Luận văn Bước đầu nghiên cứu việc tính giá vé vào cửa như là công cụ kinh tế để quản lý môi trường tại công ty công viên Thống Nhất

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 7

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. 9

I. Quản lý môi trường 9

1. Khái niệm môi trường 9

2. Khái niệm quản lý môi trường 11

3. Mục tiêu của quản lý môi trường 11

II. Các công cụ kinh tế 12

A. Cơ sở lý luận của việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

1.Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường 12

2. Phát triển kinh tế bền vững 15

3. Cơ sở khoa học 17

3.1. Nguyên tắc PPP 18

3.2. Nguyên tắc BPP 19

III. Cơ sở pháp lý 20

1. Luật Bảo vệ môi trường 20

2. Nghị định 175CP 21

3. Những văn bản liên quan khác 22

IV. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 23

1. Khái niệm và cách tiếp cận 23

2. Tại sao phải áp dụng công cụ kinh tế 25

3. Các loại công cụ kinh tế 26

3.1. Tiền phí và thuế 27

3.1.1. Phí dịch vụ môi trường 27

3.1.2. Phí môi trường 28

3.2. Các chương trình thương mại 30

3.3. Hệ thống đặt cọc hoàn trả 30

3.4. Các chính sách khuyến khích về tài chính 31

3.5. Đầu tư cho bảo vệ môi trường 31

Chương II: THỰC TRẠNG DOANH THU, THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT 32

I. Giới thiệu công ty công viên Thống Nhất 32

1. Quyết định thành lập công ty 32

2. Quá trình hoạt động của công ty công viên Thống Nhất 33

3. Ý nghĩa của công ty công viên đến các giá trị văn hoá tinh thần, kinh tế- xã hội của Thành phố 34

3.1. Ý nghĩa văn hoá tinh thần 34

3.2. Ý nghĩa về xã hội - lịch sử 35

II. Hiện trạng quản lý kinh doanh của công ty 35

1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 35

2. Địa bàn quản lý của công ty công viên Thống Nhất 36

3. Công viên Thống Nhất được thực hiện cơ chế quản lý tài chính trong kinh doanh dịch vụ 36

III. Thực trạng quản lý vệ sinh môi trường ở công ty công viên 37

1. Thực trạng môi trường văn hoá phục vụ du khách đến vui chơi tại công viên Lê nin trong một số năm gần đây 37

2. Hiện trạng rác thải 37

2.1. Nguồn thải 37

2.2. Lượng thải 38

3. Ảnh hưởng rác thải đến môi trường tại công ty công viên 39

4. Hiện trạng môi trường nước 39

5. Hiện trạng thu gom rác thải công ty công viên Thống Nhất 40

IV. Thực trạng nguồn thu tại công ty công viên 41

 

Chương III: SỬ DỤNG NGUYÊN TẮC "BPP" VÀ "PPP" TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT 42

I. Sử dụng mô hình toán dự báo số lượng khách 42

II. Đánh giá chi phí - lợi ích của công ty công viên Thống Nhất 48

1. Tổng chi phí của công ty 48

1.1.Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải 48

1.2. Các chi phí khác 49

2. Tính doanh thu 50

III. Tính giá vé mà mỗi khách phải trả khi vào trong công ty công viên 54

1. Dựa trên nguyên tắc BPP tính mức giá phải trả của mỗi khách khi hưởng thụ môi trường đã được cải thiện tại công ty công viên 54

1.1. Tại sao chúng ta nên định giá môi trường khi đưa ra mức phí dựa trên nguyên tắc BPP 55

1.2. Tính giá vé mỗi khách phải trả để hưởng thụ 56

2. Dựa trên nguyên tắc PPP tính mức giá phải trả của khách cho việc giải quyết ô nhiễm môi trường do họ gây ra cho công ty công viên 58

2.1. Xây dựng mô hình tính toán (tính trong một năm, đơn vị VNĐ) 58

2.2. Áp dụng mô hình này ta tính được mức phí vệ sinh mà mỗi khách phải trả cho công ty 58

 

Chương IV: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỐT HƠN THÔNG QUA CÔNG CỤ KINH TẾ TẠI CÔNG TY CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT 61

I. Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản của các giải pháp 61

1. Mục tiêu của các giải pháp 61

2. Các nguyên tắc của các giải pháp 61

2.1. Đảm bảo tính hệ thống 61

2.2. Bảo đảm tính liên tục nhất quán 62

2.3. Bảo vệ tính tổng hợp 62

2.4. Bảo đảm tính tập trung, dân chủ 62

2.5. Các giải pháp phải kết hợp quản lý theo ngành theo lãnh thổ 63

2.6. Kết hợp hài hoà các lợi ích 63

2.7. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả 63

II. Cơ sở để đưa ra các giải pháp 63

1. Cơ chế quản lý môi trường nói chung và cho công ty công viên nói riêng 63

1.1. Cơ chế quản lý môi trường nói chung 63

1.2. Cơ chế quản lý môi trường cho công ty công viên 64

1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại công ty công viên 64

1.3.1. Đánh giá khái quát công tác quản lý môi trường tại công ty 64

1.3.2. Các giải pháp cho công tác quản lý môi trường tại công ty 65

III. Những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường ở công ty công viên Thống Nhất 66

1. Các kiến nghị cho đánh giá đúng giá trị môi trường của công viên 66

2. Giáo dục 68

3. Đặt cọc và hoàn trả 70

4. Qui định mức xử phạt và khen thưởng 70

IV. Các giải pháp cho công tác bảo vệ môi trường 70

1. Giải pháp có tính chiến lược 71

2. Những giải pháp cần giải quyết trước mắt 72

3. Các giải pháp để tăng thêm số khách vào công viên LêNin và hồ Ba Mẫu trong thời gian tới 72

 

