Luận văn Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, KHUNG vi

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 3

1.1. Nhân tố cơ bản tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 3

1.1.1. Hệ thống thuế quan của EU 3

1.1.1.1. Thuế nhập khẩu 3

1.1.1.2. Thuế ưu đãi 3

1.1.1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT) 6

1.1.1.4. Thuế nông sản và hải sản: 6

1.1.2. Hệ thống phi thuế quan của EU 7

1.1.2.1. Quy định của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm 7

1.1.2.2. Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi 20

1.1.3. Nhân tố khác tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 21

1.1.3.1. Các đối thủ cạnh tranh 21

1.1.3.2. Thiếu hụt nguồn nguyên liệu có chất lượng 21

1.1.3.3. Khoảng cách địa lý 22

1.1.3.4. Chỉ số tự do kinh tế 22

1.2. Nhập khẩu thủy sản của EU 23

1.2.1. Về tập quán tiêu dùng 23

1.2.2. Về kênh phân phối của EU 24

1.2.3. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU 24

1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 26

1.3.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất và nuôi trồng thủy sản 26

1.3.1.1. Năng lực sản xuất và khai thác thủy sản 26

1.3.1.2. Giá trị thủy hải sản trong nuôi trồng và khai thác 28

1.3.2. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 30

1.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 30

1.3.2.2. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 32

 

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 34

 

2.1. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 34

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 34

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 36

2.1.3. Giá cả các mặt hàng thủy sản tại thị trường EU 38

2.2. Xu hướng nhập khẩu thuỷ sản của EU từ năm 2008 – 2010 40

2.2.1. Xu hướng nhập khẩu chung 40

2.2.2. Xu hướng nhập khẩu cá ngừ đông lạnh 40

2.2.3. Xu hướng nhập khẩu tôm đông lạnh 42

2.2.4. Xu hướng nhập khẩu mực và bạch tuộc 45

2.3. Chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam 48

2.3.1. Hệ thống phân cấp kiểm soát 48

2.3.2. Nội dung hoạt động của chương trình 50

2.3.3. Kết quả của chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại Thuỷ sản 51

2.3.4. Kết luận rút ra từ chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại 55

2.4. Phân tích định tính các nhân tố tác động tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU 56

2.4.1. Hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU 56

2.4.1.1. Tác động từ rào cản kỹ thuật của EU 56

2.4.1.2. Mối đe dọa từ pháp luật chống bán phá giá của EU 58

2.4.2. Tỷ giá hối đoái USD/VNĐ 61

CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO 66

3.1. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU 66

3.1.1. Phương pháp phân tích 66

3.1.1.1. Mục đích phân tích 66

3.1.1.2. Mô hình sử dụng 66

3.1.2. Dự báo giá trị xuất khẩu đối với một số mặt hàng của Việt Nam sang EU 67

3.1.2.1. Tổng giá trị xuất khẩu nói chung 67

3.1.2.2. Mặt hàng tôm đông lạnh 68

3.1.2.3. Mặt hàng cá tươi và đông lạnh các loại 69

3.1.2.4. Mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh 70

3.1.3. Chuyển đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 2008 – 2010 71

3.2. Một số giải pháp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc kiểm soát chất lượng thủy sản nuôi trồng 73

3.3. Các giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đối với Nhà nước 80

3.3.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp do sự bất ổn của tỷ giá hối đoái 80

3.3.2. Quy hoạch phát triển nuôi trồng nông, thủy sản 80

3.3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của EU 81

3.3.4. Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình đàm phán thương mại 86

3.3.5. Phối hợp giữa các Bộ ban ngành trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản xuất khẩu 86

3.4. Các giải pháp đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 90

3.4.1. Xây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh 90

3.4.2. Tạo nguồn nguyên liệu ổn định 91

3.4.3. Các giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường năng lực công nghệ chế biến 92

3.4.4. Xây dựng phát triển thương hiệu trên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản 93

3.4.5. Nâng cao vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu 94

 

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 1

DỰ BÁO SẢN LƯỢNG NHẬP KHẨU CÁ NGỪ CỦA THỊ TRƯỜNG EU

GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 97

PHỤ LỤC 2

DỰ BÁO NHU CẦU NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MỰC VÀ BẠCH TUỘC ĐÔNG LẠNH CỦA TÂY BAN NHA VÀ ITALIA GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 99

