Luận văn Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn

MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 4

4. Phương pháp nghiên cứu . 4

5. Những đóng góp mới của luận văn . 5

6. Cấu trúc luận văn. 5

Phần II: Nội dung

Chương 1: Thơ Y Phương, Dương Thuấn trong nguồn mạch văn

hoá dân tộc Tày. 6

1.1. Vài nét về văn hoá vùng Việt Bắc. . 6

1.2. Hành trình sáng tạo của Y Phương và Dương Thuấn. . 12

1.2.1. Nhà thơ Y Phương . . 12

1.2.2. Nhà thơ Dương Thuấn . . 14

1.3. Sự tiếp nhận văn hoá Việt Bắc từ truyền thống dân tộc trong thơ Y Phương

và Dương Thuấn .16

Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phương diện nội dung trữ tình . 22

2.1. Hình ảnh thiên nhiên . 22

2.2. Hình ảnh con người . . 35

2.3. Phong tục, tập quán vùng cao . . 46

2.4. Các sắc thái tình yêu . 63

Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phương diện nghệ thuật . 75

3.1. Hình ảnh thơ . 75

3.2. Ngôn ngữ . . 90

3.3. Giọng điệu . . 100

Phần III: Kết luận . . 109

Phần IV: Tài liệu tham khảo . .112

 

