Luận văn Các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì

Mục lục

Trang

 

Mục lục 1

Lời mở đầu 3

Chương I: Lý luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu 5

I. Sự cần thiết phải có thương mại quốc tế 5

1. Khái niệm thương mại quốc tế: 5

2.Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia 5

II. Hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân 8

1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 8

2. Các hình thức nhập khẩu chủ yếu 9

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu 11

4. Nội dung của hoạt động nhập khẩu: 14

Chương II: Thực trang hoạt động nhập khẩu của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì- Bộ Thương Mại 31

I. Giới thiệu khái quát về công ty sản xuất và xuất nhẩu Bao bì 31

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì 31

2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 33

3. Cơ cấu tổ chức của công ty PACKEXIM 34

4. Các điều kiện kinh doanh của công ty 39

5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 42

II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty PACKEXIM 43

1. Tổ chức hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại công ty PACKEXIM 43

2. Tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty PACEXIM trong những năm gần đây 47

2. Những kết quả hoạt động nhập khẩu cho sản xuất và kinh doanh của công ty PACEXIM 50

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty PACKEXIM: 58

III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu tại PACKEXIM: 62

1. Những thành tựu: 62

2. Những khó khăn và tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của PACKEXIM: 63

Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty PACKEXIM 70

I. Phương hướng cho hoạt đồng nhập khẩu trong thời gian tới 70

1. Định hướng nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới: 70

2. Phương hướng của công ty trong thời gian tới: 71

II. Các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty PACKEXIM 75

1. Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của đội ngò cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu 75

2. Không ngừng tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường để có biện pháp thích ứng tốt nhất 76

3. Mở rộng các hình thức huy động vốn cho nhập khẩu và đẩy mạnh tốc độ chu chuyển của vốn: 80

4. Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu và đa dạng hoá phương thức thanh toán: 82

5. Nâng cao hiệu quả công tác giao nhận nhằm hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu: 83

6. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu: 83

III. Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng: 86

1. Hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu: 86

2. Hỗ trợ về thông tin: 88

3.Đầu tư để phát triển ngành vận tải: 89

4. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng bao bì: 89

Kết luận 91

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
620 6.Tổng lao động(người) 517 515 520 535 7.Vốn 18.270 20.640 25.514 26.780 + Vốn cố định 8.584 9.659 12.369 12.900 +Vốn lưu động 9.686 10.986 13.150 13.880 ( Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp của công ty PACKEXIM ) Ở bảng 1 cho thấy công ty kinh doanh luôn có lãi tuy nhiên mức lãi chưa cao và có xu hướng giảm. Điều này có thể lý giải do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997 và Nhà nước cắt giảm chỉ tiêu một số mặt hàng. Mặc dù vậy công ty đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm nép ngân sách cho Nhà nước, tổng nép ngân sách tăng khá đều. Cụ thể năm 1997 đạt 16.403 triệu đồng, năm 1998 đạt 20.420 triệu đồng tăng 24,5%, năm 1999 đạt 22.120 triệu đồng tăng 8,3%. Nhưng sang năm 2000 nép ngân sách giảm xuống chỉ đạt 18.201 triệu đồng. Sở dĩ có sự giảm sút như vậy vì sang năm 2000 công ty không nhập khẩu mặt hàng xe gắn máy. Mặt hàng mà phải chịu thuế nhập khẩu rất cao (45%). Thu nhập bình quân đầu người trong công ty tương đối cao tuy rằng chưa thật ổn định. Năm 1997 thu nhập bình quân đầu người một tháng là 590.000 đồng. Năm 1998 thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh đạt 700.000 đồng/1tháng. Năm 1999, năm 2000 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng thu nhập bình quân vẫn đạt 635.000 đồng/1tháng. Điều đó chứng tỏ công ty rất quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên. Tổng doanh thu năm 1997 - 1998 tăng 250,646 tỷ khẳng định sự vươn lên mặnh mẽ của công ty tuy rằng năm 1999, năm 2000 có dấu hiệu giảm sút nhưng chỉ là khó khăn tạm thời. Công ty sẽ khắc phục trong thời gian tới. II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty PACKEXIM 1. Tổ chức hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại công ty PACKEXIM Bất kỳ nhà nhập khẩu nào muốn thành công đều phải đi theo một trình tự nhất định, đó là chuẩn mực. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện kinh doanh, mức độ phức tạp của mỗi thương vụ mà có thể ứng dụng nó một cách linh hoạt. PACKEXIM đã nhận thức rất rõ điều này nên thực hiện một cách nghiêm túc. Vì thế, hơn mười năm hoạt động nhập khẩu công ty chưa một lần thất bại lớn. Nếu có chỉ là rất nhỏ còn hầu như đều mang lại thành công. Quy trình hoạt động của công ty sẽ minh chứng cho điều đó. 1.1. Công tác nghiên cứu thị trường Nhằm xác định thị trường trong nước cần chủng loại hàng hoá gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng, quy cách, nhãn hiệu như thế nào đặc biệt mức giá nào sẽ được khách hàng chấp nhận. Ngoài nhập khẩu phụ vụ sản xuất của công ty, việc tìm kiếm bạn hàng chỉ chủ yếu dùa trên qua hệ quen biết của cán bộ công nhân viên, qua người uỷ thác hoặc do các doanh nghiệp, các tổ chức có nhu cầu nhập khẩu tự tìm đến. Với đặc điểm này nên việc nghiên cứu thị trường phần lớn thực hiện trên cơ sở các yêu cầu của khách hàng và định mức sử dụng nguyên vật liệu của công ty. Sau khi đã xác định được nguồn tiêu thụ, PACKEXIM tiến hành nghiên cứu thị thường quốc tế trước hết là ở những nước có quan hệ từ trước. Mỗi nước này lại có nhiều hãng cung cấp. Để đi tới quyết định nhập khẩu của hãng nào công ty phải nghiên cứu tình hình sản xuất gía cả, chất lượng, uy tín của hãng đó, kết hợp với các điều kiện về địa lý, chính sách kinh tế, tập quán thương mại và quan hệ của hãng đó với Việt Nam. Việc thu thập các thông tin trên thị trường thường được thực hiện thông qua các tài liệu của các trung tâm thương mại, đại diện nước ngoài tại Việt Nam hoặc tiếp xúc trực tiếp. 1.