Luận án Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Giả thuyết khoa học. 2

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .2

4.1. Khách thể nghiên cứu .2

4.2. Đối tượng nghiên cứu .2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

6. Phương pháp nghiên cứu .3

6.1. Nghiên cứu lí thuyết .3

6.2. Điều tra thực trạng.3

6.3. Phương pháp chuyên gia . 3

6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 3

6.5. Phương pháp thống kê toán học.4

7. Những đóng góp mới của luận án . 5

8. Giới hạn nghiên cứu .6

9. Cấu trúc của luận án .6

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ

DỤNG BTTH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10.7

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.7

1.1.1. Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học.7

1.1.1.1. Xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học trên thế giới.7

1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng CH, BT trong dạy học ở VN.9

1.1.2. Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học . 12

1.1.2.1. Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học trên thế giới . 12

1.1.2.2. Xây dựng và sử dụng BTTH trong dạy học ở Việt Nam . 15

pdf266 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống để dạy sinh học 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yếu (3-4) Trung bình (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) TN Tần suất 0,53 8,51 25,51 39,55 25,9 ĐC 0,73 12,54 42,09 29,82 14,82 Bảng 3.5. Các tham số đặc trưng của nhóm lớp TN và ĐC tổng hợp 8 bài kiểm tra Lớp Các tham số đặc trưng ± m S2 S Cv (%) td TN 7,14 ± 0,05 3,32 1,82 25,29 11,29 ĐC 6,35 ± 0,05 3,26 1,81 28,50 Các đề kiểm tra được xây dựng và thống nhất đáp án chấm điểm. Qua chấm bài, chúng tôi dễ dàng phân loại các mức độ kết quả học tập của HS. Kết quả xử lí bằng thống kê xác suất các đặc trưng thống kê giữa TN và ĐC được tổng hợp của 8 bài kiểm tra cho thấy, hiệu quả của dạy học bằng BTTH ở khối lớp TN luôn cao hơn so với lớp ĐC. - Điểm trung bình của lớp TN là 7,14 cao hơn lớp ĐC là 6,35; hệ số biến thiên ở lớp TN là 25,29 nhỏ hơn lớp ĐC là 28,5, điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ, kết quả thu được ở lớp TN có độ tin cậy cao, ổn định hơn so với lớp ĐC. - Tỉ lệ HS kiểm tra đạt loại trung bình và yếu kém của lớp TN là 34,55% ít hơn so với lớp ĐC là 55,36%. Ngược lại, tỉ lệ HS của lớp TN được điểm 7 trở lên là 65,45%, trong khi đó ở khối lớp ĐC chỉ đạt 44,64%. - Đường lũy tích ở lớp TN nằm bên phải và phía dưới đường lũy tích lớp ĐC. Để khẳng định kết quả trên là do ngẫu nhiên hay áp dụng phương pháp thực nghiệm, đề tài tiến hành tính đại lượng kiểm định td và kiểm định giả thiết: từ các thông số trên ta có td = 11,29 với mức ý nghĩa α = 0,05, tα. Do đó, td > tα chứng tỏ sự khác nhau giữa của lớp TN và của lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê. 110 Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN. Như vậy, việc xây dựng và sử dụng BTTH theo các biện pháp đề xuất để tổ chức dạy học Sinh học 10 đã bước đầu đem lại hiệu quả góp phần nâng cao khả năng lĩnh hội kiến thức, khắc sâu kiến thức cho HS. 3.4.1.2. Phân tích định tính Việc sử dụng BTTH trong dạy học Sinh học 10 đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức, tạo được hứng thú cho HS trong học tập bộ môn. Cụ thể: - Các BTTH nêu ra đã kích thích tính tích cực sáng tạo, tìm tòi của HS. HS luôn được đặt trong trạng thái có vấn đề nên các em không còn thụ động tiếp thu bài học mà trở thành người chủ động tham gia giải quyết tình huống để lĩnh hội tri thức mới. - Khi được hỏi về phương pháp học tập đang thực nghiệm, đa số HS ở lớp TN cho rằng: việc sử dụng các BTTH trong dạy học môn Sinh học 10 giúp các em dễ tiếp nhận