Luận văn Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Tác phẩm văn học là bức tranh hiện thực đa dạng và phong phú về cuộc sống do các nhà

văn vẽ nên thông qua chất liệu ngôn từ. Ngôn từ là chất liệu, là vỏ bọc vật chất của tác phẩm

văn học qua đó chứa đựng nội dung mà nó muốn thể hiện.

Qua quá trình sáng tạo của mỗi nhà văn, chất liệu ngôn ngữ chung ấy lại trở thành hệ

thống ngôn từ riêng, độc đáo của mỗi người. Khi tìm hiểu, đánh giá một hiện tượng văn học

nào đó, chúng ta không thể không phân tích yếu tố ngôn từ nghệ thuật. Mỗi nhà văn đều có sở

trường sử dụng ngôn từ khác nhau. Vì vậy ngôn từ là một trong những yếu tố quan trọng thể

hiện cá tính sáng tạo, tài năng và phong cách của nhà văn.

pdf105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với mình,.. Tiêu biểu cho kiểu kết thúc trái ngược với kết thúc trong truyện cổ tích, kiểu kết thúc khác với tư duy quen thuộc của độc giả văn học dân gian là truyện Trương Chi. Truyện có cốt truyện vay mượn từ truyện cổ tích nhưng lại có kết thúc hoàn toàn trái ngược. Lấy cảm hứng từ nhân vật chàng Trương Chi của dân gian “Ngày xưa có anh Trương Chi / Người thì thậm xấu hát thì thậm hay”, nhưng nhà văn lại viết :“Tôi – người viết truyện này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy” [94, tr.346]. Cũng bởi vì “Tôi đã có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi” [94, tr.346-347]. Cái kết thúc chưa cụ thể nhưng chắc chắn sẽ có ý nghĩa “giải thiêng”. Cách kết thúc ấy bộc lộ bản lĩnh của người viết và qua đó ý đồ nghệ thuật nhà văn cũng được bộc lộ rõ: sử dụng môtíp của truyện cổ dân gian để chuyển tải những vấn đề của cuộc sống hiện tại. Đây là cách trần thuật khôn ngoan của Nguyễn Huy Thiệp, bởi cuộc đi tìm cái đẹp đích thực thì sẽ luôn luôn ở phía trước, bất kì một kết luận rốt ráo nào đưa ra sẽ đều phi lí như cái kết mà dân gian đã từng đưa ra. Thành công của tác giả khi đưa ra một kết thúc khác với kết thúc vốn “tuyệt diệu và cảm động” của dân gian là đã tạo ra giá trị thẩm mĩ mới cho tác phẩm truyền thống. Vì lẽ đó mà nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ cho rằng với cách kết thúc này tác giả truyện Trương Chi không chống lại, không phản kháng mà muốn qua đó “đối thoại với truyền thống dân gian” [44, tr.31]. Kết thúc truyện Trương Chi của dân gian là kết thúc có hậu theo môtíp tái sinh. Còn trong thiên truyện của Nguyễn Huy Thiệp, với cách kết thúc bằng lời khẳng định như trên, tác giả đang muốn đi đến tận cùng của mâu thuẫn, của bi kịch con người. “Tôi biết giây phút cuối đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải lỗi ở chàng. Mị Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc Điều ấy vừa tàn nhẫn vừa phi lí” [94, tr.347]. Dù muốn hay không, qua kết thúc khác này, dường như Nguyễn Huy Thiệp để cho độc giả nghiệm ra rằng những kết thúc viên mãn chỉ có trong thế giới cổ tích, còn cuộc đời thực không bao giờ có chỗ cho nó. Đoạn kết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường lặp lại môtíp nhân vật tiếp tục ra đi. Khi kể chuyện, Nguyễn Huy Thiệp thường tạo ra những khoảng trống, đặc biệt ở phần kết thúc tác phẩm tác giả có khuynh hướng không khép kín mạch chuyện, ngược lại còn chủ ý mở ra những miền không gian bát ngát, mơ hồ. Chùm truyện Con