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong lao động sản xuất đến đời sống văn hoá văn nghệ, thậm chí là hình ảnh của những con vật thân quen: Bản nhỏ vẫn như mọi ngày Tiếng búa chặt cây chan chát Tiếng gọi lợn ban chiều ...úi ẹc... Tiếng gà rừng trên núi gáy te te... (Dương Thuấn) Thơ Y Phương và Dương Thuấn đã phản ánh, lưu giữ những nét đặc sắc trong đời sống văn hoá dân tộc mình, thể hiện những nét: những hình ảnh của ngày lễ tết, hội hè (những tục lệ, câu hát, nhạc cụ, trang phục...). Cách ứng xử trong đời sống thường ngày, trong lao động sản xuất... Mỗi năm người Tày có hàng trăm ngày lễ tết, hội hè. Mỗi dịp như thế, con người khắp bản mường lại có cơ hội tụ họp với nhau, vui chơi ca hát... Y Phương và Dương Thuấn đã khắc hoạ sinh động những hành động ấy rất hồn nhiên, rất đáng yêu trong thơ của mình. Trong những ngày lễ tết, hội hè... trang phục của đồng bào cũng khác ngày thường: khăn, áo, vòng bạc... rực rỡ, vui tươi. Năm cũ đã qua, năm mới lại đến những con người nơi đây rộn dịp chuẩn bị mọi thứ để chào năm mới. Vào những ngày cuối năm, người dân lên rừng hái lá dong để gói bánh chưng ngày tết và đây cũng là phong tục của dân tộc Việt: Tháng chạp lên rừng hái lá dong Mang về gói bánh chưng ngày tết Một mình trong khe cạn em hát... (Dương Thuấn) Cũng những ngày cuối năm, nơi đây họ còn có phong tục cắt giấy đỏ để dán lên cửa mong mọi điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới và họ cũng tranh thủ trồng bầu, trồng bí để hi vọng bầu, bí sai hoa, trĩu quả: Ngày ba mươi nhớ trồng bầu, trồng bí Bầu sẽ leo xa, quản lúc lỉu treo giàn Dán giấy hồng điều lên trên cánh cửa Tài lộc sẽ đến nhà già khoẻ, trẻ ngoan ... Tục lệ của bản mình, chớ quên em nhé Ông cha ta đã truyền cho cùng với nước non. (Dương Thuấn) Phong tục dán giấy hồng điều trong tết cũng được phản ánh trong thơ của nhà thơ Tày Nông Quốc Chấn: Cây hoa đeo căm buộc đuôi sàn Giấy đỏ ốp mặt bàn sáng rực (Nông Quốc Chấn) Những câu thơ trên khiến ta nhớ đến những câu thơ về ngày tết ở miền xuôi của nhà thơ Vũ Đình Liên: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ, Bên phố đông người qua Trong đêm giao thừa, những người con Việt Bắc thắp nén hương tỏ lòng thành kính và sự hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đây cũng là một phong tục của dân tộc Việt. Cũng trong đêm giao thừa, đồng bào Tày còn có tục kiêng đốt đuốc khi ra đường và con trẻ bày sách ra học để tổ tiên phù hộ cho học hành giỏi giang và cầu mong cho năm mới gặp được nhiều niềm vui, nhiều điều tốt lành: Đêm nay bản đón giao thừa Ra đường thì kiêng thắp đuốc Rót dăm tuần rượu, tuần trà Rồi con bày sách ra đọc Cho năm mới này thêm giỏi giang Cha mẹ thì cầu xin tổ tiên Mong năm mới đến được bình an (Dương Thuấn) Và trong ngày tết ấy, họ không quên một tục lệ đẹp biểu hiện sự kính trọng, hiếu thảo của con rể: Đã làm con rể trẻ hay già Dù ở gần hay ở xa Đến tháng giêng nhớ thăm mẹ vợ Người đã sinh thành nuôi nấng vợ ta (Dương Thuấn) Trong thơ Nông Quốc Chấn cũng thể hiện được nét văn hoá này: Rể mới về lạy tổ tiên hội tết Tiếng đàn tính nàng theo réo rắt Vào ngày lễ tết, người ta hát, người ta uống rượu say, họ trao nhau những lời ca, những điệu lượn say đắm lòng người đồng thời họ tổ chức đêm hát then để giải đi những điều dữ và cầu những điều an lành tốt đẹp trong cuộc sống. Đặc biệt họ cầu cho ngựa đầy chuồng, lợn gà đầy đàn lũ lũ và cầu cho ngô lúa xanh nương. Họ cầu tất cả như vậy và mong năm mới cuộc sống của những con người nơi đây đầy đủ và no ấm hơn: Ai cũng vội đi mời bà then Đến với cây đàn tính hát thâu đêm Giải đi vía dữ của năm qua Cầu cho mọi người mạnh khoẻ Cầu cho