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu việc tính giá vé vào cửa như là công cụ kinh tế để quản lý môi trường tại công ty công viên Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộc Sở Giao thông công chính Hà Nội. Được tách ra từ công ty Công viên cây xanh ngày 21/8/1997. 1. Quyết định thành lập công ty Theo quyết định số 3206/ QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập “Công ty Công viên Thống Nhất” + Thành lập công ty Công viên Thống Nhất trên cơ sở chuyển giao nguyên trạng Công viên Lênin và công trình Hồ Ba mẫu. + Trụ sở Công ty đặt tại: 130B đường Lê Duẩn – Quận Đống Đa – Hà Nội a. Tính chất của công ty Công ty Công viên Thống Nhất là một loại hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Giao thông công chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ), được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công ty hoạt động theo điều lệ và các quy chế cụ thể được UBND thành phố phê chuẩn. b. Nhiệm vụ của công ty 1. Quản lý, bảo vệ, phát triển, cải tạo, duy trì các công trình đô thị vui chơi, văn hoá, thể dục thể thao, cây xanh, vườn hoa, hồ nước, chim cá, muông thú cây cảnh... trong phạm vi các công việc được giao theo định hướng: thể hiện tính lịch sử, truyền thống dân tộc tính hiện đại, tính đại chúng. 2. Kinh doanh vui chơi, dịch vụ vui chơi, giới thiệu cây hoa, cây cảnh, các loại sinh vật cảnh khác, vật dụng lưu niệm và các dịch vụ phục vụ hoạt động của công ty, đồng thời phục vụ lợi ích công cộng theo quy định của thành phố và luật pháp hiện hành. 3. Tổ chức các hoạt động vui chơi văn hoá xã hội, hội hoa cây cảnh, cây thế, biểu diễn nghệ thuật ca muá nhạc, thời trang, thể thao, trưng bày giới thiệu các sản vật cây hoa, cây cảnh, muông thú quý hiếm... 4. Làm chủ đầu tư xây dựng, các dự án đã được phê duyệt phục vụ nhiệm vụ đã được giao của công ty. Trực tiếp tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán tài chính với các thành phần kinh tế đã tham gia thực hiện nhiệm vụ của công ty. 2. Quá trình hoạt động của công ty Công viên Thống Nhất. Với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao của ban lãnh đạo cũng như nhân viên của công ty đã quản lý tốt các công trình được giao. Cùng diện tích 135.000 m2 thảm cỏ luôn luôn xanh mát, được hội đồng kiểm nghiệm cấp trên đánh giá chất lượng cao qua các kỳ nghiệm thu hàng tháng phải kể đến sự tăng cường chăm sóc, đặc biệt là việc cấy dặm thường xuyên, tưới nước, vệ sinh quét rác và duy trì thảm cỏ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật. Với ý thức phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, với lòng nhiệt tình, khả năng lao động và say mê nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên, công ty Công viên Thống Nhất đã hoàn thành tốt các công tác duy trì cây hoa, cây cảnh, công viên vườn hoa để góp phần thực hiện tốt chương trình vì thành phố hoà bình, xanh, sạch, đẹp. Công viên Lênin và Hồ Ba mẫu nàm ở phía nam thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận Đống Đa gồm các nút giao thông quan trọng của thành phố, là nơi tập trung lượng xe qua lại rất lớn, xung quanh đường Giải Phóng, Lê Duẩn, Trần Khát Chân. Với diện tích 21 ha của công viên, công viên Lênin và Hồ Ba mẫu có hệ thống cây xanh khá phong phú như cau vua, phượng vĩ, hoa sữa, vàng anh, cẩm tú mai, hoa thời vụ, tía tô cảnh, ngâu tròn, cô tòng vàng xanh, tai tượng, bỏng nổ, viền mẫu đơn miền nam, cúc mốc, hải thu đường, hoa giấy, vạn tuế, tùng tháp, cau ta, tre ngà, cọ cảnh, trắc bách diệp, dâm bụt vàng, tường vi, cỏ khôn, cỏ nhung... tạo ra sự hấp dẫn lớn về phong cảnh của công viên và hồ. Công viên Lênin là công trình khép kín có tường rào vây quanh, vùng vành đai của công viên là cây lớn như phượng vĩ, hoa sữa, cây gạo... trồng sát nhau tạo thành rào chắn cách biệt âm thanh ồn ã bên ngoài và yên tĩnh bên trong công viên. Dưới tầng mặt là cây cỏ và cây bụi, bên trong là những thảm cỏ hoa với đủ màu sắc được cắt tỉa gọn gàng tạo ra dáng vẻ hấp dẫn cho công viên. Trong lòng công viên là hồ nước rộng, xung quan là những cây lâu năm xoè bóng mát, du khách tới đây sẽ được hưởng không khí trong lành mát mẻ bởi bóng cây và gió mang theo hơi nước từ hồ bốc lên… Cùng với hệ cây xanh phong phú, công viên và hồ Ba mẫu