Luận văn Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VAI TRÒ CỦA DI SẢN LỄ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 8

1.1. Quan niệm về di sản văn hoá lễ hội và du lịch 8

1.2. Giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay 25

1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội và du lịch 34

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DI SẢN LỄ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 41

2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ 41

2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ 54

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN LỄ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 93

3.1. Phương hướng chung 93

3.2. Hệ thống giải pháp 95

KẾT LUẬN 129

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 132

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 133

PHỤ LỤC 140

 

 

doc143 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thời gian để hội hè. Trong nghề nông, tháng giêng là tháng nông nhàn, thời tiết lại bắt đầu ấm áp, nhân dân mới có dịp để mở hội. Đặc điểm thứ tư là các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ đều gắn với di tích đình, đền, chùa. Có thể tạm gọi các di tích gắn với lễ hội như phần hồn và phần xác, di tích là phần xác còn lễ hội là phần hồn. Bảng 2.3: Thống kê các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ gắn với di tích STT Tên đơn vị Tổng số Địa điểm tổ chức lễ hội Ghi chú Đình Đền Chùa Nơi khác 1. Việt Trì 31 18 11 0 3 2. Phú Thọ 14 11 3 0 0 3. Cẩm Khê 30 21 8 0 1 4. Đoan Hùng 12 12 0 0 0 5. Lâm Thao 24 16 5 0 3 6. Hạ Hoà 13 10 3 0 0 7. Thanh Ba 13 13 0 0 0 8. Tam Nông 31 14 11 1 7 9. Yên Lập 6 3 0 0 3 10. Thanh Sơn 18 11 0 0 7 11. Thanh Thủy 14 9 9 0 2 12. Phù Ninh 24 21 1 0 2 Cộng 228 159 51 1 28 Nguồn: Tác giả thống kê. Phân tích biểu thống kê tổng hợp trên cho thấy có 159/228 chiếm 69% lễ hội truyền thống được tổ chức ở đình, 51/228 lễ hội truyền thống được tổ chức ở các đền, miếu còn 28 lễ hội được tổ chức ở các nơi khác. Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng, là nơi sinh hoạt cộng đồng, các nhân vật được thờ cúng tưởng niệm đều là những nhân vật thiêng có công có đức với dân được coi là Thành Hoàng làng, vùng Phú Thọ chủ yếu là thờ Tản viên Sơn Thánh, Quý Minh Đại Vương… được nhiều làng thờ phụng ở đình coi là Thành Hoàng che chở phù hộ cho muôn dân. Một số ít lễ hội được tổ chức cả ở đình và đền như lễ hội đình đền Đào Xá thờ Hùng Hải Công ở đình và 3 vị thủy thần ở Đền Huý là Tam Công, con của Hùng Hải Công hoặc lễ hội đền - đình La Phù thờ Tản viên Sơn, Đệ Tam thuỷ thần. Có một số ít lễ hội tổ chức ở cánh đồng, bãi sông như các lễ hội cướp kén, ném còn, múa mỡi, đánh trống đu, bơi chải… Các lễ hội truyền thống được tổ chức ở đình, đền đều có lễ tế, rước kiệu và các trò diễn dân gian, việc tổ chức các lễ hội chủ yếu tập trung ở đình cho thấy sự lô gich trong tín ngưỡng dân gian người Việt cổ là sự tin tưởng vào thế giới tâm linh, gửi gắm niềm tin vào sự che chở của Vua Hùng và tổ tiên; Các lễ hội ở đình là một hoạt động chung của cộng đồng toàn thể làng xã nông thôn. Nó khẳng định giá trị đoàn kết, cố kết cộng đồng của lễ hội, sự cộng mệnh, cộng cảm sẽ làm cho tinh thần đoàn kết cộng đồng được chặt chẽ hơn. Đặc điểm thứ năm của lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ là tín ngưỡng phồn thực và tục thờ lễ sinh thực khí. Tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng về sinh sản, tín ngưỡng về phồn thịnh của sản xuất và thịnh vượng của mùa màng, đó là tín ngưỡng của người trồng trọt bắt đầu từ nghề trồng lúa nước. Tín ngưỡng phồn thực có nét đặc thù là biểu hiện thông qua hình tượng sinh thực khí và hành động tính giao nam nữ. Nghiên cứu các lễ hội vùng Phú Thọ nhất là các lễ hội truyền thống khu vực quanh Đền Hùng như Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì, Tam Nông có rất nhiều lễ hội với tín ngưỡng phồn thực và tục thờ sinh thực khí với nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng các nghi lễ đều xung quanh trục giao phối nam nữ, hoà hợp âm dương và biểu tượng chủ yếu là hình tượng, vùng Phú Thọ gọi là “nõ” và "nường” (Khoa học thế giới gọi là LINGA và YONI). Qua khảo sát thực tế và phân tích, tín ngưỡng phồn thực và lễ hội sinh thực khí ở Phú Thọ biểu hiện ở nhiều hình thức, điển hình là thờ lễ sinh thực khí không rước hoặc rước ở vùng Lâm Thao, Tam Nông như lễ hội Trò Trám - Tứ Xã huyện - Lâm Thao. Thờ Nõ - Nường còn gọi là “vật linh”, người ta gọi là lễ "Linh tinh tình phộc”, khi chủ tế hô linh tinh tình phộc thì đôi trai gái (nam cầm nõ, nữ cầm nường) chạm hai vật linh vào nhau. ở Hương Nha, huyện Tam Nông cũng diễn ra lễ hội tương tự nhưng có rước vật linh, khi hai đoàn rước gặp nhau thì mỗi bên cầm một vật linh, đôi trai gái chạm nõ nường vào nhau ba lần với những câu hát "Cái sự làm sao, cái sự làm vầy ”. Tín ngưỡng phồn thực ở Phú Thọ còn thể hiện dưới các hình thức cướp “kén”. Kén là một cặp Nõ - Nường nhiều địa phương tổ chức trò cướp kén vào những ngày đầu xuân như huyện Tam Nông các xã Dị Nậu, Cổ Tiết vào tháng giêng tổ chức treo khoảng 20 -30 cặp "Nõ - Nường” trên cành tre, sau khi tổ chức tế lễ xong thì rung cành tre cho mọi người vào cướp "Nõ - Nường”, ai cướp được thì đem về nhà để vào đầu giường để hoặc treo giàn bầu, giàn bí cho sai quả. Tín ngưỡng phồn thực còn thể hiện dưới các hình thức nghệ thuật như múa Tùng dí. Đây là nghi lễ tính giao được nghệ thuật hoá. Trong lễ hội Rước Chúa Gái - Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao có trò múa Tùng Dí, ba cặp trai gái múa với các đòn gánh buộc xôi ngô, bông lúa vừa ưỡn người vừa làm động tác "dí” vào nhau sau mỗi tiếng trống "tùng”. Tín ngưỡng phồn thực và thờ lễ sinh thực khí ở vùng đất Tổ gắn với các hoạt động nông nghiệp. Thường sau lễ rước hoặc lễ tế vật linh xong thì có các trò trình nghề hoặc nếu được nghệ thuật hoá trong các điệu múa thì các hoạt động này cũng thể hiện sự gắn kết với nền nông nghiệp lúa nước, tức là qua các hoạt động tính giao để cầu mong cho con người thịnh vượng, mùa màng tốt tươi “Người nguyên thuỷ nhận thức hồn nhiên rằng sinh sinh hoạt tính dục, giới tính đã sản sinh ra con người, phát triển bộ lạc, vậy thì để tác động tới cây trồng cũng như con người cần có tính dao hay sinh hoạt tình dục đực -cái để tạo hưng phấn, thúc đẩy cho cây trồng sinh đẻ’’ [69, tr.379]. Qua sự phân tích trên có thể thấy tín ngưỡng phồn thực và tục thờ lễ sinh thực khí ra đời vào thời kỳ Hùng Vương dựng nước khi tư liệu phục vụ sản xuất và chiến đấu bảo vệ con người còn thiếu thốn cho nên việc cầu