PHỤ LỤC 3

DỰ BÁO SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN NÓI CHUNG VÀ CỦA TỪNG MẶT HÀNG CHI TIẾT SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 106

 

 

doc134 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3498 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu chuẩn này. Mặt khác, phần trăm lượt phát hiện/phân tích cũng giảm rõ rệt, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng ít mẫu xét nghiệm có chứa Pb, đặc biệt, trong năm 2007 chỉ có 8% trong số các mẫu đem xét nghiệm có chứa Pb và nồng độ phát hiện cao nhất đều thấp hơn quy định của EU, Việt Nam đã kiểm soát rất tốt chất độc hại này trong khâu nuôi trồng thủy sản. Việc đánh giá kết quả chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản được tiếp tục với các phân tích sau. Nồng độ dư lượng Hg, Cd trong nuôi trồng thuỷ sản đều thấp hơn giới hạn tối đa trong quy định của EU. Đối với dư lượng chất Hg, các xét nghiệm đều cho kết quả phát hiện thấp so với hạn mức của EU và phần trăm phát hiện cũng giảm dần, tới năm 2007 tỷ lệ phát hiện là dưới 17%. Dư lượng chất Cd trong nuôi trồng thuỷ sản có nồng độ phát hiện cao nhất gần với mức tối đa của EU và trong giai đoạn 2005 – 2007 có xu hướng tăng trở lại. Đây là điều cảnh báo đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản Việt Nam, các cơ quan quản lý địa phương cần thường xuyên theo dõi, xét nghiệm, tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh và khoanh vùng ô nhiễm để tránh lây lan. Biểu đồ 2.14. Kiểm định dư lượng Hg, Cd trong thuỷ sản Nguồn: c) Các chất cấm sử dụng Từ năm 2000 – 2003, chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản tập trung kiểm soát các chất cấm là Chloramphenicol và Nitrofurans. Từ năm 2004 đến nay, chương trình đã bổ sung thêm danh mục một số các chất cấm sử dụng theo yêu cầu của thị trường EU, bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phân tích ngày càng đa dạng, Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS đã trang bị cho các cơ sở phân tích các trang thiết bị hiện đại, đào tạo các cán bộ nắm vững các quy trình mới, đến tháng 6/2007 đã phát hiện 645 mẫu thuỷ sản nuôi có dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trên 10 nghìn lượt phân tích, nơi phát hiện dư lượng các chất cấm sử dụng đã được khoanh vùng và đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan quản lý tại địa phương. d) Nhóm các chất hạn chế sử dụng Từ năm 2000 – 2002, chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong thuỷ sản nuôi chủ yếu kiểm soát các chất kháng sinh hạn chế sử dụng thuộc nhóm Tetracyline. Từ năm 2003, chương trình đã bổ sung thêm một số các kháng sinh loại mới như nhóm Sulfornamids, Quinolones, các kết quả kiểm nghiệm từ năm 2000 – 2005 cho thấy đã phát hiện 264 mẫu thuỷ sản nuôi có hoá chất và các chất kháng sinh hạn chế sử dụng trên tổng số 19.341 lượt phân tích, trong đó 7 trường hợp có nồng độ vượt ngưỡng cho phép. Kết luận rút ra từ chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại a) Vai trò của chương trình Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản nuôi đã được EC đánh giá và công nhận từ năm 2000, góp phần quan trọng vào việc xem xét công nhận Việt Nam vào danh sách Nhóm 1 các nước được phép xuất khẩu vào thị trường EU. Vào tháng 12/2007, một số quốc gia EU trong đó có Italia, Đức đã ký kết chương trình hợp tác đào tạo cán bộ quản lý về nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, dự án đã đi vào thực hiện vào tháng 3/2008 khẳng định sự hợp tác giữa Việt Nam và EU trong việc kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thời gian tới. b) Hiệu quả của chương trình Qua 8 năm thực hiện, chương trình đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn, dư lượng các chất độc hại cũng như tỷ lệ phát hiện trong quá trình xét nghiệm trong thuỷ sản nuôi trồng giảm dần, nồng độ lớn nhất phát hiện đều nhỏ hơn các giới hạn cho phép của EU. Từ hộ nuôi trồng thuỷ sản, đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã hiểu được tầm quan trọng của việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, thực hiện quy trình sản xuất khoa học và được EU công nhận. Do đó, ngày càng nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU. Theo thông tin cập nhật đến ngày 10/3/2008 kèm theo công văn số 146/QLCL – CL 1 ngày 18/3/2008 của Bộ NN & PTNT công bố danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU, theo đó, hiện nay có 266 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường EU. Các doanh nghiệp này được phân bố nhiều nhất tại các khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện vệ sinh an toàn trong