Luận văn Ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của giảng viên tại trường cao đẳng cộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu

 

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1: 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Cấu trúc của luận văn: 4

CHƯƠNG 2: 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4

2.1 Tổng quan về trường CĐ Cộng Đồng Bà Rịa - Vũng Tàu 5

2.1.1 Giới thiệu chung 5

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của trường 5

2.1.3 Chức năng hoạt động 5

2.1.4 Đặc điểm cơ cấu nhân sự tại trường CĐ Cộng Đồng BRVT 5

2.1.5 Đặc điểm công việc của giảng viên 6

2.1.6 Thực trạng nhân sự của trường CĐ Cộng Đồng BRVT 7

2.2 Dự định nghỉ việc của nhân viên 9

2.2.1 Các quan điểm về dự định nghỉ việc, nghỉ việc 9

2.2.2 Hậu quả của việc nghỉ việc 11

2.2.3 Các nghiên cứu về dự định nghỉ việc và nghỉ việc 12

2.3 Sự thỏa mãn trong công việc 18

2.3.1 Khái niệm về thỏa mãn trong công việc 18

2.3.2 Các thành phần thỏa mãn trong công việc 20

2.3.2.1 Các nghiên cứu đo lường thỏa mãn đối với công việc 20

2.3.2.2 Đánh giá các thành phần thỏa mãn công việc trong các nghiên cứu 23

2.4 Mối quan hệ giữa thỏa mãn với công việc và dự định nghỉ việc 27

2.5 Mô hình nghiên cứu 28

2.5.1 Các thành phần của thỏa mãn công việc trong mô hình nghiên cứu 29

CHƯƠNG 3: 33

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Thiết kế nghiên cứu 33

3.1.1 Đối tượng khảo sát 33

3.1.2 Cách thức khảo sát 34

3.1.3 Quy mô mẫu 34

3.1.4 Thang đo 34

3.2 Quy trình nghiên cứu 41

3.2.1 Nghiên cứu định tính 42

3.2.2 Nghiên cứu định lượng 42

3.3 Phương pháp sử lý số liệu: 42

3.3.1 Làm sạch dữ liệu: 42

3.3.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha 43

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 43

3.3.4 Kiểm định hệ số tương quan và phân tích hồi quy bội 44

3.3.5 Phân tích phương sai ANOVA, Independent sample T-Test 45

3.3.6 Thống kê mô tả 46

CHƯƠNG 4: 46

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

4.1 Mô tả mẫu 46

Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học 47

4.2 Đánh giá thang đo 48

4.2.1 Thang đo sự thỏa mãn trong công việc 48

4.2.2 Thang đo dự định nghỉ việc 50

4.3 Phân tích nhân tố 51

4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố 51

4.3.2 Đặt tên và giải thích nhân tố 53

4.3.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 54

4.4 Phân tích hồi quy 55

4.4.1 Hệ số tương quan 55

4.4.2 Phương trình hồi quy 55

4.4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 58

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định giả thuyểt 60

4.4.5 Kiểm định Independent Samples T-Test và One - Way ANOVA 60

4.5 Thống kê mô tả 63

CHƯƠNG 5: 67

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP 67

5.1 Kết luận nghiên cứu 67

5.2 Hàm ý giải pháp 69

5.2.1 Vấn đề về thu nhập: 69

5.2.2 Tính chất công việc 70

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 71

5.3.1 Hạn chế của đề tài 71

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM 75

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM 80

PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 82

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU 86

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA 87

PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ 90

PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA HỆ SỐ TƯƠNG QUAN 100

PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY 102

 

