Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên trường sĩ quan lục quân 2

Để đánh giá được thực trạng các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2,

chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến kết hợp trao đổi trực tiếp với HV

đào tạo bậc đại học (đối tượng đào tạo chủyếu của nhà trường), với GV các khoa và CBQL

tiểu đoàn, đại đội, đồng thời trực tiếp quan sát các hoạt động quản lý HV tựhọc của cán bộtiểu

đoàn, đại đội, hoạt động quản lý, điều hành của phòng đào tạo, của Bangiám hiệu nhà trường.

Mục đích khảo sát là thu thập bằng chứng vềthực trạng các biện pháp quản lý HĐTH của HV.

Trước khi khảo sát, chúng tôi đã nghiên cứu các văn bản: kếhoạch chiến lược, các quy

chế, chỉthịvềquản lý HĐTH của nhà trường, báo cáo tổng kết năm học, phần đánh giá vềcác

biện pháp quản lý HĐTH. Thâm nhập xuống HV trao đổi, quan sát đểcó nhận xétsơbộ, từ đó

thiết kếhai phiếu trưng cầu ý kiến

Mẫu 1: Dành cho HV

Mẫu 2: Dành cho CBQL và GV

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên trường sĩ quan lục quân 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu chí thi đua bằng điểm thi chứ không chấm điểm thi đua tự học, do đó chất lượng không cao nên cũng chưa có tác dụng tích cực trong việc GD động cơ tự học cho HV. Vì vậy, nhà trường cần có sự chỉ đạo trong việc xác định tiêu chí thi đua gắn với tự học, tổ chức hoạt động thường xuyên và hiệu quả. + Việc duy trì chấp hành thời gian tự học được đa số HV, CBQL và GV nhất trí đánh giá thực hiện tốt, vì đây là một trong những chức trách, nhiệm vụ của CBQL là quản lý HV 24/24h, CBQL đã làm tốt công tác quản lý của mình về mặt duy trì thời gian tự học. Do đó, đã tạo nên bầu không khí nghiêm túc, tích cực học tập, góp phần GD động cơ tự học cho HV. + HV, CBQL và GV đều nhất trí đánh giá cao việc tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ HV gặp rủi ro. Đã giữ vững, phát huy truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam là “thương yêu nhau như ruột thịt, đoàn kết giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận”. Việc làm cần tiếp tục được phát huy. 2.2.2.2. Quản lý nội dung tự học của HV Bảng 2.12: GV hướng dẫn nội dung tự học cho HV. Đánh giá của HV, n = 498 Nội dung (3) (2) (1) (4) (3) (2) (1) - Giới thiệu sách, tài liệu tham khảo 15,06 77,12 7,82 37,75 46,79 15,46 - Hướng dẫn chuẩn bị 12,85 85,54 1,61 75,3 22,09 2,61 Xêmina, giao bài tập thực hành Đánh giá của CBQL, GV, n=203 (3) (2) (1) (4) (3) (2) (1) - Giới thiệu sách, tài liệu tham khảo 16,26 83,74 47,26 47,81 4,93 - Hướng dẫn chuẩn bị Xêmina, giao bài tập thực hành 27,59 72,41 80,3 19,7 Kết quả bảng 2.12 cho thấy : + Việc giới thịêu sách, tài liệu tham khảo chưa được GV quan tâm đúng mức. Điều này biểu hiện qua HV, CBQL, GV nhất trí đánh giá thực hiện không thường xuyên. Về mức độ thực hiện giữa HV và CBQL, GV đánh giá có sự chênh lệch nhau (10%). Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng mặc dù GV có giới thiệu sách, tài liệu tham khảo nhưng chưa cụ thể, tỉ mỉ nên HV không tiếp thu được và nguyên nhân cơ bản của việc này là do chưa đủ tài liệu tham khảo nên GV không thể giới thiệu tài liệu tham khảo cho các bài học, môn học. Chính việc giới thiệu tài liệu tham khảo hạn chế đã làm nội dung tự học của HV không đầy đủ, thiếu phong phú, ảnh hưởng đến kết quả HĐTH của HV. Vì vậy, nhà trường cần đảm bảo đầy đủ sách, tài liệu tham khảo, GV hướng dẫn phải cụ thể, tỉ mỉ để giúp HV biết và tìm tài liệu để tự học. + Việc GV hướng dẫn chuẩn bị Xêmina, giao bài tập thực hành cho HV. Cả HV, CBQL và GV đều đánh giá thực hiện không thường xuyên. Chỉ khi có các hình thức sau bài giảng GV mới hướng dẫn chuẩn bị, như: chuẩn bị Xêmina, làm bài tập thực hành. Như vậy, nội dung, hình thức của việc này có phần hạn chế, chưa cung cấp nhiều “vấn đề” để HV giải quyết. Qua đây đã phản ánh trách nhiệm của GV đối với việc quản lý nội dung tự học chưa cao. Vì vậy, GV cần đề cao trách nhiệm, hướng dẫn nhiều nội dung tự học cho HV, với nhiều hình thức để “lấp đầy” thời gian tự học. + Do yêu cầu công tác quản lý trong nhà trường quân đội, CBQL phải quản lý được mọi hoạt động của HV thuộc quyền 24/24giờ. CBQL phải nắm được từng HV làm gì, ở đâu, vào thời gian nào trong 24 giờ từng ngày, kết quả công việc từng ngày, tuần, tháng, năm và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả mọi hoạt động mà đơn vị mình quản lý. Thế nhưng, khi chúng thực hiện trao đổi với một số CBQL, GV, HV, cả ba đối tượng đều cho rằng việc hướng dẫn nội dung tự học nhiệm vụ chủ yếu thuộc về GV. Do đó, CBQL không nắm chắc nội dung tự học nên hạn chế trong việc giúp đỡ HV tự học. Vì vậy, cần phải nâng cao trách nhiệm của đội ngũ CBQL, giúp đỡ HV trong HĐTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 2.2.2.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch tự học của HV Bảng 2.13: CBQL hướng dẫn HV lập kế hoạch tự học. CBQL, GV HV Số TT Mức độ thực hiện F % F % 1 Không có 2 Thỉnh thoảng 161 79,31 421 84,54 3 Thường xuyên 42 20,69 77 15,46 n=203 n=498 Kết quả bảng 2.13 cho thấy: Việc hướng dẫn HV lập kế hoạch tự học chưa được CBQL quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện sự nhất trí đánh giá của 3 đối tượng là chỉ thỉnh thoảng CBQL mới hướng dẫn HV làm kế hoạch tự học. Xác định quản lý kế hoạch tự học của HV là phương pháp quản lý HĐTH mang lại hiệu quả,nên ngày 05/03/2004 Hiệu trưởng trường SQLQ2 ban hành chỉ thị số 182/CT-HT về việc nâng cao chất lượng tự học của HV [9], quy định HV làm kế hoạch tự học hàng tuần, ngày 16/03/2004 phòng đào tạo có hướng dẫn số 214/HD-HL triển khai thực hiện chỉ thị số 182/CT-HT. Song, nhận thức của CBQL chưa tốt, trách nhiệm chưa cao nên tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, chỉ “rầm rộ” ngay sau khi có chỉ thị, hướng dẫn và vào thời điểm trước các kỳ thi. Vấn đề đặt ra là CBQL phải GD, phổ biến để HV thấy được ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc HV xây dựng kế hoạch tự học, có cơ sở để HĐTH của HV đạt hiệu quả. 2.2.2.4. Quản lý phương pháp tự học của HV Bảng 2.14: GV bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV. Đánh giá của HV, n=498 Nội dung (3) (2) (1) (4) (3) (2) (1) - Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực 41,56 47,97 10,46 35,37 52,76 11,87 - Hướng dẫn các phương pháp tự học 15,44 82,55 2,01 22,09 75,3 2,61 Đánh giá của GV, CBQL, n=203 - Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực 47,35 46,32 6,33 41,8 51,33 6,87 - Hướng dẫn các phương pháp tự học 21,18 78,81 25,51 75,16 1,33 Kết quả bảng 2.14 cho thấy: + Việc GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV được GV tỏ ra quan tâm. Cả 3 đối tượng nhất trí đánh giá thực hiện thường xuyên (47,35% và 41,56%), song mức thực hiện thì đa số CBQL, GV và HV nhận định chỉ đạt mức trung bình. Điều này cũng trùng khớp với đánh giá trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 của trường SQLQ2 [5]: “Hệ phương pháp dạy học từng bước đã có sự đổi mới và cải tiến, bước đầu áp dụng phương pháp dạy học theo quy trình đào tạo ở bậc đại học. Đổi mới từ khâu giảng bài, thảo luận, ôn, kiểm tra, thi, dân chủ hóa trong dạy học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của người học..”. Cũng trong tài liệu này đã nhận định: “ Phương pháp dạy học cơ bản còn lạc hậu, kém hiệu quả. Đa số các bài giảng đều sử dụng phương pháp thông báo, giải thích… ảnh hưởng đến tính năng động, sáng tạo của người học”. Kết quả khảo sát cũng phù hợp với các ý kiến trao đổi của chúng tôi với CBQL,GV và HV là: hệ thống giáo trình viết theo cách truyền thống là trình bày và thông tin kiến thức theo kiểu bày sẵn, một chiều, nên ít có tác dụng chỉ đạo tự học và do vậy cũng chưa có tác dụng đối với việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV; HV chưa được tổ chức và tham gia nghiên cứu khoa học, đã bỏ phí một cơ hội tốt để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV; Tài liệu, phương tiện kỹ thuật dạy học còn thiếu làm ảnh hưởng đến kết quả vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV. + Việc GV hướng dẫn các phương pháp tự học cho HV được đa số CBQL, GV và HV đánh giá thỉnh thoảng mới thực hiện và mức độ thực hiện chỉ ở mức trung bình. Trong báo cáo tình hình tự học của HV và phương hướng nâng cao chất lượng tự học trong quá trình GD-ĐT trường SQLQ2 ngày 25/03/2007 [8] cũng nhận định: “Thực tế vừa qua, việc hướng dẫn phương pháp tự học cho HV chỉ mới thông qua bồi dưỡng ở đầu khoá học về phương pháp dạy-học ở bậc đại học ở nhà trường hiện nay”. Như vậy, GV chưa chú ý hướng dẫn HV phương pháp tự học, chưa tìm ra những hình thức để khơi dậy và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong HV. Thực trạng việc quản lý phương pháp tự học của HV đã đặt ra các vấn đề nhà trường cần chỉ đạo, đó là: nhận thức, cách làm của GV, điều kiện đảm bảo cho việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV. 2.2.2.5. Quản lý các điều kiện bảo đảm cho HĐTH của HV. - Quản lý cơ sở vật chất phục vụ học tập trên lớp và tự học Bảng 2.15: Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ học tập trên lớp và tự học. Đánh giá của HV, n=497 Nội dung Số lượng đảm bảo Chất lượng sử dụng 3. Rất đầy đủ 2. Tương đối đủ 1. Thiếu rất nhiều 4, Rất tốt 3, Tốt 4, Trung bình 1, Chất lượng thấp (3) (2) (1) (4) (3) (2) (1) Học tập trên lớp 8,65 89,34 2,01 13,88 80,89 5,23 Tự học 23,34 76,66 20,52 79,48 Đánh giá của CBQL, GV, n=203 Học tập trên lớp 15,76 84,24 21,67 78,33 Tự học 22,66 77,34 8,87 12,81 78,32 Kết quả bảng 2.15 cho thấy : + CBQL, GV, HV đều nhất trí đánh giá cơ sở vật chất phục vụ học tập trên lớp với số lượng tương đối đủ. Thực tế cũng cho thấy hiện nay khu giảng đường đã có 64 phòng học với 1980 chỗ ngồi, có một giảng đường phương pháp lớn, một số phòng học chuyên dùng, như: Công tác Đảng, công tác chính trị; chỉ huy tham mưu – chiến thuật; kỹ thuật bộ binh; Công binh … Các phòng phương pháp của các