Luận văn Biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 -11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em SOS Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .3

LỜI CAM ĐOAN .4

MỤC LỤC.5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.8

MỞ ĐẦU .8

2. Mục đích nghiên cứu: .10

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:.10

4. Giả thuyết nghiên cứu .10

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .10

6. Phạm vi nghiên cứu.10

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.11

7.1. Cách tiếp cận.11

7.2. Các phương pháp nghiên cứu .11

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.13

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề .13

1.1.1. Ở nước ngoài .13

1.1.2. Ở Việt Nam .14

1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .15

1.2.1. Khái niệm trẻ mồ côi .15

1.2.2. Khái niệm về các loại xúc cảm – tình cảm:.16

1.2.3. Đặc điểm xúc cảm – tình cảm của trẻ trong độ tuổi 7 – 11 tuổi (độ tuổi tiểuhọc) 18

1.2.4. Tranh vẽ của trẻ em.21

Phóng chiếu (Projection).246

1.2.5. Sự bộc lộ xúc cảm - tình cảm của trẻ qua tranh vẽ .27

1.3. Kỹ thuật phân tích tranh vẽ của trẻ .29

1.3.1. Quan sát khi trẻ vẽ tranh .29

1.3.2. Thu thập thông tin khi trẻ hoàn thành.30

1.3.3. Kỹ thuật phân tích tranh vẽ .30

1.3.4. Một số chỉ dẫn cụ thể về kỹ thuật xem tranh .31

1.3.4.1. Những biểu hiện về nội dung hình vẽ.31

1.3.4.2. Những biểu hiện về mặt hình thức của bức tranh.35

1.3.4.3. Sử dụng màu sắc .37

1.3.4.4. Vị trí hình vẽ - biểu tượng không gian của hình vẽ.40

1.3.5. Cách “đọc” tranh vẽ của trẻ: .42

1.3.5.1. Đọc trực cảm (ấn tượng tổng thể ban đầu).42

1.3.5.2. Đọc bình thường.42

1.3.5.3. Đọc phân tích diễn giải .42

Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .46

2.1. Tổng quan về Làng trẻ em SOS.46

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .48

2.3. Kết quả nghiên cứu sự biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ qua tranh vẽ.49

2.3.1. Các trường hợp nghiên cứu.49

2.3.2. Đặc điểm chung của các trường hợp .107

2.3.3. Một số ý kiến của các giáo dục viên và các mẹ ở Làng SOS.108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .115

