Luận văn Biện pháp phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT của Ban chấp hành công đoàn giáo dục Quảng Ninh

Thực tế tại Quảng Ninh, sau khi nắm bắt nhu cầu cần bồi dưỡng cho

giáo viên nói chung, nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên THPT nói riêng, Ban

chấp hành Công đoàn Giáo dục chỉ tham gia rất chung chung, trên tinh thần

thông báo các ý kiến tập hợp được và trao đổi về ý kiến của Ban chấp hành

với lãnh đạo Sở GD&ĐT và trực tiếp trao đổi với phòng Giáo dục trung học,

phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tài chính là đơn vị được Giám đốc

Sở GD &ĐT giao nhiệm vụ phụ trách trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viê n

THPT trong tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể để thực hiện bồi

dưỡng giáo viên THPT hoàn toàn là do phòng Tổ chức cán bộ và phòng Giáo

dục trung học thực hiện, và thông báo cho Ban chấp hành Công đoàn Giáo

dục tỉnh biết. Vì thế, nhiều nội dung Ban chấp hành Công đoàn giáo dục tỉnh

tham gia chưa được đưa vào nội dung của kế hoạch và có những vấn đề tập

huấn không sát với đối tượng và thực tiễn mà không được điều chỉnh phù

hợp. Quyền lợi của giáo viên trong việc đi học đạt chuẩn và nâng cao trình độ

có lúc, có nơi chưa được đảm bảo.