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu Đây là bước quan trọng nhất trong các thương vụ bởi mọi quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên được thoả thuận và Ên định ở bước này. Với PACKEXIM, sau khi khoanh vùng một số nhà cung cấp thích hợp phòng xuất nhập khẩu tiến hành hội gía (bằng thư, fax, telex…) sau khi nhận được báo giá của người bán, các cán bộ kinh doanh sẽ tiến hành xem xét các điều kiện về quy cách, phẩm chất, chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán. Nếu có điều gì thấy chưa phù hợp thì yêu cầu bạn hàng sửa đổi. Khi chấp nhận báo giá cán bộ kinh doanh lập một phương án kinh doanh trong đó có tính toán sơ bộ. - Giá mua; - Cước phí vận chuyển; - Thuế nhập khẩu (nếu có); - Các chi phí ngân hàng như mở L/C, phí thanh toán; - Phí giao dịch, lưu kho lưu bãi; - Lãi xuất ngân hàng…. Sau khi thông qua trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu duyệt, phương án kinh doanh được trình nên giám đốc công ty (hoặc phó giám đốc công ty phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu) xem xét phương án kinh doanh về các mặt sau: - Tính hợp pháp; - Tính hiệu quả kinh tế đem lại; - Tính khả thi của phương án khi thực hiện. Sau khi được phê chuẩn cán bộ kinh doanh lập dự thảo hợp đồng, thông qua trưởng phòng kinh doanh XNK xem xét bổ sung, sửa đổi điều gì trong hợp đồng chưa phù hợp sau đó trình giám đốc xem xét. Với giấy uỷ quyền của giám đốc, trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu được quyền ký kết hợp đồng. Sau khi dự thảo hợp đồng được phê duyệt, cán bé kinh doanh lập hợp đồng chính thức gửi lên trưởng phòng ký rồi gửi cho bạn hàng bằng thư, fax... Trường hợp bạn hàng có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam thì hai bên có thể gặp gỡ trực tiếp để đàm phán và ký kết. Việc lập hợp đồng nhiều khi do chính bạn hàng nước ngoài lập và ký trước và gửi sang. Nếu bên mua đồng ý thì ký vào hợp đồng và fax lại. Trong các hợp đồng của công ty với nước ngoài thì ngoài các điều khoản về số lượng, chất lượng, giá cả (các điều khoản chủ yếu) do hai bên thoả thuận giống như các hợp đồng khác còn có một số điều khoản khác biệt: - Về đồng tiền thanh toán: Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán là đô la Mỹ; - Về bao bì đóng gói: phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu của nước xuất khẩu đảm bảo điều kiện vận chuyển băng đường biển hoặc đường bộ; - Về phương thức thanh toán: chủ yếu bằng irrevocable L/C at sight (thư tín dụng không huỷ ngang trả ngay); - Điều kiện giao hàng: CIF Hải Phòng, CIF Sài Gòn (đối với đường biển); CIF Cao Bằng, CIF Lạng Sơn (đối với đường bộ). Chi phí vận tải do bên bán chịu. 1.3 - Tổ chức thực hiện hợp đồng: Å Hầu hết hàng hoá nhập khẩu, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bao bì không phải thuộc diện cấm nhập khẩu hay quản lý bằng hạn ngạch nên công ty không phải xin hạn ngạch hay chỉ tiêu. Å Mở thư tín dụng. Nói chung các hợp đồng của công ty đều thoả thuận thanh toán bằng L/C. nên việc đầu tiên phải làm để thực hiện hợp đồng là mở L/C, thời gian L/C được mở là 20 ngày trước khi giao hàng. Theo quy định của Nhà nước việc thanh toán cho nước ngoài bắt buộc phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng của Việt Nam vì thế Công ty thường mở L/C tại các ngân hàng: Vietcombank, ngân hàng Công thương hoàn Kiếm, ngân hàng Công thương Đống Đa. Hồ sơ mở L/C gồm: + Bản sao hoặc bản chính hợp đồng ngoại; + Đơn xin mở L/C; Để đề phòng việc giao hàng thiếu, bị hư háng, đổ vỡ hoặc không đúng quy định công ty thường mở một L/C có trị giá bằng khoảng 80% giá trị hợp đồng, phần còn lại sẽ được thanh toán bằng các hình thức khác khi nhận được hàng đủ và đúng theo quy định. Å Làm thủ tục hải quan: Khác với các bước nhập khẩu trong lý thuyết, Công ty không thực hiện nghiệp vụ thuê tàu và mua bảo hiểm bởi công ty mua hàng theo giá CIF hoặc CFR vì thế bước tiếp theo là làm thủ tục hải quan. Khi hàng về cảng, có giấy báo nhận hàng, cán bộ kinh doanh trực tiếp xuống cảng làm thủ tục hải quan để nhận hàng hoặc uỷ quyền cho các hãng đại lý vận tải nhận hộ, khi đi nhận hàng phải mang theo các giấy tờ cần thiết sau: Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do (Bộ Thương Mại cấp); Hợp đồng nhập khẩu ngoại thương; Vận đơn gốc (có ký hậu của ngân hàng mở L/C); Hoá đơn thương mại (invoice); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O); Tê khai hải quan. Khi nhận được hồ sơ này, hải quan sẽ đóng dấu ký xác nhận vào tờ khai, nếu quá 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hàng về công ty mới đến nhận hàng thì công ty phải nép tiền lưu kho và các chi phí khác. Hải quan sẽ cử cán bộ kiểm hoá cùng với người của công ty đi nhận hàng tại kho, mở hàng kiểm tra đối chiếu với bộ chứng từ. Khi nhận hàng từ kho cảng hàng phải đảm bảo nguyên đai, nguyên kiện nếu không như vậy hoặc có dấu hiệu đáng nghi ngờ, tổn thất thì cán bộ nhận hàng sẽ mời công ty kiểm định (Vinacontrol) và công ty bảo hiểm đến để giải quyết nếu cấp thiết mời cả Tổng cục đo lường chất lượng hàng sẽ được mở ra để kiểm tra xác định cụ thể số hàng thiếu hoặc đổ vỡ. Sau khi kiểm tra nhân viên kiểm hoá sẽ ký xác nhận giao hàng đủ hoặc xác nhận thiếu và tờ khai hải quan, cảng vụ sẽ ký và đóng dấu xác nhận. Trong trường hợp hàng không phù hợp với bộ chứng từ, hải quan sẽ không cho phép nhận hàng cho tới khi mọi thứ đều hợp lệ, khi đó công ty phải lập lại tờ khai hải quan hoặc phải khiếu nại với người bán. Kết thúc việc giao nhận hàng sẽ được chuyển sang làm thủ tục tính thuế nhập khẩu (nếu có). Sau 8 tiếng cơ quan hải quan phải thông báo cho người nhập khẩu số thuế phải nép. Thời hạn phải nép thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hành thông báo thuế. Thủ tục hải quan sẽ hoàn thành khi tê khai hải quan đựơc ký và đóng dấu xác nhận (đã phóc tập) kể từ thời điểm này hàng được phép lưu hành trong nước. Å Thanh toán cho người bán. Việc thanh toán được tiến hành nhiều đợt vừa để đảm bảo an toàn cho công ty vừa để tránh những khó khăn về vốn. - Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, thanh toán 10-15% giá trị hợp đồng như một khoản tiền đặt cọc để cam kết mua hàng; - Khi nhận bộ chứng từ thanh toán từ 75- 80% giá trị hợp đồng; - Sau khi nhận đủ hàng, sẽ thanh toán đủ; - Giải quyết khiếu nại (nếu có): Công ty luôn cố gắng để hai bên tự hoà giải, chỉ khi nào không thể hoà giải được mới đem ra giải quyết ở trọng tài quốc tế. 2. Tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty PACEXIM trong những năm gần đây Thực chất công ty mới tham gia hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 1992 trở lại đây nên thiếu kinh nghiệm, thiếu thị trường về lĩnh vực này, lại đúng vào giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế. Công ty phải tự hạch toán kinh doanh độc lập, tự nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài để xác định nên nhập khẩu cái gì, số lượng bao nhiêu, quy cách, chủng loại ra sao, vì vậy không gặp Ýt khó khăn. Nhưng với tinh thần đoàn kết tự lực cánh sinh, chịu khó học hỏi tích luỹ kinh nghiệm công ty đã đạt được kết qủa đáng khích lệ trong kinh doanh xuất nhập khẩu: Mặt hàng nhập khẩu phong phú hơn trước. Ngoài các mặt hàng nhâp khẩu để phục vụ trực tiếp cho sản xuất bao bì như giấy crap, giấy dulex, giấy in nhãn, các loại hạt nhựa PE, PP, PDDL… Công ty còn xin phép Bộ Thương Mại mở rộng mặt hàng khác như máy móc thiết bị sắt thép, đồ điện gia dông, trang bị nội thất, linh kiện xe máy, tủ lạnh, vi tính và các mặt hàng yếu phẩm khác. Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng. Hiện nay công ty đang có quan hệ buôn bán với các bạn hàng của nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Ba Lan,…Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm gần đây (Đơn vị: 1000 USD) CHỈ TIÊU 1997 1998 1999 2000 Tổng kim ngạch XNK 15.458 16.468 10.000 9.242 Kim ngạch NK 14.741 16.135 9938 9.204 Tỷ trọng NK(%) 95,36 97,97 99,38 99,6 Kim ngạch XK 717 333 62 38 Tỷ trọng XK(%) 4,64 2,02 0,62 0,41 (Nguồn : Báo cáo xuất nhập khẩu phòng kinh doanh tổng hợp công ty PACKEXIM) Qua bảng thống kê ta thấy tỷ trọng nhập khẩu có xu hướng tăng lên còn xuất khẩu giảm đi cả về kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu trong xuất nhập khẩu. Cụ thể là năm 1997 kim ngạch nhập khẩu là 14,741 triệu USD chiếm tỷ trọng 95,36% kim ngạch xuất nhập khẩu. Đến năm 1998 về cả kim ngạch và tỷ trọng đề tăng đạt 16,135 triệu USD và chiếm 97,97%. Sang năm 1999, năm 2000 mặc dù kim ngạch nhập khẩu giảm xuống chỉ đạt tương ứng là 10 triệu và 9,242 triệu USD nhưng tỷ trọng nhập khẩu vẫn tăng lên tương ứng đạt 99,38% và 99,6%. Có thể lý giải cho việc kim ngạch nhập khẩu giảm từ năm 1999 so với những năm trước như sau: - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực đã làm chậm lại sự sản xuất trong nước. Trong một cơ chế mở cửa như hiện nay chóng ta có quan hệ với nhiều nước trên thế giới và đặc biệt gần đây đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khối ASEAN, APEC và chủ yếu ở khu vực châu Á. Quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước trong khu vực tăng nhanh sự phụ thuộc vào nhau ngày càng lớn. Khủng hoảng tài chính tiền tệ kéo theo là khủng hoảng kinh tế ở các nước làm ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam theo một dây chuyền. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ chỗ 7 - 8% năm 1996 giảm xuống 4,8 - 5% năm 1999. Các ngành sản xuất đều phát triển chậm lại. Sản xuất phát triển chậm thì nhu cầu bao gói sản phẩm và kéo theo là nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất bao bì bị ảnh hưởng. - Giá cả hàng hoá trong và ngoài nước có nhiều biến động tăng giảm liên tục nhất là năm 1999. Đặc biệt nhóm hàng nhựa (chất dẻo) mặt hàng nhập khẩu chính thay đổi rất nhanh. - Đầu năm 1997 Nhà nước quản lý và phân bổ hạn nghạch nhập khẩu (giấy crap, giấy dulex, giấy láng) và cấm nhập khẩu một số chủng loại giấy nên ảnh hưởng tới việc nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng truyền thống này. - Tỷ trọng VNĐ/ USD tăng nhanh làm cho hàng nhập khẩu chở nên đắt hơn. Thêm và đó là những quy định quản lý ngoại hối chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước buộc công ty phải cân nhắc kỹ hơn khi quyết định công việc, số lượng các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhập khẩu trực tiếp ngày càng tăng dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Một nguyên nhân khác là công ty trong năm qua bị cắt giảm nguồn vốn ODA, do vậy không có vốn để nhập khẩu như năm trước. Nhìn vào bảng số liệu trên ta còn thấy nhập khẩu đã và đang đóng vai trò chủ đạo kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty PACKEXIM. Trong kim ngạch nhập khẩu thì nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn. Điều này được thể hiện như sau: Bảng 3: Tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu của công ty PACEXIM (Đơn vị: 1000 USD) Năm Kim ngạch NK Nguyên liệu NK Tỷ trọng NL/ KNNK (%) Tốc độ tăng NLNK (%) 1998 16.135 3.200,54 19,83 - 1999 9.938 3.304,385 33,25 3,24 2000 9.204 