Luận văn Các cách xưng hô trong tiếng Nùng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 3

MỤC LỤC . 4

MỞ ĐẦU. 7

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. .7

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. .8

3.Ý NGHĨA KHÔA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ . .10

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.10

5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.12

6.GIẢ THIẾT KHÔA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. .13

7.LỊCH SỬ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.13

8. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN. .15

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN. .15

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỚ LÝ THUYẾT VỀ XƯNG HÔ . 16

1.1.KHÁI NIỆM XƯNG HÔ .16

1.2. NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA TỪ XƯNG HÔ.18

1.2.1. CHỨC NĂNG ĐỊNH VỊ CỦA TỪ XƯNG HÔ.18

1.2.2. CHỨC NĂNG CHIẾU VẬT CỦA TỪ XƯNG HÔ.22

1.2.3. CHỨC NĂNG THỂ HIỆN QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN.27

1.3. CÁC NGỮ VỰC* CHI PHỐI CÁCH SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ. .32

1. 3.1. VAI GIAO TIẾP VÀ VỊ THẾ XÃ HỘI CỦA NHÂN VẬT GIAO TIẾP.32

1.3.2. TÍNH QUI THỨC (FOKMAL) VÀ KHÔNG QUI THỨC (INFOKMAL) CỦA

NGỮ CẢNH GIAO TIẾP. .38

1.4. CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ.40

1.4.1. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ. .40

1.4.2. DANH TỪ CHỈ NGƯỜI DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ.44

41.4.3. DANH TỪ CHỈ CHỨC NGHIỆP ĐỂ XƯNG HÔ. .46

1.4.4. HỌ VÀ TÊN RIÊNG CỦA NGƯỜI DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ.47

CHƯƠNG 2: CÁCH XƯNG HÔ BẰNG ĐẠI TỪ TRONG TIẾNG NÙNG. 54

2.1. DANH SẮCH ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TIẾNG NÙNG.55

2.2. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ NGÔI THỨ NHẤT SỐ ÍT .57

2.2.1. ĐẠI TỪ CAU. .59

2.2.2. ĐẠI TỪ LẠI.65

2.2.3. ĐẠI TỪ KHỎI LAI.66

2.2.4. ĐẠI TỪ NGÒ.67

2.3. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ NGÔI THỨ HAI SỐ ÍT. .69

2.3.1. ĐẠI TỪ MƯNG .71

2.1.2. ĐẠI TỪ NÌ. .72

2.3.3. ĐẠI TỪ CAU .74

2.4. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ LƯỠNG NGÔI.75

2.4.1. ĐẠI TỪ LÀU .75

2.4.2. ĐẠI TỪ HAU.78

CHƯƠNG 3: CÁCH XƯNG HÔ BẰNG DANH TỪ THÂN TỘC TRONGTIẾNG NÙNG . 81

3.1. XƯNG NOỌNG (EM) TRONG GIA TỘC NGƯỜI NÙNG.83

3.2. XƯNG HÔ GIỮA DÂU, RỂ VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA TỘC NÙNG:.85

3.2.1. XƯNG HÔ KHI DÂU, RỂ CHƯA CÓ CON. .86

5.2.2. XƯNG HÔ KHI DÂU, RỂ CÓ CON.91

3.3. XƯNG HÔ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG. .96

3.3.1. XƯNG HÔ GIỮA VỢ CHỒNG KHI CHƯA CÓ CON. .96

3.3.2. XƯNG HÔ GIỮA VỢ CHỒNG KHI CÓ CON. .98

53.3.3. XƯNG HÔ GIỮA VỢ CHỒNG KHI CÓ CHÁU.100

3.4. XƯNG HÔ GIỮA ANH, CHỊ VÀ EM TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG .102

3.4.1. XƯNG HÔ KHI ANH, CHỊ - EM CÒN NHỎ VÀ CHƯA CÓ GIA ĐÌNHRIÊNG. .103

3.4.2.XƯNC HÔ GIỮA ANH, CHỊ - EM Ở TUỔI KHÔN LỚN VÀ CÓ GIA ĐÌNHRIÊNG . .105

3.5. XƯNG HÔ GIỮA CHA MẸ VÀ CON TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG.109

3.5.1. KHI CON CÁI CÒN NHỎ.110

3.5.2. KHI CON CÁI KHÔN LỚN.113

3.6. XƯNG HÔ GIỮA ÔNG BÀ VÀ CHÁU TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI NÙNG. .115

CHƯƠNG 4: CÁCH XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI Ở NGƯỜI NÙNG. 121

