Luận văn Các biện pháp tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty cổ phần Thái Yên Dương

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I Những lý luận cơ bản về Tiêu thụ sản phẩm,doanh thu bán hàng và sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm,tăng doanh thu bán hàng trongdoanh nghiệp hiện nay . 3

 

1,Lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp hiện nay. 3

1.1Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 3

1.2, Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp . 4

1.2.1 khái niệm doanh thu bán hàng : 4

1.2.2,lập kế hoạch doanh thu bán hàng 5

1.3 Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 7

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp 8

1.4.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng nghành nghề,từng doanh nghiệp 8

1.4.2 Khối lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. 9

1.4.3 Chất lượng sản phẩm : 9

1.4.4 Kết cấu mặt hàng tiêu thụ. 10

1.4.5 Giá cả sản phẩm . 10

1.4.6 Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp 11

2.Các giải pháp kinh tế ,tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của doanh nghiệp 12

2.1Sự tác động của tiêu thụ sản phẩm đến tình hình tài chính doanh nghiệp 12

2.2 Sự tác động của TCDN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm . 13

2.3 Một số giải pháp kinh tế,tài chính chủ yếu được sử dụng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu của doanh nghiệp hiện nay 13

2.3.1 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt 14

2.3.2 Thực hiện chính sách bán chịu sản phẩm 14

2.3.3 áp dụng hình thức chiết khấu 15

2.3.4Trả hoa hồng cho các đại lý,cửa hàng ký gửi 16

2.3.5. Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng 16

2.3.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm 17

2.3.7. Phấn đầu giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm 17

* Các biện pháp khác 19

Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần Thái Yên Dương 20

 

2.1,Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thái Yên Dương . 20

2.1.1,Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thái Yên Dương: 20

2.1.2,Chức năng và nhiệu vụ của công ty trong quá trình hoạt động . 21

2.1.2.1,Chức năng . 21

2.1.2.2,Nhiệm vụ. 22

2.1.3,Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty . 22

2.1.3.1,Cơ cấu tổ chức . 22

2.1.3.2,Tổ chức công tác kế toán của công ty . 24

2.1.4,Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 25

2.1.4.1,Đặc điểm về nguyên vật liệu. 25

2.1.4.2,Đặc điểm về máy móc thiết bị. 25

2.1.4.3,Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính. 26

2.1.4.4,Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm . 27

2.1.5,Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm 28

2.2,Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Thái Yên Dương năm 2004. 31

2.2.1,Tình hình lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng năm 2004 của công ty . 31

2.2.1.1,Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Thái yên Dương . 32

2.2.1.2,Nhận xét về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sơn và bột bả của Công ty năm 2004. 32

2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và thực hiện doanh thu bán hàng của Công ty qua hai năm 2003 – 2004. 34

Chương III: Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tại Công ty cổ phần thái yên dương 42

3.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới . 42

3.2 Các giải pháp tài chính 43

3.2.1 Tổ Chức tốt công tác thu hồi các khoản nợ phải thu 44

3.2.2, Mở rộng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm . 45

3.2.3 Tăng cường quảng cáo giới thiệu sản phẩm và các

hoạt động xúc tiến bán hàng 47

3.2.4 Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để

có thể hạ giá bán sản phẩm. 51

3.3 Các biện pháp khác 53

Kết luận 56

Tài liệu tham khảo 57

 

 

