Luận văn Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5

1.1.1. Trên thế giới. 5

1.1.2. Tại Việt Nam . 6

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu . 8

1.2.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài . 8

1.2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 18

1.2.3. Chương trình giáo dục mầm non hiện hành . 28

1.2.4. Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi . 29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 31

Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TIỀN

HỌC ĐƯỜNG CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI. 32

2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng . 32

2.1.1. Khái quát về địa bàn điều tra . 32

2.1.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng. 32

2.1.3. Bài tập đánh giá . 33

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi. 35

2.2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu. 35

2.2.2. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền đọc của trẻ 5 – 6 tuổi. 36

2.2.3. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền viết của trẻ 5 – 6 tuổi. 40

2.2.4. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền tính toán của trẻ 5 – 6 tuổi. 46

2.3. Nguyên nhân của thực trạng mức độ kĩ năng tiền học đường. 54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 55Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐƯỜNG

CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI . 57

2.4.1. Nội dung các biện pháp. 58

2.4.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp. 63

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. 67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .71

PHỤ LỤC

pdf121 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức đúng các hoạt động cần thiết tổ chức cho trẻ và thời lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ còn hạn chế nên trẻ chưa có cơ hội kể chuyện giả bộ. Qua phỏng vấn thì 3 trong số 38 giáo viên cho biết vì tập trung nhiều thời gian cho tiêu chí nhận biết, phân biệt 29 chữ cái nên ít dành thời gian cho các kỹ năng “kể chuyện theo tranh”, ““đọc” lại theo truyện tranh đã biết”. Như vậy, các kỹ năng tiền đọc đều đạt ở mức khá cao, tuy nhiên, trong đó có hai tiêu chí chỉ đạt mức trung bình và đầu khá. Nguyên nhân cụ thể là do nhận thức của giáo viên về sự cần thiết hướng dẫn trẻ các hoạt động của kỹ năng tiền đọc chưa cao hoặc phương pháp tổ chức chưa đúng. Bên cạnh đó giáo viên chỉ tập trung vào một số kỹ năng nên mức độ đạt của các kỹ năng không đồng đều. Nguyên nhân kế tiếp là một số giáo viên vẫn chưa hoặc ít lồng ghép các kiến thức, kỹ năng đã hình thành ở trẻ vào các hoạt động khác nhau, các chủ đề khác nhau để trẻ có cơ hội thực hành, ôn luyện. 2.2.2.1. So sánh mức độ kỹ năng tiền học đường theo giới tính Bảng 2.3. So sánh mức độ kỹ năng tiền đọc theo giới tính Mức độ kỹ năng tiền đọc Nam Nữ Sig SL % SL % Tri giác đúng hướng của việc đọc Không đạt 27 14.2% 19 9.6% 0.20 Đạt 163 85.8% 179 90.4% Nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống Không đạt 23 12.1% 9 4.5% 0.009 Đạt 167 87.9% 189 95.5% Thao tác như người đọc sách Không đạt 14 7.4% 6 3.0% 0.06 Đạt 176 92.6% 192 97.0% "Đọc" theo truyện tranh Không đạt 65 34.2% 34 17.2% 0.00 39 đã biết Đạt 125 65.8% 164 82.8% Kể chuyện theo tranh Không đạt 85 44.7% 60 30.3% 0.005 Đạt 105 55.3% 138 69.7% Phát âm được tên âm 29 chữ cái Không đạt 16 8.4% 24 12.1% 0.24 Đạt 174 91.6% 174 87.9% Bảng 2.3 cho thấy, mức độ kỹ năng tiền đọc theo giới tính, trong đó có hai kỹ năng không có sự khác biệt ý nghĩa (sig ≥ 0.05) là “tri giác đúng hướng của việc đọc” (sig = 0.20), “phát âm được tên âm 29 chữ cái” (sig = 0.24) và “thao