4.1. XƯNG HÔ TRONG VÀ SAU ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI NÙNG.121

4.1.1. XƯNG HÔ TRONG ĐÁM CƯỚI.121

4.1.2. XƯNG HÔ SAU ĐÁM CƯỚI. .125

4.2. XƯNG HÔ TRONG DÂN CA CỦA NGƯỜI NÙNG.128

4.3. XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI NÙNG. .131

4.3.1. XƯNG HÔ TRONG NGHỀ THEN .135

4.3.2. XƯNG HÔ TRONG GIỚI THẦY MO .136

KẾT LUẬN . 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 144

PHỤ LỤC . 1

pdf173 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các cách xưng hô trong tiếng Nùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ?) 59 - Cau ngám mà. (Tao mới về) - Mưng hử lạc pay kí/ (Mày chô con đi không ?) - Ca hử lọ min mí pay (Tao chô nhưng nó không đi) Trong những loại vai ngang bằng nhau (bạn - bạn, vợ - chồng...) đại từ cau (ngôi 1), mưng (ngôi 2) là những dấu hiệu ngôn ngữ biểu thị chô mối quan hệ của các nhân vật hội thoại – quan hệ đối xứng. Trong quan hệ vai giữa anh, chị và em, khi còn trẻ, nhưng em bé người Nùng do chưa ý thức rõ về vị thế của mình nên vẫn thường dùng đại từ cau để tự xưng trước anh, chị mình. Chúng tôi sẽ lý giải hiện tượng kỹ hơn ở chương 3, mục 3. Cau được sử dụng trong quan hệ vợ - chồng có điểm cần lưu ý, chỉ những vợ chồng già mới xưng cau (tương ứng với mưng ngôi thứ hai) với nhau, ở những cặp vợ chồng trẻ, còn bố mẹ già, không dùng đại từ này. Như vậy, cùng với những yêu tố khác thì yếu tố tuổi tác (khi về già) đã chi phối tới cách sử dụng đại từ cau trong quan hệ vai vợ - chồng của người Nùng. Chúng tôi nghi rằng, trong mối quan hệ vai vợ - chồng, khi người Nùng xưng hô cau - mưng với nhau thì không nên hiểu và chuyển dịch nét nghĩa của đại từ cau - mưng = mày - tao. Trong loại quan hệ vai này, cau-mưng có nhiều nét nghĩa của anh - em. Lúc này, tính chất của đại từ cau - mưng tiếng Nùng gần như tính chất của đại từ I - You tiếng Anh. Có hiểu như vậy, chúng ta mới có thể nói rằng, vợ chồng người Nùng xưng cau – mưng với nhau là biểu thị thái độ thân ái. Ở phạm vi này, tính khái quát của đại từ cau trong tiếng Nùng cao hơn đại từ tao trong tiếng Việt. Sở dĩ chúng tôi nói rằng đại từ cau được dùng trong quan hệ vợ -chồng với sắc thái lịch sự, thân mật là vì chúng tôi dựa vào nghĩa gốc của đại từ cau. Theo Mông Kí Slay[93], trong tiếng Nùng, ba đại từ cau, mưng, min (tao, mày, nó ) tạo thành thế tương liên về ngôi : ngôi 1 (cau) , ngôi 2 (mưng), ngôi 3 (min). Có thể đây là các từ xuất hiện sớm nhất trong xưng hô. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong các ngôn ngữ cùng họ Tày - Thái các đại từ tương tự: 60 Nùng: cau mưng min Thái : cu mững mãn Tày câu măng mến Lào cu mưng man Vì là đại từ ngôi thứ nhất xuất hiện sớm nên cau trong tiếng Nùng ban đầu mang sắc thái lịch sự. Nhưng về sau, nhờ sự vay mượn đại từ ngò (wo) (tôi, tớ) của tiếng Hán và sự xuấtl hiện của đại từ lại, khỏi lại với sắc thái trang nhã, lịch sự nên đại từ cau bị mất dần nét nghĩa ban đầu. Vì thế, sẽ là có căn cứ khi chúng ta chô rằng vợ - chồng người Nùng dùng cau với sắc thái biểu cảm ban đầu của đại từ này để xưng hô với nhau. Nói cách khác, nét nghĩa lịch sự của đại từ cau ngôi thứ nhất còn "rớt" lại trong cách xưng hô của vợ - chồng người Nùng. Trong quan hệ vai bạn - bạn, giữa đại từ cau tiếng Nùng và đại từ cau tiếng Việt cũng có nét giống nhau là dùng trong giao tiếp không qui thức (informal) với sắc thái thân mật gần gũi. Nhưng xét về nhân tố tuổi tác thì việc sử dụng đại từ cau và tao giữa hai thứ tiếng lại có sự khác nhau. Ở chỗ, bạn bè người Việt thường chỉ xưng tao - mày với nhau khi còn trẻ. Có thể từ tuổi vị thành niên trở xuống. Tù tuổi thanh niên trở