Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5

1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và thuyết tam

tòng, tứ đức trong Nho giáo 5

1.2. Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ

đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 12

1.3. Những công trình nghiên cứu quan điểm và giải pháp chủ yếu

nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu

cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Namhiện nay 18

Chương 2: THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO 23

2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc 23

2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam 38

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI

VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC

TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 62

3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người

phụ nữ Việt Nam hiện nay 62

3.2. Ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người

phụ nữ Việt Nam hiện nay 89

3.3. Những nhân tố làm biến đổi sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ

đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 108

3.4. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức

trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 115

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ

ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 124

4.1. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và

hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với

người phụ nữ Việt Nam hiện nay 124

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và

hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với

người phụ nữ Việt Nam hiện nay 135

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

pdf174 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người từ 61 tuổi trở lên có 28,5% (trong đó nông thôn cao hơn thành thị (32% so với 19,8%), nữ cao hơn nam (31% so với 25,9%) là do cha mẹ hoàn toàn quyết định. Đối với cuộc hôn nhân hiện tại của những người từ 18 đến 60 tuổi thì chỉ còn 7,3% (trong đó nông thôn là 8,3%, thành thị là 4,5%, nữ 8,6%, nam 5,9%). Đối với lứa tuổi vị thành niên từ 15 đến 17 tuổi (được hỏi về quan niệm), có 4,4,% ý kiến cho rằng cuộc hôn nhân của các em sau này là do cha mẹ hoàn toàn quyết định. Những tiêu cực của tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con gái được cha mẹ gả bán cho nhà chồng vẫn còn có ảnh hưởng trong đời sống xã hội ở nước ta. Điều này được thể hiện ở tục thách cưới, tiền cheo của nhà gái đối với nhà trai. Nhiều gia đình nhà gái cho rằng, họ nuôi dưỡng con gái vất vả, sau khi con gái đi lấy chồng là phục vụ gia đình nhà chồng nên khi cưới nhà gái được quyền thách cưới cao để trả công cho họ- đó là tiền cheo. Chính vì vậy, có một số cặp nam nữ yêu nhau nhưng vì nhà gái thách cưới cao, nhà trai không có điều kiện đáp ứng nên việc hôn nhân của đôi nam nữ không thành. Hoặc nhà trai đi vay tiền để đáp ứng nhu cầu của nhà gái sau đó cưới 79 xong đôi vợ chồng trẻ phải trả nợ số tiền ấy. Có nhiều cô gái do bố mẹ đẻ thách cưới cao quá mà nhà trai vẫn đáp ứng, hôn nhân vẫn được tiến hành nhưng sau khi về nhà chồng họ đã gặp phải sự dằn vặt, đay nghiến của nhà chồng. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới hôn nhân của cặp vợ chồng. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo đã gây ảnh hưởng tiêu cực trong vấn đề hôn nhân của người phụ nữ. Trong hôn nhân, người phụ nữ ít được tự do lựa chọn bạn đời. Trong hôn nhân, người phụ nữ không có sự bình đẳng so với nam giới, họ không được tự do cá nhân như nam giới. Luật hôn nhân gia đình đã quy định hôn nhân là tự nguyện, hôn nhân một vợ một chồng. Nhưng những tư tưởng bảo thủ tiêu cực của thời xưa vẫn có ảnh hưởng tới xã hội nay. Hiện nay, đối với người đàn ông ngoại tình thì dư luận sẽ mềm hơn đối với người phụ nữ ngoại tình. Thậm chí, ở một số vùng nông thôn (làng Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội) có hiện tượng người đàn ông có quyền lấy rất nhiều vợ, người vợ cả có trách nhiệm đi hỏi vợ cho chồng nếu mà chồng thích người ấy Dư luận ở nơi đây nhìn nhận vấn đề này là bình thường vì đối với họ đây là tục tế có từ ngàn xưa và người phụ nữ phải chấp nhận điều đó. Đây là một tục lệ cần phải loại bỏ, nó đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hôn nhân gia đình. Nó