Luận văn Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian

MỤC LỤC . 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 4

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài .5

2. Mục đích nghiên cứu.6

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .6

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.6

5. Giả thuyết khoa học .7

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.7

7. Phương pháp nghiên cứu.7

8. Đóng góp mới của đề tài. .8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG HỢP

TÁC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI DÂN GIAN . 9

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.9

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .9

1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước .11

1.2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

TCDG .12

1.2.1. Một số đặc điểm phát triển của trẻ 5-6 tuổi: .12

1.2.2. Các quan điểm về khái niệm kỹ năng .19

1.2.3. Khái niệm Hợp tác (Cooperation).21

1.2.4. Khái niệm kỹ năng hợp tác .22

1.2.5. Kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi .23

1.3. Khái niệm trò chơi dân gian.26

1.3.1. Khái niệm chơi .26

1.3.2. Khái niệm hoạt động chơi .27

1.3.3. Khái niệm trò chơi.27

1.3.4. Khái niệm trò chơi dân gian.28

1.3.5. Phân loại trò chơi dân gian.32

1.4. Các mối quan hệ .33

1.4.1. Thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên với trẻ trong trò chơi dân gian.33

1.4.2. Thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với trẻ trong trò chơi dân gian .34

pdf123 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chương trình Giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi là quan trọng, vì khi trẻ hợp tác trẻ sẽ phát triển rất nhiều lĩnh vực (như phát triển thể chất, giao tiếp xã hội, phát triển nhận thức về cái hay, cái đẹp, giảm bớt cái xấu khi hợp tác với bạn trong TCDG, nhất là trẻ biết giải quyết xung đột theo hướng tích cực ..” Cô L.T.H Phó Hiệu trưởng chuyên môn trường Mầm non Hướng Dương đã tâm sự với chúng tôi rằng: “Nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG, vì theo bản thân tôi nhiều năm dạy lớp Lá trước khi làm Phó Hiệu trưởng, trẻ lớp Lá khi chơi TCDG thường hay tranh giành, cãi nhau, bất hòa, rồi rã nhóm, trẻ chưa biết nhường nhịn, lắng nghe, ít có biểu hiện hợp tác với bạn khi chơi, nên nhà trường giúp GV xây dựng một số biện pháp giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác khi chơi TCDG....” Vì vậy, có thể thấy rằng tất cả GVMN tham gia nghiên cứu đã nhận thức rất rõ sự rất cần thiết khi giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG. Bảng 2.3. Vai trò của kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian Số lượng N=80 Tỉ lệ % Vai trò của kỹ năng hợp tác trong 1. Tạo sự gần gủi, giảm bớt căng thẳng giữa cô và trẻ 15 18.75 2. Tạo cảm giác thân thiện với bạn, dễ hòa đồng với bạn 76 95 3. Biết tôn trọng bạn, lắng nghe bạn, biết chờ đến lượt 80 100 44 TCDG 4. Biết nhường nhịn trong cách chọn bạn làm thủ lĩnh trò chơi 72 90 5. Trẻ nhận ra khả năng của mình để chọn vai chơi phù hợp 44 55 6. Trẻ thống nhất cách chơi với bạn 74 92.5 7. Biết cách giải quyết xung đột trong quá trình chơi theo hướng tích cực 67 83.75 Bảng 2.3 cho kết quả kỹ năng hợp tác có nhiều vai trò trong