1. Kết luận .115

2. Kiến nghị .118

TÀI LIỆU THAM KHẢO .122

PHỤ LỤC .1257

PHỤ LỤC 1:Câu hỏi phỏng vấn .125

PHỤ LỤC 2:.125

PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT CÁC TRƯỜNG HỢP.126

pdf132 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 -11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em SOS Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bẽn lẽn, cười cười. Sau khi cô chào hỏi, giới thiệu và đề nghị vẽ nhà. Em hơi ngần ngại hỏi cô “vẽ ngôi nhà bự hết trang giấy luôn hả cô”. Sau đó bắt tay vào vẽ, rất nhanh chóng, tự tin. Vẽ từng đường thẳng, ngói cong vảy cá. Nét vẽ rất tự tin. Vẽ rất nhanh, hay cười rồi nói với cô là vẽ xong rồi. Cô hỏi “con có muốn tô màu không?”. Trẻ chỉ cười, ngần ngừ một lúc rồi lấy màu tô. Chỉ tay vào tường nhà, nhìn cô và hỏi “tô màu gì?” và cười. Sau đó tự nói “màu vàng được không ta?”, rồi tự trả lời “không được vì hai màu này chỏi nhau” (trước đó trẻ tô mái nhà màu cam). Trẻ tô rất tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chút từng tí, nhiều khi xoay giấy, xoay người. Dùng khăn giấy lau những vụn màu rất cẩn thận. Sau khi tô, nhiều nét vẽ bị mờ,bé dùng sáp màu đen vẽ lại, tỉ mỉ ở những đường viền. Khi cô hỏi trong nhà có ai không con. Trẻ trả lời nhanh “coi tivi hết rồi. Đóng cửa để khỏi kẻ trộm vào, kẻ trộm vào nhà sẽ lấy tiền”. Xung quanh nhà có gì không con. “Có hoa”. “Nhưng sao cô không thấy”. Bé cười và vẽ thêm bông hoa, tô vẽ rất cẩn thận. Bé chỉ vào bông hoa và nói đó là bụi rậm cạnh hàng gạch gần nhà. Có ai chăm sóc bông hoa này không? Trẻ trả lời “dạ có em” đồng thời tay chỉ vào ngôi nhà. Có phải có một em sống trong ngôi nhà này chăm sóc cho cây? “Dạ em tưới cây”. Có ai cùng em này chăm sóc cây không? Trẻ lắc đầu nhưng lại nói là có anh. Có phải có một em và anh cùng chăm sóc cây? Trẻ chỉ cười cười và không nói gì thêm. Xung quanh nhà có gì nữa không con? Trẻ nói không và lắc đầu, hơi cười, suy nghĩ rồi lại nói có cây. Sau đó bé bắt tay vẽ cây. Khi nói về cái cây, trẻ nói cây này con trồng, cây này không có quả, chỉ cho bóng mát, con ở dưới chơi với mấy anh em (chơi oẳn 56 tù tì). Thỉnh thoảng trẻ hay lơ đãng nhìn xung quanh, hay cười trong lúc vẽ. Trẻ thường vẽ những đường thẳng trước, nét bao quát trước, chi tiết sau. Ngôi nhà lệch hẳn về góc trên bên phải, trẻ có xu hướng chủ động, hướng ra bên ngoài, năng động, tự tin nhưng đôi lúc rời xa thực tế. Ngôi nhà khóa cửa, trẻ giải thích mọi người ở trong nhà coi ti vi, nhưng khóa cửa sợ kẻ trộm vào. Gợi ý về sự mất mát mà trẻ đang để tâm. Vòm lá của cây cũng hơi nghiêng về bên phải,lá mở rộng, phát triển ở phía trên cũng gợi ý sự hướng ngoại. Cây không có quả cho thấy xu hướng mơ hồ về thành quả của những người xung quanh và cả bản thân trẻ. (trẻ đã từng thắc mắc với bà mẹ SOS, “mẹ đẻ con có đau không? Ba con tên gì? ở đâu”) Khi vẽ trẻ rất cẩn thận, tỉ mỉ, nét vẽ rõ ràng, tự tin, bộc lộ cảm xúc vui vẻ, hài lòng về bức tranh, hài lòng về cuộc sống hiện tại. Buổi thứ 2: Vẽ người 30/3/2013 Đến gặp cô và cười. Trước đó có lên từ sớm, nhưng không phải giờ của em. Cô hỏi “nãy giờ con ở đâu vậy?”. Trẻ trả lời: “không nói” và cười. Cô đề nghị con hãy vẽ người. Trẻ suy nghĩ, cười và nói “con không biết”. “Cô nghĩ là con biết”. Trẻ xoay giấy vẽ và tự nói vẽ chân dung. Vẽ nhanh và cẩn thận. Khi vẽ xong bé la lên: “xong, cô thấy con vẽ nhanh chưa, nhanh hơn bạn kia” (ý chỉ bạn trước đó). Trẻ hỏi “cô ơi vẽ người tô màu gì?”