Luận văn Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH 4

VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH 4

1.1. Một số vấn đề về công ty lữ hành. 4

1.1.1. Khách du lịch. 4

1.1.1.1. Khách du lịch quốc tế ( Internation Tourist ) 4

1.1.1.2. Khách du lịch trong nước (Domestic Tourist). 5

1.1.1.3. Khách du lịch nội địa (Internal Tourist). 5

1.1.1.4. Khách du lịch quốc gia (National Tourist). 5

1.1.2. Kinh doanh lữ hành . 5

1.1.3. Công ty lữ hành. 6

1.1.4. Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành. 8

1.1.4.1. Các dịch vụ trung gian. 8

1.1.4.2. Các chương trình du lịch trọn gói. 8

1.1.4.3. Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp. 9

1.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty lữ hành. 9

1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh. 9

1.2.2. Phân loại cạnh tranh. 10

1.2.2.1. Cạnh tranh quốc gia. 10

1.2.2.2. Cạnh tranh doanh nghiệp. 11

1.2.2.3. Cạnh tranh sản phẩm. 11

1.2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 11

1.2.4. Đối thủ cạnh tranh của công ty lữ hành 12

1.2.5. Những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty lữ hành. 12

1.2.5.1. Nhân tố bên trong. 13

1.2.5.2. Các nhân tố bên ngoài. 14

1.3. Các chính sách Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lữ hành. 23

1.3.1.Chính sách sản phẩm 23

1.3.2.Chính sách giá 24

1.3.3.Chính sách phân phối. 25

1.3.4. Chính sách xúc tiến. 26

1.3.5. Tạo sản phẩm trọn gói. 26

1.3.6. Chính sách con người. 27

CHƯƠNG 2 29

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH VINATOUR 29

2.1. Một số nét khái quát về công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 29

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 29

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty, môi trường kinh doanh, cơ sở vật chất 31.

2.1.3. Chức năng kinh doanh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 36

2.1.4.Điều kiện hiện có của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 38

2.1.4.1. Hệ thống trang thiết bị. 38

2.1.4.2. Thị trường mục tiêu. 39

2.1.4.3. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. 42

2.2. Phân tích thực trạng Marketing mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour

2.2.1. Đánh giá lợi thế so sánh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.45

2.2.2. Phân tích chiến lược marketing của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 52

2.3.Các yếu tố và nguồn lực cạnh tranh khác 50

2.3.1.Phân tích yếu tố nội bộ Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 50

2.3.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 50

2.3.1.2. Thực trang tài chính của Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 52

2.3.2.Đánh gía kết quả đạt được của Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour

2.3.4.Phân tích các yếu tố vĩ mô Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 56

2.3.4.1. Tình hình phát triển kinh tế và ngành du lịch 56

2.3.4.2. Tình hình về chính trị pháp luật 58

2.3.4.3. Điều kiện về văn hóa tự nhiên. 59

2.4.Đánh giá một số điểm mạnh , yếu cơ hội thách thức của công ty Điều Hành

Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 60

2.4.1 Một số điểm mạnh , điểm yếu của công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch

Vinatour 60

2.4.2 Một số cơ hội thách thức mà yếu tố vĩ mô mang lại cho công ty Điều Hành

Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 61

CHƯƠNG 3 71

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH VINATOUR 71

3.1.Cở sở đề xuất 71

3.1.1.Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 64

3.1.2. Mục tiêu của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 72

3.2.Các giải pháp Marketing Mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 66

3.2.1.Một số kiến nghị về tổ chức và nguồn nhân lực của Công ty Du Lịch Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 66

3.2.1.1. Một số kiến nghị về tổ chức. 85

3.2.1.2. Một số kiến nghị về nguồn nhân lực. 87

3.3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing mix của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour .

3.3.2.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 73

3.3.2.2. Hoàn thiện chính sách giá của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 75

3.3.2.3. Hoàn thiện chính sách phân phối của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 78

3.3.2.4. Hoàn thiện chính sách khuyếch trương của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 79

3.3.3. Các giải pháp nhằm thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour so với các đối thủ cạnh tranh. 80

3.3.3.1. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour 80

3.3.3.2. Hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú. 83

3.3.3.3. Hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp các dịch vụ tham quan vui chơi giải trí. 84

3.3.3.4. Hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp khác. 85

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

 

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty đã có nhiều mối quan hệ gửi khách ở Châu Âu thông qua các đối tác tại Anh và Đức. Khách du lịch là người Châu Âu trong những năm gần đây đi vào Việt Nam ngày càng đông. Họ đã biết đến Việt Nam qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, khi Việt Nam sống trong cảnh hoà bình,mở cửa giao lưu, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, họ mới có dịp đến Việt Nam du lịch. Trong năm 2003 lượng khách Châu Âu vào Hà Nội tăng 22%so với năm 2002. Khách du lịch là người Châu Âu thường đi du lịch vào khoảng thời gian vào tháng 1-3 và từ tháng 8-12, thời gian đi du lịch của họ thường kéo dài khoảng 3-7 ngày hoặc từ 8-13 ngày. Khách du lịch Châu Âu đến Việt Nam họ thường đi các tour ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,Hạ Long…Tại Hà Nội họ thường muốn thăm những di sản có giá trị lịch sử cao như : Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Quần thể di tích lịch sử Hồ Chí Minh, Các bảo tàng,…Từ Hà Nội họ cũng rất thích những tour đi Hạ Long để ngắm cảnh và tắm biển. Khi phục vụ đối tượng khách là người Châu Âu cần chú ý đến các yếu tố vệ sinh, họ thích những nơi yên tĩnh, thích ở những khách sạn và nhà hàng nổi tiếng có chất lượng phục vụ cao. Khách du lịch Châu Âu khi đi du lịch họ có nhu cầu về dịch vụ uống rất cao, thích thưởng thức những món ăn đặc sản, cổ truyền của Việt Nam. ¨ Thị trường Bắc Mỹ. Đây là thị trường thị trường tương đối mới của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. Trong tương lai thị trường khách này có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Nhưng Công ty vẫn chưa thực sự tập trung khai thác triệt để thị trường này. Thị trường Bắc Mỹ chủ yếu là khách Mỹ thường rất năng động, đam mê hành động, phưu lưu mạo hiểm, thực dụng thoải mái tự nhiên. Họ không cầu kỳ trong ăn uống. Khách Mỹ thường quan tâm đặc biệt về vấn đề an ninh nơi họ đến. Bởi vì, hiện nay nhiều tổ chức khủng bố, tôn giáo thường nhằm vào những công dân Mỹ trên thế giới. Chương trình du lịch dành cho thị trường này thường phải cần nhiều điểm tham quan trong một chuyến đi, tốc độ thực hiện cao. Các loại hình du lịch văn hoá lịch sử, lễ hội cổ truyền thường được nhiều khách này ưa chuộng. Kể từ khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ cả về chính trị và kinh tế. Số lượng khách Mỹ vào Việt Nam rất đông. Năm 2003 lượng khách Mỹ vào Việt Nam tăng 9,7% so với năm 2002. Như vậy khách Mỹ là thị trường rất lớn và nhiều tiềm năng đối với Công ty. Công ty cần chú trọng vào việc khai thác đối tượng khách này. ¨ Thị trường khách du lịch Châu á. Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch là người Châu á vào Việt Nam ngày càng đông.Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức ASEAN, số lượng khách từ những nước trong khu vực đi du lịch vào Việt Nam ngày càng nhiều và ngược lại khách du lịch Việt Nam đi du lịch sang những nước trong khu vực cũng ngày một tăng lên. Năm 2003 số lượng khách du lịch vào Việt Nam là người Châu á chiếm tỷ trong cao trong toàn bộ số lượt khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong đó Trung Quốc chiếm 27.2%, Nhật Bản chiếm 10.5%, Đài loan chiếm 8%, Hàn Quốc chiếm 3.9%. Đây là thị trường tương đối gần gũi với Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour về nguồn khách cũng như về vị trí địa lý.Tiềm năng của thị trường này trong tương lai sẽ rất lớn. Công ty cần đẩy mạnh khai thác thị trường này. Khách du lịch là người Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ASEAN