Luận văn Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng của Petrolimex

Đối với ngành xăng dầu Chính phủ tác động thông qua chính sách quản lý

phân bổ hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu ( cấp quota nhập khẩu xăng dầu ) cho các

doanh nghiệp đầu mối và có thểchia ra làm 02 giai đoạn:

* Từ năm 2006 – 2010: nhà nước chưa mở cửa về kinh doanh xăng dầu . các

đầu mối tham gia nhập khẩu là các doanh nghiệp nhà nước do Bộ thương Mại cấp

giấy phép nhập khẩu. Các doanh nghiệp đầu mối thâm nhập thị trường , thiết lập

hệ thống phân phối.

* Từ năm 2011- 2015: là thời gian bắt đầu mở cửavề kinh doanh xăng dầu.

Sự cạnh tranh để thiết lập và hoàn thiện hệ thống phân phối xuất hiện nhiều

doanh nghiệp mới mà đặc biệt là các hãng xăng dầu lớn trên thế giới. Mức độ

cạnh tranh giành thị trường, thị phần diễn ra quyết liệt hơn.

pdf54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng của Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng Tổ chức của Petrolimex tại thời điểm 30/06/2005 ) -Thu nhập bình quân ước tính 2.400.000 đồng/người/ tháng. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Petrolimex. Từ ngày 01/01/1999, Hội đồng quản trị được thành lập, thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức của Petrolimex bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Lãnh đạo cao nhất là Chủ tịch Hội đồng quản trị; tổng - 22 - giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động của Petrolimex. Giúp việc cho tổng Giám đốc gồm 4 phó Tổng giám đốc, các phòng nghiệp vụ, văn phòng đại diện tại Singapore và văn phòng đại diện phía Nam tại TP. HCM (xem Phụ lục 2.1). Bộ máy hoạt động kinh doanh xăng dầu theo mô hình 04 cấp: (1) Cấp Tổng công ty ( Hội đồng quản trị, Văn phòng tổng công ty ) (2) Cấp Công ty thành viên trực thuộc (3) Cấp chi nhánh, Xí nghiệp, kho cảng nhập khẩu (4) Cấp cửa hàng bán lẻ, đội sản xuất và kho trung tâm các tỉnh. 2.2.3 Mạng lưới bán xăng dầu của Petrolimex. Mạng lưới kinh doanh phân bố trên cả nước. Tổng sức chứa trên một triệu mét khối, trong đó, kho tiếp nhận 612.000 m3 (chiếm 55% tổng sức chứa của kho tiếp nhận cả nước) gồm 12 cụm cảng biển, 35 cảng sông. Với 1.471 hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu (chiếm 92% số cửa hàng bán xăng dầu trực thuộc các doanh nghiệp đầu mối, chiếm 12% tổng số cửa hàng bán xăng dầu trong cả nước), và 3.042 đại lý trong hệ thống phân phối. Petrolimex là doanh nghiệp lớn nhất cả nước trong 9 doanh nghiệp đầu mối của ngành xăng dầu về kinh doanh hạ nguồn (xem Phụ lục 2.2). 2.2.4 Kết quả hoạt động SXKD từ năm 1996 đến tháng 6/2005 * Sản lượng xăng dầu tiêu thu: Bình quân tốc độ tăng trưởng là 7,3% năm trình bày trong bảng 2.2. Sáu tháng đầu năm 2005 đạt 3,921 triệu m 3.tấn. Trong đó, miền Nam ước tính là 1,950 triệu m3.tấn chiếm tương đương 50% tổng sản lượng của Petrolimex. Bán buôn trực tiếp chiếm 32%, bán qua kênh Tổng đại lý chiếm 42%, bán lẻ chiếm 26% tổng sản lượng bán. Nếu xét theo mặt hàng: Xăng - 23 - ô tô chiếm 28% ; diesel chiếm 48%, dầu hỏa chiếm 3%, mazút chiếm 21% sản lượng bán ( xem phụ lục 2.3 ). Bảng 2.2: Sản lượng tiêu thụ xăng dầu giai đoạn 1996-06/2005 ĐVT: 1000 m3.tấn Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 6T/2005 Sản lượng 4.071 4.295 4.506 4.641 5.778 5.704 6.393 6.269 7.003 