Luận văn Biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau tái định cư ở Đà Nẵng

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1. Các khái niệm cơ bản 9

1.2. Một số lý thuyết xã hội học áp dụng trong nghiên cứu luận văn 16

1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về đô thị hoá và tái định cư 24

Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VỀ MỨC SỐNG CỦA NHÓM DÂN CƯ SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở ĐÀ NẴNG 31

2.1. Thành phố Đà Nẵng và quá trình giải toả, di dời, tái định cư 31

2.2. Những biến đổi về mức sống của nhóm dân cư sau tái định cư ở thành phố Đà Nẵng 34

Chương 3: NHỮNG NHÂN TỐ LÀM BIẾN ĐỔI MỨC SỐNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG CHO NHÓM DÂN TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 66

3.1. Những nhân tố làm biến đổi mức sống của nhóm dân sau tái định cư 66

3.2. Xu hướng biến đổi mức sống của nhóm dân sau tái định cư ở Đà Nẵng 83

3.3. Một số giải pháp góp phần ổn định và nâng cao mức sống cho nhóm dân sau tái định cư 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau tái định cư ở Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả để có một cơ thể cường tráng lâu dài. Để có cuộc sống phát triển vững bền cho hôm nay và mai sau, hơn ai hết mỗi cá nhân và hộ gia đình phải có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 2.2.2.2. Biến đổi về chi tiêu Thước đo mức sống bằng thu nhập quy ra tiền ở thời điểm điều tra mặc dù có tầm quan trọng hàng đầu để phân loại mức sống, song cũng chỉ có tính tương đối. Bởi vì kết quả điều tra trong thực tế cho thấy bên cạnh một số ngành nghề có thu nhập ổn định thì vẫn có một số nghề (như phụ hồ, lột da cá bò, hay nghề đi biển…) luôn ở trong tình trạng có nguồn thu nhập không ổn định do công việc thất thường, hiệu quả lại phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố khách quan. Vì vậy, để thể hiện chính xác hơn sự biến đổi mức sống của nhóm dân sau TĐC cần lấy mức chi tiêu cho đời sống làm tiêu chí bổ sung quan trọng trong đánh giá. Tuy nhiên việc thu thập những số liệu phản ánh đúng mức chi tiêu thực tế của mỗi hộ gia đình là điều khó khăn và càng khó khăn hơn khi nghiên cứu vấn đề này ở thời điểm trước TĐC, đặc biệt đối với nhóm hộ TĐC đã nhiều năm thì đối tượng khó có thể nhớ hết những khoản chi phí của gia đình mình. Để khắc phục trở ngại này, điều tra không chỉ phỏng vấn chủ hộ gia đình mà còn tham khảo thêm ý kiến của các thành viên trong gia đình. Từ tình hình chi tiêu của gia đình trong hiện tại, sử dụng phương pháp hồi cố, giúp đối tượng xác định lại mức chi tiêu của gia đình trước TĐC. Xử lý thông tin thu thập được từ cuộc điều tra cho thấy mức chi tiêu của hộ gia đình/tháng thay đổi như sau: Về "mức chi tiền từ khi vào khu TĐC so với trước đây (khi chưa vào khu TĐC này) như thế nào?". Kết quả thống kê cho thấy có đến 87% ý kiến cho rằng mức chi tiêu cho đời sống tăng lên, chỉ có 13% ý kiến khẳng định không đổi. Như vậy sau TĐC, đa phần hộ gia đình đều cho rằng mức chi tiêu tăng lên so với trước. Đối chiếu với mức chi tiêu thực tế cho đời sống ở hai thời điểm trước và sau TĐC ta thấy có một sự chênh lệch khá lớn: Bảng 2.7: Mức chi tiêu cho đời sống Đơn vị tính: đồng Thời gian Mức chi tiêu bình quân của hộ gia đình/tháng Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng Trước TĐC 1.226.984 283.934 Sau TĐC 1.556.060 365.788 Rõ ràng sau TĐC, mức chi tiêu bình quân của hộ gia đình/ tháng đã tăng là 26,8% và mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng cũng tăng 28,85 so với trước TĐC. Nếu đem so sánh mức thu nhập bình quân với mức chi tiêu bình quân của hộ và đầu người/tháng của dân cư ở 2 thời điểm trước và sau TĐC ta thấy có sự biến đổi ngược chiều. Sau TĐC, trong khi thu nhập có sự giảm sút thì mức chi tiêu cho đời sống lại tăng cao. Bảng 2.8: Bảng tương quan giữa thu nhập và chi tiêu Đơn vị tính: đồng Mức bình quân hộ/tháng Mức bình quân đầu người/tháng Trước TĐC Sau TĐC Trước TĐC Sau TĐC Thu nhập 1970144 1746280 456543 391778 Chi tiêu 1226984 1556060 283934 365788 Ta thấy ở thời điểm trước TĐC thì mức chi tiêu bình quân của hộ/tháng và bình quân đầu người/tháng chỉ chiếm tương ứng 62,2% và 62,1% thu nhập. ở thời điểm sau TĐC thì mức chi tiêu đã chiếm phần lớn thu nhập của dân cư (chiếm 89,1%) thu nhập của hộ và 93,3% thu nhập đầu người/tháng). Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là vì sao mức chi tiêu sau TĐC tăng trong khi mức thu nhập đều giảm sút? Tại sao mức chi tiêu lại chiếm tỷ lệ ngày cao trong thu nhập? Những chỉ báo trên thể hiện sự biến đổi về mức sống như thế nào? Để lý giải vấn đề này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 210 chủ hộ. Với câu hỏi: “Nếu mức chi tiêu tăng lên so với trước đây, ông (bà) có thể cho biết nguyên nhân?” Kết quả thu được các ý kiến như sau: 1/. Do vật giá tăng lên: có 79,1% ý kiến đồng tình. 2/. Do những chi phí khác mà trước đây không phải trả: 35,8% ý kiến lựa chọn. 3/. Lý do khác (sinh thêm con, chi phí cho các quan hệ làm ăn...). Có 17,9% ý kiến trả lời. Như vậy, trong các nguyên nhân làm cho mức chi tiêu sau TĐC tăng lên thì do vật giá tăng lên được nhiều ý kiến xác nhận nhất: 79,1%. Đây không đơn thuần là ý kiến chủ quan của người trả lời mà nó phản ánh một thực tế ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, chỉ số giá tiêu dùng tăng rất cao làm chi tiêu cho đời sống tăng lên. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng năm 2002 tăng 4%; năm 2003 tăng trên 3% so với năm 2002. Đặc biệt năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng trên 5% so với 2003. Tình hình này đã làm mức chi tiêu của người dân đều tăng lên. Thực tế trên cho thấy, mức chi tiêu tăng lên sau TĐC chưa hẳn là dấu hiệu tin cậy để đo lường sự tăng trưởng về chất lượng cuộc sống. Vậy ngoài nguyên nhân chung có tính khách quan như trên còn có những lý do gì nữa làm mức chi tiêu của nhóm dân cư sau TĐC tăng lên và điều này có đáng lo ngại không khi mức chi tiêu của người dân ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng thu nhập? Giải đáp vấn đề này, chúng ta thấy có 35,8% ý kiến cho rằng chi tiêu tăng lên là do những chi phí trước đây người dân không phải trả. Đây là ý kiến của một người dân sau TĐC: -“Trước đây nhà tôi dùng nước giếng, bây giờ vào sống ở khu tái định cư có nước máy rất tiện dụng, sạch sẽ nhưng cũng thêm một khoản tiền phải trả hàng tháng. Ngoài ra còn phải trả thêm tiền dọn rác và nhiều thứ khác nữa...” (Nam - tuổi 41, tổ 74 - Thanh Lộc Đán - Thanh Khê). Rõ ràng theo xu hướng chung của sự phát triển đô thị thì sự biến đổi hành vi tiêu dùng của các thị dân