Luận văn Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3

4.Phương pháp nghiên cứu. 4

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 4

CHƯƠNG 1 5

NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 5

1.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng, TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ( NTD) 5

1.1.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng 5

1.1.1.Khái niệm thiệt hại 5

1.1.2.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng 8

1.2. Nhận diện về TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 16

1.3. Phân biệt TNBTTH do vi phạm quyển lợi NTD trong hợp đồng và ngoài hợp đồng 22

1.4. Ý nghĩa các quy định của pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 25

1.5. Khái lược các quy định của pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 26

1.6. Một số khía cạnh pháp lý quy định của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi NTD và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD. 29

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TNBTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 33

2.1. Điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 33

2.1.1. Có thiệt hại xảy ra 33

2.1.2. Phải có hành vi trái pháp luật. 36

2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. 37

2.1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. 39

2.2. Chủ thể 39

2.2.1.Chủ thể chịu TNBTTH 39

2.2.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại 44

2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 45

2.3.2. TNBTTH của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phục vụ cho NTD 46

2.4. Xác định thiệt hại của NTD về tài sản, tính mạng sức khoẻ do tiêu dùng hàng hoá phục vụ mục đích sinh hoạt cá nhân. 48

2.4.1. Thiệt hại về tài sản 49

2.4.2.Thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm 50

2.5. Thủ tục tố tụng 53

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NTD 56

3.1. Thực trạng pháp luật về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 56

3.1.1. Những thành tựu đã đạt được. 56

3.1.2 Những tồn tại . 65

3.2 .Thực tiễn giải quyết BTTH do vi phạm quyền lợi NTD . 68

3.2.1 Một số nguyên nhân cơ bản vi phạm quyền lợi NTD . 68

3.1.2. Định hướng hoàn thiện . 74

KẾT LUẬN 78

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Việc xác định thiệt hại đúng đắn, khách quan là là cơ sở pháp lý để xác định TNBTTH và phạm vi bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại. Nó được biểu hiện qua hai mặt: vật chất và tinh thần như quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP: “Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.” 2.1.1.1 Thiệt hại về vật chất. Thiệt hại về vật chất là những tổn thất vật chất thực tế, xác định được bằng một khoản tiền cụ thể nó đã được quy định trong hầu hết một số điều luật liên quan đến TNBTTH. Cụ thể những thiệt hại về vật chất do vi phạm quyền lợi NTD là những tổn thất vật chất thực tế do NTD đã sử dụng hàng hoá dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh không tuân thủ các quy định của pháp luật gây ra bao gồm: Thiệt hại về tài sản được biểu hiện cụ thể là những mất mát về tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản được Điều 608 BLDS năm 2005 xác định: Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Những thiệt hại này được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 609 và Điều 610 BLDS năm 2005; Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất bị giảm sút do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và được quy định tại Khoản 1, Điều 611 BLDS năm 2005. 2.1.1.2. Thiệt hại về tinh thần Thiệt hại về tinh thần là một thuật ngữ pháp lý ra đời muộn hơn rất nhiều thuật ngữ thiệt hại về vất chất, nó chưa được đề cập tới trong luật La Mã cổ đại. Trong pháp luật phong kiến Việt Nam thì thuật ngữ này chưa được đề cập tới một cách trực tiếp nhưng thông qua một số điều luật cụ thể ta thấy các nhà làm luật phong kiến cũng đã quan tâm tới những thiệt hại thuộc về yếu tố “tình cảm, tâm linh” này.Trong QTHL, Điều 472 quy định trong trường hợp người nào đánh các quan chức bị thương, thì ngoài tiền bồi thường thương tích còn phải bồi thường một khoản tiền gọi là tiền tạ; Điều 473 quy định về trường hợp một người lăng mạ quan chức thì ngoài tiền bồi thường người đó còn phải chi thêm một khoản tiền phạt....