kiến thức mới và ghi nhớ sâu sắc hơn. Nhưng điều làm các em thỏa mãn hơn chính là có được sự hứng thú trong học tập. Các em nhận thấy những nội dung của vấn đề được giải quyết rất cần thiết và có tính thực tiễn cao. Do đó, bài học trở nên gần gũi với các em hơn. Một số HS khác còn cho rằng khi GV tổ chức dạy học bằng BTTH, HS nhận thấy bản thân học được nhiều điều hơn như: cách giải quyết một vấn đề khi gặp phải trong học tập, cách khai thác nguồn thông tin để giải thích vấn đề, cách trình bày vấn đề, Chất lượng định tính bài làm của HS bộc lộ được khả năng giải quyết vấn đề ở các câu hỏi vận dụng. HS sử dụng các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để trả lời câu hỏi. Sau đây, đề tài phân tích một số ví dụ minh họa trong các bài làm của HS ở cả 2 khối TN và ĐC thể hiện sự vượt trội về khả năng nhận thức, tư duy ở khối lớp TN so với ĐC và một số ví dụ thể hiện HS lớp TN đã được bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết BTTH. * Kết quả bài kiểm tra thứ nhất cho thấy: 111 Ở phần trắc nghiệm khách quan: kết quả bài làm thể hiện rất rõ HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức vì số câu trả lời sai nhiều hơn so với HS lớp TN. Ví dụ: Câu 3: Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống là: A. phân tử B. đại phân tử. C. tế bào. D. phân tử và đại phân tử. Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án D. Trong khi đó, đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án C. Câu 5: Điều nào dưới đây sai khi nói về tế bào? A. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. B. Tế bào là đơn vị chức năng của tế bào sống. C. Tế bào được cấu tạo từ các mô. D. Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan. Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án D. Trong khi đó, đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án C. Ở phần tự luận: Câu 1. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Dựa vào đâu người ta phân biệt được các cấp tổ chức sống chính của sự sống là tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển? Đa số HS lớp TN và ĐC trả lời đúng ý thứ nhất là: Hệ sống được tổ chức như thế nào? - Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc (cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn). Mọi vật chất sống đều được cấu tạo từ các phân tử đơn giản tập hợp lại thành các đại phân tử kích thước lớn (prôtêin, cacbohiđrat,). Các đại phân tử tương tác với nhau tạo thành bào quan, các bào quan tập hợp tạo nên cơ quan, rồi đến các cấp tổ chức cao hơn là hệ cơ quan - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển. - Hệ sống trong đó cấp tổ chức nào đó được hình thành là do sự tương tác các bộ phận cấu tạo nên chúng, là đặc điểm nổi trội của những cấp tổ chức sống. Các 112 đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, bị tách ra khỏi tế bào là những phân tử chết, không thực hiện vai trò sống của chúng, nhưng khi chúng tương tác với nhau thì sẽ tạo nên cấu trúc tế bào và tế bào có đặc tính của sự sống. Nhưng ở ý thứ hai: Dựa vào đâu người ta phân biệt được các cấp tổ chức sống chính của sự sống là tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển? Phần lớn HS lớp ĐC không trả lời được ý này hoặc trả lời không đầy đủ. Trong khi đó, đại đa số HS lớp TN trả lời đầy đủ ý này đó là dựa vào mức biến đổi tiến hóa của sự sống và sự biến đổi về chất lượng của sự sống. Trả lời đúng được như vậy, chứng tỏ HS lớp TN hiểu rõ căn cứ vào đâu để người ta phân biệt được các cấp tổ chức sống, còn HS lớp ĐC chỉ học kiến thức trong SGK mà không hiểu được vì sao người ta phân biệt được các cấp tổ chức sống. * Kết quả bài kiểm tra thứ hai cho thấy: Ở phần trắc nghiệm khách quan: kết quả bài làm thể hiện rất rõ HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức vì số câu trả lời sai nhiều hơn so với HS lớp thực nghiệm. Điểm số phần này của HS lớp ĐC thấp, trong khi đó HS lớp TN điểm cao hơn nhiều. Các câu hỏi đề tài đưa ra có những nội dung trùng với nội dung câu hỏi tự luận, với mục đích kiểm tra mức độ hiểu kiến thức như thế nào? Ví dụ: Câu 9: Hêmôglôbin là loại prôtêin: 1. Vận chuyển O2 và CO2 2. Có dạng hạt hoặc hình cầu 3. Tạo nên hồng cầu 4. Có cấu trúc bậc 4 A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Phần nhiều HS ở lớp ĐC vẫn chọn phương án A. Vấn đề này đã được đưa ra thành tình huống có vấn đề cho HS ở lớp thực nghiệm. Vì vậy, HS lớp TN đa số đã chọn đúng phương án D. Câu 10: Hoocmôn insulin do tuyến tụy tiết làm tăng hoặc giảm lượng glucôzơ trong máu, minh họa cho: A. chức năng bảo vệ. B. chức năng điều hoà. C. chức năng vận chuyển. D. chức năng cấu trúc. 113 HS ở lớp ĐC phần nhiều vẫn chọn phương án C. Vấn đề này đã được đưa ra thành BTTH cho HS ở lớp thực nghiệm Vì vậy, HS lớp TN đa số đã chọn đúng phương án B. Câu 12: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là: A. hai bazơ cùng loại liên kết bổ sung với nhau. B. hai bazơ khác loại liên kết bổ sung với nhau. C. một bazơ lớn (A, G) được bù với một bazơ bé (T, X) và ngược lại. D. lượng A + T luôn bằng lượng G + X. Câu hỏi trắc nghiệm này có nội dung ở câu hỏi tự luận câu 5. Phương án trả lời đúng là C, nhưng HS ở lớp ĐC phần nhiều vẫn chọn phương án D, trả lời trùng với nội dung trả lời ở câu tự luận, chỉ có một số ít trả lời phương án C. Trong khi đó, HS lớp TN chọn phương án C. Ở câu 15: Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của ADN, yếu tố nào quyết định nhiều nhất? A. Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit. B. Thành phần các loại nuclêôtit. C. Số lượng của các loại nuclêôtit. D. Cấu trúc không gian của ADN. Đa số HS lớp TN chọn đúng phương án A. Trong khi đó, phần nhiều HS lớp ĐC chọn phương án D. Vì các em cho rằng: 3 phương án trên đều quyết định, nhưng quyết định nhất là cấu trúc không gian. Điều này chứng tỏ HS lớp ĐC nắm vững kiến thức kém hơn so với HS lớp TN rất nhiều. Ở phần tự luận: Câu 1: Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định? Trả lời câu hỏi này có sự khác biệt của lớp TN và lớp ĐC. HS lớp ĐC chỉ trả lời được các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định nhưng không giải thích được tại sao. Còn HS lớp TN trả lời được đầy đủ: Các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định: Trong tự nhiên có nhiều nguyên tố hóa học nhưng trong cơ thể sống chỉ có khoảng 25 nguyên tố tham gia cấu trúc nên cơ thể (trong đó có 4 nguyên tố là C, H, O, N có trong mọi cơ thể sống). Người ta thấy rằng đó là các nguyên tố có những tính chất lí 114 hóa phù hợp với cơ thể sống. Các nguyên tố này có kích thước nhỏ, có vỏ điện tử dễ dàng kết hợp với nhau để tạo nên nhiều loại phân tử, nhiều loại cấu trúc cũng như nhiều hệ thống có tổ chức khác nhau rất đa dạng nhưng đồng thời lại có thể dễ dàng phân li trong những điều kiện nhất định, do đó tạo cho cơ thể sống có tính ổn định và mềm dẻo thích nghi được với những thay đổi của môi trường. Không phải tất cả các sinh vật đều cần tất cả các nguyên tố Sinh học như nhau (trừ một số nguyên tố chính: C, H, O, N), mà tùy từng sinh vật, thậm chí tùy theo từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu về từng nguyên tố không giống nhau. Đối với một nguyên tố thì có thể loài này cần nhưng loài khác lại không hay chỉ cần với một hàm lượng rất thấp. Ví dụ: đối với cây đậu phộng thì cần nhiều phôtpho, canxi nhưng với cây lấy thân, lá (các loại rau) thì lại cần nhiều nitơ. Tại sao HS lớp TN lại trả lời đủ ý hơn? Do câu 1 là một BTTH khi dạy ở lớp TN; HS lớp TN giải quyết được BTTH này nên nắm vững kiến thức và đã