Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

 

1.1 Lý luận chung về vốn trong các doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn trong các doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm chung

1.1.1.2 Đặc điểm vốn

1.1.2 Phân loại vốn của doanh nghiệp

1.1.2.1 Vốn cố định

a, Khái niệm

b, đặc điểm vốn cố định

1.1.2.2 Vốn lưu động

a, Khái niệm

b, Đặc điểm vốn lưu động

1.1.2.3 Vốn đầu tư tài chính

a, Khái niệm

b, Các hình thức hoạt động đầu tư tài chính

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

 

2.1 Khái quát tình hình hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam

2.2.1 Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty giấy Việt Nam

2.1.2.1 Chức năng hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam

2.1.2.2 Nhiệm các phòng ban của Tổng cong ty gấy Việt Nam

2.1.3 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam

2.2 Thực trạng hiệu quả sử ụng vốn của Tổng công ty giấy Việt Nam

2.2.1 Tình hình vốn của Tổng công ty giấy Việt Nam

2.2.2 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

2.3 Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty giấy Việt Nam

2.3.1Kết quả đạt được

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác sử dụng vốn

 

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

 

3.1Định hướng hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam

3.2 Những thuận lợi, khó khăn của Tổng công ty giấyViệt Nam

3.2.1 Những thuận lợi

3.2.2 Những khó khăn

3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam

3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam

3.4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

3.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.4.3 Các giải pháp khác

3.5 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

3.5.1 Đối với nhà nước

3.5.2 Về phía công ty

 