như là một tất yếu. Tất nhiên quy mô, mức độ của sự biến đổi đó xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế song không thể không xảy ra. - “Gia đình tôi trước đây thường tổ chức ăn bữa sáng ở nhà nên ít tốn kém. Nay vào ở khu tái định cư, thấy mọi người đều ăn hàng quán, nhà mình cũng phải vậy”. (Nữ - tuổi 48 - khu Phan Bôi - An Hải Bắc - Sơn Trà). Như vậy, khi người dân chuyển vào sinh sống trong các khu TĐC, với một không gian vật chất - xã hội được kiến tạo theo hướng đô thị hiện đại. Điều này đã và sẽ ảnh hưởng đến lối sống, tạo ra những thói quen sinh hoạt mới, nếp sống mới. Các thị dân có xu hướng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ xã hội. Để đánh giá chính xác cái được cái chưa được sau TĐC, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn với những nhân tố tác động vừa nêu, song đứng về phương diện văn hoá - xã hội mà xét thì có thể nói rằng mức sống của người dân sau TĐC đã được cải thiện một phần. Tuy nhiên, trên phương diện kinh tế, tác giả nhận thấy rằng mức chi tiêu tăng lên sau TĐC chưa hẳn đã tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng về chất lượng cuộc sống. Để thẩm định vấn đề này một cách đầy đủ hơn, tác giả tiến hành so sánh mức chi tiêu của nhóm dân sau TĐC với mức chi tiêu của dân cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong các thời điểm tương ứng. Bảng 2.9: Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của dân cư thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: đồng Thời gian Mức chi tiêu chung Mức chi tiêu cho đời sống Năm 1999 309.260 279.260 Năm 2002 495.000 468.920 Năm 2004 655.200 596.760 Nguồn: Báo cáo của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng. Cần nhấn mạnh rằng, thời gian mà tác giả tiến hành khảo sát thực tế mức sống của nhóm dân cư sau TĐC ở Đà Nẵng là từ tháng 2 đến tháng 4/2005. Mặc dù vậy, đem so sánh mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng là 365.788đ của nhóm dân cư sau TĐC ở thời điểm điều tra nói trên với mức chi tiêu cho đời sống của dân cư thành phố Đà Nẵng ta thấy có một khoảng cách chênh lệch khá lớn. Mức này chỉ bằng 78% so với năm 2002 và 61,3% so với mức chi trung bình của người dân thành phố năm 2004. Như vậy so với mặt bằng chung thì mức chi tiêu của nhóm dân cư sau TĐC vẫn thấp hơn khá nhiều so với cộng đồng dân cư Đà Nẵng. Đặc biệt khi đối sánh với mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng chia theo 5 nhóm mức sống của dân cư thành phố Đà Nẵng vào năm 2004 thì mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của nhóm dân cư sau TĐC chỉ bằng 72,2% mức chi tiêu của nhóm có mức sống trung bình của thành phố năm 2004. Khi xét về cơ cấu chi tiêu/ tháng ở quy mô hộ, chúng ta thấy bức tranh tổng quát sau: Bảng 2.10: Cơ cấu chi tiêu cho đời sống của hộ gia đình Các khoản chi Trước TĐC Sau TĐC Số tiền (đ) Tỷ lệ Số tiền (đ) Tỷ lệ Chi cho ăn uống 512.637 41,78 671.595 43,16 Chi cho sinh hoạt phí (điện, nước, rác, TTLL) 101.594 8,28 157.940 10,15 Chi cho học hành 222.942 18,17 311.834 20,04 Chi cho khám chữa bệnh 75.827 6,18 114.837 7,38 Chi cho vui chơi giải trí 82.085 6,69 78.269 5,03 Chi khác 231.899 18,90 221.582 14,24 Tổng số 1.226.984 100,00 1.552.060 100,00 Bảng số liệu trên cho thấy, nhìn chung, sau di dời, giải tỏa, mức chi tiêu của người dân đã tăng