Luận văn Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG. 5

1.1. TỔNG QUAN TÍN DỤNG. 5

1.1.1. Khái niệm cơ bản về Tín dụng. 5

1.1.2. Phân loại tín dụng 5

1.1.3. Nguyên tắc Tín dụng Ngân hàng. 5

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG. 7

1.2.1. Khái niệm cơ bản về rủi ro Tín dụng. 7

1.2.2. Phân loại rủi ro Tín dụng. 7

1.2.3. Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro Tín dụng.

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thương mại. 9

Nguyên nhân từ phía khách hàng. 10

Nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh. 11

1.3. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 11

1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro Tín dụng. 11

1.3.2. Hoạt động quản lý rủi ro Tín dụng. 12

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN. 19

2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN. 19

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển. 19

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động. 20

2.1.3. Chức năng các phòng ban. 21

2.1.4 Các sản phẩm _ dịch vụ. 25

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010. 27

2.2.1. Tình hình huy động vốn. 28

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng. 31

Dư nợ cho vay theo thời gian. 32

Dư nợ cho vay theo đồi tượng cho vay. 34

Dư nợ cho vay theo loại tiền. 36

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG. 37

2.3.1. Tình hình nợ quá hạn. 38

Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay. 40

Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế. 43

2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu. 45

2.3.3. Hệ số rủi ro Tín dụng. 47

2.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN. 48

2.4.1. Quy trình quản lý rủi ro Tín dụng. 48

Khởi đầu và giải ngân: 49

Giám sát và quản lý: 49

Thu hồi và xử lý nợ: 51

Thẩm định lại rủi ro Tín dụng: 52

2.4.2. Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro Tín dụng. 52

Đối với Ngân hàng: 53

Đối với nền kinh tế: 53

2.4.3 Kết quả đạt được trong công tác quản lý rủi ro Tín dụng. 54

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG. 55

2.5.1. Những điểm mạnh của Chi nhánh Ngân hàng. 55

2.5.2. Những điểm yếu của Chi nhánh Ngân hàng. 56

Về phía Ngân hàng: 56

Về phía khách hàng: 57

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN. 59

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG. 59

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG. 62

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG. 67

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ tiền gửi của các Tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng qua từng năm đến cuối năm 2009 nguồn vốn này đạt 1,666 tỷ đồng, tăng 361 tỷ đồng (tương đương với mức tăng 27.7%) so với năm 2008. Năm 2010 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1,717 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tương ứng 3.1% so với năm 2009. Trong tất cả các nguồn vốn mà Ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất. Vì Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Do vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp tăng cường khả năng thanh khoản của Ngân hàng, vì tiền gửi của các tổ chức kinh tế biến động mạnh, khi đó nguy cơ mất khả năng thanh khoản của loại nguồn vốn huy động này rất cao. Tính đến thời điểm cuối năm 2009 nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư đạt 1,509 tỷ đồng giảm 82 tỷ đồng tương ứng với mức giảm là 5.2% so với năm 2008. Đến cuối năm 2010 thì nguồn vốn này đạt được 2,016 tỷ đồng, tăng 507 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 33.6% so với năm 2009. Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động từ dân cư, làm giảm áp lực từ thị trường liên Ngân hàng vốn mang tính ngắn hạn và không ổn định. Điều này cũng chứng tỏ sự tin tưởng của dân cư đối với Ngân hàng ngày một phát triển, đó cũng là thành công của Ngân hàng trong cơ chế thị trường nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt. Vốn huy động từ tiền gửi có nhiều biến động, tiền gửi VND năm 2009 đạt 3,061 tỷ đồng tăng 10.7% so với năm 2008 (tương đương với mức tăng 297 tỷ đồng), năm 2010 số vốn huy động VND tăng thêm 15.3% (tương với mức tăng 468 tỷ đồng), và vượt so với nguồn vốn huy động năm 2009 là 468 tỷ đồng. Về nguồn vốn huy động bằng USD tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2008 đạt 132 tỷ đồng, năm 2009 đạt 114 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm 13.6%). Đến năm 2010 nguồn vốn huy động này đạt 204 tỷ đồng tăng 78.9% so với năm 2009 (tương đương mức tăng 90 tỷ đồng). Ta thấy nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn có sự thay đổi qua các năm. Đối với tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 đạt 1,326 tỷ đồng, tăng 472 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm là 55.3%). Trong năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chỉ đạt 1,217 tỷ đồng, giảm 8.22% so với năm 2009. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, trong năm 2008 Chi nhánh đã huy động được 2,042 tỷ đồng, năm 2009 chỉ đạt được 1,849 tỷ đồng, giảm 193 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng mức giảm 9.45%). Đến năm 2010 nguồn vốn huy động này đạt được 2,516 tỷ đồng, tăng 667 tỷ đồng tương ứng 36.1% so với cuối năm 2009. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng. Huy động vốn tốt song sử dụng vốn cũng phải đạt hiệu quả thì Ngân hàng mới có lãi trong kinh doanh và có thể phát triển vững mạnh được. Cũng như nhiều Ngân hàng khác, hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh Đông Sài Gòn chủ yếu là hoạt động Tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh, do đó nếu mở rộng hoạt động cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là tiền đề tạo ra hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trong thời gian qua, Chi nhánh Đông Sài Gòn đã mở rộng thị phần cho vay tại các địa bàn trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh, tận dụng các thế mạnh về lãi suất, chuyên nghiệp trong thẩm định Tín dụng và thời gian hoàn tất hồ sơ vay vốn cho khách hàng để taưngdoanh thu à mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thường xuyên rà soát, quan tâm và châm sóc khách hàng, qua đó đạt được mức tăng trưởng về dư nợ Tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn chất lượng của khoản vay. Công tác kiểm tra nội bộ được tiến hành theo định kỳ hề hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót về hoạt động Tín dụng trong từng hệ thống. Dư nợ cho vay theo thời gian. Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010. ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Ngắn hạn 1,150 1,495 1,505 345 30 10 0.67 Trung và dài hạn 849 793 959 -56 - 6.6 166 20.9 Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464 289 14.5 176 7.7 (Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn) Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010 Trong cơ cấu cho vay tại Ngân hàng, dư nợ có xu hướng chuyển từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Năm 2008 đạt 1,150 tỷ đồng, năm 2009 con số này tăng lên 1,495 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 30%. Trong năm 2010 tổng dư nợ ngắn hạn đã lên đến 1,505 tỷ đồng, tăng 0,67% so với cuối năm 2009. Trong khi đó tổng dư nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng có nhiều biến chuyển: năm 2008 là 849 tỷ đồng, năm 2009 giảm đi còn 793 tỷ đồng, (tương ứng giảm đi 6.6% so với năm 2008). Trong năm 2010, tổng dư nợ trung và dài hạn đạt 959 tỷ đồng, tăng 20.9% so với cuối năm 2009. Từ đây ta có thể thấy rằng hình thức Tín dụng của Ngân hàng chủ yếu là Tín dụng ngắn hạn. Nguyên nhân là do đặc điểm Tín dụng trung và dài hạn là khối lượng lớn, thời gian sử dụng dài, vòng quay vốn chậm. Do vậy nguồn vốn huy động khó có thể đáp ứng được. Trong khi đó Tín dụng ngắn hạn cho phép tính thanh khoản của Ngân hàng được đảm bảo, phù hợp với quy mô Tín dụng hiện thời của Ngân hàng thu được hiệu quả sử dụng vốn. Do đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng tham gia vào việc thu mua lương thực, vật tư nông nghiệp… Những hoạt động kiểu này mang tính thời vụ, ngoài ra Ngân hàng còn cung cấp các hình thức Tín dụng hộ sản xuất, cho vay các Doanh nghiệp sản xuất theo hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động còn thiếu của Doanh nghiệp. Do vậy đặc điểm của các khoản vay này phần lớn là ngắn hạn. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ vì để tìm được dự án đầu tư tốt và gặp ít rủi ro là gặp rất nhiều khó khăn. Dư nợ cho vay theo đồi tượng cho vay. Bảng 2.3: Tình hình cho vay theo đối tượng cho vay 2008 – 2010 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) DN Nhà nước 435 415 426 -20 - 4.6 11 2.65 DN Ngoài quốc doanh 1,257 1,643 1,720 386 30.7 77 4.69 Tổ chức Tín dụng - - - - - - - Hộ sản xuất, tư nhân, cá thể 307 300 318 -7 - 2.28 18 6 Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464 289 14.5 176 7.7 (Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn) Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay theo đối tượng cho vay 2008 – 2010 Dư nợ Tín dụng của Chi nhánh Đông Sài Gòn tập trung toàn bộ cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. Hầu hết các khoản vay đều có tài sản thế chấp được định giá theo quy trình thẩm định tài sản đảm bảo của Ngân hàng. Quy trình này luôn được cập nhật theo những biến động của thị trường nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đảm bảo thu hồi nợ cho Ngân hàng trong trường hợp có những rủi ro đối với khách hàng vay vốn. Cho vay theo đối tượng cá nhân qua các năm: năm 2008 đạt 307 tỷ đồng, Năm 2009 đạt 300 tỷ đồng giảm 2,28% so với 2008 (tương ứng với số tiền là 7 tỷ đồng). Đến năm 2010 con số này tăng lên 318 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2009. Dư nợ theo đối tượng TCKT có sự biến động qua các năm: Dư nợ đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm: năm 2008 đạt 1,257 tỷ đồng, năm 2009 dư nợ đạt 1,643 tỷ đồng tăng 30.7% so với năm 2008, năm 2010 lại tiếp tục tăng lên đến 1,720 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 4.69% so với năm 2009. Dư nợ đối với Doanh nghiệp quốc doanh biến động qua các năm: 2008 đạt 435 tỷ đồng , năm 2009 đạt 415 tỷ đồng, giảm 4.6% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên đến 426 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.65%. Có sự biến động trên là do năm 2008 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ nên nhiều Doanh nghiệp và cá nhân gặp nhiều biến động và cần nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Đến năm 2009 sau khi tình hình kinh tế dần dần hồi phục các cá nhân và các TCKT lại có nhu cầu vay vốn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình sau thời kỳ hậu khủng hoảng. Dư nợ cho vay theo loại tiền. Trong hoạt động Tín dụng tại Chi nhánh chủ yếu bằng VND và USD, trong đó cho vay USD để tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu của các Doanh nghiệp. Bảng 2.4: Tình hình cho vay theo loại tiền 2008 – 1010. ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cho vay bằng VND 1,938 2,214 2,324 Cho vay bằng USD 61 74 140 Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464 (Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn) Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay theo loại tiền 2008 – 2010 Phần lớn các khoản cho vay tại Chi nhánh là cho vay bằng VND. Các khoản cho vay này nhằm tài trợ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện đầu tư trong nước. Cho vay bằng USD chiếm tỷ trọng nhỏ chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các Doanh nghiệp. Khi cho vay bằng ngoại tệ Ngân hàng không những phải đối phó với rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với rủi ro về tỷ giá hối đoái (đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính). Do đó, khi cho vay bằng ngoại tệ Ngân hàng cần xem xét