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu tăng 114 tỷ tức là tăng 10.3% so với năm 1999. Các khoản nợ phải trả tăng từ 960 tỷ đồng năm 1998 lên tới 2788 tỷ đồng năm 2001 tức là tăng xấp xỉ 190.42%, trung bình mỗi năm tăng 44.53%. Như vậy, trong giai đoạn 1998- 2001, nguồn vốn của Tổng công ty đều tăng. Đây là một xu hướng tốt, song nguồn vốn chủ sở hữu không tăng hoặc tăng ít lại là một vấn đề đáng để xem xét. Các khoản nợ gia tăng sẽ kéo theo chi phí nợ tăng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản (Đơn vị: %) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 TSCĐ/Tổng tài sản 40.2 36.3 37.1 45.03 TSLĐ/Tổng tài sản 59.8 63.7 62.9 54.97 Tỷ lệ nợ phải trả/ tổng TS 46.3 56 57.7 69.13 Khả năng thanh toán hiện hành: TSLĐ/Nợ NH 158.1 142.1 143.2 120.62 KNTT nhanh: TSLĐ-dữ trữ/Nợ NH 62.5 70.7 71.8 56.09 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Báo cáo tài chính năm 1998,1998, 1999, 2001. Từ bảng số liệu trên đây có thể thấy, tỷ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản và TSLĐ/ Tổng tài sản qua các năm là hầu như không thay đổi. Tài sản lưu động luôn được đầu tư nhiều hơn tài sản cố định và ở mức gấp 1,5 lần. Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Tổng công ty Chỉ tiêu Năm 1998 1999 2000 2001 Tỷ.đ % Tỷ.đ % Tỷ.đ % Tỷ.đ % Vốn bằng tiền 50 4 48 3 51 2,8 67 3.02 Khoản phải thu 461 37 685 42.8 776 43.4 903 40.73 Hàng tồn kho 705 57 803 50.2 892 49.8 1186 53.5 TSLĐ khác 25 2 63 4 71 4 61 2.8 Tổng TSLĐ 1241 100 1599 100 1790 100 2217 100 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Báo cáo tài chính các năm 1998,1998,1999,2001 Nhìn chung, vốn lưu động của Tổng công ty cũng tăng dần qua từng năm, Năm 1998 là 1241 tỷ đồng, năm 2001 lên tới 2217 tỷ đồng tăng 78.64%, trung bình hàng năm tăng 21.55%. Tuy nhiên, trong TSLĐ, riêng hàng tồn kho chiếm tới 57% vào năm 1998, năm 2001 là 53.5%. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Ngoài ra, khoản phải thu của Tổng công ty trong giai đoạn này trung bình chiếm khoảng 40.98% tổng giá trị TSLĐ. Điều này cho thấy vốn của Tổng công ty bị chiếm dụng khá lớn như vậy còn dẫn đến một thực tế là khả năng thanh toán hiện hiện hành của công ty từ năm 1998 đến năm 2000 là rất kém, nguyên nhân là do tiền mặt càng ngày càng ít đi và các khoản phải thu thì tăng với một tốc độ đáng kể. Mức dữ trữ ngày càng cao song tỷ lệ nợ ngắn hạn lại tăng ngày càng nhiều. Nhưng năm 2001, tình hình lại kém hơn hẳn, khả năng thanh toán hiện hành giảm nhất trong các năm, giảm 0.16 lần so với năm 2000, vì các khoản phải thu tăng lên không bằng tốc độ tăng của tỷ lệ nợ ngắn hạn, như vậy khả năng trả các khoản nợ bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền là rất thấp. Hệ số thanh toán nhanh giảm đáng kể từ 71.8% năm 2000 đến 56.09% năm 2001, tỷ lệ này giảm vì mức dữ trữ của doanh nghiệp tăng đáng kể cùng với tốc độ giảm nợ ngắn hạn từ 1250 năm 2000 lên 1838 năm 2001, trong khi đó tiền có xu hướng ngày càng tăng lên nên khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn đến hạn không cần sử dụng đến một phần dữ trữ. Ngoài những chỉ tiêu trên nhằm đánh giá khả năng thanh toán nợ vay khi đến hạn, người ta còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng thường xuyên. Chỉ tiêu này là một yếu tố quan trọng cho việc đánh giá điều kiện tài chính của một doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với bất động sản ròng. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất và nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động ròng nói riêng. Sự phát triển của doanh nghiệp được thể hiện phần nào qua sự tăng trưởng của vốn lưu động ròng. Năm 1998, chỉ tiêu này ở mức khoảng 456 tỷ đồng, năm 1999: 474 tỷ đồng, năm 2000: 540 tỷ đồng, năm 2001: 379 tỷ đồng. Tỷ lệ này tăng cho biết khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp là trôi chảy. Bảng 5 :Tình hình vốn đầu tư vào các loại TSCĐ. (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tài sản cố định. Nguyên giá Giá trị hao mòn Đầu tư tài chính dài hạn Chi phí XDCB dở dang 741 1507 766 15 77 716 1585 869 15 182 784 1758 974 17 254 966 2186 1220 40 810 Tổng giá trị 833 913 1055 1816 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Báo cáo tài chính năm 1998, 1999, 2000,2001. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Do vậy, ta có thể đánh giá tình hình vốn cố định thông qua việc đánh giá tình hình tài sản cố định của Tổng công ty trong giai đoạn 1998 - 2001 như sau: Vốn cố định trong giai đoạn này tăng liên tục, năm 1998 là 833 tỷ đồng, năm 2001 tăng lên 1816 tỷ đồng ( tăng 983 tỷ đồng ), trung bình mỗi năm tăng 32.43%. Tuy nhiên, mức tăng nhanh của tài sản cố định chủ yếu là do chi phí XDCB dở dang tăng. Năm 1999 tổng TSCĐ tăng 80 tỷ đồng thì chi phí XDCB dỡ dang tăng 105 tỷ đồng, tương tự, năm 2000 là 142 tỷ đồng và 72 tỷ đồng, năm 2001 là 761 tỷ đồng và 556 tỷ đồng. Điều này làm cho TSCĐ trực tiếp tạo ra doanh thu tăng chậm, thậm chí bị giảm đi như năm 1999 (giảm 25 tỷ đồng so với năm 1998). Xét về nguồn vốn đầu tư vào các loại TS, từ các bảng 2, 4, 5 ta thấy TSLĐ được bù đắp khá lớn bởi nguồn VCSH và nợ dài hạn. Chẳng hạn, như năm 2000 tổng TSCĐ là 1055 tỷ đồng, trong khi đó tổng nguồn VCSH và nợ dài hạn là 1585 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là trong 1790 tỷ đồng vốn đầu tư vào TSLĐ thì có tới 530 tỷ đồng là nguồn vốn dài hạn, chiếm 29,6%. Năm 2001, tổng TSCĐ là 1816 tỷ đồng, trong khi đó tổng nguồn VCSH và nợ dài hạn là 2177 tỷ đồng, điều này có nghĩa là trong 2217 tỷ đồng vốn đầu tư vào TSLĐ thì có tới 361 tỷ đồng là nguồn vốn dài hạn. Năm 2001 đã giảm bớt hơn so với năm 2000 nhưng đây là tỷ lệ không phải nhỏ. Việc đầu tư vào TSLĐ bằng nguồn vốn dài hạn sẽ giúp Tổng công ty tránh bớt được rủi ro song nó cũng làm cho chi phí vốn cao hơn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Năm 1999, khi tài sản lưu động của đơn vị là 1599 tỷ đồng thì khoản nợ ngắn hạn chỉ có 1125 tỷ đồng, như vậy Tổng công ty đã phải dùng vốn vay dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn lưu động, sự thiếu hụt này đến năm 2001 vẫn chưa bù đắp được, củ thể tài sản lưu động 2217 tỷ đồng mà nợ ngắn hạn chỉ có 1838, thiếu 379 tỷ đồng, điều đó chứng tỏ trong năm 2001 Tổng công ty giấy Việt Nam chưa chú trọng lắm đến việc sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình. Trên đây là tình hình chung về nguồn vốn và vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam . Trên cơ sở các số liệu này, chúng ta sẽ đi đánh giá tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty trong giai đoạn 1998-2001. 2.2.2 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Tổng công ty Giấy Việt nam Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được xem xét và đánh giá một cách tổng quát thông qua một số chỉ tiêu ở bảng 7: Các tiêu thức được sử dụng ở đây là: - Hiệu quả sử dụng vốn. - Tỷ suất sinh lợi của doanh thu. - Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Từ các số liệu tổng hợp ở bảng 7 ta thấy, tổng doanh thu (doanh thu thuần) qua các năm đều tăng (ngoại trừ năm 1999 giảm 23 tỷ đồng ) với tốc độ trung bình hàng năm là 3,2%.Tuy nhiên, mức tăng vọt của doanh thu chủ yếu là năm 1998 với tốc độ tăng là 37,8% so với năm 1997. Các năm tiếp theo doanh thu đều thấp hơn so với năm 1998, chính điều này làm lợi nhuận năm 1999 và năm 2000 đều thấp hơn so với năm 1998. Để đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty có hiệu quả hay không, chúng ta đi xem xét cụ thể các chỉ tiêu trong bảng số liệu 7. - Hiệu suất sử dụng vốn trong giai đoạn này chưa có dấu hiệu tích cực, ngoại trừ năm 1998 cứ một đồng vốn tạo ra 1,51 đồng doanh thu, tăng 21,2% so với năm 1997, còn năm 2001 cứ một đồng tạo ra 0,834 đồng doanh thu, giảm 1,3% so với năm 2000. Hiệu suất sử dụng vốn ở các đều giảm và ở mức thấp (dưới một đồng doanh thu trên một đồng vốn). - Về tỷ suất sinh lời của doanh thu qua bảng 7 ta thấy: + Năm 1998 một đồng vốn tạo ra 0,0269 đồng lợi nhuận. + Năm 1999 một đồng vốn tạo ra 0,0131 đồng lợi nhuận. + Năm 2000 một đồng vốn tạo ra 0,0194 đồng lợi nhuận. + Năm 2001 một đồng vốn tạo ra 0,019 đồng lợi nhuận. Những con số trên đây cho thấy, năm 1998 tỷ suất này là cao nhất, thấp nhất là năm 1999, năm 2000 tỷ suất lợi nhuận tăng 48,1% so với năm 1999 vượt xa tốc độ tăng của doanh thu (0,7%). Nhưng đến năm 2001 tỷ suất lợi nhuận lại giảm 2,1% vì tổng vốn đầu tư tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm, do đó hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không tốt trong năm 2001 dù cho tốc độ doanh thu tăng. -Tỷ suất lợi nhuận / VCSH. + Năm 1998 một đồng vốn CSH tạo ra 0,0489 đồng lợi nhuận. + Năm 1999 một đồng vốn CSH tạo ra 0,027 đông lợi nhuận. + Năm 2000 một đồng vốn CSH tạo ra 0,0447 đồng lợi nhuận. + Năm 2001 một đồng vốn CSH tạo ra 0,048 đồng lợi nhuận. Rõ ràng ta thấy chỉ tiêu này cũng có xu hướng thay đổi như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / tổng vốn. Có nghĩa là, năm cao nhất là năm 1998, năm có chỉ số thấp nhất là năm 1999, và từ năm 2000 lại có dấu hiệu phục hồi. Năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng 7,4 % so với năm 2000. Từ những nhận xét tổng quát trên ta có một số kết luận sau: hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 1998-2001 không ổn định, năm cao nhất là năm 1998, năm 1999 hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất, năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn đã được nâng cao hơn năm 1999 nhưng vẫn thấp hơn năm 1998. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do một số nguyên nhân cơ bản sau: năm 1999 cả nước bắt đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) làm cho giá chỉ tiêu của mặt hàng giấy trong nước cao không cạnh tranh được với giấy nhập khẩu. Hơn nữa, năm 1999, giá bột giấy nhập tăng 30% làm cho chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm. Tình trạng thiếu vốn cũng gây không ít khó khăn cho Tổng công ty . Năm 1999 Tổng công ty phải trả lãi ngân hàng tới hơn 60 tỷ đồng (báo cáo tài chính năm 1999). Năm 2000 đã có những tín hiệu khả quan là do nhà nước giảm thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng giấy còn 5%, nguồn vốn chủ sở hữu gia tăng 4,8% so với năm 1999, năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng chỉ tăng 1,1% so với năm 2000, như vậy tốc độ tăng chậm hơn, nhà nước đã có các chính sách để giải quyết các khó khăn về vốn tín dụng (giảm lãi suất), bảo lãnh vốn vay và điều chỉnh giá giấy. Nói tóm lại, trong giai đoạn 1998-2001, do một số nguyên nhân khách quan về thị trường và các chính sách của nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty chưa cao và có dấu hiệu thụt lùi. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước về vốn và chính sách bảo hộ, năm 2001, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty đã được nâng cao hơn so với năm 1999, mặc dù Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Để đánh giá một cách cụ thể hơn hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, chúng ta sẽ đi xem xét một cách cụ thể hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty giấy Việt Nam Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động. Song yêu cầu đặt ra cho nhà quản trị không đơn thuần là đánh giá xem việc sử dụng vốn lưu động ở đơn vị mình có hiệu quả hay không. Xem xét vấn đề đó là một khó khăn, nhưng để đưa ra những biện pháp khắc phục hay phát huy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho năm sau mới là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty giấy Việt Nam được xem xét đánh giá trên hệ thống chỉ tiêu sau: - Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. - Mức doanh lợi của vốn lưu động. - Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. + Số vòng lưu chuyển của vốn lưu động. +Số ngày một vòng lưu chuyển vốn lưu động. - Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. +Số vòng quay hàng tồn kho. +Số ngày một vòng quay hàng tồn kho. Các chỉ tiêu trên đây được thể hiện trên bảng 8. Thông qua bảng số liệu 8 ta thấy, vốn lưu động bình quân năm sau cao hơn năm trước với tốc độ 13-19% năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng với tốc độ trung bình 8,4% năm. Trong các phần trước, ta cũng đã biết doanh thu và lợi nhuận thay đổi như thế nào qua các năm, cho nên ta có nhận xét chung là hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong giai đoạn 1998- 2001 là chưa cao và năm 1999 vẫn là năm có hiệu quả thấp nhất. Điều này sẽ được trình bày kỹ hơn khi ta xẽm xét cụ thể các chỉ tiêu trong bảng số liệu trên. Đối với mức doanh lợi của vốn lưu động: +Năm 1998 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0447 đồng lợi nhuận. +Năm 1999 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0211 đồng lợi nhuận. +Năm 2000 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0307 đồng lợi nhuận. + Năm 2001 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0284 đồng lợi nhuận. Như vậy, năm có mức doanh lợi cao nhất là năm 1998,ở năm này cứ một tỷ đồng vốn lưu động tạo ra 44,7 triệu đồng lợi nhuận, năm thấp nhất là năm 1999 và ở mức 1 tỷ đồng vốn lưu động tạo ra 21,1 triệu đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2000 tỷ lệ này đã lại tăng trở lại và ở mức 1tỷ đồng vốn cố định tạo ra 30,7 triệu đồng lợi nhuận, tăng 45,5% so với năm 1999. Đến năm 2001 tỷ lệ này lại giảm xuống chỉ còn 28,4 triệu đồng. Dù mức tăng năm 1999 cao song mức doanh lợi của vốn lưu động năm 2000 vẫn thấp hơn năm năm 1998 và thay đổi liên tục không ổn định. Nguyên nhân là do vốn lưu động hàng năm tăng cao từ 18 đến 19% năm nhưng lợi nhuận tăng ít hoặc không tăng thậm chí giảm đi như năm 1999. Về hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. + Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,522 đồng vốn lưu đông. + Năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,632 đồng vốn lưu động + Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,7489 đồng vốn lưu động. + Năm 2001 để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,805 đồng vốn lưu động. Rõ ràng xu thế thay đổi của hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động là bất lợi đối với Tổng công ty. Trong khi tốc độ tăng vốn lưu động ở mức tương đối cao thì tốc độ tăng của doanh thu tương đối nhỏ hoặc giảm xuống (ngoại trừ năm 1998 tăng 37,8% so với năm 1997 ). Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá thông qua chỉ số tốc độ chu chuyển vốn. Tốc độ chu chuyển vốn được thể hiện qua hai chỉ tiêu cụ thể là số vòng quay vốn lưu động và số ngày của mỗi vòng quay đó. Chỉ tiêu thứ hai là nghịch đảo của chỉ tiêu thứ nhất. Các chỉ tiêu này thể hiện khá rõ việc sử dụng vốn có tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả hay không. Ta đã biết, vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn và ngược lại. Thực tế sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Giấy Việt Nam được thể