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty cổ phần Thái Yên Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hội đồng cổ đông :Bao gồm các cổ đông mua cổ phần, cổ phiếu của công ty . Xưởng sản xuất đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Phòng hành chính Phó giám đốc điều hành Phòng kinh doanh Giám đốc điều hành P kế hoạch Gt sản phẩm Ncthị trường Văn Phòng P kế toán Xưởng sản xuất bột bả Xưởng sản xuất sơn Ban kiểm tra Sơ đồ số 1 -Hội đồng quản trị : Là những cổ đông có số cổ phần cao nhất tại công ty . Hội đồng này có quyền quyết định đến việc điều hành ,tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ,bầu ra giám đốc điều hành hoạt động ,và ban giám sát của công ty . -Giám đốc điều hành : Do hội đồng quản trị bầu ra ,là người chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động: chiến lược đầu tư ,tài chính ,tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen thưởng ,kỷ luật ,công tác kinh doanh ,phát triển mở rộng thị trường ,ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty . -Phó giám đốc : Có nhiệm vụ phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: Công tác đối ngoại ,công tác kế hoạch sản xuất ,tiến độ giao hàng ,công tác phục vụ sản xuất , cung ứng vật tư ,mua thiết bị phụ tùng ,vật tư phục vụ sản xuất gia công,chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm các nghiệp vụ hoạch toán và lập chứng từ ban đầu ,ký giá bảng vật tư ,phụ trách công tác đời sống . -Tiếp đó là 5 phòng ban ,mỗi phòng ban chịu một trách nhiệm và nhiệm vụ riêng biệt nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tạo ra sự phối hợp rất nhịp nhàng, đồng bộ. Chính sự phối hợp nhịp nhàng đó là một yếu tố tạo lên sự phát triển vững chắc của công ty . -Xưởng sản xuất : Gồm 2 xưởng sản xuất bột bả và sơn chống thấm,đây là nơi diễn ra việc sản xuất chủ yếu tạo ra sản phẩm đặc trưng của công ty và trực tiếp được phó giám đốc quản lý. 2.1.3.2,Tổ chức công tác kế toán của công ty . Hiện nay bộ máy kế toán của công ty cổ phần Thái Yên Dương áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung .Toàn bộ công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán gồm 5 người và áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. -Kế toán trưởng : Là người phụ trách chung ,kiểm tra phân tích số liệu vào cuối kỳ kinh doanh ,đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành các quy chế ,chế độ kế toán do bộ tài chính ban hành .Bên cạnh đó ,kế toán trưởng còn trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ hoạch toán cho các nhân viên kế toán -Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong việc đôn đốc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ghi chép kế toán ,tập hợp tất cả các số liệu , xử lý thông tin ,lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý. - Kế toán thanh toán :Tiến hành theo dõi việc thu ,chi tiền mặt ,tình hình hiện có của quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng . -Kế toán vật tư : Làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu cuối tháng tổng hợp số liệu ,lập bảng theo dõi nhập xuất,nhập,tồn. -Thủ quỹ : có nhiệm vụ giữ tiền mặt trên cơ sở những chứng từ kế hoạch đã duyệt ,thủ quỹ là người quản lý quỹ tiền mặt của doanh nghiệp . sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán thanh toán 2.1.4,Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.1.4.1,Đặc điểm về nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chính được sử dụng trong sản xuất tại công ty cổ phần Thái Yên Dương là xi măng trắng ,bột đá ,bột keo hai thành phần,bột màu cùng các nguyên vật liệu khác : chất chống lắng ,keo kết dính . Phương thức sản xuất các sản phẩm của công ty trước đây là phương thức gia công . Do vậy năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao .Trong những năm gần đây,do nhu cầu thị trường và sự cạnh tranh gay gắt ,doanh nghiệp đã chuyển đổi dần từ phương thức gia công sang phương thức dây chuyền. Điều này ảnh hưởng lớn đền số lượng tiêu thụ ,chi phí và giá thành sản xuất . 