trở thành lá phổi xanh của thành phố, điều hoà không khí cho vùng dân cư rộng lớn và có chức năng điều hoà nước mưa, đón nhận, xử lý nước thải. Không chỉ là lá phổi xanh của thành phố mà còn là tụ điểm vui chơi giải trí lớn của thành phố Hà Nội. Công viên Lênin có 17 công trình vui chơi lớn nhỏ và một sân khấu ngoài trời. 3. ý nghĩa của công ty công viên đến các giá trị văn hoá tinh thần, kinh tế – xã hội của thành phố. 3.1. ý nghĩa văn hoá tinh thần Sự tồn tại và phát triển của công viên Lênin cũng như Hồ Ba mẫu có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với đời sống và văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư xung quanh công viên. Công viên là nơi để nhiều người dân đến tham gia các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao tinh thần và sức khoẻ vào các buổi trong ngày. Là nơi để mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đến thư giãn tinh thần sau những giờ hoạt động mệt mỏi. Nó có ý nghĩa quan trọng hơn hết đối với những người cao tuổi trong thành phố, công viên là không gian lý tưởng để các cụ thư giãn và gặp gỡ bạn bè, trao đổi thông tin và kinh nghiệm sống trong gia đình, các cụ được hoà mình vào thiên nhiên và cảnh đẹp của một môi trường sạch đẹp trong lành, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc giáo dục con cháu về bảo vệ thiên nhiên, môi trường xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, lễ hội, công viên thu hút được rất nhiều bạn trẻ đến vui chơi như : đi dạo quanh công viên, ngồi hít thở bầu không khí trong lành bên mặt hồ, hoặc bơi thuyền thư giãn.. Như vậy, có thể nói, công ty công viên với môi trường trong lành quan trọng đối với mọi tầng lớp và lứa tuổi ở Thủ đô Hà Nội và cả nước. Nó không chỉ đơn giản là lá phổi xanh của thành phố, là cảnh đẹp hữu tình của đất nước mà hơn hết, nó làm cho mọi người khi đến với công viên được cảm giác thoải mái, hoà bình, yêu đời hơn trước cảnh đẹp của thiên nhiên trong công ty. 3.2. ý nghĩa về xã hội – lịch sử. Công viên Lênin và Hồ Ba mẫu không chỉ đơn giản với ý nghĩa về tinh thần mà còn mang dấu ấn lịch sử của đất nước và tính kinh tế, xã hội, nhân văn cao cả. Thể hiện công ty công viên gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội, là một trong những tụ điểm vui chơi lớn của thành phố vào trong dịp lễ tết và là nơi thu hút đón các du khách từ mọi miền Tổ quốc khi Hà Nội tổ chức 1000 năm Thăng Long, Đông Đô. Công viên Lênin tự hào rằng là một trong số ít những công viên được Bác Hồ, vị chủ tịch vĩ đại của Việt Nam đến thăm và dấu ấn lịch sử của cuộc đến thăm đó là cây đa kỷ niệm do bác trồng hiện nay vẫn đang phát triển rất tốt tại công viên Lênin. II. hiện trạng quản lý kinh doanh của công ty 1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Có giám đốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng. Các phòng, ban giúp việc. + Phòng kế hoạch và đầu tư + Phòng kinh doanh và dịch vụ + Phòng hành chính tổ chức. Các đơn vị sản xuất kinh doanh, duy tu, duy trì trong doanh nghiệp. 2. Địa bàn quản lý của công ty Công viên Thống Nhất. - Nguyên trạng công viên Lênin bao gồm cả mặt nước hồ, toàn bộ lao động, cây xanh và các công trình hiện có trong chỉ giới đã được sử dụng. - Toàn bộ công trình đất đai kể cả mặt nước hồ trong chỉ gới của dự án công trình Hồ Ba Mẫu sau khi đã nghiệm thu đưa vào sử dụng. - Sở giao thông công chính chủ trì phối hợp cùng với các Sở, ban ngành liên quan chỉ đạo Công ty Công viên Thống Nhất bàn giao phần tài sản nằm trên địa giới của hai khu vực. Công viên Lênin và công trình Hồ Ba mẫu cho công ty Công viên Thống Nhất quản lý. 3. Công viên Thống Nhất được thực hiện cơ chế quản lý tài chính trong kinh doanh dịch vụ. 1. Giá vé vào các cổng chính cho các công viên do công ty đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Vé vào các khu vực vui chơi được tổ chức theo phương thức kinh doanh thì tổ chức, cá nhân có công trình đó được tự quy định giá vé nhưng phải sử dụng vé do ngành tài chính phát hành. 3. Công ty Công viên Thống Nhất thực hiện quyền quản lý các loại vé phát ra, theo dõi để nắm doanh thu của tổ chức, cá nhân tự chủ kinh doanh và yêu cầu nộp thuế thông qua pháp nhân của công ty. 4. Giao cho giám đốc công ty dưới sự lãnh đạo của Sở Giao thông công chính