lên (1.556.000 đồng/ 1.226.984đồng/tháng). Song sự gia tăng các khoản chi vẫn chủ yếu dành cho những nhu cầu thiết yếu của đời sống như ăn, sinh hoạt phí, học hành, khám chữa bệnh. Phần dành cho nghỉ ngơi, vui chơi giảm trí giảm. ở thời điểm trước và sau TĐC thì chi tiêu cho ăn uống chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu chi tiêu (trên 40%) gấp đôi khoản chi lớn thứ 2 là chi cho học hành (chiếm trên dưới 20%) và gấp đến 8 lần so với chi phí cho vui chơi giải trí (5,03%) sau TĐC. Điều này còn thể hiện rõ nét trong bảng các khoản ưu tiên chi tiêu của các hộ gia đình trước và sau TĐC: + 97% ý kiến trả lời ưu tiên chi tiêu cho ăn uống + Chi phí cho học tập chiếm 65,2% + Các khoản khác : 46,4% Như vậy, cơ cấu chi tiêu này vẫn thể hiện thói quen chi tiêu của nhóm dân cư có thu nhập chưa cao, hơn nữa lại đang có nguy cơ bị giảm sút. Mức sống thấp được thể hiện ở chỗ dân cư chỉ chi tiêu cho những khoản chi hết sức cấp thiết cho nhu cầu tồn tại hàng ngày (chủ yếu là nhu cầu về vật chất). Còn những khoản chi tiêu khác phục vụ cho nhu cầu tinh thần hoặc nhu cầu lâu dài thì ít được coi trọng. Ví dụ: chi phí cho vui chơi giải trí rất thấp: trước TĐC chỉ chiếm 6,69% và sau TĐC còn 5,03% trong tổng chi tiêu; hoặc chi phí cho khám chữa bệnh (7% tổng chi tiêu). Tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây là khoản chi tiêu cho học hành lại chiếm 1/5 tổng chi tiêu, đứng thứ hai trong các khoản chi tiêu của gia đình. Chứng tỏ, mặc dù có khó khăn trước mắt nhưng các gia đình đã đầu tư cho việc học hành của con cái và các thành viên trong gia đình. Điều này sẽ giúp khả năng tạo thu nhập và mức sống của gia đình sẽ ổn định hơn trong tương lai. Ngoài ra, trong chi tiêu gia đình chúng ta còn thấy khoản chi tiêu dành cho việc mua sắm đồ dùng gia đình. Điều này thể hiện dù rất í, nhưng các hộ gia đình vẫn dành khoản nào đó trong chi tiêu cho mua sắm và tích luỹ. Trong điều kiện thu nhập sau TĐC giảm sút mà mức chi tiêu lại tăng lên như vậy sẽ là gánh nặng lên các hộ gia đình, nhất là những nhóm hộ nghèo, những hộ có thu nhập thấp và không ổn định. Điều này càng thấy rõ khi xem xét mối tương quan giữa cơ cấu chi tiêu với nhóm mức sống theo thu nhập sau TĐC. Bảng 2.11: Tương quan giữa cơ cấu chi tiêu và nhóm mức sống theo thu nhập sau TĐC Cơ cấu chi tiêu tái định cư Nhóm mức sống theo thu nhập Nghèo Tạm đủ T.bình Khá Giàu đồng % đồng % đồng % đồng % đồng % Chi cho ăn uống 716,6 51,6 618,5 38,9 822,5 43,8 1010,0 52,0 1100,0 47,1 Chi cho sinh hoạt 111,5 8,0 178,6 11,2 217,2 11,5 168,0 8,7 191,5 8,3 Chi cho học hành 300,0 21,6 427,2 26,9 378,8 20,1 339,0 17,4 460,0 19,7 Chi cho vui chơi giải trí 0,0 00 81,4 5,1 83,0 4,4 100,0 5,1 300,0 12,8 Chi cho khám chữa bệnh 200,0 14,4 160,0 10,0 127,5 6,8 91,6 4,8 150,0 6,4 Chi các khoản khác 60 4,4 121,1 7,9 248,3 13,4 203,7 12,0 130,0 5,8 Tổng cộng 1388,1 1586,7 1877,3 1939,3 2331,5 Nhìn chung, cơ cấu chi tiêu của các nhóm có mức sống theo thu nhập tuy không có sự khác biệt quá lớn, song với chi tiêu cho ăn uống, nhóm hộ có mức sống tạm đủ và trung bình đã phải chi khá hạn hẹp chỉ 38,9% và 43,8%. Trong khi đó các nhóm nghèo và giàu có, khá giả chỉ xấp xỉ 50%. Còn chi cho học tập, các nhóm có mức sống thấp phải đầu tư khá nhiều: 21,6%/ nghèo, 26,9%/tạm đủ và 20,1%/trung bình. Điều này cho