2.1.4.2,Đặc điểm về máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị của công ty không đến nỗi phức tạp ,máy móc chủ yếu là máy nghiền nát ,máy khuấy bột bả được nhập chủ yếu từ Vitaly của ý, ASAHUNAC của Nhật Bản ,các hãng Graco của Mỹ .Ban lãnh đạo công ty đang cố gắng đầu tư thêm máy móc thiết bị ,hiện đại hoá máy móc ,từng bước nâng cao năng suất lao động sản suất ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn . 2.1.4.3,Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính. Quy trình công nghệ sản xuất bộ bả và sơn chống thấm Sơ dồ Quy trình sản xuất bột bả TYD: Trộn các thành phần Nghiền nát Kcs đóng bao bì Quy trình sản xuất sơn chống thấm : Tổng hợp thành phần đóng thùng Khuấy bột Kcs Bể chứa -Phân xưởng sản xuất bột bả là một dây chuyền khép kín ,phân xưởng gồm: 1tổ tổng hợp bột và trộn các thành phần ,1tổ nghiền nát ,1tổ KCS,1 tổ đóng bao bì. -Phân xưởng sản xuất sơn là hệ thống gồm 5 khâu :1 tổ tổng hợp thành phần ,1 tổ khuấy bột ,1tổ kiểm tra bể chứa ,1tổ kiểm tra KCS,1 tổ đóng thùng . Sau khi công ty nhận được các kế hoạch tiêu thụ ,cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật về số lượng và chất lượng, thì các tổ của từng phân xưởng tiến hành làm từng công đoạn của việc sản xuất. Trong quá trình ra đời sản phẩm mỗi phân xưởng có một nhân viên kỹ thuật kiểm tra và làm nhiệm vụ thu thành phẩm cuối dây chuyền sản xuất và chuyển sang tổ đóng bao bì và đóng thùng . 2.1.4.4,Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm . ãVề sản phẩm: Do sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản phẩm phục vụ xây dựng ,có đặc điểm là hoạt động theo thời vụ nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố này. ãVề khâu tiêu thụ sản phẩm: Công ty có hai hình thức tiêu thụ là tiêu thụ trực tiếp tại Công ty và tiêu thụ gián tiếp thông qua các đại lý . -Bán trực tiếp tại Công ty : Bao gồm cả bán buôn và bán lẻ nhưng chủ yếu là bán buôn . Cơ sở cho mỗi nghiệp vụ đó của Công ty là các hợp đồng kinh tế với bên xây dựng ,các đơn đặt hàng . Trong hợp đồng của khách hàng phải ghi rõ tên ,đơn giá ,quy cách sản phẩm chất lượng hàng hoá giá trị tại thời điểm giao hàng ,thời điểm thanh toán …từ đó có cơ sở để Công ty giao hàng . -Bán lẻ công ty có cửa hàng bán lẻ ,cửa hàng này khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng ,hoá đơn được lập thành 3 liên một liên giao cho khách hàng ,một liên lưu tại cửa hàng ,còn một liên kèm theo giấy nộp tiền gửi lên phòng kế toán để hạch toán .Hình thức này chiếm tỷ trọng nhỏ. -Bán hàng qua các đại lý : Đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty ,được phân phối ở các tỉnh phía bắc như ở Ninh Bình ,Hà Nam. ãNgoài ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần Thái Yên Dương không phát sinh hàng hoá bị trả lại ,giảm giá hàng bán ,chiết khấu sản xuất .Vì trước khi tiêu thụ bộ phận bán hàng đã đàm phán thật kỹ đối với khách hàng .Trong quá trình sản xuất ra đều trải qua kiểm tra của nhân viên KCS .Vì vậy mọi sản phẩm của công ty xuất tiêu thụ đều đảm bảo về mặt chất lượng .Do đó doanh thu bán hàng của công ty cũng chính là doanh thu thuần . 