Luận văn Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hà tây

Cơ sở vật chất, tài chính là điều kiện không thể thiếu để hiện đại hoá nhà trường, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và tài chính góp phần trực tiếp quyết định tới chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy một trong những tiêu chuẩn cơ bản ở những trường chuẩn Quốc gia hiện nay là có được cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của chương trình học, nhất là các bộ môn đòi hỏi phải thực hành thường xuyên. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có đặc điểm là thực hiện ngoài giờ học trên lớp với những hình thức phong phú, do vậy đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp này là rất cần thiết.

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm) và học tập (với học sinh). Trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải chú ý kỹ năng tổ chức lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thực hiện ở lớp mình. Người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cố vấn cho cán bộ lớp. Cán bộ lớp là các em học sinh có năng lực tổ chức điều hành hoạt động theo kế hoạch nếu được giáo viên hướng dẫn. Nếu làm tốt điều này sẽ phát huy vai trò tích cực tự giác, sáng tạo của học sinh, tránh được kiểu tiếp thu thụ động, khuôn mẫu. Từ đó các em sẽ có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Chẳng hạn: Giáo viên cho lớp sinh hoạt theo chủ đề: "Thanh niên Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" trong tháng chào mừng 26/3. Vậy người giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ: phân công người dẫn chương trình, trang trí sân khấu, hoạt động dưới hình thức nào ? toạ đàm bình luận hay gắp thăm câu hỏi xen kẽ liên hoan văn nghệ.... Vạch rõ nội dung sinh hoạt, hình thức sinh hoạt, hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động, người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng nhất và cứ như vậy các lần tiếp theo học sinh sẽ tự tổ chức được. Qua khảo sát thì ở cả 5 trường THPT Phú Xuyên cần phải chú trọng hơn rất nhiều đến việc thực hiện bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh và giáo viên. Nếu trong thời gian tới cán bộ quản lý có kế hoạch điều chỉnh đặc biệt là quan tâm nhiều hơn nữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, huy động tối đa nhân lực vật chất, phương tiện thì việc thực hiện các biện pháp nêu trên sẽ ở mức cao hơn, sẽ hạn chế thấp nhất tỷ lệ yếu, chưa đạt... 2.2. So sánh giữa các trường THPT trong huyện Phú Xuyên về thực trạng, hiệu quả quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Số liệu khảo sát: - Khảo sát 2 trường thị trấn với 7 cán bộ quản lý (đại diện là hiệu trưởng) 3 cán bộ Đoàn trường 200 học sinh 30 giáo viên (trong đó 10 người là giáo viên chủ nhiệm). - Địa bàn nông thôn: 3 trường còn lại với 11 cán quản lý (đại diện là hiệu trưởng) 7 cán bộ đoàn trường 400 học sinh 190 giáo viên (trong đó 50 người là giáo viên chủ nhiệm) Khảo sát cho thấy giữa 2 khu vực (Thị trấn và Nông thôn) có sự chênh lệch nhất định. Sự khác nhau giữa 2 khu vực đó thể hiện khá nhiều khía cạnh được chúng tôi trích dưới đây: - Hiệu quả thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL. Kết quả khảo sát thu được thể hiện ở bảng 3 “Đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Bảng 3: Đánh giá của hiệu trưởng và giáo viên về hiệu quả thực hiện kế hoạch hoạt động GDNGLL. Mức độ Khu vực Tốt % Khá % TB % Yếu % Không đạt % HT GV HT GV HT GV HT GV HT GV Thị trấn 3,5 3,0 26,3 20,5 34,1 40,7 34,7 35 1,4 0,8 Nông thôn 2,14 2,0 20,6 15,2 37 42,4 36,3 37,5 3,96 2,9 *Nhận xét: Điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau ở hai khu vực thị trấn và nông thôn đã ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế hoạch khác nhau đối với cả cán bộ quản lý và giáo viên. Ví dụ: Theo đánh giá của các hiệu trưởng thí: Số ý kiến đánh giá các việc thực hiện kế hoạch (hiện thực hoá kế hoạch) của hiệu trưởng các trường thị trấn ở mức tốt và khá là 29,8%, trung bình 34,1%, còn tỷ lệ tốt khá của trường địa bàn nông thôn là 22,74%, trung bình là 37%. Theo đánh giá của giáo viên, thì số ý kiến đánh giá việc thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng đạt từ trung bình trở lên ở thị trấn đạt 64,2%, ở địa bàn nông thôn : 59,6%. Lý do ở các trường thị trấn thực hiện tốt hơn kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là nhận thức của học sinh nhanh nhạy hơn các khu vực khác nhưng quan trọng là các em có điều kiện vui chơi, hoạt động xã hội nhiều. Do vậy các em dễ tiếp cận và thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tốt hơn các em nông thôn, vùng sâu xa, hơn nữa ở nông thôn thời gian tham gia sản xuất khá lớn học sinh ít có điều kiện vui chơi, sinh hoạt tập thể vì thế các em khó tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Mặt khác do chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan. Nhất là bản thân một số nhà trường cơ sở vật chất còn hạn chế nên các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường không được chú trọng. Tuy nhiên mức độ chênh lệch này là không quá lớn vì cho dù thị trấn hay nông thôn thì các trường THPT ở Phú Xuyên vẫn là một địa bàn kinh tế nông nghiệp là chính, ít có cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ vì thế sự chênh lệch không giống như địa bàn nông thôn với thị xã và thành phố. Để hạn chế dần sự chênh lệch này bản thân các trường phải có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu trưởng phải coi đó là một nội dung trong nhiệm vụ năm học cần thực hiện, phát huy tối đa nguồn lực, tăng cường tuyên truyền cho học sinh, giáo viên và các lực lượng xã hội khác góp phần xã hội hoá các hoạt động dạy học và giáo dục nói chung của các nhà trường. - Việc Tuyên truyền của cán bộ quản lý về hoạt động GDNGLL. Bảng 4: Đánh giá việc thực hiện tuyên truyền của cán bộ quản lý đối với giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mức độ Khu vực Tốt % Khá % TB % Yếu % HT GV HT GV HT GV HT GV Thị trấn 8,2 7,12 27,5 28,7 39,7 41,5 24,6 22,68 Nông thôn 5,1 5,3 24,21 25,26 42,7 43 27,99 26,1 Qua khảo sát chúng tôi thấy các ý kiến đánh giá từ cả phía hiệu trưởng và giáo viên ở cả hai khu vực tương đối thống nhất. Nhận xét chung là: việc tuyên truyền của cán bộ quản lý đối với đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn hạn chế: chỉ có 35,7% ý kiến đánh giá ở (thị trấn) cho rằng mức độ tuyên truyền đạt khá tốt, còn ở khu vực nông thôn mức độ khá và tốt chỉ là 29,31%. Có 22,68% ý kiến đánh giá của giáo viên ở khu vực thị trấn cho rằng việc tuyên truyền nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với họ là yếu, chưa đạt yêu cầu mong muốn. Tỷ lệ này ở trường nông thôn là 26,1%. Đại đa số các ý kiến của hiệu trưởng và giáo viên ở cả hai khu vực đều đánh giá việc thực hiện hoạt động này ở mức độ TB . ở thị trấn là 39,7% (ý kiến hiệu trưởng) và 41,5% (ý kiến giáo viên). ở nông thôn là 42.7% (ý kiến hiệu trưởng) và 43,0% (ý kiến giáo viên) So sánh giữa các trường thì mức độ tuyên truyền nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở thị trấn cao hơn ở nông thôn vì điều kiện vật chất thuận lợi hơn, dễ thực hiện hơn. Tuy tỷ lệ khá tốt còn ở mức thấp, tỷ lệ trung bình và yếu ở mức cao, nhưng do thực tế khách quan, các trường sẽ dần dần cải thiện được thực trạng này. Việc tuyên truyền của hiệu trưởng là rất quan trọng, nếu tuyên truyền tốt giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong quá trình giáo dục học sinh một cách toàn diện. Bảng 5: Khảo sát đánh giá việc thực hiện tuyên truyền của cán bộ quản lý đối với học sinh. Mức độ Khu vực Tốt % Khá % TB % Yếu % HT HS HT HS HT HS HT HS Thị trấn 9,5 11,5 29,5 25,9 37,2 35,16 23,8 27,44 Nông thôn 7,1 8,31 26,1 21,7 39,7 41,5 27,1 28,49 Nhận xét: Cũng tương tự như đánh giá của cán bộ quản lý và giáoviên tỷ lệ ý kiến được thăm dò từ học sinh cho rằng việc tiếp cận với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chỉ ở "mức độ trung bình", cao hơn hẳn số ý kiến đánh giá các mức độ khác. Trung bình cả hai khu vực > 37%. Do những yếu tố khách quan về kinh tế – xã hội, dân trí, sự tiếp cận của học sinh chắc chắn sẽ bị hạn chế, cho dù cán bộ quản lý có thực hiện giáo dục tuyên truyền thông qua giáo viên chủ nhiệm, trực tiếp hoặc đề xuất tại các buổi họp hội đồng giáo dục, chỉ đạo thực hiện vấn đề này. Song nhìn chung các ông, bà hiệu trưởng ở các trường nên quan tâm hơn nữa việc tuyên truyền nhận thức cho học sinh về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để các em thấy được rằng đó là một nhu cầu không thể thiếu trong việc lĩnh hội kiến thức, giải trí, rèn luyện sức khoẻ góp phần “tái sản xuất", trí tuệ từ đó tiếp thu được bài giảng trên lớp tốt hơn. - Việc kết hợp với các lực lượng xã hội và phụ huynh học sinh hoạt động GDNGLL. Bảng 6: Đánh giá mối quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng xã hội và hội cha mẹ học sinh trong việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. (Chỉ lấy ý kiến đánh giá của hiệu trưởng) Mức độ Khu vực Tốt % Khá % Trung bình% Yếu % Thị trấn 9,31 38,15 40,17 12,37 Nông thôn 7,85 30,7 43,56 17,89 Để thực hiện nhiệm vụ xã hội hoá giáo dục thì việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng, nhất là trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh đó các lực lượng xã hội khác (các cơ quan đóng trên địa bàn, chính quyền đoàn thể địa phương) cũng là lực lượng không thể thiếu, giúp đỡ học sinh và nhà trường về mọi mặt. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi thấy rằng ý kiến đánh giá của hiệu trưởng ở cả hai khu vực là tương đồng, nhất là ở tỷ lệ đánh giá sự phối kết hợp này còn yếu chiếm >12%. Đây là con số không cao nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Tỷ lệ đạt trung bình tương đối lớn trên 40%. Thực tế thì từ phía gia đình (đại diện là hội phụ huynh học sinh) và các cơ quan đoàn thể nơi nhà trường đóng họ luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi, đặc biệt là phía gia đình ủng hộ nhiều cả về thời gian và vật chất cho học sinh. Do vậy nhà trường nên có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình hơn nữa. Thông qua hội cha mẹ học sinh cũng như các lực lượng xã hội khác để tạo nguồn động lực cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện tốt nhất. Các số liệu trên cho thấy hiện nay sự phối kết hợp này đang ngày càng tích cực và thường xuyên hơn, tạo ra kênh thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình cũng như xã hội đối với sự nghiệp giáo dục. Từ đó cán bộ quản lý các trường sẽ tự điều chỉnh kế hoạch hoạt động một cách hiệu quả. - Hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo đơn vị GDNGLL Bảng 7: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mức độ Khu vực Tốt % Khá % TB % Yếu % HT GV HT GV HT GV HT GV Thị trấn 6,59 6,12 25,15 22,1 30,5 33,2 37,76 38,58 Nông thôn 5,23 4,96 21,34 19,5 28,6 30,5 44,83 45,04 Rõ ràng ở các trường thiếu quan tâm tới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì Ban chỉ đạo hoạt động kém hiệu quả, có tới trên một nửa số cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng trường họ chưa có ban chỉ đạo và nếu có thì Ban chỉ đạo chưa thực sự hoạt động độc lập mà phần lớn là do ban văn thể kết hợp với Đoàn thanh niên tiến hành một số hoạt động. Chính vì vậy có tới 37,76% số ý kiến đánh giá của hiệu trưởng (thị trấn) về hoạt động của Ban chỉ đạo ở mức yếu và tới 44,83% ý kiến đánh giá của hiệu trưởng khu vực nông thôn ở mức yếu. Trong khi cả mức tốt và khá theo đánh giá của hiệu trưởng (khu vực thị trấn) mới đạt 31,74%, khu vực nông thôn: 26,57% (khá, tốt). ý kiến đánh giá của giáo viên cũng gần thống nhất như vậy. *Tóm lại: Các ông, bà hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần thành lập ngay Ban chỉ đạo với tư cách là một tổ chức độc lập bao gồm đầy đủ các thành phần chuyên xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu trưởng phải đứng ra chỉ đạo, chịu trách nhiệm lớn nhất từ khâu xây dựng kế hoạch đến kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm. Từ đó có thể phân loại kể cả giáo viên và học sinh trong việc tiếp thu và thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thế nào ? Tỷ lệ đánh giá yếu và trung bình về mức độ hoạt động của ban chỉ đạo ở khu vực nông thôn cao hơn so với thị trấn. Điều này cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện thực tế nhà trường và sự quan tâm của cán bộ quản lý đối với mảng hoạt động này nhiều hay ít. - Hiệu quả chỉ đạo của hiệu trưởng đối với tổ giáo viên chủ nhiệm Bảng 8: Khảo sát sự đánh giá hiệu quả chỉ đạo của hiệu trưởng đối với tổ nhóm giáo viên chủ nhiệm Hiệu quả Khu vực Tốt % Khá % TB % Yếu % Kém % HT GV HT GV HT GV HT GV HT GV Thị trấn 12,5 11,24 34,1 35 41,5 43,5 11,9 9 0 1,26 Nông thôn 10,41 9,67 29,75 27,1 44,3 47 15,54 14,4 0 1,83 Nhận xét: Có 88,1% ý kiến của hiệu trưởng đánh giá về hiệu quả chỉ đạo tổ chủ nhiệm đạt mức trung bình trở lên (khu vực thị trấn), tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 84,46%. Về phía giáo viên: Khu vực thị trấn có 89,74% ý kiến cho rằng sự chỉ đạo của hiệu trưởng đối với tổ chủ nhiệm đạt trung bình trở lên còn khu vực nông thôn là 83,77%. Như vậy các ý kiến đánh giá của giáo viên và hiệu trưởng rất sát nhau. Tôi thấy rằng giữa khu vực thị trấn và nông thôn không có sự chênh lệch nhau lắm, nhưng nhìn chung đa số giáo viên đánh giá sự chỉ đạo của các hiệu trưởng đạt mức độ trung bình. Chứng tỏ rằng vẫn chưa có sự chỉ đạo thường xuyên giữa cán bộ quản lý với tổ chủ nhiệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thậm chí vẫn còn >1% số ý kiến giáo viên cho rằng hầu như hiệu trưởng không chỉ đạo gì cho họ về vấn đề này. Tuy nhiên con số đó là rất nhỏ. Trong thời gian tới nếu cán bộ lãnh đạo quan tâm hơn nữa thì chắc chắn việc chỉ đạo tới tổ nhóm chủ nhiệm (phân công họ chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, điều hành quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại chính lớp họ phụ trách), sẽ thường xuyên kịp thời và hiệu trưởng lấy kết quả đạt được của lớp đó đánh giá thành tích thi đua của giáo viên và học sinh. - Việc kiểm tra, rút kinh nghiệm của hiệu trưởng Bảng 9: Đánh giá thực trạng kiểm tra rút kinh nghiệm của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu quả Khu vực Tốt % Khá % TB % Yếu % HT GV HT GV HT GV HT GV Thị trấn 7,1 6,51 34,17 34,4 45,5 46,18 13,23 12,91 Nông thôn 4,13 4,5 32,5 33,3 48,6 47,20 14,77 15 Từ số liệu trên chúng tôi có nhận xét là: Nhìn chung việc kiểm tra và đánh giá rút kinh nghiệm của cán bộ quản lý đối với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được thường xuyên. ý kiến của cán bộ quản lý các trường thị trấn đánh giá khá và tốt là 41,27%, trong khi tỷ lệ đánh giá mức độ trung bình là 45,%. ở khu vực trường nông thôn tỷ lệ khá, tốt theo hiệu trưởng đánh giá khá tốt còn thấp hơn (có 36,63%), trong