khoa GV. Hệ thống thao trường bãi tập tượng đối hoàn chỉnh. Công tác đảm bảo cơ sở vật chất cũng được thực hiện cụ thể ở việc đảm bảo các chế độ văn phòng phẩm phục vụ người học, như: bút, mực, cặp, giấy, ... được cấp theo học kỳ, năm học. Song, về chất lượng sử dụng thì cả 3 đối tượng trên xác định mức trung bình. Hệ thống giảng đường phòng học chưa đủ, chưa đúng quy định, trang thiết bị lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. + Việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tự học được đa số CBQL,GV, HV nhất trí phản ánh là thiếu rất nhiều và chất lượng sử dụng thấp.Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy rằng chưa có đủ nơi để HV tự học (giảng đường, thao trường), HV còn phải tự học tại nơi ở, mật độ HV tự học trên thao trường còn quá dày, mô hình học cụ còn thiếu nhiều, lạc hậu, dẫn đến có nội dung tự học HV phải học chay. Thực trạng trên là do nguồn kinh phí được cấp còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như việc đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống giảng đường. Mặt khác, nhà trừơng cũng chưa có nhiều hình thức, biện pháp để tự đầu tư thêm cơ sở vật chất, tăng ngân sách cho đơn vị. - Quản lý tài liệu, phương tiện kỹ thuật tự học. Bảng 2.16: Đảm bảo tài liệu, phương tiện kỹ thuật tự học Đánh giá của HV, n=498 Nội dung (3) (2) (1) (4) (3) (2) (1) Giáo trình, giáo khoa 6,22 65,26 28,51 7,63 59,84 32,53 Các tài liệu tham khảo 14,56 85,94 3,41 15,46 81,12 Phương tiên kỹ thuật 38,96 61,04 19,88 57,28 22,89 Đánh giá của CBQL, GV, n=204 Giáo trình, giáo khoa 59,8 40,2 65,39 34,61 Các tài liệu tham khảo 12,25 87,74 20,59 79,41 Phương tiên kỷ thuật 39,22 60,78 22,55 59,8 17,65 Kết quả bảng 2.16 cho thấy : + Việc đảm bảo giáo khoa, giáo trình đã được đa số HV,CBQL.GV nhất trí hoan nghênh đánh giá số lượng đảm bảo tương đối đủ. Mặc dù quân số hàng năm thường tăng so với kế hoạch chỉ tiêu, song nhà trường đã chủ động, tích cực nghiên cứu, biên soạn giáo trình các môn học như: lý luận Mác – Lê Nin, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ – chiến thuật quân sự .v.v.. Mặt khác, nhà trường đã đầu tư kinh phí để mua, nhân bản giáo trình, giáo khoa đảm bảo cho dạy học. Tuy nhiên, số đông HV, CBQL, GV thống nhất nhận định chất lượng sử dụng giáo khoa, giáo trình chỉ mức trung bình. Vì có những loại tài liệu (chiến thuật, kỹ thuật bộ binh) còn lạc hậu do chương trình thay đổi, chưa cập nhật kịp thời sự ảnh hưởng của phát triển khoa học – công nghệ đối với lĩnh vực quân sự cũng như trước diễn biến phức tạp về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. + Việc đảm bảo tài liệu tham khảo không được HV, CBQL, GV hài lòng, họ đều nhất trí đánh giá số lượng còn thiếu nhiều và chất lượng thấp. Thực tế tại thư viên trường SQLQ2 cũng cho thấy đa số tài liệu tham khảo đã lạc hậu, thiếu giáo khoa, giáo trình của các cơ sở khác cùng bộ môn. Như vậy, nhà trường chưa chú trọng việc này, không đảm bảo tài liệu tham khảo để HV tự học + Đa số HV, CBQL, GV cũng nhất trí đánh giá việc đảm bảo phương tiện kỹ thuật tự học thiếu rất nhiều và chất lượng sử dụng cũng chỉ đạt mức trung bình. Phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường SQLQ2 một phần do Bộ Quốc phòng cấp đã lâu, như : khi tài, súng đạn vv.. ít được bổ sung nên xuống cấp, hư hỏng, lạc hậu không đủ cho HV thực hành, ảnh hưởng đến kết quả tự học của HV. Thực trạng việc đảm bảo tài liệu, phương tiện kỹ thuật dạy học cũng đã được đánh giá trong báo cáo tình hình tự học của HV và phương hướng nâng cao chất lượng tự học trong quá trình GD – ĐT tại trường SQLQ 2 ngày 25/3/2007: “Hiện nay còn thiếu các phòng học để HV có thể tự học buổi chiều và buổi tối một cách độc lập, thiếu các trang thiết bị phục vụ cho thực hành, luyện tập ngoài giờ, sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ… còn hạn chế”. Như vậy, việc đảm bảo tài liệu, phương tiện kỹ thuật tự học ở trường SQLQ2 chưa góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và hiệu quả HĐTH của HV nói riêng. 2.2.2.6. Quản lý việc kiểm tra – đánh giá kết quả HĐTH của HV. Bảng 2.17: Các hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả HĐTH của HV. Đánh giá của HV, n=498 Nội dung Tần số thực hiện 3,Thường xuyên 2, Không thường xuyên 1, Chưa bao giờ Mức độ thực hiện 4, Rất tốt 3, Tốt 4, Trung bình 1, Chất lượng thấp (3) (2) (1) (4) (3) (2) (1) * Hoạt động kiểm tra của CBQL - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của HV 17,47 60,64 21,88 19,07 58,43 22,49 - Kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học của HV 82,33 17,67 83,94 16,06 - Kiểm tra kết quả thực hịên nhiệm vụ tự học của HV 20,48 74,5 5,02 22,29 69,68 6,02 * GV kiểm tra kết quả tự học của HV - Kiểm tra chuẩn bị của HV trước khi Xêmina 25,3 72,69 2,0 22,89 74,69 2,41 - Đánh giá bài thực hành đã giao cho HV 80,92 19,08 79,72 20,28 - Ra đề thi có liên 19,88 76,71 3,41 78,71 17,27 4,02 quan đến các nội dung tự học của HV Đánh giá của CBQL, GV, n = 204 * Hoạt động kiểm tra của CBQL - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của HV 20,61 63,61 15,78 23,55 60,69 15,76 - Kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học của HV 87,25 12,75 90,69 9,31 - Kiểm tra kết quả thực hịên nhiệm vụ tự học của HV 24,51 75,49 28,43 71,57 * GV kiểm tra kết quả tự học của HV - Kiểm tra chuẩn bị của HV trước khi Xêmina 27,45 72,55 28,55 71,45 0,98 - Đánh giá bài thực hành đã giao cho HV 85,78 14,22 85,78 14,22 - Ra đề thi có liên quan đến các nội dung tự học của HV 23,57 76,43 80,39 16,18 3,43 Kết quả bảng 2.17 cho thấy : + Việc CBQL kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của HV được đa số HV đánh giá là kiểm tra không thường xuyên và mức độ thực hiện chỉ ở mức trung bình. Đến lượt mình, CBQL cũng tự nhận thiếu sót, nhất trí nhận định như HV. Từ chỗ không thường xuyên kiểm tra kế hoạch tự học của HV nên CBQL không nắm chắc nội dung tự học, tính khả thi và thời gian thực hiện … Dẫn đến CBQL hạn chế trong việc giúp đỡ HV tự học. Điều này là do trách nhiệm của CBQL, họ không “phát” thì sao dám “động”, thiếu hướng dẫn HV lập kế hoạch thì không thể xông xáo trong việc kiểm tra HV xây dựng kế hoạch được. + Việc CBQL kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học được đa số HV,CBQL và GV thống nhất tán thành được tiến hành thường xuyên và mức độ thực hiện tốt. Một thuận lợi của đội ngũ CBQL trong việc kiểm tra thời gian tự học của HV là hoạt động học tập bị chi phối bởi điều lệnh,kĩ luật quân đội, mặt khác đây là một trong những chức trách mà họ thực hiện hàng ngày để quản lý HV 24/24giờ. Việc làm này đã giúp HV khắc phục