3.921 % tăng trưởng - 5,5 4,9 3 24 -1 12 -2 12 ( Nguồn : số liệu được tổng hợp của báo cáo thống kê từ năm 1996 đến tháng 06/2005 ) * Doanh thu, lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách nhà nước: được trình bày trong bảng 2.3. Bảng 2.3: Doanh thu, nộp NSNN, lợi nhuận giai đoạn 1996-06/2005 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 6T/2005 1. Doanh thu 11.197 13.819 13.905 27.182 19.615 21.288 24.906 29.376 33.090 20.519 Tốc độ tăng trưởng 1,234 1,006 1,955 0,722 1,085 1,137 1,179 1,126 0,620 2. Nộp NSNN 3.550 4.771 6.321 7.698 4.166 5.768 7.406 6.507 6.442 7.500 % Doanh thu 32 34 45 28 21 27 29 22 19 36 3.Lợi nhuận 291 703 695 788 -904 232 181 -42 -2.592 -3000 % Doanh thu 2,6 5,1 5 2,9 - 1,09 0,7 - - - ( Nguồn : số liệu được tổng hợp trong báo cáo quyết toán từ năm 1996 đến tháng 06/2005 ) Nộp ngân sách bình quân 29% so với doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận chịu sự tác động về chính sách giá, thuế của nhà nước và tình hình biến động giá thế - 24 - giới nên không ổn định, đặc biệt từ năm 2003 đến nay thì lỗ và nhà nước áp dụng chính sách trợ giá thông qua việc cấp bù hàng năm. * Thị phần xăng dầu của Petrolimex : Bình quân thị phần bán xăng dầu của Petrolimex trong giai đọan 1997-2004 là 57% so với tổng sản lượng xăng dầu tiêu thụ cả nước. Trình bày trong bảng 2.4 Bảng 2.4: Thị phần tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex ĐVT: 1000 m3.tấn Sản lượng xăng dầu tiêu thụ 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Cả nước 7080 8023 8739 9299 9657 11100 11730 12500 Petrolimex 4.295 4.506 4.641 5.778 5.704 6.393 6.269 7.003 Thị phần ( % ) 61 56 53 62 59 58 53 56 ( Nguồn : số liệu được tổng hợp từ nguồn của Bộ Thương Mại và số liệu báo cáo thống kê – số liệu tiêu thụ cả nước được quy đổi ra m3.tấn theo hệ số bình quân 0,8388 ) 2.3 Phân tích môi trường kinh doanh . 2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài tác động đến ngành xăng dầu VN: Phân tích môi trường bên ngoài cũng chính là phân tích thời cơ, các mối đe dọa trong kinh doanh, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, lựa chọn chiến lược phát triển ngành xăng dầu. 2.3.1.1 Yếu tố kinh tế : Hiện nay, VN đã thiết lập thương mại với khoảng trên 170 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo lộ trình mở cửa và hội nhập, dự kiến sẽ gia nhập WTO vào năm 2006 và các chuyên gia kinh tế dự đoán đến năm 2010 VN sẽ mở cửa toàn bộ thị trường xăng dầu. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không chỉ tạo ra nhiều cơ hội như: tiếp thu công nghệ sản xuất và học tập được kinh nghiệm - 25 - quản lý tiên tiến của các nước góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp VN; mà còn kèm theo không ít các nguy cơ, đe dọa. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong thời gian sắp tới phải cạnh tranh với các tập đoàn kinh doanh xăng dầu đa quốc gia có nhiều kinh nghiệm và lớn mạnh tại thị trường nội địa như: SHELL, ESSO, TOTAL, v.v... 2.3.1.2 Yếu tố ảnh hưởng từ thị trường xăng dầu thế giới: Mặt dù, VN đã khai thác được dầu, nhưng chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu dầu thô. Lượng xăng dầu tiêu thụ nội địa (dầu đã qua tinh luyện ) chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài: Nga, Trung Đông, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Trong