Luận văn Biện pháp nâng cao huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Vĩnh Long

Huy động vốn là một hoạt động không thể thiếu trong lĩnh vực tiền tệ của Ngân hàng . Vì nó là một trong những nguồn tiền mà Ngân hàng cần phải huy động để tạo lập nguồn vốn cho vay đầu tư và thực thi các dịch vụ Ngân hàng. Do đó, để huy động được vốn Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Mỗi sản phẩm huy động mà Ngân hàng dưa ra có những dặc điểm riêng nhằm làm phù hợp hơn các nhu cầu của khách hàng trong việc tiết kiệm và thực thi thanh toán.

Với nhiều loại huy động vốn đa dạng và phong phú, đã góp phần làm cho nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng lên và ổn định với chính sách lãi suất hấp dẫn và phong phú đã thu hút được nhiều người gửi tiền vào Ngân hàng.

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng . Chi về huy động vốn: chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi năm 2007 là 14.440 triệu đồng chiếm 68,72% tổng chi năm 2007 đây là khoản chi trả lãi cho số vốn điều chuyển từ Hội Sở. Sang năm 2008 tăng 26.941 triệu đồng tương ứng tăng 186,57% so với 2007. Năm 2009 chi phí trả lãi tiền gửi là 43.945 triệu đồng tăng 6,20% so với 2008 tương ứng tăng 2.564 triệu đồng. Chi phí trả lãi tiền gửi được chi nhiều là do một số ngân hàng cổ phần mới thành lập trên địa bàn tăng lãi suất huy động buộc chi nhánh phải tăng lãi suất theo mới có thể giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Nếu có thể huy động được từ tiền gửi nhiều hơn thì chi phí này sẽ được giảm bớt, từ đó lợi nhuận gộp được tăng lên. Chi cho hoạt động kinh doanh: đây là khoản chi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh như chi dịch vụ thanh toán, chi cước phí bưu điện, chi kinh doanh ngoại tệ. Khoản chi này chỉ chiếm tỷ trọng thấp dưới 2% và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới là do: + Trong quá trình mở cửa và ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại như hiện nay để tạo ra những tiện ích mới có chất lượng hơn, hiệu quả và chi phí hợp lý phục vụ cho dân cư thì chi nhánh đã quyết định lắp đặt thêm hệ thống máy ATM, triển khai các sản phẩm thẻ đa dạng hơn. + Để giữ vững và tăng cường mối quan hệ với khách hàng thì vào những dịp như lễ, tết, hội nghị khách hàng, sinh nhật khách hàng thì Ngân hàng đều gửi thư chúc mừng. + Việc tăng cường và mở rộng quan hệ với khách hàng giao dịch ngoại tệ, vàng, ..., đã làm cho khoản chi về dịch vụ tăng lên. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho chi phí dịch vụ tăng lên. Chi phí khác : chủ yếu bao gồm chi hoạt động quản lý, chi dự phòng, bảo đảm tiền gửi khách hàng. Khoản chi này tương đối, năm 2007 là 847 triệu đồng chiếm 4,03% tổng chi năm 2007 , năm 2008 là 959 triệu đồng tăng 13,22% so với năm 2007 tương ứng tăng 112 triệu đồng, năm 2009 là 1.443 triệu đồng tăng 50,47% tương ứng tăng 484 triệu đồng so với 2008. Chi cho nhân viên: khoản chi này cũng tương đối cao trong tổng chi phí, với mục đích là chăm lo cho đời sống của nhân viên ngày một tốt hơn nên Ngân hàng cũng đã có những chính sách dành cho nhân viên. Cụ thể năm 2007 chi 4.120 triệu đồng chiếm 19,61% tổng chi năm 2007, năm 2008 khoản chi là 5.640 triệu đồng tăng 36,89% so với 2007 tương ứng tăng 1.250 triệu đồng, năm 2009 chi 7.698 triệu đồng tăng 36,49% so với 2008 tương ứng tăng 2.058 triệu đồng. Qua các năm khoản chi nay đều tăng đều nay cho ta thấy rằng Ngân hàng khuyến khích trong lương, tạo động lực thúc đẩy cán bộ nghiệp vụ hoàn thành vượt mức công việc được giao. 2.3.3. Tổng lợi nhuận: Lợi nhuận là một phần đặc biệt quan trọng không ai muốn nhìn vào hoạt động kinh doanh của mình mà lợi nhuận lại là một con số nhỏ hơn hoặc bằng 0. Ở đây khi nhìn vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long ta thấy con số lợi nhuận thu được sau khi lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí là một con số dương và tăng đáng kể qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 lợi nhuận đạt 5.801 triệu đồng. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 6.875 triệu đồng tăng 18,51% so với 2007 tương ứng tăng 1.074 triệu đồng. Đến năm 2009, lợi nhuận đạt 13.399 triệu đồng, ta có thể tính được rằng lợi nhuận năm 2009 bằng 9,49 lần năm 2008 tức là tăng 94,89% tương ứng tăng 6.524 triệu đồng . Nhìn chung, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long đang từng bước đi lên từng bước khẳng định mình. Từ thu nhập đến chi phí đến lợi nhuận đều tăng rất đáng kể. Có thể nói rằng đây là một thành tích của Ngân hàng mới thành lập. Tuy còn non trẻ nhưng Ngân hàng đã thu hút được số lượng khách hàng đông đúc và nhanh chóng lấy được lòng tin của khách hàng mình. Sau khi phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cho thấy Ngân hàng cần hoạt động thêm những dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng thu hút khách hàng có uy tín để chiếm lĩnh thị phần. Để làm được điều đó, Ngân hàng cần quản lý tốt chi phí, nâng cao cất lượng dịch vụ và đặc biệt là thái độ phong cách phục vụ khách hàng của nhân viên. Phong cách phục vụ của nhân viên là cơ sở đầu tiên để thu hút khách hàng là người tạo nên chất lượng dịch vụ làm tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng. Như vậy, Ngân hàng mới có thể cạnh tranh tốt với các Ngân hàng khác và hoạt động hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường. 2.4. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long: 2.4.1. Xác định nguồn vốn tại Sacombank chi nhánh Vĩnh Long: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Để Ngân hàng cho vay thu lãi và hoạt động hiệu quả hơn đầu tiên Ngân hàng phải tạo ra được nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động của mình tiến hành một cách thuận lợi hơn. Bởi thế, việc tạo ra nguồn vốn là hết sức quan trọng. Nói cách khác, Ngân hàng luôn đặc biệt coi trọng vấn đề huy động vốn. Bởi nếu Ngân hàng không tăng trưởng vốn thì làm sao tăng trưởng cho vay làm sao tăng trưởng được lợi nhuận. Vì thế nguồn vốn phải được tạo ra trên cơ sở tăng trưởng ổn định thì nó làm cho Ngân hàng có khả năng mở rộng đầu tư và tín dụng. Với phương châm “đi vay để cho vay” các Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế như: tiếp thị, tiếp cận khách hàng, tuyên truyền, quảng cáo… Qua đó, Ngân hàng thiết lập những kênh huy động vốn đa dạng như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn… Với nhiều hình thức huy động vốn nên nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng từ khi mới thành lập đến nay. Đây là một kết quả khả quan cho thấy Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả. Vốn huy động là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Thương mại thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng với nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ và kịp thời khi khách hàng yêu cầu. Bảng 2: Tình hình nguồn vốn qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU LOẠI TIỀN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 VỐN HUY ĐỘNG Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % VND (Triệuđồng) 299.460 383.123 481.274 83.663 27,94 98.151 25,62 USD 1.103871 789.000 2.742.000 -314.871 28,52 1.953.000 247,53 VÀNG (Chỉ) 22.340 34.800 43.524 12.460 55,77 8.724 25,07 ( Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank – Vĩnh Long ) Qua bảng số liệu cho ta thấy được nguồn vốn chủ yếu của Sacombank chi nhánh Vĩnh Long là từ nguồn vốn huy động. Ngoài nguồn vốn huy động từ đồng Việt Nam Ngân hàng còn huy động vàng và