Luận án Từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh (Trường hợp “Chí Phèo” của Việt Nam và “AQ chính truyện” của Trung Quốc)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ THUYẾT . 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu . 8

1.1.1 Một số nghiên cứu về ngôn ngữ văn học. 8

1.1.2. Một số nghiên cứu về ngôn ngữ điện ảnh. 11

1.1.3. Tình hình nghiên cứu chuyển thể tác phẩm văn học sang tác

phẩm điện ảnh . 15

1.2. Một số lý thuyết quan yếu liên quan đến luận án . 27

1.2.1. Lý thuyết về ký hiệu, ký hiệu trong văn học và ký hiệu trong

điện ảnh . 28

1.2.2. Lý thuyết về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh. 35

1.2.3. Mối quan hệ giữa đoạn văn và hình ảnh. 42

1.2.4. Lý thuyết hội thoại và đặc điểm của ngôn ngữ đối thoại, độc

thoại trong điện ảnh. 49

1.2.5. Các yếu tố cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ. 54

1.2.6. Đường hướng tiếp cận đề tài của luận án . 55

TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 57

Chương 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NGÔN NGỮ TỪ TRUYỆN

“CHÍ PHÈO” SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH . 59

2.1. Chuyển các đoạn văn sang cảnh phim . 59

2.1.1. Từ cấu trúc của truyện ngắn Chí Phèo sang cấu trúc tác phẩm

điện ảnh . 59

2.1.2. Xu hướng chuyển thể đoạn văn sang cảnh phim. 632.1.3. Quan hệ tương tác giữa đoạn văn và cảnh phim. 81

2.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian, không gian. 85

2.2.1. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt thời gian. 85

2.2.2. Chuyển ngôn ngữ biểu đạt không gian . 90

2.3. Chuyển ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm . 96

2.3.1. Chuyển ngôn ngữ đối thoại. 96

2.3.2. Chuyển ngôn ngữ độc thoại nội tâm. 107

TIỂU KẾT CHưƠNG 2 . 112

 