khi, giá cả xăng dầu thế giới lên xuống thất thường. Điển hình như năm 1999, mức dầu thô hạ xuống gần 10 USD/ thùng hoặc như các tháng đầu năm 2003, trước khi Mỹ tấn công IRAQ thì giá các sản phẩm xăng dầu tăng lên và dao động ở mức 40 USD/ thùng, nhưng khi Mỹ tấn công IRAQ vào ngày 20/03/2003 thì giá dầu thô đã giảm xuống và dao động ở mức 30 USD/ thùng. Đặc biệt từ tháng 6/2005 đến 09/2005 giá dầu liên tục biến động tăng và đã dao động trên 70 USD/ thùng. Từ tháng 10 đến nay bắt đầu giảm xuống và biến động ở mức từ 50 – 60 USD/ thùng. Theo các chuyên gia phân tích, giá cả xăng dầu ngoài việc phụ thuộc vào nguồn dầu thô khai thác mà còn chịu sự tác động của chính sách dự trữ của Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu, tình hình chính trị ở Trung đông v.v…. Khi giá xăng dầu thế giới biến động ảnh hưởng mạnh đến giá xăng dầu trong nước, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. 2.3.1.3 Yếu tố chính phủ và pháp luật : Đối với ngành xăng dầu Chính phủ tác động thông qua chính sách quản lý phân bổ hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu ( cấp quota nhập khẩu xăng dầu ) cho các doanh nghiệp đầu mối và có thể chia ra làm 02 giai đoạn: - 26 - * Từ năm 2006 – 2010: nhà nước chưa mở cửa về kinh doanh xăng dầu . các đầu mối tham gia nhập khẩu là các doanh nghiệp nhà nước do Bộ thương Mại cấp giấy phép nhập khẩu. Các doanh nghiệp đầu mối thâm nhập thị trường , thiết lập hệ thống phân phối. * Từ năm 2011- 2015: là thời gian bắt đầu mở cửa về kinh doanh xăng dầu. Sự cạnh tranh để thiết lập và hoàn thiện hệ thống phân phối xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới mà đặc biệt là các hãng xăng dầu lớn trên thế giới. Mức độ cạnh tranh giành thị trường, thị phần diễn ra quyết liệt hơn. Cơ chế quản lý của nhà nước về giá bán xăng dầu :Trước đây, cơ chế quản lý vĩ mô của Chính phủ đối với xăng dầu bằng việc quy định giá trần nhằm mục tiêu bình ổn nhu cầu xăng dầu về giá cho nền kinh tế quốc dân. Từ 01/01/2004, Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý bằng việc quy định giá định hướng. Tuy nhiên, việc thay đổi cơ chế cũng chưa làm tăng tính chủ động của các doanh nghiệp trong ngành tại các thời điểm giá thế giới tăng quá cao. Tính từ đầu năm 2005 đến nay, tần suất điều chỉnh giá lẻ đã lên đến 4 (bốn) nhưng toàn ngành vẫn phải bị lỗ, ước lỗ 6 tháng đầu năm 2005 là 6.442 tỷ đồng (xem phụ lục 2.4). Như vậy, trong vòng 30 năm qua đây là lần đầu tiên Chính phủ cho điều chỉnh giảm giá xăng dầu vào ngày 22/11/2005. Chính sách thuế nhập khẩu: như một công cụ điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp đầu mối trong ngành xăng dầu và luôn biến động ngược chiều với với biến động của giá cả xăng dầu trên thế giới. Thời gian hiệu lực phụ thuộc vào thời gian biến động giá xăng dầu thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2005 khi giá xăng dầu thế giới luôn dao động ở mức cao, thuế suất nhập khẩu xăng dầu điều chỉnh bằng không. Trình bày trong bảng 2.5 Do vậy, tần suất và nguồn thu của ngân sách từ thuế nhập khẩu xăng dầu không ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh - 27 - và các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Bảng 2.5: Tần suất thay đổi thuế nhập khẩu xăng dầu Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tần suất (lần) 4 6 6 5 13 14 9 2 5 ( Nguồn : số liệu được tổng hợp từ số liệu thống kê theo dõi hàng năm ) 2.3.1.4 Hệ thống pháp luật VN: Hệ thống pháp luật VN đang trong giai đoạn hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế và thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường. Song, tiến độ còn chậm, chưa thông thoáng, còn chồng chéo. Chưa thật sự trở thành hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp. Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, còn mang nặng phong cách quản lý hành chính. Đặc biệt, chất lượng xăng dầu, ao lường… xử lý chưa nghiêm minh. 2.3.1.5 Yếu tố dân số - văn hóa xã hội và điạ lý kinh tế : Yếu tố dân số - văn hóa xã hội : Năm 2004, dân số Việt Nam hơn 82 triệu người. Dân số tăng trung bình là 1,44% năm. Trong đo,ù thành thị chiếm 26%, nông thôn chiếm 74%. Tâm lý sử dụng xe máy như một phương tiện đi lại chính của người dân. Điều này cho thấy, thị trường tiêu thụ xăng dầu còn nhiều tiềm năng. Yếu tố địa lý kinh tế: Cả nước hơn 200 khu công nghiệp ( khu tập trung, khu vừa, nhỏ thuộc địa phương). Đặc biệt tại thị trường phía Nam, bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu là trung tâm thương mại, công nghiệp lớn của cả nước có vị trí địa lý rất thuận lợi cho thương mại và đầu tư phát triển kinh tế, là khu vực đầy tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Yếu tố kỹ thuật công nghệ và môi trường: Vấn đề môi trường đang đặt ra các yêu cầu khắt khe cho tất cả các ngành nghề, đặc biệt là ngành xăng dầu – - 28 - mặt hàng có tính chất lý hóa cháy nổ cao, khó kiểm soát. Các yêu cầu về phòng chống cháy, phòng chống tràn dầu đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải đặc biệt quan tâm nhưng chi phí đầu tư rất cao. Sự tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến Petrolimex qua ma trận yếu tố bên ngoài EFE trình bày trong bảng 2.6. Bảng 2.6: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Các yếu tố bên ngoài Mức độ q.trọng Phân loại Số điểm I. CƠ HỘI 1,67 1. Dân số đông, đô thị hóa nhanh, kinh tế tăng trưởng. 0,10 3 0,30 2. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng dịch vụ bán hàng. 0,13 4 0,52 3. Chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thu hút đầu tư ngoài nước 0,12 4 0,48 4. Kỹ thuật công nghệ và xu hướng đầu tư hiện đại hóa ngành xăng dầu 0,08 2 0,16 5. Học hỏi kinh nghiệm của các nước 0,07 3 0,21 II. ĐE DỌA 1,45 1. Nguồn hàng phụ thuộc vào sản lượng khai thác dầu thô trên thế giới, tình hình dự trữ xăng dầu của Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu. 0,10 2 0,20 2. Cạnh tranh với các tập đoàn kinh doanh xăng dầu quốc tế tại thị trường nội địa. 0,15 4 0,60 3. Chính sách thuế nhập khẩu, cơ chế quản lý của nhà nước chưa thật sự kích thích các doanh nghiệp chủ động trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và tính toán hiệu quả hoạt động. 0,10 3 0,30 4. Aùp lực sản phẩm thay thế như gas, điện. 0,10 3 0,30 5. Chi phí cho công tác môi trường cao 0,05 1 0,05 Tổng cộng 1.00 3,12 ( Nguồn :nhận định của các nhà quản trị Petrolimex ) Nhận xét : Điểm của ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) của Petrolimex là 3,12 điểm – cao hơn điểm trung bình là 2,5 điểm. Chứng tỏ rằng Petrolimex đã nhận - 29 - diện được những cơ hội, đồng thời cũng dự đoán mối nguy