hiện qua các chỉ tiêu trên bảng số liệu 8. Qua bảng này ta thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động trong giai đoạn 1998-2001 khoảng từ 1,242 - 1,9 vòng một năm. Cụ thể như sau: + Năm 1998 vốn lưu động luân chuyển được 1,9156 vòng, số ngày một vòng vốn luân chuyển vốn lưu động là 188 ngày /vòng. + Năm 1999 là 1,5824 vòng và 228 ngày/vòng. + Năm 2000 tương ứng là 1,3353 vòng và 270 ngày/vòng. + Năm 2001 là 1,242 vòng và 290 ngày/vòng. Nếu có thể đánh giá một cách sơ sài thì đây là một biểu hiện không tốt cho trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Thời gian lưu chuyển vốn ngày càng chậm. Tuy nhiên, chúng ta không vội kết luận như vậy. Xem xét vấn đề kỹ hơn ta thấy, vốn lưu động của Tổng công ty tăng với tốc độ khá nhanh từ 18-19% năm, điều này cho thấy, quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm sau lớn hơn năm trước. Khi quy mô này lớn sự lưu chuyển của nó ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Chính vì lẽ đó, số vòng chu chuyển vốn lưu động tăng lên. Nhưng quan tâm cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào là lợi nhuận thu được chứ không phải là doanh thu. Cho dù doanh thu các năm tăng làm giảm số ngày vòng luân chuyển nhưng thời gian của một vòng vốn lại dài hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên hiệu quả sử dụng giảm đi, vốn sẽ bị lãng phí gây tổn thất cho Tổng công ty Giấy Việt Nam. Do vậy, các nhà quản trị phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động. Đối với vòng quay hàng tồn kho cũng có những biểu hiện tiêu cực. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Dưới đây là các con số biểu hiện cụ thể tình hình hàng tồn kho: + Năm 1998 số vòng quay hàng tồn kho là 3,2899 vòng/năm. + Năm 1999 số vòng quay hàng tồn kho chỉ còn là 2,9801 vòng /năm, chỉ bằng 90,6% so với năm 1998. + Năm 2000 số vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm còn 2,6675 vòng / năm, bằng 89,5% năm 1999. + Năm 2001 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm là 2.39 vòng / năm, bằng 0,893% so với năm 2000. Những con số trên đây cho thấy tốc độ tăng hàng tồn kho vượt xa tốc độ tăng của doanh thu. Hàng tồn kho của công ty có chiều hướng gia tăng làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm. Việc gia tăng hàng tồn kho quá mức sẽ gây lãng phí vốn trong khi đó Tổng công ty đang lâm vào tình trạng thiếu vốn. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng các chi phí khác như chi phí bảo quản, hao hụt, mất mát, hỏng... làm giá thành sản phẩm tăng lên. Do đó, công tác quản trị hàng tồn kho đòi hỏi phải giảm đến mức tối thiểu lượng hàng tồn kho để có thể giảm được đến mức thấp nhất các khoản chi phí liên quan. Tóm lại từ những con số thực tế trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty là chưa cao và đang có xu hướng thụt lùi. Mặc khác mức doanh lợi của vốn lưu động các năm không ổn định, năm 2001 và năm 2000 hầu như không đổi, tốc độ lưu chuyển vốn lưu động và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm lại làm cho lợi nhuận năm 2001 có tăng nhưng còn chậm. Mức doanh lợi của vốn lưu động năm 2000 có dấu hiệu phục hồi là điều rất đáng mừng, điều này cũng là một tín hiệu khả quan. Nếu như Tổng công ty có những giải pháp kịp thời đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động , giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho, giảm lượng hàng tồn kho xuống mức tối thiểu thì chác chắn Tổng công ty sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn. Chính vì vậy, điều quan trọng hiện nay là Tổng công ty phải khắc phục sự trì trệ trong lưu chuyển vốn lưu động, đầy nhanh vòng quay vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Đánh giá xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng là một trong những công việc hết sức quan trọng. Đề tài này nghiên cứu về thực trạng hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nên chúng ta chỉ xem xét đánh giá vốn cố định liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Với vai trò là nguồn lực tài chính, vốn cố định cũng cần được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện trong bảng 9. Đưa bảng 9 vào đây Thông qua bảng này chúng ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 1998 là cao nhất, các năm sau đều thấp hơn năm 1998 nhưng năm 1999 là thấp nhất, cụ thể: * Về mức doanh lợi của vốn cố định, năm cao nhất là năm 1998, năm thấp nhất là năm 1999: + Năm 1998 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0673 đồng lợi nhuận. + Năm 1999 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0344 đồng lợi nhuận, chỉ bằng 51,1% so với năm 1998. + Năm 2000 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0528 đồng lợi nhuận, tăng 53,5% so với năm 1999. + Năm 2001 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0397 đồng lợi nhuận, giảm 24,8% so với năm 2000. Để lượng hoá ảnh hưởng của các nhân tố tới việc tăng mức doanh lợi vốn lưu động, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: Năm 1999 so với năm 1998 Mức ảnh hưởng của lợi nhuận: D doanh lợi VCĐ = ( 30 - 53 )/ 788 (lợi nhuận) = - 0,029 tỷ đồng Mức ảnh hưởng của VCĐ: D doanh lợi VCĐ = ( 30/ 873 - 30/788) (VCĐ) = - 0,0037 tỷ đồng Tổng hợp, mức doanh lợi VCĐ năm 1999 thấp hơn so với năm 1998 là 0,0329 Mức doanh lợi VCĐ năm 1999 giảm so với năm 1998 là : (- 0,029) + (- 0,0037 ) = - 0,0329 Năm 2000 so với năm 1999 Mức ảnh hưởng của lợi nhuận: D doanh lợi VCĐ = (52 - 30)/ 873 ( lợi nhuận) = 0,0252 tỷ đồng Mức ảnh hưởng của vốn cố định D doanh lợi VCĐ = 52/ 984 - 52/ 873 (VCĐ) = -0,0067 tỷ đồng Tổng hợp, mức doanh lợi VCĐ năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,023 Năm 2001 so với năm 2000 Mức ảnh hưởng của lợi nhuận D doanh lợi VCĐ = ( 57 - 52 )/984 (lợi nhuận) = 0,005 tỷ đồng D doanh lợi VCĐ = 57/ 1435 - 57/ 984 ( VCĐ ) = - 0,018 Mức doanh lợi vốn cố định năm 2001 giảm so với năm 2000 là (0,005 ) + (- 0,018) = - 0,0129 Như vậy, trong 4 năm do ảnh hưởng của cả yếu tố lợi nhuận và vốn cố định nên gây ra sự biến động mức doanh lợi vốn cố định. Xu hướng thay đổi như trên là do một số nguyên nhân là: cuối năm 1999 giá bột giấy nhập tăng 30% so với đầu năm làm giá thành sản xuất tăng mạnh, sản phẩm tiêu thụ khó khăn, doanh thu giảm và lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm cũng giảm. Năm 2000, nhà nước đã hỗ trợ Tổng công ty bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 5%, điều chỉnh giá giấy, hỗ trợ tín dụng, mặt khác giá bột giấy nhập tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm so với cuối năm 1999, chính điều này đã làm cho lợi nhuận năm 2000 tăng 73,7% so với năm 1999, năm 2001 tăng chỉ 9,6% so với năm 2000. Cơ cấu tài sản mất cân đối nghiêm trọng, TSCĐ có quy mô nhỏ chỉ chiếm 45% tổng tài sản. Dù hiệu quả sử dụng vốn chưa cao nhưng năm nào Tổng công ty cũng làm ăn có lãi là điều đáng mừng. Như vậy, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn. Hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng có những biến động như trên. Năm có hiệu suất cao nhất là năm 1998, các năm tiếp theo lại có dấu hiệu giảm cụ thể: Năm 1998 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 2,881 tỷ đồng doanh thu. Năm 1999 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 2,574 tỷ đồng doanh thu, bằng 89,3% so với năm 1998. Năm 2000 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 2,299 tỷ đồng doanh thu bằng 89,3% so với năm 1999. Năm 2001 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 