 

docx115 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của giảng viên tại trường cao đẳng cộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lương phù hợp với năng lực, lương có đảm bảo cuộc sống của giảng viên hay không. Thang đo lương được trình bày cụ thể trong bảng 3.1 Bảng 3.1: Thang đo lương KH Mục hỏi Nguồn A11 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc của anh/ chị tại trường Lester (1982) A12 Thu nhập từ việc giảng dạy ở trường phù hợp với năng lực của anh/chị Trần Kim Dung (2005) A13 Anh/chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ việc giảng dạy ở trường Lester (1982) Thang đo đào tạo và cơ hội thăng tiến Thang đo đào tạo và cơ hội thăng tiến được thành lập từ thang đo của JDI của Smith, Kendall, Hulin (1969) và phỏng vấn nhóm. Nội dung của thang đo đề cập đến cơ hội được đào tạo, cơ hội thăng tiến và điều kiện được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Thang đo này được trình bày cụ thể trong bảng 3.2 . Bảng 3.2: Thang đo đào tạo và cơ hội thăng tiến KH Mục hỏi Nguồn A21 Anh/chị được nhà trường đào tạo các nghiệp vụ sư phạm để thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình. Smith, Kendall và Hulin (1969), PVN A22 Trường luôn tạo điều kiện để anh/chị được học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn. Smith, Kendall và Hulin (1969) A23 Anh chị có cơ hội thăng tiến Smith, Kendall và Hulin (1969), Quan hệ với cấp trên Thang quan hệ với cấp trên được thành lập từ thang đo của JDI của Smith, Kendall, Hulin (1969) và Lester (1982). Nội dung của thang đo đề cập đến đến cách mà lãnh đạo nhà trường đối xử với giảng viên như sự công bằng, sẵn lòng chia sẻ khó khăn, cũng như khuyến khích sự sáng tạo, trao quyền cho giảng viên. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Thang đo quan hệ với cấp trên KH Mục hỏi Nguồn A31 Anh/chị không gặp khó khăn trong việc giao tiếp với lãnh đạo trường Smith, Kendall và Hulin (1969), A32 Lãnh đạo trường khuyến khích các giảng viên sáng tạo, áp dụng phương pháp dạy học mới. Lester (1982) A33 Anh/chị được quyền quyết định phương pháp giảng dạy của mình Lester (1982) A34 Lãnh đạo trường hiểu các khó khăn mà giảng viên gặp phải trong công việc Lester (1982) A35 Lãnh đạo trường đối xử công bằng với các giảng viên Smith, Kendall và Hulin (1969) Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp được thành lập dựa trên thang đo JDI của Smith, Kendall và Hulin (1969), Lester (1982). Nội dung của thang đo liên quan đến sự hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.4. Bảng 3.4: Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp KH Mục hỏi Nguồn A41 Đồng nghiệp của anh/chị luôn hỗ trợ cho lời khuyên khi cần thiết Smith, Kendall và Hulin (1969) A42 Đồng nghiệp của anh/chị là người thân thiện, dễ gần, dễ hòa đồng Smith, Kendall và Hulin (1969) A43 Đồng nghiệp của anh/chị luôn chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy. Lester (1982) Thang đo tính chất công việc Thang đo tính chất công việc được thành lập từ nghiên cứu của laser (1982) và phỏng vấn nhóm. Nội dung của thang đo đề cập đến nội dung công việc mà giảng viên được phân công giảng dạy, tính sáng tạo, thú vị, và tính thách thức đối với công việc. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.5. Bảng 3.5: Thang đo tính chất công việc KH Mục hỏi Nguồn A51 Anh/chị được phân công dạy những môn học phù hợp với chuyên môn được đào tạo PVN A52 Dạy học là công việc có nhiều thách thức Lester (1982) A53 Dạy học làm anh chị sáng tạo hơn Lester (1982) A54 Dạy học là công việc rất thú vị Lester (1982) Thang đo điều kiện làm việc Thang đo điều kiện làm việc được thành lập từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) và phỏng vấn nhóm. Nội dung của thang đo đề cập đến thời gian làm việc của giảng viên, sự đáp ứng về thiết bị máy móc, cơ sở vật chất phục vụ cho công việc giảng dạy của giảng viên. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.6. Bảng 3.6: Thang đo điều kiện làm việc KH Mục hỏi Nguồn A61 Cơ sở vật chất của trường khá đầy đủ và hiện đại (phòng học, thư viện, ) Trần Kim (2005) Dung A62 Thời gian làm việc hiện tại của anh/chị là phù hợp Trần Kim (2005) Dung A63 Anh/chị không phải dạy thêm giờ quá nhiều Trần Kim (2005) Dung A64 Anh/chị được cung cấp đầy đủ thiết bị, máy móc phục vụ cho việc dạy học PVN Thang đo quan hệ với sinh viên Thang đo mối quan hệ với sinh viên được thành lập dựa trên thảo luận nhóm. Thang đo gồm ba biến quan sát, nội dung nhấn mạnh đến sự cảm nhận của giảng viên khi tiếp xúc với sinh viên như sự tôn trọng, niềm vui cũng như thái độ của sinh viên trong lớp học. Thang đo này được trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7: Thang đo quan hệ với sinh viên KH Mục hỏi Nguồn A71 Anh/chị có cảm thấy vui trong quan hệ giao tiếp với sinh viên PVN A72 Anh/chị được sinh viên tôn trọng PVN A73 Sinh viên quan tâm tới những gì anh/chị dạy PVN Thang đo dự định nghỉ việc Thang đo dự định nghỉ việc được thành lập từ nghiên cứu của Cao Nguyễn Hào Thi, Võ Quốc Hưng (2010) và thảo luận nhóm. Thang đo này được trình bày cụ thể trong bảng 3.8 như sau: Bảng 3.8: Thang đo dự định nghỉ việc KH Mục hỏi Nguồn A81 Anh/chị đang tìm việc làm khác bên ngoài tổ chức PVN A82 Anh/chị đã có suy nghĩ sẽ rời bỏ công việc hiện tại Võ Quốc Hưng, Cao Hào Thi (2010) A83 Anh/chị không có dự định gắn bó với trường lâu dài PVN A84 Anh/chị sẽ nghỉ việc ở trường khi kiếm được việc làm khác tốt hơn. PVN 3.2 Quy trình nghiên cứu Xác đ ị nh m ụ c tiêu nghiên c ứ u Nghiên c ứ u lý thuy ế t Th ả o lu ậ n nhóm Đưa ra mô hình nghiên c ứ u Thi ế t k ế b ả ng câu h ỏ i Kh ả o sát chính th ứ c Nh ậ p s ố li ệ u vào SPSS Ki ể m đ ị nh thanh đo và mô hình h ồ i quy Phân tích h ồ i quy K ế t lu ậ n và ki ế n ngh ị N ộ i dung x ử lý s ố li ệ u: - Ki ể m đ ị nh thang đo - Phân tích EFA - Phân tích h ồ i quy - Thi ế t k ế l ầ n 1 - Thi ế t k ế l ầ n - Hoàn ch ỉ nh b ả ng câu h ỏ i Nghiên c ứ u đ ị nh tính Nghiên c ứ u đ ị nh lư ợ ng Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước, nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ) và nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức) như sau. 3.2.1 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính dùng phương pháp thảo luận nhóm để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Những thành viên tham gia thảo luận gồm các trưởng phó khoa, một số giáo viên cơ hữu. Trước khi phỏng vấn tác giả đã đưa ra chủ đề, mục đích của nghiên cứu, một dàn bài chuẩn bị sẵn, đặt câu hỏi phỏng vấn, v.v...Trong quá trình thảo luận tác giả luôn tôn trọng nguyên tắc tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân, mọi nội dung ý kiến được ghi chép cẩn thận. Nội dung thảo luận nhóm được trình bày trong phụ lục 1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ (phụ lục 2) sẽ là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. 3.2.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định thang đo ảnh hưởng của thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của giảng viên tại trường CĐ Cộng Đồng BRVT. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. 3.3 Phương pháp sử lý số liệu: 3.3.1 Làm sạch dữ liệu: Trước khi xử lý – phân tích dữ liệu, các bảng câu hỏi được kiểm tra để loại bỏ những phiếu trả lời sót, phiếu trả lời mâu thuẫn. Số liệu sau khi nhập vào máy tính được kiểm tra lỗi nhập dữ liệu (sai, sót, thừa), loại bỏ những quan sát có điểm số bất thường bằng các phép kiểm định thống kê mô tả (bảng tần số, bảng kết hợp). 