lên, nhấ là khi đã có gia đình riêng và con cái, bạn bè người Việt thường xưng tôi và gọi bạn mình là bác, chú, cô... tức giọi thay con, cháu mình. Hôặc xưng tôi và gọi anh, chị ... theo nguyên tắc "xưng khiêm, hô tôn" của người Việt. Đối với người Việt, tuổi càng cao thì những nghi thức xã giao càng được xem trọng. Xu hướng chung của người Việt là ưa sử dụng những nghi thức xã giao sao chô vừa thân mật, gần gũi mà vẫn giữ được thái độ trang trọng, lịch sự. Lời chào cao hơn mâm cỗ - đó là ý thức văn hôá - giao tiếp của người Việt. Sử dụng từ xưng hô không thể vượt khỏi ý thức văn hôá này. Sự xuất hiện của người thứ ba như con, cháu hay người xa lạ cũng khiến chô xưng hô giữa bạn - bạn ở người Việt cần chuẩn mực hơn. Do đó, họ không thể dùng cặp từ tao - mày để xưng hô. Sự xuất hiện của nhân vật thứ ba có tác động tới việc tựa chọn từ xưng hô của các nhân vật hội thoại là một đề tài lý thú, cần được nghiên cứu riêng. Như vậy, đại từ tao (và đại từ mày ngôi thứ hai tương ứng) hầu như vắng bóng trong xưng hô ở nhũng cặp vai bạn - bạn đã đúng tuổi của người Việt. Trong quan hệ vai bạn - 61 bạn của người Việt có sự thay đổi từ xưng hô theo độ tuổi. Ngược lại, ở tiếng Nùng, cặp từ xưng hô cau-mưng vẫn được những người bạn già thường xuyên sử dụng để xưng hô thân mật với nhau. Chúng ta có thể hình dung những nét giống / khác nhau giữa đại từ cau trong tiếng Nùng và đại từ tao trong tiếng Việt qua bảng sau : 62 63 Căn cứ vào những điều vừa phân tích, miêu tả và qua bảng trên, chúng ta có thể nhận xét nét giống / khác nhau giữa hai đại từ cau và tao. Những điểm giống nhau: ở bất cứ quan hệ vai nào trên / dưới hay ngang bằng, ở phạm vi sử dụng trong gia đình / ngoài xã hội hay lưỡng vi (vừa dùng trong gia đình, vừa dùng ngoài xã hội), đại từ cau và tao đều giống nhau là chỉ được các nhân vật hội thoại sử dụng trong hôàn cảnh giao tiếp không qui thức (informal). Cau và tao chỉ được hai loại quan hệ vai sử dụng : người ở vị thế cao xưng với người ở vị thế thấp hay những người có vị thế ngang bằng nhau. Nếu xưng hô chuẩn mực, người ở vị thế dưới không thể dùng cau, tao để tự xưng trước người ở vị thế trên. Những điểm khác nhau: Đại từ cau trong tiếng Nùng được sử dụng rộng rãi trong nhiều cặp vai khác nhau như bạn - bạn, vợ - chồng với sắc thái gần gũi, thân mật. Trong khi đó, ở loại vai ngang bằng, đại từ tao của tiếng Việt chỉ được dùng trong quan hệ vai bạn - bạn chứ không thể dùng trong vai vợ - chồng. Tuy nhiên, ở nhiêu cặp vợ chồng người Việt, khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm và xung đột xảy ra thì đại từ tao – mày vẫn được sử dụng trong các phát ngôn của họ. Cặp đại từ cau – mưng được sử dụng trong quan hệ vai giữa vợ và chồng người Nùng có sự thay đổi về thời gian. Nghĩa là những đôi vợ chồng trẻ không dùng đại từ cau – mưng để xưng hô với nhau. Cau - mưng thường được những cặp vợ chồng già sử dụng. Điều này chi1ng tôi sẽ lý giải kỹ hơn ở chương 3, mục 3.3. Trong quan hệ vai bạn - bạn, đại từ cau được sử dụng với thời gian dài, ít thay đổi. Ngược lại, cùng loại quan hệ vai bạn - bạn, đại từ tao chỉ được những cặp bạn người Việt sử dụng trong một thời gian ngắn, có thay đổi. Nói rõ hơn yếu tố tuổi tác chi phối tới cách sử dụng đại từ tao trong quan hệ vai bạn - bạn của người Việt. Trái lại, yến tố tuổi tác hầu như ít tác động tới cách dùng đại từ cau trong quan hệ vai bạn - bạn của người Nùng. Do được nhiều loại vai sử dụng nên phạm vi hôạt động của đại từ cau rộng hơn phạm vi hôạt động của đại từ tao. Cau được dùng trong gia đình như giữa vợ chồng, dùng ngoài xã hội như bạn - bạn và được dùng cả trong gia đình cũng như ngoài