mùa, cầu đinh là ước mong cao nhất của nhân dân Văn Lang. Với năm đặc điểm trên, lễ hội truyền thống vùng đất Tổ thực sự là một kho tàng về thời Hùng Vương dựng nước. 2.2.2.2. Những lễ hội tiêu biểu * Lễ hội đền Hùng (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì): Lễ hội đền Hùng là lễ hội nổi tiếng không chỉ trong phạm vi tỉnh Phú Thọ mà còn trong cả nước. Người Việt Nam dù ở đâu cũng không thể quên được ngày giỗ Tổ Hùng Vương: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Cứ đến tháng 3 âm lịch, nhân dân cả nước lại nô nức hành hương về giỗ Tổ. Khu di tích lịch sử đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn có tên là núi Cả) thuộc xã Hy Cương - thành phố Việt Trì. Xưa kia đây là nơi các vua Hùng đóng đô lập nước. Sau được nhân dân dựng đền thờ phụng. Khu vực đền Hùng gồm năm di tích dựng trên sườn núi. Đó là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng và chùa Thiên Quang. Ngay dưới đền Thượng có mộ Tổ tương truyền là của Vua Hùng Vương thứ 6. Thời Hậu Lê, lễ hội đền Hùng chưa có quy mô vượt xa ngoài địa phương, chưa có lễ hội với nội dung giỗ Tổ chung cả nước mà chỉ mở hội ở 3 làng riêng rẽ: Làng Vi, làng Trẹo mở hội tháng Giêng, làng Cổ Tích mở hội từ mồng 8-12 tháng 3 âm lịch. Dân làng Cổ Tích được nhận là "con trưởng tạo lệ", được cấp 500 mẫu ruộng để đèn nhang cúng lễ, miễn thuế khoá. Cuốn Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức có đoạn: " Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền làng Trung Nghĩa (Cổ Tích). ở đây nhân dân toàn quốc đến đền lễ bái để tưởng nhớ công lao của các đấng Thánh tổ xưa". [68]. Đến thời nhà Nguyễn, định lệ năm năm mở hội lớn một lần, vào mồng 10 tháng 3 âm lịch có quan triều đình, quan tỉnh về cúng lễ. Từ đó ngày giỗ Tổ là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội đền Hùng, các thủ tục hành lễ được tuân theo quy định của lễ giáo phong kiến rất chặt chẽ. Phần lễ được diễn ra trang nghiêm, trọng thể tại các đền và chùa Thiên Quang trên núi Nghĩa Lĩnh. Phần hội được tổ chức trong một không gian rộng khoảng vài km2 với nhiều trò chơi dân gian phong phú và hấp dẫn tạo cho lễ hội có không khí tấp nập, náo nhiệt. Vào ngày giỗ Tổ, nhiều địa phương ở các vùng lân cận có thờ tự Vua Hùng, vợ con và các tướng lĩnh của các Vua Hùng tổ chức rước kiệu về dự giỗ Tổ. Ban tổ chức có chấm giải cho các làng xã có kiệu tham gia: Kiệu nào đẹp, đoạt giải thì được rước lễ vật là bánh chưng, bánh dầy lên núi để dâng Vua Hùng trong buổi hành lễ vào sáng mùng 10 tháng 3. Còn các kiệu của các làng xã khác đoạt giải thấp hơn thì rước xung quanh lễ hội để mọi người chiêm ngưỡng và tạo không khí trang nghiêm cho lễ hội. Ngoài ra còn có nhiều trò diễn, các trò chơi dân gian như đánh trống đồng, đâm đuống, đấu vật, chọi gà, kéo lửa thổi cơm thi, đánh cờ người làm cho không khí ngày hội thêm tưng bừng, phấn khởi. Bên cạnh đó, những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao hiện đại cũng được tổ chức để phục vụ đồng bào về dự lễ hội tạo nên một không khí hội hè tưng bừng nhộn nhịp. Ngày nay trong phần nghi lễ, có nghi thức dâng hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được tổ chức long trọng trên đền Thượng. Đồng chí lãnh đạo tỉnh thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia) kính cẩn đọc diễn văn