có thu nhập tương đối cao. Đối tượng khách này thường thích mua sắm trong thời gian đi du lịch, độ tuổi của họ thường thấp , họ thích thăm quan những địa danh thiên nhiên đẹp, thích tiêu dùng những dịch vụ mang tính giải trí, vui chơi sôi nổi… Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour cần nắm bắt được những đặc điểm tâm lý này để có những biện pháp kinh doanh hợp lý để thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách này hơn. ¨ Thị trường khách du lịch nội địa Đây không phải là thị trường mục tiêu của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. Công ty chỉ thực sự khai thác mảng thị trường này khi mà mùa du lịch quốc tế đã hết. Tuy nhiên trong tương lai Công ty cần chú trọng hơn đến mảng thị trường này để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Công ty được diễn ra liên tục. Nhận xét: Như vậy thị trường khách hàng chính của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour tập trung chủ yếu vào thị trường khách du lịch quốc tế. Việc tập chung vào thị trường này nó có tính hai mặt: Thứ nhất : Đối tượng khách du lịch quốc tế thông thường họ đi du lịch dài ngày, thu nhập của họ cao. Điều này làm cho doanh thu của Công ty tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty. Thứ hai: Khi phục vụ các đối tượng khách quốc tế đòi hỏi Công ty phải có một số điều kiện nhất định như là :phải có đội ngũ nhân viên, Hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ cao, Công ty phải có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để phục vụ họ và đáp ứng những nhu cầu cao cấp của họ. Ngoài ra đối với thị trường khách du lịch quốc tế thì nó luôn nhạy cảm với những biến động của tình hình thế giới. Chẳng hạn sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 làm cho ngành du lịch tổn thất nặng nề đặc biệt là các công ty lữ hành quốc tế. Trong năm 2004 báo hiệu ngành du lịch sẽ bị thiệt hại nặng. Bởi vì, nó chịu tác động bởi hai trong ba nạn dịch lớn nhất đó là chiến tranh và bệnh dịch. 2.1.4.3. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Đối với một doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung cấp có vai trò đặc biệt trong quá trình kinh doanh của mình. Các nhà cung cấp đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp, nó quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này. Do đó, nó góp phần tạo nên tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lữ hành nói chung và Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour nói riêng có rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là liên kết tất cả các dịch vụ mà nhà cung cấp đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Đối với Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour có rất nhiều cách để phân loại các nhà cung cấp. Tuy nhiên, theo cách phân loại các nhà cung cấp theo thành phần kết cấu chuyến du lịch thì nhà cung cấp của Công ty bao gồm các loại sau: ¨ Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển để thoả mãn nhu cầu đi lại của khách từ nơi ở thường xuyên đến các địa điểm du lịch và ngược lại. Các nhà cung cấp các dịch vụ vận chuyển cho Công ty bao gồm: Các hãng vận chuyển hàng không dân dụng Việt Nam, ngành đường sắt Việt Nam, các nhà cung cấp vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường thuỷ. Trong các hình thức vận chuyển này thì chỉ có hình thức vận chuyển đường bộ và đường thuỷ là thực sự gây sức ép cho Công ty. Công ty thường tổ chức các chương trình du lịch đi đến các địa điểm du lịch bằng đường bộ và đường thuỷ với các phương tiện như ôtô, xích lô, tàu thuỷ… Những nhà cung cấp phương tiện vận chuyển này nếu như không có những hợp đồng rõ ràng, họ sẽ ép Công ty bằng cách tăng giá, sử dụng các phương tiện vận chuyển không đúng với yêu cầu của khách, phục vụ không chu đáo. Tất cả làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành của các chương trình du lịch mà Công ty tiến hành bán cho khách du lịch của mình. Tuy số lượng xe của Công ty xe không đủ và không có đội thuyền riêng nhưng Công ty có sự cộng tác chặt chẽ với các đội xe du lịch như: Đội xe Duy Hương, Red River … là khá tốt. Bên cạnh đó mối quan hệ với các đại lý máy bay của các hãng hàng không Việt Nam, đường sắt Việt Nam là khá thường xuyên hỗ trợ phục vụ khách du lịch một cách có hiệu quả. ¨ Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú để thoả mãn nhu cầu ăn, ở của khách du lịch trong thời gian đi du lịch. Các nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm: Khách sạn, Motel, nhà hàng, phòng hội họp… Trong đó, các nhà cung cấp dịch vụ thật sự có khả năng tạo ra sức ép lớn cho Công ty bao gồm: Khách sạn, nhà hàng. Trong những mùa vụ du lịch, các khách sạn, nhà hàng luôn đông khách. Chẳng hạn như cuối năm 2003, lượng khách quốc tế du lịch vào Việt Nam rất đông, nhiều khách sạn không thể nhận hết được khách và họ thường xuyên phải từ chối. Điều này, đã tạo ra những ấn tượng không hay cho du lịch Việt Nam. Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour cần thiết phải có các mối quan hệ mật thiết với các nhà hàng, khách sạn để khi có khách du lịch Công ty sẽ chủ động tổ chức các chương trình du lịch tại Hà Nội và một số vùng lân cận một cách hoàn thiện, đảm bảo cho khách tất cả những nhu cầu ăn, nghỉ… một cách tốt nhất. Nhận thức được điều này, Công ty đã tạo lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các khách sạn, nhà hàng ở Hà Nội và các vùng lận cận như khách sạn Nikko, khách sạn Sofitel Metropole, các khách sạn Hạ Long 1,2, khách sạn Victoria (Sa Pa)… ¨ Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan vui chơi giải trí để thoả mãn các nhu cầu đặc trưng của khách du lịch. Các nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm: các nhà cung cấp các dịch vụ tham quan tại điểm du lịch, khu du lịch, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật… Nhìn chung các nhà cung cấp này không gây trở ngại lớn cho Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh. Bởi vì, trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận có rất nhiều các nhà cung cấp này, bất kỳ nhà cung cấp nào cũng sẵn lòng hợp tác với các công ty lữ hành để đón khách du lịch về thăm. Những khó khăn trở ngại do các nhà cung cấp này gây ra cho Công ty chỉ có thể là một số nhà cung cấp qúa xa Hà Nội gây khó khăn cho công tác vận chuyển, các dịch vụ của các nhà cung cấp này còn chưa nhiều để có thể thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch. ¨ Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ chung cho các hoạt động kinh tế xã hội như: các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm và các nhà cung cấp dịch vụ hành chính sự nghiệp mang tính chất công quyền. Sự tiện lợi trong thủ tục của các nhà cung cấp này sẽ rất thuận lợi trong việc thực hiện chương trình du lịch của Công ty. Nhận thức được điều này, Công ty đã có mối quan hệ rất tốt với các ngân hàng, các hãng bảo hiểm nổi tiếng, các đại sứ quán các nước ở Hà Nội để thuận lợi cho việc thanh toán, mua bảo hiểm, làm hộ chiếu, visa cho khách quốc tế và nội địa. Tất cả tạo cho hoạt động kinh doanh của Công ty hiệu quả hơn. 2.2. Phân tích thực trạng Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. 2.2.1. Đánh giá lợi thế so sánh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Hiện tại, Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội. Các đối thủ cạnh tranh là các đơn vị trực tiếp làm giảm thị phần, doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc quan trọng của Công ty. Nó cho Công ty biết được mối tương quan, vị trí, điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ. Hiện nay, Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với hơn 50 đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội có thể kể đến như: Công ty Du lịch Hà Nội, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Du lịch Đường sắt, Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội, Công ty Du lịch Bến Thành Chi nhánh Hà Nội, Công ty Vietravel Chi nhánh Hà Nội… Tuy nhiên, xét về mặt đồng đẳng, vị trí, thị trường mục tiêu, hệ thống sản phẩm chính thì ta có thể nói những đơn vị sau đây gây ra một sức ép mạnh mẽ nhất đối với Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour đó là: Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Du Lịch Hà Nội. Đây đều là những công ty du lịch lớn trong ngành du lịch Việt Nam, được thành lập để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội. Cả bốn đơn vị này đều hướng tới thị trường mục tiêu của mình: thị trường khách Pháp, Anh, Đức, Mỹ và một số nước Châu á: Nhật, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Quốc. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty có rất nhiều điểm mạnh nhưng cũng không ít những điểm yếu. Để xác định được vị trí, năng lực cạnh tranh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour so với các đối thủ chúng ta có thể so sánh một số đặc điểm cơ bản của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt em chỉ giới hạn trong việc so sánh với 3 đối thủ cạnh tranh chính của mình là Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Du lịch Hà Nội. Dưới đây là một số thông tin về 4 đơn vị này: ¨ Về quy mô: Trong 4 đơn vị này thì Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội có lợi thế về quy mô hơn cả. Đây là đơn vị được thành lập sớm nhất tại Hà Nội và là Chi nhánh của Công ty Du lịch Sài Gòn Tourist nhằm thu hút khách du lịch ở Hà Nội. Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour có quy mô không lớn chỉ ngang bằng với Công ty Du Lịch Hà Nội. Bởi vì, Công ty sau nhiều lần tách và sáp nhập nên cơ sở vật chất phần nào thiếu hụt, không có hệ thống nhà hàng khách sạn hỗ trợ kinh doanh du lịch mới. Hiện tại tất cả các đơn vị đều đang tích cực mở rộng quy mô của mình trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. ¨ Về thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu của 4 đơn vị này đều được chia làm 2 mảng: thị trường khách du lịch quốc tế và thị trường nội địa. - Thị trường khách du lịch quốc tế: Các đơn vị trên đều tập trung khai thác các đối tượng khách là người Pháp, Anh, Đức, Mỹ và một số nước Châu á: Nhật, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Quốc. - Thị trường khách du lịch nội địa: Các đơn vị tập trung khai thác khách du lịch trong nước có nhu cầu đến thăm Hà Nội và vùng phụ cận như: Hạ Long, Hải Phòng, Ninh Bình… Việc thu hút khách ở những thị trường này mỗi công ty đều có những lợi thế riêng. Các lợi thế có được một phần là nhờ những công ty chủ quản của mình. Các đơn vị này chủ yếu tập trung vào thị trường khách du lịch quốc tế đi vào và đi ra. Tuy nhiên, mỗi đơn vị đều có sự khác nhau trong việc hướng tới trọng tâm vào khách Inbound hay Outbound. Trong khi Công ty Du Lịch Hà Nội hướng tới tập trung nhiều hơn vào mảng Outbound thì Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour lại hướng mạnh hơn vào việc khai thác mảng Inbound. ¨ Về hệ thống sản phẩm: Nhìn chung hệ thống sản phẩm của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và các đối thủ cạnh tranh tương đối phong phú và đa dạng. Trong đó Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội có hệ thống sản phẩm phong phú nhất với nhiều chương trình du lịch khai thác các thể loại du lịch khác nhau dành cho cả khách du lịch quốc tế và nội địa. Công ty Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour có hệ thống chương trình du lịch có phần kém phong phú hơn so với các đối thủ còn lại. Các chương trình du lịch của Công ty chỉ tập trung chủ yếu vào việc phục vụ những mảng khách du lịch quốc tế đi vào. Các chương trình dành cho khách du lịch đi ra và nội địa của Công ty tương đối ít. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh còn lại có hệ thống các chương trình du lịch dành cho 2 mảng thị trường này tương đối phong phú và đa dạng. Các chương trình du lịch dành cho khách du lịch quốc tế đi ra của các đối thủ với nhiều chương trình khai thác các điểm du lịch nổi tiếng của các nước ASEAN, Trung Quốc và một số nước Châu Âu. ¨ Về chất lượng của sản phẩm: Việc đánh chất lượng sản phẩm du lịch là rất khó khăn bởi vì nó phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và xã hội của người tiêu dùng. Do đó việc so sánh chất lượng sản phẩm của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour so với các đối thủ cạnh tranh là không đơn giản. Việc so sánh chỉ mang tính chất tương đối. Sau khi điều tra bằng việc phát những bảng hỏi với nội dung đánh giá về chất lượng sản phẩm của từng đơn vị dành cho khách du lịch của mình . Kết quả thu được như sau: Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội có chất lượng sản phẩm cao nhất, Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour có chất lượng sản phẩm cao hơn so với Công ty Du lịch Hà Nội. Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của các thị trường mục tiêu để dần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình ngang bằng và cao hơn nữa so với các đối thủ cạnh tranh.