tác như người đọc sách” (sig = 0.06), ba kỹ năng còn lại có sự khác biệt có ý nghĩa (sig ≤ 0.05) giữa nam và nữ là “nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống” (sig = 0.009), , “"Đọc" theo truyện tranh đã biết” (sig = 0.00), “Kể chuyện theo tranh” (sig = 0.005). Trong ba kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa, thì mức độ đạt của trẻ nữ đều cao hơn trẻ nam. Như vậy, kỹ năng tiền đọc có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ, trong đó kỹ năng tiền đọc của nữ cao hơn nam. 2.2.2.2. So sánh mức độ kỹ năng tiền học đường khu vực nội thành và ngoại thành Bảng 2.4. So sánh mức độ kỹ năng tiền đọc theo khu vực nội thành và ngoại thành Mức độ kỹ năng tiền đọc Nội thành Ngoại thành Sig SL % SL % Tri giác đúng hướng của việc đọc Không đạt 67 34.7% 15 7.80% 0.01 Đạt 126 65.3% 178 92.2% Nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống Không đạt 24 12.3% 18 9.2% 0.003 Đạt 171 87.7% 177 90.8% Thao tác như người đọc sách Không đạt 8 4.10% 2 1% 0.00 Đạt 195 95.9% 191 99% "Đọc" theo truyện tranh đã biết Không đạt 41 21.0% 67 34.4% 0.027 Đạt 154 79.0% 128 65.6% Kể chuyện theo tranh Không đạt 58 30.10% 78 40.4% 0.13 Đạt 135 69.9% 115 59.6% Phát âm được tên âm 29 chữ cái Không đạt 27 13.8% 13 6.70% 0.01 Đạt 168 86.2% 180 93.3% 40 Theo bảng 2.4, kết quả khảo sát kỹ năng tiền đọc tại sáu trường thuộc ngoại thành và nội thành tại thành phố Hồ Chí Minh có mức độ đạt khá cao. Trong đó, có năm kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nội thành và ngoại thành, cụ thể là “tri giác đúng hướng của việc đọc” (sig = 0.01), “nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống” (sig = 0.003), “thao tác như người đọc sách” (sig = 0.00), “"Đọc" theo truyện tranh đã biết” (sig = 0.027), “phát âm được tên âm 29 chữ cái” (sig = 0.01). Trong năm kỹ năng trên thì có 4 kỹ năng có mức độ đạt của nội thành thấp hơn ngoại thành. Cụ thể, kỹ năng “tri giác đúng hướng của việc đọc” nội thành (65.3%) ngoại thành (92.2%), “nói được ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống” nội thành đạt (87.7%) ngoại thành (90.8%), “thao tác như người đọc sách” nội thành (95.9%) ngoại thành (99%), “phát âm được tên âm 29 chữ cái” nội thành (86.2%) ngoại thành (93.3%). Ngoài ra, kỹ năng “biết kể chuyện theo tranh” không có sự khác biệt có ý nghĩa. Đồng thời, đây là kỹ năng có mức đạt ở nội thành và ngoại thành đều ở mức trung bình, cụ thể là nội thành đạt (69.9%) và ngoại thành (59.6%). Điều này cho thấy ở cả nội thành và ngoại thành đây là kỹ năng yếu nhất trong kỹ năng tiền đọc. Như vậy, mức kỹ năng tiền đọc khu vực nội thành thấp hơn so với khu vực ngoại thành. 2.2.3. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền viết của trẻ 5 – 6 tuổi Bảng 2.5. Mức độ kỹ năng tiền viết Mức độ kỹ năng tiền viết Mức độ biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Đạt hông đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói 309 79.6% 79 20.4% 1.79 0.41 Sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân 312 80.4% 76 19.6% 1.80 0.40 Viết tên bản thân theo cách của mình 342 88.1% 46 11.9% 1.88 0.32 Tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt 379 97.7% 9 2.3% 1.98 0.15 "Viết" chữ theo thứ tự từ trái qua 384 99.0% 1.0% 1.99 0.10 41 phải, từ trên xuống dưới 4 Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái 355 91.5% 33 8.5% 1.91 0.28 Ngồi viết đúng 363 93.6% 25 6.4% 1.94 0.25 Cầm bút và sử dụng bút đúng 372 95.9% 16 4.1% 1.96 0.20 Kết quả thu được trong quá trình khảo sát kỹ năng tiền viết cho thấy, kỹ năng “viết chữ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới” đạt mức cao nhất với tỉ lệ (99.0%), kỹ năng“tô, đồ được chữ cái, chữ số trong bảng chữ cái, số tiếng Việt” xếp thứ hai (97.7%), kỹ năng “cầm bút và sử dụng bút đúng” xếp vị trí thứ ba (95.9%). Theo quan sát, kỹ năng “tô, đồ được chữ cái, chữ số trong bảng chữ cái, số tiếng Việt” có một số trẻ chưa đạt được là do trẻ tô, đồ ngược hướng hoặc trẻ tô, đồ chưa đúng cách. Kỹ năng “cầm bút và sử dụng bút đúng” có tỉ lệ đạt khá cao (95.1%), theo giáo viên nguyên nhân một số trẻ sử dụng bút chưa đúng cách hoặc thiếu tập trung, một số nguyên nhân khác do trẻ thường xuyên nghỉ học nên việc sửa sai, thực hành của trẻ còn ít. Tuy nhiên, khi quan sát trong lớp và phỏng vấn về số lượng các góc trẻ có thể thực hành sử dụng bút trong giờ chơi thì còn rất hạn chế hoặc một số lớp không thực hiện. Thời gian trẻ tô, đồ chữ chỉ giới hạn trong các hoạt động chung, hoạt động chiều với phương tiện là tập tô, đồ do Sở giáo dục đưa xuống. Như vậy, nếu trẻ có kỹ năng còn yếu không được sửa sai, thực hành nhiều hơn trong các hoạt động phong phú gắn với thực tế thì hiệu quả việc sửa sai các kỹ năng của trẻ sẽ ít hiệu quả. Ngoài ra, có hai kỹ năng có tỉ lệ đạt thấp nhất là “biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói” (79.6%) và “biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân” (80%). Trẻ chưa đạt ở kỹ năng “biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói” là những trẻ chưa nhận biết mối liên quan của chữ viết và lời nói. Đây là một kỹ năng quan trọng trong kỹ năng tiền viết vì khi trẻ nhận biết ý nghĩa của chữ viết trẻ sẽ nhận ra vai trò thực tiễn của hoạt động viết từ đó thúc đẩy sự ham thích học tập, kích thích sự ghi nhớ ở trẻ, nếu chỉ gò ép một cách rập khuôn vào các hoạt động nhận biết các chữ cái, làm quen chữ viết thì dễ dẫn đến tình trạng trẻ không hứng thú, thiếu tập trung chú ý trong hoạt động học tập sau này. Hơn nữa, vẫn có nhiều giáo viên chưa nhận 42 thức được tầm quan trọng của việc giúp trẻ nhận biết ý nghĩa, mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết hoặc có nhận thức đúng nhưng chưa tổ chức hiệu quả. Cụ thể qua khảo sát, khi trả lời câu hỏi “Để trẻ biết được chữ viết có thể đọc thay cho lời nói, cô sử dụng các biện pháp nào?”, Giáo viên đã trả lời cao nhất ở biện pháp “Tạo tình huống có vấn đề để trẻ giải quyết bằng cách sử dụng chữ viết thay lời nói từ đó nhận biết được chữ viết có thể đọc thay cho lời nói” (42.1%). Đây là biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ dễ dàng nhận ra chữ viết có thể đọc thay chữ viết, tuy nhiên, khi được hỏi về những hoạt động cụ thể nào, cách tạo tình huống như thế nào thì một số giáo viên tỏ ra lúng túng, chưa nêu được hoạt động, tình huống cụ thể để trẻ nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói. Điều này chứng tỏ, một số giáo viên chưa thực sự tổ chức hiệu quả cho trẻ nhận biết kỹ năng này trong thực tế từ đó dẫn đến một số trẻ chưa đạt ở tiêu chí này. Tiêu chí “sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân” cũng đạt ở thấp thứ hai trong kỹ năng tiền viết (80.4%), một số trẻ sau khi được nghe yêu cầu của bài tập: “vẽ những gì con muốn” thì trẻ loay hoay không biết vẽ như thế nào điều trẻ muốn. Nguyên nhân là trong các hoạt động giáo viên ít cung cấp những biểu tượng phong phú qua hình ảnh, kí hiệu hoặc ít cho trẻ vẽ những gì trẻ thích mà tập trung vẽ những chủ đề do giáo viên đưa ra. Đồng thời phương tiện trong góc tạo hình chủ yếu là bút chì màu và giấy, giáo viên hiếm khi cung cấp cho trẻ những tranh, ảnh, những hình vẽ, kí hiệu mới lạ để trẻ có cơ hội tự khám phá, tự sáng tạo, mở rộng biểu tượng, kinh nghiệm bản thân. 43 Biểu đồ 2.2. Thực trạng Giáo viên sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động giúp trẻ nhận biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói Nhìn chung, tỉ lệ đạt của các biểu hiện nhận biết và biểu hiện hành động của kỹ năng tiền viết đạt ở mức cao. Tuy nhiên, dựa vào điểm trung bình chúng tôi nhận thấy mức độ đạt của nhóm biểu hiện nhận thức và nhóm biểu hiện hành động không đồng đều. Một số tiêu chí thuộc nhóm biểu hiện nhận biết chỉ đạt ở mức khá do một số nguyên nhân: trẻ chưa có môi trường đa dạng, cần thiết để thực hành, ôn luyện những kiến thức, kỹ năng những kinh nghiệm đã có từ đó các kỹ năng đã được hình thành bị mất đi. Đối với những trẻ kỹ năng còn yếu cần sửa sai thì giáo viên chưa bao quát đầy đủ để sửa sai cho trẻ, đồng thời, giáo viên chưa tận dụng việc tổ chức các trò chơi tại các góc để trẻ có cơ hội tự rèn luyện và tự sửa sai cho nhau một cách thường xuyên. Một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc tổ chức các hoạt động mà chỉ tập trung trẻ đến kết quả cần đạt, dẫn đến trẻ không biết được ý nghĩa thực tế của việc học, trẻ không cảm thấy cần thiết, không nhận ra nhu cầu của bản thân trong các hoạt động, từ đó kém chú ý vào các hoạt động do cô tổ chức. Biểu đồ 2.3. So sánh điểm trung bình mức độ kỹ năng tiền viết 2.2.3.1. So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo giới tính 44 Bảng 2.6 cho thấy, mức độ kỹ năng tiền viết theo giới tính có hai kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ là “viết tên bản thân theo cách của mình” (sig = 0.00), “Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái” (sig = 0.04). Trong đó, mức đạt của nữ cao hơn của nam. Cụ thể, “viết tên bản thân theo cách của mình” nam đạt (82.1%) - nữ (93.9%), “Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái” nam đạt (88.4%) - nữ đạt (94.4%). Sáu kỹ năng còn lại có sự khác biệt không ý nghĩa. Như vậy, ở kỹ năng tiền viết mức độ kỹ năng của nữ cao hơn của nam Bảng 2.6. So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo giới tính Mức độ kỹ năng tiền viết Nam Nữ Sig SL % SL % Nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói Không đạt 46 24.2% 33 16.7% 0.76 Đạt 144 75.8% 165 83.3% Sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân Không đạt 44 23.2% 32 16.2% 0.09 Đạt 146 76.8% 166 83.8% Viết tên bản thân theo cách của mình Không đạt 34 17.9% 12 6.1% 0.00 Đạt 156 82.1% 186 93.9% Tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt Ngồi viết đúng Không đạt 7 3.7% 2 1.0% 0.09 Đạt 183 96.3% 196 99.0% "Viết" chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới Không đạt 3 1.6% 1 .5% 0.36 Đạt 187 98.4% 197 99.5% Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái Không đạt 22 11.6% 11 5.6% 0.04 Đạt 168 88.4% 187 94.4% Ngồi viết đúng Không đạt 13 6.8% 12 6.1% 0.83 Đạt 177 93.2% 186 93.9% Cầm bút và sử dụng bút đúng cách Không đạt 7 3.7% 9 4.5% 0.80 Đạt 183 96.3% 189 95.5% 45 2.2.2.3. So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo khu vực nội thành và ngoại thành Bảng 2.7. So sánh mức độ kỹ năng tiền viết theo khu vực nội thành và ngoại thành Mức độ kỹ năng tiền viết Nội thành Ngoại thành Sig SL % SL % Nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói Không đạt 34 17.4% 45 23.3% 0.16 Đạt 161 82.6% 148 76.7% Sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân Không đạt 55 28.2% 21 10.9% 0.00 Đạt 140 71.8% 172 89.1% Viết tên bản thân theo cách của mình Không đạt 19 9.7% 27 14.0% 0.21 Đạt 176 90.3% 166 86.0% Tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt Không đạt 9 4.6% 0 0.0% 0.004 Đạt 186 95.4% 193 100.0% "Viết" chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới Không đạt 3 1.5% 1 .5% 0.62 Đạt 192 98.5% 192 99.5% Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái Không đạt 