lễ Tổ. Phần hội cũng có những hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú hấp dẫn hơn xưa. Trong khu vực hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các quán bán hàng dịch vụ ăn uống, các khu hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao...vv được tổ chức và duy trì trật tự, quy củ. Tại khu Văn - Thể, các trò chơi dân gian được ban tổ chức chọn lọc đưa vào phục vụ lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, thi giã bánh dày, gói bánh chưng, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn " Bách nghệ khôi hài" và "Trò tứ dân chi nghiệp” của làng Tứ Xã, rước lúa Thần... Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp như chèo, kịch nói, hát quan họ, hát xoan, chiếu bóng, có cả hội diễn văn nghệ quần chúng để tuyển chọn nhân tài. Trên khu Công quán thì âm vang tiếng trống đồng và tiếng giã đuống rộn ràng của các nghệ nhân dân gian người dân tộc Mường ở Thanh Sơn ra phục vụ lễ hội. Ngoài ra mọi người về dự hội còn được tham quan Bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật phản ánh thời đại Hùng Vương dựng nước để tìm hiểu lịch sử truyền thống dựng nước trên quê hương đất Tổ. Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng và lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm linh lớn nhất ở nước ta. Đến ngày giỗ Tổ và tổ chức lễ hội, con cháu trên mọi miền đất nước nườm nượp kéo về với tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc. * Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà): Đền Mẫu Âu Cơ thờ bà Âu Cơ, tương truyền là người Mẹ đã sinh ra 100 người con, tổ tiên của người Việt, vì vậy đây được coi là ngôi đền thờ Quốc Mẫu rất nổi tiếng ở tỉnh Phú Thọ. Hàng năm, dân làng Hiền Lương tổ chức lễ hội đền Mẫu vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Trong vùng có câu ca đã được lưu truyền từ bao đời nay: Mồng bảy trong tiết tháng giêng Dân Hiền tế lễ trống chiêng vang trời. Sau Tết Nguyên đán là bước ngay vào không khí chuẩn bị cho lễ hội: Tập tế nữ, tập rước kiệu, làm bánh dằng bằng mật là thứ bánh truyền thống của địa phương được phân công cho mỗi năm một giáp đảm nhiệm. Bánh được làm bằng bột gạo nếp thơm và mật ngon, nhào kĩ rồi lăn thành hình tròn, sau đó cắt thành từng đoạn như đốt tre và được hấp chín. Một trăm cầu bánh ngọt là lễ vật tượng trưng cho một trăm người con dâng lên mẹ âu Cơ trong ngày lễ hội. Sáng sớm mùng 7 tháng Giêng. Trên sân đền, cờ xí phấp phới tung bay trước gió xuân, trống, chiêng rộn rã thúc giục lòng người. Mở đầu lễ hội là lễ tế thành hoàng ở đình Đức Ông, sau đó rước kiệu từ đình vào đền Quốc Mẫu. Trong tiếng trống, chiêng, tiếng nhạc của phường bát âm, một kiệu bát cống sơn son thiếp vàng uy nghi do tám cô gái mặc đồng phục khiêng nhẹ nhàng theo nhịp trống, phách đi vào đền. Đi đầu là rước cờ thần, sau đó là kiệu bát cống rước lễ vật, sau kiệu là các vị chức sắc và các cụ bô lão mặc áo thụng xanh, đầu đội khăn xếp và dân làng tham gia lễ hội. Đúng giờ Thìn đám rước vào đến sân đền. Bắt đầu là lễ dâng hương với lễ vật là 100 cầu bánh ngọt, 100 phẩm oản và hoa quả. Sau đó là đội tế nữ gồm 12 cô gái thanh tân có nhan sắc và đức hạnh tiến hành tế Mẫu theo nghi thức truyền thống. Các cô gái mặc áo dài các màu rực rỡ, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng dải