Luận văn Biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng (CONSTREXIM )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

 

CHƯƠNG I - Cơ sở lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và vấn đề hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở doanh nghiệp xuất nhập khẩu 6

I- Thương mại quốc tế và hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân 6

1- Khái niệm thương mại quốc tế 6

2- Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 7

3- Tính tất yếu khách quan và vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá 8

3.1. Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu 8

3.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 10

4- Các hình thức nhập khẩu 12

4.1. Nhập khẩu tự doanh 12

4.2. Nhập khẩu uỷ thác 12

4.3. Nhập khẩu liên doanh 13

4.4. Nhập khẩu theo hình thức hàng đổi hàng 14

4.5. Nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất 14

5- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá 15

5.1.Đặc điểm của mặt hàng máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng 15

5.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nói chung 17

5.3 Nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu ở doanh nghiệp xây dựng 21

6- Nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hoá 21

6.1. Nghiên cứu thị trường 22

6.2. Lập phương án kinh doanh 23

6.3. Giao dịch và ký kết hợp đồng 24

6.4. Thực hiện hợp đồng 27

6.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động 30

II- Sự cần thiết và nội dung hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp 31

1- Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá 31

2- Nội dung hoàn thiện hoạt động nhập khẩu 32

2.1. Công tác thông tin về tiếp cận thị trường nhập khẩu 32

2.2. Xây dựng kế hoạch mua 32

2.3. Lùa chọn đối tác và mặt hàng 32

2.4. Hoàn thiện công tác kế hoạch và nghiệp vụ nhập khẩu 33

2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý 34

2.6. Công tác bán hàng nhập khẩu 34

CHƯƠNG II- Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty xây lắp XNK vật liệu và kỹ thuật xây dựng CONSTREXIM thời gian qua (1998 - 2000) 35

I- Giới thiệu chung về công ty CONSTREXIM 35

1- Sự hình thành và phát triển của công ty 35

2- Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty 36

2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 36

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 37

3-Điều kiện nhân sự của công ty CONSTREXIM 39

4-Kết quả hoạt động tổ chức kinh doanh 41

II- Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty CONSTREXIM 46

1- Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty 46

1.1. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu 46

1.2. Đặc điểm về mặt hàng nhập khẩu 47

1.3. Đặc điểm về phương thức nhập khẩu 48

1.4. Mục đích của nhập khẩu 49

2- Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty 49

2.1. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo khu vực thị trường 49

2.2.Phân tích hoạt động nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng 53

2.3. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo phương thức nhập 62

2.4. Phân tích nghiệp vụ nhập khẩu của công ty trong thời gian qua 63

3- Đánh giá hoạt động nhập khẩu trong thời gian qua ở công ty CONSTREXIM 66

III-Kết luận rót ra từ thực trạng: 68

1. Ưu điểm 68

2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu 69

2.1. Những hạn chế trong hoạt động nhập khẩu ở công ty 69

2.2. Nguyên nhân 70

CHƯƠNG III - Biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty CONSTREXIM 72

I- Xu hướng phát triển của thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới 72

1. Những vấn đề đặt ra cho hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng ở các doanh nghiệp nhập khẩu 72

2.Xu hướng phát triển của thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới 74

II- Phương hướng và mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới 76

1- Phương hướng và mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CONSTREXIM 76

2- Phương hướng và mục tiêu của công ty trong hoạt động nhập khẩu 79

III- Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty CONSTREXIM 81

1- Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu của công ty 81

1.1. Hoàn thiện nghiên cứu nhu cầu hàng nhập khẩu 81

1.2. Hoàn thiện nghiên cứu thị trường nhập khẩu 83

2- Hoàn thiện công tác giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng 84

3- Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu hàng hoá 86

4- Hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu 88

5- Nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng Marketing thương mại quốc tế vào hoạt động nhập khẩu 91