pdf270 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 29/12/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Từ ngôn ngữ văn học đến ngôn ngữ điện ảnh (Trường hợp “Chí Phèo” của Việt Nam và “AQ chính truyện” của Trung Quốc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AQ từ lúc bị dồn vào chân tƣờng đến khoảng thời gian vui vẻ ngắn ngủi, rồi lại bị cụ Cố Triệu đẩy đến bƣớc đƣờng cùng. 25 1 7 Cách mạng: Thái độ đối với cách mạng của các tầng lớp ngƣời dân khi cách mạnh Tân Hợi đến, làm nổi bật nhu cầu ―cách mạng‖ của AQ. 34 1 8 Không cho làm cách mạng: Sƣ thay đổi của làng Mùi từ khi diễn ra cách mạng, tiếp tục khắc họa sâu thêm tính cách nhân vật AQ. 18 7 9 Đại đoàn viên: AQ bị coi là kẻ thế thân, bị bắt, bị tra hỏi và bị hành quyết. 39 1 Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng các đoạn văn được chuyển sang cảnh phim AQ chính truyện Chúng tôi có biểu đồ so sánh tỉ lệ giữa các đoạn văn đƣợc chuyển thể và không đƣợc chuyển thể nhƣ sau: Hình 3.3: Biểu đồ tỉ lệ các đoạn văn được chuyển thể/không được chuyển thể sang cảnh phim của ―AQ chính truyện‖ Kết quả của biểu đồ cho thấy 86% các sự kiện quan trọng đƣợc mô tả trong các đoạn văn đều đã đƣợc đƣa lên màn ảnh và chỉ còn 14% số đoạn văn không đƣợc chuyển thể. Đây là một nỗ lực rất lớn của các nhà làm phim, bên cạnh đó, dƣới ngòi bút của tác giả Lỗ Tấn, từ những đoạn văn thông thƣờng đến những đoạn miêu tả tâm lý nhân vật đều hội tụ đầy đủ yếu tố kịch tính giúp các nhà làm phim dễ dàng chuyển thể sang hình ảnh. 86% 14% Số đoạn văn được chuyển sang cảnh phim Số đoạn văn không được chuyển sang cảnh phim 119 ―AQ chính truyện‖ kể về cuộc đời nhân vật AQ tƣơng đối đầy đủ. Tuy nhiên, tác phẩm văn học là một câu chuyện trần thuật với nhiều mảnh ghép, nhiều bƣớc nhảy, nhiều sự ngắt quãng và nhiều khoảng trống. Trên cơ sở trung thành với khung của truyện, các cảnh quay/trƣờng đoạn phim đã đƣợc tái sáng tạo bằng cách ghép nối nhiều đoạn văn, lựa chọn một phần nội dung, lƣợc bỏ hoặc mở rộng thêm một số chi tiết trong đoạn văn để giúp cho mạch phim đƣợc rõ ràng và hình tƣợng nhân vật chính đƣợc khắc họa sâu đậm. Chúng tôi lựa chọn một số xu hƣớng chuyển các đoạn văn sang hình ảnh đƣợc thực hiện nhiều nhất trong tác phẩm. 3.1.2.1. Chuyển từ nhiều đoạn văn (ở các chủ đề bộ phận khác nhau) sang một trường đoạn phim Ở sự kiện mƣu cầu tình yêu của AQ, tác phẩm văn học dẫn dắt qua hai chƣơng truyện với nhiều đoạn văn thuộc hai chủ đề lớn là lược thuật những chuyện đắc thắng và bi kịch tình yêu của AQ: Ví dụ 24: Đoạn văn Chƣơng 2: Lƣợc thuật thêm những chuyện đắc thắng của AQ ―AQ bước tới, nhổ một bãi nước bọt đánh toạch một cái: - Khạc! Phì! Cô tiểu cứ cúi đầu đi, không ngoảnh lại. AQ sấn tới gần cô ta, bỗng giơ tay xoa ngay vào cái đầu vừa mới cạo, cười gằn lên và nói: - Con trọc! Về nhanh lên, sư cụ chờ kia kìa! - Ngứa chân ngứa tay à? Cô tiểu mặt đỏ bừng, vừa nói vừa rảo bước. Bao nhiêu người trong quán rượu đều cười ồ lên. Thấy trò chơi của mình có người thưởng thức, AQ càng cao hứng tợn: - Sư cụ sờ được, tớ lại không sờ được à? Rồi AQ véo một cái vào má cô tiểu. Bao nhiêu người trong quán lại cười ồ lên một thôi nữa. AQ đắc ý. Muốn cho bấy nhiêu ―khán giả‖ được hài lòng, y rán sức véo luôn một cái nữa thật mạnh vào má cô bé rồi mới buông tay. () AQ hớn hở tựa hồ như bay bổng lên tít mãi trên mấy từng mây. Xa xa đằng kia còn văng vẳng nghe tiếng cô tiểu chửi lồng trong tiếng khóc: ―Cha thằng AQ! Đồ tuyệt tự!‖ - Ha! Ha! Ha! AQ cười đắc ý. - Ha! Ha! Ha! Ha! Bao nhiêu người trong quán rượu cũng cười, cũng đắc ý gần bằng AQ.