nhiều khía cạnh. 2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG. Rủi ro Tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi Ngân hàng. Trên thực tế, hầu hết các Ngân hàng đều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và khách quan, rủi ro Tín dụng vẫn phát sinh gây ra những thiệt hại đối với Ngân hàng. 2.3.1. Tình hình nợ quá hạn. Ở bất kỳ Ngân hàng nào đều có tồn tại Nợ quá hạn nhưng ở mức độ khác nhau với Ngân hàng khác nhau. Nợ quá hạn là nguy cơ dẫn đến rủi ro Tín dụng Ngân hàng, Nợ quá hạn của Ngân hàng càng lớn thì ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng càng lớn. Do đó Ngân hàng phải hạn chế Nợ quá hạn ở mức cho phép để ít ảnh hưởng lớn đến Ngân hàng, muốn làm được điều này thì ngay từ khâu xét duyệt cho vay phải thẩm định dự án tốt sau đó phải thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Việc phát hiện rủi ro Tín dụng chính là phát hiện các khoản nợ quá hạn và nghiêm trọng hơn nữa là khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng để có thể thấy rõ tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh, ta tiến hành phân tích Nợ quá hạn. Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh 2008 – 2010. ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tăng trưởng 2009/2008 Tăng trưởng 2010/2009 1, Nợ quá hạn 23.98 28.60 49.28 19.3% 72.3% 2, Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464 14.5% 7.7% 3, Tỷ trọng (1/2) 1.20% 1.25% 2% 4.2% 60% (Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn) Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh 2008 – 2010 Qua bảng trên chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát về tình hình Nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Sài Gòn. Cụ thể là: Năm 2008, Nợ quá hạn là 23,98 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 1.20% trong tổng dư nợ. Năm 2009, Nợ quá hạn tăng lên 28,60 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 1.25% trong tổng dư nợ. Đến Năm 2010, con số này tăng lên đến 49,28tỷ VNĐ chiếm 2% trong tổng dư nợ. Như vậy Nợ quá hạn liên tục tăng trong những năm gần đây. Nếu như năm 2008 là 23,98 tỷ đồng thì năm 2010 tăng lên 49,28 tỷ đồng. Để đánh giá được ý nghĩa những con số này ta cần phải xét đến tỷ lệ: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Con số nợ quá hạn/ Tổng dư nợ qua các năm làm ta nhìn nhận một điều rằng Nợ quá hạn thật sự gia tăng theo cả chiều rộng và cả chiều sâu của nó và rất có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động Tín dụng của Ngân hàng. Con số Nợ quá hạn 1.25% năm 2009 và 2% năm 2010 là những con số chưa phải là cao so với các tổ chức Tín dụng khác song nó ảnh hưởng không ít tới chất lượng Tín dụng. Có thể nói ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động Tín dụng Ngân hàng, những ảnh hưởng đó còn kéo dài sang năm 2009, mặc dù tổng dư nợ gia tăng nhưng cũng kéo theo Nợ quá hạn gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay từ những năm trước đã đáo hạn nhưng chuyển sang năm khác mới chuyển sang Nợ quá hạn. Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu do nguyên nhân chủ yếu từ phía khách hàng, thông thường khách hàng không trả được nợ là do: kinh doanh thua lỗ, do sử dụng vốn sai mục đích, và do cố ý lừa đảo và còn do ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế năm 2008. Như ta đã biết trong cơ chế thị trường ngày nay các Doanh nghiệp ngoài việc phải cạnh tranh với nhau thì còn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do vậy, kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, Ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực am hiểu, cũng vì lý do kinh doanh gặp nhiều khó khăn mà nhiều khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết trong hợp đồng Tín dụng. Ngoài ra Nợ quá hạn còn phát sinh do các nguyên nhân khách quan trong đó chủ yếu là do cơ chế chính sách thay đổi. Tuy vậy ta thấy tỷ lệ Nợ quá hạn tuy ngày càng cao nhưng tỷ lệ Nợ quá hạn trong tổng dư nợ luôn ở dưới mức 3% điều này cho thấy Ngân hàng luôn đảm bảo mức dư nợ an toàn Tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cho phép. Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay. Công tác quản lý rủi ro Tín dụng của Ngân hàng hiện tại đạt kết quả tốt, vẫn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn trong phạm vi cho phép. Có thể phân loại nợ quá hạn theo kỳ hạn của khoản vay: Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay 2008 – 2010. ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Tổng Nợ quá hạn 23.98 28.6 49.28 4.62 19.3 20.7 72.3 NQH ngắn hạn 17.6 18.14 37.65 0.54 3.1 19.5 107.6 NQH trung, dài hạn 5.72 8.85 9.4 3.13 54.7 0.55 6.2 NQH khác 0.66 1.61 2.23 0.95 143.9 0.62 38.5 (Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn) Biểu đồ 2.6: Nợ qua hạn phân theo thời hạn cho vay 2008 – 2010. Qua bảng trên ta thấy được tỷ trọng Nợ quá hạn ngắn hạn luôn ở mức cao, Nợ quá hạn ngắn hạn đang có xu hướng tăng: Năm 2008 Nợ quá hạn ngắn hạn là 17.7 tỷ đồng, năm 2009 Nợ quá hạn ngắn hạn đạt 18.14 tỷ đồng, tăng 0.54% so với năm 2008. Năm 2010 Nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên rất nhanh, tăng 106.6% so với năm 2009. Nguyên nhân của Nợ quá hạn ngắn hạn cao là do thời hạn vay vốn ngắn, Ngân hàng cũng như khách hàng xác định thời gian cho vay không chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, do hàng hóa ứ đọng không bán được để thu vốn trả nợ Ngân hàng dẫn đến bị chiếm dụng vốn, vỡ nợ…cố tình chây ỳ không trả nợ Ngân hàng để sử dụng vaò mục đích kinh doanh khác. Trong khi đó Nợ quá hạn trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng Nợ quá hạn. Năm 2008, Nợ quá hạn trung dài hạn đạt 5.72 tỷ đồng. Năm 2009 Nợ quá hạn trung dài hạn là 8.85 tỷ đồng, tăng 54.7% so với năm 2008. Năm 2010, Nợ quá hạn trung dài hạn là 9.4 tỷ đồng, tăng 6.2% so với cuối năm 2009. Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế. Bảng 2.7: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 2008 – 2010. ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Tổng Nợ quá hạn 23.98 28.6 49.28 4.62 19.3 20.7 72.3 DN Nhà nước 5.67 6.4 7.6 0.73 12.87 1.2 18.8 DN Ngoài quốc doanh 13.96 16.99 35.54 303 21.7 18.6 109.2 Dân cư 4.35 5.21 6.14 0.86 19.8 0.93 17.9 (Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn) Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 2008 – 2010 Nhìn vào cơ cấu Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế,ta nhận thấy tỷ trọng Nợ quá hạn của thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước trong tổng Nợ quá hạn biến động qua từng năm. Năm 2008 là 5.67 tỷ đồng, năm 2009 là 6.4 tỷ đồng, tăng 12.87% so với năm 2008. Nợ quá hạn trong năm 2010 là 7.6 tỷ đồng, tăng 18.8%. Tuy Nợ quá hạn của thành phần kinh Doanh nghiệp Nhà nước tăng nhưng tỷ lệ biến động không nhiều. Đến khoản vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì các khoản Nợ quá hạn ở thành phần kinh tế này luôn tăng qua 3 năm. Năm 2008 là 13.96 tỷ đồng, năm 2009 là 16.99 tỷ đồng, tăng 21.7% so với năm 2008. Năm 2010 là 35.54 tỷ đồng, tăng 109.2% so với cuối năm 2009. Sở dĩ như vậy là do những năm qua Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập một cách ồ ạt mở rộng quy mô song lại tách rời khả năng tài chính của các Doanh nghiệp còn quá ít vốn thậm chí còn không có vốn hoạt động kinh doanh hay ra đời bằng vốn ảo (chủ yếu hoạt động bằng vốn vay hay vốn chiếm dụng), không tự chủ được về vốn vay nên kinh doanh thua lỗ, đó chưa kể rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua nước ta có thêm nhiều công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn, tuy nhiên công ty cổ phần do mới thành lập hay do chuyển từ Doanh nghiệp nhà nước sang và đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động vẫn chưa thực sự có kết quả do vậy tỷ lệ các khoản Nợ quá hạn của thành phần kinh tế này còn cao. Điều này cho thấy Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong việc xử lý các khoản Nợ quá