Luận văn Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh - Thành phố Thái Nguyên)

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU . 3

1. Lý do chọn đề tài . 3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

4. Phương pháp nghiên cứu . 6

Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT. 7

1.1 Khái quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . 7

1.1.1 Ngôn ngữ nói . 7

1.1.2 Ngôn ngữ viết . 11

1.1.3 Những khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . 14

1.1.4 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết . 16

1.2 Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ của trường THPT Lương Thế Vinh . 20

Tiểu kết . 21

Chương 2. KHẢO SÁT NĂNG LỰC VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC

SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LưƠNG THẾ VINH DưỚI TÁC

ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NÓI . 23

2.1 Khái niệm về năng lực ngôn ngữ . 23

2.1.1 Năng lực ngôn ngữ . 23

2.1.2 Năng lực giao tiếp . 24

2.2 Khảo sát thực tế về ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết

của học sinh THPT Lương Thế Vinh . 25

2.2.1 Về phương diện chữ viết . 25

2.2.2 Về phương diện từ vựng- ngữ nghĩa . 29

2.2.3 Về phương diện ngữ pháp . 34

Tiểu kết . 43

Chương 3. NHỮNG NHÂN TỐ TẠO RA ẢNH HưỞNG CỦA NGÔN

NGỮ NÓI ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ VIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC . 45

3.1 Những nhân tố tạo ra ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đối với ngôn ngữ viết . 45

3.1.1 Học sinh không phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . 45

3.2.2 Môi trường giao tiếp. 48

3.2.3 Ảnh hưởng của ngôn ngữ chat . 51

3.2 Cách khắc phục . 53

3.2.1 Giúp học sinh nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết . 53

3.2.3 Dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp . 55

Tiểu kết . 57

KẾT LUẬN . 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62

PHỤ LỤC.