ngựa đầy chuồng Cầu cho lợn gà đầy đàn, lũ lũ Cầu cho ngô lúa xanh nương (Dương Thuấn) Nếu như nhạc cụ của người Nùng là cây đàn nhị và bộ xóc đồng lục lạc, người Mông là khèn ống trúc, khèn môi thì cây đàn tính là nhạc cụ đặc trưng của người Tày Việt Bắc. Đời sống sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của dân tộc Tày cũng được thể hiện qua hình ảnh cây đàn tính với người đàn bà hát then. Và cả những cuộc hát lượn "Nàng ơi" được coi như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân tộc miền núi. Dương Thuấn miêu tả sinh động, đậm chất dân dã, núi rừng qua những hoạt động của người tham gia đêm hát: Người hát thách đố một câu Người cũng đối lại một câu Ai hát thua thì uống rượu Ai say bò như rắn qua cầu Ngồi hát vai kề vai nhau (Dương Thuấn) Ta lại bắt gặp nét văn hoá này trong thơ Nông Quốc Chấn: Em ơi em mọi năm xuân tết Hội lồng tống pháo nổ còn bay ... Tiếng lượn reo réo rắt đèo núi (Nông Quốc Chấn) Khác với Dương Thuấn, Y Phương khi miêu tả âm thanh của tiếng lượn ngọt ngào được tả rất gợi hình, rất cụ thể: Tiếng lượn không đi vòng Tiếng lượn chui vào quả lê ngọt Làm người ăn cũng xinh (Y Phương) Tiếng lượn làm ngọt quả lê, câu hát, tiếng lượn quê hương được trân trọng ngợi ca. Đó là một trong những biểu hiện nhận thức cần thiết, thiêng liêng của dân tộc mình. Y Phương từng viết: Mỗi khi hát đầm đìa nước mắt Thương cho dân tộc mình lao đao bốn mặt... (Y Phương) Tiếng hát ở đây là bài ca của tổ tiên, của núi rừng xứ sở, là điệu hát của tâm hồn người quê hương ngàn đời đã kết tinh trong đó: Câu hát này thiêng liêng lắm chứ Hát bây giờ còn để hát mai sau... (Y Phương) Hay khi viết về hình ảnh cây đàn tính, nhà thơ đặt tâm sự của mình vào đó để nói với người con gái mình yêu: Bởi thương em nên ngây thơ cây đàn Hộp đàn mỏng đựng nỗi buồn trong đấy Chưa thể nói với em điều này dù rằng muốn đấy Vỏ bầu khô đốt cháy tâm can (Y Phương) Đàn tính là nhạc cụ được làm rất công phu, bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu khô, cần đàn bằng gỗ, dây đàn bằng tơ. Đàn có thể có hai hoặc ba dây. Hiểu được điều đó ta mới thấy được sự khẳng định của Y Phương, cây đàn tính thiêng liêng, chất chứa trong ấy những điều hệ trọng, lớn lao chứ không phải là nhạc cụ bình thường. Nhà thơ Nông Quốc Chấn cũng viết về sức thu hút mãnh liệt cây đàn tính cùng lời hát của người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ - anh then bước ra Cái đàn tính thu hút hàng trăm, hàng chục con mắt Mọi người nghiêng tai Cả nhà im lặng... (Nông Quốc Chấn) Với Y Phương, cây đàn tính là tiếng lòng từ ngàn năm vọng lại, là lời đau, lời ly biệt ... Cây đàn này đâu phải cây đàn Bầu nước mắt trăm năm cười khóc Cây đàn này đâu phải cây đàn Bọc sinh nở, lời chào li biệt (...) Ngôn ngữ cổ còn vài câu tích tịch Hãy gảy lên bất cứ nơi nào... (Y Phương) Một phong tục tốt đẹp nữa của người Tày là hàng năm vào ngày tết mùng ba tháng ba âm lịch, họ rủ nhau về quê cha đất tổ để tảo mộ thắp hương cho cụ, kị, ông bà, cha mẹ... những người đã có công nuôi dưỡng sinh thành dạy bảo nay đã mất. Phong tục này của người Tày được nhà thơ Dương Thuấn giới thiệu: Từ trên núi ngàn tôi đã sinh ra và lớn khôn Con người vốn tin thần linh nên tất cả Tháng ba dù ai ở đâu cũng nhớ về tảo mộ (Dương Thuấn) Hay lời dặn của anh dặn em hoặc chồng dặn vợ: Tháng ba anh bận không về được Em cùng họ hàng đi tảo mộ Gánh cơm cúng đi lên đỉnh núi Chai rượu ngô thơm sóng sánh rừng mơ ... Người bản ta đi đâu cũng nhớ Tháng ba về tảo mộ tết thanh minh (Dương Thuấn) Đặc biệt hơn, chúng ta không thể không nhắc đến lễ hội. Nếu như người Việt có hội Gióng, hội Lim... thì người Tày có hội “lồng