lụa. Chủ tế nữ mặc bộ lễ phục màu đỏ.Tế nữ là người được chọn cử cẩn thận, chu đáo để đảm nhiệm nội dung quan trọng của phần lễ. Tế xong, nhân dân địa phương và khách thập phương nô nức vào đền để lễ Mẫu âu Cơ. Trong lúc đó ngoài sân diễn ra các trò chơi dân gian như đu tiên, đánh cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm v.v... Buổi chiều, dân làng rước kiệu từ đền Mẫu Âu Cơ trở về đình Đức ông, kết thúc lễ hội. Xưa kia lễ hội kéo dài trong 3 ngày, hiện nay lễ hội đền Mẫu chỉ tổ chức trong một ngày mồng bảy và được duy trì rất đều đặn hàng năm. Do đây là nơi thờ gốc Quốc Mẫu (tương truyền là nơi bà Âu Cơ hoá) nên ngôi đền có giá trị tâm linh rất cao và thu hút được rất đông đảo nhân dân và du khách về dự lễ hội. * Lễ hội trò Trám (xã Tứ Xã - huyện Lâm Thao): Tại xóm Trám xã Tứ Xã có một ngôi miếu thờ nữ thần, thường gọi là bà Đụ Đị. Vào ngày 11-12 tháng Giêng có tổ chức trò Trám rất đặc sắc. Trò Trám gồm nội dung: Lễ mật - Rước lúa thần - Trò tứ dân. Lễ mật: (còn gọi là lễ lấy giờ) diễn ra vào nửa đêm ngày 11 tháng giêng. Dân xóm trước đó đã cử trước một ông cụ cao tuổi, gia đình sạch sẽ không có tang ma thuộc người xóm Trám hoặc ông từ của miếu Trò làm chủ lễ, gần nửa đêm ông chủ lễ dẫn một số thanh niên độ 5 - 10 người mang trống, chiêng ra miếu để lấy giờ, đánh dấu một mốc thời gian báo hiệu ngày mới. Lễ này là biểu hiện đặc sắc của tín ngưỡng thờ phồn thực nông nghiệp. Khoảng 10 giờ đêm ngày 11 tháng giêng, ông chủ tế tập hợp từ 5 -10 người ở điếm Trám rồi cùng nhau khiêng trống, khiêng chiêng sang miếu Trò. Tới miếu mọi người ngồi chờ đợi, khi nghe gà gáy quanh làng thì biết là nửa đêm giờ Tý, chủ tế thắp hương khấn vái Bản thổ thị chi thần. Sau đó lễ mật bắt đầu: Trong miếu chỉ còn lại ông chủ tế với một đôi nam nữ thanh niên. Chủ tế đưa cho nam một chiếc dùi gỗ hình dương vật (nõ), trao cho nữ một chiếc mu rùa hình âm vật (nường). Đôi trai gái sau câu xướng của chủ tế " Linh tinh tình phộc " thì dướn người lên, giơ cao nõ và nường, miệng hát rồi chọc mạnh vào nhau cho khớp: "Bên ấy có nứng cùng chăng Bên này lủng lẳng như giằng cối xay" Nghi lễ này diễn ra ba lần, nếu cả ba lần đâm đều trúng thì năm đó làm ăn may mắn. Sau đó chủ tế dẫn các đôi trai gái chạy quanh miếu ba lần khua chiêng gõ trống ầm ĩ để xua đuổi tà ma, rồi mọi người rước nồi hương từ miếu về điếm Trám. ở nghi lễ này, theo các cụ kể lại thì có tục "tháo khoán”, khi trong miếu đang làm lễ mật thì trai gái bên ngoài hát giao duyên, khi lễ mật hoàn tất, chiêng trống nổi lên "Ông từ dẫn trai gái cầm nõ - nường ở trong miếu ra, chạy quanh miếu 3 vòng, vừa chạy vừa hú. Trai gái ngoài miếu cùng chạy sau đó được tự do đùa nghịch và có thể đi đến giao phối gọi là "tháo khoán” [36, tr.200]. + Rước lúa thần: Sáng ngày 12 là tổ chức rước lúa thần. Từ vụ gặt mùa năm trước ông chủ tế phải cất giữ cẩn thận một khóm lúa tốt, bông dài hột nở và một ngọn mía mập. Từ chiều tối hôm trước, bát hương được rước từ miếu ra điếm Trám cúng lễ, lễ vật có xôi gà, hoa quả. Sáng 12 là lễ rước lúa thần. Đám rước lúa được diễu đi quanh làng rồi về miếu Trò.Trong đám, đi đầu là cờ, bát âm rồi đến kiệu bát cống, trên để chiếc bình lớn cắm khóm lúa và ngọn mía, phía sau có che lọng. Sau kiệu là các cụ già và dân chúng. Trong đám rước có phường Trám (phường