( Ts. Phùng Trung Tập, TNBTTH ngoài hợp đồng về tài sản, tính mạng, sức khoẻ, sđ d. tr 37 ) Ngày nay, theo quan niệm pháp lý của luật châu Âu và pháp luật Anh - Mỹ thì thiệt hại tinh thần là loại thiệt hại không được biểu đạt bằng việc mất mát tài sản, vật hoặc các quyền định giá được bằng tiền. Còn theo quan điểm của pháp luật Việt Nam hiện tại thì quy định thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hoặc những suy sụp tình cảm, tâm lý của cá nhân; và được xác định cụ thể tại Điểm b, Khoản 1.1, Điều 1, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. Như vậy thiệt hại về tinh thần do vi phạm quyền lợi NTD là NTD do sử dụng hàng hoá dịch vụ với mục đích sinh hoạt gây ra những tổn thất về sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, uy tín hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà những người thân của NTD phải chịu đau thương buồn phiền mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu lầm. Ví dụ anh A mua mỹ phẩm đến tặng cô B nhân kỉ niệm ngày họ chia tay tròn 2 năm nhưng do mỹ phẩm đó không đảm bảo chất lượng làm cho cô B bị nhiễm trùng da và làm biến dạng khuôn mặt. Vì vậy mà anh A bị cô B và bạn bè xa lánh do hiểu lầm anh cố tình huỷ hoại dung nhan cô B vì vẫn còn thù hận cô B đã bỏ rơi anh. Hiện nay thực trạng NTD Việt Nam bị thiệt hại do nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vi phạm quyền lợi của họ rất phổ biến nhưng họ thường không có yêu cầu các cá nhân tổ chức này có TNBTTH một phần vì do thiệt hại thông thường không có giá trị lớn lắm, hai là do tâm lý ngại tranh đấu, kiện tụng của người dân, ngoài ra còn do sự thiếu hiểu biết về quyền lợi của NTD. 2.1.2. Phải có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. Trong TNBTTH ngoài hợp đồng, thì sự kiện do hành vi cố ý hoặc vố ý gây thiệt hại là một trong những cơ sở pháp lý phát sinh trách nhiệm này. Hành vi này được xác định là cơ sở pháp lý cho việc xác định TNBTTH khi nó phải là hành vi trái pháp luật, nếu là hành vi mà pháp luật cho phép thì dù có gây ra thiệt hại thì chủ thể của hành vi gây thiệt hại đó cũng không phải chịu TNBTTH như trong trường hợp bất khả kháng.....Như vậy xét trong trường hợp BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD thì hành vi trái pháp luật là cơ sở phát sinh TNBTTH là hành vi các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho NTD mà dẫn đến làm phương hại đến lợi ích của NTD thì phải BTTH.Cụ thể đó là các hành vi: Thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm làm nhưng vẫn làm: “sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả; sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi truờng, nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục; thông tin, quảng cáo sai sự thật; các vi phạm khác nhằm lừa dối NTD” (Điều 7 Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 bảo vệ quyền lợi NTD). Khi các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà thực hiện các hành vi này gây phương hại đến lợi ích của NTD thì phải có TNBTTH. Không thực hiện các hành vi mà pháp luật quy định phải thực hiện được quy định từ Điều 14 đến Điều 17 trong Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 bảo vệ quyền lợi NTD và được hướng dẫn cụ thể từ Điều 6 đến Điều 9 Nghị định số 55/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999. Đó là việc không thực hiện các hành vi như không ghi nhãn mác hàng hoá theo quy định của pháp luật; không cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ; không đảm bảo các quy định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ như đã cam kết khi cung cấp cho NTD; .....Do không thực hiện các hành vi phải thực hiện này mà các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ gây phương hại đến NTD vì vậy mà họ phải có TNBTTH xảy ra. Như vậy việc không tuân thủ các quy định của pháp luật tức là đã thực hiện các hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại thì đây là một trong những căn cứ pháp lý phát sinh TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. 