tồng”. Hội lồng tồng của bà con dân tộc Tày có nghĩa là hội xuống đồng nhưng không phải là cày cấy mà là hội vui chơi. Trong hội “lồng tồng” người ta hát các điệu dân ca và có những trò chơi dân gian độc đáo: Mùa xuân đến anh lên thăm Ba Bể Đi hội lồng tồng nghe bao tiếng ca Có tung còn, đấu bò, đua thuyền, thi hát Có cô gái Tày đang đợi khách xa... (Dương Thuấn) Trò chơi dân gian của nam nữ thanh niên, của trẻ con trong ngày hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Tày được tác giả thể hiện trong thơ mình hết sức tưng bừng và náo nhiệt. Đó là những trò chơi: tung còn, đấu bò, đua thuyền, những cuộc thi hát lượn, hát then của trai gái và qua đó họ có thể làm quen, kết bạn rồi nên vợ nên chồng. Ngày hội vui chơi của đồng bào Tày Việt Bắc mang đậm màu sắc dân tộc. Trong bài thơ Tung còn của Nông Minh Châu ông viết: Ta tung còn tung cả cánh hồng Tung đón lấy mùa xuân dân tộc... (Nông Minh Châu) Những phong tục ấy đã ăn sâu vào đời sống tâm hồn của những con người vùng cao từ hàng ngàn năm, đó là những phong tục đẹp trong lễ tết cũng như trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh đó tục cưới hỏi của người Tày cũng mang những nét độc đáo riêng. Phong tục ăn hỏi, cưới xin của đồng bào Việt Bắc gắn liền với lối sống và sắc thái dân tộc. Sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau nếu cả hai bên nam nữ ưng thuận kết thành vợ chồng, nhà trai sẽ dẫn đầu những vị quan làng sang ăn hỏi nhà gái, định ngày tháng tốt sẽ xin dâu. Vào ngày cưới cô dâu mặc trang phục truyền thống của người Tày, đeo xà tích và vòng bạc, đi hài thêu, có phù dâu có hai bà đưa, hai bà đón, có người gánh lễ vật, cô dâu mang theo của hồi môn: Em mặc bộ áo chàm dài Thắt dải lưng cũng xanh như áo Bộ xà tích rung rinh theo mỗi bước Cổ em đeo ba chiếc vòng bạc Đi đôi hài thêu đôi bướm xinh xinh... Bên em là một cô phù dâu Có hai bà đưa, hai bà đến đón Gánh của hồi môn mấy đôi trai gái Dẫn đầu nhà trai hai vị quan làng (Dương Thuấn) Phong tục đến xin dâu của đồng bào Tày, lúc đón dâu nhà trai phải mang lễ thắp hương cho tổ tiên nhà gái, trong lễ vật đó phải có lằm khấư (ướt khô) là cây vải tự dệt, dài 7,2 m được nhuộm đen một nửa, một nửa còn lại nhuộm hồng hoặc đỏ. Màu chàm tượng trưng cho nửa ướt-mẹ nằm, màu hồng tượng trưng cho nửa khô-con nằm để thấy được sự hy sinh của người mẹ dành cho con. Lễ vật này mang ý nghĩa trả công ơn sinh thành, dạy dỗ của của bố mẹ đã nuôi con khôn lớn. Đến xin dâu có hát thách đố, nếu nhà trai hát thắng nhà gái mới được xin dâu về: Đứng xin dâu hát cả nghìn câu hát Em đẹp như trăng rằm toả rạng Một đoàn người đến rước em sang (Dương Thuấn) Hay nhà gái còn có tục “giăng dây” để nhà trai thay nhau đứng hát, sau đó nhà gai mới cho rước dâu về: Nhà trai họ đến đón dâu Bà đem dây giăng ngoài ngõ Không cho ai trong họ bước qua cầu Thế rồi nhà trai thay nhau đứng hát Bà nghe rồi bỏ sợi dây Hai bên đối lời vàng ngọc (Dương Thuấn) Trong khi hát đối, hát giao duyên các đôi trai gái lại có cơ hội làm quen và tìm hiểu nhau, có thể lựa chọn cho mình người tâm đầu ý hợp kết nghĩa trăm năm. Khi về nhà chồng, cô gái người Tày nào cũng được cha mẹ trao cho của hồi môn và bạn bè cũng tặng cho cô một số đồ dùng nho nhỏ: Mẹ sắm đủ cho em Một gối đôi Một trăm đôi Một chiếu đôi Bè bạn tặng thêm những chiếc áo trẻ Mọi thứ em và chồng em cùng nâng niu (Dương Thuấn) Chiếc gối, chiếc chăn, chiếc chiếu đôi...những vật kỷ niệm của cha mẹ tặng cho con gái tuy giản dị nhưng ẩn chứa đầy tình cảm. Không những thế khi về nhà chồng, con gái còn được người mẹ dặn dò nhiều điều: Mẹ ra đứng đầu đường Vờ làm người hành khất Dắt vào dải lưng em đồng bạc