phối hợp với lực lượng thanh tra giao thông công chính, công an thành phố Hà Nội, chính quyền địa phương bảo vệ toàn bộ tài sản được giao trong toàn bộ diện tích công ty quản lý. Giám đốc công ty có trách nhiệm xây dựng quy chế phạt thu tiền đối với các hành vi vi phạm vệ sinh, môi trường, làm hư hại tài sản, cây cối, công trình công cộng. III.Thực trạng quản lý vệ sinh môi trường ở công ty công viên. 1. Thực trạng môi trường văn hoá và các dịch vụ phục vụ du khách đến vui chơi tại công viên Lê Nin trong một số năm gần đây. + Môi trường văn hóa trong công viên có rất nhiều điều đáng trê trách luôn tại đây diễn ra những hình ảnh có tác động ảnh hưởng xấu, các lối sống văn hoá không lành mạnh diễn ra bình thường trong công viên gây cảm giác khó chịu cho người lớn và tạo ra những nhận thức không đúng cho trẻ em nên bố mẹ rất hạn chế cho các em vào đây vui chơi. Các hình ảnh văn hoá diễn ra ở đây đi ngược lại với sự kiến đáo, e ấp của người Châu á. + An ninh trật tự tại công viên không tật tốt, chưa có sự quản lý chặt chẽ của đội bảo vệ an ninh các tệ nạn xã hội còn xuất hiện như: xin đểu, trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc, ăn xin. + Vì đồng tiền, nhiều người bán hàng, các em bé ăn xin lôi kéo xúm dật khách nước ngoài để bán hàng, xin tiền gây hoảng sợ cho du khách, làm phai nhạt nét đẹp truyền thống. + Số lượng quán giải khát và các dịch vụ phục vụ vui chơi chưa nhiều, còn ít nên không có sức cạnh tranh mạnh với các khu vui chơi khác trong việc thu hút khách .Từ đó tạo điều kiện cho khách đến vui chơi tại đây phải mang theo đồ dùng giải khát gây bất tiện cho khách đồng thời làm tăng lượng rác thải ở công viên. Đây là một số mặt tiêu cực làm hạn chế mức thu hút khách vào công ty công viên. Từ tất cả các bất cập kể trên dẫn đến yêu cầu cấp bách là phải tổ chức trấn chỉnh lại mọi hoạt động văn hoá và công tác bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên, văn hoá và xã hội tại khu vui chơi của Công ty công viên. 2.Hiện trạng rác thải 2.1.Nguồn thải Công ty Công viên Thống Nhất với địa bàn quản lý là công viên Lênin và Hồ Ba mẫu là một trong những tụ điểm vui chơi lớn của thành phố Hà Nội. Hàng năm thu hút khoảng hơn 1.000.000 khách trong cả nước đến tham quan và vui chơi, du lịch... do lượng khách vào tham quan cũng như đến tham gia các hoạt động thể thao tại công ty công viên đến ngày càng đông nên kèm theo đó là lượng rác của khách để lại môi trường ngày càng tăng. Chính lượng rác này là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước, không khí tại 2 khu thiên nhiên này. Nguồn rác thải tại 2 khu thiên nhiên này chủ yếu do các nguồn sau: + Nguồn rác thải do lá cây rơi, rụng, cắt tỉa trong công viên Lênin và Hồ Ba mẫu 80%. + Lượng rác thải do khách mang đến tại công ty công viên 20%. Trong đó những người đi tập thể dục thể thao không phải mua vé đem theo lượng lớn rác thải lớn hơn nhiều so với khách đến vui chơi mua vé theo quy định (số rác thải do khách tập thể dục tại công ty công viên mang lại chiếm 70% so với khách vào vui chơi mua vé theo quy định thải ra). + Nguồn rác thải do các dịch vụ bán hàng quà, nước mát thải ra. 2.2. Lượng thải. Theo số liệu của công ty Công viên Thống Nhất thì lượng rác thải thu gom hàng tháng tại công ty như sau: + Lượng rác thải quy định trung bình hàng tháng công ty thu gom 114 m3 / tháng + Thành phần rác thải hữu cơ chiếm 95% chủ yếu là lá cây và thức ăn thừa. + Thành phần rác thải vô cơ chiếm 5% chủ yếu vỏ đồ hộp và túi nilon. + Trong đó 80% (hay 91,2 m3/ tháng) là rác thải từ lá cây rụng và cỏ cây được cắt tỉa. + Trong đó 20% (22,8 m3/ tháng) là rác thải của khách . Lượng rác thải này bao gồm các loại giấy báo, vỏ chai, vỏ nhựa, đồ ăn nhẹ và các loại chất thải sinh hoạt khác thường bị vứt bừa bãi trên các bãi cỏ, dưới gốc cây, xuống mặt hồ gây mất vệ sinh và làm ô nhiễm, gây xấu cảnh quan môi trường. 