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3473 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung học phổ thông (trên cứ liệu những bài làm văn của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh - Thành phố Thái Nguyên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e tiếng trống canh dồn dập mà sót xa bẽ bàng +Từ “dạt” cho thấy cánh bèo bị sô đẩy bị tác động gợi thân phận bơ vơ, tội nghiệp. Hiện tượng lẫn lộn x-s cũng có nguyên nhân từ cách phát âm không phân biệt hai âm này với nhau. Cách khắc phục có thể kể đến một số mẹo như sau: S không kết hợp với các vần bắt đầu băng oa, oă, oe, uê (xuề xoà, 28 xoay xở, xoen xoét…). Về nghĩa, tên thức ăn thường viết với x (xôi, xúc xích,lạp xường…), những từ chỉ hơi đi ra viết với x (xì, xỉu, xọp, xẹp…), những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết với s (sụt, sụp, sẩy chann, kém sút…), những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với s (sự, sẽ, sắp, sao, sẵn, song…). - Lỗi do không phân biệt r-gi-d. Ví dụ: + Anh ấy biết dất nhiều cách chơi hoa. + Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ và không bao giờ quên được những gì mà bố giành cho tôi + Khi Đăm San đánh nhau với với Mtao Mxây, chàng thể hiện sự dũng cảm của mình, tỏ thái độ bình tĩnh, không giun sợ trước kẻ thù. + Thơ mới xuất hiện như một giàn đồng ca đa sầu đa cảm Đối với hiện tượng nhầm lẫn này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách phân biệt như sau: r và gi không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Xét về nguồn gốc, không có từ Hán Việt đi với r; trong các từ Hán Việt: d đi với dấu ngã và nặng, gi đi với dấu hỏi và sắc. - Lỗi do không phân biệt l-n. Đây là lỗi phổ biến trong bài văn của học sinh. Chúng tôi nhận thấy rằng, những học sinh không phân biệt được l và n trong phát âm thì khi viết các em cũng sẽ bị mắc những lỗi này. Ví dụ: + Thời thơ ấu của tôi được lớn nên trong tình yêu thương của mẹ + Tôi lắm lấy bàn tay mẹ. +...đến triều Nguyễn, con đường ấy đã trở nên nỗi thời không còn đủ sức hấp dẫn nữa + “Tự tình” là tự bày tỏ tự dãi bày những tâm sự của nhà thơ Hiện tượng lẫn lộn l và n là do lỗi chính tả phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hiện tượng này xảy ra không phải do l và n không có trong 29 cách phát âm mà chủ yếu là do có sự lẫn lộn về từ vựng, chữ đáng đọc là l thì lại đọc là n và ngược lại. Tóm lại, những lỗi chính tả thông thường như trên có nguyên nhân chủ yếu là do sự không khớp nhau giữa mặt âm và mặt chữ. Rõ ràng ở đây có sự ảnh hưởng của cách phát âm đối với chữ viết. Cách phát âm không phân biệt giữa tr-ch, s-x… là một trong những nguyên nhân khiến học sinh mắc lỗi chính tả như đã trình bày ở trên. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, đối với học sinh tiểu học, giáo viên phải phát âm đúng chính tả, cố gắng phát âm phân biệt tr-ch, s-x…Tuy nhiên thay đổi thói quen phát âm là một chuyện đòi hỏi rất nhiều thời gian và phần nào viển vông bởi trong tình hình thực tế nước ta hiện nay chưa có một cách phát âm nào có thể được coi là chuẩn. Vi phạm quy tắc viết hoa Quy tắc viết hoa là một quy tắc cơ bản, thông thường nhất của tiếng Việt. Ngay khi bước vào học chữ, học sinh đã được làm quen với quy tắc này. Tuy nhiên trong các bài văn viết của học sinh, nhiều em viết hoa rất tuỳ tiện ( không viết hoa tên người, tên địa lý, đầu câu, đầu đoạn…) 2.2.2 Về phương diện từ vựng- ngữ nghĩa Khi nói hay khi viết đều phải dùng từ. Từ là đơn vị ngôn ngữ đã có sẵn, thuộc kho từ vựng của ngôn ngữ và tồn tại trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người. Nó là tài sản chung của xã hội. Khi giao tiếp, mỗi người huy động vốn tài sản đó để tạo ra lời nói hoặc văn bản. Tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của giao tiếp. Trong đó sự phong phú hay nghèo nàn về vốn từ là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của giao tiếp. Ngôn ngữ viết do đặc thù phải hướng đến sự chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân cho nên về phương diện từ vựng, ngôn ngữ viết có những khác biệt nhất định so với ngôn ngữ nói. Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của học 30 sinh Trường THPT Lương Thế Vinh, chúng tôi thấy có rất nhiều hiện tượng lệch chuẩn. 2.2.2.1 Dùng từ không đúng với âm thanh và hình thức cấu tạo Từ là đơn vị có nhiều bình diện, trong đó không thể thiếu âm thanh và hình thức cấu tạo. Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt. Trong chữ viết của ta (chữ quốc ngữ) - thứ chữ theo nguyên tắc ghi âm, âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được ghi lại bằng các chữ cái. Cho nên khi viết văn bản, cần ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được sử dụng. Tuy nhiên trong thực tế, học sinh vẫn mắc lỗi này. Ví dụ: + Trên đường đi tới trường, em đã suy nghĩ không biết ngôi trường này thế nào nhỉ, có to không, lớp học như thế nào, quanh cảnh trong trường ra sao. (quang cảnh) + Có một cái gì đó đã quấn hút em vào trường THPT Lương Thế Vinh. (cuốn hút) + Đăm San là một người anh hùng khoẻ mạnh, là một tráng sĩ oai liệt, kiên cường. (oanh liệt) Nhưng lỗi này có thể do ở nhiều địa phương, một số từ tiếng Việt có cách phát âm và cách viết không hoàn toàn trùng khớp. Ví dụ: phát âm viết quấn hút cuốn hút quận dây cuộn dây Sự không trùng khớp này có thể là nguyên nhân khiến học sinh nhầm lẫn như trong trường hợp nêu trên. 2.2.2.2 Dùng từ sai phong cách Mỗi phong cách ngôn ngữ của văn bản được sử dụng trong một phạm vi nhất định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một mục tiêu giao tiếp. Do đó mỗi phong cách văn bản đòi hỏi và cho phép việc dùng những lớp từ, 31 nhóm từ nhất định. Có những từ dùng được trong mọi phong cách văn bản, nhưng có những từ chỉ thích hợp hoặc chỉ được dùng trong một phong cách ngôn ngữ nào đó. Khi dùng từ trong văn bản, nếu không ý thức rõ về phong cách văn bản để dùng từ cho phù hợp thì sẽ mắc lỗi về phong cách. Chẳng hạn những trường hợp sau: + Buổi đầu tiên bước vào trường THPT đã để lại cho em quá nhiều ấn tượng. + Đăm San là một tù trưởng hết sức tài giỏi có thể mang no ấm cho dân làng của mình. + Lần này khi bước vào cánh cổng cấp III, em có ấn tượng rất là sâu sắc. + Không hiểu do đâu mà chúng tôi lại chơi thân với nhau, chắc tại hai thằng hợp nhau cũng nên Những từ được gạch chân trong các trường hợp trên chỉ thích hợp dùng trong ngôn ngữ nói (ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày). Còn trong văn viết, những từ này bị coi là lỗi phong cách. Qua khảo sát những bài văn của học sinh, chúng tôi nhận thấy phần lớn các lỗi về phong cách là do các em đưa khẩu ngữ vào trong bài viết của mình. Từ ngữ khẩu ngữ được dùng chủ yếu trong phong cách sinh hoạt hàng ngày. Với đặc điểm là giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm cao, từ khẩu ngữ đáp ứng nhu cầu nói năng thân mật hàng ngày và bày tỏ trực tiếp thái độ của người nói đối với các vấn đề của đời sống. Như vậy, khẩu ngữ là lớp từ ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ nói. Tuy nhiên trong tiếng Việt, một ngôn ngữ mà phong cách ngôn ngữ gọt giũa hình thành muộn, thì từ khẩu ngữ trong một chừng mực nhất định được dùng trong cả ngôn ngữ viết. Đối với ngôn ngữ viết, từ khẩu ngữ chỉ xuất hiện trong một số kiểu loại văn bản nhất định. Ở đó, nó trở