khi ý kiến đánh giá loại trung bình là 48,6%. Có tới 13,23% ý kiến của cán bộ quản lý vùng thị trấn cho rằng việc kiểm tra đánh giá chỉ đạt mức yếu, tỷ lệ này ở nông thôn là 14,77%.Tổng cộng cả mức độ tốt và khá của các trường ở hai khu vực đều thấp hơn mức độ trung bình. Vậy có thể kết luận rằng: Trong thời gian chúng tôi khảo sát, thực tế việc kiểm tra, đánh gí rút kinh nghiệm của hiệu trưởng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn chế (biểu hiện ở mức độ yếu còn cao >14%). Có thể nói việc kiểm tra đánh giá của cán bộ quản lý mới chỉ dừng lại trên phương diện tổng thể, tức là kiểm tra xếp loại thi đua của các tập thể lớp là chính về các mặt đạo đức, học lực chứ chưa đi vào kiểm tra chi tiết từng hoạt động (ví dụ kiểm tra xem trong các giờ sinh hoạt chi đoàn A đã tiến hành những hoạt động gì, hoạt động như thế nào gắn với chủ điểm của tháng đó, hoặc các lớp có thành lập được những câu lạc bộ chuyên môn hay không...). chính vì việc kiểm tra còn ít nên hầu như một số trường chỉ tổ chức lặp lại những hoạt động duy trì từ năm học này đến năm học khác. Học sinh sẽ sinh ra tâm lý nhàm chán. Ví dụ: Có trường chỉ là liên hoan văn nghệ, có trường chưa bao giờ tổ chức các cuộc thi mà học sinh giữ vai trò chủ đạo, hoặc cứ đến ngày kỷ niệm nào đó năm nay tổ chức hoạt động này, sang năm vẫn cứ như vậy… Tóm lại số lượng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất ít, đơn điệu, không hấp dẫn. Nếu tiến hành kiểm tra thường xuyên thì hiệu trưởng sẽ có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận công tác kiểm tra gần đây đã được chú trọng hơn. Cho dù trường thị trấn có tốt hơn chút ít so với trường khu vực nông thôn, nhưng sự chênh lệch này đang rút dần khoảng cách theo chiều hướng phát triển tích cực. - Việc tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động GDNGLL. Bảng 10: Đánh giá hiệu quả tăng cường cơ sở vật chất đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Lấy ý kiến đánh giá của hiệu trưởng) Hiệu quả Khu vực Tốt % Khá % TB % Yếu % Kém Thị trấn 10,5 38,2 43,27 6,14 1,89 Nông thôn 7 35,71 40,18 8,5 8,61 Cơ sở vật chất, tài chính là điều kiện không thể thiếu để hiện đại hoá nhà trường, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và tài chính góp phần trực tiếp quyết định tới chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy một trong những tiêu chuẩn cơ bản ở những trường chuẩn Quốc gia hiện nay là có được cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của chương trình học, nhất là các bộ môn đòi hỏi phải thực hành thường xuyên. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có đặc điểm là thực hiện ngoài giờ học trên lớp với những hình thức phong phú, do vậy đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp này là rất cần thiết. Qua khảo sát ở Phú Xuyên thực trạng chung hiện nay là việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí của Nhà nước về các nhà trường mới chỉ đủ kiên cố hoá phòng học và cho một số trang thiết bị thiết yếu. Vì thế vấn đề đầu tư vật chất cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được các ông, bà hiệu trưởng chú trọng mà nguyên nhân chủ yếu là "lực bất tòng tâm" không có kinh phí. Nếu có còn phải chi dùng cho hoạt động chuyên môn là chủ yếu. Cũng thừa nhận rằng mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ đánh giá mức độ đầu tư cơ sở vật chất đã được cải thiện. Tuy nhiên mức độ trung bình và yếu cũng xấp xỉ 50%. Tôi thấy nếu con số này cao như vậy gần 50% Hiệu trưởng đánh giá việc đầu tư kinh phí cho hoạt động GDNGLLchỉ ỏ mức trung bình và yếu . Sự đầu tư của nhà trường cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn thấp quá. Tuy mức độ đầu tư ở trường khu vực thị trấn vẫn cao hơn. Đặc biệt trường THPT Phú Xuyên B mặc dù không phải nằm ở trung tâm thị trấn nhưng đã có một cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ nhất. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Điều đáng mừng là tỷ lệ đánh giá việc đầu tư vật chất ở mức độ khá cũng tương đối cao: khu vực thị trấn là 38,2%, nông thôn 35,71%. Con số trên chứng tỏ các cán bộ quản lý vẫn không ngừng tìm mọi cách đầu tư tối đa cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Số người có ý kiến đánh giá với tỷ lệ trên cho rằng trong điều kiện hiện tại của nhà trường, sự đầu tư hiện nay là có thể chấp nhận được và sự đầu tư này sẽ đảm bảo tốt hơn trong những năm tới. Nguồn kinh phí do Nhà nước cấp còn rất hạn hẹp. Do vậy việc huy động kinh phí từ các nguồn đóng góp khác được Nhà nước cho phép là cần thiết, song huyện Phú Xuyên còn nghèo vì thế đa số các ý kiến của hiệu trưởng đều cho rằng sẽ khắc phục tối đa nhất các điều kiện thực tế cho phép. - Sự kết hợp giữa nhà trường và Đoàn thanh niên trong hoạt đông GDNGLL. Bảng 11: Đánh giá sự phối kết hợp giữa Nhà trường và Đoàn thanh niên trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hiệu quả Khu vực Tốt % Khá % TB % Yếu % HT BT Đoàn HT BT Đoàn HT BT Đoàn HT BT Đoàn Thị trấn 42,6 44,26 45,2 50,02 10,5 5,72 1,7 0 Nông thôn 40,1 45,7 43,56 48,16 13,3 6,14 3,04 0 Trong tất cả các thăm dò ý kiến khảo sát, nhìn chung ở cả 5 trường THPT Phú Xuyên đều có sự kết hợp rất tốt giữa nhà trường và Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên trong các nhà trường hiện nay là lực lượng nòng cốt, chủ đạo trong việc thực hiện các hoạt động của Đoàn cấp trên và nhà trường giao phó. Sự phối kết hợp này là rất tích cực, song cần hiểu là không nên đồng nhất các hoạt động của Đoàn thanh niên với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thực tế thì các hoạt động của Đoàn chủ yếu mang tính chất chính trị - xã hội, tuyên truyền lý tưởng sống trong sáng và nghĩa vụ công dân của học sinh đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, xét về tính chất thì nó cũng giống như một số nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ví dụ như: các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, lao động công ích.... Nhưng phạm vi và nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vẫn rộng hơn nhiều, tuy nhiên lực lượng Đoàn thanh niên lại đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động Đoàn nói chung và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng. Chính vì thế Hiệu trưởng các trường thường giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên thực hiện tổ chức các hoạt động nói trên. Có hơn 87% ý kiến của Hiệu trưởng (khu vực thị trấn) cho rằng sự kết hợp giữa chỉ đạo của nhà trường và Đoàn trường để thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là khá, tốt, trên 83% ý kiến của cán bộ quản lý khu vực nông thôn cũng vậy. Cán bộ Đoàn trường đánh giá cao hơn: Có tới 94,46% (các trường thị trấn) và 93,86% (khu vực nông thôn) nhận xét là sự kết hợp này đạt khá và tốt. Tỷ lệ ý kiến đánh giá yếu là rất thấp, trung bình >2% của hai khu vực. Qua đây tôi thấy rằng các hiệu trưởng đã quan tâm và hỗ trợ tích cực cho Đoàn thanh niên hoạt động. Vì thế sự chênh lệch của các trường cũng không lớn nhưng dù sao do điều kiện thực tế khác nhau giữa thị trấn và nông thôn cũng như nhiều yếu tố khác, mức độ thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà tổ chức Đoàn thực hiện, kết hợp với sự chỉ đạo của hiệu trưởng khu vực thị trấn vẫn cao hơn so với vùng nông thôn sâu xa. - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL. Bảng 12: Đánh giá sự chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Hiệu quả Khu vực Tốt % Khá % Trung bình % Yếu % Thị trấn 7,21 30,27 35,64 26,88 Nông thôn 5,44 29,1 31,20 34,26 Tỷ lệ chỉ đạo của hiệu trưởng với tổ chuyên môn qua bảng khảo sát trên đạt mức thấp, rõ ràng các tổ chuyên môn chỉ chú trọng tới hoạt động chuyên môn là chính (như soạn bài, chấm bài trên lớp, tiêu chuẩn đăng ký chất lượng bộ môn...). Vì vậy sự chỉ đạo của hiệu trưởng đối với lực lượng này còn hạn chế khi xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chỉ có 7,21% ý kiến đánh giá của hiệu trưởng (khu vực thị trấn) và 5.44% ý kiến đánh giá của hiệu trưởng (khu vực nông thôn) cho là tốt. Tỷ lệ đánh giá mức độ yếu khá cao: 26,88% (thị trấn), 34,26% (nông thôn) Tổ chuyên môn có vai trò là cố vấn khoa học để thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đòi hỏi tư duy trí tuệ. Chính vì thế hiệu trưởng cần chỉ đạo thường xuyên lực lượng quan trọng này làm hạt nhân cốt lõi trong Ban chỉ đạo của nhà trường. Qua 10 bảng khảo sát thực trạng hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú Xuyên, người nghiên cứu có nhận xét chung là: Việc thực hiện tất cả các biện pháp đã nêu chỉ ở mức độ trung bình, thậm chí một số biện pháp có tỷ lệ đánh giá mức yếu còn cao. Từ thực tế nghiên cứu và kết quả thăm dò có được từ phía cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, học sinh, các ý kiến đánh giá đều tương đối đồng nhất (trong cùng một địa bàn ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát đều ngang nhau) chứng tỏ sự đánh giá đó là khách quan. Đa số các biện pháp thực hiện được ở các trường, thị trấn đều cao hơn so với các trường địa bàn nông thôn mà nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ. Thực tế như vậy buộc các nhà quản lý phải có kế hoạch phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường mình. 2.3. Nội dung hoạt động GDNGLL. Bảng 13: Đánh giá của giáo viên và học sinh về các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện tại trường THPT (khảo sát chung) (Tính theo tỷ lệ %) TT Tên nội dung hoạt động Tốt Khá Trung bình Yếu GV HS GV HS GV HS GV HS 1 Thăm quan, cắm trại, du lịch về cội nguồn 9,2 12,5 17,56 19,3 30,3 24,5 42,94 43,7 2 Ngoại khoá bộ môn 20,5 20,6 23,1 27,4 30,7 28,8 25,7 23,2 3 Câu lạc bộ sở thích (Văn, Toán, hội hoạ, khéo tay) 30,22 33,14 31,1 30 27 27,1 11,63 9,76 4 Chào cờ đầu tuần 43,6 43,7 39,6 44,6 14,3 10,4 2,5 1,3 5 Sinh hoạt lớp 40,1 30,9 42 29,7 12,3 27,71 5,6 11,69 6 Các hoạt động từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường 29,24 20,7 33,15 29,9 33,7 36,54 3,91 12,86 7 Liên hoan văn nghệ, thi đấu TDTT 32,13 37,1 30 39,8 35,4 21,16 2,47 1,94 8 Lao động công ích 20,55 18 25,34 26 28 30,36 26,11 25,64 9 Nói chuyện thời sự, an ninh xã hội 15 19,34 17 18,3 23,1 26,2 44,9 36,16 10 Hoạt động theo chủ đề kỷ niệm ngày lễ lớn 25,8 21 29,4 33 31,2 24,71 23,6 21,29 Chúng tôi khảo sát đánh giá của cả hai đối tượng giáo viên và học sinh về các nội dung hoạt động GDNGLL hình thức trên. Kết quả cho thấy các nội dung (1,2,3,4,7,8) có nhận xét tương đối thống nhất, còn lại nội dung (5,6,9,10) thì có sự chênh lệch giữa nhận xét của hại đối tượng. Nếu xét về tính chất của các nội dung trên đều đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường nhưng trên thực tế không phải tất cả các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện thường xuyên và đầy đủ. - Thăm quan cắm trại, du lịch về cội nguồn. Đây là nội dung rất hấp dẫn nhưng không phải thực hiện được dễ dàng vì đòi hỏi kinh phí nhiều, phải có người quản lý học sinh chặt chẽ vì các em hiếu động, cho nên các trường ít tổ chức hoạt động này, còn với học sinh nếu tổ chức được cho các em thường xuyên thì thật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc621.doc
Tài liệu liên quan