ngoại tệ chủ yếu là đô la Mỹ (USD). U Đối với VND: Nguồn vốn từ VND nhìn chung đều tăng qua các năm cụ thể năm 2007 nguồn vốn đạt 299.460 triệu đồng sang năm 2008 nguồn vốn là 383.123 triệu đông tăng 27,94% so với 2007 tương ứng tăng 83.663 triệu đồng, năm 2009 đạt 481.274 triệu đồng tăng 25,62% so với 2008 tương ứng tăng 98.151 triệu đồng. Ngân hàng đã thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình địa phương. Mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng. Nhờ có sự nổ lực của nhân viên và uy tín của Ngân hàng tạo được sự tin cậy cho người dân. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã gặp không ít khó khăn như điều kiện kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt của Ngân hàng lân cận. Nhưng Ngân hàng đã có giải pháp linh hoạt, đã định hướng đúng nên nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng cao. Chứng tỏ rằng Ngân hàng luôn quan tâm đến nguồn vốn có lãi suất thấp vì đây là điều kiện để Ngân hàng xem xét và đầu tư tín dụng và mở rộng huy động vốn. 2009 2008 2007 Biểu đồ 2: Nguồn vốn VND U Đối với USD: Nguồn vốn này là nguồn có nhiều sự biến động do sự ảnh hưởng của thị trường trong nước cũng như nước ngoài và sự tham gia của chính phủ trong việc điều tiết tiền tệ, đặc biệt là nguồn ngoại tệ có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Năm 2007 nguồn vốn này đạt 1.103.871 USD, năm 2008 đạt 789.000 USD đây là năm có nhiều biến động về tình hình tài chính của quốc tế cũng như tình hình tài chính của đất nước, cho nên năm 2008 nguồn vốn này giảm 28,52% so với 2007 tương ứng giảm 314.871 USD. Bước sang 2009 nền kinh tế thế giới dần bình ổn lại cho nên nguồn vốn này đã được tăng lên đáng kể 2.742.000USD tăng 247.53% tương ứng tăng 1.953.000USD. Năm 2007 2009 2008 Biểu đồ 3: Nguồn vốn USD U Đối với vàng: Ngoài nguồn vốn VND và USD Ngân hàng còn nguồn vốn thứ ba đó là nguồn vàng, nguồn vốn này nhìn chung cũng tăng trưởng đều qua ba năm. Đây cũng là một trong những nguồn vốn đầy biến động của Ngân hàng, nhưng với tiêu chí phục vụ nhu cầu khách hàng cần, dù có biến động như thế nào thì Sacombank chi nhánh Vĩnh Long vẫn vượt qua tất cả để đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng khi cần. Năm 2009 2008 Biểu đồ 4: Nguồn vốn Vàng Tăng trưởng cụ thể năm 2007 nguồn vốn từ vàng là 22.340 chỉ bước sang năm 2008 đạt 34.800 chỉ tăng 55,77% so với năm 2007 tương ứng tăng 12.460 chỉ, năm 2009 nguồn vốn này đạt 43.524 chỉ tăng 25,07% so với năm 2008 tương ứng tăng là 8.724 chỉ. 2.4.2. Các hình thức huy động vốn: Huy động vốn là một hoạt động không thể thiếu trong lĩnh vực tiền tệ của Ngân hàng . Vì nó là một trong những nguồn tiền mà Ngân hàng cần phải huy động để tạo lập nguồn vốn cho vay đầu tư và thực thi các dịch vụ Ngân hàng. Do đó, để huy động được vốn Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Mỗi sản phẩm huy động mà Ngân hàng dưa ra có những dặc điểm riêng nhằm làm phù hợp hơn các nhu cầu của khách hàng trong việc tiết kiệm và thực thi thanh toán. CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN 93.927 26,63 67.452 17,61 107.562 22,35 -26.475 -28,19 40.110 59,46 TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN 258.843 73,37 315.671 82,39 373.712 77,65 56.828 21,95 58.041 18,39 TỔNG CỘNG 352.770 100 383.123 100 481.274 100 30.353 8.60 98.151 25,62 Với nhiều loại huy động vốn đa dạng và phong phú, đã góp phần làm cho nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tăng lên và ổn định với chính sách lãi suất hấp dẫn và phong phú đã thu hút được nhiều người gửi tiền vào Ngân hàng. Bảng 3: tình hình huy động vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn Đơn vị tính: Triệu đồng ( Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank – Vĩnh Long ) 2.4.