trắng Em về nhà chồng Đêm nay đồng bạc rơi ra (Dương Thuấn) Bài thơ hấp dẫn người đọc ở chỗ nó mang dáng vẻ huyền bí. Bà mẹ dặn dò con gái trước khi về nhà chồng với tình cảm gần gũi mà chứa đựng bao điều sâu xa. Nếu như khi con lớn người mẹ dạy con gái biết trồng bông, dệt vải, làm nương, thêu thùa... thì giờ đây khi cô con gái về nhà chồng mẹ dặn con phải biết thu vén cho gia đình bên chồng, phải chịu thương, chịu khó. Về đến nhà trai, cô dâu và chú rể cùng nhau thắp nén hương trình lạy tổ tiên. Đây là phong tục không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người dân tộc Việt. Vì thế mà đồng bào Tày Việt Bắc cũng không thể thiếu lễ nghi này. Người Tày quan niệm thiếu lễ nghi này thì cô dâu chú rể khó có được cuộc sống hạnh phúc, nếu gia tiên và các vị thần phật lòng thì cuộc sống gia đình sẽ gặp phải những điều bất trắc trong cuộc sống. Sau nghi lễ, cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau chào họ hàng, gia đình nhà trai và nhận những lời chúc tốt đẹp, nhận quà nhà trai ban tặng. Tới nhà trai em sẽ trình tổ lạy bàn Chắp hai tay lạy ông bà, cha mẹ Lạy bác, lạy gì, lạy cô, lạy chú Ai cũng chúc hái được quả vàng Em nhận lấy những đồng tiền mang nghĩa (Dương Thuấn) Có thể thấy, tục ăn hỏi cưới xin của đồng bào Tày ở Việt Bắc mang những nét rất riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Từ hình ảnh cô dâu trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình đến nghi lễ xin dâu, nghi lễ về nhà chồng... tất cả đều phản ánh một cách chân thực và sinh động. Bên cạnh phong tục lễ tết, lễ hội, ăn hỏi, cưới xin còn là những tập tục trong sinh hoạt hàng ngày. Khi con dâu về nhà chồng, việc đi lại trong nhà cũng phải kín kẽ, khép nép, không đi qua phía trước bàn thờ, không ngồi ở mặt trên bếp lửa, không ăn chung mâm với bố chồng, phải đảm nhiệm được mọi công việc trong sinh hoạt hàng ngày: Con dâu nhà sàn bước hay khép nép Không dám đi qua phía trước bàn thờ Không dám ngồi ở mặt trên bếp lửa Không dám ăn chung mâm với bố chồng Con dâu nhà sàn dậy sớm nhất mùa đông Gánh nước, quét nhà, nấu cơm đi rẫy Nhớ bao việc làm, bao điều kiêng cấm Học nói, học đi gin giữ nếp gia đình... (Dương Thuấn) Hay cuộc sống sinh hoạt đời thường của những con người xứ Mây với vẻ đẹp chân chất, bình dị. Hình ảnh các mẹ, các chị ra sông ra suối giặt quần áo. Ở đó họ có thể vừa làm, vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện, những niềm vui trong cuộc sống: Nay các bà mẹ vẫn ra sông giặt Tiếng đập áo rộn ràng lúc nhặt lúc thưa (Dương Thuấn) Theo quan niệm của người Tày, mẹ Hoa là vị thần bảo trợ cho tình yêu, sắc đẹp, sức khoẻ, sinh trưởng và bảo vệ sự sống của con người. Chính vì thế mà ngày rằm tháng giêng, người Tày có phong tục đi mời thầy mo về nhà mình để cầu khấn mẹ Hoa cho con gái, con dâu của mình sớm có thai để ông bà nội ngoại sớm có cháu bế, phong tục ấy gọi là phong tục "bắc cầu Hoa" Chọn ngày rằm tháng giêng Vượt núi đi mượn thầy mo Thầy nói phải bắc cầu hoa Cầu khấn mẹ Hoa cho cây sai quả (Dương Thuấn) Dương Thuấn còn viết rất giản dị về những tục lệ của người Tày: Lễ bán tháng họ hàng đủ mặt Đem con trình bà mụ, tổ tiên Hai đầu nôi ông nội ngoại cùng đứng Cùng đưa nôi xem vía đặt tên" Bà nội tặng một bài hát ru Bà ngoại cho địu mới Đây là một phong tục mang tính văn hoá lành mạnh của đồng bào Tày. Đứa trẻ sinh ra được một tháng, người Tày có phong tục ăn đầy tháng để chào đón thành viên mới của gia đình, một người con mới của bản làng. Trong ngày ăn đầy tháng, người Tày có nghi lễ trình với tổ tiên, cụ kị, ông bà, người con người cháu của mình. Họ cùng nhau xem vía và đặt tên cho đứa trẻ, bà ngoại tặng địu mới, võng, chiếu, bà nội hát một bài ru... để thể hiện sự cầu mong cho đứa trẻ có sức khoẻ, ngoan ngoãn và có trí tuệ. Một nét đẹp văn hoá nữa trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày là tấm lòng hiếu khách. Người miền núi vốn có bản chất mộc mạc, chân thành nên cách nói của họ rất tự nhiên: Khách đến nhà không vội hỏi tên Mà chỉ hỏi - Con đường nào đã đưa anh đến Cũng không hỏi đi từ rừng hay biển Mà hỏi rằng - Hãy uống cạn rượu cùng ta ...