thấy với nhóm dân TĐC, do thu nhập còn thấp, chi tiêu sau TĐC nhiều song đã cố gắng lớn trong việc chi cho việc học tập của con cái. Đây là một trong những yếu tố cần chú ý để có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện học tập, vươn lên cho đồng bào trong nhóm dân tái định cư. Riêng với khoản chi cho vui chơi giải trí của nhóm hộ giàu chiếm tới 12,8% trong tổng chi tiêu trong khi đó nhóm hộ nghèo bằng 0 còn nhóm có mức sống trung bình chỉ 4,4% và nhóm tạm đủ và nhóm khá đều ở mức 5,1%. Điểm khác biệt thứ 2 là mức chi cho khám chữa bệnh của nhóm hộ nghèo lại có tỷ lệ cao nhất (chiếm 14,45 trên tổng chi tiêu của hộ) trong khi đó mức chi này ở nhóm hộ khá chỉ có 4,8% và nhóm hộ giàu cũng chỉ chiếm 6,4%. Đây cũng là chỉ báo cho thấy rằng nhóm hộ nghèo thì bệnh tật đang đeo bám nhiều. Đây cũng là điều cần chú ý để có chính sách y tế thích hợp giúp nhóm người nghèo sau TĐC tiếp cận dịch vụ y tế. Bảng số liệu trên cũng cho thấy về giá trong tuyệt đối nhóm hộ có thu nhập càng cao thì mức chi tiêu càng lớn.Thí dụ, chi cho ăn uống của nhóm giàu cao gấp 1,7 lần so với nhóm hộ tạm đủ và nhóm hộ nghèo; chi cho sinh hoạt phí, học hành... của nhóm hộ giàu cũng đều cao hơn từ 1,5 - 1,7 lần so với nhóm hộ nghèo và tạm đủ. Chính điều này cho thấy, sự phân hóa đã khá rõ nét trong cộng đồng dân sau TĐC. Tóm lại, qua phân tích diễn biến chi tiêu của các hộ gia đình thuộc diện di dời TĐC, ta thấy sự biến đổi mức sống dân cư trên phường diện chi tiêu khá phức tạp. Mức chi tiêu bình quân cho hộ gia đình cũng như bình quân đầu người/tháng đã được nâng lên rõ rệt. Mức chi tiêu tăng lên là do chịu ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng tăng cao bởi biến động thị trường, song không thể không nhận thấy sự tác động của môi trường đô thị lên ý thức và hành vi tiêu dùng của người dân. Cơ cấu chi tiêu có dấu hiệu ngày càng hợp lý, thông qua đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng có phần được cải thiện hơn. Thói quen tiêu dùng cho phù hợp với lối sống đô thị hiện đại cũng đang được các tầng lớp nhân dân tiếp nhận. Đây là xu hướng tích cực và tất yếu của sự phát triển. 2.2.2.3 Biến đổi về tài sản và môi trường Tài sản là chỉ báo quan trọng trong nghiên cứu mức sống. Có thể thông qua chỉ báo tài sản để nhận định mức sống của cá nhân hay gia đình ở thang bậc nào, giàu hay nghèo. Tài sản thể hiện sự tích luỹ của nhiều thế hệ và là kết quả thu nhập của mỗi cá nhân, gia đình trong nhiều năm. Vì vậy để đánh giá mức sống được chính xác và đầy đủ hơn thì ngoài chỉ báo về thu nhập và chi tiêu chúng ta cần quan tâm đến chỉ báo tài sản. Tài sản là toàn bộ những hiện vật có giá trị mà cá nhân hay gia đình đó làm chủ. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ chú ý đến tiêu chí về nhà ở, các đồ dùng sinh hoạt lâu bền trong gia đình và môi trường của nhóm dân cư sau TĐC ở thành phố Đà Nẵng. * Về nhà ở Nhà ở là điều kiện vật chất quan trọng nhất để ổn định cuộc sống đối với mỗi gia đình. Hơn nữa, đối với cư dân đô thị, nhà ở không chỉ là nơi trú ngụ, sum họp của những người thân trong gia đình mà còn là nơi giao dịch làm ăn, buôn bán hoặc có thể là cơ sở sản xuất hàng hoá. ở một phương diện nào đó, nhà ở trở thành tiêu chí để đo mức sống của mỗi người, mỗi nhà. Đối với nhóm dân cư thuộc diện di dời giải toả thì