TCDG. Trong đó 80/80 GVMN cho rằng kỹ năng hợp tác biết tôn trọng bạn, lắng nghe bạn, biết chờ đến lượt chiếm tỉ lệ cao nhất 100%. Khi trẻ hợp tác trong TCDG đó là cơ hội giúp trẻ dễ hòa đồng, hòa nhập với nhau, trẻ dễ kết bạn, kết nhóm, cùng vui cười để thực hiện yêu cầu của TCDG, kỹ năng hợp tác có vai trò giúp trẻ tạo cảm giác thân thiện với bạn, dễ hòa đồng với bạn 76/80 chiếm tỉ lệ 95%. Có 92.5% GVMN nhận thức được kỹ năng hợp tác giúp trẻ thống nhất cách chơi với bạn, vì khi trẻ thật sự thân thiện, hòa đồng với nhau thì nơi trẻ sẽ dễ dàng thống nhất cách chơi với nhau, tạo mối liên kết trong trò chơi, 90% GVMN lại chọn kỹ năng hợp tác biết nhường nhịn trong cách chọn bạn làm thủ lĩnh trò chơi. Đây là điều hiển nhiên khi trẻ đã thống nhất trong nhóm sẽ tuân thủ theo một trẻ thủ lĩnh tích cực trong nhóm, biết khởi xướng các nội dung chơi, và thay đổi cách chơi theo sự sáng tạo của trẻ: Kỹ năng hợp tác của trẻ trong TCDG được biểu hiện khi trẻ biết cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong quá trình chơi theo hướng tích cực có 67/80 GVMN tỉ lệ 83.75%. Trong khi chơi trẻ rất dễ xảy ra xung đột, có khi dẫn đến đánh nhau, va chạm, mạnh tay vì lý do tranh giành vai chơi, làm thủ lĩnh trò chơi, hay khi nhóm bị thua cuộc...thì trẻ hay đổi lỗi cho nhau. GVMN can thiệp hướng trẻ xử lý tình huống giải quyết xung đột bằng cách gợi ý bằng câu hỏi, đưa ra yêu cầu đối với trẻ, (ví dụ : giáo viên gợi ý cho trẻ biết nhường bạn, chơi oản tù tì để sự có lựa chọn công bằng, cùng bàn luận vai chơi và đổi vai chơi theo thỏa thuận giữa các trẻ với nhau.....) Con số 18.75 % GVMN nhận thức kỹ năng hợp tác giúp tạo sự gần gủi, giảm bớt căng thẳng giữa cô và trẻ chiếm tỉ lệ ít nhất, nhưng cũng phản ánh được sự nhận thức sâu sắc của một số GVMN về vai trò của kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong TCDG. Vì thế trong khi tác động biện pháp, GVMN cần lưu ý về thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ điệu bộ, nét mặt 45 của GV khi tổ chức giáo duc kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG. Vì nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, GV gần gủi, thân thiện, vui tươi, hóm hỉnh trong trong cách tổ chức, đây là cách GV làm gương cho trẻ. Qua số liệu thu được từ phiếu trưng cầu ý kiến, GVMN đánh giá cao về vai trò của kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong TCDG. Đồng ý kiến với ý kiến của các GVMN chúng tôi phỏng vấn cô V.T.B Phó Hiệu trưởng chuyên môn trường Mầm non 23/11 cho rằng: “Vai trò của kỹ năng hợp tác rất quan trọng, trẻ biết cách giải quyết xung đột trong quá trình chơi theo hướng tích cực là quan trọng, vì hiện nay trẻ có xu hướng bạo lực khi chơi với bạn và đây là vấn đề mà GVMN, BGH cần quan tâm trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non hiện nay, phòng tránh bạo lực học đường khi trẻ vào các cấp học khác...” Theo lời của một giáo viên trao đổi với chúng tôi khi tiếp xúc, cô ấy cho rằng: “Kỹ năng hợp tác có vai trò tạo cảm giác thân thiện với bạn ; dễ hòa đồng với bạn. Biết tôn trọng bạn, lắng nghe bạn, biết chờ đến lượt là rất quan trọng vì trẻ hiện nay có xu hướng muốn thể hiện mình trước bạn, trước cô, nên thường hay tranh giành với bạn, đó là vì trẻ không phải cố ý tranh giành mà chỉ muốn thể hiện, vô tình lấn áp các bạn nhút nhát hơn mình. Nếu tình trạnh này diễn ra liên tục thì sẽ hình hình thành trẻ thói quen hiếu thắng. Vì vậy cần giáo dục cho trẻ kỹ năng hợp tác giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình, hòa nhã thân thiện khi chơi trong nhóm bạn....”