trả lời đủ ý. Câu 2: Giải thích tại sao loài Gọng vó lại có thể đứng và chạy được trên mặt nước? Trả lời câu hỏi này có sự khác biệt của lớp TN và lớp ĐC. HS lớp ĐC chỉ trả lời được loài Gọng vó lại có thể đứng và chạy được trên mặt nước nhưng không giải thích được tại sao. Còn HS lớp TN trả lời được đầy đủ: Loài Gọng vó có thể đứng và chạy trên mặt nước là nhờ các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên màng phim bề mặt. Tại sao HS lớp TN lại trả lời đủ ý hơn? Do câu 1 là một BTTH khi dạy ở lớp TN; HS lớp TN giải quyết được BTTH này nên nắm vững kiến thức và đã trả lời đủ ý. Câu 3: “Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù?”. Trả lời câu hỏi này có sự khác biệt của lớp TN và lớp ĐC. HS lớp ĐC chỉ trả lời: sự đa dạng cao của các loại prôtêin là do chúng được cấu tạo từ 20 loại axit amin khác nhau. Như vậy, HS lớp ĐC chỉ trả lời được sự đa dạng của prôtêin. Còn HS ở lớp TN trả lời đầy đủ ý hơn: không chỉ được cấu tạo từ 20 loại axit amin khác nhau mà còn do sự khác nhau về số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử nữa. Tại sao HS lớp TN lại trả 115 lời đủ ý hơn? Do câu hỏi 3 là một BTTH khi dạy ở lớp TN; HS lớp TN giải quyết được BTTH này nên nắm vững kiến thức và đã trả lời đủ ý. Các bậc của prôtêin khác nhau như thế nào? HS lớp ĐC chỉ trả lời giống SGK. Cấu trúc bậc một: chính là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc hai: chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc 2. Cấu trúc bậc ba: chuỗi pôlipeptit dạng xoắn anpha hoặc gấp nếp bêta lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều. Cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin có thể bị phá vỡ dưới tác động của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ cao, độ pH, áp suất, Khi cấu trúc không gian bị phá vỡ thì prôtêin bị mất chức năng. Cấu trúc bậc bốn: khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗipôlipeptit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó, tạo nên cấu trúc bậc bốn. HS ở lớp TN trả lời thêm được cấu trúc bậc hai của prôtêin là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian, được hình thành nhờ liên kết hiđrô. Câu 4: “Vì sao chỉ có 4 loại nuclêôtit mà lại có rất nhiều loại ADN khác nhau?”. Trả lời câu hỏi này có sự khác biệt của lớp TN và lớp ĐC. HS lớp ĐC chỉ trả lời: “Cách sắp xếp khác nhau của 4 loạinuclêôtit sẽ tạo nên vô số loại phân tử ADN khác nhau”. Còn HS ở lớp TN trả lời đủ ý hơn: không chỉ do trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên ADN có thể tạo ra nhiều loại ADN khác nhau mà còn do sự khác nhau về số lượng, thành phần các nuclêôtit trên ADN nữa. Tại sao HS lớp thực nghiệm lại trả lời đủ ý hơn? Do câu hỏi 4 là một BTTH khi dạy ở lớp TN. HS lớp TN giải quyết được tình huống này, nên nắm vững kiến thức và đã trả lời đủ ý. Câu 5: “NTBS là gì? Hệ quả và ý nghĩa của NTBS”. Trả lời câu hỏi này càng thấy rõ kiến thức của HS lớp TN nắm rất vững. HS lớp ĐC đa số HS đều trả lời: NTBS là A = T và G = X ; rất ít HS trả lời được NTBS là nguyên tắc một bazơ nitơ có kích thước lớn liên kết bổ sung với một bazơ nitơ có kích thước bé và ngược lại. 116 Do đặc điểm cấu trúc mà A chỉ liên kết với T bằng 2 mối liên kết hiđrô, G chỉ liên kết với X bằng 3 mối liên kết hiđrô. HS lớp ĐC đã nhầm A = T, G = X là NTBS, nhưng đây chính là hệ quả của NTBS. Vì vậy, khi trả lời hệ quả NTBS thì HS lớp ĐC trả lời là A = T và G = X. Trong khi đó, HS lớp TN đa số trả lời đúng NTBS và đúng hệ quả của NTBS. Ngoài hệ quả của NTBS là A = T và G = X, còn một hệ quả nữa rất quan trọng đó là nếu biết được trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này thì ta có thể suy ra trình tự các nuclêôtit trên mạch đơn kia. Hệ quả này không khó, nhưng tại sao đa số HS lớp