. Con nghĩ nó là màu gì? Trẻ la lên vui vẻ “Ahhhh! Màu da cam, Con biết pha màu”. Rồi hào hứng pha màu. Vừa làm bé vừa nói như đọc công thức “đầu tiên cho một ít màu cam, sau đó thêm một ít màu trắng và trộn đều” (bé nói chậm, trùng với hành động làm). Sau đó “không thành rồi cô ơi, cần thêm một ít màu trắng. Trẻ đổ thêm một ít vẫn cảm thấy chưa được. Trẻ cầm cọ chỉ vào da tay mình, rồi chỉ vào phần màu đang pha như so sánh. Rồi nói cần thêm màu trắng, tự nói “tốn màu của cô quá!”. Pha xong, khi bắt đầu tô, trẻ reo lên “Ah! Được rồi nè”. Hào hứng, chăm chú ngồi tô. Tô khuôn mặt, mắt. Cách vẽ, cách tô cẩn thận, nhanh nhẹn, tự tin. Tô xong mặt, cổ, chỉ tay vào áo trên tranh. Suy nghĩ một chút, chỉ tay vào áo mình, cười rồi tô màu đỏ. Khi tô tóc, bé chỉ vào khay rửa cọ, rồi đùa với cô “nước sâm đó cô”. 57 Trẻ cười và nói tiếp “bây giờ là đến giai đoạn viền”, rồi dùng cọ nhỏ, màu đen tô viền. Trẻ vẽ lại chỉnh sửa các chi tiết nhỏ môi, mắt. Bé nói không hài lòng về bức tranh của mình, thấy xấu và ghê (chỉ vào phần đường viền). Trẻ tự nói “có nên tô nền không ta”, rồi tự trả lời “tô nền sẽ làm mấy đường viền lem”. Một lúc sau, “ah! Con có cách rồi! Dùng màu chấm xung quanh, con đang ở một bầu trời rực sao”. Trẻ còn nói không hài lòng chổ này (tay chỉ vào phần màu không đều trên áo trong tranh). “Để con sửa lại”, sau đó cầm nhầm cọ nên tô lên áo một vệt đen. Bé cười ngặt nghẽo, cười rất lớn. Suy nghĩ rồi lại nói “con có cách rồi”, trẻ dùng luôn cọ đó tô một ô trên áo. Tự đứng dậy vào reo đã xong. “con ở giữa bầu trời đầy sao, chỉ có con” Hình người to gần hết trang giấy, có xu hướng hung tính nhưng gương mặt khá hiền lành, vui vẻ. Trẻ bộc lộ mong muốn được mạnh mẽ hơn, đồng thời trẻ cũng khá vui vẻ, chấp nhận thực tại thể hiện qua gương mặt bức tranh và thái độ nhanh chóng, tự tin, hào hứng, vui vẻ của trẻ trong lúc vẽ. Hình người không vẽ tay, thể hiện sự yếu ớt, cảm giác thiếu sức mạnh. Cũng không có chân, trẻ đang hoài nghi về quá khứ về nền tảng, về sự nâng đỡ mà trẻ đang có. Trên thực tế, mặc dù rất vui vẻ và luôn nghĩ bà mẹ SOS là người sinh ra mình, nhưng trẻ cũng đã bắt đầu có những câu hỏi thắc mắc về nguồn cội. Trẻ làm việc rất tập trung và sáng tạo khi xử lý những điều không như ý. Cách nói “một mình con ở giữa rừng sao” vừa thể hiện sự tự hào, hãnh diện cùng theo đó là sự cô đơn, lẻ loi giữa cuộc đời, giữa rừng sao. 58 Buổi thứ 3: vẽ gia đình 6/4/2013 Trẻ đi vào, cười nói vui vẻ, hỏi bạn vừa ra (em H) nên hôm nay em đã biết trước cô sẽ đề nghị vẽ gia đình. “con biết hôm nay vẽ gì rồi”. Ngồi suy nghĩ vài phút. Chọn cọ, ngồi nhúng nước nghịch khá lâu, rồi tự nói “dùng bút chì vẽ trước”. Một tay cầm cọ, một tay dùng bút chì vẽ chăm chú. Trẻ vẽ một hình người cầm chùm bóng, rồi nói “xong rồi”. Cô hỏi lại “đây là gia đình?”. Trẻ trả lời: “Dạ không! H nói không biết vẽ gia đình thì vẽ tự do”. Đó là H nói, không phải cô nói. Cô nghĩ là con biết. Trẻ cười rồi vẽ thêm hai hình người bên trái và bên phải. Tô màu nước rất cẩn thận, pha màu, dùng cọ nhỏ để tô chi tiết. Rất khéo léo, cẩn thận, lâu lâu nhìn cô và cười. Tô hết tay chân của ba nhân vật bằng màu đã tô, bé nhìn cô cười và nói “tô xong rồi đó cô”. Rồi cười cười, lấy màu sáp ra tô tiếp. Vừa tô vừa hỏi cô “không cần tô nền được không cô?”