diễn trò tứ dân) vừa đi vừa làm trò rất vui nhộn. Đám rước tưng bừng đi quanh khắp đồng ruộng, thôn xóm rồi về miếu Trò. Sau một hồi trống dõng dạc, ông chủ tế đặt bông lúa lên bàn thờ rồi nổi hiệu trống chầu 3 hồi 9 tiếng, bắt đầu cho trò diễn tứ dân. + Trò tứ dân: Cả phường Trám chia làm 2 mảnh : mảnh trên và mảnh dưới, cả 2 mảnh đều làm trò nhưng trách nhiệm chính cho mỗi năm là mảnh đăng cai, năm nay mảnh này, sang năm mảnh khác. Mảnh được đăng cai cử ra một số thanh niên nam nữ, trung lão, trung niên ở bất cứ giới nào, ngôi thứ nào miễn là dân phường Trám và có năng khiếu đối đáp, nghệ thuật. Vì vậy hàng năm số người diễn gần như chuyên nghiệp, song vẫn có thể thay và bổ sung người mới. Khi nghe tiếng trống báo hiệu, đám diễn trò đi từ nhà ông trùm trò ra sân miếu và bắt đầu trò diễn. Mở đầu là người phát loa vừa đi vừa vung loa hô to: Loa loa loa, xin mời bà con hàng sứ giãn ra để phường ta làm trò". Tiếp theo đến vai "vua Thuấn cày voi". Người cầm biển giơ cao chiếc biển dán giấy đỏ viết 4 chữ Hán: "Tứ dân chi nghiệp". Rồi đến nối nhau là các vai: người cầm đàn chanh, người đi cày (có một người nữa giả làm trâu), những cô thợ cấy, người đi câu, người thợ mộc và thợ xẻ, người đánh lờ, người kéo sợi, người bán xuân, thầy đồ và các học trò. Đó là các vài chính của trò Trám. Ngoài ra, có năm thêm vai người bắt ếch lươn, người bán thịt, thợ cạo, thầy địa lý...Có năm nông ra trước, có năm sĩ ra trước. Các vai cầm những đạo cụ biểu tượng nghề của mình một cách ngộ nghĩnh, vừa ra diễn trò vui nhộn, vừa hát những câu hát gây cười. Ví dụ người đi câu hát: "Người ta câu riếc câu rô- anh đây câu lấy một cô không chồng", người đi cấy: "Người ta đi cấy lấy công- Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà", người đánh lờ: "Ai ơi chớ bảo tôi già, tôi còn gánh nổi dăm ba cái lờ", thày đồ:" Chữ trên là trên chữ dưới- chữ dưới là dưới chữ trên"...vv. Các câu hát theo làn điệu đơn giản, không cần nhạc đệm. Các nhạc cụ đi theo đoàn như chiêng, trống, não bạt...tha hồ khua gõ tuỳ tiện. Lời hát cuối câu có tiếng "Ê" kèm theo rất gây hưng phấn. Đám diễn trò vui nhộn, rộn rã, người xem thích thú đứng nêm chật cả sân miếu. Hội trò Trám không chỉ hấp dẫn người dân Tứ xã mà còn thu hút rất đông nhân dân trong vùng tới dự. Xưa có câu: "Cuộc đời vất vả sớm hôm Đi xem trò Trám đủ ôm miệng cười" Hay: "Bà bế cháu mẹ bồng con Không xem trò Trám cũng buồn cả năm". Lễ hội trò Trám với những nghi lễ và trò diễn đặc sắc là lễ hội mang đậm tín ngưỡng nông nghiệp - tín ngưỡng phồn thực của người Việt ở Phú Thọ. Với nội dung diễn xướng phong phú, hình thức thể hiện khôi hài, trò trình nghề Tứ Xã đã đem lại tiếng cười sảng khoái cho người nông dân sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy nó luôn sống mãi trong đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng nhân dân đất Tổ. * Lễ hội hát Xoan (xã Kim Đức, TP. Việt Trì): Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Phú Thọ. Hát Xoan là tiếng hát cửa đình thể hiện những lễ tục diễn xướng tế thần linh và được tổ chức hát vào mùa xuân, còn có tên gọi là "Khúc môn đình" (hát cửa đình), gắn với lễ hội đình làng thờ thành hoàng. Nguồn gốc của hát Xoan cũng có những cách giải thích bằng huyền thoại được đặt vào thời các vua Hùng dựng nước. Theo truyền thuyết, hát