đi ngược lại với xu hướng tiến bộ văn minh của sự phát triển xã hội hiện nay. 3.1.1.3. Thuyết tam tòng, tứ đức tạo ra tâm lý thụ động phụ thuộc vào chồng làm cản trở sự phát triển của người phụ nữ hiện nay Thuyết tam tòng, tứ đức đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của người phụ nữ. Nó không những gây ra tâm lý coi thường, áp bức phụ nữ ở nam giới mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực chính trong bản thân suy nghĩ và hành động của người phụ nữ. Một trong những suy nghĩ tiêu cực đó chính là tâm lý tự ti, thụ động vào chồng của họ. Từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao tuyệt đối vai trò của người đàn ông, người chồng trong gia đình mà người phụ nữ tự cho mình phải phụ thuộc vào chồng, chấp nhận lép về so với chồng. Thứ nhất, người phụ nữ chấp nhận cách sống an phận thủ thường. Họ lao động vất vả, chăm lo vun vén gia đình, chăm sóc con cái để chồng có thời gian 80 nghỉ ngơi mà không một lời kêu ca vì họ chấp nhận phận đàn bà là thế. Ở các vùng nông thôn, phụ nữ là lao động chính làm kinh tế trong gia đình nhưng họ lại không có quyền quyết các công việc lớn của gia đình. Vấn đề mua sắm những thứ nhiều tiền, việc học hành, định hướng nghề nghiệp cho con cái, hôn nhân của con cái đều do người đàn ông quyết định và người vợ phải nghe theo. Thứ hai, bản thân người phụ nữ phản ứng yếu ớt trước vấn đề bạo lực gia đình. Có nhiều người phụ nữ bị chồng bạc đãi đánh đập cũng đều nhẫn nhục chịu đựng vì đối với họ cha ông đã răn dạy từ xưa là, “nhịn chồng không có gì là xấu”, “xấu chàng thì hổ ai?”. Từ trước tới nay, người ta chỉ nói “nhịn chồng” chứ không ai nói là “nhịn vợ” cả. Chính vì tư tưởng đó nên ít người phụ nữ đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình. Thứ ba, bản thân người phụ nữ không đánh giá đúng được vị trí và vai trò của mình trong gia đình và xã hội nên họ ỷ lại, thụ động không chịu cố gắng và vươn lên trong học tập và công việc xã hội, trong việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng về phía mình. Có nhiều người phụ nữ tự cho mình là phận nữ nên phải phụ thuộc vào chồng, họ không có quyền quyết định những việc to lớn. Họ cho rằng mình chỉ cần làm tốt công việc gia đình là được còn việc xã hội là việc của đàn ông. Hoặc nếu có tham gia công việc xã hội thì họ không phát huy hết khả năng của mình mà chỉ tham gia gọi là có để không bị tiếng là ăn bám chồng. Đây là một hạn chế của tư tưởng tam tòng, tứ đức- tư duy trọng nam khinh nữ đã tồn tại từ bao đời nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển của phụ nữ nói riêng của xã hội nói chung. Hiện nay, nền kinh tế thị trường, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu mỗi cá nhân trong xã hội phải năng động sáng tạo, không ngừng học tập nghiên cứu để đóng góp sức mình vào vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Như vậy, hậu quả tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển của đất nước ta. 3.1.1.4. Thuyết tam tòng, tứ đức là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề bạo lực gia đình Mặc dù Luật bình đẳng giới được ban hành vào ngày 1/07/2007 nhưng ở nhiều nơi trên đất nước ta đặc biệt là ở các vùng nông thôn, người phụ nữ 81 vẫn còn chịu nhiều bất công, bất bình đẳng. Tiêu biểu cho vấn đề này là bạo lực gia đình. Theo điều tra, khảo sát của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2006 với 2000 mẫu gồm người dân, nạn dân bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình, cán bộ xã, cán bộ y tế, công an, phụ nữ, toà án nhân dân cấp huyện cho biết: hàng năm 2,3% số gia đình có hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% số gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% số cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Theo điều tra gia đình Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, UNICEF thực hiện năm 2006 [184] với 93.000 mẫu đưa ra kết quả là: khoảng 21,2% số cặp vợ/chồng xảy ra các hiện tượng bạo lực như đánh, mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu. Và như vậy, 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo lực gia đình. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao [184], trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Nhiều thập kỷ qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội Nhà nước và nhiều cấp ở địa phương chú trọng; vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ nay được tín nhiệm, đề cử vào nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền và xã hội. Theo Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng ở nước ta. Từ lâu nay, chế độ phụ hệ, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng. Khi nền kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ có nhiều thay đổi và thành đạt hơn chồng thế nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình mà nguyên nhân là một số ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình bị lung lay. 82 Điều đặc biệt trong vấn đề bạo lực gia đình là có không ít phụ nữ chấp nhận hoặc phản ứng một cách thụ động trước những hành vi bạo lực và sự phân biệt đối xử trong gia đình. Những phụ nữ ấy có thể từ nhỏ đã được cha mẹ dạy dỗ theo lễ giáo Nho giáo, lại không hiểu biết pháp luật, e ngại dư luận, muốn gia đình êm ấm nên không nhờ pháp luật, Hội phụ nữ can thiệp vì họ xấu hổ do tư tưởng “vạch áo cho người xem lưng”. Họ chấp nhận không dám đấu tranh dù cho bị chồng đánh đập, đối xử bất công. Những người xung quanh biết nhưng không dám can thiệp vì sợ bị liên luỵ, còn một số cơ quan chức năng địa phương biết nhưng coi đó là chuyện va chạm thường xuyên trong gia đình nên chỉ khuyên hòa giải. Như vậy, thuyết tam tòng, tứ đức đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí, vai trò và quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình. Những ảnh hưởng tiêu cực đó là vị trí vai trò của người phụ nữ không được đề cao, họ phải phụ thuộc vào người đàn ông; họ là nạn nhân của nhiều vụ bạo lực gia đình; người phụ nữ không có nhiều sự lựa chọn trong hôn nhân của mình và đặc biệt là thuyết tam tòng, tứ đức đã tạo ra tâm lý thụ động, phụ thuộc vào chồng ở ngay chính bản thân người phụ nữ Đây là một vấn đề quan trọng, là rào cản ngăn trở sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Đảng, Nhà nước và xã hội ta. 3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam ngoài xã hội hiện nay 3.1.2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức đã hạn chế khả năng tham gia các công việc xã hội của người phụ nữ Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay đó là đã hạn chế khả năng tham gia các công việc xã hội của người phụ nữ. Người phụ nữ vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nữ nhi an phận thủ thường” từ người chồng và những người thân trong gia đình. Theo điều tra, rất nhiều người chồng không muốn vợ hơn mình về trình độ học vấn, địa vị xã hội nên họ đã không tạo điều kiện giúp đỡ việc nhà để vợ được học tập, tham gia nhiều hơn vào công việc xã hội. Điều này có ở những người đàn ông thành đạt và không thành đạt trong xã hội. Nhìn chung, đa 83 phần người chồng chỉ muốn vợ an phận thủ thường, chăm lo tốt việc gia đình, nuôi dạy con cái. Một điều đặc biệt là tư tưởng “an phận thủ thường” này còn có ảnh hưởng đến nhiều người phụ nữ. Có nhiều người phụ nữ đã ỷ lại, không chịu cố gắng vươn lên để thay đổi hoàn cảnh mà chấp nhận cuộc sống phụ thuộc vào chồng. Chính điều này đã làm cho họ tạo khoảng cách trong việc tham gia các công tác xã hội. Nhiều người phụ nữ chăm lo gia đình tốn nhiều thời gian đã rất vất cả và chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng tiêu cực trên nên mặc dù họ có tố chất, chuyên môn tốt nhưng cũng không cống hiến hết sức mình cho công việc xã hội được. Khi tham gia công tác xã hội, phần lớn phụ nữ thường chọn những nghề mang tính chất nhẹ nhàng như: giáo viên, bác sĩ, kế toán để có thời gian chăm lo cho gia đình. Chính vì vậy, những ngành như cơ khí, xây dựng, tin học, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác chủ yếu là nam giới. Đây là một hạn chế trong vấn đề phân bố nguồn lao động giới vào các ngành nghề. Vì thực trạng chọn nghề này ở phụ nữ đã làm cho chúng ta không khai thác hết các tiềm năng của phụ nữ. Mức độ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức hạn chế khả năng tham gia vào công tác xã hội của người phụ nữ còn tùy thuộc vào thời gian và địa điểm sống của họ. Ở các thành phố lớn, người phụ nữ có điều kiện học hành, tham gia công tác xã hội. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, sự ảnh hưởng của tư tưởng tiêu cực này vẫn còn nặng nề. Ở lứa tuổi thanh niên hiện nay ít bị ảnh hưởng bởi tư tưởng này hơn so với thế hệ đi trước. Nhưng nhìn chung, hiện nay, ở nhiều nơi vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng này. 3.1.2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức đã hạn chế khả năng làm lãnh đạo ở các cơ quan của người phụ nữ Với tư tưởng chủ đạo là “trọng nam khinh nữ”, “nam tôn nữ ti” thuyết tam tòng, tứ đức không chỉ là rào cản người phụ nữ tham gia các công tác xã hội mà còn là rào cản người phụ nữ làm lãnh đạo. Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X nhận định: “Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, tham gia các cơ quan dân cử còn thấp, chưa bền vững, chưa tương xứng với 84 năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt, ở một số lĩnh vực tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm” [41, tr.80]. Do những định kiến cũ mà việc tiếp nhận cán bộ nữ vào làm việc trong nhiều cơ quan nhà nước là rất khó khăn. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ chú trọng cất nhắc cán bộ nam trong khi có rất nhiều cán bộ nữ có khả năng, thành tích và phẩm chất đạo đức tốt. Theo họ, nam giới mới có khả năng nhìn xa trông rộng, đủ sức đảm đương những cương vị quan trọng. Do những định kiến sai lệch ấy mà việc bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng lao động nữ còn nhiều bất hợp lý. Trong đó, số nữ Uỷ viên Trung ương Ðảng khóa VII là 12, khóa VIII tăng lên 18 (tuy vậy khóa IX lại còn 12). Ở cấp tỉnh, tỉnh uỷ viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp uỷ địa phương đạt 10 - 11%, trong đó bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp uỷ đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận. Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13%. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ. Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4%. Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm 17%. Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là 27,31%. Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau New Zealand) [184]. Sự gia tăng số lượng nữ tham gia quản lý nhà nước chứng tỏ chất lượng, trình độ cán bộ lãnh đạo của nữ giới ngày càng nâng cao. Theo đánh giá của Văn phòng Quốc hội, việc tham gia xây dựng pháp luật và chính sách, đóng góp ý kiến cho công tác quản lý nhà nước và toạ đàm với cử tri của các nữ đại biểu Quốc hội ngày càng có chất lượng. Vì vậy, chị em càng thêm tự tin, trình bày ý kiến đại diện cho người dân và cho chính giới nữ trong các kỳ họp của Quốc hội. Hiện nay, số cán bộ công chức nữ tham gia công tác quản lý nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch 85 Uỷ ban nhân dân, 22 Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ công chức nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ. Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ cán bộ công chức tham gia quản lý nhà nước còn ít. Tỷ lệ nữ cán bộ công chức là lãnh đạo trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ cán bộ công chức làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, tài chính ngân hàng... Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 - 11%. Trong các cấp uỷ đảng, số nữ cán bộ công chức giữ vị trí trọng trách rất ít. Tỷ lệ trung bình nữ cán bộ công chức ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ chỉ khoảng 3 - 8% ở mọi cấp. Phần lớn các uỷ viên thường vụ trong các cấp uỷ đảng chỉ được phụ trách những công việc hành chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ chiến lược. Sự khác biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực công tác. So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị quản lý nhà nước chưa tương xứng vai trò, vị trí và những đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển. Trước đây, tỷ lệ nữ cán bộ công chức tham gia quản lý nhà nước trong ngành công nghiệp chiếm gần 20%, nay giảm xuống còn 10%. Trong nhiều tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước hoặc các đoàn thể, mặc dù có phụ nữ tham gia nhưng chỉ là cho đủ thành phần cơ cấu. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan tư pháp cũng khá thấp so với nam giới và trong số đó cũng ít người được nắm giữ cương vị chủ chốt: “Năm 2001, Thẩm phán nữ ở Toà án nhân dân tối cao chiếm tỷ lệ là 22%; thẩm phán nữ ở toàn án cấp tỉnh là 27%; toà án cấp huyện là 35% [61, tr.35, 44]. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đối với các doanh nghiệp nhà nước, số cán bộ nữ trực tiếp làm công tác lãnh đạo, quản lý cấp tổng công ty cũng chiếm tỷ lệ nhất định: tổng giám đốc các tổng công ty là 5%, phó tổng 86 giám đốc là 9,7%. Đối với các tổng công ty: chủ tịch hội đồng quản trị là 1,7%, tổng giám đốc là 2,9% và tổng giám đốc chiếm 1,4%. Việc thực hiện chế độ hưu trí cho cán bộ nam và nữ hiện nay có sự phân biệt, chênh lệch 5 năm, một mặt, chính sách đó nhằm tạo điều kiện để phụ nữ có thêm thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên đang là một rào cản lớn đối với phụ nữ trong quá trình phấn đấu vào các vị trí chức nghiệp của mình. Rõ ràng khi so sánh nam giới có lợi thế hơn phụ nữ. Đối với phụ nữ, thông thường, sau khi tốt nghiệp đại học đa số họ thường phải dành những khoảng thời gian nhất định cho việc sinh con và chăm lo gia đình, cơ hội phát triển chuyên môn cũng như tham gia các lớp cao cấp lý luận chính trị và sau đại học gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới. Trong khi đó, cùng ra trường như phụ nữ, nam giới có lợi thế hơn vì họ không bị ngắt quảng trong phấn đấu chuyên môn và nghề nghiệp, họ sớm có cơ hội khẳng định bản thân mình hơn. Từ khung chính sách quy định về tuổi nghĩ hưu sẽ liên quan đến khoảng cách giới trong tuổi quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề cử và bổ nhiệm. Những quy định có khoảng cách này một mặt là tạo điều kiện hưởng lợi cho những nhóm phụ nữ là công nhân ở các ngành nghề nặng nhọc, độc hại; một mặt đang tạo ra những áp lực đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý hiện nay. Đây cũng là một thực tế khiến số lượng cán bộ nữ tham gia vào các vị trí quan trọng trong lãnh đạo thấp hơn nam giới nhiều. Như vậy, dù đã có những tiến bộ lớn trong nhận thức về vấn đề bình đẳng nam nữ, nhưng rõ ràng, tư tưởng trọng nam khinh nữ, định kiến đối với phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý vẫn mang những biểu hiện rõ rệt. Nó vẫn đang tồn tại dai dẳng ở các cấp, ngành, trên nhiều lĩnh vực. Luật Bình đẳng giới được ban hành vào năm 2007 và đã có hiệu lực nhưng trên thực tế, trong cấp uỷ ở nhiều địa phương, đơn vị vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ yêu cầu khách quan của việc cần xoá bỏ định kiến về giới. Ở nhiều nơi vẫn còn biểu hiện của sự hẹp hòi, phân biệt, thiếu tin tưởng vào khả năng của phụ nữ như không tuyển dụng lao động nữ; đánh giá, sử dụng, đề bạt còn thiếu công bằng, khách quan. Đứng trước thực tế đó, khó khăn lớn nhất của những phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý là sự đánh giá thiếu công bằng từ phía 87 đồng nghiệp và ngay cả từ người lãnh đạo. Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến hẹp hòi. Như vậy là rất sai” [103, tr.208]. Mặt khác, không chỉ nam giới có cái nhìn chưa đúng đối với nữ giới mà ngay chính nữ giới nhiều khi cũng chưa vượt khỏi những định kiến cũ đối với bản thân mình và người khác. 3.1.2.3. Thuyết tam tòng, tứ đức là rào cản gây bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và hưởng thụ các quyền lợi xã hội Trên thế giới hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ về vấn đề việc làm. Trong báo cáo nhan đề “Xu hướng việc làm trên thế giới cho phụ nữ năm 2004”, công bố nhân Ngày quốc tế phụ nữ 8-3, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nói: với 1,208 tỉ lao động (chiếm 40,5% tổng số người lao động trên thế giới), phụ nữ vẫn là đối tượng chịu bất bình đẳng về mức lương, dễ bị mất việc và nghèo đói. ILO nói hầu như chưa nơi nào trên thế giới thu hẹp được mức chênh lệch bình đẳng giới. Trừ miền Nam Sahara (châu Phi) và khu vực Đông Á, tỉ lệ thất nghiệp ở phụ nữ là 6,4% so với 6,1% ở nam giới. Phần lớn phụ nữ được tuyển vào làm trong các ngành được hưởng ít phúc lợi xã hội, mức lương thấp (nói chung chỉ bằng 2/3 lương nam giới), thu nhập thất thường. Khoảng 330 triệu phụ nữ không thể kiếm được 1 USD/ngày... Báo cáo cho biết trong 192 quốc gia, chỉ có 12 nước có nguyên thủ quốc gia là phụ nữ; 70% trong 1,3 tỉ người nghèo là phụ nữ. Ở nước ta, mặc dù Luật bình đẳng giới được ban hành và thực thi vào năm 2007 nhưng tình trạng bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại dai dẳng không chỉ trong gia đình mà còn ngoài xã hội. Về việc làm, phụ nữ ít có cơ hội xin được việc làm thấp hơn nam giới. Theo điều tra, trong quá trình tuyển dụng lao động, nhiều lãnh đạo chỉ muốn nhận nam chứ không muốn nhận nữ. Điều này có lý do là nữ giới gặp rào cản về