ĐC không trả lời được vì do HS lớp ĐC không được đưa vấn đề này như một BTTH để HS giải quyết như ở lớp TN. * Kết quả bài kiểm tra thứ ba cho thấy: Ở phần trắc nghiệm khách quan: kết quả bài làm thể hiện rất rõ HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức vì số câu trả lời sai nhiều hơn so với HS lớp TN. Ví dụ: Câu 8: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là: A. có chứa sắc tố quang hợp B. có chứa nhiều loại enzim hô hấp C. được bao bọc bởi lớp màng kép D. có chứa nhiều phân tử ATP Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án D. Trong khi đó, đại đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án C. Câu 14: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây? A. Vận chuyển khuếch tán. B. Vận chuyển thụ động. C. Vận chuyển chủ động. D. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án C. Trong khi đó, đại đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án D. Ở phần tự luận, Câu 3: Các chất được vận chuyển ra và vào tế bào theo những phương thức nào? Vận chuyển thụ động giống và khác vận chuyển chủ động như thế nào? Nói rằng các phân tử nước liên kết với chất tan có thể khuếch tán qua màng sinh chất đúng hay sai? 117 - Ở ý thứ nhất: Các chất được vận chuyển ra và vào tế bào theo những phương thức nào? Đa số HS ở lớp ĐC và TN trả lời đúng câu hỏi này là các chất được vận chuyển qua màng sinh chất theo phương thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và xuất bào - nhập bào. - Ở ý thứ hai: Vận chuyển thụ động giống và khác vận chuyển chủ động như thế nào? Đa số HS ở lớp TN trả lời được ý này là: + Giống nhau: Đều diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và môi trường ngoài tế bào. Không làm biến dạng màng sinh chất. + Khác nhau: Trong vận chuyển thụ động, các chất khuếch tán qua màng sinh chất theo chiều građient nồng độ (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp) và không tiêu tốn năng lượng. Trong vận chuyển chủ động thì ngược lại, các chất khuếch tán qua màng sinh chất ngược chiều građient nồng độ (từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao) và tiêu tốn năng lượng. Ở ý thứ hai này, HS lớp ĐC chỉ trả lời được điểm khác nhau như SGK đã trình bày, còn điểm giống nhau thì các em không trả lời được. Điều này chứng tỏ, HS lớp TN hiểu được bản chất của vận chuyển chủ động và thụ động nên các em mới rút ra được điểm giống nhau. * Kết quả bài kiểm tra thứ tư cho thấy: Ở phần trắc nghiệm khách quan: kết quả bài làm thể hiện rất rõ HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức vì số câu trả lời sai nhiều hơn so với HS lớp TN. Ví dụ: Câu 8: Phần lớn enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây? 118 A. Từ 2 đến 3. B. Từ 4 đến 5. C. Từ 6 đến 8. D. Trên 8. Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án D. Trong khi đó, đại đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án C. Câu 9: Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là: A. ôxi, nước và năng lượng. B. nước, đường và năng lượng. C. nước, khí cacbônic. D. khí cacbônic, nước và năng lượng. Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án C. Trong khi đó, đại đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án D. Ở phần tự luận, Câu 4: Pha sáng và pha tối khác nhau như thế nào? Nói rằng ôxi được tạo ra trong quang hợp là từ CO2 đúng hay sai? Đáp án của câu 4 là: Tiêu chí Pha sáng Pha tối Nơi thực hiện Màng tilacôit của lục lạp Chất nền của lục lạp Nguyên liệu H2O, năng lượng sánh sáng, ADP, NADP+ ATP, NADPH, CO2 Diễn biến - Diệp lục hấp thụ quang năng trở thành dạng kích động (dễ nhường điện tử). - Điện tử từ diệp lục được truyền cho chất nhận để: + Quang phân li nước + Hình thành chất khử NADPH + Tổng hợp ATP CO2 +RiDP APG AlPG  glucôzơ Sản phẩm ATP, NADPH, O2 