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn: Ngân hàng thiết lập kênh huy động vốn bằng tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) là một loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra hay gửi vào mà không cần báo trước cho Ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long có các loại thanh toán hấp dẫn như: tiền gửi tuần năng động, tiền gửi 5 trong 1…. Thông thường lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp. Ngân hàng huy động qua loại tiền gửi này chủ yếu là các tổ chức kinh tế, dân cư. Với loại tiền gửi này khách hàng ít quan tâm về lãi suất hơn là sự an toàn cho tài sản của mình giúp cho khách hàng thuận tiện việc gửi vào hay rút ra dễ dàng cho nên giúp cho hoạt động của khách hàng không bị gián đoạn đến việc làm của họ. Nhìn trên bảng số liệu ta thấy được tiền gửi của khách hàng ở Ngân hàng tăng từ năm 2007 và năm 2009, giảm ở năm 2008. Cụ thể, năm 2007 đạt 93.927 triệu đồng. Qua năm 2008, tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng giảm xuống chỉ đạt 17,61% trong tổng huy động năm2008, giảm 28,19 % so với năm 2007 tương ứng giảm 26.475 triệu đồng. Ở đây, ta thấy tiền gửi thanh toán giảm nhưng không làm giảm tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, giảm tiền gửi thanh toán nhưng tăng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Nhưng Ngân hàng cũng cần thu hút khách hang bằng chính sách lãi suất hay gửi tiền có thưởng để Ngân hàng thu hút vốn huy động qua kênh tiền gửi thanh toán này ngày càng cân bằng hơn. 2.4.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn: Để đa dạng các hình thức huy động và thu hút khách hàng, Ngân hàng thiết lập kênh huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn. Có nhiều loại kỳ hạn : 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng… Loại tiền này khi khách hàng gửi vào có sự thỏa thuận về kỳ hạn về việc gửi tiền và rút iền khi khách hàng cần. Với loại kỳ hạn này khách hàng gửi ở kỳ hạn ngắn thì lãi suất thấp và khi gửi ở kỳ hạn dài hơn thì lãi suất cao hơn. Khách hàng gửi tiền vào tiền gửi này mục đích để hưởng lãi từ nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Và nguyên tắc của loại tiền gửi này là khách hàng phải rút đúng thời hạn như thỏa huận với Ngân hàng khi gửi tiền, nếu rút trước hạn sẽ thì lãi suất mà khách hàng được hưởng là rất thấp chỉ bằng lãi suất không kỳ hạn. Qua bảng số liệu trên, ta thấy kênh huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn tăng từ năm 2007 đến năm 2009. Thể hiện qua số liệu năm 2007 đạt 258.843 triệu đồng qua năm 2008 đạt 316.671 triệu đồng tăng 56.828 triệu đồng tương ứng tăng 21,95% và năm 2009 đạt mức 373.712 triệu đồng so với năm 2008 tăng 18,39% tương ứng tăng 58.041 triệu đồng. Ta nhận thấy được rằng, vốn huy động có kỳ hạn tăng đều qua các năm chứng minh được sự uy tín của Ngân hàng cũng như lòng tin cậy của khách hàng dành tặng cho Sacombank chi nhánh Vĩnh Long. Qua đó, giúp được những khách hàng thiếu vốn sẽ được cung cấp một cách nhanh chống và đầy đủ tạo cho Ngân hàng ngày càng phát triển và lớn rộng về qui mô cũng như giúp cho sự phát triển của địa phương ngày một phát triển trên con đường hội nhập. Biểu đồ 5: Nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động tăng được như vậy bởi vì: - Về phía Tỉnh + Môi trường đầu tư ở Tỉnh tiếp tục được cải thiện đáng kể + Công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh mẽ + Nền kinh tế được bổ sung kết cấu hạ tầng và năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, giảm bớt tỷ lệ hộ nghèo. Vì vậy, nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ của Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng ngày càng phát triển. Muốn thanh toán qua Ngân hàng thì buộc