13 6.7% 20 10.4% 0.20 Đạt 182 93.3% 173 89.6% Ngồi viết đúng Không đạt 24 12.3% 1 .5% 0.00 Đạt 171 87.7% 192 99.5% Cầm bút và sử dụng bút Không đạt 13 6.7% 3 1.6% 0.01 46 đúng cách Đạt 182 93.3% 190 98.4% Bảng 2.7 cho thấy, kỹ năng tiền viết tại các trường nội thành và ngoại thành có bốn kỹ năng không có sự khác biệt không ý nghĩa và bốn kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa ngoại thành và nội thành. Các kỹ năng không có khác biệt ý nghĩa là: “nhận ra chữ viết có thể đọc thay cho lời nói” (sig = 0.16), “viết tên bản thân theo cách của mình” (sig = 0.21), “"viết" chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới” (sig = 0.62), “bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái” (sig = 0.20). Bốn kỹ năng có khác biệt có ý nghĩa là “sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân” (sig = 0.00), “tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt” (sig = 0.004), “ngồi viết đúng” (sig = 0.00), “cầm bút và sử dụng bút đúng cách” (sig = 0.01). Trong bốn kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa, mức đạt ở nội thành đều thấp hơn ngoại thành, cụ thể, kỹ năng “sử dụng ký hiệu, hình vẽ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân” nội thành có mức đạt (71.8%) ngoại thành đạt (89.1%), kỹ năng “tô, đồ được chữ cái và chữ số trong bảng chữ, số tiếng Việt” nội thành đạt (95.4%) ngoại thành đạt mức tối đa (100%), “ ngồi viết đúng” nội thành đạt (87.7%) ngoại thành đạt (95.5%), kỹ năng “cầm bút và sử dụng bút đúng cách” nội thành đạt (93.3%) ngoại thành (98.4%). Điều này cho thấy, kỹ năng tiền viết của các trẻ nội thành yếu hơn ngoại thành. 2.2.4. Thực trạng mức độ kỹ năng tiền tính toán của trẻ 5 – 6 tuổi Bảng 2.8. Mức độ kỹ năng tiền tính toán Mức độ kỹ năng tiền tính toán Đạt Không đạt Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày 271 69.8% 117 30.2% 1.70 0.46 Nhận ra và thực hiện quy tắc sắp xếp đơn giản 272 70.1% 116 29.9% 1.70 0.46 47 Nói ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ 291 75.0% 97 25.0% 1.75 0.43 Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với vật khác 337 86.9% 51 13.1% 1.87 0.34 Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự 353 91.0% 35 9.0% 1.91 0.29 Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày 358 92.3% 30 7.7% 1.92 0.27 Nhận ra con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 377 97.2% 11 2.8% 1.97 0.17 Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm 303 78.1% 85 21.9% 1.78 0.41 Đo độ dài và nói kết quả đo 318 82.0% 70 18.0% 1.82 0.39 Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu 325 83.8% 63 16.2% 1.84 0.37 Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại 327 84.3% 61 15.7% 1.84 0.36 Khảo sát mức độ kỹ năng tiền tính toán cho thấy kỹ năng “nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10” có tỉ lệ đạt cao nhất (97.2%), kỹ năng “phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày” có tỉ lệ đạt (92.3%) xếp vị trí thứ hai và “gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự” có tỉ lệ đạt (91.0%) xếp vị trí thứ ba. Ngoài ra kỹ năng “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày” có mức đạt chỉ (69.8%), kỹ năng có mức đạt thấp tương đương là “nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc” (70.1%). 