pdf119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT của Ban chấp hành công đoàn giáo dục Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các vấn đề có liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục và đội ngũ giáo viên THPT, từ đó xác định nhu cầu phát triển và nhu cầu cần bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn và từng năm học. Trong năm học, Ban chấp hành CĐGD tỉnh nắm tình hình đội ngũ nhà giáo qua phiếu thăm dò, lấy ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý trong các đợt kiểm tra của Công đoàn ngành hoặc tham gia các cuộc kiểm tra, thanh tra với chuyên môn tại các trường THPT; qua các báo cáo của Công đoàn cơ sở theo các đợt: đầu năm học, sơ kết học kỳ I, tổng kết cả năm học; Công đoàn ngành chỉ đạo các cán bộ Công đoàn trực tiếp tại các công đoàn cơ sở lắng nghe, tập hợp ý kiến tâm tư, nguyện vọng, của đội ngũ giáo viên và ý kiến phản hồi của đội ngũ giáo viên về nhu cầu được bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; Nắm bắt các thông tin phản hồi của các đối tượng học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 sinh, phụ huynh học sinh và xã hội về hoạt động giàng dạy của giáo viên; Nắm các thông tin về kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học hàng năm.v.v.. Dựa trên các hoạt động đã thực hiện, Ban chấp hành Công đoàn giáo dục tỉnh nắm bắt nhu cầu cần bồi dưỡng cho giáo viên về các nội dung như: - Mục tiêu, cấu trúc, nội dung, những điểm mới và những nội dung tích hợp trong Chương trình và Sách giáo khoa mới; - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; - Nâng cao khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên; - Cách sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm, thực hành và tự làm đồ dùng dạy học; - Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Quy chế của Bộ GD&ĐT; - Chương trình, nội dung, phương pháp dạy tự chọn.v.v.. Ban chấp hành CĐGD tỉnh đã khảo sát thăm dò nhận thức của một số của cán bộ, giáo viên trong các trường THPT về nhu cầu bồi dưỡng giáo viên. Kết quả điều tra, thu thập thông tin từ 150 phiếu dùng cho các đối tượng: cán bộ Sở GD&ĐT, cán bộ Công đoàn, lãnh đạo và giáo viên thuộc 19 trường THPT. Qua kết quả điều tra khảo sát trên, tác giả nhận thấy nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên THPT đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong tình hình hiện nay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Bảng 12. Kết quả điều tra khảo sát về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng NLSP cho GV THPT ( Đơn vị tính:%) Nội dung Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Chưa quan trọng 1 BD phẩm chất nhà giáo 56,73 43,27 2 BD năng lực dạy học 64,10 35,90 3 BD năng lực giáo dục 50,84 49,16 4 BD NL tìm hiểu đối tượng, môi trường 67,20 32,80 5 BD năng lực hoạt động CT-XH 47,00 50,40 2,6 Tuy nhiên việc nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và các nhà trường chưa được sử dụng nhiều vào việc tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. 2.3.2. Trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Thực tế tại Quảng Ninh, sau khi nắm bắt nhu cầu cần bồi dưỡng cho giáo viên nói chung, nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên THPT nói riêng, Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục chỉ tham gia rất chung chung, trên tinh thần thông báo các ý kiến tập hợp được và trao đổi về ý kiến của Ban chấp hành với lãnh đạo Sở GD&ĐT và trực tiếp trao đổi với phòng Giáo dục trung học, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tài chính là đơn vị được Giám đốc Sở GD &ĐT giao nhiệm vụ phụ trách trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viên THPT trong tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể để thực hiện bồi dưỡng giáo viên THPT hoàn toàn là do phòng Tổ chức cán bộ và phòng Giáo dục trung học thực hiện, và thông báo cho Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh biết. Vì thế, nhiều nội dung Ban chấp hành Công đoàn giáo dục tỉnh tham gia chưa được đưa vào nội dung của kế hoạch và có những vấn đề tập huấn không sát với đối tượng và thực tiễn mà không được điều chỉnh phù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 hợp. Quyền lợi của giáo viên trong việc đi học đạt chuẩn và nâng cao trình độ có lúc, có nơi chưa được đảm bảo. 2.3.3.Trong việc tổ chức bồi dưỡng. Về quản lý tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cho giáo viên là khâu rất quan trọng nhằm để biến các nội dung xây dựng trong kế hoạch thành hiện thực đáp ứng yêu cầu mà Bộ GD&ĐT chỉ đạo và đáp ứng nhu cầu cần bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. - Công tác bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo: Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở GD&ĐT đã thực sự quan tâm, được đặt ra thường xuyên. Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh tham gia vào việc xây dựng quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch về đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với các giáo viên được cử đi học. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chưa thực đúng quy trình tức là chưa được xây dựng từ quy hoạch, kế hoạch của các trường. Do đó, còn bị động trong quản lý hoạt động bồi dưỡng đạt chuẩn, bồi dưỡng trên chuẩn trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu của ngành và của tỉnh về nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên. Ví dụ: những trường ở vùng thuận lợi rất nhiều giáo viên có nhu cầu và được đi học nâng cao trình độ. Những trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn quá ít hoặc không có nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trên chuẩn. - Công tác quản lý tổ chức bồi dưỡng giáo viên THPT thực hiện chương trình, sách giáo khoa phân ban (từ năm học 2006- 2007 đến 2008- 2009), Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh phối hợp với chuyên môn lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán dự các lớp bồi dưỡng cốt cán toàn quốc do Bộ GD&ĐT tổ chức, là nòng cốt để thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THPT trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, Sở GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên THPT theo từng môn học, theo từng cụm trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 tỉnh. Nội dung bồi dưỡng giáo viên về thực hiện chương trình, sách giáo khoa phân ban tập trung vào: + Mục tiêu, cấu trúc, nội dung, những điểm mới và những nội dung tích hợp trong Chương trình và Sách giáo khoa mới. + Bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; có khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học. + Cách sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm, thực hành và tự làm đồ dùng dạy học. + Cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Chương trình, nội dung, phương pháp dạy tự chọn. Kết quả qua lấy ý kiến thăm dò và qua các đợt thanh, kiểm tra của Sở GD&ĐT cho thấy: Đa số giáo viên nắm được những nội dung trên đã cơ bản đảm bảo cho các đơn vị thực hiện được nhiệm vụ giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Một trong những điểm mới quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên về thay sách lần này được Sở GD&ĐT Quảng Ninh hết sức quan tâm chỉ đạo là: Việc sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học. Hình thức, quy mô tổ chức lớp bồi dưỡng có đổi mới, linh hoạt từ việc tổ chức lớp học chung cho tất cả các giáo viên toàn tỉnh tại 01 địa điểm, sau đổi mới tổ chức theo từng cụm giúp giáo viên có điều kiện thảo luận trong các nhóm nhỏ, thảo luận phương pháp dạy phù hợp với đổi tượng học sinh theo vùng, miền. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Bảng 13. Thống kê số lớp bồi dưỡng giáo viên THPT do Sở GD&ĐT tổ chức và số giáo viên tham dự bồi dưỡng năm học 2006- 2007 đến 2008- 2009 2006-2007 2007- 2008 2008- 2009 TT Môn Số lớp T.S GV Số lớp T.S GV Số lớp T.S GV 1. Toán 04 161 10 280 10 288 2. Sinh vật 03 94 4 124 4 116 3. Ngữ văn 04 155 10 270 9 265 4. Ngoài giờ lên lớp 01 41 2 47 2 57 5. Hóa học 03 94 5 121 4 114 6. Tiếng Anh 04 121 8 196 8 212 7. Công nghệ 02 62 3 60 3 60 8. Tin 02 68 3 68 2 78 9. GDCD 01 56 2 70 2 67 10. Lịch sử 02 82 4 85 3 92 11. GDhướng nghiệp 02 69 2 52 2 57 12. Địa lý 02 66 3 79 3 79 13. Thể dục 03 78 4 117 4 92 14. Vật lý 03 112 6 158 5 135 Tổng 36 1259 66 1727 64 1788 (Nguồn: Sở GD& ĐT) Năm học 2009- 2010, nội dung tập huấn cho giáo viên THPT theo yêu cầu của Bộ GD& ĐT đối với từng môn học, vẫn tập trung vào nội dung: + Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; hướng dẫn thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học; tổ chức các hoạt động giáo dục; Phương pháp dạy học tích hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 + Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức và kĩ năng. + Hướng dẫn và thực hành một số khâu cơ bản, quan trọng trong dạy học như: soạn giáo án, giảng bài theo tinh thần đổi mới; hướng dẫn chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy học; làm thí nghiệm, thực hành. + Hướng dẫn thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy học tự chọn; Nâng cao khả năng và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học. + Dạy các nội dung giáo dục địa phương ở một số môn học. Một trong những điểm mới quan trọng trong đợt bồi dưỡng lần này là: Việc sử dụng phương tiện dạy học đã được hết sức quan tâm, đặc biệt là công nghệ thông tin đã được chú ý và ứng dụng trong đổi mới phương pháp dạy học. Bảng 14. Thống kê số giáo viên THPT được bồi dưỡng năm học 2009- 2010 STT Môn Số GV STT Môn Số GV 1 Toán 332 9 Ngoại ngữ 293 2 Lý 200 10 GD công dân 96 3 Hoá 156 11 Ng. giờ lên lớp 123 4 Sinh 147 12 Thể dục 104 5 Tin 133 13 QP- an ninh 90 6 Văn 328 14 Công nghệ 68 7 Sử 123 15 Hướng nghiệp 90 8 Địa 108 (Nguồn: Sở GD& ĐT) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Các lớp bồi dưỡng giáo viên THPT do Sở GD&ĐT tổ chức cơ bản đã bồi dưỡng hầu hết giáo viên THPT của các nhà trường. Sở GD &ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng kế hoạch, chủ động tiến hành tổ chức kịp thời công tác bồi dưỡng cho những giáo viên chưa dự các lớp tập huấn bồi dưỡng của Sở tổ chức mà nòng cốt là các giáo viên đã được tập huấn. Để triển khai tốt, có hiệu quả cao việc bồi dưỡng giáo viên, bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Sở GD& ĐT chỉ đạo yêu cầu các đơn vị tổ chức Hội nghị chuyên đề tại cơ sở với các nội dung cụ thể như: Soạn giáo án, soạn đề kiểm tra, giảng thử nghiệm theo tinh thần đổi mới; soạn, giảng tập trung vào các thể loại bài: Dạy khái niệm, dạy luyện tập, dạy ôn tập chương, dạy các bài khó của bộ môn; chú ý đến việc sử dụng phương tiện trong dạy học, đặc biệt là ứng dụng CNTT.v.v..Các hội nghị chuyên đề đã giúp cho giáo viên vận dụng những vấn đề được bồi dưỡng vào thực tiễn giảng dạy cho phù hợp, đạt chất lượng cao. Tuy vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT do Sở GD&ĐT tổ chức còn có những hạn chế: + Hạn chế trong công tác kế hoạch hoá: Kế hoạch bồi dưỡng của các trường THPT thiếu tính chất phân hoá, chưa tính đến cụ thể nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của cá nhân và những điểm yếu, mặt hạn chế trong năng lực, kỹ năng sư phạm của họ; đồng thời thiếu tính chủ động (về kế hoạch thời gian, về nội dung, về tài liệu) dẫn đến tình trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên dồn dập vào một thời điểm, nhiều năm tổ chức vào tháng 9, 10 ảnh hưởng đến việc giảng dạy của các nhà trường; tài liệu phát hành chậm gây khó khăn cho giáo viên và khâu tổ chức. + Hạn chế trong công tác tổ chức chỉ đạo: Hạn chế lớn nhất là tổ chức bồi dưỡng thiếu tính thực tiễn, chưa đáp ứng được cái giáo viên cần về đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 mới phương pháp và nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm. Giảng viên chỉ chú trọng vào thuyết trình những vấn đề mới của nội dung chương trình. Hình thức tổ chức lớp do đó cũng bộc lộ nhược điểm: lớp quá đông, nghe thuyết trình là chính, thời gian và điều kiện để giáo viên hoạt động nhóm thực hành quá ít. Việc quản lý sĩ số học viên, ý thức thái độ tham gia bồi dưỡng còn hạn chế. + Hạn chế trong việc xây dựng điều kiện cho các hoạt động bồi dưỡng giáo viên: Thiếu kinh phí để tổ chức được hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Tài liệu bồi dưỡng vừa thiếu, vừa chậm. Nội dung tài liệu chưa có tác dụng hướng dẫn thiết thực về phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, phương pháp tự học… cho giáo viên. Sự phối hợp quản lý giữa chuyên môn và các đoàn thể để quản lý hoạt động tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT hầu như không có. Hiện nay, bộ máy tổ chức và nhân lực quản lý công tác bồi dưỡng từ Sở đến các trường THPT vẫn còn hoạt động theo cơ chế thụ động. Chưa thấy rõ vai trò của Ban chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên. - Một trong việc tham gia quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT là Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh đã tham gia quản lý tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: Tham gia xây dựng Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi; Tham gia Hội đồng chấm đề tài sáng kiến kinh nghiệm; Hội đồng thi đua của ngành xét duyệt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Thông qua Hội thi đã góp phần nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học, tạo được phong trào thi đua “Hai tốt” trong học sinh và giáo viên, giúp đội ngũ giáo viên có dịp trao đổi, học tập rút kinh nghịêm trong dạy học và làm đồ dùng dạy học, cũng như đúc kết những sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy. Ban chấp hành công đoàn Giáo dục tỉnh chỉ đạo các Công đoàn cơ sở vận động giáo viên các nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 trường tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyện môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiêp. Thực hiện "Mỗi thày, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" theo các tiêu chí cụ thể được xây dựng trên cơ sở Hướng dẫn của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong công tác Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh chưa thực sự vào cuộc trong việc tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên THPT, thường coi đây là nhiệm vụ của các phòng chuyên môn; Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc động viên giáo viên dự các lớp tập huấn đầy đủ, nâng cao trách nhiệm đối với việc học tập bồi dưỡng, nhưng chưa phân loại được nhu cầu cần bồi dưỡng với các đối tượng cụ thể; chưa có biện pháp tham gia hữu hiệu với Hội đồng quản trị các trường ngoài công lập trong việc cử giáo viên đi dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; Chưa tham gia quản lý chi tiết các buổi tập huấn bồi dưỡng để quản lý chất lượng hoạt động của các báo cáo viên, chất lượng học tập của giáo viên dự lớp bồi dưỡng và công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, kinh phí , các điều kiện khác cho các lớp bồi dưỡng. Vì vậy, còn có những ảnh hưởng chủ quan và khách quan đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên THPT tại tỉnh. 2.3.4. Trong việc đánh gía kết quả bồi dưỡng. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên THPT tại Quảng Ninh được thực hiện bằng nhiều hình thức như: - Đối với giáo viên đi học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn đào tạo: phải trình văn bằng, chứng chỉ được cấp. - Đối với giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên do Sở GD &ĐT tổ chức: qua các đợt bồi dưỡng phải có bài thu hoạch về nội dung được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 bồi dưỡng và ý kiến kiến nghị của cá nhân về hoạt động bồi dưỡng bằng phiếu hỏi và qua nhận xét đánh giá của cán bộ phụ trách lớp học. Đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp của giáo viên còn được xác định qua kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh tại nhà trường. Với chức năng tham gia quản lý cơ quan, đơn vị của Công đoàn Giáo dục các cấp, Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh đã tham gia quản lý nắm bắt số lượng, kết quả học tập của số giáo viên đã hoàn thành các khoá học đạt chuẩn và trên chuẩn; Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trường THPT tham gia xây dựng và thực hiện quy chế đánh giá thi đua của giáo viên trong năm học (trong đó có tiêu chí về học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ) ; Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh phối hợp với Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT đánh giá cá nhân trong trường về thực hiện cuộc vận động "Mỗi thày, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", đó cũng là cơ sở để CĐGD tỉnh quản lý kết quả hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên THPT; Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh trực tiếp tham gia làm phó chủ tịch Hội đồng thi đua của ngành, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở phối hợp với lãnh đạo các nhà trường tổ chức đánh giá giáo viên đúng quy trình, đảm bảo dân chủ, công khai, đảm bảo quyền lợi của giáo viên. 2.4. Đánh giá chung về công tác phối hợp giữa Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh và Sở Giáo dục&đào tạo quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT 2.4.1. Ưu điểm: Trong những năm học qua, Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với lãnh đạo Sở GD&ĐT thực hiện tham gia quản lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên về các nội dung: - Nắm bắt nhu cầu cụ thể cần được bồi dưỡng của giáo viên THPT , những khó khăn vướng mắc của các nhà giáo để thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. - Phối hợp với Sở GD& ĐT xây dựng quy hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn, và trên chuẩn đào tạo, thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh từ 2005- 2010, định hướng đến 2015; Giám sát thực hiện quy hoạch đã có một cách hiệu quả. - Phối hợp với chuyên môn lựa chọn đội ngũ cốt cán tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng thay sách do Bộ GD&ĐT tổ chức, làm nòng cốt cho việc triển khai bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa phân ban trong những năm qua. - Phối hợp với lãnh đạo Sở GD &ĐT quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của các giáo viên THPT trong tỉnh; Tham gia xây dựng quy chế đánh giá xếp loại giáo viên; đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên. Đề nghị các cấp có thẩm quyền chuyển ngạch lương cho một số đồng chí giáo viên khi có văn bằng, chứng chỉ về trình độ đạt được, bảo vệ quyền lợi cho giáo viên, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tích cực học tập, bồi dưỡng. 2.4.2. Những thiếu sót, hạn chế, bất cập: Mặc dù đã phối hợp với chuyên môn quản lý ngành, nhưng công tác phối hợp giữa Ban chấp hành CĐGD tỉnh với Sở GD&ĐT để quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THPT của tỉnh còn nhiều hạn chế: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 - Chưa phối hợp phân loại nhu cầu và phân loại đối tượng, mức độ cần bồi dưỡng sau khi nắm bắt tình hình nên công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng chưa sát đối tượng và nhu cầu, thiếu khoa học, mang tính chắp vá, chưa thể hiện quan điểm ưu tiên cho các môn khoa học đặc thù, chưa đảm bảo tính đồng bộ về cơ cấu môn học và cơ cấu giáo viên theo vùng. Trong quy hoạch chưa thể hiện quan điểm coi trọng hoạt động tự bồi dưỡng và tự học của giáo viên. - Chưa phối hợp chặt chẽ để quản lý việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng thực hiện chương trình và sách giáo khoa phân ban, do đó chưa nắm được việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, kinh phí, chế độ đối với giáo viên dự lớp bồi dưỡng và việc đánh giá kết quả bồi dưỡng cho giáo viên đôi lúc chưa đảm bảo công bằng, ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên. - Chưa tham gia để có nhiều hình thức đổi mới trong tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giáo viên THPT tại các vùng, miền để thu hút