gái thủy thần gồm ba câu chuyện kể về những quãng thời gian khác nhau trong cuộc đời nhân vật “tôi”. Truyện thứ nhất kết thúc ở chi tiết: “Tôi đứng lên và đi về nhà. Ngày mai tôi đi ra biển. Ngoài biển không có thủy thần” [94, tr.87]. Ý muốn ra đi mới chỉ nhen nhóm trong suy nghĩ của Chương. Hai câu chuyện còn lại đều kết thúc với hình ảnh nhân vật chính này tiếp tục cuộc hành trình “đi ra biển” tìm kiếm huyền thoại. Thời gian trôi chảy, tương lai réo gọi Chương với cuộc hành trình ra biển hòa lẫn vào không gian xa xăm, bao la: “Tôi cứ đi…Phía trước mặt tôi còn bao điều bất ngờ chờ đợi. Nàng là ai? Con gái thủy thần? Nàng ở đâu? Con gái thủy thần? Để tôi mượn màu son phấn ra đi” [94, tr.96]. Và, “Tôi cứ đi, đi mãi…Trước mặt tôi là dòng sông thao thiết. Sông chảy ra biển. Biển rộng vô cùng. […]. Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì lẽ gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi” [94, tr.106]. Kết thúc truyện là những câu hỏi liên tiếp, dồn dập. Vấn đề vẫn cứ lửng lơ, mang màu sắc huyền ảo. Qua cách kết thúc kiểu như trên, ta thấy nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thường hướng về cái vĩnh cửu, xa xăm xen lẫn cả sự mơ hồ. “Tôi cứ đi, đi mãi. Tôi băng qua cánh đồng, qua dòng sông. Mặt trời bao giờ cũng ở phía trước mặt tôi” (Những bài học nông thôn), [94, 153]. “Chúng tôi cứ đi, đi mãi…Tôi biết chắc chắn ở trước mặt tôi đấy là cổng Trời, là cổng Thiên đường…” (Những người thợ xẻ). [94, tr.132]. “Họ thoáng thấy có bóng người vừa phất tay áo chấm một nét lẻ loi nghiêng lệch góc trời. Vừa chớp mắt đã chẳng thấy bóng người ấy ở đâu nữa” (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt), [94, tr.438]. Thời gian của các câu chuyện không có điểm dừng như trong kiểu kết thúc truyền thống, và điều đó mở ra không gian không giới hạn trong hành trình kiếm tìm của nhân vật và sự tưởng tượng vô hạn trong lòng độc giả về những cuộc hành trình tiếp theo của nhân vật. Nhân vật vẫn cứ ra đi, niềm tin vẫn ở phía trước, vì thế trong cách thể hiện loại nhân vật này cốt truyện của Nguyễn Huy Thiệp không bao giờ là kết thúc trọn vẹn, khép kín. Có truyện Nguyễn Huy Thiệp còn “rủ rê” người đọc đồng sáng tạo với mình qua cách thức kết thúc mở ra nhiều chiều hướng khác nhau. Thực ra đây không phải là kiểu kết thúc truyện mới mẻ vì khá nhiều tác giả đã sử dụng kiểu kết thúc này để tạo độ mở cho câu chuyện, xóa bỏ tiếng nói chủ quan của tác giả và lôi kéo độc giả vào câu chuyện như một nhân tố tích cực. Tuy nhiên với nguyễn Huy Thiệp, kiểu kết thúc này được sử dụng với nhiều tầng lớp nghĩa độc đáo. Ông thường đưa ra những kết thúc để “bạn đọc tùy ý lựa chọn”. Nhà văn không đưa ra lời giải đáp rõ ràng nhằm áp đặt người đọc luận giải theo cách của mình, vì thế mạch truyện của ông thường không khép mà ở phần cuối truyện luôn tạo ra những khoảng trống rất lớn. Đó là cách kết thúc tác giả đưa ra nhiều khả năng lí giải về số phận nhân vật cũng như giải quyết các xung đột. Điển hình cho kiểu kết thúc này là Vàng lửa. Người viết truyện này đã tìm kiếm nhiều thư tịch cổ và hỏi han nhiều bậc bô lão những mong có đoạn kết trọn vẹn nhất cho câu chuyện nhưng đều thất bại. Vì vậy, ông đành “hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn”: Đoạn kết thứ nhất: Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người gồm hai người châu Âu và Phăng. Hai người kia được nhà vua mời tham gia khai thác mỏ vàng nhưng họ từ chối, còn Phăng trông coi việc khai thác trong hai năm. Một hôm, y bị nhà vua đầu độc chết. Sau đó, người ta tìm thấy quyển sổ ghi chép của y. Phăng viết: “Tất cả những cố gắng của con người hướng về điều thiện đều là những cố gắng đau đớn, nhọc lòng” [94, tr.169] phản ánh sự khao khát cái Thiện của con người. Và tất cả những gì mà Phăng đã trải nghiệm trong cuộc đời, những tháng ngày ở An Nam này chỉ là “những lí thuyết chắp vá đầy ngụy biện; những mối bất hòa kì thị dân tộc và đẳng cấp; những kinh nghiệm sống của chúng ta mong manh và vụn vặt xiết bao” [94, tr.169]. Đoạn kết thứ hai: Đoàn tìm vàng sót lại một mình Phăng. Phăng được vua Gia Long ban thưởng hậu hĩnh. Sau đó, ông ta về Pháp sống giàu có, hạnh phúc bên người vợ An Nam. Theo Phăng, thời kì ông ở An Nam mới là thời kì bắt đầu lịch sử quốc gia của người Việt và có những mối giao lưu chung với cộng đồng nhân loại. Kết thúc này đáng chú ý ở chi tiết nhân vật Phăng đánh giá và “viết lại” lịch sử Việt Nam bắt đầu từ những ngày ông ta đến. Đoạn kết thứ ba: Tất cả đoàn tìm vàng đều bị lính triều đình bao vây, giết chết. Vua Gia Long cho xung công tất cả số vàng thu được, giao cho một người trong hoàng tộc lo việc khai thác mỏ vàng. Cuối đời nhà vua sống trong cung, “tìm cách tránh mọi tiếp xúc với bên ngoài” và không bao giờ “nhắc lại mối quan hệ với người này, người nọ khi nhà vua còn hàn vi, dù đấy là người Việt, người Trung Hoa hay người châu Âu nào khác” [94, tr.171]. Chi tiết cuối cùng này chứa nhiều ẩn ý nói lên sự cô lập văn hóa xã hội của một triều đại phong kiến trong lịch sử. Với ba đoạn kết này, người đọc có thể đưa ra nhiều đánh giá, lí giải khác nhau tùy thuộc vào điểm nhìn của mỗi người. Cách kết truyện như vậy thực ra là những kết thúc mà không có kết thúc, cho nên nó để lại những “khoảng trống” cho người đọc tự suy ngẫm. Vì thế, mặc dù đến từ truyền thống nhưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang màu sắc dân chủ và hiện đại rất rõ bởi chúng là những “tác phẩm mở” (chữ dùng của Roman Ingarden). Ở đó, cả người viết và người đọc đều được đẩy vào một cuộc đối thoại lớn và nhà văn đã “để ngỏ cuộc đối thoại đó mà không đánh dấu chấm hết” (M.Bakhtin). Mở đầu theo công thức có từ văn học dân gian truyền thống, dẫn đắt người đọc đi từ lai lịch, xuất xứ nhân vật, sự kiện theo trình tự tuyến tính, kết hợp với những đoạn kết có hậu khiến nhiều truyện của Nguyễn Huy Thiệp đẹp như truyện cổ tích, mang đậm dấu ấn của truyện vổ dân gian. Nhưng trong một số truyện, bằng cảm quan và tư duy thẩm mĩ hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp đã phá bỏ những phán đoán tuân theo quy luật lô gíc thông thường để tạo ra những cách kết thúc mới, buộc người đọc phải chiêm nghiệm, trăn trở. 2.3. Nhân vật Một tác phẩm văn học được sáng tạo đồng nghĩa với việc sẽ có một hay một số nhân vật được xây dựng. Nhân vật là phương tiện cơ bản nhất để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Khái niệm nhân vật trong khoa học văn học được quan niệm trong phạm vi rộng. Đó có thể là con người, có tên hoặc không có tên, cũng có thể là loài vật, cây