. Với những vai trò quan trọng đó, có thể thấy rằng kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi mang lại hiệu quả cao cho việc tổ chức TCDG. Bảng 2.4. Thực trạng biểu hiện của kỹ năng hợp tác của trẻ trong trò chơi dân gian Biểu hiện của kỹ năng hợp tác của trẻ 5-6 tuổi trong TCDG Số lượng N=80 Tỉ lệ % Hứng thú tình nguyện vào nhóm bạn 80 100 Trẻ phấn khởi vui, cười khi vào nhóm bạn chơi 80 100 Trẻ biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi 77 96.25 Trẻ biết mình chọn vai gì phù hợp 74 92.5 Trẻ biết nhường nhịn, tuân thủ luật chơi 80 100 Biết lắng nghe bạn với thái độ vui vẻ, không cáu gắt 80 100 Biết cùng bạn thống nhất cách chơi giữa các thành viên 80 100 Tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi 80 100 46 Hợp tác với bạn chơi trò chơi trong thời gian lâu 80 100 Biết cách giải quyết xung đột khi chơi, theo hướng tích cực 77 96.25 Biểu hiện khác 69 86.25 * Theo kết quả bảng 2.4 kỹ năng-thái độ hứng thú tình nguyện vào nhóm bạn biểu hiện là trẻ phấn khởi, cười, dễ dàng tham gia vào nhóm có tỉ lệ là 100% Ví dụ: Trẻ thích thú, tham gia ngay vào trò chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây” bé Xuân Mai, bé Minh, Bé Hưng, Thy... khi nghe cô sẽ tổ chức cho chơi trò chơi dân gian. “cô sẽ cho các bạn chơi Rồng rắn lên mây” cô vừa dứt lời các trẻ giơ tay và hô to “cô ơi cho con chơi với, con thích trò chơi này lắm.!.”. Bé Xuân Mai cười rất rạng rỡ, nói cười với bạn liên tục về trò chơi như: “bạn thích chơi cùng nhóm với mình nha ! cho bạn Thy chung nhóm của mình luôn nha bạn!” Giáo viên liền nói: “các bạn tự chọn cho mình nhóm mình thích đi, con thích chung nhóm với bạn nào thì vào nhóm đó! ”, Xuân Mai, Minh...và vài bé khác nhanh nhẹn vừa tìm bạn, vừa gọi bạn vào nhóm mình. * Vì đặc điểm của trò chơi thể hiện ở tính tự do của trẻ khi tham gia trò chơi, thể hiện ở ý thích củ trẻ, việc trẻ tự lựa chọn liên kết thành nhóm chơi và nhất là ở quyền tự điều chỉnh cách thức chơi theo mong muốn của mình, nên khi thích chơi thì lập tức trẻ tình nguyện xin vào nhóm chơi, có thể là nhóm trẻ quen thân, hoặc nhóm khác mà trẻ thấy thích thì xin chơi cùng. Ví dụ: trong lần quan sát thực trạng GVMN tổ chức trò chơi “Đua thuyền” giáo viên đang hướng dẫn trẻ chơi thì có bé Gia Hào ở lớp khác đang chơi ngoài sân chay lại gần và xin bạn cho vào chơi chung, sau một vài giây đắn đo của nhóm, và nhóm tiếp nhận bạn vào nhóm, được vào nhóm bé Gia Hào cười rất tươi. * Kết quả kĩ năng phân công, hợp tác, chấp nhận phân công, thực hiện vai biểu hiện là trẻ biết nhường nhịn, tuân thủ luật chơi; biết lắng nghe bạn với thái độ vui vẻ, không cáu gắt ; biết cùng bạn thống nhất cách chơi giữa các thành viên, ba tiêu chí này có tỉ lệ là 100%. Ví dụ: Khi trẻ được vào trò chơi trẻ rất phấn khởi thể hiện trên nét mặt như cười tươi, mắt sáng bừng, nói luôn miệng với bạn về trò chơi, lúc này tính tự lực , tự điều khiển trò chơi bắt đầu được trẻ thể hiện rõ nét: trẻ nhanh chóng cùng bạn trò chuyện trao đổi cách chơi, luật chơi, tiếp nhận các vai chơi một cách vui vẻ, không do dự, trẻ cùng bạn chọn ra trẻ trưởng nhóm (thủ lĩnh nhóm). 