48 Ở kỹ năng “nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10” trẻ chưa đạt là do trẻ còn nhầm lẫn trong cách viết số hoặc hành động đếm của trẻ chưa chính xác do trẻ thiếu chú ý, một số trẻ còn lại chỉ thực hiện đúng 2/4 yêu cầu. Kỹ năng “phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày” các trẻ thực hiện đạt tỉ lệ khá cao, ngược lại một số trẻ chưa phân biệt được hôm qua mà trẻ nói bằng “hôm trước”, “hôm bữa”, ngày mai thì trẻ dùng từ “mai mốt” khi chúng tôi tham quan môi trường lớp học, trong lớp không có các loại đồ chơi để trẻ nhận biết thời gian như: Lịch của Bé, giáo viên cũng cho biết chưa thiết kế các bài tập thực hành để trẻ phân biệt thời gian hằng ngày tại các góc chơi, đó là nguyên nhân vì sao kỹ năng này ở một số trẻ vẫn còn yếu. Bên cạnh các kỹ năng có tỉ lệ đạt cao, kỹ năng “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày” có tỉ lệ đạt chỉ ở mức trung bình. Khi phỏng vấn giáo viên có thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá môi trường xung quanh và để trẻ tự giải thích nguyên nhân, kết quả của các hiện tượng thiên nhiên, các sự kiện xảy ra quanh trẻ thì giáo viên cho biết các trẻ được tham quan vườn trường 1 lần/ tuần, giáo viên cũng tổ chức cho trẻ được thảo luận để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên những trẻ trả lời thường là những em nhanh nhẹn, thích trao đổi nên thường đưa ra câu trả lời, một số trẻ chậm còn lại ít có cơ hội suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ nói để trao đổi, giải thích những suy nghĩ bản thân. Ngoài ra, trong lớp trẻ cũng có những bộ giáo cụ dạy học với hình ảnh có nội dung: nguyên nhân – kết quả nhưng giáo viên chưa sử dụng để hướng dẫn trẻ chơi trong các hoạt động vui chơi. Kỹ năng có mức đạt thấp tiếp theo là “nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc” (70.1%). Số trẻ chưa đạt thường vẽ lại hình ảnh giống như hình mẫu nhưng chưa nhận ra quy tắc vì thế chưa thực hiện được yêu cầu bài tập. Giáo viên giải thích lí do trẻ chưa thực hiện được là do giáo viên ít quan tâm vì nghĩ đây là tiêu chí đơn giản, không quan trọng nên một số trẻ chưa thực hiện được khi được khảo sát. Cùng nguyên nhân do nhận thức giáo viên về sự cần thiết cho trẻ nhận biết về thời gian, một số giáo viên chỉ dừng lại mức độ nhận biết: buổi sáng, buổi trưa, buổi tối nhưng chưa quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc giúp 49 trẻ hình thành kiến thức và kỹ năng nhận ra ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ. Cụ thể, khi trả lời bảng hỏi về sự cần thiết của việc thực hiện “Lịch của bé”, “Đồng hồ của bé” để trẻ thao tác trên lịch, đồng hồ hằng ngày thì kết quả: “Không cần thiết” là (5.3%), “cần thiết” là (65.8%), “rất cần thiết” là (28.9%). Nhưng khi được hỏi “Ở lớp cô, có Lịch của bé, Đồng hồ của bé không?” thì giáo viên trả lời là “chưa thực hiện”. Về kỹ năng tiền tính toán, các kỹ năng có tỉ lệ đạt tương đối đều nhau và nằm ở mức khá cao, trong đó kỹ năng “tách 10 đối tượng thành hai nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng” xếp vị trí thứ 4/4 (78.1%). Những trẻ chưa đạt gặp khó khăn trong phần so sánh giữa hai nhóm với nhau. 50 Biểu đồ 2.4. So sánh điểm trung bình mức độ kỹ năng tiền tính toán So sánh điểm trung bình cho thấy, điểm trung bình kỹ năng tiền tính toán có sự chênh lệch nhau điều này phản ánh các kỹ năng tiền tính toán của trẻ không đồng đều. Như phân tích ở trên, một phần nguyên nhân là do giáo viên chỉ tập trung tổ chức hình thành một số kỹ năng nên một số kỹ năng còn lạị của trẻ còn yếu. 2.2.4.1. So sánh mức độ tiền tính toán theo giới tính Bảng 2.9. So sánh mức độ tiền tính toán theo giới tính Mức độ kỹ năng tiền tính toán Nam Nữ Sig SL % SL % 51 Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày Không đạt 79 41.6% 38 19.2% 0.00 Đạt 111 58.4% 160 80.8% Nhận ra và thực hiện quy tắc sắp xếp đơn giản Không đạt 68 35.8% 48 24.2% 0.01 Đạt 122 64.2% 150 75.8% Nói ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ Không đạt 39 20.5% 58 29.3% 0.04 Đạt 151 79.5% 140 70.7% Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với