xã hội (có tính lưỡng vị) . Trong khi đó, tao của tiếng Việt chỉ hôạt động ở hai phạm vi: phạm vi xã hội như bạn - bạn và phạm vi trung gian (trong trường hợp người ở vị thế trên xưng với người ở vị thế dưới. 64 Xét trong nội bộ tiếng Nùng, khi sử dụng đại từ cau cần lưu ý: Đại từ cau đi với đại từ mưng được sử dụng trong xưng hô ở các ngành Nùng, các địa phương có sự khác nhau. "Người Nùng An sử dụng cặp đại từ cau – mưng để xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội, biểu hiện thái độ thân mật, kính trọng và cả suồng sả. Trong khi đó người Nùng Cháo lại coi cách xưng hô cau – mưng là mặt lịch sự”[93, 83]. Phải chăng, trong cách sử dụng cặp đại từ cau – mưng để xưng hô, người Nùng An vẫn giữ được sắc thái nguyên thuỷ của hai đại từ này. Đó là ý nghĩa khái quát cao với hội đủ các sắc thái lịch sự, thân mật và cả suồng sã.. Đại từ tôi của tiếng Việt cũng được sử dụng với sắc thái khác nhau ở những phương ngôn khác nhau. Ở phương ngôn Hà Nội, người ở vị thế thấp ít khi xưng tôi với gnuo72i ở vị thế cao hơn mình. Ngược lại , ở phương ngôn Nghệ Tĩnh, người ở vị thế thấp vẫn thường xưng tôi (tui) trước người ở vị thế trên mà không bị coi là hỗn láo. 2.2.2. ĐẠI TỪ LẠI. Lại là một đại từ xưng hô đặc biệt trong tiếng Nùng, không có từ tương đương trong tiếng Việt. Quan sát bảng 2, chúng ta thấy lại là đại từ được người ở vị thế thấp sử dụng để xưng với người ở vị thế cao. Nếu như đại từ cau ( ngôi 1 ) có đại từ ngôi thứ hai là mưng kết họp với nhau tạo thành cặp từ xưng hô cau - mưng (tao - mày) thì đại từ lại không có đại từ ngôi thứ hai kết hợp để tạo thành cặp từ xưng hô. Nghĩa là người tự xưng là lại có thể gọi người được nói với là cúng (ông), má (bà), mú (bác gái), dé (bác trai)... Đại từ lại được sử dụng rộng rãi trong hôàn cảnh giao tiếp formal và infonnal. Dù ở hôàn cảnh giao tiếp qui thức hay không qui thức đại từ lại luôn biểu thị một giá trị biển cảm là trang trọng, lịch sự của ít tuổi nói với người cao tuổi. Xét về phạm vi sử dụng, đại từ lại chủ yếu được dùng trong quan hệ xã hội. Ví dụ : - Cúng hử lại tham lỏ mừ Nà Vạc. (Ông chô cháu * hỏi đường về Nà Vạc) (* Từ dịch ở đây không có nghĩa tương ứng hôàn toàn với tiếng Nùng) - Má lại mí dú lừn má ạ ! ( Bà cháu không ở nhà bà ạ) Trong phạm vi gia đình, chỉ có con dâu con rể mới xưng lại với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ - kiểu xưng hô khách khí. 65 Có thể nói, trong xưng hô ngoài xã hội của người Nùng, người ít tuổi xưng lại với người cao tuổi là một lối xưng hô rất văn hôá, lịch sự. Trong tiếng Tày, tiếng Việt cũng như nhiều ngành của tiếng Nùng không có đại từ ngôi thứ nhất với sắc thái lịch sự để xưng với người ở vị thế trên như trường họp đại từ lại của tiếng Nùng Cháo. Ở tiếng Tày, tiếng Việt và nhiêu ngành khác của tiếng Nùng, người ít tuổi thường xưng vai người cao tuổi bằng các danh từ thân tộc như lan (cháu), noọng (em)... Tình hình này đã ảnh hưởng tới khả năng sử dụng đại từ lại của người Nùng Cháo. Nghĩa là, ở những vùng người Nùng Cháo xen kẽ với các dân tộc khác thì đại từ lại ít được sử dụng. Ở những vùng này, người Nùng Cháo thường xưng là lan (cháu) với người cao tuổi như nhiều dân tộc khác. Ngược lại, ở những vùng người Nùng Cháo, đại từ lại thường xuyên được sử dụng do không bị ảnh hưởng lối xưng hô của các thứ tiếng khác. Chúng tôi nghĩ rằng, dùng đại từ lại để xưng hô ngoài xã hội là một nét đặc sắc của người Nùng Cháo cần được duy trì và sử dụng rộng rãi (dĩ nhiên là trong phạm vi của người Nùng Cháo). 