thành 32 công cụ lợi hại và đắc lực để nhà văn có thể miêu tả, tái tạo được cuộc sống thực trong tác phẩm. Trong bài văn của học sinh, một dạng của ngôn ngữ viết điển hình thì việc đưa từ khẩu ngữ vào là không thể chấp nhận được, đó là lỗi phong cách. Có những cách diễn đạt vốn chỉ thích hợp với phong cách sinh hoạt thường ngày học sinh lại đưa vào bài viết. Cách viết này có xu hướng rời xa chuẩn mực, và có phần chịu tác động của thói quen nói năng hàng ngày. Ví dụ: + Tình cảm của mẹ làm cho tôi cực kì cảm động, sau này dù có đi đâu về đâu, tôi cũng nhớ đến công ơn dạy dỗ của mẹ. + Những lúc đó em không biết phải giải quyết như thế nào, nhiều lúc em tưởng chừng như bó tay. + Đăm San hiện ra với hình ảnh một con người khoẻ mạnh, bắp chân chàng to vật vã, cả bắp đùi của chàng thì khỏi phải nói, sức của chàng to như sứccon voi đực. + Tóm lại vẻ đẹp của Đăm San là không thể kể được là một người anh hùng, một tù trưởng giàu có, được mọi người quý trọng. 2.2.2.3 Hiện tượng lặp từ, thừa từ Ngôn ngữ nói trong những điều kiện của đối thoại liên tục và khẩn trương, để cho người nghe kịp theo dõi, kịp tiếp nhận, người nói thường dùng những yếu tố dư (trong đó có hình thức lặp từ). Ngược lại văn bản viết cần phải cô đọng vừa đủ về dung lượng. Do đó trong việc dùng từ cần tránh hiện tượng thừa từ, lặp từ khi không cần thiết. + Lúc đầu thì em cũng thấy hơi run sợ, nhưng sau đó em cảm thấy tự tin hơn nhờ sự giúp đỡ của các bạn trong lớp. + Cái buổi đầu tiên đi học đều gần như là mới lạ với em. + Đăm San là người anh hùng kiên cường chống lại những cái tội ác mà kẻ thù gây ra. 33 + Các thầy cô giáo thì rất vui vẻ đón các em học sinh. Những từ gạch chân trong các ví dụ trên ta thường thấy xuất hiện trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Trong văn viết, sự xuất hiện những từ này là không được chấp nhận và thường bị cho là lỗi về mặt phong cách. 2.2.2.4 Dùng từ sai nghĩa Nội dung ý nghĩa là một bình diện của từ. Nó là cái được biểu đạt của mỗi từ. Do đó muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp, khi nói cũng như khi viết, phải dùng từ cho đúng với ý nghĩa của từ. Điều này có nghĩa là: từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung cần thể hiện (ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện). Mặt khác nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa sự vật, cả thành phần nghĩa biểu thái (biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người). Vì thế khi dùng từ cần phải đạt được yêu cầu vừa đúng về nghĩa sự vật, vừa đúng về nghĩa biểu thái, biểu cảm. Trong các bài văn của học sinh chúng tôi thấy có nhiều trường hợp sử dụng từ không chính xác với nội dung định thể hiện. Chẳng hạn như các trường hợp sau: + Đối với tôi, hình ảnh mẹ xuất thân từ những điều hết sức đơn giản + Đăm San là một người anh hùng luôn thắng bại trước kẻ thù, với tư thế ung dung để lại cho chúng ta những kỉ niệm tốt về chàng. + Khi mới vào trường, người đầu tiên em gặp là bác bảo vệ. Bác rất hài hoà và làm việc rất nghiêm túc. + Em bước vào ngôi trường với tiếng trống trường gióng giả, với những tiết học thật là nhộn nhịp. Ở trường hợp 1: “xuất thân” (chỉ: sinh ra, lớn lên, được đào tạo từ trong một gia đình, một xã hội nào đó) không phù hợp với nội dung mà người học sinh này muốn biểu đạt. 34 Trường hợp 2: Trong sử thi “Đăm San”, ngưòi anh hùng Đăm San luôn chiến thắng kẻ thù, có thất bại nhưng đấy không phải là điều mà sử thi muốn nhấn mạnh. Cho nên việc học sinh dùng từ “thắng bại” ( chiến thắng và thất bại) là sai với tinh thần của sử thi này. Trường hợp 3: “hài hoà” theo Từ điển tiếng Việt giải thích: “có sự kết hợp giữa các yếu