3292,45 Prob > chi2 0,000 Nguồn: Số liệu điều tra 115 Để hiểu được nguyên nhân của sự khác biệt này, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu các hộ về giá trị và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_2_904_2045627.pdf
Tài liệu liên quan