3. ảnh hưởng rác thải đến môi trường tại công ty công viên . Công ty Công viên có hệ thống thùng rác được đầu tư mua sắm mới và lắp đặt nhưng hiệu quả hoạt động của hệ thống thùng rác này không cao. Chi phí cho mỗi thùng rác này, kể cả lắp đặt là 500.000 đ/ thùng. Số lượgn thùng rác là 60 thùng. Nhưng công suất sử dụng các thùng rác này chỉ đạt 37%, do việc bố trí các thùng rác này chưa hợp lý, làm giảm hiệu quả thu gom rác. Các thùng được đặt ở đầu và cuối lối đi, khoảng cách giữa các thùng là không đồng đều, khoảng cách gần nhất giữa hai thùng là 60m, khoảng cách xa nhất thì chưa xác định vì có nhiều đoạn đường trong công ty công viên không có một thùng rác nào. Số lượng thùng rác không đủ so với lượng rác sinh ra, các thùng rác đặt quá xa so với các vị trí trung tâm tại công viên Lênin và Hồ Ba mẫu, kết hợp với ý thức kém của khách về bảo vệ cảnh quan môi trường nên rác thải, thức ăn thừa thường được mọi người để lại ngay chỗ ngồi sau khi dùng xong và biểu hiện cụ thể của ảnh hưởng rác thải đến môi trường là tại các ghế đá, bãi cỏ xung quanh lối mòn, con đường dạo trong công viên Lênin và Hồ Ba mẫu thường xuyên có các thức ăn thừa (xôi, nước, bánh kẹo...) giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy báo do các nhóm cá nhân đi qua vứt lại gây mất vệ sinh, bẩn các lối đi, các ghế nghỉ mát thu hút nhiều ruồi muỗi, sinh ra nhiều chuột bọ. Việc này đã tạo ra các tác động xấu cho môi trường cảnh quan đến vui chơi tại công ty công viên và đưa ra những nhận xét sai lệch về vẻ đẹp cảnh quan nơi đây. 4.Hiện trạng môi trường nước Hồ nước trong công ty công viên không chỉ có chức năng làm đẹp cảnh quan khu vực vui chơi giải trí mà còn có chức năng điều hoà không khí, điều hoà nước mưa, đón nhận và xử lý nước thải. Hồ có độ sâu trung bình 2 – 3m, khép kín, không thông với đâu nên môi trường nước mặt ở hai hồ này thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt nhạy cảm với sự xâm nhập chất thải của con người. Trên mặt hồ nước Ba mẫu luôn có khối lượng lớn bèo và túi nilon vỏ hộp sắt nhỏ do những người đi vớt cá con vứt lại hoặc đồ ăn thừa vứt xuống, khối lượng bèo, rác thường xuyên được vớt nhưng không hết sạch được. Nước thải từ khu vực xung quanh công ty công viên được đổ trực tiếp vào hai hồ nước mà không qua một quá trình xử lý sơ bộ nào đã gây ra ô nhiễm tương đối lớn cho 2 hồ nước. Các ảnh hưởng của chất thải vào nước trên mặt hồ có thể tạm thời hoặc theo mùa do các vi khuẩn phân huỷ phân sống ở lòng hồ nhiều hơn so trong nước, nước ở hồ có màu xanh đen. Vào ngày hè nóng bức, nước ở hồ mà bị khuấy động sẽ bốc lên mùi tanh. Trong hồ, sự đa dạng các loài cá là không có mà chủ yếu chỉ có cá rô, cá cóc, cá trê...Không có loài đặc chủng. Theo nguồn tài liệu của Sở khoa học Công nghệ môi trường, độ nhiễm bẩn của nước hồ trong công viên Lênin như sau: Thời điểm xác định Nhiệt độ 00C ôxi hoà tan mg/l COD mg/l BOD5 Mg/l NHy mg/l NO2 mg/l PO4 mg/l H2S mg/l Độ trong Co/ Pt Schneilion Màu nước Mùi nước 8/1991 30 - 31 1 – 1,5 61- 310 59 – 81 2 – 3,5 3,6 – 1,8 0,12–0,1 0,12-0,8 0,25 Xanh đen Tanh Hồ nước trong công viên Lênin có độ bẩn tương đối lớn, COD tối đa có thể lên tới 310 mg/l. Ôxi hoà tan thấp, BOD5 rất cao (59-81 mg/l), hồ thuộc loại meroxaprophit. 5. Hiện trạng thu gom rác thải tại công ty Công viên Thống Nhất. Lượng rác thải hàng ngày là 3,784 m3/ngày công ty công viên có duy trì 150 công nhân thu gom rác thải mới mức lương là 500.000 đ/người/tháng. Đội duy trì gồm 10 tổ, mỗi tổ có 15 người và một xe đẩy. Công việc của đội duy trì là đi quét lá cây và rác thải rồi vun thành đống nhỏ trên các đoạn đường sau đó có 2 công nhân đẩy xe dọc theo các con đường hót các đống rác lên xe đồng thời thu gom rác từ các thùng rác công cộng ven hai bên đường đổ vào xe đẩy trở đi. Đội duy trì làm việc theo giờ hành chính: sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 1h30 đến 5h30. Lượng rác thu gom đạt 80% so với lượng rác thải ra, nhất là vào mùa lá rụng. Do xe đẩy không nhiều, chỉ 10 chiếc nên công nhân đi thu gom khoảng 5 đến 7 dãy là xe đầy, vì thế công nhân một số người tinh thần trách nhiệm chưa cao bỏ qua các thùng rác chưa đầy hay bãi thải quá bẩn, các bãi rác xa vị trí trung tâm gây ra hiện tượng tồn đọng rác thải. Xe đẩy thu gom đầy rác sẽ được đưa đến các bãi tập trung nằm gần các cổng của công viên Lênin cũng như Hồ Ba mẫu để tiện cho việc thu gom mà không ảnh hưởng đến khách ra vào công viên và hồ. Giờ thu gom rác khá ổn định, thường vào các buổi sáng trong ngày, xe đến thu gom rác từ 10h đến 10h30. Theo hợp đồng công ty công viên ký với công ty môi trường đô thị thành phố Hà Nội, công