Luận văn Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng ninh (BIDV Quảng Ninh)

LỜI CAM ĐOAN .i

MỤC LỤC.ii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .iv

LỜI NÓI ĐẦU .1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG, TÍN DỤNG VÀ RỦI RO

TÍN DỤNG.5

1.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI. .5

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.5

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại.5

1.1.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại.6

1.2. TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. .6

1.2.1. Khái niệm.6

1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế thị trường. .7

1.2.3. Các phương thức cấp tín dụng. .7

1.3. RỦI RO VÀ RỦI RO TÍN DỤNG.9

1.3.1. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro ngân hàng thương mại.9

1.3.2. Khái niệm rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng. .11

1.3.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng.14

1.3.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.15

1.3.5. Tác động của rủi ro tín dụng. .18

1.3.6. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng. .20

1.3.7. Quản lý rủi ro tín dụng.21

1.3.8. Các bước tiến hành phân tích rủi ro tín dụng.34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH.35

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH. .35

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.35

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Quảng Ninh. .36

pdf104 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng ninh (BIDV Quảng Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chứng chỉ tiền gửi theo quy định của Tổng Giám đốc. + Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các chương trình phát triển nhà ở, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tại tỉnh Quảng Ninh và các khu vực lân cận.  Các hoạt động tín dụng chính + Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng, xuất nhập khẩu, + Cho vay dự án, thực hiện cấp tín dụng theo chương trình góp vốn, đồng tài trợ. + Thực hiện việc cho vay theo chỉ định của nhà nước và theo sự ủy thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. + Thực hiện chiết khấu các loại chứng từ có giá, các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu,  Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ + Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chuyển tiền qua mạng SWIFT. + Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử. + Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả tiền hồi, chuyển tiền nhanh qua WESTERN UNION. + Phát hành thẻ, trả lương qua tài khoản. + Dịch vụ ngân hàng điện tử (InternetBanking, MobileBanking, BIDV 41 Online, tin nhắn BSMS, HomeBanking,). + Dịch vụ kinh doanh chứng khoán như: đại lý nhận lệnh, môi giới và lưu ký chứng khoán, 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và điều hành. Tới cuối năm 2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh có 8 phòng chức năng cùng với 9 phòng giao dịch và 1 qũy tiết kiệm. Cán bộ công nhân viên Chi nhánh hiện tại có 197 người, trong đó: - Có 116 cán bộ là nữ giới chiếm tỷ trọng 59%, 81 cán bộ nam giới tương ứng với 41%. Tuổi đời bình quân của các cán bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh hiện tại là 32. - Có 175 người có trình độ từ đại học trở nên chiếm tỷ trọng 88,8%. Sơ đồ 03: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh 42 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)  Ban Giám đốc Qua sơ đồ tổ chức trên ta thấy Ban Giám Đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp các bộ phận như các khối nội bộ, khối quan hệ khách hàng, khối tác nghiệp, khối các đơn vị phụ thuộc. - Giám Đốc + Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. + Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật đối với những 43 hoạt động của đơn vị mình phụ trách. - Phó Giám Đốc + Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám Đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của Chi nhánh. + Chịu trách nhiệm trước Giám đốc đối với những mảng nghiệp vụ tại Chi nhánh được phân công phụ trách.  Khối tác nghiệp:  Phòng Giao dịch khách hàng - Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị những sản phẩm dịch vụ và hạch toán kế toán những nghiệp vụ có liên quan. - Đề xuất, tham mưu với Giám Đốc Chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch. - Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. - Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin (thu thập, lưu trữ, bảo mật, phân tích, xử lý và cung cấp) thuộc nhiệm vụ của Phòng và lập các loại báo cáo, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định.  Phòng Quản trị tín dụng - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh: - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.  Khối Quan hệ khách hàng  Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân - Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân. Tiếp 44 nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. - Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao. - Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của Chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. - Trực tiếp lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, tiến hành giải ngân, thu nợ của khách hàng theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV. - Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.  Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp - Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. Trực tiếp tiếp thị và bán các sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ,... - Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng: - Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng: - Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). - Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.  Khối nội bộ:  Phòng Kế hoạch tổng hợp - Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp. Tham mưu, xây dựng, tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh: - Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện 45 pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. - Đưa ra các giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.  Phòng Quản lý rủi ro - Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. - Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. - Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng Tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.. - Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.  Phòng Tài chính kế toán - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. - Đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. - Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Phản ảnh đúng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà 46 nước và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.  Phòng Tổ chức hành chính - Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. - Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh theo quy định. - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Quỹ tiết kiệm/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới; - Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản (đối với cán bộ thuộc chức danh phải kê khai), bổ sung lý lịch hàng năm theo quy định. - Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi - đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. Quản lý, sử dụng con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.  Khối các đơn vị phụ thuộc: Hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đang có 09 Phòng Giao dịch (Cẩm Phả, Cẩm Thủy, Cửa Ông, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hồng Hải, Bạch Đằng, Cẩm Phú và Giếng Đáy) và 01 Quỹ Tiết kiệm (Hà Lầm). Các Phòng Giao dịch và Quỹ Tiết kiệm này có chức năng nhiệm vụ như một Chi nhánh có mô hình nhỏ hơn với mục tiêu là kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và góp phần đem lại lợi nhuận cho toàn Chi nhánh. 2.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012. 2.2.1. Khái quát chung. Ngân hàng hoạt động hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh, biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả cùng với việc tận dụng tối đa những nguồn thu từ dịch vụ nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân Hàng. Lợi nhuận không những là chỉ 47 tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mỗi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức có thể chấp nhận được, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Để thấy rõ hơn hoạt động của Ngân hàng với những kết quả đạt được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm Đvt: triệu VND Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 ± % ± % Tổng doanh thu 844 1,421 2,446 577 68% 1,025 72% Tổng chi phí 754 1,294 2,224 540 72% 930 72% LN trước thuế 90 127 222 37 41% 95 75% (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp) Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có sự tăng trưởng và ổn định qua 3 năm. Năm 2010 với mức lợi nhuận là 90 tỉ đồng, đến năm 2011 mức lợi nhuận là 127 tỉ đồng tăng 37 tỉ đồng hay tăng 42% và đến năm 2012 lợi nhuận trước thuế là 222 tỉ đồng tăng 95 tỉ đồng hay tăng 75% so với năm 2011. Đây là mức tăng trưởng cao và tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Điều này chủ yếu là do tốc độ tăng của tổng thu nhập năm sau cao hơn năm trước trong khi tốc độ tăng của tổng chi phí là bằng nhau (72%). Điều này được giải thích trong năm 2011 chi phí của Chi nhánh tăng cao do phải bỏ nhiều chi phí cho huy động vốn, phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng bạn trong huy động vốn, hơn nữa trong năm 2011 chi phí tiền lương cũng tăng cao do tuyển thêm nhiều cán bộ công nhân viên (13 người), đơn giá tiền lương cũng tăng cao. Sang năm 2012 tình hình thị trường trở lên ổn định hơn do NHNN Việt Nam quyết liệt điều hành trần lãi suất huy động, không còn tình trạng chi ngoài lãi suất, qua đó tiền lương của khối cộng tác viên cũng giảm mạnh.. 48 Mặt khác do tình hình kinh tế xã hội trong năm 2011 không được ổn định, kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, hàng tồn kho tăng cao, chi phí sản xuất tăng mạnh trong khi thị trường chứng khoán suy giảm lao dốc với tốc độ chóng mặt, thị trường bất động sản đóng băng với hàng nghìn doanh nghiệp phá sản vì vậy ngân hàng không tránh khỏi ảnh hưởng bởi nợ xấu, nợ khó đòi, vì vậy chi phí dự phòng rủi ro của Chi nhánh tăng cao. Biểu đồ 01: Lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 2010-2012 (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp) Qua biểu đồ, ta cũng thấy lợi nhuận qua các năm 2010, 2011 và 2012 đều có mức tăng trưởng cao. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp giảm sút lợi nhuận hoặc phá sản thì điều này cho ta thấy khả năng quản lý của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh là khá hiệu quả. 2.2.2. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh hoạt động huy động vốn ngày càng mở rộng và có nhiều nguồn được huy động ở nhiều lĩnh vực và tầng lớp dân cư tạo nên cho ngân hàng có một nguồn vốn rất đa dạng phù hợp với sự phát triển của tỉnh. Tính từ những năm trước năm 1992 thì nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là trông chờ vào nguồn vốn của ngân hàng trung ương thì nay nguồn vốn chủ yếu được huy động từ cá nhân, doanh nghiệp và tăng đều qua các năm 49 chứng tỏ ngân hàng có những chuyển biến theo hướng ổn định và ngày càng đa dạng các nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường. Ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng có nguồn vốn mở tài khoản tại ngân hàng với điều kiện thủ tục nhanh gọn đơn giản, thực hiện nhiều chiến lược bán hàng, nâng cao chất lượng huy động. Tính đến cuối năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.442 tỷ (tăng gấp 30 lần so năm 1994). Với sự tăng trưởng về nguồn vốn một cách có hiệu quả, ngân hàng đã thực hiện được kế hoạch huy động vốn trung ương giao, đảm bảo cho hoạt kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Bảng 02: Tình hình huy động vốn Đơn vị: triệu VND STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 ± % ± % I Tổng HĐV 3,219 4,442 6,159 1,223 38% 1,717 39% 1.1 Theo loại tiền 3,219 4,442 6,159 1,223 38% 1,717 39% 1.1.1 HĐV VND 2,850 3,978 5,621 1,128 40% 1,643 41% 1.1.2 HĐV ngoại tệ 369 464 538 95 26% 74 16% 1.2 Theo thành phần 3,219 4,442 6,159 1,223 38% 1,717 39% 1.2.1 HĐV Dân cư 2,673 3,882 5,761 1,209 45% 1,879 48% 1.2.2 HĐV TCKT 483 533 392 50 10% (141) -26% 1.2.3 HĐV ĐCTC 63 27 6 (36) -57% (21) -78% 1.3 Theo kỳ hạn 3,219 4,442 6,159 1,223 38% 1,717 39% 1.3.1 HĐV dưới 12 tháng 2,291 4,017 1,765 1,726 75% (2,252) -56% 1.3.2 HĐV từ 12 tháng trở lên 928 425 4,394 (503) -54% 3,969 934% (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp) Qua 3 năm ta thấy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có sự tăng trưởng đều đặn từ 38% đến 39%. Nếu như năm 2010 nguồn vốn mới chỉ có 3.219 tỷ đồng thì đến năm 2012 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng lên 6.159 tỷ (tăng 2.940 tỷ tương đương 91%). Nếu phân tích theo thành phần huy động thì huy động vốn dân cư ở Chi nhánh chiếm chủ yếu từ 83% đến 94% đây là một điều rất đáng mừng bởi vì nguồn 50 vốn huy động dân cư là nguồn vốn ổn định lâu dài và nguồn vốn này vẫn tăng trưởng đều qua các năm thậm chí với tốc độ cao 45% đến 48%. Nếu phân tích huy động vốn theo kỳ hạn thì huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn từ 71% năm 2010 đến 90% năm 2011. Với cơ cấu nguồn vốn như vậy sẽ là rất thiếu ổn định tuy nhiên điều này đang rất phù hợp với tình hình thực tế và thị trường. Trong giai đoạn 2010 – 2011 lãi suất huy động vốn (đặc biệt là huy động vốn VND) luôn có xu hướng biến động tăng có thời điểm một số ngân hàng thương mại huy động lên tới 22%/năm, khái niệm đường cong lãi suất đã không còn và đã được kéo thẳng tại tất cả các kỳ hạn, thậm chí một số kỳ hạn ngắn 1-3 tháng có lãi suất cao nhất điều này giải thích cho cơ cấu huy động vốn dưới 12 tháng của Chi nhánh chiếm đến 90%. Sang năm 2012, với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ về chính sách vĩ mô để giảm lạm phát, ổn định tiền đồng, đặc biệt là chính sách tiền tệ mà nổi bật nhất là công cụ quản lý trần lãi suất huy động đã đưa lãi suất thị trường về mức hợp lý, thời gian huy động càng dài lãi suất càng cao. Do đó năm 2012 nguồn vốn huy động trên 12 tháng đã tăng so với 2011 3.969 tỉ đồng, tăng 939% và tỷ trọng trên tông nguồn vốn chiếm 71%. Ngoài ra từ bảng số liệu ta có thể thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là huy động VND chiếm từ 88% đến 91%. Điều này cũng tương đối dễ hiểu do cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh là dân cư vì vậy nguồn huy động vốn VND sẽ chiếm đại đa số. Ngoài ra một lý do chủ yếu là giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn ngân hàng nhà nước có một loạt chính sách ổn định tỷ giá, chống đô la hóa, có những biện pháp mạnh tay với thị trường chợ đen vì vậy tỷ giá luôn ổn định, chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền VND và USD là rất lớn, có thời điểm lên tới 12% vì vậy người dân đã bán USD để đổi lấy VND và gửi tại ngân hàng. Biểu đồ 02: Huy động vốn qua các năm 51 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2010 2011 2012 HĐV VND HĐV Dân cư HĐV dưới 12 tháng (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp) 2.2.3. Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng. Cũng như các Ngân hàng khác, sau khi huy động vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua diễn ra khá tốt. 52 Bảng 03: Tình hình dư nợ qua các năm Đơn vị: Triệu VND STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 ± % ± % Dư nợ 3427 4244 4953 817 24% 709 17% 1 Theo loại tiền 3427 4244 4953 817 24% 709 17% 1.1 Dư nợ VNĐ 2927 3784 4557 857 29% 773 20% 1.2 Dư nợ ngoại tệ 500 460 396 -40 -8% -64 -14% 2 Theo thành phần 3427 4244 4953 817 24% 709 17% 2.1 Dư nợ dân cư 623 784 750 161 26% -34 -4% 2.2 Dư nợ TCKT 2804 3460 4203 656 23% 743 21% 3 Theo kỳ hạn 3427 4244 4953 817 24% 709 17% 3.1 Dư nợ ngắn hạn 1553 2393 3076 840 54% 683 29% 3.2 Dư nợ TDH 1874 1851 1877 -23 -1% 26 1% (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp) Nhìn vào biểu số liệu trên ta có thể thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh tăng trưởng qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu, để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế đang phát triển như nước ta với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên hai con số, đặc biệt với vùng trọng điểm kinh tế như Quảng Ninh thì cần một lượng vốn rất lớn. Với vị thế là một trong số các ngân hàng thương mại lớn nhất trong tỉnh, chuyên cho vay các công trình trọng điểm, dự án lớn, tài trợ cho nhiều tập đoàn, công ty lớn thì dường như mức độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh như trên là chưa đủ (số tuyệt đối qua các năm mới chỉ là tăng 817 tỷ và 709 tỷ đồng) còn số tương đối bị khống chế bởi kế hoạch ngân hàng trung ương giao và đã cao hơn tăng trưởng dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tới 4%. Từ số liệu ta có thể thấy ngay dư nợ tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh chủ yếu là VND với tỷ trọng qua các năm lần lượt là 85% 89% và 92%. Trong khi đó dư nợ tín dụng ngoại tệ của Chi nhánh chiếm một số lượng rất khiêm tốn và giảm dần qua các năm, điều này được giải thích do các nguyên nhân; 53 tỷ giá ngoại tệ (USD) luôn có xu hướng tăng trong các năm gần đây, các doanh nghiệp vay USD sẽ bị lỗ nặng khi đến thời điểm trả nợ phải mua ngoại tệ để trả ngân hàng, phần chênh lệch tỷ giá này lớn hơn rất nhiều so với vay VND. Mặt khác, nhằm ổn định thị trường ngoại tệ cũng như chống tình trạng Đô la hóa, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước liên tục có những biện pháp hành chính nhằm giảm bớt dư nợ ngoại tệ của các ngân hàng cũng như tăng cường các điều kiện vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp. Nếu tính về thành phần cho vay ta có thể thấy dư nợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh chủ yếu là dư nợ của tổ chức kinh tế (trên 80%), trong khi dư nợ bán lẻ của cá nhân vẫn trồi sụt (18% năm 2010 lên đến 18,4% năm 2011 và 15,1% năm 2012). Còn về thời gian cho vay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã dần từng bước chuyển dịch cơ cấu cho vay từ trung dài hạn sang ngắn hạn. Nếu như năm 2010 tỷ lệ trung dài hạn trên tổng dư nợ là 55% thì đến năm 2011 và 2012 tỷ lệ này lần lượt là 44% và 38%, điều này là rất tốt bởi cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho Chi nhánh quay vòng được nguồn vốn nhanh, cho vay ngắn hạn cũng là một biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như rủi ro lãi suất không chỉ đối Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh mà còn đối với tất cả các ngân hàng thương mại khác. Biểu đồ 03: Dư nợ qua các năm 2010 - 2012 (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp) 54 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH. 2.3.1. Các nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng.  Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng: Rủi ro tín dụng của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng. - Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D, những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ không cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm áp dụng trong xếp hạng tín dụng được cải tiến liên tục thông qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế. - Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định của pháp luật các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thời thực hiện chủ trương giảm dư nợ tín dụng, hạn chế cấp tín dụng mới đối với các khách hàng có dấu hiệu rủi ro (được quy định cụ thể cho từng loại khách hàng).  Chính sách phân bổ tín dụng: - Phân bổ theo vùng địa lý: thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý dựa trên năng lực, vị trí của từng Phòng Giao dịch; chủ trương ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại những nơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng bảo đảm, khống chế dư nợ tín dụng tối đa đối với những Phòng Giao dịch có chất lượng tín dụng thấp. - Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn. 55 - Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra, đa dạng hóa mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế.  Thẩm quyền phán quyết Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân theo từng cấp bậc trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Thẩm quyền phán quyết của Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng, các Trưởng/phó phòng chức năng tại Hội sở chính, Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc Chi nhánh, Trưởng/Phó phòng quan hệ khách hàng,).  Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt những khoản nợ xấu sẽ tăng cường phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ với tần suất nhiều hơn để phục vụ công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh trong thời gian tới sẽ thực hiện phân loại nợ trên cơ sở xếp hạng khách hàng và tiến tới trích lập dự phòng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.  Các quy định về báo cáo, kiểm tra giám sát rủi ro Thực hiện các báo cáo theo định kỳ về chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống và của toàn Chi nhánh để đánh giá công tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273209_2598_1951483.pdf
Tài liệu liên quan