khách hàng phải mở tài khoản tại Ngân hàng, chính số dư trên tài khoản tiền gửi là nguồn vốn huy động rất lớn cho Ngân hàng. - Về phía Ngân hàng + Áp dụng nhiều hình thức huy động vốn đa dạng như: Marketing, chính sách khách hàng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chính sách lãi suất ưu đãi,.. + Sự nổ lực phấn đấu và sự tích cực của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng đã từng bước nâng cao sự tin tưởng của khách hàng vào Ngân hàng. Chính điều đó cũng đã góp phần tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng. 2.4.3. Lãi suất huy động: Lãi suất huy động tức là phần lãi suất mà Ngân hàng phải trả cho người gưi tiền, cho cơ quan ủy thác, người cho Ngân hàng vay vốn như: Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng khác. Bảng lãi suất tiền gửi tuần năng động VND Số tiền Lãi suất (%/năm) 1 tuần 2 tuần 3 tuần Từ 20 triệu - dưới 50 triệu đồng 9.52% 9.67% 9.82% Từ 50 triệu - dưới 100 triệu đồng 9.56% 9.71% 9.86% Từ 100 triệu - dưới 500 triệu đồng 9.60% 9.75% 9.90% Từ 500 triệu - dưới 1 tỷ đồng 9.62% 9.77% 9.92% Từ 1tỷ đồng - dưới 3 tỷ đồng 9,64% 9,79% 9,94% Từ 3 tỷ đồng - dưới 7 tỷ đồng 9.66% 9.81% 9.96% Từ 7 tỷ đồng - dưới 10 tỷ đồng 9.68% 9.83% 9.98% Từ 10 tỷ đồng trở lên 9.70% 9.85% 10% Bảng lãi suất bậc thang tiền gửi không kỳ hạn VND Số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân tháng Lãi suất (%/tháng) Lãi suất (%/năm) Dưới 20 triệu đồng 0.25% 3.0% Từ 20 triệu đến dưới 50 triệu đồng 0.255% 3.06% Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng 0.26% 3.12% Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng 0.265% 3.18% Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng 0.27% 3.24% Từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng 0.275% 3.30% Từ 3 tỷ đến dưới 7 tỷ đồng 0.28% 3.36% Từ 7 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng 0.285% 3.42% Từ 10 tỷ đồng trở lên 0.29% 3.48% (Nguồn: từ Sacombank.com.vn) Lưu ý: không áp dụng lãi suất bậc thang trên đối với Tiền gửi thanh toán Bảng lãi suất tiền gửi tuần năng động USD Số tiền Lãi suất (%/năm) 1 tuần  2 tuần 3 tuần Từ 1.000 USD đến dưới 5.000 USD 0.46% 0.66% 0.81% Từ 5.000 USD đến dưới 10.000 USD 0.48% 0.68% 0.83% Từ 10.000 USD đến dưới 30.000 USD 0.50% 0.70% 0.85% Từ 30.000 USD đến dưới 50.000 USD 0.55% 0.75% 0.90% Từ 50.000 USD đến dưới 100.000 USD 0.60% 0.80% 0.95% Từ 100.000 USD đến dưới 300.000 USD 0.65% 0.85% 1.00% Từ 300.000 USD đến dưới 500.000 USD 0.70% 0.90% 1.05% Từ 500.000 USD trở lên 0.75% 0.95% 1.10% (Nguồn: từ Sacombank.com.vn) Bảng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn VND Kỳ hạn (tháng) Lãi cuối kỳ Lãi hàng quý Lãi hàng tháng  Lãi trả trước (%/tháng) (%/năm) (%/tháng) (%/năm) (%/tháng) (%/năm) (%/kỳ hạn) 1 0.870% 10.440% 0.870% 10.440% 0.860% 2 0.870% 10.440% 0.865% 10.380% 1.710% 3 0,870% 10.440% 0.860% 10.320% 2.540% 4 0,840% 10.080% 0.835% 10.020% 3.250% 5 0.840% 10.080% 0.835% 10.020% 4.030% 6 0.845% 10.140% 0.845% 10.140% 0.835% 10.020% 4.830% 7 0.845% 10.140% 0.835% 10.020% 5.580% 8 0.845% 10.140% 0.835% 10.020% 6.330% 9 0.845% 10.140% 0.845% 10.140% 0.835% 10.020% 7.070% 10 0.845% 10.140% 0.840% 10.080% 7.790% 11 0.845% 10.140% 0.840% 10.080% 8.500% 12 0.850% 10.200% 0.855% 10.260% 0.845% 10.140% 9.260% 13 0.860% 10.320% 0,845% 10.140% 10.060% 15 0.860% 10.320% 0.855% 10.260% 0.845% 10.140% 11.430% 18 0.860% 10.320% 0.855% 10.260% 0.845% 10.140% 13.400% 24 0.860% 10.320% 0.855% 10.260% 0.845% 10.140% 17.110% 36 0.860% 10.320% 0.855% 10.260% 0.845% 10.140% 23.640 (Nguồn: từ Sacombank.com.vn) Kỳ hạn VND (%/năm) Dưới 50 triệu Từ 50 triệu - dưới 100 triệu Từ 100 triệu - dưới 500 triệu Từ 500 triệu - dưới 1 tỷ Từ 1 tỷ - dưới 5 tỷ Từ 5 tỷ - dưới 10 tỷ  Từ 10 tỷ trở lên 01 