vật khác Không đạt 33 17.4% 18 9.1% 0.01 Đạt 157 82.6% 180 90.9% Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự Không đạt 19 10.0% 16 8.1% 0.59 Đạt 171 90.0% 182 91.9% Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày Không đạt 16 8.4% 14 7.1% 0.70 Đạt 174 91.6% 184 92.9% Nhận ra con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 Không đạt 4 2.1% 7 3.5% 0.54 Đạt 186 97.9% 191 96.5% Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm Không đạt 52 27.4% 33 16.7% 0.01 Đạt 138 72.6% 165 83.3% Đo độ dài và nói kết quả đo Không đạt 41 21.6% 29 14.6% 0.08 Đạt 149 78.4% 169 85.4% Chỉ ra khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ theo yêu cầu Không đạt 37 19.5% 26 13.1% 0.10 Đạt 153 80.5% 172 86.9% Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại Không đạt 45 23.7% 16 8.1% 0.00 Đạt 145 76.3% 182 91.9% Các giá trị ở bảng 2.7 cho thấy, ở mức độ biểu hiện của kỹ năng tiền tính toán theo giới tính có năm kỹ năng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ là “gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự” (sig = 0.59), “phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày” (sig = 0.70), “nhận ra con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10” (sig = 0.54), “đo độ dài và nói kết quả đo” (sig = 0.08), “Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu” (sig = 0.10). Sáu kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ là “giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày” (sig = 0.00), “nhận 52 ra và thực hiện quy tắc sắp xếp đơn giản” (sig = 0.01), “nói ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ” (sig = 0.04), “Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác” (sig = 0.01). Trong sáu kỹ năng có sự khác biệt có ý nghĩa, có năm kỹ năng mức độ đạt của nữ cao hơn của nam. Điều này chứng tỏ, kỹ năng tiền tính toán của nữ cao hơn của nam. Tóm lại, ở ba kỹ năng: kỹ năng tiền đọc, kỹ năng tiền viết, kỹ năng tiền tính toán mức độ kỹ năng của trẻ nữ đều cao hơn trẻ nam, tạo nên một sự thống nhất về kết quả. Khi phỏng vấn giáo viên thì nguyên nhân là do trẻ nữ có sự chú ý, tập trung hơn trẻ nam trong giờ học và tích cực trao đổi hơn trong các hoạt động thảo luận, vui chơi. Điều này phần nào cho thấy, kỹ năng tiền học đường của trẻ 5 – 6 tuổi có phụ thuộc vào đặc điểm vào đặc điểm giới tính. 2.2.4.2. So sánh mức độ kỹ năng tiền tính toán theo khu vực nội thành và ngoại thành Bảng 2.10. So sánh mức độ kỹ năng tiền tính toán theo khu vực nội thành và ngoại thành Kỹ năng tiền tính toán Nội thành Ngoại thành Sig SL % SL % Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản hàng ngày Không đạt 49 25.1% 68 35.2% 0.03 Đạt 146 74.9% 125 64.8% Nhận ra và thực hiện quy tắc sắp xếp đơn giản Không đạt 55 28.2% 61 31.6% 0.50 Đạt 140 71.8% 132 68.4% Nói ngày trên lốc lịch, giờ chẵn trên đồng hồ Không đạt 61 31.3% 36 18.7% 0.005 Đạt 134 68.7% 157 81.3% Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với vật khác Không đạt 38 19.5% 13 6.7% 0.00 Đạt 157 80.5% 180 93.3% Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự Không đạt 18 9.2% 17 8.8% 1.00 Đạt 177 90.8% 176 91.2% Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày Không đạt 16 8.2% 14 7.3% 0.85 Đạt 179 91.8% 179 92.7% Nhận ra con số phù hợp với số Không đạt 7 3.6% 4 2.1% 0.54 53 lượng trong phạm vi 10 Đạt 188 96.4% 189 97.9% Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm Không đạt 39 20.0% 46 23.8% 0.39 Đạt 156 80.0% 147 76.2% Đo độ dài và nói kết quả đo Không đạt 55 28.2% 15 7.8% 0.00 Đạt 140 71.8% 178 92.2% Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_02_03_4812776858_356_1872778.pdf
Tài liệu liên quan