Luận án Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

Danh mục phụ lục

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT NGHIÊN CỨU.7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .7

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu.19

KẾT LUẬN CHưƠNG 1 .21

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

VỤ VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH .22

2.1. Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh .22

2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế

cạnh tranh.49

KẾT LUẬN CHưƠNG 2 .65

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ

VIỆC HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY .66

3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về chủ thể tiến hành và tham gia thủ

tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng .66

3.2. Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn tiếp nhận, đánh giá

các thông tin, khiếu nại làm cơ sở pháp lý cho việc điều tra vụ việc hạn chế

cạnh tranh và thực tiễn áp dụng .81

3.3. Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ việc hạn

chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng .92

3.4. Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn xử lý vụ việc hạn

chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng .112

pdf174 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trƣớc pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; 5) Tham gia PĐT; 6) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật; 7) Kiến nghị Thủ trƣởng Cơ quan điều tra VVCT quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra VVCT, trƣng cầu giám định, thay đổi ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch trong quá trình điều tra; 8) Báo cáo để Thủ trƣởng Cơ quan điều tra VVCT kiến nghị Chủ tịch UBCTQG yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra. + Theo quy định tại Điều 64 Luật Cạnh tranh (2018) thì vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Thƣ ký PĐT khi tham gia thủ tục giải quyết vụ việc HCCT không có gì thay đổi so với Luật Cạnh tranh (2004). Về trách nhiệm của ngƣời tiến hành TTCT trong việc tuân thủ các quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình tiến hành TTCT, Khoản 3 Điều 56 Luật Cạnh tranh (2004) quy định: “Trong quá trình tiến hành TTCT, điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan QLCT, thành viên HĐCT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan”. Điều 54 Luật Cạnh tranh (2018) cũng quy định: Cơ quan tiến hành TTCT; ngƣời tiến hành TTCT; ngƣời tham gia TTCT trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới VVCT, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, đồng thời tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan. Cũng cần lƣu ý rằng, theo quy định của Luật Cạnh tranh (2018), các quyết định liên quan đến việc giải quyết VVCT do Chủ tịch UBCTQG, Hội đồng xử lý VVCT ban hành cũng là đối tƣợng bị khiếu nại, khởi kiện ra Toà án. Đồng thời, để đảm bảo sự khách quan, vô tƣ của ngƣời tiến hành TTCT, pháp luật còn quy định những trƣờng hợp mà ngƣời tiến hành tố tụng là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc HCCT, điều tra viên VVCT, thƣ ký PĐT phải từ chối hoặc bị thay đổi khi họ là 76 ngƣời thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại hoặc ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến VVCT hoặc có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ (Điều 65 Luật Cạnh tranh (2018)). Quy định hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh các nƣớc trên thế giới và cũng khá phổ biến trong các hình thức tố tụng khác (hình sự, hành chính, dân sự...). Đánh giá về các quy định liên quan tới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc HCCT theo pháp luật cạnh tranh hiện nay, tác giả Luận án có một số nhận xét nhƣ sau: + Cơ quan cạnh tranh là cơ quan hành chính bán tƣ pháp. Tính chất "bán tƣ pháp" đƣợc thể hiện ở chức năng điều tra, xử lý VVCT theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ và điều này về cơ bản đã đƣợc thể hiện trong Luật Cạnh tranh (2018). + Việc xây dựng UBCTQG thuộc Bộ Công Thƣơng đƣợc thực hiện trên cơ sở tái cơ cấu hai cơ quan hiện hành, gồm Cục