Đừng để nhà tôi mọc cỏ gà (Dương Thuấn) Cách nói của người miền núi là vậy, trong lối sống hàng ngày, họ không muốn có bờ rào mọc lên bởi "Thêm cái bờ rào lo khách sẽ ngại sang". Nhưng nếu như không có cái bờ rào ấy thì: Gà mái sẽ sang đẻ lộn/ Lợn rừng ham cám đến tranh ăn/Ban đêm có kẻ trộm đến rình. Bởi vậy mà đến đầu thế kỷ XXI người miền núi đã dựng lên cái bờ rào dù "Sang nhà nhau có phải đi vòng hơn một chút" Chẳng ai thích xây đâu bờ rào ngăn giữa Dẫu không muốn nhưng nay đành phải thế Đầu thế kỷ XXI bờ rào đã mọc lên (Dương Thuấn) Bên cạnh những phong tục trong ngày lễ tết, hội hè cưới hỏi, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày thì lao động sản xuất của họ cũng được đưa vào trong thơ một cách tự nhiên và chân thực. Nước ta là một nước nông nghiệp nên sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu. Ca dao Việt Nam từng có câu "Con trâu là đầu cơ nghiệp". Hình ảnh "con trâu" là người bạn gần gũi của nhà nông: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Hay:  Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa Con trâu cung cấp sức kéo giúp nhà nông sản xuất ra của cải vật chất. Vì vậy đối với người Tày họ đặc biệt coi trọng con trâu và có một phong tục riêng, độc đáo đó là tục "Tìm trâu về ăn tết" Chiều ba mươi đi hết khắp thung sâu Tìm đàn trâu thả rông từ tháng một ... Sớm mồng một dậy cho trâu ăn tết Nào cháo, nào chè, nào bánh chưng Mỗi trâu cày tu một bầu rượu nếp Trâu được cùng người vui tết đón xuân (Dương Thuấn) Người Tày Việt Bắc họ chăn trâu bằng hình thức thả trâu theo đàn vào rừng. Khi tết đến họ tìm trâu về để cùng ăn tết. Trong ngày tết, trâu cũng được ăn những món ăn truyền thống của người Tày: Cháo, chè, bánh chưng và rượu nếp. Con trâu không chỉ là vật nuôi lấy sức kéo trong lao động sản xuất và còn được làm tục tế lễ trong phong tục cúng thần linh, cúng đất trời tổ tiên của người Tày Việt Bắc, mong cho thời tiết "Mưa thuận gió hoà" để phát triển nông nghiệp: Nào hãy dựng cột cắm nêu Trồng một cây Pơ lang ở giữa Nào hãy nổi cồng chiêng lên Ném qua ngọn rừng trâu gạo trắng... Nào hãy bày tim trâu lên mâm Tiếng mừng reo bên vò rượu mời Thần linh ở trên núi cao mau hãy tới Cho sức làm nương và sức cầm lao (Dương Thuấn) Nghề nông ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nên người Tày đã đúc rút được những kinh nghiệm trong lao động sản xuất từ thời tiết đến mùa màng, cách chọn trâu. Ví dụ như khi chọn trâu, người Tày có cách chọn rất riêng "phải chọn giống hay ăn đẻ dày", rồi khi nghe tiếng nai kêu khuya tác ngoài rừng, người Tày nơi đây có thể biết thời tiết, mùa màng trong năm. Tất cả những điều đó đã được nhà thơ miêu tả rất đậm nét: Một tiếng nai khuya tác ngoài rừng Năm nay mất vụ quả được vụ lúa Trời hay mưa mùng một đêm rằm (Dương Thuấn) Hay qua cách nhìn nhận của mình về thời tiết, người Tày Việt Bắc có thể biết được đặc tính của con vật, từ đó họ có thể vào rừng đi săn: Một năm có một ngày sương giáng Lợn lòi vốn thường hay hung dữ Qua đêm sương giáng bỗng hiền (Dương Thuấn) Còn khi làm nương, người dân Tày Việt Bắc có phong tục quấn "xà cạp" quanh hai bụng chân thật chặt để lên rẫy, dùng dao quắm chuôi dài để phát quang