Luận văn Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay ( Qua khảo sát Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình)

Bảo tồn những di sản văn hóa là bảo tồn những di sản văn hóa của tổ tiên các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam ta để lại, tài sản ấy phải được coi là tài sản văn hóa chung của toàn xã hội, của mọi người dân, của cả nước. Bởi vậy, mọi người dân, mọi thành phần xã hội được quyền sử dụng và có nhiệm vụ bảo tồn, phát triển kho tàng đó. Tất nhiên là phải tuân theo sự phân định, điều khiển và được sự bảo hộ của nhà nước với tư cách là người được xã hội ủy thác quản lý kho tàng ấy.

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay ( Qua khảo sát Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hóa bao gồm các khâu: sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm văn hóa đều do cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội (mang tính nhà nước) tiến hành, thì nay Nhà nước chủ trương giao cho nhiều chủ thể xã hội khác nhau (bao gồm các tổ chức, tập thể và tư nhân) cùng chăm lo hoạt động văn hóa. Nói khác đi là, các chủ thể xã hội ấy có quyền đứng ra tổ chức và điều hành quá trình sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm văn hóa theo đúng pháp luật của Nhà nước quy định. Đó chính là xã hội hóa quyền tổ chức và điều hành công việc bảo tồn, khai thác và phát triển di sản văn hóa dân tộc. Nội dung xã hội hóa phải được biểu hiện ra ở ba phương diện: Về cơ chế bộ máy nhân lực cho sự quản lý và điều hành chuyên môn. Về kinh phí xây dựng và hoạt động chuyên môn. Về chương trình hoạt động chuyên môn. Khi chủ thể nào đứng ra tổ chức và điều hành hoạt động văn hóa , thì chủ thể ấy phải lo đảm đương cả ba phương diện, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, điều phối và quản lý chung của nhà nước. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, chủ thể nhà nước cần phải đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức mọi quá trình hoạt động văn hóa, nhưng đứng trước xã hội và pháp luật, các thành phần chủ thể xã hội khác nhau đều được quyền bình đẳng. Trong lĩnh vực di sản cổ vật gốm sứ, việc khai thác chủ yếu do nhà nước quản lý thông qua luật di sản năm 2001 và các văn bản dưới luật khác, xong một thực tế cho thấy là nhà nước đã xã hội hóa công tác này rất có hiệu quả, nhiều cuộc đấu giá cổ vật quốc tế trong đó có cổ vật gốm sứ Việt Nam đã được các nhà sưu tầm trong nước và Việt kiều ngoài nước tham dự và đã mang về làm phong phú thêm cho bộ sưu tập của họ, mặt khác cũng là góp phần gìn giữ tài sản quý báu của ông cha. Nhiều cuộc trưng bày, triển lãm, giao lưu, đấu giá cổ vật đã được tổ chức cả trong và ngoài nước, nhiều bảo tàng tư nhân xuất hiện, nhiều nhà sưu tầm, nhiều bộ sưu tầm cổ vật… đã là những hành động thiết thực nhằm phát huy và quảng bá giá trị văn hóa cho di sản văn hóa Việt Nam. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SƯU TẦM CỔ VẬT GỐM SỨ 2.2.1. Công tác khai thác và khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật Với sự ra đời của Luật Di sản văn hóa(2001) và hàng loạt những nỗ lực khác của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong những năm qua, nhận thức của toàn xã hội và vai trò của di sản văn hóa cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được cải thiện đáng kể. Chính sách bảo tồn di sản văn hóa từng bước được hoàn thiện. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về di sản, bằng việc đầu tư ngày càng lớn các nguồn lực (con người và cơ sở vật chất) cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Việc ban hành Luật Di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Từ đó, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Tại điều 9 Luật di sản văn hóa có ghi: " Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá." Tại điều 17 luật di sản còn viết: "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam". Những vấn đề liên quan đến việc đầu tư, tu sửa, phục hồi di sản phải tuân thủ theo những chế định của pháp luật hiện hành. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẵn dành một nguồn lực kinh phí đáng kể để tạo ra nguồn nhân lực, chống xuống cấp, tu sửa, tôn tạo di tích, nhất là di tích đặc biệt quan trọng có liên quan đến lịch sử dân tộc. Chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân và huy động được mọi nguồn lực xã hội tham gia. Ngoài những di tích trọng điểm mà nhà nước hỗ trợ, đầu tư, nhân dân góp phần to lớn trong việc tu sửa, tôn tạo, các di tích ở địa phương. Chỉ tính riêng từ năm 1994 đến năm 2000, Nhà nước đầu tư 161,108 tỉ đồng, còn nhân dân đóng góp 460 tỉ đồng cho việc bảo vệ, tu sửa di tích. Ngân sách nhà nước đầu tư cho các dự án điều tra, sưu tầm, nghiên cứu và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2001 đến năm 2005 là 51,35 tỉ đồng (trong đó ngân sách sự nghiệp là 29,05 tỷ và ngân sách đầu tư cho phát triển là 22.30 tỉ đồng). Đó là chưa kể đến công sức của hàng triệu người dân trong cả nước hàng ngày, hàng giờ chăm lo bảo vệ, giữ gìn di sản. Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy, công tác khai thác giá trị di sản văn hóa cũng được quan tâm. Di sản văn hóa được nhìn nhận như một động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những giá trị vật chất và tinh thần to lớn. Sự gắn kết giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch đã làm sinh động hơn mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế. Hàng năm, lượng khách du lịch đến nước ta ngày một nhiều hơn. Rất nhiều di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã trở thành những sản phẩm du lịch - văn hóa đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước, Nhiều chương trình hợp tác quốc tế được triển khai trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản như: trưng bày, giới thiệu cổ vật tại Pháp, Hoa Kì và Nhật Bản… tổ chức giao lưu, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, múa rối, ca trù… với các nước Công tác nghiên cứu khoa học phuc vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng được đẩy mạng. Đã hoàn thành việc xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hóa phi vật thể tại Viện Văn hóa - Thông tin (nay là Viện Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam) với tổng mức đầu tư là 22.3 tỉ đồng. Trong những năm 2001-2004 thực hiện được 262 dự án, trong đó 64 dự án điều tra tổng thể di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương, 23 dự án điều tra tổng thể di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc có số dân ít, 82 dự án về lễ hội truyền thống, 67 dự án về sinh hoạt văn hóa truyền thống và 16 dự án về loàng nghề truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thể hiện những nỗ lực, cố gắng của nhà nước và của nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Công tác khai thác và khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau: Thứ nhất, Chưa có quy hoạch bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách đồng bộ, bền vững trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế văn hóa - xã hội. Công tác quy hoạch phát triển hiện nay ở nước ta chú trọng nhiều đến phát triển kinh tế. Vì vậy, khi triển khai các dự án phát triển kinh tế đã phá vỡ cảnh quan môi trường, kiến trúc đo thị khu phố cổ, các vùng di tích danh thắng. Các phương tiện thôngtin đại chúng và dư luận xã hội đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc xâm hại các di tích lịch sử - văn hóa vì lợi ích trước mắt như xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh và một số công trình dọc sông Hương (Thừa Thiên Huế); xây dựng các khu dịch vụ, du lịch tràn lan tại vịnh Nha Trang, khai thác than ở Yên Tử (Quảng Ninh)… Việc quản lý các hoạt động dịch vụ trong khu di tích cũng chưa được coi trọng đúng mức. Việc bán sản phẩm lưu niệm, hàng ăn uống còn diễn ra lộn xộn, thiếu thấm mĩ, làm ảnh hưởng tới giá trị của di tích. Việc tận thu, khoán thu phổ biến ở nhiều địa phương trong dịp lễ hội dẫn tới tình trạng di tích bị khai thác triệt để, gây phản cảm đối với du khách. Hiện tượng trộm cắp cổ vật tại di tích trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp, nhất là khu vực đồng bằng và trung du miền núi Bắc Bộ. Tại Hà Tây trước đây, trong những năm 2000-2004 đã xảy ra mất 298 cổ vật tại 40 di tích. Tại Phú Thọ, từ tháng 5/2004 đến tháng 9/2004 đã mất 33 cổ vật tại 4 di tích. Thực tế cho thấy, công tác quản