3.3.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng biến với điểm của tổng các biến còn lại của phép đo. Hệ số Cronbach Alpha trích trong (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) được tính theo công thức sau: α = 1 ( 1 2 1 2 T k i i k k ) Trong đó: α : Hệ số Cronbach’s alpha k : Số mục hỏi trong thang đo T 2 : Phương sai của tổng thang đo i 2 : Phương sai của mục hỏi thứ i Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được. Khi đánh giá độ phù hợp của từng biến, những biến nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những biến có độ tin cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo. 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phương pháp được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong phân tích này sử dụng phương pháp principal axis factoring với phép xoay promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các nhân tố, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là: Các nhân tố phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0,4; Tổng phương sai trích ≥ 50% (Trần Thị Kim Loan, 2009); Hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) > 0,5; Phép thử Bartlett (Bartlett Test of Sphericity) có mức ý nghĩa <0,05 (Hair và cộng sự, 2006 dẫn theo Lê Văn Huy, 2009). 3.3.4 Kiểm định hệ số tương quan và phân tích hồi quy bội Để kiểm định mối quan hệ thỏa mãn đối với công việc và dự định nghỉ việc của giảng viên trong mô hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan Pearson (r). Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến, ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính. │r│ à 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt │r│ à 0: quan hệ giữa hai biến càng yếu Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan như sau: < 5 % : mối tương quan khá chặt chẽ < 1 % : mối tương quan rất chặt chẽ >5 % : có tương quan ít > 10 %: không có mối tương quan. Sau khi kiểm định mối tương quan, đề tài tiếp tục sử dụng phương pháp hồi quy bội để dự đoán cường độ tác động của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của giảng viên. Mô hình dự đoán có thể là: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i + + βkXki + i Trong đó: Yi: biến phụ thuộc Xk: các biến độc lập β0: hằng số βk: các hệ số hồi quy i : thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu Các điều kiện phân tích hồi quy tuyến tính bội : Hệ số R2 và R2 điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Chấp nhận giá trị: R2 ≥ 0,5 (mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức ≥ 50%). Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy ở mức ý nghĩa 5% : Giả thuyết Ho : β1 = β2 = β3 = β4 = 0 Phát biểu Ho : tất cả các hệ số hồi quy của các biến độc lập đều bằng không (ngoại trừ hằng số). Trị thống kê F có mức ý nghĩa ≤ 0,05, có thể bác bỏ giả thuyết Ho một cách an toàn, nghĩa là các hệ số hồi quy khác không, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể được sử dụng. Ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng từng phần: βk đo lường sự thay đổi giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, các biến độc lập còn lại không thay đổi. Hiện tượng đa cộng tuyến : sử dụng công cụ Variance inflation factor – VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Điều kiện VIF <10 : không có hiện tượng đa cộng tuyến. 3.3.5 Phân tích phương sai ANOVA, Independent sample T-Test Phân tích phương sai ANOVA, Independent sample T-Test để kiểm định giả thuyết có hay không sự khác nhau về sự định nghỉ việc của giảng việc giữa các khoa, giữa nam và nữ, và trình độ học vấn. Trước khi tiến hành phân tích ANOVA, tiêu chuẩn Levence được tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phương sai trong các nhóm với xác suất ý nghĩa Sig. (Significance) là 5%. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau của các phương sai nhóm. Tiêu chuẩn Fisher F trong phép phân tích phương sai ANOVA với mốc để so sánh các xác suất ý nghĩa Sig. là 5% được áp dụng. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa nhỏ hơn 5% thì ta có quyền bác bỏ giả thuyết: không có sự khác nhau về dự định nghỉ việc của các giảng viên theo giới tính, trình độ chuyên môn, đơn vị công tác, và mức thu nhập hàng tháng . 3.3.6 Thống kê mô tả Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để để biết điểm trung bình của các thành phần trong thang đo sự thỏa mãn trong công việc và dự định nghỉ việc của giảng viên. Tóm tắt chương 3: Chương này đã trình bày phương pháp tiến hành nghiên cứu bao gồm: (1) thiết kế nghiên cứu; (2) quy trình nghiên cứu; (3) các phương pháp để xử lý số liệu. Ngoài ra, chương này đã xây dựng được thang đo thỏa mãn đối với công việc gồm 25 biến quan sát và thang đo dự định nghỉ việc của giảng viên gồm 4 biến quan sát. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 4 giới thiệu quá trình thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra các kết quả về đối tượng nghiên cứu; kết quả đánh giá về độ tin cậy, độ giá trị của thang đo; kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; kết quả đo lường ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của giảng viên trường CĐ Cộng Đồng BRVT. 4.1 Mô tả mẫu Thời điểm bắt đầu gửi bảng câu hỏi và nhận bảng trả lời được bắt đầu từ ngày 03 tháng 7 năm 2013 và kết thúc vào ngày 16 tháng 07 năm 2013. Số phiếu phát ra là 122 phiếu, được phân phát dưới hai hình thức trong đó 116 phiếu được gửi tận tay đến các giảng viên và 6 phiếu được gửi qua thư điện tử đến các giảng viên đang đi học cao học tập trung tại các trường đại học trong nước. Thu lại được 120 phiếu. Tuy nhiên, qua kiểm tra ban đầu có 2 phiếu có 3 lựa họn không được trả lời, 1 phiếu có 2 lựa chọn trong cùng một mục hỏi nên cả 3 phiếu này đều bị loại. Tổng số giảng viên tham gia trả lời hợp lệ là 117 giảng viên chiếm 95.90% trên tổng số giảng viên nhà trường. Tỷ lệ giảng viên tham gia trả lời hợp lệ phân bố tại các khoa/tổ như hình 4.1. 25 ,64 % 19 ,66% 16 ,24 % 11 ,97% ,95% 17 8 ,55% Khoa Cơ Bản Khoa Công Nghệ Thông Tin Khoa Kinh Tế Khoa Điện - Điện Tử Khoa Cơ Khí Tổ Mác Lê Nin và TT HCM Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ giảng viên theo khoa Kết quả thống kê về đối tượng tham gia trả lời trong mẫu khảo sát theo các đặc điểm nhân khẩu học được trình bày trong bảng 4.1. Giới tính: Mẫu khảo sát có 51 giảng viên là nam chiếm 43,6% tổng số giảng viên tham gia trả lời hợp lệ, số giảng viên nữ là 66 người chiếm 56,4%. Trình độ học vấn: Số giảng viên tham gia trả lời có trình độ học vấn sau đại học là 41 người chiếm tỷ lệ 35,0%, giảng viên có trình độ đại học là 76 người chiếm tỷ lệ 65,0%. Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm Số lượng GV Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 51 43.6 Nữ 66 56.4 Trình độ học vấn Đại học 76 65.0 Sau Đại học 41 35.0 4.2 Đánh giá thang đo Thang đo ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc được dánh đánh giá độ tin cậy thông quan hai công cụ là Cronbach Alpha và Phân tích nhân tố (EFA). 