47 Ví dụ: Khi quan sát Bé Út Mi trong trò chơi “Câu ếch” bé đã tự nhận vai mình làm ếch, Mi nhanh chóng chọn bạn Gia Huy chung cặp với mình, sau đó tiến vào trong cái ao đã vẽ bằng phấn chuẩn bị chơi theo hiệu lệnh của giáo viên. Đa số các TCDG trẻ thích chơi là những trò chơi có luật. Chính sự hiện diện của nội dung và quy tắc chơi một cách khách quan, cho phép trẻ dễ dàng thống nhất và cùng nhau chơi. Trẻ lớn tự học cách chơi khi tham gia vào trò chơi cùng với bạn. Đây chính là thế mạnh của loại trò chơi này khiến cho nó dễ dàng phổ biến theo nguyên tắc “vết dầu loang”. Các trò chơi dân gian luôn đem lại cơ hội thử sức đối với trẻ. Sự lôi cuốn hấp dẫn của tên trò chơi, nội dung chơi đã khiến cho trẻ hoạt động rất tích cực, giàu cảm xúc:.Các trò chơi như “Đua ngựa”, “Rồng rắn lên mây”, “Cướp cờ” ....là những trò chơi luôn hấp dẫn đối với trẻ. * Kĩ năng thủ lĩnh, khởi xướng, lôi cuốn bạn vào trò chơi được biểu hiện là trẻ biết khởi xướng tên trò chơi, nội dung chơi là 96.25%; trẻ biết chọn vai phù hợp với mình chiếm 92.25%; tin tưởng vào bạn làm thủ lĩnh của trò chơi là 100%; hợp tác với bạn chơi trò chơi trong thời gian lâu là 100%. Kết quả cho thấy GVMN nhận thức được khi trẻ có kỹ năng hợp tác, thì sẽ biết cách chọn, khởi xướng tên trò chơi trẻ thích một cách bộc phát theo ý thích cá nhân, và trẻ sẽ cùng cô nói lại cách chơi, luật chơi.ví dụ : Giáo viên hay hỏi trẻ “bạn nào còn nhớ cách chơi và luật chơi của trò chơi Câu Ếch như thế nào không ?” bé Hải và một bé khác liền giơ tay để xin nói cách chơi, và các trẻ thay phiên nhau nói bổ sung cách chơi, luật chơi câu ếch * Kỹ năng giải quyết vấn đề biểu hiện trẻ biết cách giải quyết, mâu thuẫn, xung đột khi chơi, theo hướng tích cực có tỉ lệ là 96.25%, GVMN cho rằng khi trò chơi được tiến hành, trong vài lượt chơi nhóm sẽ có mâu thuẫn, xung đột tranh giành vai chơi, trẻ có xu hướng bạo lực khi chưa kiềm cảm xúc. GVMN phát hiện và gợi mở để bằng câu hỏi, yêu cầu trẻ tìm ra phương án giải quyết xung đột bằng cách như: nhường bạn, oản tù tì, thỏa thuận lại bằng cách đổi vai chơi. từ những kinh nghiệm giải quyết tình huống dần dần trẻ tự giải quyết các xung đột một cách nhẹ nhàng, mà không có thành viên nào rời nhóm. [hình minh họa phụ lục 6] Ví dụ: bé Xuân Mai trong khi chơi “Rồng rắn lên mây” bé rất thích làm đầu con rắn, và chơi nhiều lượt mà bé không muốn nhường vai cho bé Minh Thy, khi Minh Thy muốn bạn nhường làm đầu rắn thì Mai tranh cãi và đánh bạn. Giáo viên thấy và hỏi sự việc giáo viên gợi ý cách giải quyết thì Mai nói: “Cô ơi tại Minh Thy giành không cho con làm đầu rắn, cô cho con làm một lần nữa con sẽ cho bạn ấy làm mà!” nhưng Thy không đồng ý, giáo 48 viên gơi ý: “Thế làm cách nào công bằng, bạn Thy không chịu con làm đầu rắn lần nữa ?” .Mai tỏ nét mặt buồn và nhìn bạn nói: “chơi trắng ra đen ở” nha cô!”, và cách giải quyết này được Thy chấp nhân, hai trẻ lấy tay cứ vừa nói trắng ra đen ở, cho đến khi bạn Mai ra tay đen nên nhường cho Thy làm đầu rắn, nhanh chóng hai trẻ nắm tay nhau tiếp tục chơi. * Ngoài ra biểu hiện trẻ thích rủ bạn chơi lần sau khi cô tổ chức; tự rủ bạn chơi khi giaó viên cho chơi tự