tố, các thành phần, gây được ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo”. Đây là từ không dùng để chỉ tính cách con người. Vì vậy với câu này, học sinh cần thay bằng từ “hiền hoà”. Tương tự, từ “nhộn nhịp” cũng là một từ sai, trong trường hợp này cần thay bằng từ “sôi nổi” để chỉ khí thế mạnh mẽ, hào hứng của lớp học mới chính xác. 2.2.3 Về phương diện ngữ pháp 2.2.3.1 Cấu trúc cú pháp Cấu trúc cú pháp hay kết cấu cú pháp được quan niệm là những mô hình tổ hợp có tính chất tự do theo những quy tắc nhất định giữa những đơn vị từ. Những mô hình tổ hợp này mang tính xã hội, nằm trong ý thức của mỗi cá nhân để từ đó mà mỗi cá nhân hình thành nên những câu đơn và câu ghép có độ dài khác nhau. Mối quan hệ giữa kết cấu cú pháp và các loại câu là mối quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, mối quan hệ giữa cái cơ sở bên trong và cái biểu hiện bên ngoài. So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết do không chịu sức ép về mặt thời gian nên có điều kiện để kết hợp ý tưởng thành các đơn vị có kết cấu bên trong phức tạp. Do vậy, ngôn ngữ viết nhìn chung có khả năng được tích hợp cao hơn ngôn ngữ nói. Thông thường, người viết có thể sử dụng các từ nối chính phụ để kết hợp các mệnh đề lại với nhau. Trong sáng tác, các nhà văn có xu hướng tạo ra các văn bản có cấu trúc mệnh đề phức hợp với các mệnh đề chính “dày đặc” thông tin bằng cách hợp nhất nhiều mệnh đề thành phần với nhau. 35 Ở các bài văn mà người viết khảo sát, học sinh cũng biết sử dụng các từ nối để nối các mệnh đề. Ví dụ: + Xuân Diệu đã nhìn cảnh vật thiên nhiên qua lăng kính tình yêu và tuổi trẻ nên cảnh vật ở đây đều nhuốm mau tình tứ và tràn ngập xuân tình; những hình ảnh táo bạo, mới mẻ “ánh sáng chớp hàng mi”, “tháng giêng ngon” được cảm nhận bằng cả sự tinh tế nhất của một hồn thơ yêu đời, ham sống. + Sự phối hợp giữa những hình ảnh táo bạo. giàu sức sống, những ngôn từ đầy sáng tạo và nhịp thơ sôi nổi, dồn dập, cùng với nguồn cảm xúc mãnh liệt, dào dạt đã thể hiện tình yêu đắm say, cuồng nhiệt của Xuân Diệu đối với cuộc đời. + Bài thơ được kết thúc bằng những cảm xúc mãnh liệt, bằng những ham muốn mỗi lúc một cuồng nhiệt và gắn với nó là những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc, tươi mới, giàu sức sống cùng với những làn sóng ngôn từ đan chéo nhau. Ở những bài viết tốt, có nhiều câu có cấu trúc mệnh đề phức hợp. Học sinh đã biết sử dụng dấu câu và từ nối để kết hợp các mệnh đề đồng đẳng hoặc mệnh đề chính phụ trong câu. Tuy nhiên ở nhiều bài viết, chúng tôi nhận thấy có học sinh sử dụng những cấu trúc vốn thường dùng trong ngôn ngữ nói. Ở tiếng Việt, các “khúc đoạn” lời nói thường được nối kết bởi các từ như: thì, thế thì, nhưng mà, rồi… Các từ nối này lại cũng thấy xuất hiện trong bài văn của học sinh. Ví dụ: + Tấm lòng của mẹ thì cao cả như là sông là biển. + Mỗi lần như vậy thì tôi cảm thấy rất thương mẹ. 36 Hầu hết những từ nối này kiểu này đều bị cho là mắc lỗi và được sửa lại bằng cách thay những từ nối này bằng những từ nối vẫn được dùng trong phong cách viết (nếu cần thiết), hoặc có thể bỏ những từ này đi nếu cấu trúc cú pháp của câu đơn giản, không gồm nhiều mệnh đề. Một câu hỏi đặt ra là cấu trúc cú pháp quen dùng của học sinhTHPT là gi? Vấn đề này, người viết đã khảo sát ở hai khối lớp 10 và 11, với 5 bài văn ngẫu nhiên chọn ở mỗi khối lớp, kết quả thu được như sau: - Lớp11: Bài Tổng số câu Câu đơn Câu phức Câu ghép 1 34 30 0 4 2 19 16 1 2 3 29 24 0 5 4 24 16 3 5 5 26 16 4 6 Tổng số câu 132 102 8 2 - Lớp 10: Bài Tổng số câu Câu đơn Câu phức Câu ghép 1 31 16 2 13 2 29 17 1 11 3 12 8 0 4 4 33 20 0 13 5 19 13 2 4 Tổng số câu 124 