“Con nghĩ là có cần tô màu không?” Dùng xong màu sáp để tô mặt và trang phục bé quay lưng ra sau rồi đột ngột quay lại và cười với cô như muốn đùa giỡn. Lấy bút lông tiếp tục tô bong bóng, tô đường viền. Bé giải thích các nhân vật trong hình anh Hậu (người lớn nhất đứng giữa), chị Ly (người nữ bên trái) và em con (người nhỏ nhất bên phải), sau đó lại sửa lại là con. Mọi người đang đi chơi ở công viên. Chỉ ba người đi vì ba người ngoan nên mẹ thưởng. Anh Hậu cầm nhiều bong bóng nhất vì là anh lớn, anh cả trong nhà. Trước khi đi mẹ đưa tiền cho anh Hậu để anh mua bong bóng cho tụi con. Đi chơi rất vui, ở công viên có cây xanh, ghế đá, nhiều trò chơi...con muốn mẹ đi cùng, con nói mẹ nhưng mẹ nói mẹ bận ở nhà nấu cơm và may đồ cho tụi con. Đi công viên tết vừa rồi, ba người nói chuyện học tập, chuyện năm sau, cố gắng để được mẹ thưởng tiếp.Chắc chắn năm sau mẹ cho con đi nữa. Mấy bộ đồ này cũng do mẹ may cho tụi con, 59 con thích đồ mẹ may. Vừa nói chuyện với cô, vừa nghịch màu nước, ít nhìn cô lúc nói, người uốn éo. Lúc bé vẽ xong cô nói “bây giờ cùng ngắm lại bức vẽ của con”, trẻ nói ngay “rất đẹp”. Đối với trẻ, gia đình là những người thân thuộc của em trong chính Làng SOS. Trẻ bộc lộ tình cảm với những người sống cùng trong Làng SOS, đó là sự thân thiết cùng nhau vui chơi, những gương mặt vui vẻ, hạnh phúc được thể hiện cả trong tranh lẫn qua lời kể. Bản thân trẻ trở nên xa hơn mọi người như có khoảng cách nào đó. (khoảng cách giữa trẻ và mọi người trên tranh cùng với sự nói nhầm, lúc đầu nói là em con, sau sửa lại là con). Người mẹ không được thể hiện trong bức tranh nhưng lại được trẻ nhắc đến nhiều trong câu chuyện kể. Trẻ đã thể hiện tình cảm yêu thương, quý mến của mình đối với bà mẹ SOS.Tuy nhiên việc không thể hiện hình ảnh người mẹ cũng cho thấy trẻ có những lo lắng về việc xa cách. Dù rất tự tin, vui vẻ khi vẽ tranh nhưng thái độ lưỡng lự lúc ban đầu cũng cho thấy xu hướng lo lắng, không chắc chắn về hình ảnh gia đình trong em. Buổi thứ 4 13/4/2013 vẽ tự do Khi đến chạy theo xe đạp và xin cô dắt vào trong vì sợ mất, cô khen xe đẹp, trẻ khoe đó là quà sinh nhật mẹ tặng. Hay cười, cô nói về những buổi vẽ trước, trẻ nói: “hôm nay vẽ gì dễ dễ nha cô”. Cô hỏi: “theo con vẽ gì dễ”. Trẻ chỉ cười và không trả lời được. Khi cô đề nghị vẽ những gì mà con đang nghĩ, trẻ tỏ ra vui vẻ và vẽ ngay, nhanh chóng, thành thạo. Hôm nay trẻ tẩy xóa nhiều. Trẻ dùng màu sáp và nói dùng màu này cho nhanh. Tô màu rất 60 cẩn thận và tỉ mỉ. Khi được hỏi về bức tranh trẻ trả lời: “con vẽ gia đình con. Gia đình con có nhiều người nhưng con chỉ vẽ mấy người này rồi chỉ vào từng người, đây là mẹ - con – chị Ly – anh Hậu. Mấy người kia khó vẽ. Đây là bức hình chụp lúc tết. Con rất thích, nó có trong album gia đình. Mẹ ôm con vì con nhỏ nhất, mấy người kia lớn hết rồi mẹ ôm không nổi” Như để bù đắp cho sự lưỡng lự, ngần ngại của buổi trước, trẻ đã quyết định vẽ gia đình ngay khi có lời đề nghị vẽ tự do. Có thể thấy gia đình, những người thân thiết trong Làng là điều rất quan trọng, quý giá đối với em. Qua tranh vẽ, lời kể và thái độ, trẻ đã bộc lộ tình cảm gắn bó, thân thiết của mình với những người có thật trong Làng SOS. Trong đó có sự gần gũi với mẹ (hình ảnh người mẹ ôm con). Đây là những điều quý giá đối với trẻ mà khi nhắc đến trẻ luôn bộc lộ sự trân trọng, giữ gìn và xem đó như niềm hạnh phúc. Nét vẽ nhanh nhẹn, tự tin, bố cục bức tranh cân đối, màu sắc hài hòa, trẻ thể hiện sự thích nghi, thái độ, cảm xúc vui vẻ với môi trường và cuộc sống hiện tại. Quá trình làm việc trẻ luôn thể hiện sự vui vẻ, tự tin và rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Những lời kể về mẹ, về những anh chị mà trẻ thân thiết trong nhà được thể hiện đầy yêu thương, hạnh phúc. Nét vẽ nhanh nhẹn, vui tươi, tự tin không chỉ vì trẻ là người thích vẽ, có năng khiếu vẽ mà còn bộc lộ rõ tâm trạng thoải mái, vui tươi, gắn bó chan hòa với môi trường hiện tại nơi mà trẻ đã đến lúc vài ngày tuổi. Tuy nhiên, những băn khoăn về nguồn gốc bắt đầu bộc lộ tuy chưa rõ nét. Sự rạng rỡ khi thể hiện về gia đình ở bức vẽ tự do vừa nói lên niềm vui vừa có chút lo sợ mất đi những gì mình đang có, nên cứ muốn mẹ ôm mình, nên có lúc trẻ như ở xa hơn so với mọi người (tranh vẽ thứ 3 – Vẽ gia đình), nên phần nền tảng, phần quá khứ hầu như không được thể hiện (ngôi nhà nằm hoàn toàn ở góc phải, vẽ người không thể hiện chân) Trường hợp 3:H T H Giới tính: Nam Sinh ngày: 3/3/2005 Ngày vào làng: 16/11/2011 Hoàn cảnh: trẻ vào làng cùng với anh trai hơn một tuổi, cha mẹ không sống chung, còn mẹ vào thăm nuôi. (Khi trẻ vào Làng một người dì nhận vào, hiện tại dì không ở Làng. Cả giáo dục viên và bà mẹ SOS không nhớ chính xác trẻ vào Làng như thế nào) Tính cách: cả hai anh em khá nghịch ngợm, khi mới vào làng thường lấy đồ dùng, thức ăn mà không xin phép người lớn, sau đó được mẹ nhắc nhở không còn nữa. Rất thích đọc 61 truyện tranh, quan hệ với mọi người xung quanh bình thường, chia sẻ chuyện ở trường, tố tội của nhau ở lớp với mẹ (bà mẹ SOS), kể chuyện ở gia đình mình khi được mẹ ruột đưa về thăm. Đôi lúc dùng dằng, la khóc khi mẹ SOS nhắc học bài rồi sau đó bình thường trở lại. Có lúc chơi một mình rất lâu ngoài vườn, mò mẫm, tìm kiếm côn trùng, quất mấy cây trong vườn. Cách đây vài tháng từng lấy quần lót nữ để ở giường, có lần mặc (khoảng 3 lần), giờ không còn nữa. Ý kiến của giáo dục viên khá bị động, dễ bị lôi kéo, có thái độ lấn lướt khi được chiều chuộng, sợ khi bị la. Buổi đầu 23/3/2013 vẽ nhà Khi cô giới thiệu tỏ ra rất thích thú, chọn màu nước và rất hồ hởi thực hiện, chăm chú, nét vẽ nghịch ngợm, tự tin. Ngôi nhà đơn điệu, nhỏ bé gợi cảm giác thiếu thốn, trống trải. Cảnh vật xung quanh khá sinh động (bầu trời, cỏ, cây) cùng với lời kể “nhà này của con, đang đóng cửa, không có ai trong nhà. Đây là cây táo, mấy dì trồng, mẹ chăm sóc, có nhiều quả nhưng ở trên cao con không hái được. Có mấy anh chị chơi dưới cây táo nhưng không có con, con với mấy anh chơi đá banh trên cỏ. Mấy anh chị thường hái táo cho con nữa. Nhà này có mẹ, mấy anh chị, có con và em bé. Cả nhà đi công viên rồi, có con nữa, con thích đi công viên”. Trẻ đã thể hiện sự vui vẻ trong mối tương quan với mẹ, dì, các anh chị và có cả em bé. Đó là cuộc sống rất bình thường, có vui chơi, cùng nhau làm việc, sự giúp đỡ, chia sẻ. Phần thân cây và tán lá không cân đối, thân thẳng, to, vững chãi, thể hiện sự tươi vui, tự nhiên, thẳng thắn. Tán cây nhỏ, tụm lại, trẻ có xu hướng thích tự chứng tỏ, tự hài lòng, cảm xúc co cụm. 62 Buổi thứ 2 30/3/2013 vẽ người Khi vào rất hào hứng, nhanh nhẹn, vui vẻ chọn giấy lớn, chăm chú vẽ sau khi cô đề nghị vẽ người. Hỏi cô “bữa trước anh Bi vẽ gì vậy cô?” (là em L cũng tham gia vẽ tranh), “tí nữa anh Bi cũng vẽ người hả cô?”. Trẻ tỏ ra rất thân mật, gần gũi và tự nhiên. Hình người hơi nghiêng trong khi cái cây lại rất vững chãi và ở vị trí trung tâm, gợi cảm giác mất thăng bằng, nghiêng ngả, bất an, mất chỗ dựa và không an toàn, gợi ý về cảm xúc bất an, thiếu an toàn của trẻ với môi trường sống xung quanh. Trẻ chỉ vẽ một hình người cùng với lời giải thích là đi hái táo một mình, gợi cảm giác về sự cô đơn, lẻ loi. Thân hình vuông, vai ngang, trẻ bộc lộ mong muốn có thêm sức mạnh, được trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Phần miệng bị tô lem, trẻ có xu hướng khó khăn trong mối quan hệ mẹ con, trong giao tiếp. 63 Buổi thứ 3 6/4/2013 vẽ gia đình Khi vào vui vẻ chào cô và cười, phụ giúp cô dọn bàn ghế. Khi cô đề nghị vẽ gia đình, em vẽ rất nhanh nhẹn, chăm chú, tập trung, hào hứng dù bên ngoài hơi ồn. Bố cục bức tranh khá cân đối, màu sắc hài hòa, tô cẩn thận, trẻ bộc lộ sự