lý di tích ở cơ sở còn bị buông lỏng, Ủy ban nhân dân và ngành văn hóa các cấp chưa có phương án tổ chức quản lý chặt chẽ, nhiều nơi giao di tích cho các cụ cao tuổi hoặc các vị trụ trì mà không tổ chức các lực lượng trông nom di tích chu đáo. Việc truy tìm kẻ gian để thu hồi cổ vật bị mất trộm chưa đạt kết quả cao, tỷ lệ số vụ mất cắp được xử lý và thu hồi cổ vật rất thấp. Mặc dù được nhà nước tăng mức đầu tư tu bổ, tôn tạo thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã ngăn chặn được nguy cơ sụp đổ, mất mát, song di tích vẫn trong tình trạng báo động về sự xuống cấp và có nhu cầu cấp thiết cần được tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh để góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế đất nước. Hệ thống bảo tàng ở nước ta được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, địa phương nào cũng có bảo tàng với mục đích giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, trong đó trưng bày, giới thiệu về đặc điểm lịch sử, văn hóa của mình, nhưng hình thức, nội dung trưng bày thường đơn điệu, cứng nhắc và giống nhau nên không tạo ra sự hấp dẫn với người xem, chưa có nhiều hoạt động hấp dẫn lớp trẻ, nghĩa là chưa phát huy được hiệu quả chính trị - xã hội của thiết chế văn hóa này. Mâu thuẫn giữ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Thứ hai: Khó khăn về ngân sách trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Tuy ngân sách nhà nước đầu tư hàng năm cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa được tăng lên nhưng so với yêu cầu vẫn còn quá thấp. Cả nước hiện còn hàng nghìn di tích quốc gia chưa được tu bổ lần nào, hoặc kéo dài thời gian đầu tư như: di tích Cố đô Huế, Nhà tù Côn Đảo, Nhà tù Phú Quốc, U Minh Thượng, hệ thống bia, biển đường Trường Sơn, Đền Hùng, đôi bờ Hiền Lương, phố cổ Hội An, di tích chiến thắng Bạch Đằng, Lam Kinh, khảo cổ học Cát Tiên… Các di tích đã được đầu tư ở mức chỉ cố gắng đạt mục tiêu gia cố, chống xuống cấp cục bộ, chứ chưa đủ khả năng thực hiện các dự án tổng thể nhằm tạo điều kiện cần và đủ để di tích tồn tại lâu dài. Nguồn vốn đầu tư tu bổ di tích không những hạn chế, dàn trải mà còn vướng mắc ở việc quản lý, điều hành. Theo quyết định số 38/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, điều hành chương trình quốc gia thì Nhà nước chỉ giao tổng mức vốn các chương trình quốc gia cho địa phương, dẫn đến một số tỉnh điều chuyển vốn của chương trình văn hóa sang thực hiện nhiệm vụ khác nên mục tiêu đặt ra trong năm không thực hiện được. Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch không nắm được tình hình thực hiện chương trình ở các địa phương, khó điều hành dẫn tới việc Chính phủ tăng kinh phí cho địa phương tùy địa phương sử dụng. Trách nhiệm của Bộ và địa phương không rõ ràng. Sự phối hợp giữa địa phương với Bộ trong việc xây dựng kế hoạch còn thiếu chặt chẽ. Một số kế hoạch và đầu tư không nắm rõ mục tiêu cụ thể của chương trình nên tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân bố trí sai mục tiêu cần thực hiện. Nhiều địa phương cho rằng, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giải quyết toàn bộ vốn cho việc bảo tồn di sản văn hóa nên không cân đối thêm nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động trên. Thứ ba: Một số địa phương chưa quản lý tốt việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Điều này dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc tu bổ và bảo vệ di tích hoặc tiếp nhận những đồ thờ tự (tượng, đại tự, hoành phi, câu đối, bát hương…) không phù hợp. Hiện tượng này có thể dẫn đến nguy cơ làm biến dạng di tích. Bài học kinh nghiệm. Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của di sản văn hóa. Đảng ta luôn luôn khẳng định: di sản văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, đó cũng chính là tài sản của nhân dân. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, của đất nước. Có chính sách đầu tư thích hợp của Nhà nước. Do đặc thù của công tác bảo tồn, tôn tạo di tích đồi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn, cho nên nếu nhà nước không đầu tư thì không một địa phương, một ngành nào có thể làm nổi. Bên cạnh đầu tư ngân sách trực tiếp cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nhà nước cũng cần có chính sách để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho công tác này. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, các địa phương cần chủ động xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó dành một nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Thực tế cho thấy, một số các địa phương quản lý tốt các nguồn thu từ dịch vụ, tiền bán vé tham quan di tích, tiền công đức của khách thập phương, tiền ủng hộ của những người con quên hương làm ăn phát đạt…đã tạo nên một nguồn lực không nhỏ để tu sửa di tích, mở mang giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến với di tích. Các bảo tàng cần năng động hơn trong việc tổ chức các hoạt động của mình. Đồng thời, cần tăng cường sự liên kết, phối hợp của các bảo tàng với các ngành, các hội ở trung ương và một số địa phương để tổ chức trưng bày nhiều chuyên đề, góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về giá trị di sản, giáo dục truyền thống dân tộc. Tiếp tục thực hiện chủ chương xã hội hóa công tác bảo tồn di tích nói riêng, xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung. Trước hết, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng các tầng lớp nhân dân về giá trị của di sản văn hóa. Từ đó, vận động nhân dân tham gia vào hoạt động này với ý thức họ chính là chủ nhân những di sản trên quê hương, đất nước mình. Tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực khi thực hiện những chính sách về bảo tồn di sản. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến luật Di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân. Có những biện pháp thiết thực để khuyến khích, động viên, cổ vũ những tập thể, doanh nghiệp và cá nhân có lòng hảo tâm tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Tiếp tục thực hiện việc bảo tồn di sản văn hóa thông qua cơ chế đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia. Quán triệt sâu sắc tinh thần của cơ chế đầu tư cho các địa phương thông qua chương trình, mục tiêu quốc gia về văn hóa là cơ chế “hỗ trợ” cho những nhiệm vụ, dự án quan trọng của quốc gia, của ngành chứ không phải là đầu tư 100% thay cho nhiệm vụ đầu tư thường xuyên cho hoạt động và phát triển văn hóa của địa phương. Điều nay nhằm khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn của trung ương, cũng như thái độ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành và địa phương trong các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu, giám định giá trị của các loại hình di sản nhằm quản lý tốt hơn những hiện vật, cổ vật có giá trị lịch sử - văn hóa. Đối với di sản văn hóa phi vật thể nên thành lập trung tâm lưu giữ những kinh nghiệm, hiện vật đã sưu tầm, nghiên cứu về làng nghề, về các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian… nói tóm lại là cần có trung tâm lưu giữ các dự liệu về di sản. 2.2.2 Công tác quản lý và thẩm định Việt Nam của chúng ta là một nước đang còn nghèo, chúng ta chưa có nhiều công trình kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật hiện đại, nguy nga, tráng lệ để giới thiệu với thế giới. Cái mà chúng ta đã có quyền tự hào nhất là một nền văn hóa, một kho tàng di sản văn hoá phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Chỉ riêng với hơn 40.000 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, thống kê được tính tới thời điểm hiện nay (trong đó có 2.771 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 7 di sản được công nhận di sản thế giới là Phong Nha - Kẻ Bàng. vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đó là chưa kể đến Hoàng thành Thăng Long, Quan họ Bắc Ninh… mới được công nhận) và 116 bảo tàng lưu giữ hàng triệu tư liệu, hiện vật lịch sử - văn hóa, thực sự là một vốn quý chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè năm châu trong quá trình hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, công tác quản lý, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc đã dạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận về cả tư duy, nhận thức, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, hợp tác quốc tế, dào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu, bảo tồn tồn tạo, phát huy giá trị văn hóa và thực hiện xã hội hóa sự nghiệp này… Di sản văn hóa đã và đang hành trình cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bảo vệ di sản văn hóa là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân. Cùng với vai trò quản lý của nhà nước, việc huy động khuyến khích các cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà nước tham gia tích cực vào sự nghiệp này cần phải trở thành việc làm thường xuyên hơn nữa bằng các cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể. Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng phải khẳng định rằng trong những năm qua chủ chương xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã từng bước đi vào cuộc sống, với sự ra đời và hoạt động của nhiều tổ chức phi chính phủ, nhiều câu lạc bộ liên quan đến lĩnh vực này, nhiều bảo tàng và sưu tập tư nhân…đã thu hút đông dảo các tổ chức xã hội và người dân tham gia. Trong lĩnh vực cổ vật gốm sứ nói riêng , trong những năm gần đây, ngoài những hiện vật được lưu giữ và quản lý trong các bảo tàng của nhà nước, nhiều bảo tàng tư nhân xuất hiện như ở Ninh Bình có bảo tàng " Cố Viên Lầu", bảo tàng " Võ Hằng Nga", ở Thanh Hóa có bảo tàng tư nhân " Hoàng Long " … Hàng loạt các tổ chức Hội cổ vật, hội Di sản, các Câu lạc bộ cổ vật ở các tỉnh, thành phố, nhiều nơi có cả CLB cổ vật ở cấp huyện, thị ra đời đã làm phong phú thêm lực lượng những người đam mê và sưu tầm cổ vật. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự quản lý cổ vật quý, hiếm, đồng thời góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự ra đời các bộ sưu tập cổ vật tư nhân, từ đó thúc đẩy cho thị trường cổ vật Việt Nam hình thành và phát triển. Về công tác thẩm định cổ vật, đây là một vấn đề khó khăn và còn yếu nhất trong việc hình thành thị trường cổ vật ở nước ta. Mặc dù khoa học công nghệ đã áp dụng nhiều phương pháp khoa học như phương pháp nhiệt huỳnh quang, phương pháp phân tích thành phần hợp kim theo phương pháp quang phổ định tính và định lượng, phương pháp các bon… nhưng giá thành thẩm định còn quá cao, số lượng nơi thẩm định còn rất ít nên công việc thẩm định mỗi món đồ khi giao lưu, đấu giá chủ yếu phụ thuộc và bản lĩnh và trình độ của người mua và bán. Ở một số địa phương, trước khi giao lưu, đấu giá cổ vật, thường bầu ra một ban "Thẩm định" xong chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và uy tín cá nhân của các thành viên đó chứ chưa thể có máy móc, phương tiện hỗ trợ và hoàn toàn không có tư cách pháp nhân để bảo lãnh cho hiện vật được đưa ra đấu giá. Chính vì vậy, trên thị trường cổ vật hiện nay đang diễn ra một hiện tượng thật, giả lẫn lộn, mới cũ nhập nhằng, tỉnh ăn nhầm thua…tạo ra một tâm lý lo sợ cho những người mới sưu tầm và những người chuẩn bị sưu tầm. Để một phần khắc phục tình trạng trên, các CLB và các tổ chức Hội ra đời với nhiều mục đích , trong đó có một tiêu chí nhằm bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong tổ chức bằng cách: Đề ra các quy định nghiêm cấm bán đồ " Nhái ", Đồ " Phỏng cổ" trong nội bộ CLB, trong trường hợp người mua cố tình mua thì người bán phải nói rõ, nếu chính người bán cũng chưa hiểu rõ về món đồ thì phải có cam kết cá nhân, nếu xảy ra tranh chấp và cần giám định thì đưa đến CLB để các thành viên có kinh nghiệm và uy tín phân định, trong trường hợp sau này mới phát hiện món đồ giao lưu nội bộ là hàng "nhái" thì người bán phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã giao dịch. thành viên nào vi phạm quá 3 lần sẽ bị khai trừ khỏi CLB…vv. 2.3. THỰC TRẠNG VẬN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CỔ VẬT GỐM SỨ TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.3.1. Những hoạt động kinh doanh cổ vật hợp pháp Không phải gần đây, Việt Nam mới bán đấu giá cổ vật. Vài thập niên đầu của thế kỷ trước, khi người Pháp mở những hội chợ ở Hà Nội, Hà Đông, Nam Định..., ngoài những mặt hàng thông thường, cổ vật cùng được bán đấu giá và thu hút được sự quan tâm của công chúng. Những trống đồng Ngọc Lũ, thạp tám múi hoa nâu... hiện đang lưu giữ và phát huy ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, chính là những sản phẩm thu được từ những cuộc bán đấu giá ấy. Như