2.2.3. ĐẠI TỪ KHỎI LAI. Đại từ khỏi lại và đại từ lại có nhiều nét tương đồng. Thứ nhất, cả hai đại từ đều không có từ tương đương trong tiếng Việt. Thứ hai, lại và khỏi lại cũng được sử dụng rộng rãi trong hôàn cảnh giao tiếp informal và formal và cùng biểu thị sắc thái lịch sự, trang trọng. Thứ ba, cả hai đại từ lại và khỏi lại chỉ được sử dụng trong xưng hô ngoài xã hội. Điểm khác nhau cơ bản giữa lại và khỏi lại là vị thế của người sử dụng. Nếu như lại là từ lịch sự của người ít tuổi (vai dưới, vị thế thấp) xưng với người cao tuổi (vai trên, vị thế cao) thì khỏi lại là từ dùng của người cao tuổi (trên 60 tuổi) xưng với người ít tuổi. Trong trường hợp người ít tuổi nhưng lại có địa vị xã hội cao thì những người cao tuổi thường dùng đại từ khỏi lại thay chô các từ dê (bác), xúc (chú... để tỏ ý khiêm tốn hơn và cũng trang trọng hơn. Ví dụ: - Cúng đáy slèng mí ? (Ông có khôẻ không ?) - Pi náy khỏi lại mí mì slèng dá. (Năm nay ông * không được khôè rồi). 66 (* Từ dịch không có nghĩa tương đương) Trước đám đông như ma chay, cưới hỏi ... người cao tuổi của dân tộc Nùng vẫn tự xưng là khỏi lại với sắc thái khiêm tốn để trình bày một vấn đề gì đó. Câu hỏi đặt ra là liệu khỏi lại có phải là từ ghép hợp nghĩa không ? Đại từ khỏi trong tiếng Tày có nghĩa là tôi (với nghĩa gốc theo kiểu tham xưng là tôi, ớ ). Tuy hạn chế nhưng trong cộng đồng người Nùng vẫn dùng khỏi để tự xưng. Phải chăng khi người ít tuổi dùng lại để xưng với người cao tuổi thì người cao tuổi cũng cần có một từ để xưng với người ít tuổi nhưng có địa vị xã hội cao. Từ khỏi lại có thể được hình thành do sự kết hợp của khỏi + lại để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trên. Những điều chúng tôi vừa trình bày về cấu tạo của đại từ khỏi lại chỉ là sự phỏng đoán, chưa phải là kết luận cuối cùng. Song mọi điều chắc chắn là khỏi lại ít nhiều có nét nghĩa khiêm tốn của người cao tuổi trước người ít tuổi (nên nhớ trong trường họp này người ít tuổi phải có chức sắc). Như vậy với người ít tuổi nhưng có chức sắc, người cao tuổi có thể dùng các yêu tố của trục dọc để tự xưng như cúng (ông), dê (bác trai ), xúc (chú)... nhưng cách xưng hô này dường như tự đề cao bản thân mình quá. Có thể nói, yếu tố xã hội đã chi phối cách sử dụng đại từ khỏi lại trong tiếng Nùng. Trong giao tiếp xã hội để thể hiện sự khiêm tốn nhưng vẫn giữ được vị thế của mình, người có tuổi dùng khỏi lại chứ ít dùng các danh từ thân tộc như cúng, dê, xúc ... để xưng với người ít tuổi hơn. Đối với những người ít tuổi hơn mình mà không có chức sắc, người Nùng dùng các danh từ thân tộc để xưng hô như cúng (ông), má (bà),dê (bác trai), xúc (chú)...hôặc dùng đại từ cau (tao)...và gọi người đối thoại bằng những từ tương ứng với cách xưng của mình. 2.2.4. ĐẠI TỪ NGÒ. Ngò là đại từ nhân xưng gốc Hán được người Nùng sử dụng thành thục lâu đời trong mối tương liên với đại từ nì ở ngôi thứ hai. Đại từ Ngò thường được sử dụng để xưng hô giữa những người có vị thế ngang bằng nhau như bạn bè, vợ chồng. Vì có sắc thái thân mật, gần gũi nên đại từ ngò được dùng rộng rãi trong hôàn cảnh giao tiếp formal và informal Vai vợ chồng : Ngò pay háng nì còi lục hả (Tôi đi chợ em (anh) trông con nhé) Vai bạn - bạn Ni pay háng xáu ngò mí ? 