¨ Về năng lực tài chính: Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và ba đơn vị còn lại đều là những công ty du lịch lớn, có tiềm lực tài chính vững mạnh trong ngành du lịch Việt Nam. Ngoài việc kinh doanh lữ hành ra các công ty này còn tham gia hoạt động kinh doanh rất nhiều lĩnh vực trong du lịch như: Nhà hàng, Khách sạn …Chính vì vậy, có thể khẳng định các đơn vị trên đều có năng lực tài chính tương đối tốt. ¨ Về nhân lực. Tình hình nhân lực của bốn đơn vị nhìn chung là khá tốt với tốt với trình độ tương đối cao và độ tuổi khá trẻ. Dưới đây là bảng so sánh về tình hình nhân lực của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và ba đối thủ cạnh tranh. Bảng 4: Tình hình nhân lực của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và ba đối thủ cạnh tranh. stt Chỉ tiêu Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour Công ty Sai Gon Tourist CN Hà Nội Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà Nội Công ty Du Lịch Hà Nội 1 Tổng số lao động 120 200 50 110 2 Trình độ trên ĐH và ĐH 120 160 50 110 3 Trình độ dưới ĐH 0 40 0 0 4 Độ tuổi TB 34 32 30 29 (Nguồn: Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour,Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội,Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Du Lịch Hà Nội ). Như vậy, nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội có số lượng lao động nhiều nhất. Điều này phản ánh quy mô của đơn vị này là lớn nhất so với các đơn vị còn lại. Số lượng lao động của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour ngang bằng với số lao động của Công ty Du Lịch Hà Nội. Đây là hai đơn vị cùng tổ chức hoạt động lữ hành và đang tích cực mở rộng quy mô của mình. Về trình độ lao động của các đơn vị đều đạt 100% trên đại học và đại học. Điều này cho thấy tất cả các đơn vị này khi được thành lập ở Hà Nội đều trú trọng trong việc tuyển chọn lao động có trình độ cao nhằm phát huy một cách tốt nhất nôị lực bên trong nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác. Về độ tuổi bình quân, ta thấy Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour có độ tuổi bình quân thấp nhất ở mức 34 tuổi. Đây vừa là thế mạnh và cũng vừa là điểm yếu của Công ty với đội ngũ nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình tâm huyết nhưng lại thiếu sự sáng tạo trong kinh doanh.Các nhân viên trong Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour cần phải tích cực sáng tạo nhiều hơn nữa để có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công việc. ¨ Về mức giá của chương trình du lịch . Mức giá của các chương trình rất khác nhau. Nó phụ thuộc vào độ dài của chương trình du lịch, các dịch vụ cấu thành lên giá thành của chương trình du lịch …Chính vì vậy, so sánh giá cả của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và các đối thủ cạnh tranh chỉ mang tính tương đối. Ta có thể dựa vào giá bình quân của các chương trình được thực hiện trong năm để so sánh. Sau đây là bảng so sánh giá bình quân của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và ba đối thủ cạnh tranh trong năm 2003. Bảng 5: Giá bình quân của một chương trình du lịch của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và ba đối thủ cạnh tranh năm 2003. Chỉ tiêu Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội Công ty Du Lịch Hà Nội Giá bình quân 1 tour (USD) 27.56 30.2 27.5 25.5 (Nguồn: Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour,Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội,Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Du Lịch Hà Nội ). Như vậy, nhìn vào bảng trên ta thấy mức giá bình quân của 1 tour thực hiện trong năm 2003 của Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội là cao nhất. Tiếp đến là Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và thấp nhất là Công ty Du Lịch Hà Nội. Sự chênh lệch này một phần do số lượng tour dành cho khách du lịch quốc tế nhiều hay ít. Thông thường thì giá của một tour dành cho khách quốc tế là lớn hơn so với một tour dành cho khách du lịch nội địa.Sở dĩ , Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội và Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour có mức giá bình quân cao là do hai đơn vị này tập chung chủ yếu vào mảng khách quốc tế là chính. ¨ Về thị phần. Xác định thị phần cho ta thấy được vị trí hiện tại của công ty trên thị trường. Dưới đây là bảng so sánh thị phần của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và ba đối thủ dựa trên số lượt khách mà mỗi đơn vị thực hiện trong năm 2003. Bảng 6: Bảng so sánh thị phần của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và