2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Việc xác định mối quan hệ nhân - quả này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ai là chủ thể phải có TNBTTH? Như ta đã biết từ một nguyên nhân có thể phát sinh nhiều hậu quả và ngược lại hậu nhất định có thể được phát sinh từ nhiều nguyên nhân tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể mà sự kiện diễn ra. Tuy nhiên thực tế chứng minh trong mỗi một hoàn cảnh nhất định thì từ một nguyên nhân nhất định chỉ phát sinh ra một hậu quả nhất định. Như vậy ta xác định mối quan hệ nhân - quả này chính là việc xác định đâu là hành vi vi phạm pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân khách quan dẫn tới phát sinh hậu quả - thiệt hại xảy ra trên thực tế; mà thiếu nguyên nhân đó thì không phát sinh hậu quả trong trường hợp được nêu ra. Do đó việc xác định mối quan hệ nhân - quả giữa hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến xâm phạm quyền lợi NTD chính là việc xác định thiệt hại xảy ra mà NTD phải chịu có đúng là kết quả tất yếu của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây chính là cơ sở pháp lý xác định nhà sản xuất kinh doanh nào có TNBTTH và mức độ BTTH là bao nhiêu. Trong mối quan hệ nhân - quả này thì hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho NTD vì vậy trong mối quan hệ giữa cái sinh ra và cái được sinh ra này thì hành vi vi phạm pháp luật này phải diễn ra trứơc khi kết quả- thiệt hại của NTD xảy ra. Việc xác định đúng mối quan hệ này không phải lúc nào cũng dễ dàng đặc biệt là trong trường hợp do vi phạm quyền lợi của NTD vì thiệt hại xảy ra thường là kết quả của nhiều nguyên nhân.Vì vậy cần xác định đâu là nguyên nhân thứ yếu, đâu là nguyên nhân thiết yếu có tính quyết định đến việc gây ra hậu quả- thiệt hại xảy ra để từ đó có thể xác định mức độ TNBTTH của mỗi chủ thể của hành vi gây thiệt hại cụ thể.Theo quan điểm của Ts Phùng Trung Tập thì việc xác định quan hệ nhân - quả giữu hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, cần phải xác định được những đặc điểm: “Một là tính thời gian trong quan hệ nhân qủa: quan hệ này là diễn biến trong quá trình thuộc về một khoảng thời gian cụ thể. Do vậy hành vi được coi là nguyên nhân phải diễn ra trước kết quả, người có hành vi trái pháp luật phải BTTH. Hai là tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả: Tính hiển nhiên phản ánh mối quan hệ bản chất của sự vật, sự việc trong những điều kiện nhất định nó vận động, phát triển theo xu hướng nhất định phải như thế này mà không phải như thế kia. Ba là tính khách quan trong quan hệ nhân quả: Tồn tại độc lập với ý thức của con người, con người không thể tuỳ tiện xoá bỏ nó”.(1) 2.1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. 2.2. Chủ thể 2.2.1.Chủ thể chịu TNBTTH Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung là những người tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Khác với quan hệ pháp luật phát sinh từ một hợp đồng dân sự thì TNBTTH là một nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng này; còn TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD nói riêng thì TNBTTH lại là sự kiện phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các chủ thể. Như vậy chủ thể chịu TNBTTH là chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ này. Đó là các chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về năng lực chủ thể pháp luật dân sự. Theo Điều 630 BLDS - bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thì: “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.” Trong đó “cá nhân, pháp nhân, chủ thể sản xuất kinh doanh khác” sau đây gọi là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là “tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi bao gồm cả tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ.”( Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ) Do đó khi tham gia vào các hoạt động này thì các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đó đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chủ thể theo pháp luật dân sự. Như vậy mọi cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đều có thể trở thành chủ thể chịu TNBTTH do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà gây phương hại đến NTD.Về chủ thể có TNBTTH được Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định chi tiết cụ thể tại Khoản 10, Điều 10; Khoản 13, Điều 12; Khoản 12, Điều 16 và Điều 61, Điều 62. Theo đó người sản xuất, nhập khẩu phải BTTH cho NTD trong trường hợp hàng hoá gây thiệt hại do lỗi của nhà sản xuất, nhập khẩu không đảm bảo chất lượng hàng hoá trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Người bán hàng ( Theo Khoản 6, Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá quy định: tổ chức, cá nhân thực hiện việc bán hàng, cung cấp dịch vụ được gọi là “người bán hàng” ) phải bồi thường cho NTD trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Ngoài ra ta thấy theo quy định của luật này chưa đề cập tới trường hợp cả nhà sản xuất, nhập khẩu, và nhà bán hàng đều có lỗi trong việc không đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá dẫn đến gây thiệt hại cho NTD. Trong trường hợp này thì khi nào nhà sản xuất, nhập khẩu và người bán hàng có trách nhiệm riêng rẽ, khi nào thì họ có trách nhiệm liên đới BTTH cho NTD? Theo quy định của BLDS tại Điều 616. “BTTH do nhiều người cùng gây ra: Trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người đó phải liên đới BTTH. Trách nhiệm bồi thường của từng người của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau.”( Điều 616 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 ) Như vậy theo chúng tôi thì trong trường hợp này cả nhà sản xuất và người bán hàng cùng có lỗi trong việc gây thiệt hại cho NTD nên họ có trách nhiệm liên đới phải BTTH cho NTD. Ví dụ 1: “Bà A là người bán rau xanh chuyên nghiệp trong chợ Khang Điền, huyện P, tỉnh H. Chị B mua một kg rau cải xanh do bà A bán về nấu canh cá rô. Sau khi ăn xong, chị, chồng và cháu C là con của anh chị đều bị ngộ độc thức ăn, phải vào bệnh viện cấp cứu. Căn cứ vào sự kiện này xác định được: 1) Số rau cải xanh bà A bán cho chị B hôm đó do bà M là người trồng rau cung cấp; 2) Những người mua rau cải của bà A ngày hôm đó, có bà G cũng bị đau bụng và nôn mửa nhưng bà không vào bệnh viện điều trị; 3) Khoản tiền viện phí mà gia đình chị B phải chi cho việc điều trị ngộ độc thức ăn xác định được là 3.000.000 đồng. 4) Bà M đã thừa nhận trước 3 ngày tính đến ngày cung cấp rau cho bà A, con của bà đã phun thuốc trừ sâu trên diện tích trồng rau cải đó.”( Ts. Phùng Trung Tập, BTTH ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng sđ d. tr 314 ) Như vậy trong tình huống nêu trên ta thấy: Một là thiệt hại xảy ra trên thực tế là chị B cùng chồng và cháu C là con của anh chị bị ngộ độc thức ăn do ăn phải rau không đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải điều trị tại bệnh viện; với mức viện phí tổng cộng hết 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có bà G cũng bị đau bụng và nôn mửa nhưng bà không nhập viện điều trị và không xác định được mức thiệt hại thực tế. Hai là có hành vi trái pháp luật của bà M: bà cung cấp rau cho bà A bán cho NTD khi không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Ba là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật của bà M và hậu quả thiệt hại thực tế đã xảy ra. Đó là việc gia đình chị B và bà G cùng bị ngộ độc thức ăn do ăn phải rau xanh của bà M cung cấp không đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm. Bốn là lỗi của bà M là lỗi vô ý với hậu quả - gây thiệt hại cho gia đình chị B và bà G. Hành vi của bà M đã thoả mãn đầy đủ bốn điều kiện phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng vì vậy trong trường hợp này bà M phải BTTH cho gia đình chị B và bà G theo quy định về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD theo Điều 630 BLDS Việt Nam năm 2005. Ngoài ra nếu trong tình huống trên, bà A biết rau của bà M không đảm bảo an toàn nhưng vì ham lợi mà bà vẫn bán rau đó cho NTD thì khi đó bà A cũng có lỗi trong việc cung cấp sản phẩm -rau cải xanh không đảm bảo an toàn sức khoẻ cho NTD nên bà có trách nhiệm liên đới với bà M BTTH cho NTD đã bị thiệt hại do ăn phải rau xanh đó.