tháng 10.440% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 02 tháng 10.440% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 03 tháng 10.440% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 10.490% 04 tháng 10.080% 10.140% 10.150% 10.160% 10.200% 10.240% 10.280% 05 tháng 10.080% 10.140% 10.150% 10.160% 10.200% 10.240% 10.280% 06 tháng 10.140% 10.200% 10.210% 10.220% 10.260% 10.300% 10.340% 07 tháng 10.140% 10.200% 10.210% 10.220% 10.260% 10.300% 10.340% 08 tháng 10.140% 10.200% 10.210% 10.220% 10.260% 10.300% 10.340% 09 tháng 10.140% 10.200% 10.210% 10.220% 10.260% 10.300% 10.340% 10 tháng 10.140% 10.200% 10.210% 10.220% 10.260% 10.300% 10.340% 11 tháng 10.140% 10.200% 10.210% 10.220% 10.260% 10.300% 10.340% 12 tháng 10.200% 10.260% 10.270% 10.280% 10.320% 10.360% 10.400% 13 tháng 10.320% 10.380% 10.390% 10.400% 10.440% 10.480% 10.480% 15 tháng 10.320% 10.380% 10.390% 10.400% 10.440% 10.480% 10.480% 18 tháng 10.320% 10.380% 10.390% 10.400% 10.440% 10.480% 10.480% 24 tháng 10.320% 10.380% 10.390% 10.400% 10.440% 10.480% 10.480% 36 tháng 10.320% 10.380% 10.390% 10.400% 10.440% 10.480% 10.480% (Nguồn: từ Sacombank.com.vn) Bảng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn USD Kỳ hạn USD (%/năm) Dưới 5.000 USD Từ 5.000 - dưới 10.000 USD Từ 10.000 - dưới 25.000 USD Từ 25.000 - dưới 50.000 USD Từ 50.000 - dưới 100.000 USD Từ 100.000 USD trở lên 01 tháng 2.300% 2.350% 2.400% 2.450% 2.550% 2.700% 02 tháng 2.400% 2.450% 2.500% 2.550% 2.650% 2.800% 03 tháng 2.700% 2.750% 2.800% 2.850% 2.950% 3.100% 04 tháng 2.750% 2.800% 2.850% 2.900% 3.000% 3.150% 05 tháng 2.800% 2.850% 2.900% 2.950% 3.050% 3.200% 06 tháng 3.000% 3.100% 3.120% 3.150% 3.350% 3.450% 07 tháng 3.050% 3.150% 3.170% 3.200% 3.400% 3.500% 08 tháng 3.050% 3.150% 3.170% 3.200% 3.400% 3.500% 09 tháng 3.100% 3.200% 3.220% 3.250% 3.450% 3.550% 10 tháng 3.150% 3.250% 3.270% 3.300% 3.500% 3.600% 11 tháng 3.150% 3.250% 3.270% 3.300% 3.500% 3.600% 12 tháng 3.300% 3.400% 3.420% 3.450% 3.650% 3.750% 13 tháng 3.400% 3.520% 3.550% 3.580% 3.800% 3.900% 18 tháng 3.400% 3.520% 3.550% 3.580% 3.800% 3.900% 24 tháng 3.400% 3.520% 3.550% 3.580% 3.800% 3.900% 36 tháng 3.400% 3.520% 3.550% 3.580% 3.800% 3.900% (Nguồn: từ Sacombank.com.vn) Bảng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn Vàng Kỳ hạn VÀNG SJC(%/năm) Dưới 10 lượng Từ 10 - dưới 50 lượng Từ 50 - dưới 150 lượng Từ 150 - dưới 300 lượng Từ 300 - dưới 500 lượng Từ 500 lượng trở lên 1 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 2 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 3 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 6 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 9 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 12 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 18 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 24 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 36 tháng 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% 0.050% (Nguồn: từ Sacombank.com.vn) Kỳ hạn VÀNG SBJ (%/năm) Dưới 10 lượng Từ 10 - dưới 50 lượng Từ 50 - dưới 150 lượng Từ 150 - dưới 300 lượng Từ 300 - dưới 500 lượng Từ 500 lượng trở lên 1 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 2 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 3 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 6 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 9 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 12 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 18 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 24 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 36 tháng 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% 0.070% (Nguồn: từ Sacombank.com.vn) Lãi suất là một trong