ba đối thủ. Chỉ tiêu Đơn vị Hà Nội Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour Công ty Sai Gon Tourist CN Hà Nội Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội Công ty Du Lịch Hà Nội 1.Tổng LK - Khách QT - Khách NĐ (1000) lượt khách 3550 931 2619 2.055 1.572 0.483 89.188 80.183 9.035 10.646 7.023 3.120 3.990 2.165 1.825 2.Thị phần - Quốc tế - Nội địa (%) 0.058 0.169 0.0185 2.512 8.610 0.345 0.3 0.754 0.12 0.112 0.232 0.070 (Nguồn:Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour, Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội,Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Du Lịch Hà Nội) . Như vậy, nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty Dịch vụ lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội có thị phần cao nhất tiếp đến là Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà Nội. Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour có thị phần thấp nhất trong 4 đơn vị trên. Chính vì vậy, trong tương lai Công ty cần tiếp tục nghiên cứu thị trường để có thể mở rộng thị trường, mở rộng quy mô để dần nâng cao thị phần của mình cả trong nước và quốc tế. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường Hà Nội. ¨ Nhận xét. Thông qua việc phân tích một số đặc điểm của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và ba đối thủ cạnh tranh là Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội và Công ty Du Lịch Hà Nội. Ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour bằng cách cho điểm theo chỉ tiêu và mức độ quan trọng của nó đối với năng lực cạnh tranh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. BẢNG 7: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH VINATOUR SO VỚI BA ĐỐI THỦ. Stt Tiêu chuẩn đánh giá mức độ quan trọng Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour Công ty Sai Gon Tourist CN Hà Nội Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà Nội Công ty Du Lịch Hà Nội Điểm Tíchsố Điểm Tíchsố Điểm Tích số Điểm Tích số 1 Giá cả 15 4 0.6 5 0.75 4 0.6 3 0.45 2 Chất lượng SP 15 4 0.6 5 0.75 4 0.6 3 0.45 3 Chất lượng đội ngũ NV 10 5 0.5 5 0.50 4 0.4 4 0.4 4 Sự đa dạng DV 10 3 0.3 5 0.5 4 0.4 3 0.3 5 Uy tín 15 4 0.6 5 0.75 4 0.6 3 0.45 6 Quan hệ đối tác 15 5 0.75 5 0.75 4 0.6 4 0.45 7 Năng lực tài Chính 5 5 0.25 5 0.25 5 0.25 5 0.25 8 Quy mô 5 3 0.15 5 0.25 4 0.2 3 0.15 9 Thị phần 5 2 0.1 5 0.25 4 0.2 3 0.15 10 Chính sách marketing 5 4 0.2 4 0.2 4 0.2 4 0.2 Tổng 100 4.05 4.85 4.05 3.25 Với số điểm là 4.85 Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội là đơn vị có năng lực cạnh tranh cao nhất. Tiếp đến là Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour và Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội có cùng số điểm là 4.05. Công ty Du Lịch Hà Nội có năng lực cạnh tranh yếu nhất trong bốn đơn vị với số điểm là 3.25. Như vậy, Năng lực cạnh tranh của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour là tương đối khá. Tuy nhiên ngoài những đơn vị trên Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour còn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác với rất nhiều lợi thế, điểm mạnh trên thị trường Hà Nội. 2.2.2 Phân tích chiến lược marketing của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour. ¨ Chính sách sản phẩm: Ngay từ khi thành lập , Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour đã tích cực nghiên cứu thị trường khách du lịch đến Hà Nội để có những biện pháp thu hút nhiều khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sau khi xác định được các thị trường mục tiêu của mình là khách Châu Âu (đặc biệt là khách Pháp), khách Châu á (Nhật, Hàn Quốc, …ASEAN và Trung Quốc), khách Bắc Mỹ (đặc biệt là khách Mỹ). Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lich Vinatour đã xây dựng những chương trình du lịch cho từng thị trường mục tiêu phù hợp với nhu cầu sở thích, thị hiếu và mức giá phù hợp cho từng đối tượng. Hệ thống các chương trình du lịch dành cho các thị trường của Công ty Điều Hành Hướng Dẫn Du Lịch Vinatour như sau: · Các chương trình dành cho mảng thị trường du lịch quốc tế đi vào (Inbound) - Các chương trình dành cho thị trường Âu-Mỹ: Thị trường khách Âu-Mỹ chiếm phần lớn trong tổng số khách của Chi nhánh cho nên các chương trình dành cho thị trường này tương đối phong phú. Các chương trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2057.doc
Tài liệu liên quan