1,7338 tỷ đồng doanh thu bằng 75,4% so với năm 2000. Doanh thu trên một đồng vốn cố định có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây là một tín hiệu đáng ngại cho Tổng công ty. Nguyên nhân là do giá bột giấy tăng cao vào năm 1999 đến tận bây giờ, giá xăng, dầu, điện tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ngoài ra trong những năm gần đây tuy Tổng công ty đã nhập nhiều dây chuyền sản xuất bột giấy, giấy thành phẩm nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất còn lạc hậu làm cho chất lượng sản phẩm kém, không cạnh tranh được giấy nhập ngoại cả về chất lượng và giá cả dù giấy vẫn được Nhà nước bảo hộ rất lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua Tổng công ty đã huy động ở mức cao năng lực sản xuất của mình, cố gắng đầu tư các công nghệ sản xuất tiên tiến. Đặc biệt Tổng công ty đã và đang thực hiện các dự án sản xuất bột giấy lớn nhằm giảm tới mức tối thiểu việc nhập bột giấy và tiến tới xuất khẩu, như dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy Thanh hóa ( trên 350 triệu USD) ... khi các dự án này thực hiện xong sản xuất góp phần không nhỏ tới việc nâng cao năng lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Là nghịch đảo của chỉ tiêu trên nên chỉ tiêu này của Tổng công ty thấp. Lượng vốn cố định cần đầu tư để thu được một đồng doanh thu năm 1998 là 0,347 tỷ đồng. Năm 1999 lượng vốn cố định cần 0,3885 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 1998. Năm 2000 cần 0,435 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 1999. Năm 2001 cần 0,5767 tỷ đồng, tăng 32,6% so với năm 2000. Như vậy, lượng vốn cố định tăng dần sau mỗi năm, Tổng công ty sử dụng lãng phí một cố tài sản cố định, chỉ tiêu này bất lợi cho công ty. Để tăng cường sức mạnh cạnh tranh, song song với đầu tư mua sắm các thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, Tổng công ty còn chú ý xây dựng mô hình đào tạo kỹ sư ngành giấy để đảm nhận công tác vận hành máy móc thiết bị. Theo thống kê 10 năm lại đây nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật ngành giấy đến tuổi về hưu để lại những mắt xích mong manh về số lượng trình độ cán bộ trong hoàn cảnh khoa học và công nghệ của thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đào tạo kỹ sư thiết bị ngành giấy sẽ đảm bảo cho ra đời những con người có kiến thức về chu trình công nghệ và thiết bị dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy, có hiểu biết về nguyên lý cấu tạo, tính toán thiết bị sản xuất bột giấy và giấy, có kiến thức về tổ chức, lắp đặt các thiết bị ngành giấy, có kiến thức quản lý và bảo dưỡng máy móc thiết bị ngành giấy. Mặt khác, một kỹ sư thiết bị ngành giấy phải có khả năng thực thi những tác nghiệp bão dưỡng, sữa chữa trong phạm vi được giao ở trình độ công nghệ bình thương, có khả năng lập kế hoạch bão dưỡng, sữa chữa thiết bị ở một công đoạn, phân xưởng hoặc một đơn vị tương tự, có khả năng đưa ra những biện pháp sữa chữa thông thường. Mặc dù lần đầu tiên đưa ra và thực hiện mô hình này nhưng nó phần nào đã góp sức vào viện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Đặc biệt năm 2001, tổng giá trị sản xuất đã vượt năm 1999 là 87 tỷ đồng và ở mức cao nhất từ trước đến nay là 1578 tỷ đồng (Báo cáo tài chính năm 2001). Từ những đánh giá trên đây ta thấy, tuy kết quả đạt được trong ba năm gần đây không cao bằng năm 1998 song nếu xét trong điều kiện thị trường cụ thể (do biến động của thị trường nguyên vật liệu) thì kết quả đạt được trong hai năm 2000, 2001 là khả quan. Hiệu quả sử dụng vốn như năm 2001 đã có những bước tiến triển, tuy tốc độ tăng doanh thu không cao, thậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12743.DOC
Tài liệu liên quan