do; yêu cầu cô cho chơi tiếp vào lần sau; trẻ vẫn tiếp tục bàn luận về quá trình chơi đã diễn ra, mặc dù giờ chơi đã hết. Qua dự giờ và trao đổi thêm với giáo viên về những biểu hiện kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG, hầu hết GV đều chú ý bồi dưỡng cho trẻ có những biểu hiện tích cực khi hợp tác với bạn, nhằm tạo cho trẻ không khí thật thoải mái khi chơi cùng bạn. Bảng 2.5. Thực trạng việc tạo điều kiện thời gian tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian Thời lượng giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG tại trường mầm non Số lượng (N = 80) Tỉ lệ % Độ lệch chuẩn 1 l ần/ 1 tu ần 8/80 10 0.46 2 l ần/ 1 tu ần 60/80 75 3 lần/ 1 tu ần 12/80 15 Tổng cộng 80 100 Bảng 2.5 có kết quả 100% GVMN đều có tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG, nhưng số lần tổ chức có sự chênh lệch nhiều: Số GVMN tổ chức giáo dục trẻ hai lần trong một tuần 60/80 tỉ lệ 75% cao nhất, kế đến là ba lần trong một tuần là 12/80 giáo viên là 15%; thấp nhất là GV chỉ tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG một lần trong tuần là 8/80 giáo viên tỉ lệ 10%. Điều kiện thời gian mà GVMN tổ chức hai lần trong tuần chênh lệch là 65% so với thời gian tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG một lần trong tuần, và 60% so với điều kiện thời gian tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG ba lần trong tuần.[phụ lục 5] 49 Khi phỏng vấn sáu GVMN của ba trường Mầm non 23/11, Mầm Non Sơn Ca, Mẫu giáo Sơn Ca 3 về số lần tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG, và xem qua kế hoạch giáo dục của họ “Theo kế hoạch hàng tuần họ đều tổ chức giáo dục hai lần trong tuần chiếm đa số, GVMN lồng ghép vào hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, giờ trả trẻ, lễ hội” [phụ lục 5] Ngoài ra 8/80 giáo viên chỉ tổ chức một lần trong tuần, cũng tiến hành phỏng vấn 2 giáo viên ở trường mầm non Bông Sen, Mẫu giáo Sơn Ca 3 thì họ cho rằng thời gian còn hạn hẹp, chưa linh hoạt lồng ghép vào các hoạt động theo chế độ sinh hoạt trong ngày. Nhưng đây chỉ là con số không đáng kể, sẽ đề xuất biện pháp giúp họ lồng ghép việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng hợp tác hơn trong TCDG. Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi trong trò chơi dân gian Hình thức Thứ tự Điểm trung bình Lồng ghép vào Hoạt động ngoài trời 1 1.01 Lồng ghép vào Hoạt động vui chơi 2 1.99 Tổ chức vào giờ đón, trả trẻ 3 3.61 Cho trẻ tham gia TCDG vào ngày lễ hội 4 3.81 Trẻ chơi tự nhiên với bạn bè, không cần hướng dẫn của người lớn 5 4.56 Trẻ chơi ở nhà 6 6.00 Từ bảng 2.6 cho biết, GVMN rất thường xuyên sử dụng hình thức lồng ghép vào hoạt động ngoài trời, thể hiện qua kết quả với vị trí thứ nhất điểm trung bình 1.01; Vị trí thứ hai GVMN lồng ghép vào hoạt động vui chơi điểm trung bình là 1.99; vị trí thứ ba là tổ chức vào giờ đón, trả trẻ (3.61). GVMN thường chọn những hình thức tổ chức theo chế độ sinh hoạt của trẻ, dễ tổ chức với tình hình sĩ số trẻ đông như hiện nay, để GV có điều kiện quan sát, đàm thoại, hướng dẫn kỹ năng hợp tác cho trẻ trong TCDG. Qua việc dự giờ một số hoạt động tổ chức 50 giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi kỹ năng hợp tác trong TCDG đa số GVMN chọn hình thức hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, và giờ trả trẻ. Theo tổng hợp ý kiến trả lời phỏng vấn của bốn giáo viên (Trường mầm non Sơn Ca cho rằng : “Đây là thời gian mà GVMN cảm thấy thoải mái về tinh thần nhất để họ có thể tổ chức tốt nhất cho trẻ kỹ năng hợp tác trong trò chơi dân gian, GVMN có thể hòa mình cùng trẻ để được chơi cùng trẻ nhiều nhất so với các giờ khác, vì các giờ hoạt động khác GVMN còn cảm thấy áp lực vì công tác dạy, và chăm sóc trẻ... ». 