Luận án Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Đài Loan (thời kỳ 1961 - 2003) và bài học kinh nghiệm

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ

QUỐC TẾ 6

1.1. Những vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hội nhập kinh tế

quốc tế 6

1.2. Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập

kinh tế quốc tế 23

Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN

(THỜI KỲ 1961 – 2003) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 60

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Đài Loan giai đoạn 1949 - 1960 60

2.2. Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập

kinh tế quốc tế ở Đài Loan (thời kỳ 1961 - 2003) 68

2.3. Một số bài học kinh nghiệm của Đài Loan về vaitrò của nhà nước đối với

công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế 114

Chương 3: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VAI

TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN VÀO NƯỚC TA

HIỆN NAY 128

3.1. Khái quát về vai trò của nhà nước đối với côngnghiệp hoá, hiện đại hoá

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta từ 1986 đến nay 128

3.2. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đài Loan khi thực

hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế 162

3.3. Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với

công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan vào

nước ta hiện nay 170

KẾT LUẬN 198

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 201

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 202

PHỤ LỤC 211

pdf223 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Đài Loan (thời kỳ 1961 - 2003) và bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngoài. Thực tế từ đầu những năm 1970, khi tiết kiệm nội địa đạt mức kỷ lục và vượt xa nhu cầu đầu tư nội địa, Đài Loan đã trở thành nền kinh tế xuất khẩu vốn. Do vậy, khi các lợi thế về lao động giá rẻ mất dần và trước những đòi hỏi của các doanh nghiệp, nhà nước Đài Loan đã dỡ bỏ những hạn chế đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp Đài Loan mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động để khai thác những nguồn lực bên ngoài có chi phí thấp, tránh được hàng rào thuế quan và các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhận đầu tư nhằm gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ tại chỗ, gia tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ và cuối cùng là gia tăng thu nhập quốc dân. 97 Hình: 2.4: Đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan (1995 - 2006) Nguồn: Investment Commission, Ministry of Economic Affairs, R.O.C., Statistics on Overseas Chinese & Foreign Investment. Trong giai đoạn 1990 - 2006, bình quân một năm các doanh nghiệp Đài Loan đầu tư ra nước ngoài hơn 2,7 tỷ USD. Riêng năm 2000, đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan tăng vọt với 1.391 vụ, giá trị trên 5 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư được các doanh nghiệp Đài Loan chú trọng là: tài chính, bảo hiểm, thương mại, các ngành chế tạo máy tính, sản phẩm điện tử, quang học, sản xuất linh kiện điện tử, dệt, sản xuất phương tiện vận tải... Thị trường đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Đài Loan là Mỹ, Philippin, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và gần đây là thị trường Trung Quốc. c. Chính sách phát triển khoa học - công nghệ Trong bối cảnh mới, chính phủ Đài Loan đã điều chỉnh mục tiêu phát triển công nghệ từ nhập khẩu là chính sang tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ mới, khai thác triệt để thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới hướng đến phát triển nền kinh tế tri thức. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu cơ bản để phát triển “những kỹ thuật, công nghệ của tương lai”, Đài Loan chú ý đến những công nghệ phù hợp đáp ứng được nhu cầu trên thị 98 trường công nghệ thế giới. Đây chính là bước chuyển quan trọng tiến lên một trình độ công nghệ cao hơn. Trong Kế hoạch kiến thiết kinh tế sáu năm (1991 - 1996), chính phủ Đài Loan chủ trương tập trung phát triển 8 hạng mục kỹ thuật cao nhằm tạo nguồn động lực cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và hiện đại hoá các ngành công nghiệp truyền thống. Đó là: Kỹ thuật quang điện; Kỹ thuật linh kiện phần mềm (máy vi tính); Kỹ thuật tự động hóa công nghiệp; Kỹ thuật vật liệu ứng dụng; Kỹ thuật kiểm tra cao cấp; Kỹ thuật sinh học; Kỹ thuật khai thác tài nguyên; Kỹ thuật tiết kiệm nguồn năng lượng [63, tr. 120]. Sau khi gia nhập WTO, để hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh và phù hợp với những cam kết gia nhập WTO, trong kế hoạch 6 năm “Thách thức 2008” (2002-2008), chính phủ Đài Loan đã đề ra kế hoạch phát triển khoa học công nghệ quốc gia với mục tiêu là tăng chi tiêu cho R&D lên 3% GDP1, gia tăng số lượng sản phẩm và công nghệ đạt tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế, đưa Đài Loan thành một trung tâm lớn ở châu Á về nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Nhìn chung, tỷ lệ chi tiêu cho R&D ở Đài Loan trong GDP liên tục tăng lên. Mặc dù nguồn tài trợ từ khu vực chính phủ cho R&D giảm dần nhưng vẫn chiếm khoảng 40% trong tổng đầu tư cho R&D (xem bảng 2.1). Thực tế, nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu của Đài Loan và của nước ngoài thành lập các trung tâm nghiên cứu tại Đài Loan và có các chính sách đãi ngộ đối với hoạt động phát triển khoa học - công nghệ. Đầu thập kỷ 1980, chính phủ Đài Loan đã thành lập Viện khoa học kỹ thuật công nghiệp với nhiệm vụ: tiếp nhận nhân tài kỹ thuật và tích luỹ kỹ thuật; thiết lập các cơ sở công nghiệp kỹ thuật cao và tạo những bước “đột phá” để sản xuất các sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm công nghệ cao của các 1 99 nước phát triển trên thị trường thế giới. Chính phủ còn thuê các chuyên gia nước ngoài về R&D thông qua các cơ chế khuyến khích như tạo môi trường làm việc tốt hơn và các đãi ngộ khác. Bảng 2.1: Chi tiêu cho R&D của Đài Loan Năm Tỷ lệ giữa chi tiêu của chính phủ và của khu vực tư nhân cho R&D Tỷ lệ chi tiêu cho R&D trong GDP (%) Tỷ lệ chi tiêu cho R&D của công nghiệp so với doanh thu (%) 1993 49,0: 51,0 1,75 1,05 1994 47,4: 52,6 1,77 1,04 1995 43,7: 56,3 1,78 1,02 1996 41,6: 58,4 1,80 1,07 1997 40,2: 59,8 1,88 1,12 1998 38,3: 61,7 1,97 1,24 1999 37,9: 62,1 2,05 1,23 2000 37,5: 62,5 2,05 1,10 2001 37,0: 63,0 2,16 1,21 2002 38,1: 61,9 2,30 1,17 Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan Statistical Data Book, 2004, p. 123. Việc xây dựng công viên khoa học và công nghệ Tân Trúc là một giải pháp quan trọng thúc đẩy R&D và hỗ trợ cho sự hình thành, phát triển của các ngành công nghệ cao. Chính quyền tuyển chọn rất khắt khe đối với các doanh nghiệp muốn hoạt động trong công viên này: Không cho phép những xí nghiệp chỉ hoạt động mang tính gia công đơn thuần; Những xí nghiệp có vốn nước ngoài phải đảm bảo có khả năng thiết kế các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, có thiết bị thí nghiệm tương đối tốt, có thể tiến hành nghiên cứu khoa học kỹ thuật cao và thiết lập các cơ sở nghiên cứu, có thể thu hút và đào tạo các nhà 100 khoa học - kỹ thuật cao cấp, có các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao vừa được khai thác, hoặc có sức cạnh tranh... Trong thập kỷ 1990, Đài Loan tiến hành xây dựng trung tâm viễn thông quốc tế cao cấp, trung tâm máy tính cao cấp, phòng thực nghiệm linh kiện vi mạch, trung tâm bức xạ đồng bộ nhằm biến Tân Trúc thành trung tâm đối ngoại giao lưu khoa học kỹ thuật quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều chương trình nghiên cứu đặc biệt nhằm phát triển các công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ nano, thiết kế hệ thống tích hợp và thông tin liên lạc... đã được tiến hành. Chính phủ đã tiến hành cho vay 50 nghìn tỷ NT$ (1,44 tỷ USD) với lãi suất thấp để phục vụ cho các hoạt động R&D2. Nhiều dự án đang triển khai như Trung tâm nghiên cứu gen tại Viện nghiên cứu Academia Sinica, Trung tâm thiết kế phần mềm tại công viên phần mềm Nankang, Trung tâm về kỹ thuật thông tin di động tại Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ Chung-shan, Trung tâm nghiên cứu về ứng dụng công nghệ nano tại Viện nghiên cứu kĩ thuật công nghiệp Tân Trúc. Đồng thời, chính phủ Đài Loan còn chủ trương phát triển mạnh công nghệ thông tin nhằm mục tiêu phát triển một Đài Loan số hoá, phát huy lợi thế của công nghệ thông tin và viễn thông để xây dựng chính phủ điện tử, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành, cải thiện chất lượng các dịch vụ và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa. Với những chính sách tích cực của nhà nước, nền khoa học - công nghệ Đài Loan đã có bước phát triển đột phá. Các tiêu chí về số cán bộ nghiên cứu; tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trên 10.000 lao động; số lượng bằng sáng chế được cấp; giá trị công nghệ mua bán; tỷ lệ chi tiêu cho R&D liên tục tăng lên (Bảng 2.2). Nhờ đó, năng lực công nghệ trong các ngành sản xuất của Đài Loan ngày càng được nâng cao. Nhóm ngành chế tạo linh kiện điện tử, các sản phẩm bán dẫn đã vươn lên vị trí hàng đầu về thị phần trên thị trường thế giới. 2 101 Bảng 2.2: Chỉ số phát triển khoa học công nghệ Đài Loan (1997 – 2002) Đơn vị 1997 1999 2001 2002 Số cán bộ nghiên cứu (CBNC) người 76.588 87.454 89.118 95.421 Tỷ lệ CBNC/10000 dân Tỷ lệ CBNC/10000 lao động Tỷ lệ chi tiêu cho R&D người người % GDP 35,3 81,2 1,88 39,7 90,4 2,05 39,9 90,7 2,16 42,5 95,7 2,30 Bằng sáng chế được cấp Cái 29.356 29.144 53.789 45.022 Trong đó của người Đài Loan 19.551 18.052 32.310 24.846 Giá trị công nghệ mua bán Tr NT$ 34.010 40.228 - 56.507 Nguồn: National Science Council, R.O.C., Indicators of Science and Technology, Republic of China, 2003; Ministry of Economics Affairs, R.O.C., Industrial Statistical Survey Report 2002, Taiwan Statistical Data Book 2004. d. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Trước yêu cầu nâng cấp nền kinh tế, chính phủ Đài Loan rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với những chính sách cụ thể: - Hoàn thiện hệ thống luật pháp về giáo dục. Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như: “Luật giáo dục mẫu giáo”, “Cương lĩnh thực thi giáo dục quốc dân”, “Luật đại học”, “Luật về trường chuyên khoa”… - Thực hiện đa dạng hoá các hình thức giáo dục đào tạo và đảm bảo nguồn kinh phí cho phát triển giáo dục. Nguồn kinh phí này chủ yếu để phát triển các trường công và một phần khuyến khích giúp đỡ phát triển các trường tư. Theo quy định của Đài Loan, tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách các cấp như sau: cấp trung ương không dưới 15%; cấp tỉnh không dưới 25% và cấp huyện, thị không thấp hơn 35% [41, tr. 147]. 102 - Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài cho nền kinh tế tri thức. Nhà nước Đài Loan chủ trương thiết lập một hệ thống học tập toàn diện lâu dài, khuyến khích các loại hình dịch vụ xã hội tự nguyện, kết hợp các nguồn lực học tập và thiết lập môi trường để quốc tế hoá việc học tập. Dự án đầu tiên của kế hoạch phát triển quốc gia 6 năm (2002 - 2008) là bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ điện tử. Năng lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, và sử dụng Internet rất được chú trọng. - Bên cạnh chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, chính quyền Đài Loan rất chú trọng vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thể hiện ở chính sách coi trọng nhân tài, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư, quản lý lành nghề có trình độ cao. Chính