‖ (trích Phần 2: Lược thuật thêm về những chuyện đắc thắng của AQ [65]) 120 Cảnh phim⑤ Cảnh 1: (Trung cảnh) AQ nhìn thấy cô tiểu Cảnh 2: (Toàn cảnh) Cô tiểu mua sợi Cảnh 3: (Trung cảnh) AQ tức giận Cảnh 4: (Trung cảnh) Cô tiểu lo lắng Cảnh 5: (Trung cảnh) Người làng trêu chọc Cảnh 6: (Trung cảnh) AQ trêu ghẹo cô tiểu Cảnh 7, 8, 9 (Cận cảnh) Người làng hưởng ứng Cảnh 10: (Trung cảnh) AQ vẹo má cô tiểu Cảnh 11: (Trung cảnh) AQ cười sung sướng Cảnh 12: (Toàn cảnh) Cô tiểu bỏ chạy ⑤ Hình ảnh trong chƣơng này đƣợc cắt từ phim ―AQ chính truyện‖ 121 Cảnh 13: (Trung cảnh, góc thấp) Cô tiểu chửi AQ Cảnh 14: (Toàn cảnh, góc cao) AQ và người làng chạy theo cười đùa (Toàn cảnh zoom in trung cảnh) AQ đưa tay lên mũi ngửi Chƣơng 3: Bi kịch tình yêu ―Tuy nhiên, cuộc thắng trận này có làm cho AQ cảm thấy trong tâm hồn y khang khác thế nào ấy! Y nhẹ nhàng rảo bước trên con đường làng một lúc lâu rồi hớn hở đi về đền Thổ Cốc. Lẽ ra, theo lệ thường, AQ đã ngả lưng ra kéo khò khò một giấc rồi; ai ngờ hôm ấy, y lại không tài nào nhắm mắt được. Y cảm thấy đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ có cái gì là lạ: nghe nó cứ nhờn nhờn khác mọi hôm! Phải chăng trên gò má cô tiểu hồi nãy có tí dầu tí mỡ gì đã dính vào đây? Hay là chỉ vì sờ vào gò má cô tiểu mà bây giờ trơn lỳ như thế này!... ―Cha thằng AQ, đồ tuyệt tự!‖ AQ còn như văng vẳng bên tai bấy nhiêu tiếng chửi. Y nghĩ bụng: ―Phải rồi, đã là đàn ông thì phải có một người vợ. Tuyệt tự thì rồi ai cúng cơm cho. Phải có một người vợ. Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại.” Mà làm cái kiếp quỷ đói như Nhược Ngao ngày xưa thì trong đời người còn gì thảm thiết bằng! Kể ra ý nghĩ này của AQ thật đúng với kinh truyện thánh hiền thủa trước hết sức. Chỉ tiếc một điều là từ nay trở đi, AQ không tài nào kiềm chế nổi cái "nỗi lòng canh cánh" của y nữa! AQ mơ màng: ―Đàn bà!... Đàn bà!...‖ () Chả ai biết tối hôm ấy, AQ mãi đến mấy giờ mới ngáy; nhưng đại khái là sau lúc nhận thấy hai đầu ngón tay nhờn ứơt như vậy thì y cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, phơi phới hẳn lên. () Giá như hôm ấy, cặp má cô tiểu không có chất gì nhờn nhờn thì AQ đâu đến nỗi như người bị bùa mê? Hay là giá cặp má cô ta có một lần vải che hẳn đi thì có lẽ AQ cũng không phải mê mẩn rồi! () Hôm đó, AQ ở nhà Cụ Cố họ Triệu, giã gạo một ngày trời. Ăn cơm tối xong, y ngồi hút thuốc dưới nhà bếp.() Vú Ngò, người ở gái duy nhất trong nhà Cụ Cố họ Triệu, rửa bát đĩa xong cũng tréo mảy ngồi trên chiếc ghế dài mà nói mấy câu chuyện xì xằng với AQ. - Cụ bà ấy mà, hai hôm nay không ăn một hột cơm nào đâu nhé! Chả là cụ ông muốn mua nàng hầu... 122 AQ nghĩ bụng: ―Đàn bà!... Con vú Ngò, con mẹ gái góa này nó cũng...‖ - Mà mợ Tú cũng đến tháng tám này thì ở cữ đấy nhé!... AQ vẫn mơ màng: "Đàn bà!..." Buông ống điếu xuống, AQ đứng dậy. Vú Ngò còn nói lải nhải: - Mợ Tú nhà ta... Bỗng AQ xông tới quỳ sụp xuống trước mặt mụ: - Chúng ta cùng nhau... chúng ta... nào! Im phăng phắc trong chốc lát. ―Ối giời ơi là giời ơi!‖ Mụ vú ngẩn đi một lúc, bỗng run cầm cập, chạy ra ngoài la to, mấy tiếng kêu sau cùng của mụ nghe hình như xen lẫn trong tiếng khóc. (trích Phần 3: Bi kịch tình yêu) Cảnh phim Cảnh 15: (Toàn cảnh) AQ nằm ngửi tay Cảnh 16: (Trung cảnh) AQ cười mơ về hạnh phúc Cảnh 17,18,19: (Toàn cảnh chuyển cận cảnh) AQ nhìn hai bức tượng ở đền Thổ Cốc Cảnh 20,21,22 (Trung cảnh) AQ mong muốn có đàn bà Cảnh 23: (Toàn cảnh) Vú Ngò đến tìm AQ Cảnh 24: (Trung cảnh): AQ đang ngủ Cảnh 25: (Trung cảnh) Vú Ngò gọi AQ đi giã gạo Cảnh 26, 27, 28, 29, 30: (Trung cảnh) AQ mời Vú Ngò vào, Vú Ngò đứng ngoài cửa dặn dò 123 Cảnh 31,32,33:(Toàn cảnh zoom in trung cảnh) AQ nhìn theo Vú Ngò Cảnh 34, 35, 36, 37, 38: (Cận cảnh chuyển trung cảnh) Vú Ngò chuẩn bị cơm, AQ ăn cơm Cảnh 39: (Trung cảnh) Vú Ngò xin dầu đèn về Cảnh 40: (Cận cảnh) Tay Vú Ngò thắp dầu đèn Cảnh 42: (Trung cảnh) AQ giúp Vú Ngò, AQ châm thuốc, Vú Ngò xâu kim Cảnh 42,43 (Cận cảnh) AQ và Vú Ngò nhìn nhau Cảnh 44: (Trung cảnh) AQ cười khi nghe Vú Ngò kể chuyện Cảnh 45,46,47,48: (Toàn cảnh zoom in trung cảnh) Vú Ngò nói chuyện với AQ về gia đình cụ Triệu Cảnh 49: (Cận cảnh zoom out trung cảnh) AQ so sánh mình với cụ Triệu Cảnh 50,51,52,53: (Cận cảnh AQ và Vú Ngò) AQ đề nghị được ngủ cùng với Vú Ngò Cảnh 54, 55, 56, 57: (Toàn cảnh chuyển cận cảnh) AQ quỳ xuống xin ngủ cùng Vú Ngò, Vú Ngò sợ hãi bỏ chạy Cảnh 58, 59, 60, 61: (Trung cảnh zoom out Ttoàn cảnh) AQ chê Vú Ngò, sau đó bị cậu Tú vác gậy đánh 124 Diễn biến tâm lý của AQ trong toàn bộ sự kiện này đƣợc mô tả nhƣ sau: AQ vẹo má trêu cô tiểu – AQ nhớ về cảm giác ở hai đầu ngón tay – AQ mơ về đàn bà – Vú Ngò đến gọi AQ đi giã gạo cho nhà cụ Triệu – Vú ngò nói chuyện với AQ - AQ tỏ tình với Vú Ngò – AQ bị Vú Ngò từ chối và bị đánh. Sự kiện AQ trêu ghẹo cô tiểu nằm ở trong Chƣơng 2: lược thuật thêm những chuyện đắc thắng của AQ đƣợc nhà văn miêu tả bằng 7 đoạn văn nhỏ, là một trong những mắt xích của chuỗi hành động tự đắc, run sợ trƣớc kẻ mạnh và bắt nạt kẻ yếu của AQ. Tuy nhiên khi xây dựng kịch tính cho trƣờng đoạn này, các nhà làm phim coi đây là lý do mở đầu của bi kịch tình yêu mà AQ gặp phải, và thực hiện với 17 cảnh quay, mỗi đoạn văn có đến 2,3 cảnh diễn tả chi tiết hành động của AQ Tất cả những từ ngữ mang tính hình tƣợng về sự lỗ mãng, liều lĩnh, đắc ý của nhân vật trong từng đoạn văn nhƣ ―bước tới‖, ―nhổ một bãi nước bọt‖, ―sấn tới gần‖, ―giơ tay xoa‖, ―cười gằn lên‖, ―cao hứng tợn‖, ―véo một cái vào má cô tiểu‖, ―đắc ý‖, ―véo luôn một cái nữa‖, ―hớn hở‖, ―cười đắc ý‖ đều đã đƣợc diễn viên lột tả thông qua nét mặt, ánh mắt, giọng nói, tiếng cƣời, và cử chỉ. Sự phản kháng của cô tiểu vô cùng yếu ớt, ―mặt đỏ bừng‖, ―vừa nói vừa rảo bước‖, ―tiếng cô tiểu chửi lồng trong tiếng khóc‖. Sau khi cô tiểu bỏ chạy lên cầu đã quay lại chửi AQ ―tuyệt tự tuyệt tôn‖. Trong cảnh quay 14, góc quay từ trên cao xuống theo điểm nhìn của cô tiểu và thay đổi từ toàn cảnh zoom in cận cảnh hình ảnh AQ đƣa hai ngón tay lên mũi ngửi, đây là một sự chuyển tiếp và kết nối với ƣớc mơ về đàn bà của AQ ở các đoạn văn tiếp theo. Nghệ thuật tạo hình điện ảnh giúp các đoạn văn đƣợc liên kết, các sự kiện đƣợc liền mạch chỉ trong một khung hình. Sang Chƣơng 3: bi kịch tình yêu, nhà văn miêu tả ƣớc mơ về đàn bà của nhân vật bằng những đoạn văn độc thoại nội tâm. Ở phần hình ảnh, cũng là một cách diễn tả tâm trạng bằng các cảnh quay sau khi AQ vẹo má cô tiểu về nằm ở đền Thổ Cốc. Cảnh quay 15, diễn viên lặp lại hành động đƣa tay lên mũi ngửi ở cảnh 14 trƣớc đó và suy nghĩ trăn trở về đàn bà. Để khắc họa sâu hơn nhu cầu của AQ, đạo diễn đã thêm một số cảnh quay mang tính ƣớc lệ đi kèm với lời kể (từ cảnh 16 -22). AQ xoay nghiêng ngƣời nhìn ra thấy các bức tƣợng thần trong đền Thổ Cốc cũng có đôi có cặp, và yên lòng đi vào giấc ngủ. 125 10 cảnh quay từ 23- 33 là các cảnh quay đƣợc biên kịch và đạo diễn đƣa thêm vào trong trƣờng đoạn này, vì ở tác phẩm văn học không có mô tả. Ở kịch bản văn học, biên kịch Chen Baizhen để các cảnh quay này trong sự hồi tƣởng sau khi AQ bị đánh và chạy về đền Thổ Cốc [161, 34], nhƣng qua khâu dựng phim, các cảnh quay đã đƣợc chuyển lên