QLCT và HĐCT theo hƣớng sáp nhập thành một cơ quan duy nhất, mà không phải là xây dựng một cơ quan hoàn toàn mới. Bên cạnh chức năng quản lý Nhà nƣớc về cạnh tranh, chức năng chính của UBCTQG là tổ chức điều tra và tiến hành TTCT để xử lý, giải quyết VVCT trong đó có vụ việc HCCT. Với chức năng chính là tổ chức điều tra và xử lý các vụ việc HCCT, UBCTQG cần phải độc lập, khách quan, chỉ tuân theo pháp luật khi thực hiện chức năng của mình [58, tr. 45-48]. Nhƣ vậy, mặc dù Luật Cạnh tranh (2018) đã quy định UBCTQG thuộc Bộ Công Thƣơng, nhƣng về lâu dài việc xây dựng một cơ quan cạnh tranh thuộc Chính phủ vẫn là phƣơng án tối ƣu nhất để đảm bảo sự độc lập và tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan này. + Luật Cạnh tranh (2004) không quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu của HĐCT mà chỉ đƣa ra các tiêu chuẩn cụ thể để bổ nhiệm thành viên HĐCT. Trong quá trình thực thi thời gian qua, việc đề nghị và bổ nhiệm các thành viên HĐCT hầu hết là các cán bộ lãnh đạo, công chức kiêm nhiệm từ các Bộ, ngành khác nhau dẫn đến một số khó khăn trong việc giải quyết vụ việc HCCT. Hạn chế này nên đƣợc khắc phục trong Luật Cạnh tranh (2018) bằng cách quy định cụ thể vào nội dung văn bản hƣớng dẫn thi hành về số lƣợng các thành viên hoạt động chuyên trách (không kiêm nhiệm) để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của UBCTQG. 3.1.3. Người tham gia tố tụng cạnh tranh Theo quy định của Luật Cạnh tranh (2004) thì ngƣời tham gia TTCT gồm có: Bên khiếu nại; bên bị điều tra; luật sƣ; ngƣời làm chứng; ngƣời giám định; ngƣời phiên dịch; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Luật Cạnh tranh (2018) bổ sung 77 thêm một loại chủ thể là “bên bị khiếu nại” và thay thế vai trò của “luật sƣ” bằng “ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại” khi tham gia TTCT. Theo nội dung của Điều 65 Luật Cạnh tranh (2004) và Điều 66 Luật Cạnh tranh (2018) thì: + Bên khiếu nại là tổ chức, cá nhân có hồ sơ khiếu nại hợp pháp đƣợc UBCTQG tiếp nhận, xem xét để điều tra theo quy định của Luật Cạnh tranh. + Bên bị khiếu nại là tổ chức, cá nhân bị khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. + Bên bị điều tra là tổ chức, cá nhân bị UBCTQG quyết định tiến hành điều tra trong trƣờng hợp thỏa mãn những căn cứ mà Luật Cạnh tranh quy định. Khi tham gia thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, bên khiếu nại, bên bị điều tra đều có các quyền: 1) Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình TTCT; 2) Đƣa ra thông tin, tài liệu, đồ vật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; 3) Đƣợc biết về thông tin, tài liệu, đồ vật mà bên khiếu nại hoặc Cơ quan điều tra VVCT đƣa ra; 4) Đƣợc nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ VVCT và đƣợc ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ VVCT để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trừ tài liệu, chứng cứ không đƣợc công khai theo quy định của pháp luật; 5) Tham gia và trình bày ý kiến tại PĐT; 6) Đề nghị triệu tập ngƣời làm chứng; 7) Đề nghị trƣng cầu giám định; 8) Kiến nghị thay đổi ngƣời tiến hành TTCT, ngƣời tham gia TTCT; 9) Ủy quyền cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia TTCT; 10) Đề nghị Cơ quan điều tra VVCT, Hội đồng xử lý vụ việc HCCT chấp nhận đƣa ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia TTCT. (Khoản 3 Điều 67 Luật Cạnh tranh (2018)). Ngoài ra, bên khiếu nại còn có quyền kiến nghị Chủ tịch UBCTQG yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc HCCT (Khoản 1 Điều 67 Luật Cạnh tranh (2018)). Đồng thời, khi tham gia thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, bên khiếu nại và bên bị điều tra cũng có các nghĩa vụ: 1) Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình; 2) Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra VVCT và Hội đồng xử lý vụ việc HCCT; 3) Không đƣợc tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia TTCT; không đƣợc sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp 78 trong hồ sơ VVCT vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; 4) Thi hành quyết định của UBCTQG, Hội đồng xử lý vụ việc HCCT và Cơ quan điều tra VVCT” (Khoản 4 Điều 67 Luật