74 5 45 37 Kết quả khảo sát này cho thấy, phần lớn các câu mà học sinh sử dụng trong bài viết là câu đơn. Câu đơn với mô hình câu C-V thường đơn giản, phù hợp với tư duy và trình độ của học sinh THPT. Câu đơn mà các em ưa dùng thường ngắn gọn và có cấu trúc C (chủ ngữ) – V (vị ngữ) - BN (bổ ngữ); thành phần bổ ngữ thường phát triển không quá dài và phức tạp. Ví dụ: + Tác phẩm/ đã thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống cuồng nhiệt của C V BN1 BN2 Xuân Diệu. + Nhà thơ/ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên sinh động tràn đầy C V BN sức sống. 2.2.3.2 Liên kết và mạch lạc Liên kết Tính ngữ pháp là điều kiện cần nhưng chưa đầy đủ để bảo đảm cho văn bản có một giá trị giao tiếp đích thực. “Cái làm cho một văn bản trở thành văn bản không phải là tính ngữ pháp của nó mà là tính văn bản của nó”. Có thể nói rằng tính văn bản được thể hiện ở giá trị về mặt ngữ nghĩa của một tập hợp các phát ngôn tạo thành văn bản, ở những mối quan hệ quy chiếu của nội dung phát ngôn trong văn bản với hiện thực khách quan bên ngoài văn bản, với hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ, và ý định mang tính chức năng của giao tiếp bằng ngôn ngữ. Liên kết được hiểu như những phương tiện ngôn ngữ có tính hình thức để tường minh hoá sự kết nối giữa các phát ngôn, các bộ phận khác nhau của văn bản. Trong khi đó, để một tập hợp các phát ngôn đứng cạnh nhau tạo thành văn bản, chúng không chỉ được “mắc vào nhau” một cách tự nhiên hoặc logic, mà chúng còn phải tạo nên các mối quan hệ có tính nhất 38 quán về nội dung ngữ nghĩa. Liên kết và mạch lạc là những yếu tố, những điều kiện ban đầu tạo thành giá trị của tính văn bản nêu trên. Trong ngôn ngữ viết, người ta thường sử dụng các phương thức liên kết để liên kết chuỗi câu thành văn bản. Tìm hiểu các bài văn của học sinh, người viết nhận thấy các em thường sử dụng một số phương thức liên kết sau: - Lặp từ vựng: Đây là một dạng thức của phương thức lặp mà ở đó yếu tố được lặp lại là từ vựng. Lặp từ vựng là một dạng thức liên kết phổ biến nhất trong bài văn học sinh. Ví dụ: Thật là những ham muốn táo bạo, kì lạ và khoẻ khoắn, hé mở cho chúng ta thấy được lòng yêu bồng bột vô bờ đối với thế giới này. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo cách riêng, ông phát hiên ra một thiên đường nằm ngay trên mặt đất. - Thế đại từ: là việc sử dụng trong câu kết yếu tố đại từ (hoặc tổ hợp từ có tính chất đại từ) thay thế cho yếu tố tương ứng với nó ở câu chủ, để tạo liên kết. Xét theo vị trí trước sau của yếu tố được thay thế và yếu tố thay thế , có thể phân biệt hai trường hợp: liên kết hồi chiếu (liên kết diễn ra khi yếu tố được thay thế đứng trước yếu tố thay thế) và liên kết khứ chiếu ( liên kết diễn ra khi yếu tố thay thế đứng trước yếu tố được thay thế). Ở bài văn của học sinh, ta thường chỉ gặp dạng liên kết bằng phương thức thế đại từ hồi chiếu. Ví dụ: Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu mùa xuân và tuổi trẻ. Thơ ông thuộc loại thơ xúc cảm cho nên mạch thơ luôn có vẻ tự nhiên, nhuần nhị. “Vội Vàng “ cũng thế. Nó là dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột cuốn theo bao hình ảnh thi ca. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày quan niệm về lẽ sống vội vàng. 39 Yếu tố thay thế Yêú tố được thay thế Ông Xuân Diệu Thế Mạch thơ tự nhiên… Nó Vội Vàng - Đồng nghĩa lâm thời: việc sử dụng trong câu kết yếu tố (từ, cụm từ) có cùng nghĩa với yếu tố tương ứng ở câu chủ, để tạo liên kết giữa hai câu. Ví dụ: Một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hoa lá, ánh sáng, tình yêu. Xuân Diệu đã nhìn cảnh vật xung quanh qua lăng kính của tình yêu, của tuổi trẻ. - Phép đối: Ví dụ: Con người trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn với chu kì bốn mùa. Nhưng con người hiện đại lại sống với quan điểm thời gian là tuyến tính, mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Mạch lạc Mạch lạc là một trong những tiêu chí để đánh giá tính xác thực, tính có hiệu lực của diễn ngôn. Mạch lạc có thể cần hoặc không cần đến các phương tiện liên kết văn bản. Mạch lạc là một hiện tượng vừa mơ hồ vừa không rành rẽ. Việc xác định tính mạch lạc của văn bản không dễ dàng như việc xác định những yếu tố làm cho văn bản trở nên thiếu mạch lạc trong cảm quan của người bản ngữ. Chẳng hạn đọc đoạn văn sau trong bài viết của học sinh: Ví dụ: Sách là một kho tàng tri thức vô giá mà con người có được. Sách mang lại những hiểu biết cho con người. Tầm quan trọng của sách là một điều mà không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên lựa chọn sách để đọc là một điều rất quan trọng. Nếu lựa chọn sách không phù hợp có thể dẫn đến những sai lệch về ý nghĩa của sách. Sách mang lại tầm hiểu biết cho con người, sách cho con người những hiểu biết về đất nước, lịch sử, các loài động, thực vật… 40 Đoạn văn trên là một đoạn văn không mạch lạc: câu 1 và câu 2 nói về vai trò của sách; câu 3 và 4 bàn về vấn đề lựa chọn sách như thế nào để có thể đọc hiệu quả; câu 5 lại bàn về vai trò của sách. Những lỗi này có nguyên nhân từ chính thói quen nói năng hàng ngày của học sinh. Ngôn ngữ nói do đặc điểm không được chuẩn bị trước và cần phải phản hồi tức thời nên không có điều kiện để sửa chữa, gọt giũa. Do vậy ngôn ngữ nói thường mắc nhiều lỗi, những lỗi này có thể dễ dàng được chấp nhận trong văn nói nhưng trong văn viết do bị quy định bởi nhiều quy tắc chặt chẽ thì lại không được chấp nhận. Chẳng hạn, khi nói người ta có thể đang nói về vấn đề này, chuyển sang vấn đề kia, rồi lại quay lại vấn đề ban đầu; nhưng khi viết, như thế sẽ bị cho là không mạch lạc, lộn xộn trong diễn đạt. 2.2.3.3 Độ dài câu Khảo sát độ dài câu trong các bài viết của học sinh, chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa độ dài câu với thói quen nói năng hàng ngày của các em. Trước hết nói về độ dài câu: độ dài câu có thể được xét theo hai tiêu chí: -Tiêu chí định lượng: đó là số lượng âm tiết trong câu. Câu càng có nhiều âm tiết thì càng dài và ngược lại, câu ngắn là câu có số âm tiết ít. -Tiêu chí định chất: dựa vào thành phần câu để xác định độ dài. Câu dài là câu có nhiều thành phần: ngoài thành phần nòng cốt câu còn có các thành phần phụ khác. Nếu xác định theo tiêu chí này thì có thể dẫn đến tình trạng là có những câu tuy có số lượng âm tiết nhiều hơn nhưng lại là câu ngắn, bởi vì chúng chỉ có thành phần nòng cốt, và có những câu có số lượng âm tiết ít hơn nhưng lại là câu dài vì ngoài hai thành phần nòng cốt, chúng còn có cả các thành phần phụ khác. Trong luận văn này, việc xác định độ dài câu được thực hiện theo cách thứ nhất. Kết quả khảo sát 35 bài văn cho thấy phần lớn các câu học sinh sử dụng có độ dài dưới 30 âm tiết. Cũng có một số trường hợp viết câu dài hơn 41 70,80 âm tiết nhưng đấy thường là những câu bị sai về dấu câu, các em không ngắt câu khi câu đã kết thúc. Cá biệt có hai bài văn (xem phụ lục): một bài dài 311 âm tiết nhưng chỉ có 4 câu ( khoảng 78 âm tiết/câu); một bài 679 âm tiết chỉ có 8 câu (khoảng 85 âm tiết /câu). Hiện tượng những câu văn dài lê thê xuất hiện trong bài văn của học sinh như trên có thể do chính thói quen nói năng hàng ngày của các em (hay nói miên man, không có điểm dừng). 