trƣớc, làm ―chất xúc tác‖ cho hành động mƣu cầu tình yêu của AQ. Khi AQ còn đang chập chờn trong giấc mơ về ―đàn bà‖, thì Vú Ngò đến gõ cửa, gọi AQ đến giã gạo ở nhà cụ Triệu. Hình ảnh Vú Ngò nhƣ vừa đƣợc bƣớc ra từ giấc mơ của AQ. Khi Vú Ngò về, ánh mắt AQ nhìn theo tràn ngập hi vọng, và đây là tình tiết bắt đầu cho ý muốn ở cùng Vú Ngò. Toàn bộ các cảnh quay từ 34 – 49, bối cảnh là khu bếp nhà cụ Triệu diễn ra sự tƣơng tác giữa hai nhân vật AQ và Vú Ngò với cỡ cảnh chính là trung và cận cảnh, các góc quay thay đổi liên tục từ cận cảnh khuôn mặt AQ đến khuôn mặt Vú Ngò, cận cảnh biểu tƣợng ngọn đèn dầu (40) đƣợc Vú Ngò thắp lên mang ý nghĩa biểu đạt cho tia hi vọng le lói trong đầu AQ, cảnh Vú Ngò ngồi khâu đế giày, AQ hút thuốc dƣới ngọn đèn dầu đã gợi lên cảm giác một gia đình ấm áp, hòa thuận tất cả đều là những chi tiết dẫn đến cao trào cho hành động bột phát của AQ. Và với diễn biến tâm sinh lý tự nhiên của con ngƣời, trong bối cảnh ấy, không gian và sự giao lƣu về ánh mắt với một ngƣời đàn bà ấy khiến cho AQ phải thốt lên câu nói ―Tôingủ với Vú . Tôi ngủ với Vú.‖, để rồi bị Vú Ngò hiểu nhầm, bỏ chạy, sau đó AQ bị đánh ( cảnh 50- 61). [Phụ lục, Pl.23-27] Nhƣ vậy trƣờng đoạn mƣu cầu hạnh phúc của AQ này đƣợc kết nối từ ba tổ hợp đoạn văn với chủ đề bộ phận khác nhau, từ chuyện đắc thắng trêu ghẹo cô tiểu đến ƣớc mơ có đàn bà và bi kịch bị Vú Ngò từ chối, rồi bị đánh, bị kỳ thị (ở những trƣờng đoạn sau đó). Hình ảnh lặp lại, biểu tƣợng ƣớc lệ, sự thay đổi góc quay, bổ sung thêm các cảnh quay, ngôn ngữ cử chỉ của nhân vật là những thủ pháp tạo sự kết nối liền mạch và ý nghĩa biểu đạt sâu sắc cho trƣờng đoạn phim. 3.1.2.2. Chuyển một đoạn văn sang một trường đoạn phim Trong Chƣơng 8 của truyện có một sự kiện xảy ra, đó là việc nhà cụ Triệu bị mất trộm. Nhà văn miêu tả bằng đoạn văn sau: 126 Ví dụ 25: ―Đêm ấy không có trăng. Trong bóng tối dày đặc, cảnh làng Mùi vẫn lặng lẽ, lặng lẽ như những ngày thịnh trị đời Hy Hoàng. AQ đứng nhìn, nhìn đến phát chán mà vẫn thấy chúng nó ra ra vào vào, khiêng hoài, khiêng mãi. Hết khiêng rương lại khiêng đồ vật, hết khiêng đồ vật lại khiêng cái giường Hồng-kông của mợ Tú... Chúng nó khiêng đến nỗi làm cho AQ không tin cả con mắt y nữa. Nhưng y không định lại gần, y trở về đền Thổ Cốc‖[65] Bối cảnh diễn ra sự kiện này là vào ban đêm và địa điểm tại nhà cụ Triệu, đồ dùng đƣợc nhắc đến là rƣơng, giƣờng, đồ vật khác, nhân vật có AQ chứng kiến cảnh này. Tuy nhiên, việc nhà cụ Triệu bị mất trộm này nếu đặt trong bối cảnh chung của làng Mùi vào thời điểm không khí cách mạng bắt đầu tràn về làng thì khó có thể giúp tác phẩm điện ảnh dẫn dắt một cách logic cho ngƣời xem hiểu. Với ƣu thế của ngôn từ, tác phẩm văn học giúp ngƣời đọc tƣởng tƣợng ra hoặc luận suy ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, nhƣng câu chuyện bằng hình ảnh của AQ chính truyện lại là một câu chuyện có trật tự tuyến tính theo quan hệ nhân - quả. Bởi vậy, để làm rõ nguyên nhân vì sao AQ bị bắt thì toàn bộ nội dung đƣợc miêu tả trong đoạn văn này đã đƣợc các nhà làm phim ghép nối với các thông tin trong đoạn văn trƣớc đó chuyển thành một đoạn khá dài. Họ coi đây chính là mất chốt vấn đề khiến cho AQ bị bắt ở sau đó. Và bởi là mấu chốt vấn đề nên hình ảnh đã đƣợc mở rộng thêm bằng nhiều phân đoạn khác nhau. Ở đây, giả sử đoạn văn miêu tả nhà cụ Triệu bị trộm gọi là A, đoạn văn có thông tin AQ bị bắt ở chƣơng 9 gọi là B, đặt vị trí của đoạn văn mấu chốt trong mối quan hệ logic với đoạn văn sau đó, và đặt vị trí của các phân đoạn phim trong mối quan hệ giữa chúng với nhau và