Cạnh tranh (2018)). Bên bị khiếu nại do chƣa phải là đối tƣợng bị điều tra theo quyết định điều tra của UBCTQG nên có vai trò tham gia một cách hạn chế vào hoạt động TTCT. Tuy nhiên, họ cũng có các quyền pháp lý để bảo vệ mình là đƣợc biết thông tin về việc bị khiếu nại và đƣợc giải trình về các nội dung bị khiếu nại (Khoản 2 Điều 67 Luật Cạnh tranh (2018)). + Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ngƣời đƣợc bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu bằng văn bản tham gia TTCT để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhƣ vậy, luật sƣ theo quy định của pháp luật về luật sƣ (Luật Luật sƣ 2006 và Luật Luật sƣ sửa đổi 2012) hoặc công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp luật, không trong thời gian bị khởi tố hình sự, không có án tích đều có thể trở thành ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên trong cùng một vụ việc nếu quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đó không đối lập với nhau. Nhiều ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một bên trong vụ việc (Điều 68 Luật Cạnh tranh (2018)). Khi tham gia thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền tham gia vào các giai đoạn trong quá trình TTCT, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ và cung cấp thông tin, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện, nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ VVCT và đƣợc ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ VVCT để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện, đƣợc thay mặt bên mà mình đại diện kiến nghị thay đổi ngƣời tiến hành TTCT, ngƣời tham gia TTCT. Đồng thời, họ cũng có nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật, không đƣợc mua chuộc, cƣỡng ép hoặc xúi giục ngƣời khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, không đƣợc tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia TTCT, không đƣợc sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp 79 trong hồ sơ VVCT vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 68 Luật Cạnh tranh (2018)). + Ngƣời làm chứng là ngƣời biết các tình tiết có liên quan đến nội dung VVCT đƣợc Cơ quan điều tra VVCT, Hội đồng xử lý vụ việc HCCT triệu tập tham gia TTCT. Ngƣời mất năng lực hành vi dân sự không thể là ngƣời làm chứng. Khi tham gia TTCT, ngƣời làm chứng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 Luật Cạnh tranh (2018). Trong trƣờng hợp ngƣời làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khi đƣợc Cơ quan điều tra VVCT hoặc Hội đồng xử lý vụ việc HCCT triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, trừ trƣờng hợp thông tin, tài liệu cần khai báo liên quan đến bí mật Nhà nƣớc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tƣ hoặc việc khai báo có ảnh hƣởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra là ngƣời có quan hệ thân thích với mình. + Ngƣời giám định là ngƣời am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định đƣợc Thủ trƣởng Cơ quan điều tra VVCT, Hội đồng xử lý vụ việc HCCT trƣng cầu hoặc đƣợc các bên liên quan đề nghị giám định. Khi tham gia thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, ngƣời giám định có các quyền và nghĩa vụ đƣợc quy định cụ thể tại Điều 70 Luật Cạnh tranh (2018). Trong trƣờng hợp không có lý do chính đáng mà ngƣời giám định từ chối kết luận giám định hoặc vắng mặt khi đƣợc cơ quan tiến hành TTCT triệu tập hoặc kết luận giám định sai sự thật thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo sự khách quan khi thực hiện nhiệm vụ giám định, Điều 70 Luật Cạnh tranh (2018) cũng quy định ngƣời giám định phải từ chối tham gia TTCT hoặc bị thay đổi trong các trƣờng hợp nhất định. + Ngƣời phiên dịch là ngƣời có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngƣợc lại trong trƣờng hợp có ngƣời tham gia TTCT không sử dụng đƣợc tiếng Việt. Ngƣời phiên dịch có thể đƣợc Cơ quan điều tra VVCT, Hội đồng xử lý vụ việc HCCT yêu cầu để phiên dịch hoặc do bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lựa chọn hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn nhƣng phải đƣợc Cơ quan điều tra VVCT, Hội đồng xử lý vụ việc HCCT chấp thuận. Khi tham gia thủ tục giải quyết vụ việc HCCT, ngƣời phiên dịch có các quyền và nghĩa vụ đƣợc quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Cạnh tranh (2018). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật Cạnh tranh (2018), ngƣời phiên dịch cũng phải từ chối tham gia TTCT hoặc bị thay đổi trong các trƣờng hợp là bên khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là ngƣời thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc đã tham 80 gia TTCT với tƣ cách là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, ngƣời làm chứng, ngƣời giám định trong cùng một VVCT hoặc trong trƣờng hợp có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tƣ khi làm nhiệm vụ. + Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, theo Điều 72 Luật Cạnh tranh (2018), đƣợc hiểu là ngƣời không có khiếu nại trong VVCT, không phải là bên bị điều tra nhƣng việc giải quyết VVCT có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình đề nghị hoặc đƣợc bên khiếu nại, bên bị điều tra đề nghị và đƣợc Cơ quan điều tra VVCT, Hội đồng xử lý vụ việc HCCT chấp nhận đƣa họ vào tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc đƣợc Cơ quan điều tra VVCT, Hội đồng xử lý vụ việc HCCT đƣa họ vào tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu độc lập hoặc tham gia TTCT với bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra. Thủ tục yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đƣợc thực hiện theo thủ tục khiếu nại VVCT. Nhƣ vậy, theo quy định của Luật Cạnh tranh (2004) và Luật Cạnh tranh (2018), trừ bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra có những đặc thù riêng khi tham gia TTCT, những ngƣời tham gia TTCT còn lại có địa vị pháp lý tƣơng đối giống với địa vị pháp lý của những ngƣời tham gia tố tụng trong các hình thức tố tụng dân sự hay hình sự. Với quan điểm cho rằng không chỉ có Luật sƣ mới có thể tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra, Luật Cạnh tranh (2018) đã bổ sung "ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra" vào danh sách ngƣời tham gia TTCT thay cho luật sƣ nhƣ trong Luật Cạnh tranh (2004). Quy định về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra đƣợc xây dựng trên cơ sở sự thống nhất, phù hợp với các quy định về ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong pháp luật tố tụng hành chính và dân sự. Việc chi trả cho các khoản phí đi lại của ngƣời làm chứng, ngƣời phiên dịch đƣợc thực hiện theo pháp luật về chi phí giám định, định giá, chi phí cho ngƣời làm chứng, ngƣời phiên dịch trong tố tụng. Theo đó, trƣờng hợp ngƣời làm chứng, ngƣời phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thanh toán chi phí cho những ngƣời này. Trƣờng hợp ngƣời làm chứng, ngƣời phiên dịch đƣợc triệu tập theo yêu cầu của đƣơng sự (bên khiếu nại, bên bị điều tra) thì đƣơng sự có trách nhiệm thanh toán chi phí cho những ngƣời này. Có thể nói, trên cơ sở các quy định về ngƣời tham gia TTCT đƣợc quy định trong Luật Cạnh tranh (2004) và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, Luật Cạnh tranh 81 (2018) đã bổ sung, hoàn thiện rất đầy đủ và hợp lý về thành phần và địa vị pháp lý của từng loại ngƣời tham gia TTCT phù hợp theo thông lệ quốc tế, các yêu cầu về quyền dân sự theo Tuyên ngôn nhân quyền thế giới, đồng thời đảm bảo cho TTCT nói chung và thủ tục giải quyết vụ việc HCCT đƣợc diễn ra một cách có hiệu quả. Chẳng hạn nhƣ Luật Cạnh tranh đã cho phép bên bị điều tra đƣợc biết về các thông tin, tài liệu, đồ vật (chứng cứ) mà bên khiếu nại hoặc Cơ quan điều tra VVCT đƣa ra để chống lại mình, đƣợc đƣa ra chứng cứ có giá trị chứng minh ngƣợc lại để bảo vệ mình, đƣợc nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ VVCT và đƣợc ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ VVCT để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (trừ tài liệu, chứng cứ không đƣợc công khai theo quy định của pháp luật) Thậm chí, ngay từ giai đoạn đầu tiên của TTCT, bên bị khiếu nại đƣợc hiểu là bên chƣa bị điều tra theo thủ tục điều tra cũng đã đƣợc thông báo về việc mình bị khiếu nại và có quyền giải trình về các nội dung bị khiếu nại. Đây là những quy định rất tiến bộ, thể hiện tính “tranh tụng” cao trong TTCT và chặt chẽ nhƣ trong