cơ, đe dọa trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu số giữa cơ hội và đe dọa chênh lệch nhau không cao 1,67- 1,45 = 0,22; cho thấy rằng tuy các cơ hội nhiều nhưng nguy cơ đe dọa cũng không ít. Do đó, Petrolimex phải quan tâm đồng thời cả 2 chiều ảnh hưởng nhằm tận dụng cơ hội để phát triển nhanh và né tránh – hạn chế tối đa các nguy cơ để phát triển được bền vững. 2.3.2 Phân tích các yếu tố bên trong của Petrolimex: Phân tích môi trường nội bộ của Petrolimex nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, qua đó xác định các năng lực phân biệt và những lợi thế cạnh tranh của Petrolimex. Đây cũng là khâu quan trọng làm cơ sở cho quá trình phân tích và lựa chọn các chiến lược và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng của Petrolimex. Để đánh giá các yếu tố này, cần phải xem xét các yếu tố của môi trường bên trong với tư cách là các hoạt động trong dây chuyền giá trị của Petrolimex. Hoạt động chủ yếu của Petrolimex gắn liền với quá trình vận động hàng hóa, marketing, bán hàng và chất lượng dịch vụ bán hàng (xem phụ lục 1.1). 2.3.2.1 Quá trình vận động hàng hóa của Petrolimex - Xác định nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Petrolimex thông qua các Công ty thành viên tổng hợp gởi đến, để lên kế hoạch nhập khẩu. - Trên cơ sở đơn đặt hàng, Petrolimex tiến hành đàm phán với các nhà cung cấp nước ngoài để ký kết hợp đồng nhập khẩu và phân bổ nguồn hàng theo đơn hàng . Các công ty thành viên xuất bán cho khách hàng theo nhu cầu và hợp đồng đã ký kết. 2.3.2.2 Hoạt động marketing * Phân tích dự báo thị trường : - 30 - - Dự báo về giá bán xăng dầu, trên cơ sở giá nhập khẩu, nắm thông tin về mức giá bán tại thời điểm của các đối thủ từng khu vực làm cơ sở quyết định giá bán phù hợp. - Căn cứ sức chứa, thông tin tiến độ nhập khẩu xăng dầu của các đối thủ để phân tích và đưa ra kế hoạch dự trữ tồn kho, kế hoạch bán hàng. Đây là khâu mà Petrolimex còn yếu, vì vậy trong xử lý giá bán kém linh hoạt hơn đối thủ. * Xác định thị trường mục tiêu của Petrolimex: Từ việc phân khúc thị trường thành 3 nhóm khách hàng ( nhóm 1: khách hàng sản xuất, nhóm 2: khách hàng thương mại, nhóm 3: khách hàng khác ) Petrolimex đề ra các chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng cho phù hợp với từng nhóm khách hàng. Hiện tại, nhóm khách hàng mục tiêu mà Petrolimex quan tâm đó là khách hàng sản xuất. Đây là nhóm khách hàng có sản lượng tiêu thụ xăng dầu ổn định. 2.3.2.3. Cơ chế định giá bán xăng dầu Căn cứ giá nhập khẩu, lượng hàng tồn kho, lượng hàng đàm phán trong kỳ để xác định giá hoà vốn cho từng mặt hàng, và thực hiện theo Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu tại quyết định số 187/CP của Thủ tướng Chính phủ, cho phép các doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán thực tế với biên độ cộng 10% ( mặt hàng xăng ) và 5% ( với các mặt hàng dầu) so với giá định hướng, có hiệu lực thực thi từ 01/01/2004. Tuy nhiên, với biên độ này thì hiện nay, các doanh nghiệp vẫn chưa được quyền thực hiện. Do đó, nếu xét ở khía cạnh doanh nghiệp việc xây dựng giá bán hoàn toàn phụ thuộc vào mức quy định giá định hướng của nhà nước. Trước bối cảnh giá xăng dầu còn nhiều diễn biến phức tạp, nhà nước đang áp dụng cơ chế cấp bù để - 31 - trợ giá xăng dầu. Nếu cơ chế này tiếp tục duy trì trong thời gian dài nguy cơ sẽ làm yếu đi các yếu tố tích cực cho doanh nghiệp. 