2.2.2.2. Những điều khó khăn khi tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian Bảng 2.7. Những điều khó khăn khi tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian Những điều khó khăn khi tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian Số lượt chọn N=80 Xếp vị trí từ 1 đến 8 Tỉ lệ % Số lượng trẻ đông trong lớp 77/80 1 96.25 Thời gian còn hạn hẹp 73/80 2 91.25 Khó khăn trong việc tìm trò chơi phù hợp 72/80 3 90 Giáo viên chưa nắm rõ cách thức tổ chức cho trẻ kỹ năng hợp tác. 68/80 4 85 Chưa có lớp tập huấn về cách giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ. 59/80 5 73.75 Địa điểm tổ chức trò chơi. 55/80 6 68.75 Phương tiện vật chất còn thiếu phục vụ cho trò chơi. 50/80 7 62.5 Giáo viên luôn gặp những tình huống bất hòa ý kiến xảy ra từ trẻ. 39/80 8 48.75 Bảng 2.7 cho thấy được hai khó khăn lớn nhất của GVMN đó là số lượng trẻ đông trong lớp tỉ lệ 96.25% ; thời gian còn hạn hẹp tỉ lệ 91.25% điều này cho thấy GVMN gặp khó khăn khách quan lẫn chủ quan. Như cô Kiều Trang cho biết : 51 “ Trẻ trong lớp quá đông là một trở ngại để thực hiện tốt việc tổ chức giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi kỹ năng hợp tác trong TCDG. Một số trẻ còn nhút nhát GV chưa quan sát hết trẻ để giúp đỡ kịp thời cho trẻ. Nhất là trẻ phân chia vai, nhóm chơi, thảo luận, bàn bạc cách chơi, hay khi xung đột trong nhóm, dẫn đến tranh giành nhau...” Cùng với ý kiến của GVMN cô hiệu trưởng trường mầm non Bé ngoan cho biết: “Sĩ số trẻ đông trẻ tham gia vào nhóm chơi khó khăn, lượt thay đổi vai chơi diễn ra lâu và chậm để được tới phiên chơi của mình, trẻ dễ chán và cáu gắt... ” Khó khăn thứ ba đó là việc tìm trò chơi phù hợp tỉ lệ 90%, vị trí thứ tư 85%; giáo viên chưa nắm rõ cách thức tổ chức cho trẻ kỹ năng hợp tác; vị trí thứ năm 73.75% chưa có lớp tập huấn về cách giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ. Đây là những khó khăn về mặt khách quan và chủ quan, về mặt chủ quan GVMN chưa đầu tư cho việc tự bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng hợp cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG qua sách, tài liệu chính thống, Về mặt khách quan do cấp trên chưa bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho GVMN nên cũng góp phần tăng thêm phần hạn chế của giáo viên. Khó khăn tiếp theo là về địa điểm 68.75%, cơ sở vật chất 62.5% phục vụ cho việc tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG tuy là thứ yếu nhưng cũng cản trở giáo viên tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG. It gặp khó khăn nhất là giáo viên luôn gặp những tình huống bất hòa ý kiến xảy ra từ trẻ là 48.75%. Khi khảo sát thực trạng tại một số trường mầm non đa số GVMN đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm, yêu nghề, mến trẻ, thân thiện với trẻ nên khó khăn này không cản trở