Glucôzơ  tinh bột, saccarôzơ,... Nói rằng ôxi được tạo ra trong quang hợp từ CO2 là sai vì trong quang hợp, ôxi được tạo ra từ nước (trong quá trình quang phân li nước) ở pha sáng. 119 Đa số HS của lớp TN hiểu được bản chất của pha sáng và pha tối nên phân biệt được đầy đủ hơn sự khác nhau của pha sáng và pha tối, còn HS lớp ĐC làm thiếu rất nhiều ý. * Kết quả bài kiểm tra thứ năm cho thấy: Ở phần trắc nghiệm khách quan, HS lớp TN có số câu trả lời đúng nhiều hơn HS lớp ĐC, đặc biệt là những câu trắc nghiệm đòi hỏi phải hiểu kiến thức thì mới chọn đúng được. Ví dụ: câu 4: Kết thúc giảm phân I hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con có số NST là: A. 2n. B. n. C. 2n kép. D. n kép. Rất nhiều HS lớp ĐC chọn phương án B. Điều này khẳng định HS lớp ĐC không hiểu được bản chất của quá trình giảm phân, không nắm vững được những sự kiện quan trọng diễn ra trong giảm phân. HS lớp TN chọn phương án D, khi kết thúc giảm phân I, hình thành 2 tế bào đơn bội chứa NST ở dạng kép. Câu 6: Sự phân li của các cặp NST kép tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân? A. Kì giữa của phân bào I B. Kì sau của phân bào I C. Kì giữa của phân bào II D. Kì sau của phân bào II. Câu hỏi này đòi hỏi HS phải hiểu được bản chất của phân li. Thực chất của nó xảy ra ở đâu? Sự sắp xếp theo các phương án khác nhau diễn ra ở kì giữa I còn sự phân li diễn ra ở kì sau I. Chính vì vậy, sự phân li của các cặp NST kép tương đồng ở kì sau của giảm phân I là sự phân li độc lập. Kì cuối của lần phân bào I hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chỉ chứa một chiếc NST trong cặp NST tương đồng. Đây là điểm sai khác rất cơ bản dẫn đến vì sao trong nguyên phân bộ NST được giữ nguyên ở tế bào con, còn trong giảm phân bộ NST đã giảm đi một nửa khi kết thúc lần phân bào I. Giảm phân II thực chất là nguyên phân. Vấn đề đã được đưa ra thành BTTH cho HS ở lớp TN. Vì vậy, HS lớp TN đa số chọn đúng phương án B. Còn HS ở lớp ĐC do không hiểu bản chất của sự phân li độc lập cho nên nhiều HS đã chọn phương án D; vì cho rằng trên hình vẽ, kì sau của giảm phân II lúc này có 120 sự tách các NST kép thành các NST đơn và các em cho rằng đây là phân li độc lập trong giảm phân. Ở phần tự luận: Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản nào giữa nguyên phân với giảm phân? HS lớp TN trả lời tốt hơn HS lớp ĐC rất nhiều, thể hiện là HS lớp TN xác định được những điểm khác nhau cơ bản nhất của nguyên phân và giảm phân. Trong đó, HS lớp ĐC trả lời rất lan man, không đưa ra được những điểm khác nhau cơ bản mà nêu lại diễn biến của nguyên phân, giảm phân hoặc lại trả lời cả điểm giống nhau trong khi đó đề ra chỉ yêu cầu nêu điểm khác nhau. Điều này rõ ràng cho thấy: HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức, không hiểu rõ bản chất của nguyên phân và giảm phân cho nên khi trả lời cứ chép y nguyên như SGK. Câu 2: Bộ NST lưỡng bội 2n được duy trì và ổn định qua các thế hệ khác nhau của loài là nhờ những cơ chế nào? HS lớp ĐC hầu như tất cả đều trả lời rất chung chung là nhờ các cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, mà không trả lời đúng theo đáp án của câu hỏi. HS lớp TN trả lời: đối với loài sinh sản vô tính thì nhờ cơ chế nguyên phân, còn đối với loài sinh sản hữu tính và giao phối có sự kết hợp giữa 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Vì vậy, điểm trả lời câu hỏi này HS lớp TN hầu như đạt điểm tối đa còn HS lớp ĐC thì chỉ đạt nửa số điểm. * Kết quả bài kiểm tra thứ sáu cho thấy: - Ở phần trắc nghiệm khách quan, kết quả bài làm thể hiện rất rõ HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức vì số câu trả lời sai nhiều hơn so với HS lớp TN. Ví dụ: Câu 13: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây? A. Làm tương. B. Làm nước mắm. C. Muối dưa. D. Làm giấm. Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án D trong khi đó đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án C. Câu 10: Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây? A. Biến đổi axit axêtic thành glucôzơ. B. Chuyển hóa rượu thành axit axêtic. 121 C. Chuyển hóa glucôzơ thành rượu.D. Chuyển hóa glucôzơ thành axit axêtic. Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án D. Trong khi đó, đại đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án B. - Ở phần tự luận: Câu 2: Có phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích không? Cho ví dụ. Đáp án câu 2 là: không phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích, nhiều độc tố của VSV, trong đó có một số enzim gây tác hại cho con người như gây ngộ độc, bệnh tật, tử vong, Ví dụ: độc tố là một trong các sản phẩm do VSV tổng hợp. Khi nhiễm vào đồ ăn, thức uống, một số VSV không chỉ phân giải, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà còn tiết độc tố. Độc tố có 3 loại: + Độc tố tế bào (do vi khuẩn bạch hầu và vi khuẩn lị tiết ra); + Độc tố thần kinh (do vi khuẩn độc thịt tiết ra); + Độc tố ruột (do vi khuẩn tả và E. coli tiết ra). Aflatôxin, fumônisin là những loại độc tố đáng sợ nhất trong số các độc tố do nấm sinh ra. Những chất này thường gặp trong đậu phộng hoặc bắp bị mốc, có thể gây ung thư gan, xơ gan, ung thư vòm họng, Những câu hỏi dạng mở rộng như câu 2 thì phần lớn các HS lớp ĐC không trả lời được hoặc chỉ trả lời được không phải sản phẩm tổng hợp nào của VSV cũng đều có ích nhưng không đưa ra được ví dụ chứng minh. Còn HS lớp TN trả lời đầy đủ vì câu này là một tình huống đã được phân tích trong bài học. Câu 3: Cùng một enzim VSV (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,) khi nào thì enzim có lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? Cho ví dụ. - VSV không có ý thức làm lợi hay làm hại cho con người mà do con người chủ động điều khiển chúng. Có lợi khi con người chủ động sử dụng VSV phục vụ cho chính lợi ích của mình, có hại khi để chúng phát triển tự do, gây hư hỏng thức ăn, đồ dùng 122 - Ví dụ: nếu con người chủ động dùng các enzim amilaza, prôtêaza hoặc xenlulaza, để xử lí nước thải giàu tinh bột, prôtêin hoặc xenlulôzơ, sẽ cho nước thải sạch, sử dụng các enzim trên vào công nghiệp bột giặt sẽ làm tăng hiệu quả giặt tẩy,Ngược lại, cũng vẫn các VSV trên, nếu để chúng sinh trưởng tự do trên các đồ ăn, thức uống, rau quả, Các enzim do chúng sinh ra sẽ phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây ôi thiu, làm giảm chất lượng các loại lương thực, đồ dùng, hàng hóa, Những câu hỏi dạng mở rộng như câu 3 thì phần lớn các HS lớp ĐC không trả lời được hoặc chỉ trả lời được giống SGK là con người sử dụng các enzim ngoại bào như amilaza để thủy phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu,... VSV tiết hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulôzơ làm cho đất giàu chất dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường, người ta thường chủ động cấy VSV để phân giải nhanh các xác thực vật. Còn HS lớp TN trả lời đầy đủ vì câu này là một BTTH đã được phân tích trong bài học. * Kết quả bài kiểm tra thứ bảy cho thấy: - Ở phần trắc nghiệm khách quan: kết quả bài làm thể hiện rất rõ HS lớp ĐC không nắm vững kiến thức vì số câu trả lời sai nhiều hơn so với HS lớp TN. Ví dụ: Câu 15: Nhóm VSV nào sau đây là nhóm ưa axit? A. Đa số vi khuẩn. B. Xạ khuẩn. C. Động vật nguyên sinh. D. Nấm men, nấm mốc. Đa số HS ở lớp ĐC trả lời là phương án B. Trong khi đó, đại đa số HS ở lớp TN chọn đúng là phương án D. Câu 16: Môi trường nào sau đây c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfabcpdf_8756_7071_1862625.pdf
Tài liệu liên quan