phủ Đài Loan chú trọng phát triển mạng lưới lưu học sinh ngành kỹ thuật ở các trường đại học hàng đầu thế giới, tập hợp đội ngũ các kỹ sư lành nghề tốt nghiệp ở các nước tư bản phát triển tham gia vào quá trình xây dựng và quản lý kinh tế. Đây chính là lực lượng lao động nòng cốt trong quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu vào Đài Loan. Ngoài ra, để nhằm khai thác nguồn chất xám từ bên ngoài, Đài Loan đã mời các chuyên gia nước ngoài làm việc với chế độ lương cao, trao quyền độc lập trong nghiên cứu và xây dựng các chương trình nghiên cứu riêng. Thực tế, với chính sách khuyến khích và sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp, hệ thống các trường dạy nghề và đại học của Đài Loan đã phát triển nhanh chóng, góp phần cung cấp nguồn lao động có kỹ thuật, kỹ năng chuyên ngành và một lượng lớn lực lượng các kỹ sư, các nhà khoa học, các nhà quản lý cho nền kinh tế. Cuối những năm 1980, hầu hết cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp có trình độ đại học. Năm 1992, tại công viên khoa học và công nghệ Tân Trúc có 47,6% tổng số lao động có trình độ đại học trở lên, trong đó có 198 tiến sỹ (chiếm 0,79%), 1849 thạc sỹ (7,34%). 103 Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào thành công của công nghiệp hoá đưa Đài Loan gia nhập vào hàng ngũ NIEs và tạo điều kiện cho Đài Loan tiến vào kinh tế tri thức. e. Tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế Thực tế, chính sách thương mại quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan. Từ cuối những năm 1980, khi các doanh nghiệp của mình đã có chỗ đứng khá vững chắc trong cạnh tranh quốc tế, nhà nước Đài Loan đã thực hiện chính sách đẩy mạnh quá trình tự do hoá và chính thức chấp nhận tự do hoá thương mại vào tháng 7 năm 1994 nhằm chủ động tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như APEC, OECD, GATT (sau này là WTO) và gắn chặt hơn nền kinh tế Đài Loan với nền kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Uỷ ban Thương mại quốc tế thuộc chính phủ Đài Loan (BOFT) đã bắt đầu triển khai hệ thống visa hàng hoá điện tử vào năm 1999; thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hệ thống thương mại điện tử nhằm giảm tỷ lệ chi phí thương mại; thiết lập hệ thống “một cửa” trong hoạt động khai báo hải quan và thiết lập hệ thống thương mại trực tuyến được kết nối toàn cầu. Để khai thác có hiệu quả những cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế, tháng 12/2001, BOFT đã thành lập những bộ phận công tác đặc biệt thực hiện nhiệm vụ đàm phán với các đối tác thương mại chủ yếu của Đài Loan là Mỹ, Nhật Bản, Niu Dilân, Xingapo để đi đến ký kết các văn bản ghi nhớ, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và FTAs. Mục tiêu gia nhập WTO rất quan trọng với Đài Loan bởi nền kinh tế của lãnh thổ này vốn phụ thuộc rất nhiều vào ngoại thương nên việc gia nhập WTO có thể giúp Đài Loan phát triển mạnh hơn các hoạt động thương mại và giao lưu kinh tế quốc tế khác. Thực tế, Đài Loan đã nộp đơn xin gia nhập GATT từ tháng 104 11/1990 và trải qua nhiều vòng đàm phán với GATT trước năm 1995, sau đó tiếp tục với WTO. Mặc dù vốn đã là một nền kinh tế thị trường mở nhưng Đài Loan vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong gia nhập WTO chủ yếu bởi vấn đề tư cách thành viên, chính sách thương mại mang tính phân biệt đối xử với một số đối tác và mối quan hệ tế nhị với Trung Quốc [34, tr. 382]. Để thoả mãn các điều kiện khi gia nhập, Đài Loan đã chấp nhận yêu cầu của WTO đối xử với Đài Loan như một nền kinh tế phát triển (năm 1995, GNP bình quân đầu người đã đạt trên 12.000 USD). Về chính sách thương mại, Đài Loan đã nhượng bộ và cam kết sửa đổi những chính sách được coi là vi phạm luật lệ của WTO, nhất là trong lĩnh vực buôn bán ô tô và xe gắn máy và nông nghiệp. Trước đây, Đài Loan chỉ đánh thuế nhập khẩu đối với các xe chở khách và xe vận tải để vận chuyển hàng hoá loại nhỏ từ Mỹ và EU nhưng cấm nhập khẩu từ một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốxtrâylia. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, chính quyền Đài Loan đã sửa đổi một số chính sách của mình như đồng ý nhập khẩu 7000 xe ô tô của Hàn Quốc và tăng số lượng ô tô nhập khẩu sau khi gia nhập WTO; đồng ý hạn ngạch nhập khẩu 2000 xe ô tô và hứa mở cửa hoàn toàn thị trường ô tô cho Ốxtrâylia sau 10 năm gia nhập WTO; nhất trí hạn ngạch nhập khẩu 1750 xe ô tô của Malaixia, Cộng hoà Séc và Xlôvakia năm 1997; nhập khẩu khoảng 140.000 xe ô tô của Bắc Mỹ và châu Âu...; Trước tình trạng bị phê phán là đã áp dụng những quy định hạn chế số lượng nhập khẩu đối với 21 danh mục hàng hoá, Đài Loan đã thừa nhận những khiếm khuyết này và cam kết sửa đổi. Thực tế, Đài Loan đã cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu thịt bò, mở cửa ngành dịch vụ, giảm thuế đối với nông phẩm và sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ Ốxtrâylia... [34, tr. 383-384]. Trải qua nhiều nỗ lực đàm phán, Đài Loan đã trở thành thành viên của APEC; ngày 01/01/2002, Đài Loan chính thức là thành viên của WTO. Sau khi gia nhập WTO, Đài Loan ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện những cam kết với WTO, điển hình như nhanh chóng mở cửa thị trường cho các sản phẩm 105 theo cam kết gia nhập WTO. Đến tháng 07/2002, 9739 danh mục hàng hoá (91,69% tổng danh mục hàng hoá xuất khẩu) có thể xuất khẩu từ Đài Loan và 10564 danh mục (99,48% tổng danh mục hàng hoá nhập khẩu) được nhập khẩu vào Đài Loan. Đài Loan cũng tiến hành rà soát, điều chỉnh các chính sách và luật pháp cho phù hợp với nguyên tắc của WTO; lợi dụng các nguyên tắc của WTO để chống lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch không công bằng và xử lý các vụ kiện tranh chấp thương mại v.v… Thực tế cho thấy, chính sách tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Đài Loan thâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài theo hướng đa dạng hoá, nhất là trong hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài để khắc phục tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường chủ yếu như Mỹ, Nhật Bản, ASEAN... f. Chính sách phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng Để thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, chính phủ Đài Loan chú trọng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung vào hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng đô thị và hạ tầng viễn thông. - Chính phủ đã tập trung thực hiện 14 dự án lớn hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: Cải tạo lại hệ thống giao thông vận tải; xây dựng cảng nhập khẩu dầu khí, khí đốt; xây dựng, tu sửa mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc vòng quanh Đài Loan; xây dựng mạng lưới viễn thông quốc tế... - Điều chỉnh nội dung chính sách phát triển khu công nghiệp: Từ sau năm 1990, do phát sinh những vấn đề về tình trạng ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên và áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa, chính sách phát triển khu công nghiệp của Đài Loan đã chuyển từ đầu tư diện rộng sang mục tiêu nâng cao chất lượng, tập trung xây dựng các khu công nghệ cao, phát triển các loại hình khu công nghiệp đa ngành, chuyên ngành, khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp trẻ mới thành lập. Thực tế, Đài Loan đã 106 xây dựng nhiều khu công nghiệp mới khu công nghiệp ven biển Chương Hoá, Vân Lâm; khu công nghệ phần mềm Nam Cảng ở Đài Bắc; các khu công nghiệp công nghệ cao ở Đài Nam và Vân Lâm. Đặc biệt, từ khi Đài Loan gia nhập WTO, Bộ Kinh tế Đài Loan đã điều chỉnh chính sách phát triển khu công nghiệp với các nội dung: i) Chuyển đổi thu hút đầu tư vào khu công nghiệp từ dựa trên yếu tố chi phí thấp sang dựa vào yếu tố chất lượng dịch vụ với