3506,72 38,1 6,12 (Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩuphòng kinh doanh tổng hợp của công ty PACEXIM) Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng nguyên vật liệu năm 1998 chiếm 19,83% nhưng đến năm 1999, năm 2000 tỷ trọng này tăng lên tương ứng là 33,25% và 38,1% là do kim ngạch nhập khẩu giảm nhưng nguyên vật liệu nhập khẩu vẫn tăng. Chính vì vậy mà vật tư sản xuất vẫn được bảo đảm đầy đủ kịp thời. Để hiểu rõ hơn những kết quả đạt được dưới đây sẽ đưa ra kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty xét theo các tiêu thức khác nhau. Qua đó thấy được toàn bộ hoạt động nhập khẩu trong thời gian qua để có thể đưa ra dự báo và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty. 2. Những kết quả hoạt động nhập khẩu cho sản xuất và kinh doanh của công ty PACEXIM 2.1. Mặt hàng nhập khẩu Với đặc thù là một công ty vừa sản xuất vừa xuất nhập khẩu nên mặt hàng công ty nhập khẩu vừa cho sản xuất vừa cho kinh doanh. Nhập khẩu tự doanh (trực tiệp) chiếm phần lớn kim ngạch nhập khẩu, phần còn lại là công ty nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị kinh doanh trong nước (chủ yếu là ở Miền Bắc). Một số mặt hàng được công ty thường xuyên phục vụ cho quá trình sản xuất bao bì của công ty như các loại giấy, các loại hạt nhựa, các loại hoá chất. Đây là những mặt hàng chủ lực của công ty (thường chiếm khoảng 30% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong các loại giấy nhập khẩu thì giấy crap, giấy duplex, giấy Cursee chiếm tỷ trọng cao. Bởi đây là nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất bao bì Caron sóng và Carton phẳng. Ngoài ra còn giấy láng, giấy in nhãn mác dùng để sản xuất một số Ên phẩm. Hạt nhựa (bao gồm hạt PP, HDPE, LDPE, LLDPE, màng phức hợp) là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm bao bì như: hộp nhưa, tói nhựa, tói ni lon, dây nhựa. Loại nguyên liệu này nhu cầu cao mà trong nước mới chỉ cung cấp được một lượng rất nhỏ (nhựa PVC), còn lại các cơ sở chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Điều này giải thích vì sao lượng nhập khẩu hạt nhựa lớn không chỉ ở công ty mà ở các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất bao bì khác cũng vậy. Những mặt hàng nhập khẩu cho hoạt đông kinh doanh rất đa dạng, phong phú và mang lại khá nhiều doanh thu từ hoạt động này. Nhưng rất khó xác định và thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên cũng có thể chia mặt hàng nhập khẩu kinh doanh của công ty thành các nhóm sau: Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thời kỳ 1997- 2000 (Đơn vị: 1000 USD) 2000 Tỷ trọng (%) 68,54 10,9 3,35 17,19 100 (Nguồn : Báo cáo nhập khẩu tại phòng kinh doanh tổng hợp của PACKEXIM) Giá trị 3.905,21 621,39 190,81 979,866 5.697,276 1999 Tỷ trọng (%) 61,68 13,74 3,01 21,42 100 Giá trị 4.100,420 912 200 1.421,2 6.633,62 1998 Tỷ trọng (%) 48,08 22,27 6,15 23,49 100 Giá trị 6.218,892 2.880,676 795,814 3.039,078 12.934,46 1997 Tỷ trọng (%) 50,04 22,21 4,99 22,36 100 Giá trị 5.869,723 2.586,512 581,600 2.602,865 11.641 Loại hàng Kim loai và các SP hợp kim Các loại xe, máy Linh kiện, thiết bị Các mặt hàng khác Tổng kim ngạch NK KD Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu kinh doanh là tỷ lệ tương quan giữa các mặt hàng trong tổng kim ngạch nhập khẩu kinh doanh. Ở bảng 4 cho thấy kim loại và các sản phẩm hợp kim như: Thép Inox, thép lá, dây đồng, dây cáp điện, dây thép mạ kẽm, dây thép chịu lực, nhôm tấm, nhôm thỏi, dây điện từ các loại vẫn luôn là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể năm 1997 đạt 5.869,723$ chiếm 50,04%, năm 1998 đạt 6.218,892 USD chiếm 48,08% tới năm 1999, năm 2000 tỷ trọng này tăng lên tương ứng là 61,81% và 68,54%. Mặc dù giá trị kim ngạch nhập khẩu loại hàng này giảm đi