67 (Bạn đi chợ với tôi không ?) Vì được các cặp vai ngang bằng sử dụng nên tính quyền uy (Power) không chi phối tới cặp từ xưng hô ngò – nì. Nghĩa là cặp từ xưng hô ngò - nì được vai người nói, người nghe luân phiên sử dụng - chúng mang tính hai chiều. Tính cặp đôi của ngò - nì khác với tính cặp đôi của cau - mưng (tính cặp đôi của cau - mưng chúng tôi sẽ nói ở phần sau). Nhân đây, cũng có thể nói ngay rằng, đặc điểm giới tính cũng chi phối tới cách dùng cặp từ xưng hô cau - mưng và cặp từ xưng hô ngò - nì trong tiếng Nùng. Người Nùng có tập quán kết bạn, gọi là lạo tùng. Lạo có nghĩa là ông, lão ... chỉ người đàn ông. Như thế, tục kết bạn chỉ có ở những người nam giới. Dĩ nhiên không phải các cặp bạn nam nào cung kết nghĩa lạo tùng với nhau. Khi đã là lạo tùng thì họ coi nhau như anh em ruột thịt, việc hiếu (ma chay, mo, then), việc hỉ (cưới hỏi, mừng thọ, mừng nhà mới) đều có nhau. Trong ứng xử ngôn ngữ, chẳng hạn như trong xưng hô, những người lạo tùng thường xưng ngò – nì với nhau một cách thân ái. Đối với những cặp bạn nữ thì không có tục kết bạn như ở nam giới. Bởi vì, con gái lớn lên thì lấy chồng, theo chồng về bản làng mới. Theo năm thâng, tình thân hữu với những người bạn từ thời ấu thơ cũng nhạt dần. Điều đó cũng để lại những dấu ấn trong ứng xử ngôn ngữ. Trong xưng hô, khi những cặp bạn nữ thường xưng cau - mưng với nhau thường mang sắc thái suồng sã (tuy nhiên cũng không thể phủ nhận sắc thái gần gũi, thân mật trong cách xưng hô này ở những cặp bạn nữ người Nùng). Như vậy, đặc điểm giới tính chi phối tới cách dùng cặp đại từ xưng hô cau - mưng, ngò - nì chính là bắt nguồn từ tập quán, văn hôá của người Nùng. Nhân tố tuổi tác cũng chi phối tới cách dùng hai cặp đại từ cau - mưng, ngò - nì trong quan hệ vai vợ - chồng người Nùng. Vợ - chồng người Nùng khi còn trẻ mới xưng ngò - nì với nhau. Đây là lối xưng hô hết sức thân mật. Khi về già, họ lại xưng cau – mưng chứ không xưng ngò - nì . Đặc biệt, ở những cặp vợ chồng trẻ, còn bố mẹ già (nhất là trước mặt mẹ của mình), họ không được phép xưng cau – mưng với nhau. Trong một tình huống (lúc còn trẻ hay khi về già), vợ - chồng người Nùng xưng cau - mưng hay ngò - nì với nhau thường biểu thị thái độ gần gũi, thân mật. Điều này hôàn toàn khác với người Việt. Ở vợ - chồng người Việt, "Khi xung đột vừa phải, thường vợ chồng hay xưng tôi => cô , anh => tôi. Còn khi xung đột lên đỉnh điểm, người ta hay đùng hai đại từ dân dã nhất mà tệ hại nhất trong giao tiếp vợ chồng là gọi mày xưng tao chô cả hai phía vợ hôặc chồng, kèm với những 68 lời lẽ thôá mạ nhau hết sức quá đáng mà lúc khác, ngay chính họ cũng không muôn nghe lại " [46, 46]. Trong quan hệ vai giữa anh, chị và em người Nùng, (khi còn trẻ) cặp đại từ cau - mưng, ngò - nì thường xuyên được sử dụng. Tóm lại, cũng như tiếng Việt, những đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, so ít trong tiếng Nùng là kết quả của sự tự qui chiếu của người nói. Trong tiếng Nùng, dùng đại từ để tự xưng trước người đối thoại phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố như ngữ cảnh giao tiếp (informal, formal), phạm vi giao tiếp (gia đình, xã hại), tuổi tác, giới tính ... của nhân vật hội thoại. Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, số ít trong tiếng Nùng có sự chuyên biệt hôá rất cao về vị thế của người sử dụng và phạm vi sử dụng. Đó là trường hợp của hai cặp đại từ lại và khỏi lại. Như chúng tôi đã trình bày, lại là đại từ để những người ít tuổi tự qui chiếu, tự định vị trước người cao tuổi. Khỏi lại là đại từ để những người cao tuổi xưng với người ít tuổi (trong trường hợp người ít tuổi có chức sắc). Hai đại từ lại và khỏi lại thường chỉ dùng trong xưng hô ngoài xã hội. Có thể nói, lại và khỏi lại là hai đại từ dùng để tự xưng trong giao tiếp ngoài xã hội với sắc thái lịch sự, văn hôá của người Nùng. Đây cũng là điểm khác biệt giữa những đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, số ít của tiếng Nùng và tiếng Việt. Ở tiếng Việt, không có đại từ nào có tính chuyên biệt về vị thế và phạm vi sử dụng như hai đại từ lại và khỏi lại của tiếng Nùng. 2.3. ĐẠI TỪ XƯNG HÔ NGÔI THỨ HAI SỐ ÍT. Đại tù xưng hô ngôi thứ hai, số ít kết quả của sự qui chiếu của người nói tới người được nói với Tiếng Nùng có ba đại từ nhân xưng biểu thị ngôi thứ hai, số ít là mưng, nì, cau. Gọi người đối thoại bằng đại từ nào phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh giao tiếp, vào tuổi tác, giới tính ... của người được gọi. Bảng 4 sau đây sẽ trình bày những nhân tố chi phối cách dùng đại từ ngôi thứ hai số ít trong tiếng Nùng. 69 70 2.3.1. ĐẠI TỪ MƯNG Xưng và hô luôn có tính tương liên chặt chẽ. Xưng như thế nào thì phải có từ để gọi tương ứng. Trong tiếng Nùng, khi ngôi thứ nhất tự xưng là cau thì sẽ gọi ngôi thứ nhất là mưng. Có hai loại quan hệ vai dùng đại từ mưng để trỏ người đối thoại. Thứ nhất, trong quan hệ phi đối xứng, người ở vị thế cao dùng mưng để trỏ người ở vị thế thấp hơn mình. Chẳng hạn như cha mẹ, ông bà, chú bác...gọi con cháu (phạm vi gia đình) . Ngoài xã hội, những người cao tuổi dùng mưng để gọi người ít tuổi. Do đó, phạm vi sử dụng của đại từ mưng có tính lưỡng vi - dùng trong gia đình và ngoài xã hội. Trong quan hệ vai giữa người trên và kẻ dưới, tính cặp đôi của đại từ cau - mưng là một chiều. Nghĩa là vai trên, người có quyền uy (Power ) tự xưng là cau và gọi người đối thoại là mưng. Ngược lại, người có vị thế thấp không thể dùng cặp đại từ này xưng hô với người có vị thế cao hơn mình. Lúc này, tùy vào mối quan hệ giữa mình và người được gọi mà người ở vị thế thấp có thể dùng đại từ lại hay các danh từ khác để xưng hô chô thích hợp. Người ở vị thế cao dùng mưng để trỏ người ở vị thế thấp thường mang sắc thái suồng sã. Vì thế, khi người đối thoại chưa có con (còn trẻ) người lớn tuổi mới dùng mưng để gọi họ. Ví dụ: - Pá mưng dú lùn mí ? (Bố mày ở nhà không ?) - Mưng pay thắp vài váy. (Mày đi tìm trâu đi.) Trong ngữ cảnh giao tiếp không chính thức, không trang trọng (informal), người ở vị thế cao mới gọi người ở vị thế thấp là mưng. Trong giao tiếp ngoài xã hội, để giữ phép lịch sự, với những người ít tuổi nhưng chưa quen biết, người cao tuổi không dùng mưng mà dùng các danh từ lan (cháu), noọng (em ) để gọi. Thứ hai, trong quan hệ đối xứng, những người ở vị thế ngang bằng như bạn bè, vợ chồng dùng mưng để trỏ người đối thoại với sắc thái thân mật, gần gũi. Ở loại quan hệ vai ngang bằng, tính cặp đôi của đại từ cau - mưng là hai chiều. Nghĩa là người nói và người nghe cùng luân phiên xưng và hô cau - mưng với nhau. Có thể nói, cặp đại từ cau – mưng trong tiếng Nùng có tính khái quát cao. Cau – mưng thường được dùng trong ngữ cảnh giao tiếp informal nhưng nhiều khi chúng cũng được những người có vị thế ngang bằng sử dụng để xưng hô trong ngữ cảnh giao tiếp formal như 71 trong Sli, trong những lời tỏ tình của nam nữ. Dĩ nhiên trong trường họp này cuộc thoại đã diễn biến theo chiều hướng xấu nên nhân vật hội thoại mới xưng cau – mưng một cách suồng sả: "Mưng vàm cau khỏi tảng sai mòi Mưng vàm cau khỏi mì lăng khỏ Cảm và xoi pèng pay mén đoi" Tạm địch : "Mày ca tao hát sự vui chơi Mày ca tao hát gì mà khó Bắt mày leo đồi mới khó thôi" [96, 206] Đối chiếu dại từ mưng trong tiếng Nùng với đại từ mày trong tiếng Việt, chúng ta thấy: Mưng và mày cùng chỉ nhưng người có vị thế thấp hơn hôặc ngang bằng và cả hai đại từ đều được sử dụng rộng rãi trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Mưng trong tiếng Nùng được sử dụng trong nhiều loại quan hệ vai như bạn bè, anh, chị và em, vợ chồng ... Ngược lại, vợ chồng người Việt (xét về chuẩn mực) không thể dùng đại từ mày để gọi nhau. Đại từ mày của tiếng Việt chỉ được dùng trong ngữ cảnh giao tiếp không qui thức (informal). Ngược lại, dùng đại từ mưng của tiếng Nùng được dùng cả hai ngữ cảnh