2.1.5,Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm . Nằm trong guồng quay chung của nền kinh tế thị trường , Công ty cổ phần Thái Yên Dương cũng có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất cũng như trong công tác tiêu thụ sản phẩm của mình : ãThuận lợi : -Về thị trường : Thời tiết khí hậu việt nam nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm và lượng mưa nhiều ,mặt khác nhu cầu và thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng cao.Nên nhu cầu sơn chống thấm và bột bả cho các ngôi nhà,công trình xây dựng cũng ngày được mở rộng .Vì thế sản phẩm của công ty có triển vọng đáp ứng nhiều hơn trên thị trường . -Về vốn: Công ty có mối quan hệ tốt với các ngân hàng ,và tổ chức tín dụng như :Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chi nhánh thành công ,ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn .Tạo điều kiện tốt cho việc cung ứng vốn cho Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh khi cần thiết . -Về nguồn nhân lực : Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo nhiệt tình ,Công ty có một đội ngũ sản xuất có trình độ và đặc biệt có tinh thần trách nhiệm với công việc cao . -Về máy móc thiết bị : Công ty đang cố gắng trang bị máy móc để ra đời các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường . -Về lợi thế và vị trí kinh doanh : Mặt bằng sản xuất và kinh doanh rộng ở đường Láng gần Ngã Tư Sở là nơi có điều kiện tiêu thụ thuận lợi ,mà lại không phải đi thuê ,nên Công ty có điều kiện giảm chi phí . Bên cạnh những thuận lợi kể trên,hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng gặp nhiều khó khăn nhất định . ãKhó khăn: -Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường : Hiện nay Công ty đang bị cạnh tranh bởi các Công ty mạnh như : ICA, NIPPON,Đồng Tâm ,ATA, Quang Phát và các hãng khác . Trong đó ICA ,NIPPON có vốn đầu tư nước ngoài rất mạnh . -Kinh nghiệm thương trường ,công tác marketting chưa được coi trọng .Việc sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa trên sự chủ quan của ban lãnh đạo, chưa thực sự bám sát nhu cầu và sự biến động của thị trường . Bộ phận nghiên cứu thị trường hoạt động chưa hiệu quả do chưa được quan tâm ,đầu tư đúng đắn .Quan điểm về khách hàng tự tìm đến sản phẩm của công ty vẫn còn tồn tại , nên hoạt động giới thiệu quảng cáo ,tiếp thị sản phẩm trên những phương tiện có tính quảng bá sâu rộng như đài phát thanh ,vô tuyến truyền hình ,internet còn hạn chế .Công ty chỉ giới thiệu sản phẩm thông qua các cửa hàng ,đại lý ,bán sản phẩm của Công ty . Vì vậy những thông tin về Công ty và sản phẩm chưa đến được với mọi đối tượng người tiêu dùng ,công trình xây dựng trong nước. Tình hình và kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Thái Yên Dương trong thời gian qua: -Bảng kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua -Qua bảng biểu này ta có thể thấy một cách cụ thể sự phát triển của Công ty trong những năm gần đây .Doanh thu của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003, năm 2003 doanh thu thuần của công ty đạt 3.459.793.450 đồng ,năm 2004 đạt 3.786.424.748 đồng (tăng 326.631.298 đồng so với năm 2003 tương ứng là 9,4%).Doanh thu tăng lên do công ty ký nhiều đơn đặt hàng ,khách hàng trực tiếp mua tại Công ty tăng lên. -Về lợi nhuận sau thuế Năm 2004 tăng 146,1% so với năm 2003 (năm 2004 là 52.094.648 đồng so với 21.146.616 đồng năm 2003 ).Mặc dù lợi nhuận của công ty số % cao nhưng số tuyệt đối lại không nhiều Bảng kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua Chỉ tiêu đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm2004 1.Vốn kinh doanh đồng 2.006.980.819 1.802.453.097 2.627.801.041 2.Doanh thu thuần đồng 1.431.861.179 3.459.793.450 3.786.424.748 3.Lợi nhuận trước thuế đồng 1.616.923 31.124.435 72.353.678 4.Lợi nhuận sau thuế đồng 1.099.507 21.164.616 52.094.648 5.Tổng số nộp Ngân sách đồng 3.614.061 5.147.213 6.201.420 6.Số lao động của doanh nghiệp Người 40 50 45 7.Thunhập bình quân người /tháng 1000 đồng 800 1240 1615 -So sánh tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận ta thấy năm 2004 so với năm 2003,tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế 146,1% lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu (9,4%) năm 2003. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp càng ngày càng làm ăn kinh doanh có hiệu quả và đã phần nào giảm bớt được chi phí phát sinh . Cùng với việc tăng lên của lợi nhuận trước thuế là việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước tăng lên .Do Công ty thực chất đi vào sản xuất mặt hàng sơn và bột bả mới chỉ bắt đầu ,nên nộp vào ngân sách chưa nhiều năm 2003 là 5.147.213 đồng ,năm 2004 là 6.201.420 đồng .Với số nộp ngân sách tăng ,chứng tỏ đã có dấu hiệu của việc tăng dần hiệu quả sản xuất kinh doanh. -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty trong 2 năm có sự biến động .Năm 2003 tỷ suất này là 10,1% ,sang năm 2004 tỷ suất này là 13,6% tăng 3,5 % do Công ty đã có cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh .Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty vẫn chưa cao ,vì vậy trong thời gian tới Công ty cần nỗ lực trong việc hạ giá thành sản phẩm ,tăng nhanh vòng quay của vốn ,thu hồi các khoản nợ phải thu để giảm chi phí tài chính ,làm lợi nhuận tăng nhiều hơn nữa từ đó làm cho doanh thu tăng . -Về số lượng lao động : Qua nhiều năm sản xuất kinh doanh ,công ty đã xây dựng được đội ngũ lao động nhiệt tình ,năng động.Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và cao đẳng năm 2004 chiếm 12% trong tổng số lao động ,lao động phổ thông chiếm phần lớn. Vì vậy, công ty cần chú trọng hơn nữa công tác tuyển dụng trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức. -Thu nhập của người lao động trong Công ty cũng tăng lên đáng kể năm 2003, thu nhập bình quân đầu người toàn Công ty là 1240 nghìn đồng, năm 2004 đạt là 1615 nghìn đồng ,tăng lên là 30,24% so với năm 2003. Mức thu nhập tăng đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động ,khiến họ gắn bó với Công ty hơn . Những phân tích khái quát trên cho thấy ,mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt trong kinh tế thị trường ,song Công ty vẫn từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ổn định 2004 . Sự tăng dần của các chỉ tiêu đã phần nào phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ,khẳng định những nỗ lực đáng khích lệ của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty . 2.2,Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Thái Yên Dương năm 2004. 2.2.1,Tình hình lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng năm 2004 của công ty . Đối với thị trường thường xuyên biến động ,các doanh nghiệp đều lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . Chỉ tiêu kế hoach tiêu thụ sản phẩm cũng là một chỉ tiêu tài chính ,nó cho biết khả năng của việc tiếp tục quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp . Kế hoạch này có chính xác hay không cũng ảnh hưởng tới các bộ phận kế hoạch khác . Chính vì vậy cần phải quan tâm và không ngừng cải tiến việc lập chỉ tiêu kế hoạch này . Thực chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế toán ,đơn giá bán sản phẩm trong ký kế hoạch ,doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để có thể chủ động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Bất cứ doanh nghiệp nào muốn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác ,cụ thể . Thông qua kế hoạch đó doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung và tổ chức tiêu thụ nói riêng đi đúng hướng đã định . 2.2.1.1,Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Thái yên Dương . Nhận thức được tầm quan trọng của kế hoach tiêu thụ sản phẩm Công ty cổ phần Thái yên Dương đã phân tích tình hình ,đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của mình và lựa chọn một phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tương đối thích hợp . ãCăn cứ lập kế hoạch : Việc lập kế hoạch được thực hiện chính xác và có hiệu quả hay không ,điều đó phụ thuộc vào căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ .Để đảm bảo cho kế hoạch được chính xác ,kế hoach tiêu thụ sản phẩm cả năm của công ty được lập căn cứ vào các hợp đồng các đơn đặt hàng sẽ được thực hiện trong năm kế hoạch và tình hình tiêu thụ năm trước đó ,cũng như kết quả nghiên cứu thị trường năm kế hoạch. Do sản phẩm của Công ty mang tính thời vụ nên kế hoạch tiêu thụ được lập cho cả năm và lập theo từng quý cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường . ãThời điểm lập kế hoạch : Thời điểm Công ty tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ vào tháng 12 năm trước . Đây cũng là thời điểm công ty thường lập các kế hoạch khác như : kế hoạch sản xuất ,kế hoạch tài chính ,kỹ thuật,để tạo khả năng thống nhất thời điểm lập kế hoach cho quý là khoảng ngày 27 tháng cuối của quý trước . Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sơn chống thấm và bột bả năm 2004 của công ty thể hiện bảng biểu 02. Ghi chú: Cột đơn giá bình quân tính chung cho cả hàng chất lượng cao và chất lượng thấp hơn để thuận tiện cho việc lập kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm cũng như xác định doanh thu tiêu thụ. 2.2.1.2,Nhận xét về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sơn và bột bả của Công ty năm 2004. Qua bảng biểu 02,04 ta thấy: ãVề số lượng : Công ty dự kiến tăng tiêu thụ bột bả TYD ,còn sơn chống thấm thì giảm đi cụ thể: -Bột bả TYD năm 2003 tiêu thụ là 20256 bao ,kế hoạch năm 2004 là 21876 bao ,tăng 1620 bao với tỷ lệ tăng 7,9% trong đó sản phẩm loại I giảm 810 bao còn sản phẩm loại II tăng 2430 bao ,vì nguyên vật liệu sản xuất mặt hàng loại I gồm một số thành phần như Ximăng trắng nhập từ Hải Phòng,công ty Ximăng Yên Bái với chi phí vận chuyển khá cao nên có khả năng gía tăng cao vì tình hình thế giới có nhiều biến động ở khu vực IRAC ,mặt khác lại tốn thời gian và công sức hơn nên giá thành sản phẩm sẽ tăng nhiều mà nhu cầu thị trường về loại sản phẩm này lại không nhiều .Hàng loại II có chi phí sản phẩm đầu vào giảm hơn vì nguyên vật liệu loại này giá rẻ hơn nhiều so với loại I,phù hợp với nhu cầu thị trường,được ưa chuộng hơn sản phẩm loại I nên dễ bán hơn. -Trong năm 2004 Công ty dự kiến sơn chống thấm sẽ giảm đi, lượng sơn chống thấm 2003 tiêu thụ 6482 thùng ,năm 2004 công ty dự kiến tiêu thụ 5584 thùng ,đáp ứng với tỷ lệ giảm 13,8% .Trong đó sơn chống thấm supper TYD tăng lượng tiêu thụ là 163 thùng ,với tỷ lệ tăng 6,7 %.Vì Công ty muốn ưu tiên sản xuất sản phẩm sơn chống thấm supper TYD để nâng cao uy tín sản phẩm của công ty trong thời gian tới . ãVề giá Bán :Do năm 2004 ,giá xăng dầu của thế giới có khả năng tăng mạnh ,đồng thời với việc tăng lương ,tăng giá chi phí đầu vào như xi măng trắng ,bột đá vì nhưng nơi cung cấp sản phẩm này đang được nhà nước quy hoạch vùng nguyên vật liệu ,đặc biệt nhu cầu SX cho xây dựng ngày càng tăng .. ..nên mức giá bán bình quân dự kiến tăng để đảm bảo về mặt doanh thu bù chi phí bỏ ra của công ty ,trong đó bột bả TYD tăng 20.000 đồng /bao sơn chống thấm tăng 10.000 đồng / thùng . ãVề kết cấu : Trong năm 2004 ,kết cấu sản phẩm dự kiến có thay đổi so với năm 2003 công ty giảm tỷ trọng hàng chất lượng cao hơn 1,25% ,đồng thời tăng tỷ trọng hàng thứ cấp hơn tỷ lệ tương ứng .Tuy nhiên công ty vẫn chú trọng mặt hàng giá cao hơn so với mặt hàng giá thấp hơn .Vì tổng doanh thu của nó chiếm 63,62% tổng doanh thu . Chính sự tác động này của ba nhân tố số lượng giá bán và kết cấu đã dẫn đến sự tăng lên của doanh thu tiêu thụ dự kiến sản phẩm năm 2004 so với doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2003 ,năm 2004 dự kiến là 3.960.680.000 đồng ,tăng 500.886.550 đồng so với năm 2003 tương ứng với tỷ lệ tăng 14,47%. Căn cứ vào bảng biểu 03 ta thấy: -Chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ theo các quý trong năm 2004 của công ty có tính đến yếu tố thời vụ vào quý 1 và cuối quý 3,quý 4 ,vì vốn của các dự án ở công trình xây dựng đã dải ngân, nên nhu cầu hoàn thành các dự án là phương trâm cuả hầu hết các chủ công trình,nên lượng tiêu thụ sơn và bột bả sẽ nhiều hơn vào quý 2 tốc độ dải ngân ít ,nhỏ giọt ,các công trình đang ở tình trạng thi công là nhiều nên nhu cầu về sơn và bột bả của các dự án hầu như rất ít, vì vậy thời gian này sản lượng tiêu thụ ít ,chủ yếu là cung cấp cho nhà dân nhiều hơn,vì vậy doanh thu tiêu thụ thường nhiều hơn vào cuối quý 3,quý 4.Đồng thời tâm lý người Việt Nam đầu năm còn đủng đỉnh ,cuối năm mới làm gấp rút . -Từ kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2004 ta thấy phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng như phương hướng ,nhiệm vụ trong năm 2004 lập kế hoạch theo từng thời gian cho từng loại sản phẩm .Điểm khác của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty ,Công ty không sử dụng giá bán năm trước để làm giá kế hoạch mà là dự đoán được thị trường và khả năng sản xuất để đưa ra một mức giá kế hoạch phù hợp . Điều này thể hiện phần nào sự thích nghi của công ty trong nền kinh kế thị trường . , Tình hình tiêu thụ sản phẩm và thực hiện doanh thu bán hàng của Công ty qua hai năm 2003 - 2004 . Qua bảng biểu 05,06 ta thấy : ã Về số lượng sản xuất và tiêu thụ : Doanh thu tiêu thụ của Công ty cổ phần Thái Yên Dương giảm so với kế hoạch dự kiến , kế hoạch đặt ra là 3.960.680 .000 đồng nhưng thực tế chỉ đạt được 3.786.424.748 đồng giảm 174.255.252 đồng , tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,4%, việc không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sơn và bột bả . do ảnh hưởng của những nhân tố như : sản lượng , giá bán , kết cấu của sản phẩm tiêu thụ -Công ty năm 2004 đã có dự định giá cả đầu vào của sản phẩm bột bả tăng như ximăng trắng Hải Phòng,Công ty xi măng Yên Bái ,nhà máy đá Phủ Lý … nên cho giá thành sản phẩm tăng , giá bán làm cho giảm khối lượng tiêu thụ sản phẩm thực tế . Mặc dù trước khi lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công ty đã dự trù được tình huống này , nhưng thực tế vẫn không đạt như kế hoạch.Còn sơn chống thấm giá bán lại giảm do sự cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường của nhiều hãng cùng loại nên công ty phải có chính sách giảm giá bán sản phẩm để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình vì sản phẩm của hãng khác chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận nhưng giá lại rẻ hơn so với công ty . Điều này chứng tỏ công ty chưa làm tốt công tác sản xuất kinh doanh, sản phẩm còn chưa đáp ứng nhu cầu thị trường , mặc dù tổng doanh thu tiêu thụ năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 . Số lượng bột bả TYD các loại và sơn chống thấm TYD giảm đáng kể vì máy móc thiết bị mới của Công ty đang ở quá trình khai thác và sử dụng nên doanh nghiệp vẫn sử dụng máy móc cũ , nên công suất sử dụng bị hạn chế , mặt khác một số thao tác của công nghệ cần trình độ cao hơn chưa được áp dụng triệt để nên ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất . Từ đó cũng ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ thực tế , cùng với nó là nhu cầu thị trường về sản phẩm của Công ty còn hạn chế,vẫn chưa được sự biết đến rộng rãi của khách hàng mới .Hơn nữa Công ty vẫn chưa năng động trong công tác tìm kiếm thị trường mới cũng như chưa giới thiệu sản phẩm tự sản xuất ra cho khách hàng , để họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm . Do đó chỉ có một số khách hàng Truyền thống vẫn đặt