nhưng tỷ trọng vẫn tăng tương đối chứng tỏ đây là mặt hàng có nhu cầu khá ổn định. Để đáp ứng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình… phục vụ CNH- HĐH đất nước. Trong thời gian tới nhất định kim loại và sản phẩm hợp kim còn tăng. Công ty nên chú trọng hơn cho loại hàng này. Tuy nhiên, cần chú ý hơn đến chất lượng, giá cả. Tiếp theo là các mặt hàng đa chủng loại, trong đó bao gồm cả hàng hoá và vật tư cho đơn vị sản xuất và kinh doanh như bát sứ, gỗ Ðp, mò xe máy, foocmica, lúa mì, giấy bao xi măng, xăm lốp ô tô, giấy vệ sinh, giấy woodfree. Cụ thể năm 1997 đạt 2.602,86$ chiếm 22,36%. Năm 1998 đạt 3039,078$ chiếm 23,49%. Năm 1999, năm 2000 kim ngạch tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn tương ứng là 21,42 % và 17,19%. Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường bởi đây là mặt hàng có nhu cầu khá ổn định và thường xuyên. Đặc biệt nhu cầu giấy bao xi măng hiện nay có nhu cầu khá lớn. Các loại xe, máy: ngoài việc nhập các loại xe, máy phục vụ cho sản xuất bao bì tại chúng tôi, công ty còn nhập các loại máy như: máy bơm, máy nén khí, máy cắt, máy phát điện, máy bồi giấy, máy lọc dầu, máy thổi màng, máy hạ chân không, máy photocopy, máy phun sơn, xe máy Hon đa, xe lu, xe xúc đào, cần cẩu, máy phiên bản. Các loại xe, máy này phục vụ cho đơn vị quốc doanh là chủ yếu. Hầu hết máy móc để phục vụ cho sản xuất của công ty nói riêng của ngành bao bì nói chung đã cũ kỹ, lạc hậu cần phải thay mới để nâng cao hiệu quả sản xuất nên mặt hàng này rất có triển vọng cần phải có biện pháp khai thác. Nhưng do việc cắt giảm chỉ tiêu nhập khẩu các loại xe, máy nên kim ngạch chung cho loại mặt hàng xe, máy giảm xuống từ 2.880,676$ chiếm 22,21% năm 1998 chỉ còn 621,39$ chiếm 10,9% năm 2000. Mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu nhỏ nhất là linh kiện thiết bị (chiếm khoảng 4%) như: linh kiện máy vi tính, đầu nối điện, thiết bị ngắt điện, thiết bị hàn, linh kiện, máy đồng hồ, linh kiện máy in, trục in, loại mặt hàng này thường có giá trị hợp đồng nhỏ. Tuy nhiên, nó đóng vai trò giữ mối quan hệ bạn hàng cho công ty và cũng mở rộng thị trường cho công ty. Nhìn một cách tổng quát ta thấy rằng kim ngạch nhập khẩu kinh doanh năm 1998 tăng hơn so với 1997 (từ 11.641 nghìn USD lên 12.939,46 nghìn USD) nhưng sang năm 1999 đã giảm xuống tới 6633,62 nghìn USD và năm 2000 chỉ còn 5.697,276 nghìn USD. Xét về khía cạnh mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng đều biến động tương tự. Tức là năm 1998 so với1997 thì tăng hơn một chút, năm 1999 so vời năm 1998 giảm đi một chút, năm 2000 so với năm 1999 cũng giảm đi trừ mặt hàng máy công cụ, máy cưa, máy bào, máy phát điện, máy bơm nước, máy nén khí, thép phế liệu vì thị trường tiêu thụ mặt hàng này tăng nên khá mạnh. Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy vì cuối năm 1997 cuộc khủng hoảng nổ ra Thái Lan rồi lan sang Đông Nam Á, tiếp đến là Hàn Quốc và sau này được gọi là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Lóc này đồng tiền các nước bị mất giá trị, kim ngạch nhập khẩu lớn nhất nên việc nhập khẩu từ châu Á chiếm 3/4 tổng kim ngạch nhập khẩu. Sang năm 1998, tình hình kinh tế các nước này đã phục hồi nhanh chóng bằng các biện pháp của chính phủ và số tiền cho vay của quỹ IMF, đồng won đã phục hồi trở lại. Tiếp đến như đã nói ở trên là việc cắt giảm nhập khẩu xe máy. Hơn nữa sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đơn đặt hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước giảm đối với công ty (cụ thể là phòng xuất nhập khẩu do nhu cầu giảm). 