trong cùng một trƣờng đoạn, chúng tôi có mô hình sau: Đoạn văn Trƣờng đoạn phim 1. Nhà Cụ Triệu bị mất trộm (A) (đoạn văn ở phần 8) 2. AQ bị bắt (B) (đoạn văn ở phần 9) Bạch Cử nhân gửi mấy thùng đồ ở nhà Cụ Triệu (x1)→ Nhà cụ Triệu bị mất trộm (A) → Bạch Cử nhân nghi ngờ cụ Triệu ―biển thủ‖ → cụ Triệu tìm cách thoát tội → viên lãnh binh nói chỉ cần tìm ra thủ phạm sẽ thoát tội →, cụ Triệu đổ tội cho AQ (x2) → AQ bị bắt (B). A→ B x1 → A → x2 → B Từ A→ B trong tác phẩm văn học là sự chuyển tiếp giữa hai đoạn văn, xét về mặt nhân – quả có vẻ nhƣ chƣa đƣợc rõ ràng, nhà văn bắt đầu đoạn B 127 bằng thông tin ―Nhưng bốn hôm sau, giữa lúc đêm khuya, y bỗng bị bắt lên huyện‖, ngƣời đọc khó có thể tìm thấy mối quan hệ logic giữa sự kiện nhà cụ Triệu bị mất trộm và sự kiện AQ bị bắt. Và trên hình ảnh, toàn bộ các phân đoạn x1 , x2 , đƣợc xây dựng thêm để lấp khoảng trống về nguyên nhân của sự việc này. Đi kèm với việc bổ sung phân đoạn là các cảnh quay và lời kể: x1: 7 cảnh quay: chiếc thuyền của cụ Bạch Cử nhân chở 5 thùng gỗ đến nhà cụ Triệu gửi, ngƣời nhà cụ Triệu bàn bạc việc giữ lại 5 thùng gỗ. Đây là phân đoạn đƣợc chuyển đổi từ hai đoạn văn ở chƣơng 7 trƣớc đó. A: 7 cảnh quay: AQ lang thang từ quán rƣợu về và chứng kiến nhà cụ Triệu bị mất trộm. x2: 4 cảnh quay: ngƣời nhà cụ Triệu báo tin Bạch Cử Nhân nghi ngờ cụ Triệu ―biển thủ‖, cụ Triệu lo lắng tìm cách thoát tội, ngƣời nhà cụ Triệu bảo viên lãnh binh nói chỉ cần tìm ra thủ phạm, cụ Triệu đổ tội cho AQ). Đây là phân đoạn đƣợc bổ sung vào dể dẫn dắt cho việc AQ bị bắt. B: 14 cảnh quay: Viên lãnh binh cho ngƣời vây bắt AQ giải lên huyện. Xu hƣớng chuyển đổi này của tác phẩm điện ảnh có tác dụng giúp cho ngƣời xem có cái nhìn rõ hơn về diễn biến của câu chuyện văn học, hoặc sẽ là một gợi ý cho sự tƣởng tƣợng của những độc giả chƣa có sự tiếp cận tác phẩm văn học trƣớc khi xem phim. Các đoạn văn phù hợp cho xu hƣớng này thƣờng là những đoạn văn với chủ đề và cách sử dụng ngôn từ không chỉ mang yếu tố kịch tính mà còn là những đoạn văn đóng vai trò nút thắt, có thể là nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả, diễn giải hay tổng kết trong mối quan hệ với các đoạn trƣớc và sau nó. 3.1.2.3. Chuyển một câu trong đoạn văn sang một trường đoạn phim Câu chuyện AQ ―từng giúp việc‖ cho gia đình cụ Cử trong tác phẩm văn học đƣợc tác giả nhắc đến trong câu ―Theo lời AQ thì lâu nay y làm công ở nhà cụ Cử trên huyện‖. Thời gian này, AQ hẳn đã có tiếp xúc với cụ Cử và đánh giá ―cái cụ Cử này cũng ‗mẹ kiếp chúng nó‘ lắm‖ (―妈妈的‖) Thông tin ―mẹ kiếp chúng nó lắm‖ khá khó hiểu đối với ngƣời đọc, bởi nhà văn không dùng những từ ngữ khắc họa hình dáng hay tính cách nhân vật mà bằng một câu chửi ―mẹ kiếp chúng nó‖. Đây là câu cửa miệng của AQ thƣờng xuất hiện khi nhân vật gặp những chuyện không vui, không vừa ý, chán nản, cáu giận hoặc chửi 128 nhau với ngƣời khác một cách thô lỗ. Vậy, tại sao khi nhắc đến cụ Cử, AQ lại chỉ dùng một câu này để miêu tả? Ngƣời đọc có vô vàn cách để luận suy về hình tƣợng nhân vật cụ Cử. Và điện ảnh có cách biểu đạt riêng để diễn tả ký hiệu ngôn từ này, điều đó đƣợc thể hiện trong đoạn đối thoại giữa AQ và cụ Cử khi AQ còn làm thuê trong nhà cụ Cử. Ví dụ 26: Đoạn văn Cảnh phim ― Theo lời AQ thì lâu nay y làm công ở nhà Cụ Cử trên huyện. () Làm công ở nhà cụ Cử là một điều đáng trọng rồi, thế mà AQ còn nói: y không thích làm đó nữa vì cái cụ Cử này thật ra cũng ‗mẹ kiếp chúng nó‘ lắm!