vậy, việc trở lại bán đấu giá cổ vật hiện nay, có lẽ, không có mấy sự lạ lẫm, hơn thế, khá phù hợp với trào lưu chung của thế giới và nhu cầu ngày một tăng lên của mọi tầng lớp nhân dân. Vì lẽ đó, một số hội cổ vật như Hà Nội, Thiên Trường ( Nam Định ), Thanh Hóa, CLB Cổ vật Hải Dương, CLB Cổ vật Kim Sơn, CLB cổ vật Hoa Lư (Ninh Bình) Chi Hội Cổ vật Bạch Đằng (Hải Phòng). Diễn đàn cổ vật thuộc Phố Mua Bán.com… đã bắt đầu khai mở với danh nghĩa khiêm tốn "giao lưu, trao đổi cổ vật" đầu xuân. Theo TS Phạm Quốc Quân- Giám đốc bảo tàng lịch sử Việt Nam nhận xét: Mặt tích cực trong các hoạt động giao lưu cổ vật này là: "Cổ vật được đem bán công khai, theo đó, nguồn gốc, lý lịch là tương đối trong sạch, không phải là đồ lấy cắp từ các đình chùa, đền miếu. Các cổ vật đều được giám định, cho dù kết quả giám định còn phụ thuộc vào trình độ của Ban tổ chức và cá nhân của người thực hiện, xong đã tránh được đồ giả ở trong đó. Số tiền thu được, mặc dù chưa được đóng thuế, nhưng đã được đưa vào quỹ hội, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ người nghèo,quyên góp ủng hộ nạn nhân sóng thần và làm một số công tác từ thiện nhân đạo khác… Cả người mua lẫn người bán đều tự nguyện quyên tặng. ủng hộ. Thông tin từ đấu giá đã cho các bảo tàng biết cần sưu tầm gì, các nhà quản lý cần điều chỉnh gì trong lưu thông cổ vật hiện nay. Tôn vinh được những người sưu tập thông qua "đấu giá" và chính họ là những người bảo quản, bảo tồn, lưu giữ, tránh sự chảy máu, thất thoát cổ vật ra nước ngoài. Nhân rộng được người sưu tập, tạo nên một khả năng vô tận để gìn giữ, bởi bất cứ một quốc gia nào, dù giàu có đến đâu, cũng không thể mua được tất cả cổ vật, nếu không trông chờ vào khả năng xã hội hóa này. Mặt hạn chế của hoạt động này là : Dường như sự chuẩn bị của Ban tổ chức chưa thấu đáo do thiếu kinh nghiệm lĩnh vực này, khiến cho khâu quảng bá, tiếp thị, giám định, trưng bày... hầu như không có trong một cuộc bán đấu giá, trong khi đây là những yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến thành công. Việc đặt giá cũng tùy tiện và thiếu tính hấp dẫn. Nghệ thuật bán hàng quá yếu, không tạo nên một sự sôi động cần thiết cho loại mặt hàng kén khách như cổ vật. Rất nhiều cổ vật có nguồn gốc khảo cổ học, theo luật định, không được mua bán, trao đổi, lẽ ra phải được loại bỏ hay hạn chế tới mức tối đa, nhưng Ban tổ chức chưa làm được." Những hạn chế mà TS Phạm Quốc Quân nêu ra trên đây là một tất yếu khách quan khó tránh khỏi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp là khâu tổ chức. thiếu kinh nghiệm , thiếu kiến thức ở buổi đầu chập chững, với một cách làm "tự biên, tự diễn", không có một công ty trung gian, chưa có một cơ quan kiểm định đủ uy tín đứng ra làm trọng tài cho các cuộc giao lưu đấu giá cổ vật, và có lẽ lớn hơn cả là các hoạt động trên đều diễn ra một cách tự phát mà chưa có sự quản lý và hướng dẫn của nhà nước, của các cơ quan chức năng. Luật Di sản văn hóa của chúng ta đã cho phép kinh doanh buôn bán cổ vật và đã có những quy định khá chi tiết về chuẩn mực của một cửa hàng cổ vật, song dường như, các địa phương chưa thực hiện, theo đó không quản lý được thị trường này. Ở các nước, thí dụ như Trung Quốc, có hẳn một phố bán buôn mặt hàng này, nó lịch sự, trang trọng và văn hóa, chính điều ấy đã làm cho giá trị cổ vật tăng lên. Những cửa hàng như thế được nhà nước cho phép kinh doanh và có quy định rõ ràng loại hàng nào được bán ra khỏi đất nước, mặt hàng nào chỉ lưu thông nội địa trong nước, mặt hàng nào tuyệt đối bảo vệ như bảo vật quốc gia. Ở Thái Lan, có một trung tâm buôn bán cổ vật lớn nhất Băngkốc, với Sokhothaishop, Vietnamese ceramicshop, OcEoshop, Khơmeshop... giá cả rất cao do thuế xuất khẩu và tiền thuê cửa hàng. Không có một đất nước nào, khi phát triển du lịch lại không có loại mặt hàng này và theo đó, sẽ có phố buôn bán chúng. Như vậy, nhà nước thu được thuế, quản lý được cổ vật, giá trị cổ vật tăng lên, tạo được một điểm đến cho khách du lịch... Theo tôi, ở Hà Nội, Hội An, Huế, TP.HCM nên thí điểm những phố như thế, theo đúng chuẩn mực, do tư nhân quản lý nhưng được sự giám sát chặt c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
Tài liệu liên quan