hàng và mua sản phẩm của công ty là chủ yếu . Tuy nhiên công ty cũng có cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm sơn chống thấm supper TYD và bột bả loại II, sản phẩm này đã tăng so với kế hoạch .Tuy số lượng tăng vẫn còn ít khoảng(150 thùng ) nhưng cũng phần nào khẳng định sự thành công của công ty trong việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm sơn chống thấm Supper TYD và bột bả loại II. Có được kết quả này là do sản phẩm của công ty đã phù hợp với nhu cầu , thị hiếu người tiêu dùng ,sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường . Mặc dù trong nước có rất nhiều doanh nghiệp cũng sản xuất và kinh doanh sản phẩm bột bả và sơn chống thấm như : ICA,NIPPON ,Đồng Tâm , ATA… và các hãng khác , đang tràn lan trên thị trường nhưng sản phẩm sơn chống thấm Supper TYD và bột bả loại II vẫn được khẳng định và đi sâu vào tiềm thức người tiêu dùng. Do thời tiết năm 2004 có nhiều biến động , mùa hè và mùa thu kéo nên lượng mưa nhiều thời tiết ẩm ướt , ảnh hưởng không nhỏ đế khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty, làm giảm lượng bột bả TYD 2479 bao và sơn chống thấm TYD là 258 thùng. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty,vì vậy Công ty nên nghiên cứu sâu hơn nữa về kế hoạch tiêu thụ theo quý , để hạn chế phần nào sự biến động của thời tiết đối với việc tiêu thụ sản phẩm . ã Về gián bán bình quân sản phẩm tiêu thụ : Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty . So với kế hoạch đặt ra thực tế năm 2004 giá bán sản phẩm tiêu thụ bình quân có nhiều thay đổi , mặc dù khi lập kế hoạch tiêu thụ công ty đã tính đến các nhân tố ảnh hưởng ,nhưng do thực tế năm 2004 có một số biến động nên giá bán sản phẩm bột bả đều tăng so với kế hoạch , chỉ có sơn chống thấm là giảm so với kế hoạch đặt ra . - Đối với mặt hàng bột bả TYD , do nguyên liệu đầu vào như xi măng trắng , bột đá ,bột keo hai thành phần nhập từ các tỉnh khá xa như Yên Bái ,Hải Phòng ,Phủ Lý chi phí vận chuyển cho những chuyến hàng này tăng khá nhanh vì vào những tháng cuối năm giá xăng dầu trên thế giới tăng vọt(45 USD đến 50 USD / 1 thùng bởi sự ảnh hưởng chiến tranh của khu vực Trung Đông ),đồng thời do nhu cầu về bột bả cho các công trình xây dựng tăng lên nhiều vào năm 2004. Đã làm ảnh hưởng đến giá bán bình quân thực tế của sản phẩm tiêu thụ nên giá bán bình quân tăng nhiều so với kế hoạch (tăng 10160 đồng/bao) tương ứng với 7,81%.. Nếu kéo dài tình trạng này thì công ty sẽ gặp nhiều khó khăn khá nhiều trong việc sản xuất và kinh doanh bột bả . -Về giá bán sản phẩm tiêu thụ bình quân tăng sẽ khiến nhiều khách hành chuyển sang mua hành của ICA, Nippon đồng tâm … đang tràn ngập thị trường .Vì vậy công ty cần quan tâm đến việc giảm chi phí sản phẩm , làm thế nào để tăng khối lượng tiêu thụ , từ đó làm doanh thu tiêu thụ thực tế tăng . Nguyên nhân chủ yếu làm giá bán bình quân thực tế của sơn chống thấm giảm 5384 đồng / 1 thùng so với kế hoạch vì năm 2004 trên thị trường công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trong nước như Đồng Tâm , Quang Phát … và hơn cả là sản phẩm của các hãng liên doang như ICA , Nippon … Vì thế để có thể tiêu thụ sản phẩm công ty phải hạ giá bán cho phù hợp với nhu cầu thị trường . Do vậy để tiêu thụ được sản phẩm này trong thời gian tới công ty phải cố gắng tìm kiếm thị trường sơn chống thấm và bột bả trong nhà để tiêu thụ. ãVề kết cấu sản phẩm tiêu thụ : Thực tế năm 2004 sản phẩm chất lượng cao chiếm 64,63% , còn kế hoạch năm 2004 sản phẩm đó chiếm 63,62% ) .Chứng tỏ chất lượng sản phẩm của công ty đã được nâng cao nhưng xu hướng của khách hàng họ lại ưa chuộng sản phẩm loại II của công ty mà chất lượng lại ngang bằ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca6.doc
Tài liệu liên quan