thủ tục tƣ pháp. Các quyền của ngƣời tham gia TTCT đƣợc quy định trong Luật Cạnh tranh (2018) đã cung cấp đầy đủ các đảm bảo về mặt pháp lý cho họ có thể tham gia vào thủ tục giải quyết vụ việc HCCT phù hợp với các nguyên tắc căn bản của loại tố tụng này nhƣ: đảm bảo quyền tranh tụng; quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; quyền đƣợc xét xử công bằng; quyền đƣợc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ bí mật kinh doanh trong thủ tục giải quyết vụ việc HCCT. 3.2. Thực trạng các quy định pháp luật trong giai đoạn tiếp nhận, đánh giá các thông tin, khiếu nại làm cơ sở pháp lý cho việc điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và thực tiễn áp dụng 3.2.1. Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh trên cơ sở yêu cầu của bên khiếu nại Nhƣ đã phân tích tại Chƣơng 2 của Luận án, việc điều tra vụ việc HCCT theo yêu cầu của bên khiếu nại là một quy định phổ biến trong pháp luật cạnh tranh của các nƣớc trên thế giới, đảm bảo quyền khiếu nại của các doanh nghiệp hay ngƣời tiêu dùng khi họ bị hành vi HCCT trái pháp luật gây thiệt hại, thể hiện tính chất “tƣ pháp” của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT. Theo quy định của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định điều tra vụ việc HCCT khi có đơn khiếu nại đã đƣợc thụ lý theo quy định. Theo Điều 86 Luật Cạnh tranh (2004), việc hồ sơ khiếu nại VVCT đã đƣợc cơ quan QLCT thụ lý sẽ là một trong hai căn cứ để Thủ trƣởng cơ quan QLCT ra quyết định điều tra sơ bộ. Điều 80 Luật Cạnh tranh (2018) cũng quy 82 định Thủ trƣởng Cơ quan điều tra VVCT ra quyết định điều tra VVCT trong trƣờng hợp việc khiếu nại VVCT đã đáp ứng yêu cầu theo quy định và đƣợc thụ lý (không thuộc trƣờng hợp bị trả lại hồ sơ khiếu nại). Điều 58 Luật Cạnh tranh (2004) và Điều 77 Luật Cạnh tranh (2018) đều xác định: “Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan QLCT (hoặc UBCTQG theo Luật cạnh tranh (2018))”. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, cơ quan QLCT có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ khi nhận đƣợc hồ sơ khiếu nại đầy đủ theo quy định, hồ sơ khiếu nại đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ và tính có căn cứ, hợp pháp. Để khiếu nại đƣợc chấp nhận, theo Khoản 3 Điều 58 Luật Cạnh tranh (2004), bên khiếu nại ngoài việc nộp đơn khiếu nại theo mẫu của cơ quan QLCT còn phải cung cấp chứng cứ về hành vi vi phạm của bên bị khiếu nại, đồng thời, phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan QLCT. Theo Luật Cạnh tranh (2018), ngoài các yêu cầu kể trên, bên khiếu nại còn phải cung cấp các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc (Khoản 3 Điều 77). Điều 45 Nghị định 116 hƣớng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh (2004) quy định cụ thể đơn khiếu nại trong hồ sơ khiếu nại VVCT phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại; danh tính và địa chỉ của bên khiếu nại; danh tính và địa chỉ của bên bị khiếu nại; danh tính và địa chỉ của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan QLCT giải quyết; danh tính và địa chỉ của ngƣời làm chứng (nếu có); chứng cứ để chứng minh đơn khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà bên khiếu nại xét thấy cần thiết cho việc giải quyết VVCT; chữ ký của bên khiếu nại trong trƣờng hợp bên khiếu nại là cá nhân; chữ ký và dấu của đại diện hợp pháp của bên khiếu nại trong trƣờng hợp bên khiếu nại là tổ chức. Sau khi tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, Điều 46 Nghị định 116 quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan QLCT tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Trƣờng hợp hồ sơ khiếu nại VVCT không có đủ các tài liệu theo quy định, cơ quan QLCT thông báo cho bên khiếu nại bổ sung trong thời hạn không quá 30 ngày, trong trƣờng hợp đặc biệt, cơ quan QLCT có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại. Về việc nộp tạm ứng phí xử lý VVCT gắn với thụ lý hồ sơ khiếu nại, Điều 47 83 Nghị định 116 quy định: “Sau khi nhận hồ sơ khiếu nại VVCT đầy đủ, hợp lệ, cơ quan QLCT phải thông báo ngay cho bên khiếu nại nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý VVCT trong thời hạn 15 ngày”. Cơ quan