được việc thiếu thời gian tự học,góp phần xây dựng bầu không khí học tập tích cực, giúp HV đạt kết quả trong tự học. + Đa số HV, CBQL và GV thống nhất cho rằng CBQL kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học của HV là không thường xuyên và mức độ thực hiện trung bình. Chúng tôi cho rằng đây là nguyên nhân chính của những hạn chế về HĐTH của HV. CBQL không nắm chắc phương pháp tự học của HV, thiếu hướng dẫn, kiểm tra HV xây dựng kế hoạch nên không mạnh dạn trong việc kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học của HV.Từ đó,CBQL không nắm đầy đủ thông tin để điều chỉnh công tác quản lý, có các biện pháp để HĐTH của HV đạt hiệu quả cao. Hạn chế này nguyên do chính là trách nhiệm của CBQL chưa cao, chưa khắc phục được những khó khăn, chưa trao dồi kiến thức. Mặt khác công tác tổ chức kiểm tra cũng còn nhiều hạn chế. - GV kiểm tra - đánh giá kết quả HĐTH của HV. Kết quả bảng 2.17 cũng cho thấy: + Việc GV kiểm tra chuẩn bị của HV trước khi Xêmina chưa thực hiện thường xuyên và mức thực hiện đạt trung bình. Điều này được đa số HV,CBQL và GV thống nhất đánh giá. Qua đây cho thấy GV chưa ghi nhận công lao và biểu dương kịp thời những HV chuẩn bị tốt cho Xêmina,làm ảnh hưởng tính tích cực và kết quả HĐTH của HV. Biết rằng không thể kiểm tra hết HV chuẩn bị, nhưng đòi hỏi kiểm tra phải hiệu quả, thế nhưng thực trạng đã phản ánh GV kiểm tra còn qua loa, chưa chỉ ra cách tiếp cận vấn đề và những nội dung chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân của việc này là nhận thức của GV đối với việc Xêmina còn đơn giản, cho rằng quá trình thảo luận sẽ biểu hiện kết quả chuẩn bị của HV nên chưa chú trọng kiểm tra thường xuyên. + Việc GV đánh giá bài thực hành đã giao cho HV được đa số HV,CBQL và GV nhất trí tán thành thực hiện thường xuyên. Chứng tỏ GV nhận thức tốt vấn đề này, luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các môn học, đã chú trọng việc nâng cao năng lực thực hành cho HV, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về công tác tham mưu, công tác kỹ thuật (vẽ sơ đồ, kế hoạch tác chiến, kế hoạch công trình…..) cũng như xử lý tình huống theo chức trách ( trung đội trưởng, đại dội trưởng,…….). Việc làm này đã khích lệ HV tự học tích cực hơn. + Việc GV ra đề thi có liên quan đến các nội dung tự học của HV được HV, CBQL,GV thống nhất nhận định thực hiện không thường xuyên. Điều này cho thấy GV chưa quan tâm đúng mức và chưa gắn kết quả tự học với kết quả học tập của HV, chưa động viên, khích lệ tính tích cực tự học của HV. Tuy không thực hiện thường xuyên nhưng HV,CBQL và GV lại hài lòng nhất trí đánh giá mức thực hiện tốt. Hiệu quả này phản ánh GV đã đặt ra yêu cầu cao trong nội dung đề thi. Việc làm này có điểm đạt được và chưa đạt được vì điều kiện đảm bảo cho HĐTH của HV chưa tốt. Về mặt chủ quan, GV chưa có sự tự tin cao vào kết quả tự học của HV, lo lắng kết quả (thể hiện điểm) nội dung mình giảng dạy thấp nên chưa mạnh dạn, thường xuyên ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học của HV. Tóm lại: Các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2 đã đạt được những kết quả nhất định, đó là: - Công tác GD động cơ tự học cho HV được tiến hành ở những mức độ nhất định. Với những biện pháp bước đầu đã nâng cao nhận thức cho HV về truyền thống