cỏ,…Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng có nhân vật, nhưng trong văn học nhân vật thường có những đặc điểm riêng biệt. Thông qua nhân vật, nhà văn bộc lộ nhân sinh quan, thế giới quan của mình, đồng thời từ đó người đọc có thể cùng được trải nghiệm và sống trong nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Cách nhà văn xây dựng, tiếp cận nhân vật thể hiện rõ nhất tài năng, phong cách nghệ thuật tác giả. Thông thường mỗi nhà văn bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, thông qua cách nhìn nhận và đánh giá hiện thực cuộc sống đều sáng tạo hệ thống nhân vật riêng. Vì thế, mặc dù tác phẩm nào cũng có nhân vật nhưng người đọc không bao giờ cảm thấy nhàm chán vì sự trùng lắp, khuôn mẫu. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, đa phần người đọc đều có cùng một cảm nhận là hệ thống nhân vật trong truyện của ông khá phong phú, thường là những người chung quanh ta, bao gồm nhiều tầng lớp, thành phần khác nhau. Phần lớn nhân vật đều là những con người hiền lành, chất phác, sống gần gũi và chan hòa với môi trường sống tự nhiên với triết lí sống hài hòa, bình ổn. Họ cũng là những con người có đời sống tâm linh phong phú. Bên cạnh đó, hệ thống nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hiện lên như những điểm sáng làm cho những câu chuyện thêm đẹp lung linh, giàu ý nghĩa. Có thể thấy rằng khi xây dựng nhân vật, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng khá sâu sắc đời sống văn hóa dân gian mà đậm nhất là triết lí sống hài hòa, bình ổn, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, truyền thống trọng nữ, tục thờ Mẫu của cư dân văn hóa nông nghiệp lúa nước lâu đời truyền lại. Trong quá trình đi sâu phân tích hệ thống nhân vật trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy có ba dạng nhân vật tiêu biểu sau: nhân vật là những con người sống hòa hợp với tự nhiên, mang trong mình triết lí sống hài hòa, bình ổn; nhân vật là những người có đời sống tâm linh sâu sắc; nhân vật là những người phụ nữ mang vẻ đẹp của “thiên tính nữ”. 2.3.1. Nhân vật là những con người sống hòa hợp với tự nhiên, mang trong mình triết lí sống hài hòa, bình ổn Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ loại hình văn hóa gốc nông nghiệp phương Đông. Việt Nam do ở tận cùng phía đông – nam nên thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp rất điển hình. Một trong những đặc trưng của nền văn hóa này là trong cách ứng xử hòa hợp với môi trường tự nhiên. Nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định canh, định cư. Cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp rất có ý thức tôn trọng và mong muốn sống hòa hợp với thiên nhiên. Sống hòa hợp, gắn bó gốc rễ với tự nhiên, người Việt hướng đến quan niệm nhân sinh hết sức đáng quí là triết lí sống hài hòa, bình ổn. “Trọng sinh, hướng thực” là “đạo sống” của người dân Việt từ ngàn xưa. Triết lí sống quan trọng nhất của họ không chỉ thể hiện ở tâm lí phụ thuộc, ý thức tôn sùng và thái độ hòa hợp với tự nhiên, mà rộng hơn còn thể hiện ở lẽ sống thuận theo tự nhiên, vô sự với tạo hóa. Viết nhiều về nông thôn nên không khó để nhận thấy nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp phần nhiều là những người nông dân chất phác, sống hòa hợp, gắn bó mật thiết và có thái độ trân trọng với thiên nhiên xung quanh họ. Dưới ngòi bút của ông, con người sống gần gũi với cái bản sắc tự nhiên, những bụi bặm cuộc đời chưa làm vẩn đục tâm hồn họ. Đó cũng là những nhân vật đẹp nhất, thánh thiện nhất. Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, phàm là người tốt đều là những người sống với quan niệm “vô sự với tạo hóa”, sống giữa tạo hóa, hiện thân của tạo hóa. Điều đó thể hiện khá rõ qua câu nói của nhân vật cô giáo Thục trong truyện Những người thợ xẻ: “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình. Vô sự với Tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống với bùn, chẳng sợ không xứng là người” [94, tr.131]. Câu nói ấy tuy ngắn gọn nhưng lại bao hàm triết lí nhân sinh sâu sắc và đó cũng là một trong những mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khi ông xây dựng thế giới nhân vật trong truyện ngắn của mình. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, những con người có quan niệm sống “vô sự với tạo hóa” ấy luôn tự hào rằng: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” (Những bài học nông thôn), [94, tr.147] ; “Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê” [94, tr.182]. Phương châm sống của họ luôn là “đừng nghĩ đến lợi, nghĩ đến lợi nhọc mình”(Thương nhớ đồng quê), [94, tr.194]. “Tất cả là do tự nhiên điều chỉnh hết” [94, tr.490], vì thế “tốt nhất hãy cứ để tự nhiên điều chỉnh là hơn” (Sống dễ lắm), [94, tr.492]. Còn những người ở chốn phồn hoa đô hội, khi phải đối diện cuộc sống bộn bề, phức tạp với quá nhiều cay đắng, người ta vẫn bảo nhau “về nông thôn mà nghỉ” (Chút thoáng Xuân Hương), [94, tr.309]. Bởi nông thôn là cái nôi yên bình chở che, gột rửa tâm hồn cho con người kể cả những ai đang lầm đường lạc lối. Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã có một nhận xét rất sâu sắc rằng thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp là những “con người sống hòa hợp với tạo hóa, với thiên nhiên, giữ được bản chất tạo hóa, bản chất thiên nhiên của mình”. Phần đông họ là “những người tốt đẹp, thiện căn chắc chắn, nhân tính vững bền, có thể thoát khỏi tình trạng bị tha hóa” [59, tr.461]. Quả vậy, dẫu cuộc sống có bề bộn, vất vả, song như lời của nhân vật bố Lâm trong Những bài học nông thôn thì họ vẫn “không buồn tý nào”, vẫn “bình thản vô sự” [94, tr.134]. Thầy giáo Triệu cũng là một nhân vật khá đặc biệt. Bố mẹ anh là người Hà Nội. Bố anh là bộ trưởng, mẹ anh sinh ra trong một gia đình trí thức tiếng tăm. Thế nhưng anh lại trở thành thầy giáo cấp một ở một vùng quê hẻo lánh. Không những thế, anh Triệu còn tự hào: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” [94, tr.147]. Cũng chính anh nhận ra một lẽ sống đáng quí: con người “cần sự bình ổn để sống tự nhiên hài hòa” [94, tr.142]. Phải chăng, cuộc sống gần gũi với tự nhiên, với những người nông dân hiền lành, chân chất mới là cuộc sống đích thực với anh Triệu? Nó gắn bó máu thịt với anh đến nỗi anh sẵn sàng hi sinh sự sống để dành lại cuộc sống cho thằng Tiến, con trai út của một gia đình nông dân không hề có mối quan hệ huyết thống với mình. Khi nói đến hệ giá trị trong văn hóa truyền thống của người Việt, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Chu Xuân Diên đã lưu ý: “Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, người Việt phụ thuộc vào tự nhiên, nương nhờ tự nhiên hơn là chiếm lĩnh, làm chủ tự nhiên. Khuynh hướng đó trong ý thức thể hiện thành sự tôn trọng, sự sùng bái tự nhiên, trong hành động thể hiện thành những lựa chọn có tính chất thích nghi với tự nhiên, tận dụng sức tự nhiên hơn là chinh phục tự nhiên, dùng sức người thay thế tự nhiên, trong sinh hoạt thể hiện thành lối sống hòa hợp, hòa mình với tự nhiên, gắn bó với môi trường tự nhiên” [10, tr.256-257]. Được nuôi dưỡng từ cái nôi văn hóa ấy, nhiều nhà văn Việt Nam đã xây dựng khá nhiều tác phẩm đề cập đến mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên. Sơn Nam là một trong những cây bút tiêu biểu ấy. Sinh ra và lớn lên nơi vùng quê sông nước Nam Bộ, nhà văn Sơn Nam không chỉ khai thác văn hóa sông nước làm đề tài, bối cảnh dựng truyện mà còn thể hiện rất đặc thù ngôn ngữ, nhận thức, cách ứng xử của người miền Nam với môi trường thiên nhiên. Đọc Hương rừng Cà Mau, Tháng chạp chim về, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Con Bảy đưa đò, Mùa len trâu,…của Sơn Nam, người đọc sẽ nhận ra cá tính người miền Nam trọng nghĩa, có tâm lí “làm chơi ăn thiệt” thể hiện rõ nét trong sự gắn kết với thế giới tự nhiên, đặc biệt là với sông nước bởi cuộc sống của họ gắn bó máu thịt với nó. Họ đi lại bằng ghe xuồng, làm nhà, họp chợ, hẹn hò, coi hát,…tất cả đều diễn ra trên kênh rạch, sông ngòi. Kiếm sống cũng từ môi trường dồi dào sản vật ấy. Người dân miền Tây sông nước đánh bắt cá nhiều đến nỗi có thể hiểu đặc tính của chúng, con nước nào thì có cá nhiều, có những loại cá nào, ở đâu đổ về…“Ở Rộc Lá này, cá tôm quá nhiều so với mấy nơi khác trong ấp. Từ tháng mười đến tháng giêng, cá lội từng bầy trở về sông cái, suốt ngày suốt đêm không ngừng. Ban ngày cá đi đớp bọt, trắng bờ rạch. Ban đêm thức giấc vào bất cứ lúc nào ta cũng nghe cá lóc táp mồi, cá trê chép miệng kế bên nhà. Nguồn lợi to tát vô cùng” [52, tr.174-175]. Cùng trong mạch cảm hứng về “nguồn lợi to tát vô cùng” của thiên nhiên Nam Bộ trong truyện của Sơn Nam, thiên nhiên Bắc Bộ hiện lên trên trang văn Nguyễn Huy Thiệp cũng thật trù phú. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, cuộc sống con người phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Thiên nhiên là môi trường để con người sinh sống, là nơi cung cấp nguồn sống dồi dào cho con người. Những bữa cơm của họ thường là các món ăn dân dã “cua nấu rau dút, cà pháo, tôm rang” [94, tr.134], mâm cơm của đàn ông thì được “ưu tiên” thêm “vài củ lạc và hai quả ổi xanh” [94, tr.134]. Họ trông chờ trời đổ mưa để ra sông chài cá. Dòng sông quê “ưu đãi” cho họ bao nhiêu là sản vật: “Rất nhiều tép. Có những con cá to bằng bàn tay […], có cả những con cá nheo to bằng bắp chân người” (Những bài học nông thôn), [94, tr.143]. Đi làm đồng về, họ “ra bể nước mưa múc đầy cả gáo dừa uống ừng ực” [94, tr.183], cũng có khi chan nước mưa vào cơm ăn cùng với cà pháo. Bữa cơm chỉ có “rau khoai lang luộc, cà muối, cá tép kho khế” [94, tr.184] mà ăn bao nhiêu cơm vẫn không thấy no (Thương nhớ đồng quê). Muốn có thức ăn, người ta chỉ cần “nhấc cái đó lên là có cái ăn. Đấy là cá, là cua, là ếch nhái” (Trương Chi), [94, tr.340]. Từ bao đời