vấn đề sinh đẻ, chăm sóc con cái và người thân ốm đau thì sẽ không cống hiến hết mình cho công việc được và như vậy, hiệu quả lao động cũng thấp hơn so với nam giới. Theo Tổng cục Thống kê, đến tháng 8/2007 lao động nữ cả nước có khoảng 22,77 triệu người, chiếm tỷ lệ 49,4% so với tổng số 46,11 triệu lao 88 động. Vấn đề quan tâm hiện nay là chất lượng công việc của lao động nữ vì phần lớn chị em vẫn chiếm số số đông ở những lĩnh vực không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao như dệt may, da giày, chế biến thuỷ sản, giáo dục, y tế các nghề có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh, độ rủi ro cao. Quá trình lao động của lao động nữ gặp nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Họ thường mắc một số bệnh liên quan đến, mũi họng, nội tiết Bất bình đẳng giữa nam và nữ còn được thể hiện rõ thông qua thu nhập của họ. Thu nhập giữa lao động nam và nữ chênh lệch rất lớn. Trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam. Như nhóm ngành nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 81,5% so với nam giới có cùng trình độ. Đối với khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân, kinh doanh cá thể, tập thể, vốn đầu tư nước ngoài thì vấn đề này là tình trạng chung. Nguyên nhân trước hết là do sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật, bậc học càng lớn, cách biệt càng cao, dẫn đến tình trạng cạnh tranh của lao động nữ không cao. Tháng 6/2012, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã cho phép bắt đầu từ tháng 1/2013 phụ nữ được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. Đây là một sự tiến bộ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề sức khỏe của người phụ nữ. Nhưng chế độ nghỉ thai sản này lại làm hạn chế khả năng xin việc của người phụ nữ vì rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân họ lo sợ chế độ ưu đãi đối với lao động nữ. Theo tiến sĩ Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), phụ nữ là những người năng động, thông minh và không thua kém nam giới, những nhiệm vụ được giao họ đều hoàn thành tốt. Phụ nữ hiện nay chỉ thua kém nam giới ở lao động cơ bắp cần thể lực còn các lĩnh vực khác thì không thua kém. Vì vậy, nếu như có sự trả lương bất bình đẳng, người lao động mất đi sự khuyến khích động viên, họ không còn động lực muốn tham gia vào thị trường lao động. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó trưởng ban Đối ngoại Quốc hội, bày tỏ: “đáng tiếc cho Việt Nam, nhân lực Việt Nam, cho bộ máy nhà nước, không phát huy tận dụng chị em có đầy đủ năng lực, đầy đủ sức khỏe, cống hiến thời kỳ có đóng góp ở những vị trí trách nhiệm cao chuyên môn cao” [51]. 89 3.2. ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục ý thức tôn trọng kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội Hiện nay, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì thuyết tam tòng, tứ đức còn có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với đời sống xã hội. Một trong những ảnh hưởng tích cực đó là học thuyết này có vai trò trong việc giáo dục ý thức cho người phụ nữ tôn trong kỷ cương, nền nếp gia đình để ổn định trật tự xã hội. Tiếp thu những tinh hoa trong Nho giáo Trung Quốc, ở nước ta từ thời xưa các nhà Nho đã biết giáo dục người phụ nữ thông qua thuyết tam tòng, tứ đức. Họ yêu cầu người phụ nữ phải biết kinh trên nhường dưới, hết lòng phục dưỡng gia đình nhà chồng. Như trong sách Nữ tắc có viết: “Khi xuất giá lấy chồng thì phải tề gia nội trợ làm sao, ở với chồng làm sao cho phải đạo, ở sao cho vừa ý đẹp lòng cha mẹ chồng... Ta khuyên con gái năng coi, năng đọc, mà say, hay là học thuộc lòng đi thì lại càng hay để mà nhớ việc mình phải giữ, phải kiêng, phải dè...” [174, tr.229]. Hay trong điều 90 của luật Hồng Đức đã chỉ rõ bổn phận của người phụ nữ: “Đạo làm vợ chồng phải cùng kính yêu nhau, dốc lòng ân nghĩa... Vợ phải kính thờ cha mẹ chồng và không được trái lời dạy bảo của chồng, không được dông dỡ ghen tuông mà không nên chán nản cảnh nghèo đói đến nỗi bỏ nhau để hại điều phong hóa” [33, tr.147]. Chính điều này đã tạo ra sự bình ổn trong gia đình. Nho giáo đề cao tính gia trưởng. Trong gia đình, người đàn ông có vai trò tuyệt đối. Người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_anh_huong_cua_thuyet_tam_tong_tu_duc_doi_voi_nguoi_phu_nu_viet_nam_hien_nay_1869_1917271.pdf
Tài liệu liên quan