QLCT chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại VVCT sau khi nhận đƣợc biên lai nộp tiền tạm ứng phí xử lý VVCT, trừ trƣờng hợp bên khiếu nại đƣợc miễn tiền tạm ứng phí xử lý VVCT theo quy định tại Điều 56 Nghị định 116. Cơ quan QLCT sẽ không thụ lý và trả lại hồ sơ khiếu nại VVCT trong các trƣờng hợp: Một là, đã hết thời hiệu khiếu nại; hai là, vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan QLCT; ba là, bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan QLCT đúng thời hạn quy định (Khoản 2 Điều 46 Nghị định 116). Bên khiếu nại có quyền khiếu nại việc không đƣợc thụ lý đơn khiếu nại lên Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ khiếu nại bị trả lại. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại, Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng phải ra một trong các quyết định là giữ nguyên việc trả lại hồ sơ khiếu nại VVCT hoặc yêu cầu cơ quan QLCT tiến hành thụ lý hồ sơ khiếu nại VVCT (Khoản 3 Điều 46 Nghị định 116). Về nội dung tiếp nhận và xem xét hồ sơ khiếu nại của bên khiếu nại, Luật cạnh tranh (2018) có một số quy định khác so với Luật Cạnh tranh (2004), đó là: - Sau khi tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, UBCTQG trong thời hạn 07 ngày chỉ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đảm bảo đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu, UBCTQG sẽ thông báo cho bên khiếu nại về việc tiếp nhận hồ sơ khiếu nại. Trong thời hạn 15 ngày tiếp theo, UBCTQG tiếp tục xem xét hồ sơ khiếu nại có thỏa mãn hay không (Khoản 1 Điều 78) để yêu cầu bổ sung hồ sơ trong thời hạn tối đa là 45 ngày (kể cả trƣờng hợp gia hạn 15 ngày). Mặc dù tiêu chí đánh giá trong lần thứ hai này không đƣợc quy định rõ, nhƣng ta có thể hiểu rằng việc xem xét hồ sơ khiếu nại sẽ theo các “tiêu chí nội dung” trên cơ sở việc đánh giá kỹ càng các căn cứ, thông tin mà hồ sơ khiếu nại đã cung cấp. Vấn đề này nếu đƣợc làm rõ trong văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh (2018) sẽ là một điểm tiến bộ so với Luật Cạnh tranh (2004) trong việc đảm bảo quyền khiếu nại của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại, bởi vì bản thân các các quy định tại Điều 56 và 57 của Nghị định 116 đã không có sự thống nhất về yêu cầu đối với Cơ quan QLCT khi xem xét hồ sơ khiếu nại theo tiêu chí hợp lệ, đầy đủ (tiêu chí hình thức) hay tính hợp pháp (tiêu chí nội dung), điều này sẽ gây khó khăn hoặc tạo ra sự “tùy tiện” cho Cơ quan QLCT trong việc đánh giá về hồ sơ khiếu nại, ảnh hƣởng tới hành vi tố tụng tiếp theo của cơ quan QLCT là thụ lý hay không thụ lý đơn khiếu nại. - Việc tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của UBCTQG sẽ đƣợc thông báo đồng thời 84 cho cả bên khiếu nại và bên bị khiếu nại (Khoản 1 Điều 78). Đây có lẽ cũng là một quy định thể hiện rõ hơn sự chặt chẽ, tính chất “tƣ pháp” của thủ tục giải quyết vụ việc HCCT theo Luật Cạnh tranh (2018) so với Luật Cạnh tranh (2004), bởi lẽ, khi đƣợc thông báo sớm về việc bị khiếu nại sẽ đảm bảo hơn quyền “bào chữa” cho bên bị khiếu nại, đảm bảo tính “tranh tụng” trong TTCT, mặc dù tại thời điểm đó, thủ tục điều tra vụ việc HCCT (điều tra trong tố tụng) hoàn toàn chƣa đƣợc áp dụng. Chính quy định này đã tạo ra một “loại ngƣời tham gia tố tụng mới” là bên bị khiếu nại để phân biệt với bên bị điều tra (bên bị khiếu nại chỉ trở thành bên bị điều tra trong trƣờng hợp UBCTQG ra quyết định điều tra) theo Luật Cạnh tranh (2018). Luật Cạnh tranh (2018) còn quy định, trong thời gian UBCTQG xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ, bên khiếu nại có quyền rút đơn khiếu nại và hành vi này sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý là UBCTQG dừng việc xem xét hồ sơ khiếu nại. Trên cơ sở đó, Điều 79 Luật Cạnh tranh (2018) quy định UBCTQG sẽ trả lại hồ sơ khiếu nại VVCT trong các trƣờng hợp: Thứ nhất, thời hiệu khiếu nại đã hết; thứ hai, khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBCTQG; thứ ba, bên khiếu nại không bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định; thứ tư, bên khiếu nại xin rút hồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thu_tuc_giai_quyet_vu_viec_han_che_canh_tranh_o_viet.pdf
Tài liệu liên quan