‖ Sau khi từ huyện về, AQ cãi nhau với người trong quán rượu về việc cụ Cử nhận được 25 lạng bạc hay 50 lạng. Mọi người không tin, AQ nói đã từng làm thuê ở nhà cụ Cử. Cảnh quay chuyển sang cảnh AQ hồi tưởng khi còn làm nhà cụ Cử (8 cảnh) AQ: Lão gia gọi con ạ? Bạch Cử nhân: Tối qua mày lại đi đâu vậy? AQ: Đi xem chặt đầu ạ. Bạch Cử nhân: Mày có biết chặt đầu kẻ nào không? AQ: Là cháu trai của lão gia ạ. Bạch Cử nhân: Nói láo, đồ hỗ xƣợc, nó là bọn cách mạch, đáng giết, tao không nhận đứa cháu trai ấy, đó gọi là vì đại nghĩa diệt thân, mày có hiểu không? Còn nữa, mấy hôm trƣớc mày ở ngoài nói tao cái gì? AQ: Nói gì cơ ạ? Bạch Cử nhân: Mày nói tao cầm 50 lạng bạc, có chuyện này không? AQ: Có, có Bạch Cử nhân: Mày đã nói à? AQ: Con đã nói. Bạch Cử nhân (tát vào mặt AQ): Mày cút đi cho tao. (Toàn cảnh) AQ nói chuyện với cụ Cử (Trung cảnh) AQ bị cụ Cử tát 129 Sự ―vô liêm sỉ‖ hay ―mẹ kiếp chúng nó‖ của cụ Cử ở đây đƣợc thể hiện trong nội dung hai nhân vật đối đáp với nhau. Cụ Cử vì hai mƣơi lăm lạng bạc thƣởng mà tố giác Hạ Du – cháu trai của mình làm cách mạng; cụ Cử tát vào mặt AQ. Các nhà làm phim đã ―hóa thân‖ nhân vật Tam lão gia Hạ trong tác phẩm ―Thuốc‖ (một tác phẩm khác) của Lỗ Tấn thành nhân vật cụ Cử, còn ngƣời làm cách mạng bị giết là Hạ Du – cũng là nhân vật trong tác phẩm ―Thuốc‖. Cách gia tăng mô tả về suy nghĩ, thái độ, hành vi không có tình ngƣời của nhân vật ―cụ Cử‖ giúp khắc họa sâu thêm hình tƣợng nhân vật này, bên cạnh câu chửi nhƣ trong đoạn văn, kịch bản còn bổ sung thêm câu thoại cho AQ, nói rằng cụ Cử ―也不是个东西‖ (Chẳng là cái thá gì)[Phụ lục, Pl.37]. Mức độ ―vô liêm sỉ‖ của nhân vật cụ Cử đƣợc tăng thêm. Cảnh quay này cũng mang tính dự báo, mở đƣờng cho động lực làm cách mạng của AQ về sau. Bởi vì trong mắt AQ, tuy rằng bọn cách mạng đáng bị giết, nhƣng những ngƣời nhƣ cụ Cử và cụ Triệu còn ghê tởm hơn, hơn nữa cách mạng có thể khiến những ngƣời này sợ hãi, vì vậy AQ mơ tƣởng và hƣớng đến cách mạng. Đây là một xu hƣớng chuyển đổi từ ngôn từ sang hình ảnh rất độc đáo của tác phẩm AQ chính truyện, từ một một ký hiệu thể hiện hình tƣợng nhân vật văn học, ngôn ngữ điện ảnh có thể tự do sáng tạo với cách kết hợp rất nhiều ký hiệu khác giúp làm nổi bật và rõ nghĩa ngôn từ biểu đạt hình tƣợng ấy, điều đó cũng minh chứng cho sự khác biệt trong cách sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ của hai loại hình nghệ thuật văn học và điện ảnh. 3.1.2.4. Thay đổi nội dung của đoạn văn trong một trường đoạn phim Trong tác phẩm văn học, khi viên lãnh đƣa binh lính của mình bao vây đền Thổ Cốc để bắt AQ, không ai dám xông lên. Mô tả này trong truyện không có ý nghĩa nào khác ngoài việc châm biếm những tên lính này sợ chết. Còn trong phim, chi tiết này đã đƣợc thay đổi, viên lãnh yêu cầu cụ Triệu trả hai mƣơi quan tiền, nhƣng chỉ có năm quan thƣởng cho ngƣời bắt AQ, phần còn lại rơi vào hầu bao riêng. 130 Ví dụ 27: Đoạn văn Nhưng bốn hôm sau, giữa lúc đêm khuya, y bỗng bị bắt lên huyện (1). Giời tối đen (2). Một toán lính, một đội tuần đinh, một đội cảnh sát, năm tên mật thám, lẳng lặng đi về làng Mùi, thừa lúc đêm tối mò mò, vây kín lấy đền Thổ Cốc, lắp ngay mấy khẩu súng liên thanh chĩa mũi vào trong đền (3). Nhưng AQ không hề xông ra (4). Một hồi khá lâu, trong đền vẫn im phăng phắc, tuyệt không động tĩnh gì cả (5). Viên lãnh binh sốt ruột, phải treo hai vạn quan tiền thưởng, mới có hai chú tuần đinh mạo hiểm trèo tường vào (6). Thế rồi, trong ngoài hưởng ứng cùng nhau, toán quân thốc vào một loạt, tóm ngay được AQ (7). Mãi đến lúc bị lôi ra ngoài cửa, đứng bên khẩu súng liên thanh, AQ mới hơi tỉnh giấc...