bụi cỏ, dùng búa sắt để đẵn cây to: Xà cạp cuốn hai chân cho chặt... Dao quắm chuôi dài phát quang bụi cỏ Chiếc búa sắt đẵn gục cây to (Dương Thuấn) Trong những sáng tác của mình, Y Phương và Dương Thuấn không thể ghi lại đầy đủ các phong tục tập quán của người Tày Việt Bắc nhưng những bản sắc về phong tục tập quán tiêu biểu gắn bó với con người nơi đây đã được hai nhà thơ khắc hoạ khá đậm nét trong thơ của mình. Y Phương và Dương Thuấn không ghi lại một cách đơn thuần mà còn tự hào về sự giàu có, phong phú của đời sống tinh thần nơi quê hương, làng bản, phản ánh và truyền tải những nét đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào mình, những nét riêng độc đáo không trộn lẫn với bất cứ một dân tộc nào khác. Qua đó mọi người biết hơn, hiểu hơn, gắn bó hơn với những con người, những phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc Tày. Có thể khẳng định rằng thơ Y Phương và Dương Thuấn đã phản ánh một cách đậm nét đời sống tinh thần và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Tày Việt Bắc. Dù cuộc sống có đổi thay, thời đại văn minh có phát triển đến đâu thì những phong tục tập quán tốt đẹp ấy vẫn luôn tồn tại và gắn bó sâu sắc với người Tày. Nhắc đến sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của người Tày Việt Bắc, chúng ta phải nhắc đến những phiên chợ vùng cao, những phiên chợ gắn liền với đời sống con người miền núi. Chợ phiên họp một hoặc hai ba lần trong một tháng, đây là nét sinh hoạt văn hoá mang ý nghĩa đặc trưng của đồng bào Việt Bắc. Cứ vào phiên chợ, người Tày có sản phẩm hàng hoá tiêu thụ như: lúa, gạo, ngô, đỗ, lợn, gà, hoa quả; hàng hoá chở về xuôi: trâu, bò, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, măng khô, mật ong, xương thú, các lọai gỗ, nứa, mây... và nhập hàng từ miền xuôi lên: dầu, muối, vải, đồ sắt, đồ gốm để phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào miền núi. Phiên chợ không chỉ là không gian trao đổi hàng hoá, vật dụng hàng ngày mà còn là nơi để những đôi trai gái tìm hiểu nhau, trao đổi tâm tình qua những điệu lượn: Những đêm trăng trong ngần Những buổi sáng chợ phiên Hát với nhau từng đôi trai gái Bên đường ai cũng bị bùa mê (Dương Thuấn) Còn phiên chợ của người Kinh ở miền xuôi - trung du, Chợ phiên (tuỳ theo từng vùng) mà có định kỳ hoạt động: Có thể vào ngày lẻ, có thể vào ngày chẵn, có thể cách một ngày... trong tuần. Chợ phiên của người Kinh ở miền xuôi là những hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá, định kỳ hoạt động theo lịch cố định và diễn ra ở những địa điểm cố định. Ở đó vừa là hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm dư thừa của kinh tế hộ gia đình có tính nhỏ lẻ. Có một số phiên chợ, đặc biệt ở Nam Định, Bắc Ninh, Huế mỗi năm họp một lần vào vào tối hai mươi chín tết, người bán hàng bán thật rẻ để cầu may cho mình một năm. Chợ phiên này cũng là một hoạt động tĩn ngưỡng của người Kinh. Qua tìm hiểu phiên chợ của người Tày miền núi với phiên chợ của người Kinh miền xuôi - trung du ta thấy có những điểm tương đồng và khác biệt. Sự tương đồng: Cả chợ phiên ở miền xuôi - trung du và miền núi, chợ phiên đều là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá và hoạt động theo định kỳ cố định, ở những điểm cố định. Sự khác biệt: Bên cạnh sự tương đồng kể trên, chợ phiên của người Tày ở miền núi có những đặc điểm riêng. Đây là nơi định kỳ diễn ra các hoạt động văn hoá mang tính diễn xướng dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, trong đó có người Tày. Trong buổi chợ phiên đó, họ hát những điệu Sli, điệu lượn, múa khèn, thổi sáo... Chợ phiên còn là nơi diễn ra hoạt động giao duyên của tuổi trẻ, nam