2.3.2.4. Các hoạt động dịch vụ khách hàng Các hoạt động dịch vụ khách hàng nhìn chung chưa quan tâm đúng mức và đồng bộ. Chỉ dừng lại ở các dịch vụ đầu tư kỹ thuật, biển - bảng hiệu quảng cáo (trong vài năm gần đây). Chỉ một vài công ty trong hệ thống Petrolimex áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO. Các chương trình đào tạo tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật thương phẩm xăng dầu và kỹ thuật đo tính bảo quản sử dụng xăng dầu. 2.3.2.5. Hoạt động đầu tư phát triển và quản lý kỹ thuật * Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật : Trong 10 năm qua Petrolimex đã đầu tư 3.781 tỷ đồng ( bình quân 378 tỷ đồng / năm ) cho việc xây dựng cơ sở vật chất. Hiện đại hoá công nghệ thông tin. Xây dựng mạng lưới quản lý dữ liệu bằng mạng cục bộ của công ty.Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cầu cảng tiếp nhận xăng dầu, kho, bến xuất nhập đường bộ, đường thủy, đường sắt tại các trung tâm lớn như Quảng Ninh , Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, TP.HCM. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cửa hàng bán lẻ 900 tỷ đồng. * Công tác quản lý kỹ thuật hàng hóa, kỹ thuật đo lường xăng dầu : Có phòng hoá nghiệm chất lượng xăng dầu đạt tiêu chuẩn Vilas, trang bị lưu lượng kế điện tử ở các bến xuất nhập xăng dầu đường thủy và bến xuất bộ, lắp đặt hệ thống đo bồn tự động tại các kho xăng dầu lớn. Với hoạt động đầu tư phát triển và quản lý kỹ thuật trong thời gian qua nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và nâng cao hiệu quả quản lý hàng hoá, giảm hao hụt xăng dầu, tăng chất lượng dịch vụ bán hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh của Petrolimex. - 32 - 2.3.2.6 Hoạt động quản trị tài chính. Việc bán nợ trở thành công cụ cạnh tranh giữa các đối thủ trong việc giành khách hàng, bên cạnh đó, nguy cơ rủi ro tài chính cao, bị chiếm dụng vốn, giảm vòng quay vốn lưu động,…Gần đây, các công ty thành viên của Petrolimex đã có nhiều biện pháp quản lý công nợ bán hàng chặt chẽ hơn như hình thức: bảo lãnh ngân hàng, thế chấp… Quản trị dòng tiền chuyển đến các công ty còn chậm so với yêu cầu, trong hệ thống chỉ duy nhất Petrolimex Sài Gòn kết nối trực tiếp được với ngân hàng ngoại thương còn hầu hết các công ty thành viên khác đều phải chờ xác nhận bằng báo có của ngân hàng. Đây cũng là điểm yếu của Hệ thống Petrolimex để tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch. 2.3.2.7. Hoạt động quản trị phát triển nguồn nhân lực : Mặt dù Petrolimex rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực thông qua việc bổ sung mới, đào tạo tại chỗ và đào tạo lại. Tuy nhiên với cơ cấu chưa hợp lý, chất lượng lao động chưa thật sự đảm bảo theo yêu cầu đặt ra. Vẫn còn tình trạng thừa số lượng nhưng thiếu về chất lượng. Là một thực trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước. Công tác tuyển dụng ít theo tiêu chuẩn công việc. Đề bạt nghiêng về tiêu chuẩn lâu năm, kinh nghiệm hơn về trình độ, tính sáng tạo, sự nhạy bén trong công việc. Chủ trương đào tạo và đào tạo lại chủ yếu ở trong nước. - Chế độ tiền lương, thưởng còn bình quân, cào bằng. Mức thu nhập chưa cao, chưa hấp dẫn để thu hút nhân tài. Petrolimex cần tiếp tục hoàn thiện như cơ chế trả