nuôi trồng, khai thác và chế biến đạt tiêu chuẩn EU. Số lượng các doanh nghiệp này trong mỗi vùng được thống kê như sau. Trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 1 có 6 doanh nghiệp; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 2 có 17 doanh nghiệp; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 3 có 23 doanh ngiệp; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 4 đứng đầu cả nước với 93 doanh nghiệp, trong đó phần lớn ở tỉnh Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, TP. Vũng Tàu, điều này hoàn toàn phù hợp do diện tích nuôi trồng thuỷ sản và số lượng tàu đánh bắt xa bờ của vùng luôn cao nhất nước; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 5 có 46 doanh nghiệp; trung tâm Chất lượng và Thú y Thuỷ sản vùng 6 đứng vị trí thứ hai với 81 doanh nghiệp, trong khu vực này các địa phương có nhiều doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU là Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang. Phân tích định tính các nhân tố tác động tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU Hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU Hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU được xây dựng theo xu hướng tăng giảm dần hàng rào thuế quan và tăng dần các rào cản phi thuế, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cải thiện và không gây tổn hại tới môi trường sống, bảo vệ quyền lợi người lao động... điều này hoàn toàn phù hợp với quy định trong WTO. Trong hệ thống rào cản phi thuế đó, hai nhân tố tác động và đe dọa lớn nhất tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU là các rào cản kỹ thuật và pháp luật chống bán phá giá. Tác động từ rào cản kỹ thuật của EU Hệ thống các quy định của EU liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với các sản phẩm nhập khẩu vào EU liên tục được cập nhập, bổ sung và sửa đổi ngày càng khắt khe hơn Các quy định về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU được trình bày trong Chương 1, mục 1.1. . Có thể nói, việc một hàng hóa muốn thâm nhập được thị trường EU thì điều trước tiên hàng hóa đó phải đảm bảo được các tiêu chuẩn của EU, đặc biệt đối với các mặt hàng thủy sản, một mặt hàng thực phẩm nhạy cảm liên quan trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng thì các quy định mà EU đưa ra với mặt hàng này rất cao và chặt chẽ. Đây là rào cản đầu tiên và lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU. Nhu cầu thủy sản của thị trường EU là rất lớn, đặc biệt tăng nhanh trong từ năm 2005 trở lại đây, khi mà dịch cúm gia cầm đe dọa ngành thực phẩm toàn thế giới thì người tiêu dùng EU chuyển dần sang tiêu dùng các sản phẩm thủy sản giàu dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe hơn. Ngoài ra, kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị áp dụng hạn ngạch và thực tế EU chưa từng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thủy sản đối với Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, thị trường EU không hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp các mặt hàng thủy sản cho thị trường này, trừ khi các doanh nghiệp không được chứng thực bởi cơ quan quản lý chất lượng EU công nhận là đạt tiêu chuẩn do EU đưa ra. Hay nói cách khác, khó khăn chính và lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam là đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đưa ra. Cụ thể, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang EU thì điều bắt buộc doanh nghiệp đó phải đạt tiêu chuẩn HACCP, tiêu chuẩn quản lý môi trường sinh thái ISO 14000, EMAS... và phải vượt qua các đợt kiểm tra của đoàn thanh tra EU từ nơi ươm giống, nuôi trồng đến các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu. Một sự vi phạm nhỏ cũng sẽ không được chấp nhận, đoàn thanh tra sẽ đánh giá tình hình sản xuất của cơ sở một cách xác thực trước khi cấp giấy phép xuất khẩu, tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp được cấp phép vẫn phải tuân theo sự kiểm soát về dư lượng các chất độc hại và nếu phát hiện dư lượng vượt quá giới hạn qui định thì giấy phép đó có thể bị thu hồi. Quy định về dư lượng các chất độc hại của EU gây trở ngại rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, dư lượng các chất độc được hạ thấp dần theo hướng tiến tới mức 0, đây là chỉ tiêu rất khó đạt được ngay cả đối với các nhà xuất khẩu thủy sản của EU. Đối với Việt Nam một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì việc kiểm soát các chất thải tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là hạn chế, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của dân cư là chưa cao, trong khi đó, các chất