6- Đa dạng hoá phương thức nhập khẩu 92

7- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 93

IV- Một số kiến nghị đối với nhà nước 93

1- Đầu tư để phát triển ngành vận tải 94

2- Hỗ trợ về thông tin 94

3- Đào tạo cán bộ kỹ thuật , chuyên gia công nghệ 94

4- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 95

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Xác nhận của công ty

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng (CONSTREXIM ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết khoa học kỹ thuật luôn phát triển, vận động không ngừng. Để có thể theo kịp với sự phát triển này cần phải có đội ngũ được rèn luyện và đào tạo trong điều kiện tốt và hiện đại, đội ngũ đó là những người trẻ tuổi, có năng lực cao. Bởi những kỹ sư cao tuổi đã được đào tạo trong thời kỳ trước, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển và thông tin khoa học không được cập nhật, do vậy năng lực của họ còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ sư cao tuổi giảm dần, đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ sư trẻ tuổi tăng dần nhưng sự tăng giảm này còn rất chậm. Để đạt được tốc độ phát triển cao, công ty cần có những biện pháp thay đổi cơ cấu nhân lực, nâng cao trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên. 4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu gồm: + Xây lắp + Kinh doanh xuất nhập khẩu + Đào tạo và xuất khẩu lao động + Sản xuất vật liệu xây dựng + Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác Sau 19 năm hoạt động và phát triển, công ty CONSTREXIM đã dần khẳng định được mình trên thị trường bằng những bước đi đúng đắn. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm qua là một thực tế minh chứng cho sự phát triển lớn mạnh không ngừng. Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (năm 1998-2000) STT Năm Đơn vị 1998 1999 2000 Các chỉ tiêu chủ yếu GTSL Tỷ trọng % GTSL Tỷ trọng % GTSL Tỷ trọng % 1 Giá trị sản xuất kinh doanh - Giá trị sản xuất kim ngạch XNK - Giá trị sản xuất xây lắp - Giá trị sản xuất kinh doanh khác Tỷ VNĐ Triệu USD Tỷ VNĐ Tỷ VNĐ 382,00 19,44 84 52,95 100 64,14 22 13,86 322,78 9,43 155,17 35,61 100 40,9 48,07 11,03 379,9 7,37 180,5 199 100 21,18 47,5 31,32 2 Tổng doanh thu Tỷ VNĐ 199 165,5 333 3 Lợi nhuận Tỷ VNĐ 2,35 1,81 3,13 4 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ VNĐ 40 32,4 37 5 Thu nhập bình quân Nghìn VNĐ 900 900 950 ( Nguồn : Trích báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm 1998-2000 ) Qua bảng 3 ta thấy tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm qua có xu hướng phát triển không đều. Năm 1998 đạt 382 tỷ đồng, năm 1999 đạt 322,78 tỷ đồng, giảm 15,5 % so với năm 1998. Năm 2000 đạt 379,9 tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 1999. Như vậy năm 1999 tổng giá trị sản xuất kinh doanh là thấp nhất trong những năm gần đâydo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở nên khó khăn hơn so với những năm trước đó rất nhiều . Năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt tới 19,44 triệu USD chiếm 64,14 % tổng giá trị sản xuất kinh doanh thì sang năm 1999 kim ngạch chỉ còn 9,43 triệu USD chiếm 40,9% tổng giá trị sản xuất kinh doanh . Và tới năm 2000, tổng giá trị sản xuất kinh doanh đã có xu hướng tăng lên so với năm 1999 song kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn giảm xuống còn 7,37 triệu USD chiếm 21,18% tổng giá trị sản xuất kinh doanh . Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu từ chỗ chiếm phần lớn tổng giá trị sản xuất kinh doanh giảm xuống chiếm khoảng 1/5 tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn đóng góp khá lớn vào giá trị tổng sản lượng song xu hướng giảm mạnh này cần được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất kinh doanh . Trong giá trị sản xuất kinh doanh của công ty thì giá trị sản xuất xây lắp có xu hướng tăng mạnh mẽ. Từ chỗ đạt 84 tỷ VNĐ chiếm 22% năm 1998, tăng lên đến 155,17 tỷ VNĐ chiếm 48,7% tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm1999 và năm 2000 là 180,5 tỷ VNĐ chiếm 47,5% tổng giá trị . Chỉ trong 2 năm, giá trị xây lắp tăng lên rất nhanh, năm 2000 tăng 114,9% so với năm 1998. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng vì nó khẳng định được khả năng cũng như uy tín của công ty trên thị trường. Có được như vậy là do sự cố gắng nêu cao tinh thần chủ động khai thác công việc ở ngay từng xí nghiệp . Mới hơn 4 năm phát triển trong lĩnh vực xây lắp, đây là con số rất đáng được ban lãnh đạo công ty chó ý, phát huy nội lực của từng đơn vị trực thuộc. Năm 1999 tổng doanh thu giảm hơn so với năm 1998 nhưng đến năm 2000 tổng doanh thu lên đến 333 tỷ đồng, tăng cao nhất từ trước tới nay. Trong năm 2000, được công ty đầu tư gần chục tỷ đồng cho các loại máy thi công, thiết bị gia công cơ khí đáp ứng kịp thời những nhu cầu phục vụ sản xuất nên CONSTREXIM đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây lắp thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình. Đặc biệt năm 2000, công ty còn nghiệm thu một số công trình hoàn thành trước tiến độ như xây dựng đập tràn và hố tiêu năng nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận, khu nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II , nhà máy xay lúa mỳ Bà Rịa- Vũng Tàu,... Công ty CONSTREXIM luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, các khoản nộp ngân sách được hoàn thành hàng năm, tránh nợ đọng năm này qua năm khác. Để phục vụ cho nhu cầu trong nước , chủ yếu là cho các đơn vị xây dựng , hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đã tận dụng những lợi thế của mình, hướng váo các mặt hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng . Các mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu gồm: + Nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng + Nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng + Nhập khẩu vật liệu xây dựng trang trí nội thất Về các mặt hàng xuất khẩu của công ty , mặc dù đã có rất nhiều cố gắng đổi mới phương thứec tiếp cận khách hàng nhưng do hàng hoá chấ lượng còn thấp, giá thành sản xuất caob nên sức cạnh tranh còn kém. Chi nhánh miềm trung của công ty bên cạnh các mặt hàng truyền thống như xi măng sắt thép còn mở rộng thêm một số mặt hàng cơ khí mới. Tuy vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn do giá trị xuất khẩu lao động mang lại. Kim ngạch xuất nhập khẩu các năm vừa qua như sau: Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty CONSTREXIM ( năm 1998-2000 ) Đơn vị : triệu USD Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch nhập khẩu 18,38 94,55 9,18 97,4 6,5 88,2 Kim ngạch xuất khẩu 1,06 5,45 0,25 2,6 0,87 11,8 Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 19,44 100 9,43 100 7,37 100 (Nguồn :Trích báo cáo tổng kết hàng xuất nhập khẩu hàng năm 1998-2000 ) N¨m 1998 N¨m 1999 N¨m 2000 Bảng trên có thể được mô tả qua biểu đồ sau: Qua bảng 4 ta thấy rằng kim ngạch xuất nhập khẩu chủ yếu do hoạt động nhập khẩu mang lại, kim ngạch xuất khẩu chiểm tỷ trọng rất nhỏ. Kim ngạch nhập khẩu năm nào cũng chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu . Đó là do tình hình sản xuất máy móc thiết bị cho ngành xây dựng ở trong nước còn chưa phát triển ngoài ra các công trình hiện đại còn đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu cao cấp trong nước chưa sản xuất được . Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cho các công trình, công ty đã có số lượng nhập khẩu khá lớn . Tuy nhiên, công ty đang chú trọng vào hoạt động xuất khẩu, thảo luận với khách hàng để xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước Đông Âu cũ ( đặc biệt là Tiệp và Nga ), thăm dò đưa mặt hàng cơ khí mới sang thị trường Anh và Đan Mạch, công việc mở ra rất nhiều triển vọng. II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CONSTREXIM 1- Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty Nhập khẩu hàng hoá là một mảng khá lớn trong số các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CONSTREXIM và là hoạt động kinh doanh mang tính định hướng lâu dài của công ty. Vì vậy, để đánh giá nó một cách chi tiết tỷ mỉ thật khó, chúng ta chỉ đi phân tích trên một số mặt chính sau: 1.1. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu Trong kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là vấn đề rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, đạt hiệu quả cao. Kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì việc nghiên cứu thị trường càng trở nên phức tạp. Tuy vậy, trong những năm vừa qua, công ty CONSTREXIM đã luôn cố gắng trong việc tìm kiếm và lựa chọn thị trường. Trước đây dưới thời bao cấp, công ty chủ yếu có quan hệ với thị trường các nước Đông Âu, Liên Xô cũ và một số nước xã hội chủ nghĩa. Đây là những thị trường gần gũi vầ quen thuộc với nước ta. Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà trong hầu hết mọi lĩnh vực, ta luôn nhận được sự ưu đãi của các thị trường này bởi vì nước ta hiện nay mới chỉ có khả năng tự cung cấp một số vật liệu xây dựng đơn giản như gỗ, gạch, cát,. . . Còn các loại sản phẩm mang tính kỹ thuật cao và các máy móc thiết bị thì hoàn toàn phải nhập từ bên ngoài. Nhưng từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đồng thời các thị trường truyền thống cũng rơi vào khó khăn tghì công ty đã mở rộng quan hệ với nhiều thị trường trên khắp các châu lục song chủ yếu vẫn là thị trường các nước Châu á. Vì đây là những thị trường có nhiều sự tương đồng phù hợp với nước Việt Nam. Đặ biệt là từ sau tháng 2/1995 khi Mỹ bỏ cấm vạn đối với Việt Nam và cho đế tháng 7/ 1995 Việt Nam chính thức ra nhập Asean tì mối quan hệ của công ty với các thị trường gày càng mở rộng hơn, có điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh đồng thời mặt hàng nhập khẩu ngày càng phong phú hơn. Nhìn chung, thị trường nhập khẩu của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Hiện nay, công ty có quan hệ với trên 20 thị trường trên thế giới. Trong đó có những thị trường có kim ngạch nhập khẩu cao như Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,. . .. Với mỗi thị trường nhập khẩu, công ty chỉ nhập tập trung một số mặt hàng như thiết bị máy móc xây dựng là những mặt hàng công nghệ cao được nhập chủ yếu từ thị trường Châu Âu và Nhật Bản, còn các mặt hàng vật liệu trang trí nội thất như đồ gỗ, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, đồ điện dân dụng thường nhập từ các nước Asean và Châu á. Nhờ có việc nhập khẩu tập trung theo nhóm thị trường nên công ty đã tạo nên được mối quan hệ bạn hàng lâu dài và tin cậy với nhiều hãng, nhiều thị trường trên giới. 1.2. Đặc điểm về mặt hàng nhập khẩu Công ty CONSTREXIM là đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng , ban đầu mọi hoạt động kinh doanh đều do chỉ tiêu trên ra nên chưa mang tính chất kinh doanh thực sự. Khi chuyển sang tự chủ trong kinh doanh, ngoài việc thực hiện một số chỉ tiêu bộ xây dựng đưa ra, công ty còn được giao quyền hạch toán và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty được phép tự do hoạt động trong các lĩnh vực đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh . Nhằm khai thác nguồn lực, tiềm năng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Lãnh đạo công ty và các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu đã sáng tạo tìm nhiều biện pháp mới trong triển khai kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng chức năng nhiệm vụ cho cán bộ phòng kinh doanh, kết hợp linh hoạt giữa xuất khẩu và nhập khẩu mở rộng ngành hàng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi vật liệu xây dựng. Công ty đã chủ động đi vào các sản phẩm có chất lượng cao, thị trường lớn, chấp nhận cạnh tranh, đi vào nghiên cứu đầu vào và đầu ra để phục vụ tốt cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Công ty CONSTREXIM rất có uy tín về chất lượng các mặt hàng nhập khẩu đối với khách hàng bởi luôn chú trọng tới những mặt hàng có công nghệ mới, chất lượng cao ở từng thị trường. Chẳng hạn mặt hàng máy móc thiết bị của Nhật Bản luôn được đánh giá là có công nghệ cao nên các mặt hàng máy móc như máy đào, máy ủi, máy xúc, máy phát điện,. . thường được nhập khẩu từ thị trường này. Mặt hàng vật liệu chống thấm, tấm trần, cửa kính an toàn được nhập khẩu từ Thái Lan,Malaysia, Singapore. ở ý thì công ty thường nhập về mặt hàng bình bồn tắm, thiết bị vệ sinh,.. còn ở Tây Đức là máy trải thảm nhựa đường, thép lá,. . . Bên cạnh việc duy trì các loại máy móc và nguyên vật liệu xây dựng cơ bản công ty còn mở rộng sang nhập khẩu các mặt hàng khác như bấc thấm vải địa kỹ thuật phục vụ nhu cầu làm đường quốc lộ, phụ tùng ôtô, phụ tùng máy xây dựng của Hàn Quốc,.. .Đặc biệt gần đây do yêu cầu của cơ chế thị trường, công ty tăng cường hình thức đấu thầu cung cấp vật tư kể cả vật tư ngành nước cho các công trình nhằm làm tăng kim ngạch nhập khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu của công ty. 1.3.Đặc điểm về phương thức nhập khẩu Là mét doanh nghiệp Nhà nước cũng như bao doanh nghiệp khác, công ty CONSTREXIM luôn coi trọng hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, nhờ đó mà trong những năm qua công ty luôn được coi là đơn vị xuất nhập khẩu đầu tàu của Bộ xây dựng. Bên cạnh đó công ty luôn chú trọng giữ uy tín đối với khách hàng, bạn hàng. Hiện nay, trong hoạt động nhập khẩu, ngoài nhập khẩu tự doanh công ty còn sử dụng phương thức nhập khẩu uỷ thác. Công ty là một doanh nghiêp mạnh có chức năng nhập khẩu trực tiếp và có uy tín trên thị trường được các đơn vị khác uỷ thác cho công ty nhập khẩu hộ. Do đặc điểm của mặt hàng kinh doanh nhập khẩu vật liệu và kĩ thuật xây dựng, công ty không sử dụng các phương thức nhập khẩu khác ngoài hai phương thức này. 1.4.Mục đích của nhập khẩu Kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm công ăn việc làm. Doanh nghiệp nào kiên trì, năng động, sáng tạo sẽ có được hiệu quả đáp ứng mong muốn, ngược lại sẽ là khó khăn trì trệ thậm chí không Ýt doanh nghiệp đã thua lỗ dẫn tới phá sản, phải sát nhập. Như vậy, một số doanh nghiệp muốn tồn tại, giữ vững và phát triển trước hết phải có thị trường ổn định và lớn mạnh. Công ty CONSTREXIM cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Từ khi được tự do hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đăng ký công ty đã dặt nhiệm vụ thị trường lên mục tiêu số một cuả công ty. Mục đích nhập khẩu không còn thụ động chỉ phục vụ cho các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc nữa mà được mở nrộng đáp ứng nhu cầu thị trường, song chủ yếu vẫn là cho các đơn vị xây dùng trong đó có nhu cầu của các xí nghiệp trực thuộc. Với mục đích nhập khẩu rộng như vậy, công ty mới có thể phát huy hết khả năng , phát triển và tìm được chỗ đứng trên thị trường. 2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty 2.1.Phân tích hoạt động nhập khẩu theo khu vực thị trường Mặc dù trong những năm gần đây do khó khăn chung cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của công ty có chiều hướng giảm xuống song số thị trường nhập khẩu của công ty không hề thay đổi theo chiều hướng đó. Để giữ được các thị trường đó là do công ty có được các thế mạnh riêng với từng mặt hàng nhập khẩu ở mỗi nước. Để có thể phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty theo từng thị trường chúng ta sẽ tìm hiểu kim ngạch nhập khẩu ở một số thị trường chính của công ty. Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của công ty theo thị trường ( năm 1998- 2000 ) Đơn vị : triệu USD ChØ tiªu Tªn thÞ tr­êng STT 1998 1999 2000 Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch Tỷ trọng % 1 Italia 3,854 20,97 1,344 14,64 1,108 17,05 2 Nhật Bản 6,468 35,19 2,773 30,20 1,014 15,60 3 Hàn Quốc 0,426 2,32 0,736 8,02 0,842 12,95 4 Đức 0,840 4,57 0,676 7,36 0,646 9,94 5 Đài Loan 0,601 3,27 0,593 6,46 0,584 8,98 6 Thái Lan 1,116 6,07 0,801 8,73 0,573 8,82 7 Malaysia 0,908 4,94 0,671 7,31 0,405 6,23 8 Singapore 0,881 4,79 0,379 4,13 0,398 6,12 9 Thị trường khác 3,286 17,88 1,207 13,15 0,930 14,31 Tổng KNNK 18,38 100 9,18 100 6,5 100 ( Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hàng xuất nhập khẩu hàng năm 1998-2000 ) N¨m 1998 N¨m 1999 N¨m 2000 Qua biểu số 5 ta nhận thấy, trong số các thị trường nhập khẩu chính của công ty thì thị trường Italia và thị trường Nhật là hai thị trường có tỷ trọng nhập khẩu chiếm đa số so với các thị trường khác. Đặc biệt là thị trường Nhật Bản là thị trường luôn có kim nghạch nhập khẩu lớn nhất. Năm 1998 kim ngạch nhập khẩu ở thị trường Nhật Bản là 6,468 triệu USD chiếm tới 35,19% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1998. Do tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 1999 giảm xuống còn một nửa so với năm 1998 nên kim ngạch nhập khẩu ở thị trường này cũng giảm xuống còn 2,773 triệu USD chiếm 30,19% kim ngạch nhập khẩu năm 1999 và giảm tới 57,13% so với năm 1998. Sang tới năm 2000, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản là 1,014 triệu USD chiếm 15,6 % tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000. Thị trường Nhật Bản có kim ngạch nhập khẩu cao như vậy là do công ty nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao do đó giá cả của chúng khá đắt.Trong tương lai thị trường Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường truyền thống của công ty, khai thác các chủng loại mặt hàng như máy thi công, thang máy, máy phát điện , sứ vệ sinh,.. Đối với thị trường Hàn Quốc, kim ngạch nhập khẩu còn chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn liên tục tăng trong những năm gần đây.Năm 1998 thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng là 2,32 % với giá trị kim ngạch nhập khẩu là 0,426 triệu USD. Nhưng trong 1999 tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này đã tăng lên 8,02% với giá trị kim ngạch nhập khẩu là 0,736 triệu USD, giá trị kim ngạch tăng 72,8% so với năm 1998. Đến năm 2000 kim ngạch nhập khẩu đạt 0,842 triệu USD chiếm khoảng 12,95% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của cả năm, tăng 14,4% so với năm 1999 và 97,7% so với năm 1998. Qua phân tích có thể thấy thị trường Hàn Quốc có rất nhiều hứa hẹn trong tương lai đối với công ty. Từ thị trường này, công ty chủ yếu nhập khẩu các loại phụ tùng ôtô không thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu, các loại thép xây dựng,.. Thị trường Đức và Đài Loan là hai thị trường tương đối ổn định đối với công ty. Kim ngạch nhập khẩu ở hai thị trường này khá đồng đều và cũng tăng lên trong những năm gần đây. Mặc dù Tây Đức và Đài Loan chỉ là hai thị trường trung bình của công ty nhưng lại là những thị trường mang tính chất lâu bền. Bên cạnh đó, với sự tham gia vào khối ASEAN của Việt Nam, thị trường các nước trong khu vực luôn được duy trì. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu ở các thị trường như Thái Lan Malaysia, Singapore vẫn còn thấp, có xu hướng giảm và không đều. Hy vọng với sự tham gia vào khối mậu dịch tự do AFTA và hoàn thành chương trình CEPT, công ty sẽ tiến xa hơn nữa với các thị trường này. Một số thị trường khác như Pháp, Nga, Đan Mạch,.. là những thị trường đang được công ty khai thác và tương lai kim ngạch nhập khẩu ở các thị trường này sẽ chiếm tỷ trọng cao góp phần đa dạng hoá chủng loại sản phẩm trong các nhóm ngành hàng công ty được phép nhập khẩu. 2.2 . Phân tích hoạt động nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng. Mặt hàng của công ty CONSTREXIM rất đa dạng, nhiều chủng loại song chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị , nguyên vật liệu và vật liệu trang trí nội thất nhằm phục vụ nhu cầu xây dùng trong nước . Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu của công ty theo từng mặt hàng ( năm 1998-2000 ) Đơn vị : triệu USD ChØ tiªu MÆt hµng STT 1998 1999 2000 Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch Tỷ trọng % 1 Máy móc thiết bị xây dựng 9,722 52,89 6,640 72,33 1,807 27,8 2 Nguyên vật liệu xây dựng 3,943 21,46 1,524 16,6 2,082 32,03 3 Vật liệu xây dựng trang trí nội thất 2,331 12,68 0,675 7,36 1,896 29,17 4 Các loại khác 2,384 12,97 0,341 3,71 0,715 11,0 Tổng KNNK 18,38 100 9,18 100 6,5 100 (Nguồn: Trích báo cáo tổng kết hàng xuất nhập khẩu hàng năm 1998-2000 ) Máy móc thiết bị xây dựng thường là những dây chuyền sản xuất, những máy móc có giá trị lớn cho nên kim ngạch nhập khẩu của những mặt hàng này thường cao hơn những mặt hàng khác như mặt hàng nguyên vật liệu và vật liệu trang trí nội thất. Duy chỉ có năm 2000 tỷ trọng nguyên vật liệu xây dựng (32,03%) cao hơn tỷ trọng của máy móc thiết bị (27,8%) do nhiều công trình gấp rút hoàn thành, nhu cầu thép xây dựng cường độ cao, gạch ốp lát,. . tăng lên làm tăng tỷ trọng nguyên vật liệu. Cụ thể, năm 1998 giá trị kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng máy móc thiết bị là 9.722 triệu USD chiếm tỷ trọng 52,89%. Năm 1999 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này giảm 31,7 % so với năm 1998 còn 6,64 triệu USD nhưng chiếm tới 72,33 % so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1999. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao như vậy trong năm 1999 là do trong năm này , lãnh đạo công ty đã triển khai kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị thi công nhất là các loại máy móc thiết bị thi công hạ tầng cơ sở và thiết bị gia công cơ khí nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu phục vụ sản xuất hiện tại và trong tương lai gần. Đến năm 2000, giá trị kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này giảm đột ngột còn 1,807 triệu USD chiếm tỷ trọng 27,8 % tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2000 vì công ty không nhập một dây chuyền nào. Kim ngạch nhập khẩu hàng nguyên vật liệu xây dựng tăng giảm không đều theo các năm vì nó còn phụ thuộc vào số vụ thắng thầu trong năm. Kim ngạch năm 1998 là 3,943 triệu USD chiếm 21,46 % , năm 1999 là 1,524 triệu USD chiếm 16,6 % và giảm 61,35 % so với năm 1998. Năm 2000 do nhu cầu xây dựng cao nên nhu cầu về nguyên vật liệu cũng tăng cao, kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu năm 2000 là 2,082 triệu USD chiếm 32,03 % cả năm và tăng 36,6 % so với năm 1999 nhưng giảm 47,19 % so víi năm 1998. Ngoài hai mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao ở trên thì mặt hàng vật liệu xây dựng trang trí nội thất cũng có gía trị tương đối lớn. Năm 1998 đạt 2,331 triệu USD chiếm 12,68 % kim ngạch nhập khẩu của cả năm , năm 1999 giảm mạnh còn 0,675 triệu USD chiếm 7,36 % kim ngạch nhập khẩu tức là giảm tới 71,04 % so với năm 1998. Sang năm 2000 tăng 181 % so với năm 1999 vì có nhiều công trình hiện đang ở cuối tiến độ thi công trong năm này cho nên cùng với việc gia tăng nhu cầu về nguyên vật liệu, nhu cầu vật liệu xây dựng trang trí nội thất cũng tăng lên theo. Bên cạnh đó, các mặt hàng như điện dân dụng, phụ tùng xe ôtô, vật tư ngành nước ,.., có giá trị nhập khẩu nhỏ. Do sản xuất trong nước phát triển lớn, phần nào đã đáp ứng được các nhu cầu trong nước dẫn tới việc kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này không cao. Công ty còn nhập một số mặt hàng khác nữa nhưng số lượng nhỏ lẻ không đáng kể. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào hai mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng 2.2.1 . Chủng loại mặt hàng máy móc thiết bị xây dựng nhập khẩu Là một đơn vị xuất nhập khẩu trong ngành xây dựng, công ty luôn luôn nhận thức được vai trò của mình là rất quan trọng trong việc cung cấp các máy móc thiết bị trong lĩnh vực sản xuất và xây lắp góp phần thực hiện mục tiêu chung là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Qua bảng số 7 ta thấy chủng loại mặt hàng nhập khẩu máy móc thiết bị ngày càng phong phú và đa dạng hơn nhưng nhập với số lượng nhỏ hơn nên tổng kim ngạch các năm bị giảm đi. Năm 1998, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị là 9,722 triệu USD bao gồm 12 chủng loại mặt hàng. Trong đó có ba chủng loại mặt hàng lớn là dây chuyền sản xuất giấy dầu ( 2,36 triệu USD) máy bơm (1,308 triệu USD ) máy đào ( 1,089 triệu USD ) phục vụ cho các nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận, Sông Hinh,.. Ba chủng loại mặt hàng này chiếm tới 48,93 % kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị năm 1998 Năm 1999, công ty không còn nhập hai trong sè ba chủng loại lớn kể trên nữa nên tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị giảm xuống chỉ còn 6,64 triệu USD so với 9,722 triệu USD năm 1998. Tuy giảm 31,7 % so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1998 nhưng chủng loại mặt hàng máy móc thiết bị năm 1999 lại đa dạng hơn chủ yếu là máy móc thi công. Ngoài ra, năm 1999 công ty còn nhập dây chuyền sản xuất tấm lợp với mục đích đưa vào sản xuất phục vụ cho các công trình xây lắp với trị giá 1,178 triệu USD Năm 2000, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị giảm đột ngột xuống còn 1,807 triệu USD là do trong số chủng loại mặt hàng có giá trị lớn, công ty không còn duy trì mà chỉ nhập các thiết bị thông thường như cần trục , xe bơm bê tông , máy sàng lọc cát ,.. Các dây chuyền sản xuất đều không góp mặt trong kim ngạch nhập khẩu năm này. Điều quan trọng là công ty luôn cố gắng hạn chế tối đa nhập thiết bị cũ đã qua sử dụng. Năm 1998, thiết bị cũ đã qua sử dụng chiếm 5% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ; năm 2000 con số đó là 0%. Tức là 100% máy mócthiết bị công ty nhập đều là máy mới đảm bảo chất lượng sản xuất thi công. Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu theo chủng loại mặt hàng máy móc thiết bị (năm 1998-2000 ) Chñng lo¹i mÆt hµng ChØ tiªu STT 1998 1999 2000 Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch Tỷ trọng % Kim ngạch Tỷ trọng % 1 Cần trục động cơ 0,637 6,55 0,784 11,81 0,294 16,27 2 Máy đào 1,089 11,2 0,820 12,35 - - 3 Máy xóc 0,579 5,96 0,084 1,27 0,450 24,9 4 Máy sàng lọc cát - - 0,127 1,91 0,173 9,57 5 Xe bơm bê tông - - 0,231 3,48 0,070 3,87 6 Thiết bị phụ kiện 0,357 3,67 0,477 7,18 - - 7 Máy phun BT 0,262 2,7 0,295 4,44 - - 8 Thang máy 0,347 3,57 - - 0,199 11,02 9 Trạm nghiền sàng đá 0,68 6,99 0,436 6,57 - - 10 Dây chuyền sản xuất tấm lợp 0,978 10,06 1,178 17,74 - - 11 Xe ben tự đổ - - 0,573 8,63 0,136 7,53 12 Thiết bị thi công 0,483 4,97 0,889 13,39 - - 13 Máy bơm 1,308 13,46 - - - - 14 Phụ tùng các loại - - 0,531 7,99 0,133 7,36 15 Máy nén khí - - 0,091 1,37 0,034 1,88 16 Thiết bị đo lường - - 0,075 1,13 - - 17 Thiết bị ngành nước 0,642 6,6 - - 0,285 15,77 18 Máy khoan nhồi bê tông - - 0,049 0,74 0,033 1,83 19 Dây chuyền sản xuất giấy dầu 2,360

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 64.doc
Tài liệu liên quan