Xoan có từ thời Hùng Vương dựng nước. Có câu chuyện kể rằng vua Hùng đi tìm đất đóng đô, một hôm nghỉ chân ở nơi nay là quê Xoan Phù Đức - An Thái, được thấy các trẻ chăn trâu hát, múa, vua rất ưa thích và lại dạy cho các em nhiều điệu khúc nữa, những điệu hát múa ấy của vua Hùng và các trẻ chăn trâu, đó cũng là những điệu Xoan đầu tiên. Lại có một câu chuyện kể rằng: Hoàng hậu vợ vua Hùng mang thai, đến kỳ sinh nở đau bụng mãi mà không đẻ được. Có một người hầu gái tâu với vua về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi hát hay, nếu đón nàng về thì có thể đỡ đau mà sinh nở được. Vua nghe lời, cho mời Quế Hoa đến, giọng hát hay như chim hót và tay dẻo như bún của nàng đã làm cho hoàng hậu quên đau mà sinh hạ hoàng tử. Nhà vua mừng rỡ hết lời ngợi khen, truyền cho các công chúa và cung nữ đều học lấy điệu múa hát của Quế Hoa. Lúc đó vào mùa xuân nên nhà vua đặt tên các điệu múa hát đó là hát Xoan (từ xuân gọi chệch). Về nguồn gốc hát Xoan cũng có dị bản khác. Các nghệ nhân thôn Phù Đức kể rằng "Xưa có 3 anh em vua Hùng đi săn qua thôn Phù Đức, nghỉ lại ở khu rừng gần thôn, thấy trên bãi cỏ có đám trẻ chăn trâu vừa hát, vừa đánh vật kéo co, thấy vậy đức Thánh Cả bảo những người đi theo đem những bài hát họ biết dạy cho lũ trẻ. Nơi các vị ngồi sau này là miếu Lãi Lèn. Về sau đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì Phù Đức mở hội cầu, có đánh vật, kéo co và trình diễn cảnh hát xướng ấy. Nên hát Xoan còn gọi là hát Lãi Lèn. Như vậy hát Xoan dân gian có từ thời Hùng Vương dựng nước. Sau này tới thời Hậu Lê, hát Xoan dân gian được hoà nhập với Xoan cung đình và cho ta thấy những bài bản Xoan như bây giờ. Hát Xoan có tổ chức phường họ, có những quy định về tổ chức, những tục lệ riêng và những đình đám của mình. Hát Xoan có phường gọi là phường Xoan và cũng gọi là họ. Phường Xoan là một tổ chức văn nghệ nghiệp dư của những người cùng làng, phần lớn có quan hệ họ hàng bà con với nhau. Phường Xoan chỉ nhận người làng mà không bao giờ nhận nạp người nơi khác. Mỗi phường có một trùm phường, 4 hay 5 kép và từ 12 tới 15 đào. Trùm phường Xoan bao giờ cũng là nam và là người đứng tuổi, theo phường lâu, có uy tín, có kinh nghiệm, biết giao thiệp ứng xử và thuộc nhiều làn điệu, bài bản. Trùm phường Xoan không có thời gian cụ thể mà tùy điều kiện, hoàn cảnh, có người vài năm, mà cũng có người hàng chục năm. Kép Xoan thường là người đứng tuổi, đã lập gia đình, mà cũng có thể là trai tơ. Mỗi phường có 2 em trai nhỏ tuổi từ 10 đến 15 được gọi là kép con hay kép nhỏ để múa 2 điệu Giáo trống, Giáo pháo mở đầu cuộc hát. Trong hát Xoan kép chỉ hát mà không múa, chỉ có đào múa. Khi hát, kép sẽ dẫn cách là hát dẫn các quả cách và đào sẽ hát theo lời kép. Đào Xoan là con gái còn son tuổi từ 15 đến đôi mươi, nhưng nhỏ tuổi hơn nữa vẫn được vào phường nếu có dáng xinh đẹp và giọng hát tốt. Trang phục hát Xoan: Trang phục của phường Xoan là do đào kép tự trang bị lấy. Nam sắm mỗi người một chiếc áo the dài và bộ quần áo trắng. Y phục của một cô đào Xoan gồm một chiếc áo tứ thân, một cặp áo cánh tơ tằm, một khăn vuông thâm, một khăn vấn bằng vải nâu tím, đôi thắt lưng màu và yếm trắng hay yếm màu. Khi trình diễn, trang phục của đào Xoan không nhất thiết phải đồng đều, đào nào sắm được sao thì mặc vậy. Kép Xoan vào