( Ts. Phùng Trung Tập, BTTH ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng sđ d. tr 315 giải quyết tình huống (1) ) Ví dụ 2: Ngày 25 tháng 12 năm 2007, Công ty sản xuất sữa A, sản xuất ra một lô sữa tươi đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký kinh doanh và phân phối đến các đại lý bán lẻ. Sau đó công ty phát hiện đã in sai hạn sử dụng từ ngày 02 tháng 02 năm 2008 thành ngày 12 tháng 02 năm 2008. Sau đó ngày 01 tháng 01 năm 2008 đã thông báo đến các đại lý bán lẻ thu hồi toàn bộ số sữa còn lại nhưng không thông báo đến NTD do cho rằng họ sẽ sử dụng số sữa này luôn vì còn một tháng nữa mới hết hạn sử dụng. Ngày 31 tháng 12 năm 2007, Bà X mua ở siêu thị một thùng sữa này về cho cháu uống. Đến ngày 25 tháng 02 năm 2008 cháu bà X sau khi uống sữa đó thì cháu bị đau bụng dữ dội và phải đưa đi cấp cứu.Kết luận của bác sĩ cho biết cháu bị như vậy là do bị ngộ độc thực phẩm. Khi xét nghiệm thức ăn cháu đã ăn ngày hôm đó thì phát hiện hộp sữa cháu đã uống và những hộp sữa khác còn trong thùng sữa do bà X mua đề đã bị biến chất và nhiễm khuẩn. Đó chính là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm của cháu bà X. Chi phí nằm viện và điều trị của cháu tổng thiệt hại hết 2.000.000 đồng. Như vậy trong tình huống này ta thấy mặc dù đã đảm bảo chất lượng hàng hoá nhưng công ty A đã không đảm bảo cung cấp các thông tin chính xác cần thiết về hạn sử dụng hàng hoá cho NTD do lỗi của việc in bao bì, đồng thời không tiến hành các biện pháp cần thiết để khác phục sự vi phạm về in nhãn mác và đã gây thiệt hại cho họ nên phải BTTH do mình gây ra. Tóm lại chủ thể phải chịu TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD là các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có lỗi trong việc cung cấp các hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về việc sử dụng hàng hoá dịch vụ đó cho NTD dẫn đến việc gây thiệt hại cho NTD thì phải BTTH. Nếu nhà sản xuất, nhập khẩu và nhà bán hàng cùng có lỗi trong việc gây thiệt hại cho NTD thì họ phải liên đới chịu TNBTTH cho NTD. 2.2.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại Về chủ thể được BTTH thì chưa có quy định nào cụ thể trực tiếp nêu ra ai là người được nhận tiền BTTH. Nhưng thông qua các quy định của pháp luật về xác định thiệt hại thì theo chúng tôi chủ thể được nhận BTTH là những người bị thiệt hại trực tiếp là những người bị chính hành vi vi phạm pháp luật của người gây thiệt hại gây ra cho họ và những người bị thiệt hại gián tiếp là những người được người thiệt hại chăm sóc, cấp dưỡng nuôi dưỡng hoặc là những người thân thích của người bị thiệt hại bị tổn thất về tinh thần. Cụ thể là: Thiệt hại về tài sản thì chủ tài sản được BTTH. Thiệt hại về sức khoẻ.Thì những người được BTTH bao gồm: một là người bị thiệt hại về sức khoẻ được BTTH. Thực tế thì sức khoẻ sức khoẻ của con người là vô giá nên không tính toán tổn thất thực tế như tài sản được mà việc BTTH chỉ mang tính hỗ trợ, bù đắp một phần nào đó cho người bị thiệt hại. Đó là các chi phí cần thiết để họ chữa trị, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại... Hai là người chăm sóc người bị thiệt hại do đó họ phải mất công chăm sóc và bị giảm sút thu nhập thực tế của mình, mất thu nhập thực tế của mình so với trước khi sảy ra sự kiện gây thiệt hại...Ba là những người được người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng, chăm sóc; Trong thời gian người bị thiệt hại không tiếp tục lao động được, hoặc nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động dẫn đến mất khả năng để tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ này (chỉ trong trường hợp những người này không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống chính mình). Thiệt hại về tính mạng. Trong trường hợp này thì người trực tiếp bị thiệt hại không còn, tuy nhiên nếu trước khi chết mà họ phải điều trị, cứu chữa thì họ cũng được hưởng các khoản chi phí để cứu chữa, chăm sóc...Sau khi họ chết thì những người được hưởng BTTH bao gồm: một là những người thân thích - người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Những người này có thể được hưởng một khoản bù đắp tổn thất về tinh thần do cái chết của người bị thiệt hại gây ra; hai là những người mà người bị thiệt hại khi còn sống có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, chăm sóc-trường hợp này tương tự như trường hợp người bị thiệt hại mất sức lao động. Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín...thì những người bị thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín được BTTH. 2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 2.3.1. Quyền được BTTH của NTD Nước ta đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Một trong những chính sách tiên quyết có tính quyết định để đạt được mục tiêu này là việc phát triển kinh tế. Bên cạnh việc xây dựng một khung pháp lý để quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh đồng thời nhà nước cũng cần xây dựng một khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi của NTD. Trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước ngày nay, vai trò của NTD trong quan hệ kinh tế-xã hội, đóng vai trò vô cùng quan trọng và là trung tâm mà mọi hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế hướng tới. Vì vậy NTD là đối tượng mà các nhà sản xuất kinh doanh hướng tới, và ngày nay quyền lợi của NTD ngày càng được coi trọng hơn tuy nhiên cũng không ít các nhà sản xuất kinh doanh lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước cùng sự kém hiểu biết của NTD đã có các hành vi vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi của NTD. Do đó cần có hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi của NTD, và khi quyền lợi của họ bị vi phạm thì cần có cơ chế hợp lý để khắc phục hậu quả- BTTH cho NTD. Đây là một trong tám quyền được Liên hiệp quốc công nhận và Việt Nam cũng đã thừa nhận trong các văn bản pháp luật. Hiến pháp với vai trò là đạo luật cao nhất, chung nhất cũng đã có quy định điều chỉnh, ghi nhận quyền này của NTD (Điều 28 và Khoản 3, Điều 74 Hiến pháp 1992). Theo đó thì nhà nước có chính sách bảo hộ các quyền cơ bản của NTD, khi họ bị thiệt hại thì họ có quyền được bồi thường vật chất và phục hồi danh dự. Từ những quy định mang tính định hướng đó thì rất nhiều các văn bản pháp luật khác đã quy định điều chỉnh và bảo vệ quyền lợi NTD trong các lĩnh vực cụ thể. Nhưng văn bản thể hiện tập trung nhất đánh dấu sự quan tâm của nhà nước đến quyền lợi NTD là Pháp lệnh số 13/1999/PL- UBTVQH quy định về bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó có quy định về quyền được BTTH của NTD tại các điều: Điều 9, Điều 22). Theo đó thì các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nếu gây thiệt hại cho NTD thì phải BTTH, bồi hoàn theo quy định của pháp luật và NTD có quyền khiếu nại, tố cáo tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm quyền lợi của NTD này thực hiện nghĩa vụ BTTH cho NTD. Quyền được BTTH này của NTD cũng đã được quy định cụ thể trong một số văn bản pháp luật có liên quan khác như Điều 34, Nghị định số 163/2004/NĐ-CP quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm có thể bị điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau như hành chính, hình sự.. tuỳ vào mức độ lỗi; và nếu gây thiệt hại cho NTD thì ở cách điều chỉnh của luật Dân sự thì họ phải có TNBTTH cho NTD. Hoặc ở mức độ chung hơn thì luật chất lượng sản phẩm hàng hoá cũng đã đề cập tới quyền được BTTH của NTD tại Khoản 4, Điều 17 ... 2.3.2. TNBTTH của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phục vụ cho NTD Như đã phân tích ở phần trên thì TNBTTH của nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ giữa nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho NTD- người có nghĩa vụ BTTH với NTD- người bị thiệt hại do hành vi đó gây ra. Đây là một quan hệ đối nhân; nên tương ứng với quyền được BTTH của NTD là TNBTTH của các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho NTD. Cụ thể TNDS này đã được quy định ở Đoạn 1 Điều 28, Đoạn 3 Điều 74, Hiến pháp 1992. Đây là những quy định mang tính định hướng cho việc xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân khác được pháp luật bảo vệ. Từ quy định chung mang tính định hướng này các luật cụ thể khác đã điều chỉnh, và phương pháp xử lý khác nhau đối với nhà sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn - BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI do vi phạm quyền lợi NGƯỜI TIÊU DÙNG.doc
Tài liệu liên quan