4.2.1 Thang đo sự thỏa mãn trong công việc Thang đo thỏa mãn trong công việc được xây dựng dựa trên 7 thành phần: Lương được đo bằng 3 biến kí hiệu A11, A12, A13; Đào tạo và thăng tiến được đo bằng 3 biến kí hiệu A21, A22, A23; Quan hệ với lãnh đạo được đo bằng 5 biến kí hiệu A31, A32, A33, A34, A35; Quan hệ với đồng nghiệp được đo bằng 3 biến kí hiệu A41, A42, A43; Tính chất công việc được đo bằng 4 biến kí hiệu A51, A52, A53, A54; Điều kiện làm việc được đo bằng 4 biến kí hiệu A61, A62, A63, A64; quan hệ với sinh viên sinh viên được đo bằng 3 biến kí hiệu A71, A72, A73. Kết quả đánh giá thang đo sự thỏa mãn trong công việc dựa trên việc phân tích nhân tố Cronbach Alpha được trình bày trong bảng 4.2 ngoài ra có thể xem thêm phụ lục 5 kết quả Cronbach Alpha. Bảng 4.2: Kết quả Cronbach Alpha các thành phần của thang đo thỏa mãn trong công việc Biến Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan tổng biến Crobach Alpha nếu loại biến Lương: Alpha = 0.877 A11 7,29 4,018 ,671 ,905 A12 7,11 3,444 ,825 ,769 A13 7,03 3,464 ,800 ,793 Đào tạo và cơ hội thăng tiến: Alpha = 0,818 A21 6,87 3,216 ,639 ,784 A22 6,69 3,336 ,642 ,779 A23 6,59 3,158 ,735 ,685 Quan hệ với lãnh đạo: Alpha = 0,843 A31 14,98 6,793 ,698 ,797 A32 14,76 6,839 ,762 ,779 A33 14,60 7,036 ,763 ,781 A34 15,02 8,982 ,279 ,897 A35 14,66 6,623 ,779 ,773 Quan hệ với đồng nghiệp: Alpha = 0,766 A41 7,25 2,567 ,505 ,791 A42 7,74 2,347 ,657 ,621 A43 7,45 2,353 ,643 ,636 Tính chất công việc: Alpha = 0,811 A51 12,36 4,129 ,581 ,788 A52 12,34 3,917 ,697 ,729 A53 12,41 3,951 ,669 ,743 A54 12,07 4,702 ,583 ,786 Điều kiện làm việc: Alpha = 0,896 A61 10,72 5,911 ,718 ,884 A62 10,72 5,584 ,808 ,853 A63 10,85 5,218 ,809 ,851 A64 10,92 5,485 ,749 ,874 Quan hệ với sinh viên: Alpha = 0,872 A71 7,53 3,044 ,753 ,822 A72 7,41 3,003 ,782 ,796 A73 7,40 2,863 ,733 ,842 Từ bảng 4.2 ta thấy: Thành phần lương có 3 biến quan sát A11, A12, A13 cả 3 biến náy có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,671 và có hệ số Cronbach Alpha là 0,877 (lớn hơn 0,7). Như vậy các biến đo lường thành phần này đạt được độ tin cậy và độ giá trị. Thành phần đào tạo và cơ hội thăng tiến có 3 biến là A21, A22, A23 có hệ số Cronbach Alpha là 0,818 (lớn hơn 0,7) và các hệ số tương quan biến đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,639. Như vậy các biến đo lường thành phần này đạt được độ tin cậy và độ giá trị. Thành phần quan hệ với lãnh đạo có hệ số Cronbach Alpha là 0,843 (lớn hơn 0,7). Các biến A31, A32, A33, A35 có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Riêng biến A34 có hệ số tương quan biến tổng là 0,279 (nhỏ hơn 0,3) và hệ số Crobach Alpha nếu loại biến là 0,897 (lớn hơn 0,843). Vì vậy ta loại biến này ra khỏi thang đo trong thành phần quan hệ với lãnh đạo. Thành phần quan hệ với đồng nghiệp gồm 3 biến quan sát A41, A42, A43 có hệ số Cronbach Alpha là 0,766 (lớn hơn 0,7) và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,505. Như vậy thang đo thành phần này đạt được độ tin cậy và độ giá trị. Thành phần tính chất công việc gồm 4 biến quan sát A51, A52, A53, A54 có hệ số Cronbach Alpha là 0,811(lớn hơn 0,7) và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,581. Như vậy thang đo này đạt được độ tin cậy và độ giá trị. Thành phần điều kiện làm việc gôgm 4 biến A61, A62, A63, A64 có hệ số Cronbach Alpha là 0,896 (lớn hơn 0,7) và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,718. Như vậy thang đo này đạt được độ tin cậy và độ giá trị. Thành phần quan hệ với sinh viên có 3 biến quan sát A71, A72, A73 có hệ số Cronbach Alpha là 0,872 (lớn hơn 0,7) và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, thấp nhất là 0,733. Như vậy thang đo này đạt được độ tin cậy và độ giá trị. 4.2.2 Thang đo dự định nghỉ việc Thang đo dự định nghỉ việc được đo bằng 4 biến quan sát A81, A82, A83, A84. Kết quả đánh giá thang đo này dựa trên việc phân tích nhân tố Cronbach Alpha được trình bày trong bảng 4.3 ngoài ra có thể xem thêm phụ lục 5. Bảng 4.3: Cronbach Alpha các thành phần của thang đo dự định nghỉ việc Biến Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan tổng biến Alpha nếu loại biến Dự định nghỉ việc: Alpha = 0.875 A81 6,79 4,721 ,788 ,816 A82 6,78 4,916 ,771 ,824 A83 6,73 5,769 ,592 ,890 A84 6,71 5,001 ,783 ,820 Hệ số Cronbach Alpha của thang đo dự định nghỉ việc là 0,875 ( lớn hơn 0,7) và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó thang đo này đạt được độ tin cậy và độ giá trị. 4.3 Phân tích nhân tố 4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành. Phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp principal components với phép quay varimax. Thang đo thỏa mãn trong công việc Thành phần thang đo thỏa mãn trong công việc của giảng viên được đo bằng 25 biến quan sát. Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach Alpha, thì 24 biến đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích nhân tố khám phá EFA (Phụ lục 6) cho thấy hệ số KMO bằng 0,880 (lớn hơn 0,5), giá trị kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig. = 0,000 nhỏ hơn 0,05) cho thấy phân tích nhân tố khám phá EFA rất thích hợp. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 5 nhân tố từ 24 biến quan sát và với phương sai trích là 69,995% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Dựa trên phân tích của bảng Rotated Component Matrix(a) (Phụ lục 6) các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại, các biến có trọng số không đạt độ phân biệt cao giữa các nhân tố, cụ thể là nhỏ hơn 0,3 cũng sẽ bị loại. Kết quả có 6 biến là A41, A42, A43, A71, A72, A73 bị loại ra khỏi mô hình. Các biến này thuộc thành phần qua hệ với đồng nghiệp và quan hệ với sinh viên. Sau khi loại các biến không thỏa mãn, trong thành phần thỏa mãn với công việc còn 18 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho thấy tổng phương sai rút trích dựa trên 5 nhân tố có Eigenvanlues lớn hơn 1 là bằng 75,578% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 A11 ,103 ,289 ,203 ,729 ,186 A12 ,169 ,219 ,164 ,873 A13 ,189 ,245 ,183 ,823 ,163 A21 ,156 ,189 ,200 ,799 A22 ,290 ,142 ,226 ,735 A23 ,182 ,216 ,150 ,108 ,825 A31 ,719 ,122 ,231 ,254 ,207 A32 ,884 ,132 ,205 A33 ,820 ,180 ,176 ,240 A35 ,770 ,261 ,270 ,250 A51 ,140 ,759 ,119 ,170 A52 ,164 ,122 ,797 ,178 A53 ,290 ,129 ,734 ,182 A54 ,113 ,331 ,695 ,170 A61 ,303 ,700 ,356 ,146 A62 ,169 ,780 ,207 ,340 A63 ,204 ,843 ,106 ,147 ,201 A64 ,802 ,217 ,155 ,271 Thang đo dự định nghỉ việc Thang đo Dự định nghỉ việc của giảng viên được đo bằng 4 biến quan sát. Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach Alpha, thì 4 biến này đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích nhân tố (Phụ lục 6) cho thấy hệ số KMO là bằng 0,810 (lớn hơn 0,5), giá trị kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố từ 4 biến quan sát và với phương sai trích là 72,818% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Dựa trên phân tích của bảng Rotated Component Matrix(a) (Bảng 4.5) các biến có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5. Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố với thang đo dự định nghỉ việc Biến Nhân tố 1 A81 ,892 A82 ,880 A83 ,746 A84 ,887 4.3.2 Đặt tên và giải thích nhân tố Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy thang đo thỏa mãn trong công việc được được xác định bởi 5 nhân tố với 18 biến quan sát. 5 nhân tố được xác định là: Nhân tố 1: Tập hợp các biến A31 đến A35, đặt tên nhân tố này là :Lãnh đạo Nhân tố 2: Tập hợp các biến các biến từ A61 đến A64, đặt tên nhân tố này là: Điều kiện làm việc Nhân tố 3: Tập hợp các biến từ A51 đến A54, đặt tên nhân tố này là: Tính chất công việc Nhân tố 4: Tập hợp các biến A11 đến A13, đặt tên nhân tố này là: Lương Nhânt tố 5: Tập hợp các biến A21 đến A23, đặt tên nhân tố này là: Đào tạo và thăng tiến. 4.3.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxanh-huong-cua-su-thoa-man-trong-cong-viec-cao-dang-cong-dong-vung-tau-1923_1939051.docx
Tài liệu liên quan