giáo viên vào hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; Thời gian mở các lớp bồi dưỡng chưa phù hợp với đặc thù của ngành. - Chưa phối hợp với chuyên môn thực hiện kết hợp tốt các biện pháp quản lý như chưa có động viên, khuyến khích khen thưởng nhiều bằng vật chất đối với các giáo viên có thành tích cao trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Một số giáo viên có ý thức tự học hoàn thành chuẩn đào tạo và trên chuẩn đào tạo nhưng chưa được chuyển ngạch, nâng ngạch lương kịp thời nên ảnh hưởng đến tư tửơng, nhận thức của các giáo viên khác. - Công đoàn Giáo dục tỉnh chưa nắm sát tình hình để chỉ đạo các công đoàn cơ sở ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và các công đoàn cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 các trường THPT ngoài công lập thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục đối với một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, hội đồng quản trị hoặc nhà đầu tư (đối với các trường ngoài công lập) vì vậy các đối tượng này còn hạn chế nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên. - Mạng lưới Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên từ ngành xuống đến cơ sở hoạt động chưa rõ nét, mang tính hình thức nên việc xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng chưa đồng bộ. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác bồi dưỡng giáo viên còn thiếu nhiều hoặc cung ứng không kịp thời.Vì vậy, chưa khai thác thế mạnh từ thành tựu khoa học công nghệ và ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng giáo viên THPT. - Cơ chế phối hợp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên giữa các ngành, các cấp quản lý và với Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh còn thiếu chặt chẽ, chưa tạo được sự liên thông, đa tuyến trong sự phối hợp quản lý việc kiểm tra đánh giá để tạo điều kiện đúng mực cho hoạt động tự bồi dưỡng của cơ sở và hoạt động tự học của giáo viên. Tóm lại: Hoạt động BDGV mà trước tiên là bồi dưỡng giáo viên THPT Quảng Ninh trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy vậy thực tế cho thấy việc quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên THPT vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. Với việc phân tích thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên THPT trong tỉnh đã chỉ ra những hạn chế của hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT, đó là những cơ sở thực tiễn làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp phối hợp quản lý khắc phục các tồn tại và giải quyết các vấn đề bất cập trên. 2.4.3. Nguyên nhân của những thiếu sót, bất cập: - Do nhận thức của cả Ban chấp hành CĐGD tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT về chức năng phối hợp và tham gia quản lý hoạt động bồi dưỡng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 cho giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng chưa đầy đủ, vì vậy việc kết phối hợp còn có phần mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. - Cơ chế phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên chưa được quy định rõ ràng trong "Quy định về mối quan kết phối hợp công tác giữa Sở GD&ĐT và Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục tỉnh Quảng Ninh" đã ký kết. Vì vậy, khi triển khai thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT, các phòng ban chức năng của Sở GD &ĐT (phòng Giáo dục trung học, phòng Kế hoạch tài chính, phòng Tổ chức cán bộ) chưa quan tâm đến việc phối hợp với Công đoàn Giáo dục tỉnh để quản lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng bồi dưỡng cũng như đánh gía kết quả bồi dưỡng giáo viên. - Bản thân Ban chấp hành CĐGD tỉnh chưa chủ động; biên chế cán bộ Công đoàn chuyên trách của CĐGD tỉnh quá ít, uỷ viên Ban chấp hành CĐGD tỉnh và cán bộ công đoàn cơ sở biến động nhiều, năng lực tham gia, phối hợp quản lý còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm. - Bộ Giáo dục & Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng chưa quan tâm chỉ đạo các Sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục các tỉnh thực hiện phối kết hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Còn thiếu các cơ chế khả thi tạo nền tảng cho tổ chức Công đoàn Giáo dục triển khai nhiệm vụ của mình, nhất là việc phối hợp với chính quyền cùng cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Chương 3 §Ò xuÊt biÖn ph¸p PHỐI HỢP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN THPT cña Ban ChÊp hµnh c«ng §oµn gi¸o dôc tØnh QUẢNg NINH 3.1. Yêu cầu của việc đề xuất biện pháp 3.1.1. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với chức năng của tổ chức công đoàn Luật Công đoàn Việt Nam tại khoản 2, điều 2 đã khẳng định “Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế- xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật”. Như vậy, tham gia quản lý Nhà nước là một trong 3 chức năng của tổ chức Công đoàn. Đó là: + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_TranMongHoai.pdf
Tài liệu liên quan