chỉ một bộ phận nhỏ (chiếm 0,48% trong mẫu điều tra) là nhận căn hộ ở khu chung cư, còn đại bộ phận hộ dân tự xây nhà mới trên các lô đất được phân tại các khu TĐC. Khi xem xét quy mô hay kiểu loại nhà ở trước và sau TĐC (từ kết quả khảo sát 210 hộ gia đình trong mẫu điều tra được tiến hành vào đầu năm 2005), ta nhận thấy có sự biến đổi theo chiều hướng sau đây: Bảng 2.12: So sánh kiểu loại nhà ở trước và sau tái định cư Đơn vị tính: % Kiểu loại nhà ở Trước TĐC Sau TĐC 1.Nhà 2 tầng trở lên 5,8 22,1 2.Nhà mái bằng 16,0 25,0 3. Nhà mái tôn / ngói 64,7 52,9 4.Nhà tạm bợ 13,5 0 Bảng số liệu đã cho thấy một sự biến đổi tích cực về nhà ở sau TĐC. Đó là việc căn bản xoá bỏ hoàn toàn loại hình nhà tranh tre tạm bợ (phần lớn là dạng nhà chồ của ngư dân ven sông). Thay vào đó là sự gia tăng lên gấp 3,8 lần loại hình nhà hai tầng trở lên, từ 5,8% trước TĐC lên 22,1% sau TĐC. Loại nhà một tầng mái tôn/ ngói giảm từ 64,7% xuống còn 52,9%. Đặc biệt là loại nhà mái bằng hay nhà 1 tầng có gác lững tăng từ 16% lên 25%, tức tăng lên 1,5 lần sau TĐC. Như vậy xét về mặt quy mô hay kiểu loại nhà ở ta thấy có sự thay đổi nhanh theo chiều hướng tích cực hơn; phù hợp hơn với xu thế phát triển của đô thị. Kiểu loại nhà ở tạm bợ đã được dẹp bỏ, thay vào đó là những kiểu loại nhà hiện đại và tiện nghi khang trang hơn. Sự biến đổi về các loại hình nhà ở phần nào phản ánh sự biến đổi về mức sống cũng như lối sống của mỗi gia đình cũng như mỗi nhóm xã hội. Xem xét sự tương quan giữa tiêu chí nhà ở với các nhóm theo mức sống cũng cho ta thấy nhiều điều lý thú. Bảng 2.13: Các nhóm mức sống với loại hình nhà ở Đơn vị tính: % Nhóm mức sống Loại nhà ở trước TĐC Loại nhà ở sau TĐC Nhà tạm Một tầng mái tôn/ ngói Một tầng mái bằng Hai tầng trở lên Nhà tạm Một tầng mái tôn/ ngói Một tầng mái bằng Hai tầng trở lên Nhóm nghèo 21,0 79,0 0 0 0 72,7 18,1 9,2 Nhóm tạm đủ 12,5 62,5 18,8 6,2 0 35,7 42,9 21,4 Nhóm trung bình 8,3 41,6 33,3 16,8 0 45,5 27,2 27,3 Nhóm khá giả 6,65 66,7 20,0 6,65 0 60,0 20,0 20,0 Nhóm giàu 16,7 66,7 16,6 0 0 16,7 16,7 66,0 Đối với nhóm hộ nghèo, trước TĐC chủ yếu là ở nhà một tầng mái tôn/ngói (79%) và nhà tạm bợ (21%); tuyệt nhiên không có hộ nghèo nào có nhà một tầng mái bằng hay nhà hai tầng trở lên. Sau TĐC không chỉ loại nhà tạm bợ được xoá bỏ, đa phần có nhà xây một tầng mái tôn mà còn có một tỷ lệ khá lớn có nhà một tầng mái bằng là 18,1% và nhà 2 tầng trở lên là 9,2%. Tương tự như vậy, đối với các nhóm hộ từ nhóm có mức sống tạm đủ và trung bình, sau TĐC tỷ lệ mái bằng và nhà hai tầng trở lên đều được nâng dần lên. Riêng loại nhà hai tầng trở lên, nhóm tạm đủ tăng từ 6,2% trước TĐC lên 21,4% sau TĐC; tương ứng như vậy, ở nhóm trung bình tăng từ 16,8% lên 27,3% và nhóm khá giả tăng từ 6,65% lên 20,0% sau TĐC. Đối với nhóm hộ giàu, trước TĐC cũng giống như nhóm hộ nghèo, đa phần đều ở nhà một tầng mái tôn/ngói (66,7%) và vẫn có một tỷ lệ khá lớn là 16,7% hộ ở nhà tạm. Nhưng sau TĐC kiểu loại nhà ở đã có sự đổi thay tương xứng với vị thế kinh tế của nhóm giàu. Đó là đa phần hộ thuộc nhóm giàu (66,6%) có nhà hai tầng trở lên, còn lại kiểu nhà một tầng mái tôn và mái bằng, mỗi loại chiếm tỉ lệ 16,7%. Sau TĐC, đi liền với những căn nhà khang trang là những tiện nghi khá thuận lợi cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân như nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại. Qua phỏng vấn của chủ hộ gia đình chúng tôi được biết trước TĐC chỉ có 68,6% hộ gia đình có nhà tắm nhưng sau TĐC tỉ lệ đó là 100%. Tương tự như vậy trước đây chỉ có 71,4% hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại, nay 100% hộ gia đình đều có. Có thể nói rằng cái được nhất của người dân sau TĐC chính là vấn đề nhà ở. Nhiều người dân coi sự biến đổi này như là một sự đổi đời của họ. Thật vậy, có nhiều gia đình đã bao đời sống trong những căn nhà tạm nhếch nhác bên những vũng đầm Thuận Phước hay ven bờ sông Hàn, giờ đây nhờ có chính sách đền bù giải toả và TĐC mà họ có được nơi ở sạch đẹp và sở hữu căn nhà khang trang. “An cư lạc nghiệp”, nhà ở chính là điều kiện quan trọng để người dân yên tâm tạo lập cuộc sống lâu dài. Tuy nhiên, điều mà một số hộ dân lo lắng nhất là khả năng hoàn trả tiền đất ở cho thành phố. Qua khảo sát chúng tôi được biết chỉ mới có 29,3% số hộ trong mẫu điều tra đã trả xong tiền đất ở được phân trong khu TĐC; có 22,4% số hộ đã trả trên 50%; 5,8% số hộ trả dưới 50% tiền đất và còn đến 42,4% số hộ còn nợ 100% tiền đất ở. Riêng số hộ dân ở khu TĐC Phan Bôi - Quận Sơn Trà đã trên 6 năm TĐC song vẫn chưa có ai hoàn trả thêm được đồng tiền đất nào cả. Số tiền nợ mua đất được quy đổi ra vàng ở thời điểm thanh toán đang làm trĩu nặng thêm nỗi lo của người dân khi công ăn việc làm khó khăn, thu nhập chưa được cải thiện là mấy. Đây là một vấn đề kinh tế-xã hội mà chính quyền thành phố cần có một cơ chế chính sách thích hợp để giải quyết trong cả trước mắt lẫn lâu dài. *Về các đồ dùng trong gia đình. Mức độ trang bị các đồ dùng trong nhà cũng là một chỉ báo có ý nghĩa về mức sống và về các mối quan tâm văn hoá của dân cư. Điều tra và thống kê tổng hợp mức trang bị 12 thứ đồ dùng lâu bền trong nhà.. Kết quả khảo sát cho thấy một sự phân bố như sau, theo thứ tự sắp xếp từ mức phổ biến đến ít phổ biến nhất: Bảng 2.14: Tỉ lệ hộ dân có đồ dùng trong gia đình, xếp theo thứ hạng Đồ dùng trước tái định cư Thứ hạng Đồ dùng có thêm sau tái định cư Loại đồ dùng Tỉ lệ Loại đồ dùng Tỉ lệ Gường gỗ Tủ gỗ Bàn ghế Xe đạp T.V Rađiô Cassét Xe máy Bếp ga Điện thoại Tủ lạnh Vi tính Điều hoà 91.2 75.2 70.7 69.3 57.8 56.1 45.9 40.0 23.9 23.9 15.1 2.9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T.V Xe máy Bếp ga Điện thoại Tủ gỗ Bàn ghế Xe đạp Tủ lạnh Rađiô Cassét Gường gỗ Vi tính Điều hoà 55.7 54.1 52.5 42.8 34.4 34.4 27.9 26.2 23.0 19.7 16.4 9.8 + Trước TĐC, các loại đồ dùng phổ biến nhất trong các hộ gia đình là giường gỗ: 91,2% trên tổng số hộ; tủ là 75,2%; bàn ghế: 70,7%; xe đạp 69,3%; ti vi: 57,8%; radio cattset: 56,1%; xe máy: 45,9%. Các đồ dùng này đa phần thuộc loại bình thường, giá rẻ (ngoại trừ xe máy). Còn lại, các loại đồ dùng hiện đại, đắt tiền có tỷ lệ thấp dần gồm bếp ga: 40%; điện thoại: 23,9%; tủ lạnh: 23,9%; vi tính: 15,1%; điều hoà: 2,9%. + Sau TĐC, ngoài các đồ dùng có sẵn từ trước, các loại được mua sắm khá phổ biến nhất trong các hộ gia đình là ti vi: 55,7% trên tổng số hộ; tương ứng, xe máy là 54,1%; bếp ga: 52,5%; điện thoại 42,8%. Còn các loại đồ dùng như tủ lạnh, máy vi tính, điều hoà nhiệt độ nếu so với các đồ dùng khác cùng được mua sắm sau TĐC tuy có tỷ lệ thấp hơn song nếu so với trước TĐC thì vẫn có sự tăng lên rất đáng kể. Trước