2.2. Thị trường nhập khẩu Trong hoạt động ngoại thương thì thị trường là khâu đầu tiên và rất quan trọng cho cả hoạt động xuất hoặc nhập khẩu. Việc tìm kiếm thị trường trong kinh doanh nhập khẩu bảo đảm cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả cao. Do hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia nên việc nghiên cứu thị trường trở nên phức tạp bởi tính chất đặc thù riêng của hoạt đông nhập khẩu. Tuy nhiên, công ty đã có những cố gắng tìm tòi, nghiên cứu. Trước năm 1990 khi còn khối các nước XHCN thì việc buôn bán ngoại thương ở Việt Nam chủ yếu với các nước này. Từ khi tiến hành đổi mới, mở cửa với bên ngoài với khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tạo lập sự tin tưởng của các công ty nước ngoài có thiện chí làm ăn với các công ty Việt Nam nói chung và PACKEXIM nói riêng. Thị trường kinh doanh của công ty không còn chỉ bó hẹp trong khối các nước XHCN như trước đây mà mở rộng ra nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cho tới nay công ty PACKEXIM đã thiết lập được mối quan hệ thường xuyên liên tục với nhiều tập đoàn, hãng, công ty lớn trên thế giới thuộc các thị trường lớn như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước thuộc khối ASEAN (Singapore, Thái Lan, Inđônêxia,Mlayxia) hay CHLB Đức, CHLB Nga, Tây Ban Nga, Ý, Đài Loan… Ngoài ra trong thời gian gần đây công ty đã khôi phục quan hệ với các nước bạn hàng quen thuộc là các nước Đông Âu, Nga… và mở rộng thị trường nhập khẩu từ Mỹ. Bảng 5: Tình hình nhập khẩu theo thị trường (Đơn vị: 1000 USD) Nước Nhập khẩu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Đài Loan 1.632 11,07 1.604 9,94 270 2,7 250 2,71 Singapore 631 4,28 532 3,29 Hàn Quốc 7.425 50,37 7.630 47,29 3.950 39,74 3.750 40,74 Óc 33 0,22 46 0,28 Đức 659 4,47 700 4,34 249 2,5 200 2,17 Trung Quốc 250 1,69 310 1,92 658 6,62 740 8,03 Thái Lan 29 0,196 440 2,73 Italia 1.220 8,27 2.140 13,26 178 1,79 120 1,3 Nhật Bản 2.020 13,7 2.160 13,39 2.817 28,34 2.387 25,93 Thuỵ Sỹ 270 1,83 320 1,98 Tây Ban Nha 572 3,88 253 1,58 Nga 500 5,03 470 5,1 Ên Độ 120 1,2 100 1,08 Inđonexia 1.196 12,03 887 9,64 Mỹ 300 3,25 Tổng kim ngạch NK 14.741 100 16.135 100 9.938 100 9.204 100 (Nguồn: Báo cáo nhập khẩu tại phòng kinh doanh tổng hợp của công ty PACKEXIM) Bảng thống kê trên đây cho ta thấy, thị trường nhập khẩu của công ty khá phong phó. Trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu và là bạn hàng truyền thống của công ty là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc. Thị trường nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản là những thị trường chính của công ty và chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc chiếm khoảng 40% và thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 25%. Hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là: Giấy dulex, hạt PP, giấy láng, bột PVC, thép Inox, dây đồng các loại. Hàng hoá nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là: Thép Inox, thép phế liệu, máy phát điện, máy nén khí, xe lu, cần cẩu, xe xúc đào, xe máy Hon đa. Điều này có thể được lý giải một phần là do yếu tố máy móc thiết bị phù hợp với điều kiện vật chất và con người Việt Nam, các nước này có vị trí gần Việt Nam, cùng văn hoá Á Đông. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước này khá tốt. Thị trường Đài Loan và thị trường Singapore là hai thị trường cung cấp chính nguyên liệu cho công ty sản xuất bao bì, đồng thời là thị trường nhập khẩu thiết bị linh kiện máy vi tính có chất lượng tương đối phục vụ cho hoạt động nhập khẩu. Trong thời gian tới ngoài việc mở rộng quan hệ với các nhà nhập khẩu của nhiều nước, PACKEXIM nên chú trọng đi sâu vào quan hệ với Nhật Bản và Singapore bởi: - Đây là những nhà kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, có tiềm lực mạnh, có mối quan hệ rộng và có uy tín trên thương trường quốc tế; - Hệ thống luật pháp củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 68.doc
Tài liệu liên quan