thích nghi tốt, sự vui vẻ, thoải mái khi đề cập đến chủ đề gia đình. Trẻ thực hiện bức vẽ rất nhanh nhẹn, hào hứng, rồi giải thích từng nhân vật trong tranh (đây là con – mẹ - ba – em gái, trẻ chỉ và nói theo thứ tự từ trái qua phải). Trẻ vẽ bản thân trước tiên, thể hiện trẻ đánh giá cao bản thân. Trẻ đứng cạnh người mẹ, cũng là khoảng cách gần nhất giữa các nhân vật trong tranh, thể hiện tình cảm gắn bó, yêu thương đối với mẹ. Cha và em gái được vẽ nhỏ hơn, có cảm giác bị lùi ra sau như bị chia cắt, xa vời. Hai nhân vật này không có cổ, dường như trẻ nhận thức về hai nhân vật này không rõ, mờ nhạt. Người cha có phần chân khác lạ nhất, và bị vẽ xấu xí, trẻ không có tình cảm với người cha hoặc không biết, không lưu tâm đến cha. Trên thực tế, trẻ có anh trai sống cùng nhưng không thể hiện trong tranh, thay vào đó lại có em gái. Có thể đây là khao khát có anh em mang tính nữ, hiền lành, nhu mì, trái ngược hoàn toàn với anh trai hơn trẻ có một tuổi, học cùng lớp. Ngoài ra yếu tố này còn gợi ý về xu hướng trẻ muốn phủ nhận người anh này. Trẻ giải thích “cả nhà đang ở ngoài vườn, con và mẹ đang hái quả, ba sẽ rửa, còn em lấy rổ cho ba rồi cả nhà cùng ăn. Cây này mẹ trồng, ba thường xuyên chăm sóc, ba hay tưới cây vào buổi sáng sớm. Đây là vườn nhà con, cây này nhiều trái và ngon. Sau đó bé lại nói cây cao, mẹ hái không được nên nói ba leo lên hái”. Vài lời kể có vẽ mâu thuẫn nhưng phần nào 64 bộc lộ khao khát một gia đình hòa thuận, êm ấm, mọi người cùng nhau sum vầy, cùng nhau làm việc, cùng nhau thưởng thức thành quả lao động (ăn trái cây). Khao khát có một người cha mạnh mẽ, vững chãi, cùng chung sức xây dựng gia đình như lời kể của trẻ. Buổi thứ 4 13/4/2013 vẽ tự do Khi được đề nghị vẽ những gì con đang nghĩ (vẽ tự do), trẻ vẽ ngay, rất nhanh chóng, trẻ giải thích con đang chơi trốn tìm với mấy chị, con đang tìm mọi người nhưng không thấy. Trẻ đã tái hiện một phần đời sống mà em đang trải qua ở Làng SOS, dù là cảnh vui chơi với mọi người nhưng trên tranh cũng chỉ có một mình em, gần giống bức tranh vẽ người ở buổi thứ 2, gợi cảm giác cô đơn, trống trải, lẻ loi. Trẻ vẽ chính bản thân, nhưng hình người không rõ, khá lem nhem, không thấy phần cổ, gương mặt bị tô, dường như nhận thức của trẻ đôi lúc còn khá mờ nhạt về bản thân, cảm xúc không rõ ràng. Thân cây vững chãi, tán lá mở rộng, trẻ bộc lộ sự thích nghi tốt với cuộc sống, hướng ngoại. Tuy nhiên thân cây hình trụ thẳng cho thấy sự cứng nhắc, thiếu sinh động. Phần quả của cây thể hiện thành quả, nhưng bị tô đen, dù trẻ có nói đây là cây cam. Trẻ bộc lộ phần nào cảm xúc không coi trọng hoặc lo sợ về thành quả do mình tạo ra (trong học tập hay đời sống, quan hệ với mọi người...) Ngôi nhà nhỏ bé, có vẻ ọp ẹp, cửa nhỏ và không rõ, trẻ đang có khó khăn trong giao tiếp, hay có một số vấn đề khó bộc lộ. Trẻ đã thể hiện sự vui vẻ, hòa đồng, gần gũi qua bốn lần gặp và làm việc. Ở trẻ dễ nhận thấy sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên. Cách nói chuyện với cô rất tự nhiên thoải mái, ánh 65 mắt sáng và nhanh nhẹn. Cách thực hiện những bức vẽ cũng rất tự nhiên, không gò bó, không quá tỉ mỉ, trẻ bình thản và làm rất thoải mái, thích thú thử nghiệm nhiều loại màu. Trên hết tất cả những điều ấy, trẻ dường như co cụm vào thế giới riêng, chỉ có mình trẻ với cây cối và côn trùng trong đời sống hàng ngày và sự cô lẻ ngay ở trên tranh. Đó có thể là sự đam mê, khám phá nhưng cũng là một trong những biểu hiện của sự cô đơn, làm gì cũng chỉ có một mình, muốn thoát khỏi thực tại. Bức tranh về gia đình rất sinh động không chỉ tái hiện hình ảnh những nhân vật trong gia đình tưởng tượng mà còn là cảnh sinh hoạt đầm ấm, gần gũi đầy yêu thương, chia sẻ. Bộc lộ rõ khao khát có tình cảm yêu thương của gia đình, sự thân mật gắn bó, giúp đỡ nhau của các thành viên. Trường hợp 4: T N H T Giới tính: Nữ Ngày sinh: 27/4/2003 Ngày vào làng: 13/7/2011 Hoàn cảnh: trên giấy tờ cha vô danh, mẹ mất do ung thư (lúc em học xong lớp 1), có người cha đỡ đầu đứng tên, thường xuyên đến thăm, đón về Bình Dương (theo lời mẹ SOS thực chất đây là cha ruột, đã có một đời vợ và 2 con trai, quan hệ bất chính với mẹ T và sinh ra em. Người vợ và các con ông không đồng ý, không thừa nhận em). Lúc mới vào làng học yếu, hay chạy nhảy, đùa giỡn, nghịch ngợm, la hét thô bạo giống con trai. Vui vẻ và hòa nhập với mẹ ở SOS và mọi người trong nhà. Ít kể chuyện trường lớp với mẹ, khi nào hỏi mới nói. Lực học trung bình, cô giáo hay than phiền về việc nói chuyện riêng, học chậm, chữ viết cẩu thả, học môn tiếng Việt khó khăn. Nhiều lúc nhớ nhà hay khóc. Thời gian đầu,mẹ phạt và đánh đòn có mách lại với cha. Sau đó ông gọi điện cho mẹ SOS và than phiền. Cha thường xuyên đến thăm ở cổng trường chứ không vào nhà. Buổi đầu: 20/4/2013 vẽ nhà 66 Nhanh nhẹn, cẩn thận, bắt tay vẽ ngay, tẩy xóa nhiều, tự nói bức tranh của mình xấu quá rồi cười. Ngôi nhà lệch hẳn về phía trên cao của tờ giấy, trẻ có xu hướng tự tin, hướng ngoại, phát triển lý trí. Đôi khi huyễn hoặc hay xa rời thực tế. Các cửa quá nhỏ bé so với ngôi nhà, màu tối, tạo cảm giác về sự trói buộc, thiếu tự do, bị kiểm soát và trẻ khao khát được thoát ra. Cảm quan chung về ngôi nhà có vẻ xiêu vẹo, thiếu vững chãi, gợi lên sự mờ nhạt, cảm xúc lạnh lẽo của trẻ về ngôi nhà. Bầu trời quang đãng, nhiều mây, gợi ý đến những hy vọng, mặt trời tượng trưng cho sự sưởi ấm, tình cảm nhận được từ cha mẹ nhưng lại không được tô, thể hiện xu hướng thiếu thốn tình cảm từ gia đình, gợi lên sự lạnh nhạt. Trẻ giải thích nhà này có một người mẹ đang canh em bé, hai bác đang làm việc (đi chợ và làm việc nhà). Họ thường nói chuyện với nhau về tiền chợ. Có khi em bé ngủ mẹ lén em bé để đi chợ, sợ em khóc. Chị là người trồng hoa và chăm sóc, khi hoa nở chị hay khoe với bạn. Cuộc sống qua lời kể của em về những nhân vật trong ngôi nhà vừa bình dị, cùng với những lo toan, trách nhiệm của cuộc sống. 67 Buổi thứ 2: 4/5/2013 vẽ người Bố cục bức tranh tập trung vào phần dưới, trẻ thể hiện là người coi trọng tình cảm, đồng thời có cảm giác không thoải mái, trốn tránh thực tế. Tất cả hình người đều có những cánh tay rất mảnh mai, yếu ớt và không có bàn tay. Trẻ cảm thấy không đủ sức, thiếu sức mạnh, thể hiện sự yếu kém trong thích nghi. Không có bàn tay, gợi ý trẻ có những khó khăn trong việc xử lý những mối quan hệ với môi trường xung quanh. Những hình người thiếu bàn chân, hoặc bàn chân không rõ, trẻ có xu hướng thiếu sự an toàn(cảm xúc lo lắng), và cảm thấy bất lực. Trẻ giải thích về bức tranh là các chị và em trai đang tưới cây trong vườn vào chiều thứ 7, những ngày còn lại phải đi học nên mẹ làm. Đây là một cảnh sinh hoạt sinh động ở làng SOS mà trẻ đã quen thuộc, cho thấy sự gắn bó của trẻ với nơi đây. Trẻ nói thêm về đàn chim bay đi kiếm ăn và trở về tổ ở cây cam, nơi em trai đang tưới, mọi người biết nhưng vẫn để tổ chim ở đó, vài lời kể ngắn nhưng trẻ cũng đã bộc lộ được khát khao sự bảo bọc, che chở, đùm bọc nhau (hình ảnh cùng nhau làm việc, đàn chim kiếm ăn, về tổ và được che chở). 