ty phải trả cho công ty môi trường đô thị 181.000 đ/m3 rác thải. Khối lượng rác thu gom được từ 2 khu vực này sẽ được chở chung với rác thải sinh hoạt thành phố đưa về bãi rác Nam Sơn để xử lý. IV. thực trạng nguồn thu tại công ty công viên . Nguồn thu qua bán vé, hiện nay công ty thực hiện thu vé theo giá công ty tự qui định là 2000đ/ lượt/ người lớn, và 1000đ/lượt/ trẻ em. Tính cho năm 2001 công ty có tổng số khách vào vui chơi có mua vé 368000 người.Vì số lượng trẻ em và người lớn vào công ty công viên vui chơi xấp xỉ nhau nên doanh thu công ty sẽ là 6.624.000.000 và trên thực tế số lượng vé phát hành ra nhiều hơn số lượng vé được tiêu thụ do có nhiều người vào trong công viên không chịu mua vé mà thường xuyên chốn vé bằng cách chui qua các hàng rào bị hỏng hoặc trèo qua các cổng. Chương III Sử dụng nguyên tắc " bpp" và " ppp" trong hoạt động kinh doang của công ty công viên thông nhất I. Sử dụng mô hình toán dự báo số lượng khách - Theo thống kê sơ bộ của ban quản lý công ty công viên thì lượng khách đến công viên trong một số năm gần đây như sau: Có hai loại khách: + Số lượng khách vào công ty công viên phải mua vé + Số lượng khách vào công ty công viên không phải trả tiền Bảng 1: Số lượng khách vào công ty công viên phải mua vé theo quy định từ 1996 – 2001. Số liệu này là số liệu được ước tính bởi ban quản lý công viên Lênin nên không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số lượng khách (ĐV: 10000 người) 700 649 588 498 400 368 Qua số liệu của bảng ta có thể thấy số lượng khách đến vui chơi tại công viên Lênin giảm dần theo thời gian. Bảng 2. Số lượng khách vào công ty công viên không mua vé theo quy định (kể cả những người vào tập thể dục). Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số lượng khách (ĐV: 10000 người) Khoảng 500 Khoảng 550 Khoảng 600 Khoảng 670 Khoảng 700 Khoảng 780 Qua bảng số liệu này ta thấy rằng số lượng người vào tập thể thao nâng cao sức khoẻ và tinh thần tại công ty công viên ngày càng tăng. Điều này phù hợp với thực tế khi mà môi trường ngày càng ô nhiễm, nhiệt độ trái đất ngày càng tăng thì mọi người càng cần có bầu không khí trong lành và không gian rộng rãi để nghỉ ngơi. Từ số liệu này ta có thể dự báo được lượng khách đến tham quan và vui chơi, giải trí, tham gia mọi hoạt động tại công viên và hồ Ba mẫu trong các năm tới để từ đó có các phương án đón tiếp và xử lý các vấn đề khác, rác thải, môi trường các dịch vụ phục vụ... Để tiến hành dự báo, ta dùng phương pháp hồi quy tương quan để dự báo: Ta biểu diễn số lượng khách đến công viên Lênin và Hồ Ba mẫu là một hàm số: Yt = a+ bt (1) Trong đó: t là thứ tự thời gian qua các năm a,b là các hệ số Dùng phương pháp hồi quy theo phương pháp thống kê để tìm a,b sau đó thay t tương ứng với các năm cần dự báo lượng khách hàng trong năm cần dự báo: Ta tiến hành hồi quy như sau: Hàm hồi quy mẫu Dùng hàm hồi quy mẫu (2) để dự báo. Tìm nghiệm a,b theo phương trình sau: SYti = na + bSti SYti = aSti + bSt2i (3) trong đó n: năm hồi quy ti: năm thứ i Hoặc phương pháp: Để tính toán ta lập bảng sau: Năm Thời gian ti Lượng khách ti(1000 ng) ti2 Y2ti Yti.ti 1996 1 700 1 490.000 700 1997 2 649 4 421.201 1298 1998 3 588 9 345.744 1764 1999 4 498 16 248.004 1992 2000 5 400 25 160.000 2000 2001 6 268 36 135.424 2208 Tổng 21 3203 91 1.800.373 9962 Thay số liệu vào phương trình trên ta có: 3203=6+21b 9962=21a+91b Giải hệ ta có: b= - 71,34 a = 783,36 Như vậy qua số liệu 6 năm (1996 - 2001) ta hồi quy hàm mẫu như sau: = 783,36-7134 ti (4) a: hiển thị lượng khách đến vui chơi b: hiển thị lượng khách bình quân tăng (giảm) dần qua mỗi năm. Từ hàm hồi quy (4) ta dự báo lượng khách đến tham quan có mua vé vào cổng của công viên Lênin trong những năm tới như sau: Năm 2002: (ngàn người). Như vậy năm 2002 sẽ có khoảng 283,98 ngàn người vào mua vé vui chơi tại công viên Lênin . Năm 2003: (ngàn người). Năm 2003 sẽ có khoảng 212,64 ngàn khách đến công viên Lênin có mua vé. Năm 2004: (ngàn người). Năm 2004 có khoảng 141,3 ngàn khách đến công viên Lênin mua vé vào vui chơi Năm 2005: (ngàn người). Năm 2005 có khoảng 69,96 ngàn khách đến mua vé vào cổng vui chơi tại công viên Lênin. Đồ thị mô tả số lượng khách : Theo dự báo, số lượng khách đến vui chơi tại công viên Lênin có mua