hạn đã phát sinh và công tác phòng ngừa Nợ quá hạn. Về khoản vay đối với thành phần dân cư thì có tỷ lệ Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng Nợ quá hạn. Năm 2008 là 4.35 tỷ đồng, năm 2009 là 5.21 tỷ đồng, tăng 19.8% so với năm 2008. Năm 2010 là 6.14 tỷ đồng, tăng 17.9% so với năm 2009. Các khoản nợ thành phần dân cư ở Ngân hàng không chiếm tỷ trọng cao cả về dư nợ lẫn về tỷ lệ Nợ quá hạn. Chứng tỏ Ngân hàng không chú trọng lắm đến việc mở rộng các khoản cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên Ngân hàng cũng nên xem xét để khai thác tiềm năng từ thành phần kinh tế này và cần nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của cán bộ Tín dụng để luôn hạn chế rủi ro và tỷ lệ Nợ quá hạn ở mức thấp nhất. 2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu. Bảng 2.8: Kết cấu nợ xấu 2008 – 2010 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % (+/-) Số Tiền % (+/-) Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464 289 14.5 176 7.69 Tổng các khoản nợ xấu 13.98 16.42 30.28 2.44 17.5 13.7 84.4 Nhóm 3 7.19 10.5 18.7 3.31 46 8.2 78.1 Nhóm 4 6.1 4.3 10.2 -18 -29.5 5.9 137.2 Nhóm 5 0.69 1.62 1.38 0.93 134.8 -0.24 -14.8 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.70 0.72 1.23 (Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn) Biểu đồ 2.8: Kết cấu nợ xấu Tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng lên, đây là một tín hiệu xấu mà Ngân hàng cần quan tâm. Đặc biệt nợ nhóm 4 tăng 137.2%, từ 4.3 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 10.2 tỷ đồng năm 2010. Nợ nhóm 3 tăng 78.1%, từ 10.5 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 18.7 tỷ đồng năm 2010. Do đó việc quản lý nhóm nợ này cần phải được chú trọng hơn nữa, Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những khoản nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 lại có chiều hướng giảm xuống: giảm 0.93 tỷ đồng tương ứng với 14.8%, từ 1.62 tỷ đồng năm 2009 giảm xuống còn 1.38 tỷ đồng vào năm 2010. Đây là một dấu hiệu tốt đối với nhóm nợ này, do đó Ngân hàng cần tiếp tục phát huy để cải thiện tình hình nợ xấu. Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy được tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng biến động qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu này là 0.72% tăng so với năm 2008 là 0.70%, vì năm 2009 là năm các Doanh nghiệp làm ăn có thể nói là gặp nhiều biến động, lợi nhuận thấp hơn so với năm trước vì thế tình hình trả nợ vay ít khả quan hơn. Còn nă 2010 tỷ lệ nợ xấu lại tăng rất cao, do năm nay vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng vẫn chưa được khắc phục các Doanh nghiệp liên tục gặp nhiều khó khăn nên việc làm ăn lúc nào cũng gặp bất trắc, điều này làm cho lợi nhuận của Doanh nghiệp lỗ. Vì thế, việc trả nợ cho Ngân hàng cũng đành “trì hoãn”. Đó là lý do vì sao mà năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng lại cao đến như thế tăng đến 84.4% so với năm 2009. 2.3.3. Hệ số rủi ro Tín dụng. Bảng 2.9: Hệ số rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng dư nợ cho vay 1,999 2,288 2,464 Tổng tài sản có 3,943 4,156 4,321 Hệ số rủi ro Tín dụng 50.70% 55.05% 57.02% (Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Sài Gòn) Biêu đồ 2.9: Hệ số rủi ro Tín dụng Nhìn vào hệ số rủi ro ta thấy được tỷ trọng của các khoản mục Tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro Tín dụng cũng sẽ cao. Quan sát biểu đồ ta thấy hệ số Tín dụng tăng qua các năm, điều này cho ta thấy được rằng Tín dụng của Ngân hàng chưa được tốt cho lắm. Để hệ số này không tăng nữa Ngân hàng cần phải sàn lọc khách hàng, chú trọng nhiều hơn nữa vào công tác thẩm tra, thẩm định dự án, phương án vay nhằm nâng cao chất lượng Tín dụng hơn nữa. Còn đối với khách hàng thân thuộc, Ngân hàng nên có chính sách giảm lãi suất cho vay để giữ khách hàng. 2.