giao tiếp qui thức và bất qui thức. Dĩ nhiên, ở mỗi ngữ cảnh giao tiếp khác nhau, đại từ mưng sẽ có sắc thái biểu cảm khác nhau. 2.1.2. ĐẠI TỪ NÌ. Nì là đại từ nhân xưng gốc Hán, nằm trong mối tương liên với đại từ ngò ở ngôi thứ nhất. đại từ nì được những người có vị thế ngang bằng như bạn bè, vợ chồng, anh chị và em (khi còn trẻ)...dùng để xưng hô với nhau. Yếu tố tuổi tác cũng chi phối tới việc dùng đại từ ngò – nì trong xưng hô giữa vợ và chồng ở người Nùng. Đại từ ngò – nì thường chỉ được những cặp vợ chồng trẻ, chưa có con sử dụng. 72 Quan sát bảng 4, chúng ta thấy, phạm vi sử dụng của đại từ nì là cả trong gia đình (giữa vợ chồng, anh chị và em) và ngoài xã hội (bạn bè). Đại từ nì cũng được sử dụng rộng rãi trong cả hai hôàn cảnh giao tiếp informal và formal với sắc thái thân mật, gần gũi. Nói cách khác, tính qui thức và bất qui thức của hôàn cảnh giao tiếp hầu như ít tác động tới cách dùng đại từ nì. Với sắc thái lịch sự, thân mật nên đại từ nì cũng thường xuyên được sử dụng trong dân ca, sli của người Nùng. Ví dụ : "Cằm kin xái sló mà phúng noọng Slí ngò lao tú kháo thung nì" (Tối nay thật may mắn gặp em đển Chắc hẳn đời anh nhớ tới em) [96, 221]. Đại từ nì có thể kết hợp với danh từ chỉ quan hệ thân tộc để nhấn mạnh người được gọi. Ví dụ: - "Dòm hăn fạ ái slủng fi Noọng nảy mì vàm slăng có nì" (Thôáng trông trời sắp sáng rồi Em muốn nhắn anh một đôi lời ) [134, 138] - Ít mà ti quỉn pài sli nảy Dì mà ti quỉn có làng nì ( Một là bài sli em cuộn lại Hai là ta cuộn lấy anh thôi) [134, 83] . Quan sát cách sử dụng đại từ nì trong xưng hô hàng ngày cũng như trong văn học (dân ca) của người Nùng, chúng tôi chô rằng, đại từ nì vừa có nghĩa là cậu, bạn vừa có nghĩa là anh (giống đực), là em (giống cá ). Trong phạm vi những người có vị thế ngang bằng, chức năng chiếu vật của đại từ nì trong tiếng Nùng gần như chức năng chiếu vật của đại từ You trong tiếng Anh. Trong nhiều trường hợp đại từ nì mang sắc thái suồng sã, mất lịch sự. Đó là khi người nói tức giận. Lúc này, đại từ nì có sắc thái gần với đại từ mày của tiếng Việt. Ví dụ : 73 - Mé nì, chảng mai mí pay chử mí ? (Mẹ mày, bảo mai không đi phải không ?) 2.3.3. ĐẠI TỪ CAU Nếu như đại từ cau ngôi thứ nhất, số ít có thể chuyển dịch tương đương với đại từ tao ngôi thứ nhất, số ít của tiếng Việt thì ở ngôi thứ hai, số ít đại từ cau tiếng Nùng không có tương đương trong tiếng Việt. đại từ cau ngôi thứ hai dùng để trỏ những người lớn tuổi đáng kính trọng. Sự khác biệt giữa đại từ cau ngôi thứ nhất và đại từ cau ngôi thứ hai là ở phạm vi sử dụng, vai sử dụng và sắc thái biểu cảm. Xét phạm vi sử dụng nên ở ngôi thứ nhất đại từ cau có tính lưỡng vi (vừa dùng trong gia đình vừa dùng ngoài xã hội) thì ở ngôi thứ hai đại từ cau chỉ được dùng trong giao tiếp ngoài xã hội. Bởi lẽ người Nùng luôn có xu hướng xưng hô đúng chức vị với những thành viên trong gia tộc. Để chỉ nhưng người có tuổi trong gia tộc, người Nùng luôn dùng những danh từ thân tộc như cúng (ông), má (bà), de (báu trai), mú (bác gái), xúc (chú) khám (mợ) ... để biểu thị đúng mối quan hệ giữa người xưng và người gọi - đây là quan hệ thân tộc. Do vậy, tuy đại từ cau ngôi thứ hai dùng để gọi người lớn tuổi với sắc thái kính trọng nhưng không biểu thị được mối quan hệ thân tộc nên không được dùng để xưng hô trong gia tộc. Xét về vai sử dụng, đại từ cau ngôi thứ hai chỉ được những người ít mối dùng để gọi những người cao tuổi. Nói cách khác, đại từ cau qui chiếu tới những người cao tuổi. Xét về sắc thái biểu cảm, dù ở ngữ cảnh giao ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_11_13_9555481921_2985_1871633.pdf
Tài liệu liên quan