Luận văn Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định

LỜI CAM ĐOAN .i

MỤC LỤC.ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: .iv

LỜI NÓI ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: .4

ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ .4

VỐN ĐT – XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. .4

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐT-XDCB TỪ NSNN.4

1.1.1. Khái niệm ĐT-XDCB.4

1.1.2. Vai trò của đầu tư – xây dựng cơ bản đối với tăng trưởng nền kinh tế. .5

1.1.3. Đặc điểm ĐT-XDCB từ NSNN. .7

1.1.4. Phân loại ĐT-XDCB.11

1.1.5. Chức năng ĐT-XDCB. .13

1.1.6. Vốn và nguồn vốn ĐT-XDCB từ NSNN.14

1.2. HIỆU QUẢ VỐN ĐT-XDCB TỪ NSNN .16

1.2.1. Khái niệm hiệu quả VĐT-XDCB. .16

1.2.2. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả VĐT-XDCB.18

1.2.3. Các chỉ tiêu để sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT-XDCB.19

1.2.4. Các nhân tố tác động đến hiệu quả VĐT - XDCB từ NSNN. .27

1.2.5. Một số bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sử dụng

VĐT-XDCB có hiệu quả.30

Kết luận chương 1:.34

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ – XÂY

DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM

ĐỊNH .35

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH. 35

2.1.1. Đặc điểm, khái quát về tỉnh Nam Định. .35

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. .36

2.2. THỰC TRẠNG ĐT-XDCB VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VĐT-XDCB TỪ

NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOANH 2008-2012 .41

2.2.1. Tình hình ĐTPT toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2008-

2012. .41

2.2.2. Tình hình hiệu quả sử dụng VĐT – XDCB trên địa bàn tỉnh Nam Định.42

2.2.2.1. Tình hình đầu tư XDCB theo ngành. .44

pdf116 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2010, Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Big C của Pháp mở Trung tâm thương mại và siêu thị Thiên Trường, với số vốn đầu tư đăng ký là 3,2 triệu USD, đã góp phần tạo bước đột phá cho Nam Định trong lĩnh vực thương mại, mà cụ thể là bán lẻ hàng hoá. Hơn hai năm qua, dự án được thực hiện theo đúng tiến độ cam kết và triển khai rất hiệu quả. 49 Mặc dù vậy, siêu thị của Tập đoàn Big C đặt chân tại Nam Định và gần đây nhất là công ty cổ phần Micom đã đi vào hoạt động Trung tâm thương mại Micom tại Nam Định đã dẫn đến việc phá sản của một số siêu thị nhỏ đã được mở ra trước đó do không thể cạnh trạnh nổi về giá cả, chất lượng và chiến lược marketing của một Tập đoàn lớn. Ngoài ra, Nam Định cũng chưa thu hút được dự án FDI về các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, văn hoá, du lịch, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, hàm lượng chất xám, đào tạo lao động, ... Kết quả đầu tư xây dựng đạt được từ hoạt động đối ngoại như sau: ▪ Dự án đầu tư trang thiết bị Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh, nguồn ODA của Tây Ban Nha. ▪ Triển khai đề tài xử lý môi trường làng nghề Vân Tràng và Thu gom chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh. ▪ Dự án cấp nước sạch Gôi - Vụ Bản VIE/012 (viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Luxembourg). ▪ Dự án sản xuất gạch bền vững do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ không hoàn lại (được tách ra từ dự án phát triển đô thị NUDP). ▪ Dự án viện trợ cho Trường tiểu học xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường của Tổ chức VietNam Childrens Fund - USA, với mức viện trợ 892 triệu đồng. ▪ Dự án trồng rừng ngập mặn, phòng ngừa thảm hoạ do Hội Chữ thập đỏ tỉnh làm chủ dự án. Nhà tài trợ là Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch. ▪ Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch viện trợ 2,2 tỷ đồng cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi thuộc xã Hải Lý - Hải Hậu. + Về xuất, nhập khẩu: Xuất khẩu hàng hoá 5 năm tăng trưởng khá. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá cả giai đoạn đạt 440,48 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 16%/năm. Trong đó các doanh nghiệp địa phương có tốc độ tăng trưởng cao đạt 17,4%/năm, doanh nghiệp trung ương đạt 8,6%/năm. Khối lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng khá như hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, thịt đông 50 lạnh Hiện có 41 doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn. Hàng hoá của tỉnh đã xuất khẩu vào thị trường 40 nước và vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Canada, EU, ASEAN + Nhập khẩu hàng hoá 5 năm tổng giá trị nhập khẩu trên địa bàn tỉnh ước đạt 260,2 triệu USD, tốc độ tăng bình quân khoảng 15,3%/ năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu ngành may, linh kiện ô tô, xe máy, điện lạnh, thuốc tân dược, hàng tiêu dùng - Hệ thống cơ sở hạ tầng: Hệ thống hạ tầng được nâng cấp phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều công trình trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện lực, trường học, bệnh viện, khu, cụm công nghiệp, chợ, trụ sở xã, giao thông nông thôn.... Cơ bản hoàn thành nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện.. UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành ngay trong năm 2012 một số dự án chiến lược, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Tập trung đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm khác như: Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Bảo Minh, khu công nghiệp Mỹ Lộc, khu công nghiệp Mỹ Trung, khu công nghiệp Nghĩa An, khu công nghiệp Trung Thành, khu công nghiệp Thịnh Long, khu công nghiệp Nghĩa Bình, khu công nghiệp Tàu Thuỷ, khu công nghiệp Xuân Kiên và cum công nghiệp La Xuyên, dự án Văn hóa Trần, Bệnh viện 700 giường, các dự án xây dựng Thành phố Nam Định trở thành đô thị loại 1 và trung tâm vùng nam đồng bằng sông Hồng, các dự án đê kè phòng chống bão lụt, khởi công một số công trình lớn: Đường nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21 có cầu Tân Phong; đường 56 (đoạn từ cầu Hà Lạn đến Thị trấn Liễu Đề); Nhà thi đấu đa năng phục vụ Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII vào năm 2014... Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 37.400 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 40 xã, phường thị trấn được tỉnh hỗ trợ 44 tỷ đồng, nâng cấp trụ sở làm việc từ ngân sách. Đến nay đã có 25 dự án được cấp kinh phí, với tổng số tiền 28 tỷ 320 triệu đồng, trong đó có 24 dự án đã khởi công xây dựng, 6 dự án đã 51 hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng, gồm trụ sở các phường: Trần Tế Xương, Nguyễn Du (tp Nam Định); thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng); các xã Hải Quang (Hải Hậu) và Yên Lợi (Ý Yên). 18 dự án đang triển khai thi công ở 9 huyện gồm: Hải Hậu có 2 dự án, Nghĩa Hưng 2 dự án, Giao Thủy 2 dự án, Xuân Trường 1 dự án, Ý Yên 2 dự án, Trực Ninh 3 dự án, Vụ Bản 2 dự án và Mỹ Lộc 1 dự án, hiện vẫn còn 16 dự án chưa khởi công xây dựng. Riêng dự án xây dựng trụ sở xã Lôc An (tp Nam Định) đang điều chỉnh quy hoạch địa điểm xây dựng. Trong số 15 dự án thuộc 8 huyện chưa khởi công có 6 dự án đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đã tiến hành đấu thầu và chuẩn bị khởi công làm trụ sở các xã: Hải Phú, Hải Trung (Hải Hậu); Yên Phú, Yên Khang (Ý Yên); Xuân Hòa (Xuân Trường); Mỹ Tân (Mỹ Lộc); 4 dự án đang chấm thầu và trình kết quả đấu thầu, gồm trụ sở các xã: Nghĩa Lạc (Nghĩa Hưng); Xuân Tân (Xuân Trường); Việt Hùng (Trực Ninh); Đại An (Vụ Bản) và dự án chuẩn bị đấu thầu là trụ sở các xã: Xuân Đài (Xuân Trường); Nam Cường, Nam Dương (Nam Trực); Hải Đông (Hải Hậu) và Hoàng Nam (Nghĩa Hưng). + Về giao thông, đã hoàn thành đưa vào sử dụng Quốc lộ 21 Nam Định - Thịnh Long; Tỉnh lộ 490C từ Nam Định đến phà Thịnh Long; Tuyến đường bộ mới (BOT) Nam Định - Phủ Lý; đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua địa phận huyện Ý Yên cầu Tân Đệ, quốc lộ 10 đi qua Nam Định, nâng cấp cải tạo quốc lộ Nam Định - Phủ lý và nhiều cầu trên quốc lộ 21B, đường 56 đoạn Vụ Bản - Mỹ Lộc. Nâng cấp trải nhựa được 358 km đường giao thông nông thôn, xây dựng một số bến phà phục vụ vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân. Đã xây dựng cầu Nam Định qua sông Đào, tuyến tránh thành phố và cầu vượt đường sắt, nối quốc lộ 10 với quốc lộ 21. Dự án S2 và S3 do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, sử dụng vốn dư đấu thầu quốc lộ 10, nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm thi công, hai dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Dự án S2 là tuyến đường làm mới, nối quốc lộ 10, kéo dài tuyến tránh thành phố Nam Định đến quốc lộ 21B, tổng chiều dài toàn tuyến là 6,9 km, mặt cắt ngang 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Trên tuyến có 2 cầu lớn gồm cầu vượt sông Đào và cầu vượt đường sắt tại nút giao Lộc An; mặt cầu rộng 22,7 m, có dải phân cách giữa; 8 52 cống hộp và 21 cống tròn. Toàn tuyến có hệ thống điện chiếu sáng. Các hạng mục công trình toàn tuyến được thi công bằng các công nghệ thi công cầu, đường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự án do liên danh nhà thầu Cienco 4 và Tổng Cty xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) thi công. Dự án S3 cải tạo nâng cấp tuyến đường 56 nối quốc lộ 21A với quốc lộ 10 (đoạn từ xã Mỹ Thuận - Mỹ Lộc đến thị trấn Gôi - Vụ Bản), đi qua quần thể di tích văn hoá Phủ Giày, quy mô đường cấp III đồng bằng. Đây là dự án đầu tư hạ tầng giao thông lớn nhất trên địa bàn tỉnh ta từ trước tới nay. Hai tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng có ý nghĩa quan trọng cải thiện, tăng năng lực giao thông huyết mạch cho tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển. + Về Thuỷ lợi: Hoàn thành kiên cố hóa 35 km đê biển; cứng hóa 38,9 km đê biển và 88,8 km đê sông; kiên cố hóa 154 km kênh cấp 1, 257 km kênh cấp 2 và 528 km kênh cấp 3; xây dựng mới 42 cống dưới đê. Đã xây dựng tường kè Thành phố Nam Định, kè PAM đê biển Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, kè sông của Mỹ Lộc, trạm bơm Vĩnh Trị 2, hệ thống tưới Bình Hải 2,đầu tư kiên cố hoá 471 km kênh mương, nâng cấp hệ thống đê điều, xây dựng nhiều công trình nước sạch nông thôn, các trạm, trại giống cây, giống con, nhà máy chế biến nông sản.v.v + Về điện: Hệ thống điện lưới quốc gia của tỉnh đã đạt 100% hộ dân trong tỉnh có điện dùng. Ngành điện đã đầu tư trên địa bàn 1.824 tỷ đồng, trong đó đầu tư tại khu vực nông thôn là 1.332 tỷ đồng, khởi công 50 dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống điện, hoàn thành dự án chống quá tải cho lưới điện trung thế khu vực nông thôn, cơ bản cấp điện ổn định cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh. + Về thông tin liên lạc: Được hiện đại hoá và phát triển mở rộng theo hướng hiện đại, 100% xã, thị trấn có điểm bưu điện – văn hoá. - Doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 924 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Đảm bảo hoạt động ổn định Cổng thông tin điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; 100% các sở, ngành, UBND huyện, thành phố đã xây dựng, nâng cấp cổng, trang thông tin điện tử cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành và bộ 53 thủ tục hành chính của các cấp chính quyền trên cổng thông tin. Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015. + Về công trình phúc lợi: Hệ thống trường học, bệnh viện, nơi vui chơi, khu văn hoá thể thao, sân vận động Thiên Trường, khởi công dự án trùng tu khu Di tích lịch sử Đền Trần - Bảo Lộc, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại huyện Xuân Trường + Về nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản huy động từ nguồn đóng góp của dân tăng nhanh từ 3.130 tỷ đồng giai đoạn 2003-2007 lên 5.229 tỷ đồng giai đoạn 2008-2012 Đây là con số xin đưa ra còn ở mức khiêm tốn, do các nguồn đóng góp của dân rất lớn mà chúng ta không thể thống kê hết được. phải nói rằng bộ mặt nông thôn được đổi mới trong những năm vừa qua, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục. Tính đến năm 2012 toàn tỉnh có 98 làng nghề tăng 11 làng nghề so với năm 2008 với gía trị sản xuất đạt 3.864 tỷ đồng, đường giao thông liên thôn, liên xã, đầu tư kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp hệ thống đê điều, công trình điện, trạm xá, trường học phần lớn là từ nguồn này. Ưu điểm lớn nhất trong việc sử dụng nguồn vốn này là đã gắn liền với việc tạo công ăn việc làm cho người dân, người dân được trực tiếp tham gia quản lý, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí không tính vào giá trị công trình nên giá thành công trình rẻ, chất lượng đảm bảo. + Về chuyển dịch cơ cầu kinh tế: Do sự tác động của VĐT toàn xã hội được phân bổ tương đối hợp lý theo cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đã làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (nguồn VĐT phân bổ cho Ngành NLTS 21%, công nghiệp xây dựng 37%, dịch vụ 42%). Để thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH mà Nghị quyết đã đề ra, tranh thủ và tìm mọi giải pháp, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút VĐT nước ngoài thì điều kiện tiên quyết mà tỉnh phải thực hiện là tập trung vào cơ sở hạ tầng, tiếp đến là đầu tư cho ngành công nghiệp xây dựng nhằm để tạo ra cơ sở sản xuất 54 mang tính đột phá trong phát triển kinh tế. Xem xét bảng số liệu dưới đây ta thấy rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định. Bảng 2.10: Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất (2008-2012) Đơn vị tính : % TT Ngành 2008 2009 2010 2011 2012 BQ 2008- 2012 Tổng số 100 100 100 100 100 100 1 Nông nghiệp 30,20 30,61 29,77 29,80 28,80 29,84 2 CN-XD 34,69 34,25 34,44 34,31 34,05 34,35 3 DV 35,11 35,14 31,10 35,89 37,15 35,82 Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam định tại hội đại biểu lần thứ XVIII. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy rằng xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành: - Ngành Nông nghiệp chuyển dịch theo xu hướng giảm dần, năm 2008 là 30,2% tổng giá trị sản xuất thì đến năm 2012 giảm xuống còn 28,8%. - Ngành công nghiệp, xây dựng từ 34,69% năm 2008 giảm xuống 34,05% năm 2006. - Ngành dịch vụ năm 2008 là 35,11% đến năm 2012 tăng lên 37,15%, xu hướng chuyển dịch này là tích cực, song do VĐT toàn xã hội so với nhu cầu để phát triển và chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế là còn quá khiêm tốn, chưa đủ sức tác động để tạo ra một sự đột biến một cách rõ nét. Chính vì thế quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm, thay vì cơ cấu nông nghiệp phải ở mức thấp hơn để dành cho ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ ở mức cao hơn nữa. * Lợi ích về mặt xã hội: - Về giáo dục và đào tạo: Nhờ có đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng 4.166 phòng học đạt chuẩn quốc gia. 100% xã, phường, thị trấn trong 55 tỉnh xây dựng được trung tâm học tập cộng đồng. Toàn tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Quy mô đào tào tạo, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển. Đã xây dựng tu sửa Đại học Điều Dưỡng Nam Định, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, Cao đẳng Xây dựng Nam Định đầu tư vào ngành giáo dục với trang thiết bị bổ trợ cho quá trình học tập. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục giữ vững truyền thống dạy tốt học tốt, 10 năm liên tục là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc. Công tác xã hội hoá giáo dục được mở rộng, quy mô giáo dục phát triển, chất lượng giáo dục được nâng lên. Số học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế và đỗ thủ khoa vào các trường đại học chuôn chiếm vị trí cao. - Về công tác Khoa học - Kỹ thuật: được quan tâm chỉ đạo và có bước phát triển. Đã thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng thương hiệu Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO:9001, hoàn thành và xuất bản cuốn “Địa chí tỉnh Nam Định” được dư luận hoan nghênh. - Về sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân: có nhiều cố gắng, không để dịch bệnh lớn xảy ra, góp phần kiểm soát được các bệnh dịch ở người và dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1, H7N9. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, đã có 140 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. - Công tác dân số, gia đình và trẻ em: đạt kết quả khá, đã giảm tỷ suất sinh bình quân mỗi năm 0,3 – 0,4‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,1% năm 2007 giảm xuống còn 0,9% năm 2012. Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 22% xuống còn 18%. Tuổi thọ bình quân từ 68,7 nâng lên 71 tuổi. - Các hoạt động thể thao, văn hoá, truyền hình: Nhiều hội thể thao quần chúng ra đời, làm cho phong trào rèn luyện thân thể trong các tầng lớp nhân dân được mở rộng. Cơ sở vật chất đầu tư cho ngành Thể dục - Thể thao được tăng cường. Đã tổ chức thành công nhiều giải cấp quốc gia, quốc tế, tạo ấn tượng tốt đẹp 56 trong lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Trong lĩnh vực văn hoá, đã hoàn chỉnh bổ xung quy ước xây dựng nếp sống văn hoá, đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đạt kết quả thiết thực, đã có 270 làng (thôn, xóm, miền dân cư) bằng 9,1% đạt tiêu chuẩn văn hoá cấp tỉnh, 500 làng bằng 17% đạt tiêu chuẩn cấp huyện và 55,6 % đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hoá. - Về công tác xóa đói, giảm ngèo và giải quyết việc làm: Trong 5 năm qua xuất khẩu lao động được 8.500 người giải quyết việc làm cho 190.300 lượt người. Tỷ lệ thất nghiệp đô thị từ 6,1% năm 2007 giảm xuống còn 4,8% năm 2012, chính vì vậy công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả tỷ lệ hộ nghèo 5 năm qua giảm nhanh, từ 12,5% năm 2007 giảm xuống 5,8% năm 2012. - Về công tác quốc phòng, an ninh: Quốc phòng an ninh được giữ vững, đã tổ chức 5 cuộc diễn tập quốc phòng, 40 cuộc diễn tập chiến đấuxây dựng lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội biên phòng giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo. Đạt được những thành quả trên là do bao gồm những nguyên nhân chủ yếu sau đây: a) Những nguyên nhân khách quan: Một là: Việc hoạch định và thực hiện các đường lối đổi mới của Đảng ta trong những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng XHCN. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với tính chất, trình độ và yêu cầu phát triển của sức sản xuất, giải phóng và phát huy tiềm năng to lớn trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi khai thác tiềm lực bên ngoài. Chính nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà Nam Định là tỉnh có nền kinh tế mà sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, thu ngân sách thấp, đến nay đã có những thành quả như đã trình bày ở trên. Hai là: Do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ làm cho qúa trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của các nước phát triển và đồng thời đi đôi với khuynh hướng ngày càng quan tâm hơn nhiều đến việc nâng đỡ hỗ trợ các nước nghèo tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện thực tế qua sự thay đổi rõ rệt của 57 dòng lưu chuyển vốn quốc tế so với trước đó. Với sự giúp đỡ từ nguồn lực bên ngoài, tỉnh Nam Định đã tiếp nhận được qua con đường xuất nhập khẩu, con đường tiếp nhận công nghệ hiện đại, tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài, với phương thức quản lý hiện đại. Đây là yếu tố quan trọng và tích cực góp phân tạo nên những thành công trong lĩnh vực đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định. Ba là: Nam Định có nhiều tiềm năng như: tài nguyên, thiên nhiên, nguồn lao động. Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hoá được Nhà nước xếp hạng là nơi giao lưu văn hoá , kinh tế thuận lợi trong thời gian qua được khơi dậy và phát huy tác dụng. b) Những nguyên nhân chủ quan: Một là: Nguyên nhân bao trùm nhất để đạt được những thành công trong những năm qua là Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Nam Định đã nỗ lực phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết lần thứ XVIII của Đảng bộ Tỉnh Nam Định đã đề ra những chính sách và giải pháp lớn phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng sát với tình hình thực tế của Tỉnh. Chính những chính sách và giải pháp đúng đắn đó đã phát huy được sức mạnh nội lực của Tỉnh, đồng thời thu hút được sự giúp đỡ hỗ trợ từ các nguồn ngoại lực. Hai là: Tỉnh Nam Định trong quá trình phát triển kinh tế của mình đã thực hiện tốt phương châm kết hợp giữa các nguồn lực trong tỉnh và thu hút nguồn lực ngoài tỉnh. Mặc dù về mặt địa lý có những thuận lợi nhất định, song Nam Định vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, một trong những khó khăn đó là cơ sở hạ tầng còn quá yếu kém, là yếu tố hạn chế rất lớn để thu hút VĐT từ ngoại tỉnh vào đầu tư trong tỉnh. Nhận thức rõ được điều đó, một mặt tỉnh cũng đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, một mặt bằng những chính sách, cơ chế về tài chính, tín dụng, đất đai, chính sách hỗ trợ đầu tư trở lại .v.vđể thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Ba là: Đa dạng hoá nguồn VĐT và sử dụng VĐT cơ bản là đúng mục đích. Với nền kinh tế nhiều thành phần vốn huy động cho đầu tư từ nhiều nguồn và được tăng nhanh về số lượng, với vai trò chủ đạo nguồn VĐT từ NSNN, mỗi nguồn 58 vốn đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong quá trình đầu tư. VĐT từ NSNN chủ yếu tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH, an ninh quốc phòng. Các dự án đầu tư từ NSNN chủ yếu vào các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước.v.v Nguồn vốn ODA là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nó cũng chính là nguồn thu của NSNN, nguồn vốn này cũng chủ yếu tập chung vào phát triển cơ sở hạ tầng: Điện, giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, cấp thoát nước, xoá đói, giảm nghèo, giáo dục, y tế, kế hoạch hoá gia đình.v.v Nguồn vốn tín dụng ưu đãi là nguồn vốn từ NSNN dùng để cho vay ưu đãi, bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Trong thời gian qua đã tập trung đầu tư cho một số dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời đã thể hiện vai trò đòn bẩy quan trọng để thực hiện đổi mới hình thức quản lý đầu tư xây dựng có tác động mạnh mẽ đến trách nhiệm của các đơn vị vay vốn. Bốn là: VĐT tập trung có trọng điểm, cơ cấu của trung ương phù hợp với định hướng phát triển KT-XH. Tỉnh luôn chú trọng phân bổ VĐT phù hợp với định hướng phát triển KT-XH. Với cơ cấu bố trí VĐT của trung ương qua từng năm, ưu tiên cho dịch vụ và hạ Năm là: Hàng năm tỉnh luôn có cơ chế phân công phân cấp, quản lý và điều hành ngân sách, tiết kiệm chi ngân sách để tập trung cho đầu tư phát triển. Chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý, thưởng vượt thu ngân sách, thưởng vượt thuế xuất nhập khẩu, khuyến khích các huyện, các ngành tăng thu để đầu tư trở lại. Chính sách khuyến khích đổi đất lấy công trình, chính sách trừ tiết kiệm trong ĐT-XDCB. Hàng năm đã tiết kiệm được khoản lớn để dành cho ĐTPT. Sáu là: Thường xuyên cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐT-XDCB như: quy trình cấp, thẩm định dự án đầu tư, quy trình thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, quy trình tổ chức đấu thầu, quy trình quyết toán.v.vđã rút ngắn thời 59 gian thẩm định, giảm bớt phiền hà nhanh chóng đưa dự án vào thực hiện làm cho hiệu quả VĐT tăng lên. Bảy là: công tác quản lý ĐT-XDCB ngày càng đi vào nề nếp. Số người hoạt động trong lĩnh vực quản lý ĐT-XDCB ngày càng tăng kể cả số lượng và chất lượng. Trình độ các Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn ngày càng được nâng lên, máy , móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đầu tư cũng thường xuyên đổi mới. Tin học hoá trong lĩnh vực quản lý đầu tư, trang bị máy móc về giám định công trình.v.v 2.2.3.2. Những mặt tồn tại và những nguyên nhân hạn chế trong sử dụng VĐT- XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Bên cạnh những thành công đã đạt được như đã trình bày ở trên trong lĩnh vực ĐT-XDCB từ NSNN, thì việc ĐT-XDCB và sử dụng VĐT-XDCB trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2008-2012 đã bộc lộ nhiều mặt tồn tại và hạn chế đó là: ¾ Những mặt còn tồn tại +) Khối lượng VĐT ít nhưng đầu tư còn dàn trải: Nam Định là tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, thu ngân sách thấp, mức tiết kiệm từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh cho đầu tư phát triển còn quá nhỏ bé, lượng vốn huy động được còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư của tỉnh. Chính vì lẽ đó mà nhiều dự án đầu tư quan trọng của tỉnh không đủ vốn để tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểm trong thời gian ngắn, buộc phải dàn trải, kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT. Mặt khác nguồn vốn đầu tư từ ngân sách ít nhưng còn mang nặng tính bao cấp, nhiều dự án của DNNN không thuộc đối tượng đầu tư từ ngân sách nhưng vẫn được bố trí vốn NSNN. Nhiều dự án đáng lẽ ra không phải bảo lãnh hoặc là tỉnh chưa đủ tiềm lực để bảo lãnh nhưng tỉnh vẫn đứng ra để bảo lãnh gây nên một gánh nợ lớn cho NSNN. Chính những công trình, dự án có số phận như: chậm hoàn thành, đầu tư không đúng, dàn trải, không kịp thời đưa vào khai thác sử dụng... một mặt làm thất thoát tiền bạc nhưng mặt khác còn trầm trọng hơn nữa là lực cản của sự phát triển của nền kinh tế đất nước, làm giảm tốc độ tăng trưởng. +) Chưa thực hiện tốt quy trình quản lý và thực hiện dự án đầu tư: 60 Một là, Quy trình chủ trương đầu tư chưa được thống nhất, chủ trương đầu tư quá nhiều, hầu hết ở dạng công văn của UBND tỉnh hoặc thông báo của văn phòng Tỉnh uỷ, văn phòng UBND tỉnh về kết luận của các đồng chí lãnh đạo khi làm việc với các ngành, các huyện, các đơn vị. Chủ trương đầu tư chỉ mới nói đến sự cần thiết phải đầu tư, chưa đề cập đến những nội dung quan trọng như: Dự kiến quy mô, công suất định hướng về công nghệ, thiết bị, nguồn vốn huy độngdẫn đến tình trạng dự án đầu tư được thẩm định quá nhiều so với khả năng huy động vốn. Thứ tự ưu tiên chuẩn bị đầu tư của các dự án thiếu chính xác, nguồn vốn chi trong dự án đầu tư được duyệt hầu hết là nguồn vốn NSNN, vay tín dụng ưu đãi hoặc ghi chung chung “Nhà nước và nhân dân cùng làm” dẫn đến tình trạng triển khai dự án đầu tư phân tán, kéo dài thời gian quy định, thậm chí có những dự án đầu tư sau khi phê duyệt không triển khai thực hiện được. Có nhiều dự án chưa đầy đủ thủ tục những vẫn được ghi chỉ tiêu vốn, do vậy công tác lập dự án đầu tư thường qua loa sơ sài, chủ đầu tư thúc ép cơ quan tư vấn và cơ quan thẩm định dự án nhanh chóng hoàn thành hồ sơ thủ tục để triển khai dự án nếu không sẽ bị mất vốn mà không chú trọng đến hiệu quả của dự án. Trong quá trình xây dựng có nhiều biểu hiện các cơ quan Nhà nước can thiệp sâu đến quyền và trách nhiệm của chủ dự án điều này đã gây nên sự đùn đẩy trách nhiệm của chủ dự án. Hai là, việc thanh toán vốn cho các công trình còn quá chậm kể cả vốn chương trình mục tiêu và chương trình quốc gia. Tình trạng vốn chờ công trình còn phổ biến. Theo số liệu báo cáo của liên ngành Tài chính Kho bạc Nhà nước số liệu vốn ĐT-XDCB tính đến 31/12/2011 còn ứ đọng không có khối lượng để thanh toán như sau: Năm 2011 chuyển sang năm 2012: 215,6 tỷ đồng. Trong khi đó một số công trình lớn của tỉnh cần vốn để đầu tư lại không có. Rõ ràng cho thấy đây cũng là biểu hiện về sử dụng VĐT kém hiệu quả. Ba là, công tác quyết toán VĐT-XDCB còn nhiều hạn chế. Quyết toán VĐT-XDCB hoà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272445_1016_1951719.pdf
Tài liệu liên quan