TĐC tủ lạnh có tỷ lệ 23,19% trên tổng số hộ gia đình thì sau TĐC có thêm 26,2%. Tương tự như vậy máy vi tính tăng thêm 16,4% và đặc biệt điều hoà nhiệt độ từ 2,9% trước TĐC đã tăng thêm 9,8% sau TĐC. Từ sự ưu tiên lựa chọn mua sắm đồ dùng trong gia đình ở 2 thời điểm trước và sau TĐC, chúng ta không thể suy diễn một chiều rằng, trước TĐC người dân có mức sống thấp nên chỉ mua sắm đồ dùng rẽ tiền là chủ yếu, còn sau TĐC thì họ mua sắm nhiều hơn những đồ dùng đắt tiền, điều đó chứng tỏ một phần nào sự cải thiện về mức sống! Tuy nhiên với thực tế, diễn ra nói trên, cũng đã phản ánh xu thế biến đổi mức sống theo chiều hướng tích cực. Đến nơi ở mới, với nhà cửa tốt hơn, khang trang hơn, người dân đã chú ý nhiều hơn đến những trang bị nội thất, tiện nghi sinh hoạt để nâng cao đời sống. Đây là một bước tiến quan trọng, đáng khuyến khích trong quan niệm về văn hoá và lối sống của cộng đồng dân chuyển cư sau TĐC ở thành phố Đà Nẵng. * Về môi trường cảnh quan: Trong những năm vừa qua, những dự án di dời giải toả của thành phố triển khai chủ yếu ở những khu vực có cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đó là những làng chài ven sông, những xóm nghèo với những mái nhà lụp xụp bên cạnh các vũng, dầm... nay được chuyển vào sinh sống trong các khu TĐC với hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ. Đối với nhiều người dân, đây thực sự là một sự đổi đời. Để biết được sự đánh giá của người dân về môi trường cảnh quan nơi ở mới chúng tôi đưa ra câu hỏi : “ông (bà đánh giá về môi trường cảnh quan của nơi ở hiện nay so với trước đây như thế nào?” Kết quả số liệu thống kê được từ điều tra cho thấy có 85,1% ý kiến đánh giá là tốt hơn. Có 7,5% ý kiến trả lời là không đổi và 7,5% ý kiến cho rằng kém đi so với trước đây. Như vậy, đa phần người dân đều đánh giá cao về môi trường cảnh quan mà họ đang được thụ hưởng. Tuy nhiên vẫn có 7,5% ý kiến cho rằng môi trường sau TĐC kém đi. Những ý kiến đánh giá này không hẵn là sự chê bai hiện thực mà nhiều khi xuất phát từ những mong muốn và điều kiện sống trước TĐC. Một số hộ trước TĐC, nhà ở, đất ở tốt. Họ hoài niệm về cuộc sống nơi thôn dã trước đây. Sau đây là sự khẳng định của một chủ hộ được phỏng vấn: “Tôi mong muốn có lại chỗ ở như cũ, có nhà, có vườn rộng để trồng cây và chăn nuôi heo gà” (Nam- 56 tuổi- tổ 16- Khuê Trung - Quận Hải Châu) Rõ ràng, trong buổi đầu của sự chuyển đổi môi trường sống, không phải ai cũng dễ dàng quên đi nơi ở cũ mà mình đã bao năm gắn bó. Tuy nhiên, trong xu thế đô thị hoá, đòi hỏi mọi con người phải thích ứng và hoà nhập với những điều kiện sống mới ở nơi TĐC. Đây là điều gần như tất yếu ở những vùng đang phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh. Như vậy, xét trên phương diện nhà ở và môi trường cảnh quan chủ trương quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện có ý nghĩa nhiều mặt. Chỉ trong một thời gian ngắn, với nguồn vốn đầu tư ít, nhưng thành phố lại được đổi mới từng ngày. Đa phần người dân đã có được nơi ở sạch đẹp, khang trang. Điều này, nếu đem so sánh với đầu tư xóa nhà ổ chuột, giải tỏa các xóm liều, hỗ trợ những hộ nghèo ở một số tỉnh, thành phố lớn thì việc Đà Nẵng thực hiện di dời, giải tỏa, chỉnh đang đô thị ở thành phố là một mô hình thực hiện rất thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan