Luận văn Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục . iii

Danh mục ký tự viết tắt . vii

Danh mục bảng biểu . viii

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 2

2.1. Mục tiêu chung . 2

2.2. Mục tiêu cụ thể . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 3

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 3

5. Bố cục của luận văn . 4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ

PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 5

1.1.1. Cơ sở khoa học về công nghiệp hoá, khu công nghiệp, kinh tế hộ

nông dân và ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến kinh tế hộ nông dân

1.1.1.1. Công nghiệp hoá và vai trò của công nghiệp hoá với phát triển kinh tế - xã hội . 5

1.1.1.2. Khu công nghiệp, vai trò của khu công nghiệp đến phát triển kinh tế -xã hội nông thôn . 7

1.1.1.3. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân . 10

1.1.1.4. Tính tất yếu phải phát triển các KCN ở vùng nông thôn . 15

1.1.1.5. Tác động của các KCN tới đời sống hộ nông dân . 17

1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 23

1.1.2.1. Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp . 23

1.1.2.2. Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam . 26

1.1.2.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở một số địa phương . 28

1.1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phổ Yên . 31

1.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32

1.2.1 Các câu hỏi đặt ra . 32

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 33

1.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận . 33

1.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin . 33

1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu . 37

1.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin . 37

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 38

1.2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá . 38

1.2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh những ảnh hưởng của các khu công nghiệp tới kinh tế hộ . 38

Chương 2

THỰC TRẠNG ẢNH HưỞNG CỦA CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN

Ở HUYỆN PHỔ YÊN THÁI NGUYÊN

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 39

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên . 39

2.1.1.1. Vị trí địa lý . 39

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình . 39

2.1.1.3. Đặc điểm điều kiện đất đai . 40

2.1.1.4. Đặc điểm điều kiện khí hậu - thuỷ văn . 43

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 44

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động . 45

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng . 47

2.1.2.3. Kết quả sản xuất . 49

2.1.2.4. Thực trạng mức sống dân cư . 52

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 54

2.2. ẢNH HưỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG

DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN . 56

2.2.1. Thực trạng phát triển các KCN của huyện Phổ Yên . 56

2.2.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên . 56

2.2.1.2. Chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên . 60

2.2.1.3. Các chính sách giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống người dân

vùng ảnh hưởng . 61

2.2.1.4. Kết quả phát triển các khu công nghiệp huyện Phổ Yên . 65

2.2.2. Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân . 68

2.2.2.1. Ảnh hưởng đến đất đai của hộ điều tra . 68

2.2.2.2. Ảnh hưởng đến ngành nghề của hộ . 71

2.2.2.3. Ảnh hưởng đến lao động của hộ . 74

2.2.2.4. Ảnh hưởng đến việc làm của lao động ở các hộ điều tra . 81

2.2.2.5. Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ . 85

2.2.2.6. Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ . 96

2.2.2.7. Ảnh hưởng đến môi trường . 99

2.2.2.8. Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội . 101

2.2.3. Đánh giá chung những ảnh hưởng của khu công nghiệp đến đời

sống hộ nông dân . 103

2.2.3.1 Ảnh hưởng tích cực . 103

2.2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực . 104

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN

3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP. 107

3.2. ĐỊNH HưỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA

HUYỆN PHỔ YÊN . 108

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO

ĐỜI SỐNG CHO HỘ NÔNG DÂN . 109

3.3.1. Các giải pháp chung . 109

3.3.1.1. Giải pháp lao động - việc làm . 110

3.3.1.2. Giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp . 111

3.3.1.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng. 111

3.3.1.4. Giải pháp về vốn . 112

3.3.1.5. Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường . 112

3.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với các nhóm hộ . 113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN . 116

2. KIẾN NGHỊ . 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf146 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, bình quân 2006 - 2008 là 22,79%. Xây dựng cơ bản có tốc độ tăng chậm hơn, bình quân năm 2006 - 2008 là 11,22%. Tuy ngành dịch vụ có cơ cấu nhỏ nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh, bình quân 2006 - 2008 tăng 38,87% (Bảng 2.3) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bảng 2.3: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Phổ Yên năm 2006 - 2008 (Giá cố định 1994) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) Số lƣợng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2007/ 2006 2008/ 2007 BQ 2006-2008 Tổng giá trị sản xuất 1,166,280 100,00 1,318,521 100,00 1,610,675 100,00 113.05 122.16 117.61 I. Ngành NN - LN - TS 355,818 30.51 374,243 28.38 385,245 23.92 105.18 102.94 104.06 1. Nông nghiệp 339,214 95.33 356,755 95.33 365,321 94.83 105.17 102.40 103.79 2. Lâm nghiệp 9,138 2.57 9,604 2.56 11,200 2.91 105,10 116.62 110.86 3. Thuỷ sản 7,466 2.10 7,884 2.11 8,724 2.26 105,60 110.65 108.13 II. Ngành CN, TTCN, XDCB 638,676 54.76 736,854 55.89 899,805 55.87 115.37 122.11 118.74 1. CN, TTCN 410,341 64.25 499,602 67.80 618,602 68.75 121.75 123.82 122.79 2. XDCB 228,335 35.75 237,252 32.20 281,203 31.25 103.91 118.53 111.22 III. Ngành dịch vụ 171,786 14.73 207,424 15.73 325,625 20.21 120.75 156.98 138.87 Ngoài quốc doanh 171,786 100,00 207,424 100,00 326,625 100,00 120.75 156.98 138.87 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên 5 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 30.51 54.76 14.73 28.38 55.89 15.73 23.92 55.87 20.21 0 10 20 30 40 50 60 Tỷ lệ (%) 2006 2007 2008 Năm NLNTS CN-TTCN,XDCB DV Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành kinh kế huyện Phổ Yên 2006 - 2008 Như vậy, trong 3 năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên tuy có sự chuyển dịch tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tạo bước đột phá về tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Nhưng tốc độ và chất lượng chuyển dịch còn bộc lộ những mặt hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh. 2.1.2.4. Thực trạng mức sống dân cư Với mục tiêu nâng cao mức sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ, đảm bảo cho các tầng lớp dân cư nông thôn có chất lượng cuộc sống cao, môi trường trong sạch, lành mạnh, tuổi thọ được nâng cao. Vì vậy, nâng cao mức sống, vệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 sinh môi trường nông thôn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ CNH, HĐH của địa phương. Để nghiên cứu mức sống dân cư huyện Phổ Yên ta xem xét bảng sau: Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về mức sống dân cƣ Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 GTSX/người (Giá CĐ) Tr. đ 4,30 4,51 4,80 GTSX/người (Giá HH) Tr. đ 8,14 8,81 12,15 Lương thực/người Kg 386,3 389,0 391,0 Tỷ lệ đói nghèo % 23,89 21,14 18,47 Nguồn: Tính toán từ phòng Thống kê huyện Phổ Yên Qua bảng 2.4: Các chỉ tiêu về mức sống dân cư ta thấy, mức sống của của người dân huyện Phổ Yên có xu hướng tăng lên. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng đều qua các năm từ năm 2006 - 2008 và cũng khá ổn định, hiện cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh. Lương thực bình quân đầu người năm 2008 đạt 391kg/người, cao hơn mức bình quân của toàn tỉnh Thái Nguyên và bằng khoảng 83% mức trung bình của cả nước. Điều này cho thấy vấn đề an ninh lương thực ở huyện Phổ Yên đã được đảm bảo tương đối chắc chắn. Xoá đói giảm nghèo là một vấn đề mà các cấp lãnh đạo của huyện luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chính vì thế mà những năm qua tỷ lệ đói nghèo của toàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực, luôn đạt được kết quả tốt. Đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo chuẩn nghèo mới còn 18,47%. Huyện đã có nhiều chủ trương giúp đỡ những đối tượng nghèo, cho vay vốn, hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, giải quyết việc làm... Việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 thoát nghèo của huyện chủ yếu được thực hiện thông qua chương trình dự án vay vốn của ngân hàng người nghèo đầu tư cho phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, vì vậy số hộ nghèo đã liên tục giảm từ 23,89% năm 2006 xuống 21,14% năm 2007 và chỉ còn 18,47% năm 2008. 2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu a. Những thuận lợi - Về vị trí địa lí: Huyện Phổ Yên là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 55 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km. Trên địa bàn huyện giao thông tương đối đồng bộ. Bên cạnh đường quốc lộ 3, tuyến đường sắt Hà Thái, đường sông, Quốc lộ 3 mới đang được đầu tư xây dựng với quy mô 4 làn xe chạy qua địa bàn huyện và đấu nối với các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế lớn có tốc độ phát triển kinh tế cao của cả nước như: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Thái Nguyên... Từ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, huyện Phổ Yên đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là trọng điểm phát triển kinh tế phía nam của tỉnh. - Về địa hình phần lớn là đồng bằng, hoặc đồng bằng xen kẽ lẫn đồi núi thấp, tạo nên sự đa dạng về địa mạo và điều kiện tự nhiên: có cả miền núi, trung du, đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc, khu di tích ATK… đây là điều kiện cho sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. - Điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú vừa mang tính chất vùng đồi núi bán sơn địa, vừa mang tính chất vùng đồng bằng, thuận lợi cho việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho các đô thị, công nghiệp trong tương lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 - Nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đã và đang hình thành các khu công nghiệp lớn với các ngành nghề đa dạng và phong phú. - Quỹ đất đi khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai. - Cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên có truyền thống đoàn kết, hiếu học, có kinh nghiệm và sáng tạo trong sản xuất và vượt mọi khó khăn để xây dựng quê hương Phổ Yên giàu mạnh. - Nguồn lao động khá dồi dào, có trình độ văn hoá khá do đã được phổ cập THCS, có điều kiện học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của tỉnh và Trung ương. - Về chính sách thu hút đầu tư: Trong những năm gần đây, với chủ chương thu hút đầu tư, huyện Phổ Yên đã và đang tích cực thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch sinh thái, nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư. b. Những khó khăn - Xuất phát điểm kinh tế thấp, thu nhập và sức mua của người dân còn thấp và vốn tự có còn nhỏ. - Trình độ chuyên môn, kĩ thuật của người nông dân còn thấp - Lao động nông nghiệp chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. - Những lợi thế về vị trí địa lí hiện nay chưa được khai thác triệt để do kết cấu hạ tầng còn yếu kém, các chính sách vĩ mô chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. - Địa hình, khí hậu thích hợp cho nền sản xuất đa canh, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Các xã vùng đồi núi nếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 không có biện pháp canh tác hợp lí sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi làm thoái hoá tài nguyên đất. - Ngành công nghiệp sản phẩm chưa có thị trường đầu ra ổn định nên các doanh nghiệp chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm còn bị hạn chế. - Nền kinh tế của huyện có những tồn tại thường nảy sinh như mất cân đối giữa phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất, thiếu vốn đầu tư, chưa khai thác hết tiềm năng, lao động dư thừa nhưng thiếu lao động có trình độ cao, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh. - Kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi cống thoát nước, dịch vụ tài chính ngân hàng… chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội. - Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đặc biệt nổi lên vấn đề tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng lao động thiếu việc làm do mất đất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng, trình độ dân trí thấp, đời sống một số bộ phận người dân vẫn còn khó khăn và phân bố không đều, phân hoá giàu nghèo còn rõ nét, sản xuất hàng hoá còn chậm phát triển. - Cơ cấu kinh tế; ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp tuy tăng nhưng tỉ trọng còn bé. Tài nguyên khoáng sản qúi hiếm gần như không còn, nên điều kiện để phát triển ngành công nghiệp còn hạn chế. 2.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN 2.2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên 2.2.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên  Các khu công nghiệp tập trung 1, Khu công nghiệp Nam Phổ Yên Khu công nghiệp Nam Phổ Yên đã được ghi trong Danh mục chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (giai đoạn 2006- 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 phủ, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. KCN Nam Phổ Yên được xác định mở rộng quy mô diện tích trên cơ sở 02 KCN nhỏ xã Trung Thành; KCN nhỏ Nam Phổ Yên xã Thuận Thành và KCN nhỏ Tân Đồng theo Quyết định số 88/2004/QĐ - UB ngày 13/01/2004 về việc Phê duyệt phương án quy hoạch chung các KCN nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Tên gọi: Khu công nghiệp Nam Phổ Yên- tỉnh Thái Nguyên. - Quy mô diện tích: 310 ha. - Vị trí, địa điểm: Nằm ở phía nam huyện Phổ Yên, giáp huyện Sóc Sơn thủ đô Hà Nội - cách sân bay Nội Bài 25 km, gồm các khu sau: Khu A: Thuộc xã Trung Thành - diện tích khoảng 50ha được xác định trên cơ sở KCN nhỏ Trung Thành. Khu B: Thuộc xã Thuận Thành - diện tích khoảng 82ha được xác định trên cơ sở (bao gồm diện tích của các doanh nghiệp: CTy CP Quân Thành; CTy CP thực phẩm đồ uống Vĩnh Phúc, Cty Cổ phần PRIME Phổ Yên, Cty CP Xuân Kiên (VINAXUKI). Hiện tại 2 khu A và B đã đi vào hoạt động và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã ổn định sản xuất. Khu C: Thuộc xã Trung Thành - diện tích khoảng 48 ha được xác định trên cơ sở KCN nhỏ Trung Thành. Khu D: Thuộc xã Đồng Tiến – diện tích 130 ha - Chủ đầu tư: Khu công nghiệp Nam Phổ yên đã có 2 doanh nghiệp đăng ký thực hiện đầu tư kinh doanh hạ tầng kĩ thuật Khu công nghiệp cụ thể như sau: + Công ty TNHH đầu tư phát triển hạ tầng Lệ Trạch (Đài loan): Đầu tư vào khu A (diện tích 50 ha) và khu C (diện tích 48,5 ha). + Công ty TNHH Xuân Kiên - VINAXUKI: Đầu tư vào khu B (diện tích 40 ha trong số 131,5 ha của khu này). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Hiện nay chủ đầu tư đang tiến hành GPMB và san lấp mặt bằng - Tính chất ngành nghề KCN: Lắp ráp Ôtô, cơ khí, điện tử, Chế biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn nhanh; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, thủ công mĩ nghệ; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng. - Hạ tầng kỹ thuật của KCN Nam Phổ Yên: Vị trí xác định Quy hoạch KCN Nam Phổ Yên là vị trí có nhiều thuận lợi nằm gần trục quốc lộ số 3 và điểm đấu nối đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, gần cụm cảng Đa phúc, gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hệ thống điện lưới quốc gia; nguồn cung cấp nước là Sông Công (sát KCN) đồng thời là nơi thoát nước thải sau khi đã được xử lí. 2, Khu công nghiệp Tây Phổ Yên Đây là khu vực mới được xác định thành lập KCN, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản thoả thuận và cho phép lập hồ sơ QHCT Khu công nghiệp - công nghệ cao. - Tên gọi: Khu công nghiệp công nghệ cao Tây Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. - Quy mô diện tích: 320 ha. - Vị trí: Thuộc xã Minh Đức, Đắc Sơn, Vạn Phái huyện Phổ Yên. - Tính chất ngành nghề KCN: Thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, sản xuất phụ tùng ôtô, lắp ráp ôtô, công nghiệp quốc phòng... - Hạ tầng kỹ thuật KCN: Đây là KCN nằm phía Tây huyện Phổ Yên cách khu đông dân. Có hệ thống điện lưới Quốc