68 Buổi thứ 3: 21/5/2013 vẽ gia đình Khi được đề nghị vẽ gia đình trẻ tỏ ra rất ngần ngại, nói không biết vẽ và muốn từ chối. Sau đó suy nghĩ rất lâu rồi mới vẽ. Gia đình trong tâm trí trẻ có vẻ mờ nhạt, khó khăn để tái hiện dù là trong tưởng tượng. Các nhân vật trong gia đình tạo cảm giác rời rạc, xa cách nhau. Tình cảm của trẻ đối với gia đình dường như xa xôi, mơ hồ. Trẻ giải thích các nhân vật từ trái qua phải là ba, em gái, anh trai và mẹ. Kích thước, hình dáng các nhân vật không hợp lý, gương mặt cũng không có sự khác biệt giữa cha mẹ, con cái cho thấy đối với trẻ các nhân vật trong gia đình được đánh đồng như nhau, không có tình cảm, cảm xúc gì đặc biệt. Người cha được vẽ nhỏ, dường như đó là cảm xúc không muốn nhắc đến hoặc sự giận hờn nào đó. Trẻ mô tả bức tranh, con gái đang tặng hoa cho ba, anh trai tặng điểm 10 cho mẹ, sau đó cả nhà đi ăn kem rất vui. Qua lời kể trẻ bộc lộ khao khát, mong muốn có một gia đình đầm ấm, yên vui, mọi người yêu thương nhau, quan tâm nhau, hiếu nghĩa với cha mẹ. 69 Buổi thứ 4: 24/5/2013 vẽ tự do Trẻ vẽ cảnh biểu diễn văn nghệ ở trường, với sự vui tươi, hoạt bát, sinh động và bố cục bức tranh phù hợp. Các hình người không có gì thay đổi so với các bức tranh trước, nhưng cảm xúc đầy vui tươi, hồ hởi về buổi biểu diễn văn nghệ mà có lẽ em đã từng tham gia. Trẻ đang vui sống với những điều giản dị như thế. Buổi biểu diễn văn nghệ hào hứng, sự cổ vũ của bạn bè, sự quan tâm của cô giáo (trẻ nói cô giáo làm băng rôn), cùng với đó là sự luyện tập của các bạn trong đội văn nghệ tuy mệt nhưng vui (trẻ nói). Lần gặp thứ tư, cũng là lần cuối, trẻ bộc lộ sự vui vẻ, hoạt bát, nhanh nhẹn. Xúc cảm tràn đầy niềm vui xen lẫn tự hào khi nói về buổi biểu diễn văn nghệ. Công sức luyện tập đã được đền đáp, vui vì sự cổ vũ của các bạn, sự quan tâm của cô giáo. Niềm vui tưởng chừng rất giản dị nhưng thể hiện khao khát muốn hòa vào cuộc sống, muốn thể hiện mình, cho dù những thiếu thốn về tình cảm gia đình, hình ảnh về người cha, người mẹ còn mơ hồ. Trẻ luôn thể hiện mình là người hoạt bát, vui vẻ qua các buổi làm việc. Tự tin, nhanh nhẹn, tập trung và hợp tác. Hay cười và nhìn cô như dò hỏi khi trẻ nói về bức tranh của mình như muốn biết con nói như vậy có đúng không. Sự e ngại khi trả lời, khi nói dường như là một thói quen được hình thành dưới sự giáo dục áp đặt. Khi được khuyến khích và giải thích rõ, những gì trẻ thể hiện qua tranh không có tính đúng sai, không dùng để đánh giá bất kỳ điều gì, trẻ trở nên tự nhiên và thoải mái hơn. Điểm nổi bật, xuyên suốt ở cả bốn 70 bức tranh là những cánh tay mềm mại, yếu đuối, không rõ. Gợi ý về sự bất lực trước hoàn cảnh và khao khát muốn thoát khỏi thực tại được dấu kín dưới vỏ bọc vui tươi, lanh lợi kia. Trường hợp 5: H T K N Giới tính: Nữ Sinh ngày: 25/1/2002 Ngày vào làng: 1/10/2008 Hoàn cảnh: là con ngoài giá thú, mẹ đã mất, bà ngoại đưa cả ba chị em vào làng. Chị lớn đã ra ngoài được một năm, còn lại N và em gái học lớp 1. Tính tình khá tốt, hòa đồng với mọi người, khá tự lập, học giỏi, hoàn thành nhiệm vụ ở trường cũng như ở nhà, có trách nhiệm, có ý thức chăm sóc em, hầu như không kêu ca, phàn nàn về điều gì, có lúc chỉ thoáng qua bực bội với em. Ngoan, học tốt, tham gia các hoạt động rất tốt, tính cách ổn định. Có người bà con của bà ngoại ở Bình Dương thỉnh thoảng đến thăm. Buổi đầu 31/3/2013 vẽ nhà Thân thiện, dễ gần, nét vẽ nhanh, tự tin. Sau khi giới thiệu và đề nghị vẽ nhà, trẻ hỏi “vẽ nhà rồi có vẽ gì nữa không cô”. Chọn giấy nhỏ và đề nghị dùng màu của mình, đôi chút tẩy xóa. Nét vẽ, tô màu cẩn thận, chăm chú. Hay cười và hỏi “vẽ xong tô màu luôn hả cô”, “có cần tô nền không cô, dạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_17_8712246864_6285_1871567.pdf
Tài liệu liên quan