những phần rất quan trọng quyết định sự phát triển của Ngân hàng, cho nên có những chính sách hợp lý về lãi suất huy động sẽ giúp Ngân hàng có được nguồn vốn dồi dào từ nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Chính vì lẽ đó mà Sacombank nói chung và Sacombank chi nhánh Vĩnh Long nói riêng đã đưa ra những mức lãi suất hết sức hấp dẫn và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng cần. Ngoài nguồn huy động truyền thống thì Sacombank cũng đã có những bước tiến vượt trội về việc huy động bằng vàng. Đây là một trong những Ngân hàng Thương mại đi đầu trong việc huy động nguồn vàng nhàn rỗi trong dân cư, ngoài việc giúp những người gửi vàng vào Ngân hàng có nguồn thu nhập con giúp được cho nền kinh tế ít biến động hơn về giá vàng và giúp tránh được sự đầu cơ về giá vàng. 2.5. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn: 2.5.1. Tình hình huy động vốn: Huy động vốn là một nghiệp vụ rất quan trọng và không thể thiếu ở hầu hết các Ngân hàng và là nghiệp vụ chính của Ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi huy động vốn như thế nào là đạt hiệu quả .Huy động vốn phải đảm bảo nguồn để cho vay và đầu tư thế nào là đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng. 2.5.1.1. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động: Bảng 4: Tiền gửi không kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền gửi không kỳ hạn 93.927 67.452 107.562 Tổng nguồn vốn huy động 352.770 383.123 481.274 Hệ số(%) 26,63 17,61 22,35 (Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank – Vĩnh Long) Qua bảng số liệu ta nhận thấy được tiền gửi không kỳ hạn vào Ngân hàng không ổn định, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 9.02% một số giảm rất đáng kể, trong khi đó tổng nguồn vốn huy động thì tăng trưởng đều qua ba năm, bước sang 2009 thì tình hình đã có bước phát triển hơn lượng tiền này gửi vào Sacombank tăng 4,74% so với năm 2008. Ở đây Ngân hàng cần lưu ý nhiều hơn nữa trong tình hình huy động vốn, nếu không chú ý có thể sẽ dẫn đến rủi ro thiếu hụt thanh khoản tam thời vì trong điều kiện ngày nay huy động vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi rất khó khăn. Năm 2009 2008 Biểu đồ 6: Tiền gửi không kỳ hạn/tổng nguồn vốn huy động 2.5.1.2. Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động: Bảng 5: Tiền gửi có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền gửi có kỳ hạn 258.843 315.671 373.712 Tổng nguồn vốn huy động 352.770 383.123 481.274 Hệ số(%) 73,37 82,39 77,65 (Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank – Vĩnh Long ) Nhìn vào bảng số liệu này ta thấy rằng mức độ ổn định và vững chắc của nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long. Ngân hàng có thể yên tâm cho vay bằng nguồn vốn huy động có kỳ hạn vì thực tế không ai muồn rút tiền trước hạn cả vì lãi suất tiền gửi của mình, nếu như rút trước hạn họ sẽ chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn là rất thấp trừ khi khách hàng có chuyện cần gấp mới rút trước hạn mà thôi. Qua bảng số liệu trên ta thấy Ngân hàng hoàn toàn tự chủ về khả năng về vốn cũng như có thể hoạt động độc lập trong việc sử dụng vốn. Cụ thể tổng tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm trong khi đó nguồn vốn huy động cũng tăng. Tuy hệ số % có giảm vì tổng nguồn vốn ngày càng tăng lên theo nhu cầu mở rông hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chứ thực tế huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn luôn tăng từ 2007 đạt 258.843 triệu đồng và tăng lên năm 2008 đạt 315.671 triệu đồng và năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn đạt 373.712 triệu đồng . Và với hệ số lớn hơn 70% ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long.doc
Tài liệu liên quan