lương, khen thưởng, cơ chế thu hút các chuyên gia ngành nghề mũi nhọn, thiết chế tuyển dụng – đào thải nhân viên, vấn đề kiểm soát và đánh giá nhân viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ. - 33 - 2.3.2.8 Hệ thống tổ chức thông tin, văn hóa và phong cách điều hành * Hệ thống thông tin :Petrolimex là đơn vị sớm ứng dụng, phát triển và hoàn thiện về công tác tin học từ năm 1995. Tuy nhiên, việc tổ chức thông tin chưa được thường xuyên, nên hiệu quả mang lại chưa cao. Hầu hết các công ty thành viên chưa xây dựng trang Web. * Văn hóa và phong cách lãnh đạo điều hành : Thiết lập sự đoàn kết nhất trí giữa các cấp lãnh đạo, xây dựng các quy định phối hợp giữa các công ty thành viên chưa cao. Còn sự cạnh tranh bán hàng trong nội bộ giữa các công ty thành viên. Từ phân tích nội bộ, xây dựng bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IEE (xem bảng 2.7) . Bảng 2.7 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE ) Các yếu tố bên trong Mức độ q.trọng Phân loại Số điểm I. ĐIỂM MẠNH 1,61 1. Thương hiệu uy tín 0,15 4 0,60 2. Tài chính: vốn lớn 0,10 3 0,30 3. Nguồn hàng ổn định, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước 0,08 3 0,24 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại 0,09 3 0,27 5. Các cấp quản trị có kinh nghiệm về kinh doanh xăng dầu 0,07 2 0,14 6. Được nhà nước hỗ trợ, bảo hộ 0,06 1 0,06 II. ĐIỂM YẾU 1,45 1. Tính năng động sáng tạo chưa cao 0,10 3 0,30 2. Thủ tục giao dịch với khách hàng còn mang nặng tính bao cấp 0,10 4 0,40 4. Công tác marketing hạn chế 0,12 3 0,36 5. Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển. 0,13 3 0,39 Tổng cộng 1 ,00 3,06 ( Nguồn : nhận định của các nhà quản trị Petrolimex ) - 34 - Nhận xét : Điểm của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Petrolimex là 3,06 điểm, cao hơn điểm trung bình là 2,50 điểm : chứng tỏ rằng Petrolimex đã nắm bắt, phát huy được những điểm mạnh và lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời nhận diện được những điểm yếu để khắc phục. Tuy nhiên hiệu số giữa điểm mạnh và điểm yếu của Petrolimedx là 1,61-1,45= 0,16 một chênh lệch quá thấp. Petrolimex phải biết phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh, phải khẩn trương khắc phục những yếu điểm để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh tạo tiền đề cho việc chuẩn bị hội nhập . 2.4 Môi trường cạnh tranh Trong 09 doanh nghiệp đầu mối chủ yếu là tập trung ở thị trường phía nam. Nhưng đối thủ có tiềm năng và có năng lực cạnh tranh mà Petrolimex cần phải quan tâm là: Petec, SaiGonPetro, Petechim. 2.4.1 Công ty thương mại và đầu tư (Petec): Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, với chức năng xuất nhập khẩu xăng dầu và nông sản. Hệ thống kho bể liên doanh với Hải quân có sức chứa 109.000 m3 tại Cát Lái. Trước đây, Petec bán hàng cho khách hàng thương mại, nhưng các năm gần đây đã bắt đầu có chiến lược chú trọng đến khách hàng công nghiệp; Khách hàng chủ yếu tại thị trường miền Đông Nam Bộ. Thị phần bán ra chiếm 12% sản lượng xăng dầu tiêu thụ cả nước. Do thành lập sau, nên tổ chức bộ máy tinh gọn, nguồn nhân lực trẻ, đa số có trình độ đại học. Đầu tư rất ít mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu, chủ yếu tổ chức ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43907.pdf
Tài liệu liên quan