giáo viên tổ chức biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG. 2.2.2.3. Thực trạng giáo viên mầm non sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian Bảng 2.8. Thực trạng Giáo viên mầm non sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian Biện pháp Thường xuyên Rất thường xuyên Trung bình 1. Biện pháp lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. N=80 2 78 4.98 Tỉ lệ % 2.5% 97.5% 2. Biện pháp tạo môi trường chơi hấp dẫn N=80 75 5 4.06 52 kích thích trẻ tích cực chơi trò chơi dân gian. Tỉ lệ % 93.8% 6.3% 3. Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian. N=80 16 64 4.80 Tỉ lệ % 20.0% 80.0% 4. Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột N=80 7 73 4.91 Tỉ lệ % 8.8% 91.3% 5. Sử dụng phương pháp khuyến khích và trách phạt theo hướng cảm nhận niềm vui của sự hợp tác. N=80 59 21 4.26 Tỉ lệ % 73.8% 26.3% 6. Biện pháp tạo môi trường chơi an toàn, nề nếp, thân thiện N=80 0 80 5.00 Tỉ lệ % 0.0% 100.0% 7. Biện pháp cô cùng chơi với trẻ, làm gương, khuyến khích, khen thưởng N=80 0 80 5.00 Tỉ lệ % 0.0% 100.0% 8. Biện pháp khuyến khích, phối hợp với gia đình cho trẻ chơi trò chơi dân gian với người thân và bạn bè khi ở nhà. N=80 2 78 4.98 Tỉ lệ % 2.5% 97.5% Bảng 2.8. cho thấy kết quả cụ thể biện pháp Biện pháp tạo môi trường chơi an toàn, nề nếp, thân thiện; biện pháp cô cùng chơi với trẻ, làm gương, khuyến khích, khen thưởng khi tổ chức trò chơi dân gian chiếm tỉ lệ cao nhất là 100%. GV nhận thức rằng hai biện pháp này khi áp dụng vào tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG, thì sẽ giúp trẻ chơi cùng nhau tốt hơn vì môi trường lớp thân thiện về mặt tinh thần, về đồ dùng đồ chơi kèm theo trẻ có được những hành vi văn minh khi hợp tác với bạn sẽ làm cho trò chơi thêm sinh động, náo nhiệt nhưng không ồn ào, lộn xộn, tranh cãi xung đột. Ví dụ : trong trò chơi “Kéo co” khi cô khởi xướng tên trò chơi thì tất cả trẻ đều háo hức, trẻ nào cũng muốn dành vị trí đứng đầu dây kéo, chưa phân vai , phân nhóm gi cả một số trẻ thay nhau cầm dây kéo tới kéo lui, ồn ào. Lúc này giáo viên im lặng mấy giây nói với trẻ : “Các con có muốn được chơi không ? các con có chọn nhóm chưa mà đã cầm dây lên vậy?. Trẻ im lặng khi biết GV không hài lòng. GV nói tiếp : « Chưa bắt đầu chơi, các con 53 nghịch dây như vậy chuyện gì sẽ xảy ra ?” một vài bé nói tác hại của việc nghịch dây. Sau đó GV nhắc nhở trẻ chơi với dây an toàn. * Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột chiếm 91.3%. Theo như tâm sự của một giáo viên : “Khi muốn tổ chức giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG thì phải xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời, kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cụ thể, chi tiết để dễ dàng thực hiện. Ngoài ra, cần chú ý Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột để giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng khi chơi, và thời gian chơi kéo dài hơn. Chú trong biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, vì gia đình là nơi thân thiện, gần gũi trẻ, giúp trẻ hình thành những hành vi thân thiện , hòa đồng với người khác....” Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian 80% cũng được GVMN rất thường xuyên sử dụng, để thấy được rằng GV rất quan tâm đến việc trẻ cần gì, chọn vai như thế nào cho phù hợp với khả năng của mình, trẻ sẽ chơi tự tin hơn, hứng thú hơn, nhưng khi quan sát thực trang cho thấy trẻ xu hướng chọn những vai mang tính thủ lĩnh trong trò chơi nhiều hơn, vì trẻ muốn thể hiện mình khi chơi: Ví dụ: khi chúng tôi dự giờ hoạt động trả trẻ giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Sáo sậu sang sông” có bé Xuân Mai rất nhanh nhẹn chọn vai cho mình là con sáo sậu để bắt cá, nhưng có bé Minh Thy cũng muốn làm sáo sậu, hai bé giành vai chơi, tranh cãi. Giáo viên hỏi trẻ : “bạn nào cũng muốn làm sáo sậu, làm sao bây giờ hai bạn tự thỏa thuận đi !” Sau một vài phút nói qua nói lại, bé Xuân Mai nói “mình với bạn cùng làm sáo sâu luôn nha ! còn không mình làm sáo sậu trước tại vì mình xí trước mà.” bé Minh Thy đáp lại “Vậy bạn làm trước lát nữa Thy làm sáo sậu nha Xuân Mai...” và bé Xuân Mai chấp thuận, hai bé quay sang hỏi ý kiến xem GV có chấp nhận hay không, GV đã đồng ý cho trẻ chơi theo sự thỏa thuận vai của trẻ. Biện pháp tạo môi trường chơi hấp dẫn kích thích trẻ tích cực chơi trò chơi dân gian với tỉ lệ là 93.8%. Biện pháp này GVMN nhân thức nên thường xuyên sử dụng nhằm tăng hiệu quả giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG, vì GV quan niệm rằng trẻ sẽ phát triển tự nhiên qua bạn bè khi được chơi tự do cùng nhau “Học thầy, không tày học bạn” cơ chế học tập phổ biến của trẻ em là bắt chước các khuôn mẫu hành vi của người khác, trước hết là hành vi gần gủi của bạn bè. Ví dụ: GVMN thường bày các loại dụng cụ, đồ chơi trong góc TCDG như: dây thừng, mũ đội các con vật, khăn, cây, mo cau, bi, dây 54 chun... mang tính mở để trẻ thuận tiện lấy cất khi chơi. GV thường xuyên thay đổi cách sắp xếp kích thích trẻ chơi, khích lệ trẻ chơi chung với bạn thay vì chơi một mình. GV cho trẻ có thể tự chọn bạn và tổ chức chơi với bạn trong thời gian phù hợp trong ngày. Cho trẻ tự tổ chức không có nghĩa là để trẻ thích chơi gì thì chơi, mà GV thường xuyên quan tâm hướng dẫn trẻ rủ ban cùng chơi. Ví dụ: khi chơi “Đua ngựa” trẻ thường chơi một mình, GV sẽ trò chuyên hỏi trẻ có thích chơi chung với ai không ? nếu trẻ nói thích thì GV khuyến khích trẻ rủ bạn chơi cùng. Nếu trẻ không thích, thì GV là người trẻ yêu quý nhất nên cô sẽ dễ dàng xin phép trẻ cho cô chơi cùng. Như GV có thể nói: “Cô cũng muốn chơi cua kẹp nữa, nhưng không biết chơi với ai, con cho cô chơi chung có được không?”Sau khi cô đã được trẻ chấp nhận, khi chơi cô khích lệ trẻ rủ bạn chơi chung sẽ càng vui hơn, và cô sẽ hướng dẫn trẻ tự tổ chức chơi với nhiều bạn với trò chơi « Cua kẹp » dưới hình thức thi đua xem ai đội nào kẹp nhiều sỏi nhất. 2.2.2.4. Ý kiến đề xuất biện pháp của giáo viên mầm non, Ban giám hiệu nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian Bảng 2.9. Ý kiến đề xuất biện pháp của giáo viên mầm non, Ban giám hiệu nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian STT Đề xuất, kiến nghị biện pháp Số lượng N= 80 1 Khuyến khích trẻ trao đổi với bạn trong nhóm chơi 70 2 Giáo viên cùng chơi với trẻ nhút nhát, trẻ dư cân béo phì 70 3 Giáo viên khuyến khích trẻ tích cực chơi chung trẻ thụ động vào cùng nhóm chơi 68 4 Thường xuyên tổ chức cho trẻ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_0391016636_2401_1871455.pdf
Tài liệu liên quan