2.2.3.4 Lỗi về câu Trong quá trình giảng dạy cũng như khi chấm bài, ngưòi viết nhận thấy một số lỗi ngữ pháp mà các em thường hay mắc phải khi tạo câu, đó là: - Nhầm lẫn Trạng ngữ- Chủ ngữ Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do thành phần trạng ngữ thường phát triển quá dài khiến học sinh nhầm tưởng câu đã có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Có thể thấy nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ là lỗi chiếm tỉ lệ cao trong những lỗi về ngữ pháp mà chúng tôi thống kê được. Nhầm lẫn giữa hai thành phần trạng ngữ và chủ ngữ là lỗi thường thấy trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên do đặc thù của ngôn ngữ nói, những lỗi này thường dễ dàng được bỏ qua. Nhưng trong văn viết, tính chuẩn mực được đề cao do vậy khi tạo câu phải tuân thủ đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt nghĩa là cần tránh những lỗi do sự nhầm lẫn hai thành phần này với nhau. Ví dụ: + Trong văn bản “Chiến thắng Mtao Mxây” đã toát lên vẻ đẹp anh hùng phi thường của nhân vật Đăm San. + Qua hoàn cảnh sáng tác này đã cho em biết nội dung của bài thơ là một bức tranh phong cảnh đẹp về một miền quê hưong đất nước đó là xứ Huế và sông Hương thơ mộng. + Với từ láy “lớp lớp” như tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tầng tầng lớp lớp những núi mây. 42 Những ví dụ trên cho thấy học sinh không nắm được quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Đó là một số từ trong tiếng Việt (trong, qua, bằng, với…) khi kết hợp với cụm danh từ đi đằng sau nó thì cả cụm từ đó chỉ đóng vai trò là trạng ngữ chứ không thể là chủ ngữ. Cách sửa đơn giản nhất đối với những lỗi này là bỏ từ: qua, trong, bằng,.. để biến trạng ngữ thành chủ ngữ. Hoặc vẫn giữ lại thành phần trạng ngữ và thêm chủ ngữ cho câu. - Câu sai về phong cách Mỗi một phong cách ngôn ngữ đều có những kiểu câu ưa dùng và tỏ ra thích hợp nhất đối với phong cách đó. Trong ngữ pháp tiếng Việt, câu ghép thường có từ hai vế câu trở lên, mỗi vế câu có thể ứng với một kết cấu C-V. Câu ghép tiếng Việt xét về mặt hình thức có thể có dùng từ nối hoặc không dùng từ nối. Khi kết cấu cú pháp câu ghép xuất hiện dưới dạng có dùng từ nối thì hiển nhiên là quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép là được xác định rõ ràng. Còn khi kết cấu cú pháp câu ghép xuất hiện dưới dạng không dùng từ nối thì quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu tỏ ra mập mờ, lỏng lẻo, tuỳ vào văn cảnh mà quan hệ ý nghĩa này được hiểu theo nhiều cách. Ta thấy kiểu kết cấu này tỏ ra thích hợp với ngôn ngữ nói còn ngôn ngữ viết thường dùng kiểu câu ghép có dùng từ nối. Từ nối là phương tiện để hình thành nên kết cấu cú pháp tuy nhiên có những từ nối làm cho kết cấu cú pháp câu ghép mang màu sắc khẩu ngữ. Đó là những từ nối và cặp từ nối: giá…thì; ngộ…thì; nhỡ…thì; tại…nên. Những từ nối này vốn được dùng trong ngôn ngữ nói lại cũng thấy xuất hiện trong bài văn của học sinh. Ví dụ: Giá bố em còn sống thì mẹ em sẽ đỡ vất vả hơn. - Sai về dấu câu Khi đặt câu, người viết phải đặc biệt chú ý đến việc đặt dấu câu làm cho các quan hệ về ngữ pháp, ngữ nghĩa được tách bạch, rõ ràng, tránh để người đọc có thể hiểu sai ý nghĩa của câu. Dấu câu có tác dụng cơ bản: đánh dấu chỗ kết thúc câu, để ngăn cách câu ấy với những câu khác trong văn bản; 43 đánh dấu ranh giới giữa các thành phần đồng chức với nhau; đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép… Lỗi về câu thường gặp nhất ở bài văn của học sinh là: + Không đánh dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. Ví dụ: . Đoạn 3 trong bài thơ là lời giục giã của Xuân Diệu để tận hưởng những phút giây đẹp đẽ của cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf144LV09_SP_NgonnguhocNguyenThuHoai.pdf