gia đi qua; đường tỉnh lộ 261 tỉnh Thái Nguyên đã và đang thi công tuyến đường liên huyện Phổ yên - Đại từ - Định hoá.Với diện tích 320 ha nhà đầu tư sẽ có đủ diện tích thi công đầy đủ các công trình, hạ tầng kỹ thuật phục vụ KCN một cách độc lập: Cấp điện, cấp nước, thoát nước, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 nhà máy xử lí nước thải và các công trình: Nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng xã hội khác phục vụ KCN cũng như dân cư lân cận. 3, Khu công nghiệp Yên Bình: Đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. - Vị Trí: nằm trên địa bàn hai huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. + Phía Bắc: giáp đường Tỉnh lộ 261 + Phía Đông: Giáp sông Cầu + Phía Nam: giáp sông Cầu + Phía Tây: giáp đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Quốc lộ 3 Tổng diện tích KCN 2.000 ha - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Yên Bình - Thuận lợi: Các đường giao thông chính hiện có và dự kiến bao gồm: Quốc lộ số 3 và Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường sắt Hà Nội Thái Nguyên, tỉnh lộ 261, tỉnh lộ 266, đường dự kiến nối quốc lộ số 37 với quốc lộ số 3 dài 10,2 km Cách trung tâm Hà Nội 50 km cách sân bay quốc tế Nội bài 20 km; cách Cảng sông Đa Phúc 4,5 km; cách Cảng Hải Phòng 135 km. Cấp điện: Nguồn điện chính cấp cho khu vực là đường trung thế 35 kv đi theo hướng tỉnh lộ 261 và tỉnh lộ 266, bên cạnh đó đi qua phía tây khu vực nghiên cứu còn có đường 110 kv theo hướng Bắc Nam Khả năng kết nối với hạ tầng cấp tỉnh và quốc gia rất thuận lợi Có nguồn nhân lực lớn đáp ứng được nhu cầu phát triển  Các cụm công nghiệp 1, CCN cảng Đa Phúc: Thuộc xã Thuận Thành. Qui mô 95,4ha; Vốn đầu tư 480 tỉ đồng. 2, CCN Tân Đồng: Thuộc xã Tân Đồng. Qui mô 100ha; Vốn đầu tư khoảng 3.600 tỉ đồng. 3, CCN Bắc Sơn: Thuộc Thị trấn Bắc Sơn. Qui mô 6,6ha; Vốn đầu tư khoảng 130 tỉ đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 4, CCN Tân Hương - Thống Thượng: Thuộc xã Đắc Sơn. Qui mô 47ha; Vốn đầu tư khoảng 150 tỉ đồng. 5, CCN Vân Thượng: Thuộc xã Hồng Tiến. Qui mô 69ha và được chia làm 2 cụm: Cum 12A diện tích 47ha, cụm 12B diện tích 22ha; Vốn đầu tư khoảng 200 tỉ đồng. 6, CCN Bãi Bông: Thuộc Thị trấn Bãi Bông. Qui mô 4ha gồm 2 cụm nhỏ là cum 12A diện tích 2ha, cụm 13B diện tích 2ha; Vốn đầu tư khoảng 120 tỉ đồng. 2.2.1.2. Chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên 1, Ưu đãi về giá thuê đất và tiền thuê đất Giá thuê đất bình quân chưa có phí hạ tầng không quá 10 USD/m2/50 năm; có chi phí hạ tầng không quá 20 USD/m2/50 năm, giá thuê đất được ổn định 05 năm. Có thể được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án hoặc 15 năm, 11 năm, 07 năm, 03 năm tuỳ danh mục dự án và địa bàn đầu tư. 2, Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp Mức thuế suất và thời gian ưu đãi thuế: Tuỳ theo danh mục dự án và địa bàn ưu đãi đầu tư, áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm hoặc thuế suất 15% trong 12 năm hoặc thuế suất 20% trong 10 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện sản xuất kinh doanh. Hết thời hạn ưu đãi, doanh nghiệp nộp thuế theo mức thuế suất bình thường. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Tuỳ theo danh mục dự án, sử dụng lao động và địa bàn đầu tư trong tỉnh, áp dụng miễn từ 02, 03 hay 04 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02, 03, 05, 06,07, 08 hay 09 năm tiếp theo. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 3, Ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng Miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây truyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định; Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu 4, Các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động địa phương vào làm việc với mức 500.000đồng/người. Giao đất sạch; đáp ứng điều kiện đường giao thông, điện nước đến chân hàng rào KCN. 2.2.1.3. Các chính sách giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống người dân vùng ảnh hưởng Ban hành kèm theo Quyết định 2044/2005/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2005 là quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Chương II: Bồi thường, hỗ trợ đất Điều 10: Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 1, Thực hiện điều 10 Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và điểm 4 phần II thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính. 2, Hạn mức đất nông nghiệp: thực hiện theo điều 70 luật đất đai năm 2003 điều 69 Nghị định 181/2004/NĐ - CP. 3, Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lí, nhưng thực tế chưa quản lí hoặc tự chia cắt cho hộ gia đình, cá nhân mượn đang sử dụng để sản xuất nông nghiệp, tính bồi thường, hỗ trợ như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 a, Thời điểm trước ngày 15/10/2003 mà hiện trạng đến nay vẫn sử dụng để sản xuất nông nghhiệp thì được xác định hỗ trợ bằng mức bồi thường đất nông nghiệp (không bao gồm các khoản hỗ trợ). b, Thời điểm từ ngày 15/10/2003 đến ngày 01/7/2004 mà hiện trạng đến nay vẫn sử dụng để sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng 70% mức bồi thường đất nông nghiệp (không bao gồm các khoản hỗ trợ). 4, Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư quy định tại khoản 2 điều 10 Nghị định 197/2004/NĐ - CP và tại tiết 4.3 điểm 4 phần 2 Thông tư 116/2004/TT - BTC, tính bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm hạng 2 và được hỗ trợ thêm như sau: a, Đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở nhưng không được xác định lại là đất ở thì hỗ trợ 50% mức chênh lệch giá đất ở với đất nông nghiệp đã bồi thường liền kề, cùng vị trí. b, Đất vườn, ao có nguồn gốc cùng thửa với đất ở nhưng không xác định lại là đất ở thì được hỗ trợ 30% mức chênh lệch giữa giá đất ở với đất nông nghiệp đã bồi thường liền kề, cùng vị trí. c, Đất vườn ao liền kề với đất trong khu dân cư, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư được hỗ trợ 20% mức chênh lệch giữa giá đất ở với đất nông nghiệp đã bồi thường liền kề, cùng vị trí. d, Mức hỗ trợ tại khoản a, b, c khoản này nếu thấp hơn qui định tại khoản 5 điều này thì tính theo quy định tại khoản 5 điều này. 5, Đất nông nghiệp khu vực đô thị không thuộc khoản 4 điều này, tính bồi thường theo hạng đất nông nghiệp đang quản lí và hỗ trợ thêm như sau: a, Mức 55.000đ/m2 đối với các phường Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Quang Trung, Đồng Quang của Thành phố Thái Nguyên. b, Mức 45.000đ/m2 đối với các phường Gia Sàng, Túc Duyên, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Quang Vinh của Thành Phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 c, Mức 35.000đ/m2 đối với các phường còn lại của thành phố Thái Nguyên d, Mức 40.000đ/m2 đối với các phường của thị xã Sông Công. e, Mức 30.000đ/m2 đối với các thị trấn, huyện lỵ f, Mức 25.000đ/m2 đối với các thị trấn còn lại 6, Đất nông nghiệp khu vực nông thôn không thuộc khoản 4 điều này, tính bồi thường theo hạng đất nông nghiệp đang quản lý và được hỗ trợ thêm như sau: a, Mức 25.000đ/m2 đối với các xã giáp ranh với các phường của Thành phố Thái Nguyên. b, Mức 20.000đ/m2 đối với các xã không thuộc điểm a khoản 6 điều này của thành phố; các xã giáp ranh với các phường của Thị xã Sông Công, các xã thuộc vùng trung du, các xã giáp ranh với thị trấn huyện lỵ; c, Mức 15.000đ/m2 đối với các thửa đất (không thuộc điểm a, điểm b khoản này) cách trục quốc lộ, tỉnh lộ không quá 100m, các thửa đất thuộc vùng khai thác mỏ, thửa đất cách trung tâm cụm xã không quá 100m. d, Mức 10.000đ/m2 đối với các thửa đất khu vực còn lại Chương III: Bồi thường, hỗ trợ tài sản Điều 16: Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi 1, Thực hiện điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và điểm 5 phần 3 Thông tư 116/2004/TT-BTC. 2, Chi bồi thường với cây trồng bao gồm cả cây giống và cây ươm trên đất có trước khi có thông báo thuộc dự án của cấp có thẩm quyền, không bồi thường, không hỗ trợ cho cây trồng phát sinh sau thời điểm