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN. 2.4.1. Quy trình quản lý rủi ro Tín dụng. Hiện nay tại mô hình quản lý Tín dụng tại hệ thống NHNo&PTNT là mô hình một cửa, các cán bộ Tín dụng phải thực hiện tất cả các khâu của quá trình Tín dụng, cho nên quy trình quản lý rủi ro cũng gắn liền với quy trình quản lý Tín dụng và cán bộ Tín dụng là người trực tiếp thực hiện tất cả các khâu trong quy trình này. Quy trình quản lý rủi ro Tín dụng tại NHNo&PTNN có bốn giai đoạn cơ bản: khởi đầu và giải ngân; giám sát và quản lý; thu hồi và xử lý nợ; thẩm định lại rủi ro Tín dụng. Xây dựng và thực hiện tốt quy trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, rủi ro, nâng cao chất lượng Tín dụng. Khởi đầu và giải ngân: Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình. Tiến hành cụ thể như việc thu thập thông tin, thẩm định khách hàng,... So sánh kết quả xếp hạng khách hàng nội bộ với xếp hạng của các cơ quan xếp hạng bên ngoài (hiện tại là CIC) Phân tích cơ cấu nợ, mục đích là để xác định những tác động của cơ cấu nợ đối với nguy cơ vỡ nợ của khách hàng. Nếu cơ cấu nợ không hợp lý và hiệu quả thì người trả nợ sẽ bị hạ thấp loại xếp hạng. Hai khâu này cần phải được tiến hành phối hợp cùng với nhau mới phát huy được tối đa hiệu quả. Sau khi phân tích, đánh giá, thẩm định khách hàng, hồ sơ được duyệt, các Ngân hàng tiến hành soạn thảo hồ sơ Tín dụng mang tính ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý và giải ngân. Giám sát và quản lý: Trong thời hạn khoản vay, cán bộ Tín dụng tiến hành theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đảm bảo và đầy đủ. Mục đích nhằm giúp phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa. Việc giám sát và quản lý sau cho vay luôn được quan tâm sát sao, giúp các Ngân hàng gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Ðịnh kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực, khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động của thị trường, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng. Việc theo dõi và giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay để nhằm kiểm soát việc hoàn trả nợ gốc, lãi cho vay đúng hạn, kịp thời phản ánh những dấu hiệu rủi ro đến từ phía khách để có các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn những cam kết. Việc kiểm tra và giám sát được NHNo&PTNT VN quy định tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay. Quá trình kiểm tra giám sát khoản vay tại hệ thống NHNo&PTNT được tiến hành như sau: - Mở sổ sách theo dõi: thông tin của các khoản vay được mở sổ theo dõi theo hợp đồng Tín dụng và theo dõi trên phần mềm điện toán IPCAS. - Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay. + Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ: kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân. Có thể kiểm tra định kỳ tháng, quý, hoặc kiểm tra đột xuất. + Kiểm tra tại hiện trường: thị sát tiến độ thực hiện, thị sát vật chất. + Lập biên bản kiểm tra: Được thực hiện sau khi cán bộ Tín dụng đã tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn và vật tư đảm bảo nợ vay Ngân hàng. Nếu có dấu hiệu rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì cán bộ Tín dụng phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên để có hướng giải quyết đúng đắn. - Kiểm tra, phân tích hiệu quả vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và đảm bảo Tín dụng của khách hàng. + Trước khi nhận được báo cáo: đánh giá tiến độ thực hiện dự án, đánh giá, phân tích hiệu quá tình hình tài chính + Khi nhận được báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của khách hàng: tiến hành theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính, phân tích bảo đảm Tín dụng - Kiểm tra các tài sản đảm bảo tiền vay: kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay, kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị…Nếu trường hợp đảm bảo là bảo lãnh bên thứ ba thì phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVANCHUNG.doc
  • docBIA.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docxMỤC LỤC.docx
Tài liệu liên quan