giá cho thuê đất hợp lý; ii) Phát triển mô hình công viên công nghiệp, trong đó chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái; iii) Phát triển “các công viên công nghiệp thông minh” được quy hoạch hạ tầng hoàn thiện, có hệ thông viễn thông hiện đại nhằm khuyến khích phát triển các ngành công nghệ thông tin và các hoạt động R&D. - Phát triển đô thị cũng là một trong những mục tiêu được chính phủ coi trọng, đặc biệt là công tác quy hoạch đô thị. Chính quyền Đài Loan đã chính thức phân làm 18 khu sinh hoạt chính với 6 khu đô thị lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung, Đài Nam, Đào Nguyên, Tân Trúc; 12 khu sinh hoạt phổ thông loại vừa gồm 8 thành phố (Chương Hoá, Nghi Lan…) là các trung tâm sinh hoạt đô thị và các trung tâm sinh hoạt đặc biệt ở đô thị là Cơ Long (cảng mậu dịch quốc tế), Nam Đầu (trung tâm hành chính, tham quan du lịch), Hoa Liên (cảng tham quan du lịch), Mã Công (trung tâm vận tải hàng hải, hàng không, cảng cá). Nội dung quy hoạch tập trung vào các lĩnh vực: môi trường công tác; hệ thống văn hoá, giáo dục; nhà ở; hệ thống mua bán hàng hoá; hệ thống nghỉ ngơi giải trí; mạng lưới y tế; mạng lưới giao thông vận tải. - Trong kế hoạch 6 năm (2002 - 2008), với mục tiêu biến Đài Loan thành trung tâm hoạt động của các công ty đa quốc gia, một trung tâm hậu cần toàn cầu, nhà nước Đài Loan xác định trọng tâm là tập trung cải thiện và hiện đại hoá hạ tầng giao thông. Bộ giao thông vận tải Đài Loan đã đưa ra một loạt kế hoạch: Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dọc theo bờ biển phía Tây; Hoàn thiện mạng lưới giao thông công cộng ở Đài Bắc, Cao Hùng; Mở rộng xa lộ ven biển phía Tây và các tuyến xa lộ phía Đông; ... 107 2.2.2.4. Thành tựu của CNH, HĐH Với sự điều chỉnh chiến lược công nghiệp hoá kịp thời cùng với những chính sách, giải pháp phù hợp của nhà nước, nền kinh tế Đài Loan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thực tế, Đài Loan đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và gia nhập hàng ngũ NIEs châu Á. Điều đó tạo điều kiện cho Đài Loan hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và chuyển sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức. Một số thành tựu nổi bật: - Về tăng trưởng kinh tế: Hình 2.5: Tăng trưởng kinh tế của Đài Loan giai đoạn (1995 - 2006) Nguồn: Directorate-General of Budget, Accounting and Statistics, Executive Yuan, R.O.C., Statistical Abstract of National Income. Giai đoạn 1986 - 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đài Loan vẫn duy trì ở mức 7,9%. Tuy nhiên, giai đoạn cuối những năm 1990, Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có xu hướng giảm xuống. Năm 2001, nền kinh tế Đài Loan tăng trưởng -2,2%. Đó là hậu quả của sự sụt giảm mạnh đầu tư nội địa và làn sóng rộng đầu tư ra nước ngoài, nhất là sang thị trường Trung Quốc để đón đầu các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi nước này chuẩn bị trở thành thành viên 108 chính thức của WTO. Từ năm 2002, sau khi Đài Loan được kết nạp vào WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đài Loan đã được khôi phục do tác động từ chính sách điều chỉnh cơ cấu của chính phủ. Đáng chú ý là trong suốt thời gian dài, tốc độ tăng năng suất lao động là nhân tố đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế. Bảng 2.3: Nguồn tăng trưởng của Đài Loan giai đoạn (1995 - 2003) 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tốc độ tăng (%) GDP 4.6 5.8 5.8 -2.2 4.7 3.5 6.2 4.1 4.7 Lao động 1.2 1.0 1.1 -1.1 0.8 1.3 2.2 1.6 1.7 NSLĐ 3.4 4.8 4.7 -1.1 3.9 2.2 4.0 2.5 3.0 Phần đóng góp (%) GDP 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Lao động 26.1 17.1 18.6 50.7 16.9 37.1 35.8 39.3 36.4 NSLĐ 73.9 82.9 81.4 49.3 83.1 62.9 64.2 60.7 63.6 Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan Statistical Data Book, 2007. - Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Đài Loan có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hiện đại. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm nhanh, từ 15,5% năm 1970 xuống còn 1,8% năm 2003 và 1,5% năm 2006. Tỷ trọng của công nghiệp có xu hướng tăng từ cuối những năm 1970 đạt mức cao nhất là 44,8% năm 1986, nhưng từ năm 1987, nó có xu hướng giảm dần và đến năm 2006, công nghiệp chỉ còn chiếm 26,8% GDP. Trong khi đó, tỷ trọng của dịch vụ trong GDP có xu hướng ngày càng gia tăng từ 43,2% năm 1970, lên 53,5% năm 1990, 67,79% năm 2003 [90, tr. 54] và đạt 71,7% năm 20063 - một tỷ lệ tương đương với nhiều nước tư bản phát triển. 3 109 Hình 2.6: Cơ cấu ngành kinh tế của Đài Loan năm 2003 Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan Statistical Data Book, 2004, p. 5. - Về ngoại thương: Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan tăng nhanh. Năm 1998 đạt 112,595 tỷ USD và đến năm 2006 đạt 224,017 tỷ USD. Nhờ tăng nhanh xuất khẩu, Đài Loan đã dần chuyển sang xuất siêu. Giá trị xuất siêu năm 1998 là 7,366 tỷ USD, năm 2002 là 22,072 tỷ USD và năm 2006 đạt 21,319 tỷ USD. Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan giai đoạn (1995 - 2003) Nguồn: Ministry of Finance, R.O.C., Monthly Statistics of Exports and Imports, Taiwan Area, R.O.C., Mar. 2007. 110 Giá trị xuất khẩu trên đầu người của Đài Loan đã tăng nhanh, năm 1960 mới đạt 15 USD; năm 1980 là 1.123 USD; năm 1990 là 3.322 USD; năm 2000 là 6.704 USD [90, tr. 211] và năm 2006 đạt 9.851 USD bình quân đầu người4. Đây là tỷ lệ cao so với nhiều nước trên thế giới. Ngoại thương đã thực sự trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế ở Đài Loan. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Đài Loan, sản phẩm công nghiệp đã chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng cơ cấu hàng xuất khẩu (năm 2003 là 98,5%). Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Đài Loan đã vươn lên đứng hàng đầu thế giới về giá trị và thị phần như linh kiện máy vi tính, màn hình LCD, máy tính xách tay... Hình 2.8: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Đài Loan Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan Statistical Data Book, 2004. Cùng với tăng trưởng kinh tế, Đài Loan còn giải quyết được các mục tiêu phát triển xã hội. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì trong số 34 nước, 4 111 Đài Loan luôn xếp ở vị trí số 1 về các chỉ tiêu: phân phối thu nhập; tăng thu nhập và tăng trưởng [57, tr. 232]. Với những kết quả đạt được trong CNH, HĐH, nền kinh tế Đài Loan từ trạng thái kém phát triển đã vươn lên hàng ngũ NIEs thế giới và đang chuyển sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức. 2.2.3. Nhận xét, đánh giá về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan Sự thành công trong CNH, HĐH của Đài Loan có vai trò rất quan trọng của nhà nước. Điều đó thể hiện trước hết ở khả năng chớp thời cơ, kịp thời điều chỉnh nội dung chiến lược CNH, HĐH để có thể nắm bắt những cơ hội thuận lợi mang lại từ xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện khắc phục những mặt hạn chế của bản thân nền kinh tế. Trong điều kiện quốc tế tương đối thuận lợi, chính phủ Đài Loan đã chuyển sang chiến lược CNH, HĐH với tư tưởng xuyên suốt là hướng về xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên nguyên lý phát huy lợi thế so sánh. Tuy nhiên, với mỗi giai đoạn, khi xuất hiện những yêu cầu phát triển mới hay có sự thay đổi về môi trường quốc tế thì nội dung chiến lược lại được điều chỉnh linh hoạt và kịp thời. Nhìn chung, Đài Loan đã thực hiện CNH, HĐH theo phương thức tuần tự rút ngắn, không bỏ qua hay đi tắt đón đầu theo tư duy duy ý chí. Điều đó cho phép Đài Loan phát huy được các lợi thế sẵn có cũng như các lợi thế tiềm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961 - 2003) - Bài học kinh ng.pdf
Tài liệu liên quan