nhà trường, truyền thống quân đội và truyền thống dân tộc, nâng cao nhận thức về mục tiêu đào tạo. - Công tác quản lý nội dung tự học đã được tiến hành trên một số mặt: hướng dẫn HV đọc tài liệu, chuẩn bị Xêmina và giao bài tập thực hành. - Công tác quản lý kế hoạch tự học đã có chỉ thị của Hiệu trưởng, hướng dẫn của cơ quan đào tạo về việc lập kế hoạch tự học của HV. Bằng chương trình đổi mới phương pháp dạy học bước đầu đã giúp HV thay đổi phương pháp tự học. - Công tác quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐTH của HV đã được Nhà trường quan tâm đầu tư. - Công tác kiểm tra - đánh giá kết quả tự học của HV cũng được thực hiện ở mức độ nhất định. Tuy nhiên: - Công tác GD động cơ tự học cho HV chưa được chú trọng đúng mức, từ việc đề ra nhiều chủ trương đến khâu tổ chức thực hiện. Chưa có nhiều biện pháp phù hợp để kích thích hứng thú tự học và xây dựng bầu không khí học tập tích cực. - Công tác quản lý nội dung tự học còn nhiều hạn chế: chưa giới thiệu cho HV về sách, tài liệu cụ thể, chưa hướng dẫn cách thức nghiên cứu, chưa cung cấp cũng như định hướng nhiều nội dung để HV tự học. Trách nhiệm đội ngũ CBQL chưa cao, không nắm chắc nội dung tự học. Việc bồi dưỡng đội ngũ CBQL chưa thực hiện có hiệu quả, chưa thật sự là “người thầy thứ 2” để “tư vấn” cho HV về nội dung, phương pháp tự học. - Công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch tự học của HV chưa được thực hiện nghiêm túc từ khâu phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra HV làm kế hoạch tự học, làm ảnh hưởng đến kết quả HĐTH của HV. - Đội ngũ GV thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy – học tích cực còn nhiều hạn chế, phương pháp dạy học còn lạc hậu, kém hiểu quả. Theo báo cáo tổng kết quân sự năm học 2006–2007 [6] ghi rõ: “Phương pháp huấn luyện còn năng về lý thuyết, nói dài, ít liên hệ thực tiễn… tổ chức luyện tập trong các bài giảng thực hành chưa hợp lý…”. Chưa chú ý hướng dẫn HV về phương pháp tự học. - Công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động dạy – học, HĐTH còn nhiều hạn chế: Giáo trình, tài liệu tham khảo còn thiếu nhiều, chưa có đủ phòng, bãi tập để tự học, phương tiện dạy – học còn thiếu, lạc hậu. - Đội ngũ CBQL, GV còn buông lỏng trong công tác kiểm tra - đánh giá kết quả HĐTH của HV. Đánh giá kết quả học tập của HV chủ yếu dựa vào điểm thi, kiểm tra, chứ không chú ý đến quá trình học tập và HĐTH của HV. Mặc dù các biện pháp quản lý HĐTH của HV còn nhiều hạn chế. Song, kết quả học tập của HV vẫn đạt cao (xem phụ lục). Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý HĐTH của HV trong giai đoạn mới thì chắc rằng kết quả học tập của HV sẽ cao hơn nhiều. 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế của các biện pháp quản lý HĐTH của HV 2.3.1. Nguyên nhân khách quan - Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp Bộ quốc phòng chỉ đạo, quản lý công tác nhà trường toàn quân mà chủ yếu là công tác huấn luyện –GD. Nhưng, trong chỉ đạo định hướng nội dung và công tác phương pháp dạy học chưa thật sự quan tâm đến việc chỉ đạo vấn đề bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV, cũng như chưa quy định cụ thể về việc xây dựng nội dung chương trình, về tài liệu giảng dạy phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy-học - Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng (Cục Tài chính, Cục Nhà trường, Cục Quân huấn) chưa đầu tư ngân sách kịp thời cho các dự án của Trường SQLQ2 đã được Bộ phê duyệt. Do đó, nhà trường chưa có kinh phí để triển khai, đảm bảo tài liệu, phương tiện kỹ thuật dạy học. 