nay, rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Nhờ có rừng, cuộc sống tồn tại và tái sinh. Rừng đem lại cho họ biết bao sản vật, nuôi sống và chở che họ. Rừng trở thành thần linh phù trợ cho mỗi sinh linh đang chung sống bên cạnh nó. Mọi người rủ nhau vào rừng để săn thú, để đào củ mài làm thức ăn và đôi khi may mắn còn tìm được cả hũ sành với bao nhiêu là bạc vàng. Người ta vào rừng “đào những củ mài to tướng dễ như bỡn. Những củ mài xốp, thơm hanh hanh và ngậy, ninh lên bở tơi, ăn hơi tê rát vòm miệng rất thú”, bởi rừng luôn “hào phóng và bao dung với tất cả mọi người” (Nàng Bua), [94, tr.221- 222]. Thiên nhiên là môi trường sống lí tưởng nhất đối với con người. Chẳng thế mà khi gặp lại cô giáo sinh trẻ sau ba mươi năm xa cách, ông giáo Chi trong truyện Sống dễ lắm vẫn tin rằng: “Ở vùng cao ấy, con ạ, không khí rất sạch, rất tốt cho trẻ con đấy!” [94, tr.497], cho nên tốt nhất là hãy cứ để cho tự nhiên điều chỉnh là hơn. Nơi ấy có những dãy núi xanh xa xôi tít tắp, lẩn khuất trong mây trắng lẫn sương mù, không khí rất sạch và khoáng đạt, nơi mà hoa cúc dại nở vàng như mê như man trong thung lũng hoang vắng không có một bóng người nào.Và rồi đến tận những tháng ngày cuối đời, ông giáo Chi vẫn thường tự nhủ lòng: “Nhất định rồi ông sẽ về đấy mà! Ông sẽ về đấy. Ông nghĩ như thế? Cho ngày mai…Mai…” [94, tr.498]. Để minh chứng thêm cho điều này, chúng ta hãy cùng dừng lại ở truyện Thổ cẩm. Truyện kể về nhân vật “tôi” là một bác sĩ vừa mới ra trường. Anh được phân công lên các bản của người Mường vùng tả ngạn sông Đà khảo sát tình hình sức khỏe dân chúng và vệ sinh dịch bệnh. Anh kể rằng chuyến đi này khiến anh có cảm giác như được “sổ lồng” từ những “chuồng chim”, “chuồng cọp” ở thành phố. “Ngờ ngợ nhận ra vẻ đẹp của tự nhiên hoang dã” và “vừa thích thú vừa sợ hãi trước vẻ đẹp ấy” [94, tr.500] là ấn tượng đầu tiên của vị bác sĩ trẻ khi lên vùng cao Tây Bắc. Anh thật sự ngạc nhiên khi thấy hầu hết những người dân ở đây đều rất khỏe mạnh, khác hẳn với sự yếu ớt của người thành thị. Có lẽ, anh nghĩ: “ở những người “dân tộc”, lao động và sự điều chỉnh tự nhiên khiến họ có tình trạng sức khỏe tương đối thăng bằng” [94, tr.500]. Có được điều đó bởi “họ không nghĩ ngợi, họ chẳng cần đến triết học và lo-gic làm gì” [94, tr.501]. Nếu không đến với đại ngàn Tây Bắc, không đến với đồng bào Mường ở nơi địa đầu Tổ quốc xa xôi và quan trọng hơn là được hòa mình với cuộc sống con người nơi đây làm sao người trí thức trẻ ấy nghiệm ra rằng dường như môi trường tự nhiên trong lành mới là môi trường sống lí tưởng cho con người. Từ đó, anh thấy mình thêm yêu vùng rừng núi và con người nơi đây hơn, tâm hồn anh như vừa được “thanh lọc”. Thiên nhiên đã dạy cho anh bài học về cuộc sống đích thực, cuộc sống ấy lấy thiên nhiên làm trọng và con người phải luôn giữ được trạng thái tinh thần cân bằng, lành mạnh. Thiên nhiên là cái nôi chở che cũng là bạn thủy chung của con người. Hơn nữa, thiên nhiên còn là chỗ dựa, nâng đỡ tinh thần cho con người bởi một lẽ: “Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm” (Muối của rừng), [94, tr.65]; “Thiên nhiên không hề dối trá” (Chút thoáng Xuân Hương), [94, tr.306]. Ngay cả với một đấng quân vương quyền cao chức trọng như Gia Long, khi vào rừng đi săn, được ở giữa thiên nhiên “trông ông rạng rỡ, mất đi vẻ đăm chiêu cau có hàng ngày” (Vàng lửa), [94, tr.164]. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là những con người mang trong mình triết lí sống hài hòa, bình ổn. Họ không cố gồng mình chạy theo những luật lệ cộng đồng. Nhân vật của ông thường được đặt vào thế đối diện với tự nhiên bao la, vĩnh hằng để tìm về với “bản lai diện mục” của chính mình, để được bảo tồn phần nhân tính thuần phác trước những tác động mạnh mẽ từ bên ngoài. Họ tìm về thiên nhiên, chốn đồng quê yên ả, thanh bình để di dưỡng tinh thần, chiêm nghiệm triết lí nhân sinh và để đạt tới trạng thái cân bằng trong tâm hồn. Chính khi sống chan hòa với thiên nhiên, con người đã nghiệm ra những bài học làm người, về sự nhẹ dạ của lòng người, về tình người, cả về đạo đức, triết học lẫn tri thức, tìm lại thiên lương,…(như nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng, nhân vật bác sĩ trẻ trong Thổ cẩm, nhân vật sư Tịnh, Năng trong Chăn trâu cắt cỏ; nhân vật sư Thiều, Nhâm trong Thương nhớ đồng quê; nhân vật Hiếu, thầy giáo Triệu trong Những bài học nông thôn,...). Nhân vật ông Diểu trong truyện ngắn Muối của rừng là một trong những con người như thế. Trời vào xuân, tiết trời ấm áp, ông Diểu vào rừng để săn thú. Với khẩu súng săn hai nòng của thằng con trai vừa gửi từ nước ngoài về biếu, ông quyết chí phải săn cho bằng được con khỉ đầu đàn. Nhưng khi bắn bị thương được nó rồi, chứng kiến tình cảm của gia đình khỉ ông đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Cuối cùng ông quyết định trả con khỉ đáng thương về rừng, còn ông thì bước ra khỏi rừng, trên người không một mảnh vải che thân. Trước những điều đã xảy ra trong rừng, với gia đình nhà khỉ, ý thức sống hòa hợp với thiên nhiên trỗi dậy, ông Diểu “phóng sinh” cho con khỉ bố rồi trở về nhà với tâm trạng nhẹ nhàng, thảnh thơi, như được hòa mình vào vạn vật: “Ra khỏi thung lũng, ông Diểu đi xuống cánh đồng. Mưa xuân dịu dàng nhưng rất mau hạt. Chỉ một lát sau, bóng ông nhòa vào màn mưa” [94, tr.74]. Cuộc đi săn đã “tẩy rửa” ông, thiên nhiên muông thú đã giúp ông rũ bỏ được tất cả, thiên lương trong ông đã tìm về. Khi thiên nhiên bình đẳng với con người thì con người trở thành một thực thể của tự nhiên và cùng giao hòa với chúng. Được sống gần gũi với thiên nhiên, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường là những người nông dân sống rất hồn nhiên. Hồn nhiên trong bản tính người, trong các mối quan hệ ứng xử, trong cách sống, suy nghĩ, nói năng và hành động. Họ phần lớn sống theo bản năng, thường tìm về với tự nhiên để được trở về với cội nguồn sự sống. Họ dám “lặn sâu xuống đáy cuộc đời”, “trần lực để sống với chính mình”. Nhân vật Đặng Xuân Bường trong Những người thợ xẻ là một nhân vật điển hình cho lối sống ấy. Để kiếm miếng ăn, anh ta sẵn sàng bất chấp thủ đoạn, nhưng Bường lại căm ghét sự giả dối. Với anh, phẩm chất quan trọng nhất của con người là làm sao “giữ trọn chữ hiếu, chữ tình, còn mọi thứ ở đời đều phù vân cả” [94, tr.117]. Còn nếu họ có nuôi dưỡng cho mình cách sống táo bạo, ồn ào hơn một chút thì thường bị người đời gọi là “Thằng Điên”… “Thằng Rồ”… “Kẻ Khùng” [94, tr.237] như nhân vật Sạ trong tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH018.pdf
Tài liệu liên quan