vé theo quy định sẽ giảm nhưng không giảm mãi mà dừng lại ở giới hạn Y0 . Bảng 2. Số lượng khách vào công ty công viên được miễn phí: Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số lượng khách (ĐV: 10000 người) 500 550 600 670 700 780 Dùng hàm dự báo như bảng 1 ta có bảng tính sau: Năm Lượng khách yi(1000 người) Thời gian ti Yti.ti ti2 1996 500 1 500 1 1997 550 2 1100 4 1998 600 3 1800 9 1999 670 4 2680 16 2000 700 5 3500 25 2001 780 6 4680 36 Tổng 3800 21 14260 91 Thay số liệu ở bảng vào hệ phương trình (3) ta có: 3800 = 6a x 21b 4260 = 21a x 91b Giải hệ ta có: b = 54,86 a = 441,32 Như vậy qua số liệu 6 năm (1996 - 2001) ta quy hồi hàm mẫu như sau: = 441,32-54,86 ti (5) a: số lượng khách vào tập thể dục, thể thao giải trí b: biểu thị số lượng khách bình quân tăng dần qua các năm . Từ hàm quy hồi 5 ta dự báo được số lượng khách tăng trong những năm tới như sau: Năm 2002: (ngàn người). Năm 2003: (ngàn người). Năm 2004: (ngàn người). Năm 2005: (ngàn người). Năm 2010: (ngàn người). Đồ thị thể hiện như sau: Nguyên nhân số khách vào vui chơi tại hai khu vực thiên nhiên do công ty quản lý có mua vé giảm vì: Trong thời gian thực tập tại công ty Công viên Thống Nhất em thấy rằng trừ khoảng thời gian từ 4h đến 9h và từ 16h – 21h có một số lượng lớn người đủ mọi tầng lớp và lứa tuổi đến tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao tại công ty công viên. Còn số lượng khách có mua vé theo quy định tạiy để vào vui chơi và tham gia các hoạt động dịch vụ giải trí là không nhiều. Điều đó có thể nhìn nhận một cách rõ ràng từ cách dịch vụ phục vụ vui chơi, giải trí tại công viên Lênin và Hồ Ba mẫu chưa được đầu tư nhiều. Mặc dù trong công viên Lênin có 17 điểm vui chơi giải trí và một sân khấu ngoài trời nhưng công suất hoạt động của các khu giải trí này không cao bởi các trò chơi tại công viên Lênin có hình thức quá đơn giản, nhàm chán, thụ động, không lôi cuốn tính năng động và thích tìm hiểu của trẻ thơ cũng như các dịch vụ phục vụ giải trí cho lứa tuổi thanh niên thì quá ít và buồn tẻ, môi trường vui chơi không sôi động. Số lượng khách đến với công ty công viên không phải mua vé ngày càng tăng bởi lý do sau: Khi môi trường ngày càng ô nhiễm, nhiệt độ trái đất tăng dần lên, sự mất cân bằng sinh thái do mất rừng gây ra thì càng có nhiều người muốn sống gần thiên nhiên, muốn được hít thở bầu khí quyển trong lành và mát mẻ tại các khu thiên nhiên với cảnh quan tươi đẹp. Cũng trong xu thế đó, thành phố Hà Nội với diện tích 918 km2 dường như là quá tải với mật độ dân số của thành phố như hiện nay. Số lượng cây xanh không đủ để điều hoà không khí cho toàn thành phố, số lượng cây xanh/ đầu người của thành phố là không đủ, còn thiếu quá nhiều đ do đó có rất nhiều người thường xuyên đến với công ty công viên tham gia vào tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ, tinh thần, thư giãn, hít thở môi trường trong lành mát mẻ vào tất cả các buổi trong ngày. II.đánh giá chi phí - lợi ích của công ty công viên thống nhất. Tính cụ thể theo số liệu năm 2001. (Đơn vị đồng) 1. Tổng chi phí của công ty. 1.1. Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải. 1.1.1. Lương công nhân. - Lương cho một công nhân 500.000đ/tháng - Số lượng công nhân 150 người Lương phải trả cho 150 công nhân thu gom rác trong năm 2001 150 x 500.000 đ x 12 = 900.000.000 (VNĐ) 1.1.2.Tiền phải trả cho công ty môi trường vận chuyển rác đi theo hợp đồng. - Lượng rác thải trong 1 tháng là 114m3 /tháng - Chi phí vận chuyển 1m3 là 181.000đ/m3 Chi phí phải trả cho công ty môi trường : 114 x 12 x 181.000 = 247.608.000 (VNĐ) 1.1.3. Chi phí bình quân tu sửa đổi mới dụng cụ thu gom rác: 6.000.000 đ/ năm (số liệu công ty). 1.1.4. Chi phí mua thùng đựng rác: 500.000 x 60 =30.000.000 (VNĐ) Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải của công ty: TC1 = 900.000.000 + 247.608.000 + 6.000.000 + 30.000.000 = 1.183.608.000. TC1 = 1.183.608.000 VNĐ Với 150 công nhân, chia 10 tổ với 10 xe đẩy thì hàng tháng công nhân thu gom rác chỉ thu gom được 80% số rác thải ra còn 20% tồn đọng. Vậy để thu gom hết rác tại công ty công viên thì số công nhân cần có thêm để thu gom thường xuyên hết rác trog 2 khu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8387.DOC
Tài liệu liên quan