cuộc hát mặc áo the dài, quần trắng, đầu mang khăn xếp hoặc quấn khăn lượt, cổ quấn khăn nhiễu điều hay khăn lụa bạch. Nhạc cụ: Nhạc cụ của phường Xoan chỉ là một, hai chiếc trống con và bộ phách. Bộ phách làm bằng tre hay mai già dầy, dài một gang tay. Phương thức trình diễn hát Xoan: Hát Xoan được trình diễn theo trình tự nhất định, một chương trình có trình tự lề lối. Ngay lúc mở đầu cuộc lễ, trùm Xoan vào lễ khấn Thánh, hát bài nhập tịch, bốn đào Xoan đứng phía sau múa, tay cầm quạt. Đây là phần hát khai mạc mời thần linh về hưởng lễ và nghe hát thờ, tế lễ xong, cuộc hát chính thức bắt đầu. Nội dung của lễ hội hát Xoan Kim Đức bao gồm: Tế lễ (có hát thờ, còn gọi là hát trong cửa đình): Trùm Xoan vào khấn lễ thánh, hát bài Nhập tịch mời thần linh về hưởng lễ và nghe hát thờ, bốn đào xoan tay cầm quạt đứng múa phía sau. Tế lễ xong, cuộc hát chính thức bắt đầu với 4 giọng lề lối: Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám. Các bài hát này có ý nghĩa nổi trống, đốt pháo, dâng hương, vào đám. Giáo trống và Giáo pháo do một kép nhỏ múa trên chiếu, tay cầm trống con, cũng có khi cầm phách. Có 4 đào đứng 4 góc chiếu vỗ trống hát theo. Trong Giáo pháo, các câu hát ngắn gọn, nam nữ hát dồn đuổi nhau từng câu hoặc nửa câu một, giọng nữ cất lên ngay sau khi giọng nam hát tiếng cuối, tạo thế dồn dập, bắt giọng, gây không khí vui khỏe, rộng ràng. Với Thơ nhang và Đóng đám, kép ngồi ngoài chiếu hát, chỉ có đào là hát múa trên chiếu. Kép không múa. Khi múa Thơ nhang, đào cầm 3 nén nhang, múa xong đưa ông từ cắm vào hương án. Cả bốn giọng lề lối trên đều hát theo lối đan xen nam nữ, nam hát chính, nữ hát đuổi theo và hát đệm tầm vông. Hát hội - hát giao duyên (hát ngoài cửa đình): Là phần trình diễn 14 quả cách, đều do đào múa với đội hình 4 người, kép hát chính. 14 quả cách gồm: Kiều Dương cách, Nhàn ngâm cách, Tràng mai cách, Ngư tiều canh mục cách, Đối rẫy cách, Hồi liên cách, Xoan thời cách, Hạ thời cách, Thu thời cách, Đông thời cách, Tứ mùa cách, Hò chèo cách, Tứ dân cách, Chơi Dân cách. Mỗi quả cách là một tiết mục múa hát tổng hợp được biểu diễn liên hoàn với sự tham gia của các cô đào và kép. Hát hết các bài bản hát thờ trên là tạm nghỉ hát Xoan để hát các giọng nhà tơ khoảng nửa tiếng đồng hồ. Hát nhà tơ chỉ có một hoặc hai đào hát đổi nhau, phần ca hát này được gọi là hát phú lý vì chỉ hát các giọng hát phú lý mà không hát các giọng ca trù khác của hát nhà tơ. Phường Xoan vẫn gọi phần hát này là "hát chơi bời". Các giọng lề lối cuối gồm có: Bỏ bộ, chơi bợm hay bợm gái, đúm, Xin huê - Đố chữ và Cài huê - Mó cá. Hát đúm là một tiết mục hát đối đáp giữa trai địa phương và đào Xoan. Hát đối đáp của đúm Xoan khác với đối đáp ví giao duyên. Đối Xoan là hát đối bài, mỗi bên hát hết một bài dài đủ các phần lề lối. Mỗi quả đúm là một cặp hát, hát bao nhiêu bài là do trùm Xoan ấn định trước với quan viên địa phương. Sau các quả đúm là hát Xin huê - đố chữ. Xin huê - đố chữ không có múa cũng như phần hát đúm và cũng là hát đối nam nữ, không có hát chúc tụng. Nam nữ hát hết huê gạo với huê rượu, huê lau tới huê mua. Sau hát Xin huê là hát Đố chữ. Gọi là Đố chữ nhưng có cả đố huê. Cài huê - Mó cá là tiết mục hát cuối cùng của Hát Xoan và Mó cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
Tài liệu liên quan