có thông báo trên. 3, Giá bồi thường cây cối, hoa màu theo bảng giá hiện hành và hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành. 4, Giá bồi thường cây cối theo quy định tại khoản 3 điều này xác định cho cây trồng đúng quy định, định mức kỹ thuật, mật độ quy định và hệ số xen canh cho phép của các cấp có thẩm quyền. Đối với cây ươm, cây giống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 phải đảm bảo mật độ. Nếu cây trồng không đúng quy định thì khi bồi thường phải chiết giảm theo hệ số tương ứng. 5, Cây cối nằm dọc mép đường giao thông mở rộng vào không quá 3m, khi tính bồi thường xác định hệ số 1. Chương IV: Chính sách hỗ trợ Điều 20: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Theo điều 28 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ cụ thể như sau: 1, Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, các nhân phải di chuyển chỗ ở xác định là 6 tháng mỗi tháng là 30 kg gạo/khẩu, theo giá gạo bình quân ở địa phương tại thời điểm. 2, Hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản được hỗ trợ ổn định sản xuất là 4.000đ/m2 đất bị thu hồi (không hỗ trợ đối với đất rừng). Điều 21: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 1, Thực hiện theo điều 29 Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ và điểm 2 phần 4 Thông tư 116/TT-BTC của Bộ Tài chính. 2, Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được lựa chọn một trong hai hình thức hỗ trợ sau: a, Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề: Mức hỗ trợ học phí tối đa là 2,5 triệu đồng cho một lao động bị thu hồi đất phải chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ sở dạy nghề tại địa phương của một ngành nghề cho một khoá học (lao động bị thu hồi trên 360 m2 đất sản xuất nông nghiệp trở lên thì mới được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề và phải có xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 b, Hỗ trợ bằng tiền cho 1m2 đất nông nghiệp bị thu hồi là 6.000 đ/m2 (không bao gồm đất rừng và đất nông nghiệp cùng thửa đất ở). 3, Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tuỳ theo dự án để chọn một trong hai hình thức sau: a, Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 500m2 đất nông nghiệp trở lên, diện tích còn lại dưới mức bình quân của xóm (hợp tác xã) thì cứ 500m 2 đất nông nghiệp bị thu hồi được giao 10m2 đất làm kinh doanh dịch vụ nhưng tối đa không quá 100m2 đất/hộ theo giá đất qui định không phải đấu giá, khu đất làm kinh doanh dịch vụ do UBND cấp huyện và chủ dự án bố trí phù hợp với qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất. b, Những dự án phát triển kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải có chính sách tuyển dụng lao động cho những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi, nhất là tuyển dụng lao động phổ thông khi họ có đủ điều kiện tuyển dụng. 2.2.1.4. Kết quả phát triển các khu công nghiệp huyện Phổ Yên Thu hút đầu tư là một trong số các biện pháp được đặt lên hàng đầu trong phương hướng phát triển kinh tế của huyện Phổ Yên. Vì chỉ có thu hút đầu tư, tức là xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp... thì mới có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng tập trung nhiều vào công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Để nghiên cứu vấn đề này ta xem bảng 2.5. Qua số liệu bảng 2.5 ta thấy số lượng các KCN, CCN từ năm 2006 đến năm 2008 đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như tính đến thời điểm năm 2006 chỉ có 4 KCN, CCN thì con số đó đã thay đổi nhanh vào năm 2007 và 2008. Tổng số KCN, CCN tính đến hết năm 2007 là 6 và lên tới 9 năm 2008. Cùng với sự tăng lên về số lượng các KCN, CCN thì số lượng các dự án được cấp phép, diện tích và quy mô vốn đầu tư cũng tăng lên nhanh chóng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Bảng 2.5: Kết quả thu hút các dự án đầu tƣ vào các KCN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfẢnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.pdf
Tài liệu liên quan