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Trường SQLQ2 còn lúng túng trong việc cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo GD –ĐT của Đảng mà trước hết là quan điểm trong văn kiện Đại hội Đảng IX : “Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, SV, để nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề“… vào nhiệm vụ GD-ĐT của trường. Do đó, chưa hình thành rõ nét chủ định bồi dưỡng phương pháp tự học trong chỉ đạo và thực hành huấn luyện, chưa thực hiện được nhiều biện pháp có thể để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV. - Xụất phát từ yêu cầu đào tạo và phát triển của mình, trường SQLQ2 có quan tâm đến vấn đề quản lý HĐTH của HV, nhưng đây cũng là một vấn đề khó, đòi hỏi các lực lượng tham gia trong quá trình GD-ĐT với sự nỗ lực lâu dài, quyết tâm cao, nhưng nhà trường chưa xây dựng và thực hiện được các biện pháp quản lý HĐTH của HV có hiệu quả cao. - Trong giảng dạy, GV còn nặng về dạy kiến thức, truyền đạt kiến thức theo kiểu “độc diễn“, còn thiếu những hình thức tổ chức hoạt động lĩnh hội cho HV, ít tạo ra những tình huống, cơ hội để HV tự thể hiện, phát huy cách học của mình. GV hướng dẫn nội dung tự học cho HV chưa phong phú, chưa cụ thể, chưa tạo sự hứng thú cao của người học đối với môn học. - CBQL chưa thấy hết ý nghĩa của HĐTH, trách nhiệm chưa cao, chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nên trong quá trình quản lý HĐTH của HV còn nhiều lúng túng, kết quả còn hạn chế. - Nhận thức của HV về vai trò tự học chưa đầy đủ, việc xác định động cơ tự học chưa rõ ràng, dẫn đến tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tự học chưa cao, hiệu quả HĐTH còn thấp. - Việc đảm bảo tài liệu, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật tự học còn thiếu, lạc hậu. Đáng chú ý là tài liệu chưa thúc đẩy HV tự học, giáo trình còn nặng về cung cấp thông tin, trình bày, mô tả một cách chi tiết trí thức lý thuyết, việc trang bị tri thức phương pháp của giáo trình còn ít. - Việc kiểm tra - đánh giá chưa tạo ra động lực tự học cho HV, từ việc xác định hình thức, phương pháp kiểm tra - đánh giá đến các tiêu chí đánh giá còn nặng về xem trọng mức độ lĩnh hội tri thức do GV trang bị. Nói cách khác, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập chưa thật sự gắn với kết quả HĐTH của HV. Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CỦA TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 3.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc để xác định các biện pháp quản lý HĐTH của HV trong giai đoạn mới của trường SQLQ 2. - Các biện pháp quản lý HĐTH của HV phải trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo đổi mới GD – ĐT của Đảng và nghị quyết của Đảng ủy quân sự TW về công tác nhà trường quân đội. Định hướng chiến lược phát triển GD – ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của nghị quyết TW 2 (khóa VIII) phần nói về đổi mới phương pháp GD – ĐT: “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD011.pdf
Tài liệu liên quan