nữ hát những bài hát đối đáp để tìm hiểu nhau. Một số vùng núi còn có những chợ phiên, đặc biệt là chợ tình. Một năm tổ chức vào một ngày cho lứa đôi tìm hiểu rồi yêu nhau, có chợ tình cho lứa đôi lỡ dở có cơ hội gặp gỡ nhau để giãi bày tâm sự: Bắc Kạn có chợ tình ở Na Rỳ, Hà Giang có chợ tình Khau Vai, Lào Cai có chợ tình ở Sa Pa... Đặc biệt các chợ phiên ở miền núi có một đặc điểm mà ở vùng xuôi không có được: niềm vui đi chợ, ở đó có một không khí hội hè náo nhiệt, cuốn hút người đi chợ để gặp bạn cũ, uống rượu tâm tình. Tuổi trẻ đi chợ ngoài việc mua bán còn để tìm người yêu, tuổi nhỏ đi chợ chủ yếu là để xem chợ. Do địa hình chia cắt giao thông khó khăn, nếp sống bình lặng ở miền núi, chợ phiên thực sự trở thành một sinh hoạt văn hoá cuốn hút và không thể thiếu của đồng bào dân tộc vùng cao. 2.4. Các sắc thái tình yêu Thơ ca là thể loại nhạy cảm nhất để người ta có thể bộc lộ cảm xúc của mình khi chứa chan hạnh phúc cũng như mất mát hụt hẫng trong tình yêu, vì thế mà Y Phương và Dương Thuấn đã mượn thơ ca để diễn tả gần như đầy đủ những cung bậc và biến thái tinh vi của tình yêu: những cảm xúc thoáng qua, những tương tư mong nhớ, niềm hạnh phúc vô bờ và cả những giận hờn, tan vỡ, đớn đau, khắc khoải. Sắc thái tình yêu trong thơ Y Phương và Dương Thuấn cũng được diễn đạt phong phú vừa say đắm, hết mình, thể hiện được sự tôn thờ tình yêu những lại có cách viết rất riêng “đậm chất núi rừng”. Cách yêu ấy hồn nhiên, thuần khiết. Nhiều bài thơ tình yêu của hai nhà thơ nói đến tình yêu, người yêu với tâm tình chân thực, chất phác của con người vùng cao và có nhiều bài viết tình yêu gắn với sự vật riêng của xứ sở mình, với quê hương dân tộc mình. Trong thơ của Y Phương, nhiều câu thơ viết Y Phương rất tinh tế và có tính gợi hình rất cao. Nhà thơ viết về hình ảnh người con gái trong quá khứ, mọi việc tưởng đã trôi qua, tất cả đã trở thành xưa cũ nhưng chỉ cần đôi làn gió hiu hiu thổi về là những cảm xúc ngày cũ lại trở về: Hiu hiu gió rồi Tôi lại nhớ một người Ngày ấy Tóc đuôi sam Vắt dài Trời ngát xanh Rừng ngát thơm Con đường bỗng dưmg quanh Bỗng dưng quành Bỗng dưng có mình trên núi vắng (Y Phương) Vẻ đẹp của người con gái ấy “cảm hoá”, tác động làm thay đổi cả đất trời, tạo vật và để cho con người, dù qua bao thăng trầm biến đổi vẫn giữ nguyên những cảm xúc buổi đầu gặp gỡ. Y Phương rất thành công trong những bài thơ viết về tình yêu, tình vợ chồng. Buổi đầu quen nhau, chỉ cái tên của người con gái - cũng là tên một dòng sông đã gợi lên bao điều kỳ diệu. Tình yêu ấy còn gắn liền với tình yêu quê hương, dân tộc: Tên em lẫn một câu hò Cất lên lại lắng chẳng dò được đâu! Sông dài bởi lượn vòng quanh Em làm quãng ngắn để anh tìm về (Y Phương) Nhà thơ so sánh người con gái mình yêu như một dòng sông, em là tình yêu, là nỗi nhớ, là điểm tìm về là bến đỗ bình yên sau những thăng trầm của cuộc sống. Tình yêu trai gái của dân tộc Tày thật giản dị, kín đáo sâu lắng. Y Phương đã có những dòng thơ diễn tả tình cảm chân thật được vút lên từ sự say đắm của chàng trai nơi vùng cao Việt Bắc Vàng bạc với đá quý Anh cất vào rương hòm khoá kỹ Nhưng em, anh biết giấu vào đâu Thôi đành Nuốt em vào trong bụng (Y Phương) Không chỉ viết về tình yêu nam nữ, Y phương còn dành cho người đọc những trang thơ về tình cảm vợ chồng đằm thắm, thuỷ chung: Em Cơn mưa rào Ngọn lửa Có em về Anh mất dần thói xấu (Y Phương) Khi được về với nhau, người vợ trẻ là cơn mưa rào (để cho mát) đồng thời lại là ngọn lửa (để cho ấm). Y Phương còn có những câu thơ so sánh thú vị và rất đặc trưng của cách nói người miền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn.doc
Tài liệu liên quan