(8) Trƣờng đoạn phim Cảnh 1: (Toàn cảnh) Binh lính vây bắt AQ bên ngoài đền Thổ Cốc Cảnh 3: (Trung cảnh, lia máy toàn bộ gương mặt binh lính) Binh lính nghi ngờ Cảnh 2: (Cận cảnh) Viên lãnh binh thông báo thưởng 1 quan (Cận cảnh zoom out trung cảnh) Viên lãnh binh thông báo thưởng 3 quan Cảnh 4: (Trung cảnh) Viên lãnh binh thông báo thưởng 5 quan Binh lính quyết định nhận thưởng Cảnh 5: (Toàn cảnh) Binh lính trèo vào đền Cảnh 6: (Toàn cảnh zoom in trung cảnh) AQ đang ngủ và bị bắt Cảnh 7: (Trung cảnh zoom out toàn cảnh) AQ bị trói đưa ra ngoài Cảnh 8: (Trung cảnh) Viên lãnh binh tát AQ 131 Cảnh 9: (Trung cảnh) AQ sợ hãi Cảnh 10, 11, 12, 13, 14: (Trung cảnh) Lão từ từ biệt AQ, binh lính đưa AQ đi Đoạn văn miêu tả quá trình AQ bị bắt với 8 câu. Từ câu số 1 đến câu số 5 đƣợc chuyển sang cảnh quay 1 dựa trên những ký hiệu biểu đạt về thời gian (đêm), địa điểm (ngoài đền Thổ Cốc), nhân vật (một toán lính, một đội tuần đinh, một đội cảnh sát, năm tên mật thám), đạo cụ (súng liên thanh), hành vi (vây kín đền, chĩa múi súng vào trong đền). Không gian ―im phăng phắc‖ đƣợc mô tả bằng ánh sáng ban đêm lờ mờ trƣớc ngôi đền Thổ Cốc, âm thanh không có gì ngoài tiếng dế kêu. Biểu tƣợng ―con dế ‖ đƣợc ngƣời Trung Quốc coi là ―biểu tƣợng tam hợp của sống, chết và hồi sinh‖ [41, 256.]. Tiếng dế kêu ở đây tƣợng trƣng cho ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết của AQ. Đối với thông tin ở câu số 6: Viên lãnh binh sốt ruột, phải treo hai vạn quan tiền thưởng, mới có hai chú tuần đinh mạo hiểm trèo tường vào‖, nhân vật đƣợc nhắc đến là viên lãnh binh và hai chú tuần đinh, mấu chốt của vấn đề ở đây đƣợc nhà văn cung cấp là: viên lãnh binh ―treo hai vạn quan tiền thưởng‖, tuy nhiên, ở trong các cảnh quay 2, 3, 4, nội dung thông tin trên đã bị thay đổi, không còn là con số ―hai vạn quan tiền thưởng‖ mà chỉ còn vài quan tiền. Các cảnh quay mô tả diễn biến tâm lý sốt sắng và tính toán mƣu mô của viên lãnh binh, thể hiện đầy đủ sự thối nát và bóng tối chính trị của quan chức lúc bấy giờ. Các nhà làm phim không khai thác một tầng của quá trình ―mặc cả‖ của viên lãnh binh mà khai thác nhiều tầng. Giả sử chỉ dừng lại ở cảnh 2, mặc cả từ ―1 quan‖ lên ― 3 quan‖ thì sự tính toán chi li còn chƣa đƣợc nổi bật, nhƣng khi thêm vào cảnh 4, giá trị ―20 quan‖ khác xa so với các con số lẻ mà viên lãnh binh nâng lên từng nấc (1, 3, 5 quan). Góc quay thay đổi từ cận cảnh (gƣơng mặt nhân vật) đến trung cảnh (nửa ngƣời) và đến khi nhân vật đứng lên cho thấy tâm lý sốt ruột thể hiện trên từng cử chỉ, tƣ thế, động tác. Đáp lại những lần nâng bậc tiền thƣởng là sự im lặng và ánh mắt nghi ngờ dò xét, thắc mắc của binh lính. 132 Cảnh 10 đến 14, sự quan tâm của lão từ dành cho AQ thể hiện qua lời dặn dò từ biệt, hành động quàng khăn và đội mũ lên đầu cho AQ, đây cũng là những cảnh quay đƣợc các nhà làm phim sáng tạo thêm. Việc thay đổi về mặt nội dung trong các cảnh quay này giúp làm nổi bật hai mảng đối lập giữa một bên là sự gian xảo của Viên lãnh binh – đại diện cho tầng lớp thống trị với một bên là sự nhân văn của lão từ - đại diện cho tầng lớp dân nghèo, cũng là chút tình ngƣời còn sót lại của xã hội đen tối hại ngƣời vì tiền ấy. 3.1.2.5. Chuyển một đoạn văn sang một cảnh phim Xu hƣớng chuyển thể này thƣờng áp dụng cho các đoạn văn miêu tả tâm lý nhân vật. Một trong những cảnh quay thể hiện tâm trạng nhân vật đó là Trƣớc khi AQ bị xử bắn, các nhà làm p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_ngon_ngu_van_hoc_den_ngon_ngu_dien_anh_truong_hop.pdf
  • pdfTT VuThiNgocDung.pdf
  • pdfTrichyeu_VuThiNgocDung.pdf
  • jpgScan0133.JPG
  • jpgScan0132.JPG
  • pdfQD_VuThiNgocDung.pdf
Tài liệu liên quan