thải này lại là nguyên nhân chính gây nên các bệnh cho thủy sản nuôi, ô nhiễm nguồn nước, phát tán các chất độc hại cho thủy sản. Ngoài ra, trong quá trình nuôi trồng do chưa hiểu hết tác hại của thuốc, một số hộ đã sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh, cộng với quy trình nuôi trồng không khoa học và thiếu đồng bộ khiến cho nguồn nguyên liệu thủy sản chứa hàm lượng chất độc hại cao, chất lượng chưa tốt dẫn đến sản phẩm thủy sản khó có thể đáp ứng với yêu cầu của thị trường. Nhằm kiểm soát chất lượng nguồn thủy sản, chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản đã đi vào thực hiện và thu được nhiều thành quả quan trọng, số doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu sang thị trường EU tăng nhanh chóng, lên tới 266 doanh nghiệp (theo thông tin cập nhật ngày 18/3/2008). Như vậy, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật là rào cản lớn nhất đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần cải tiến công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, phối kết hợp với các hộ nuôi trồng trong việc kiểm soát chặt chẽ dư lượng các chất độc hại, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm ổn định nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường tiềm năng này. Các giải pháp kiến nghị tới Chính phủ, Bộ NN&PTNT sẽ được rút ra từ phân tích trên. 2.4.1.2. Mối đe dọa từ pháp luật chống bán phá giá của EU Một nhân tố thứ hai trong hệ thống phi thuế quan của EU đe dọa tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là pháp luật chống bán phá giá. Các quy định về chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cở sở điều khoản của WTO và bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá. Theo các nguyên tắc của WTO, EU chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá “thông thường”. Tuy nhiên, việc so sánh các mức giá này thường gặp khó khăn, cách tính giá “thông thường” của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên. Vấn đế là mức lợi nhuận như thế nào mới được cho là thích hợp, xu hướng của EU là tính mức lợi nhuận cao có khi lên tới 30%. Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong quy chế chống bán phá có hiệu lực từ ngày 6/3/1996 và chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của các sản phẩm bán trên thị trường EU thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu; Có tổn hại về vật chất cho doanh nghiệp của EU: hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU; Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỷ lệ nghịch với lợi ích thu được. Tính cho tới thời điểm năm 2008, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chưa chịu bất kỳ một cuộc điều tra chống bán phá giá nào, điều này khác với thị trường Hoa Kỳ khi mà thủy sản của Việt Nam liên tiếp phải hứng chịu tới hai cuộc điều tra chống bán phá giá và đều kết luận có bán phá giá đối với mặt hàng filê cá tra và basa (năm 2002) và mặt hàng tôm đông lạnh (năm 2003) gây nên tổn thất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Chỉ tính riêng vụ kiện bán phá giá tôm đông lạnh và bằng các biện pháp đánh thuế chống bán phá giá, hạn chế xuất khẩu, đặt cọc nhập khẩu... mà phía Hoa Kỳ áp đặt đã khiến cho ngành thủy sản Việt Nam thiệt hại lên tới 226,1 triệu USD trong năm 2004 Tác giả: Vương Huy Đông, Lê Đăng Khoa. Đề tài: “Nâng cao khả năng ứng phó với các vụ kiện bán phá giá của Việt Nam khi gia nhập WTO”. Giải Ba công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2007. Trang 37. . Đây là những ví dụ về mức thiệt hại do các vụ kiện bán phá giá gây ra, điều này không loại trừ với thị trường EU khi mà trong vòng 3 năm trở lại đây, từ năm 2005 – 2007 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU tăng lên nhanh chóng, và đó là những dấu hiệu cảnh báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này. Hãy phân tích khả năng này trên các khía cạnh sau đây. Trước hết, EU đưa ra hai chỉ tiêu cơ bản được xem là dấu hiệu để nhận biết mặt hàng nào có nguy cơ bị khởi kiện, đó là: 1- Biên độ bán phá giá từ 2% trở lên; 2- Số lượng, trị giá hàng hoá bán phá giá của hàng hoá từ 1 nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng hoá nhập khẩu (Ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hoá tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số hàng hoá tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%). Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đang ngày càng khẳng định vị thế của mình bằng cách không ngừng nâng cao về chất lượng, mẫu mã, chủng loại. Bên cạnh đó, vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra khá quyết liệt, một trong những biện pháp cạnh tranh mà các doanh nghiệp hay áp dụng đó là hạ giá bán sản phẩm. Điều này thật sự đáng lo ngại khi mà giá xuất khẩu giảm xuống (EP giảm), trong khi giá “thông thường” tăng do sự tính toán mức lợi nhuận thường cao (NV tăng) sẽ dẫn đến biên độ phá giá tăng cao (Dumping margin = NV – EP). Nếu biên độ phá giá vượt quá 2% thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị khởi kiện bán phá giá. Thứ hai, năm 2004 khi vụ kiện bán phá giá tôm đông lạnh của Việt Nam đang trong giai đoạn điều tra, cộng với việc các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc, tôm đông lạnh sang thị trường Nhật Bản bị phát hiện dư lượng kháng sinh vượt quá nồng độ cho phép, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã chuyển hướng kịp thời sang thị trường EU. Ngay khi có kết luận bán phá giá mặt hàng tôm đông lạnh tại thị trường Hoa Kỳ và phía Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chống trợ cấp năm 2005, thị trường EU ngay lập tức là đích đến của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đến năm 2007, thị trường EU đã trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam vượt qua các thị trường trước đó như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điều này sẽ được minh chứng dựa vào biểu đồ sau. Biểu đồ 2.15. Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2007 (đơn vị: triệu USD) Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản, số tháng 02/2008. Dựa vào biểu đồ trên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đã có tốc độ tăng cao, trong năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 19,63%, năm 2006 là 24,56% và năm 2007 là 25,5%. Với tốc độ này Việt Nam nhanh chóng nằm trong nhóm 10 nước cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trường châu Âu, thị phần thủy sản của Việt Nam tại thị trường EU ngày càng tăng và chiếm 2,08% Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam: và đây là dấu hiệu để EC có thể khởi kiện bán phá giá đối với một số sản phẩm thủy sản của Việt Nam nhằm bảo vệ nghề cá trong nội khối. Mặt khác, khả năng khởi kiện cũng có thể diễn ra đối với một số nước trong đó có Việt Nam có tỷ trọng thủy sản chiếm trên 7% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, việc một số nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Inđônesia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản vào EU tăng nhanh trong những năm qua và luôn năm trong top đầu về xuất khẩu thủy sản sang thị trường này thì khả năng EU sẽ khởi kiện bán phá giá với nhiều nước châu Á là hoàn toàn có cơ sở. Theo phân tích trên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU sẽ có nguy cơ bị khởi kiện bán phá giá. Điều này dẫn tới việc EU sẽ áp các mức thuế chống bán phá giá, hạn chế xuất khẩu từ phía nhà xuất khẩu... Việc cần thiết là VASEP phối hợp với Bộ Công thương, các tham tán thương mại của Việt Nam ở EU xây dựng cơ chế cảnh báo sớm, nhằm giúp các doanh nghiệp chuyển hướng thị trường, xây dựng cơ cấu thị trường hợp lý không quá phụ thuộc vào một vài thị trường, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nếu có vụ kiện xảy ra. Tỷ giá hối đoái USD/VNĐ Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà tại đó đồng tiền của một nước được đổi lấy đồng tiền của nước khác. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với đồng USD được niêm yết theo cách lượng USD trên một đơn vị nội tệ. Xuất khẩu bị phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái, khi USD/VNĐ giảm đồng USD trở nên rẻ tương đối so với đồng VNĐ, xuất khẩu sẽ giảm. Lý thuyết này sẽ được áp dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá hối đoái USD/VNĐ tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua như sau. Trong năm 2007 và các tháng đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao, nguyên nhân chính là do dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007, cầu về đồng nội tệ tăng cao, điều này khiến cho NHNN phải cung ứng nhiều tiền VNĐ vào thị trường tiền tệ. Nhằm chống lạm phát tăng cao Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp trong đó NHNN Việt Nam đồng loạt áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ, điều này đồng nghĩa với việc lượng tiền VNĐ sẽ được rút bớt khỏi lưu thông và có tác dụng tức thời. Từ giữa tháng 1/2008 đến nay, NHNN đưa ra một biện pháp cả gói gồm 5 công cụ chính: hạn chế mua vào ngoại tệ, giảm tỷ lệ dư nợ cho vay mua chứng khoán, thắt chặt cho vay kinh doanh bất động sản, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại, đồng loạt tăng các loại lãi suất chủ chốt, và mới đây nhất là rút một lượng tiền mặt lớn khỏi lưu thông bằng cách bắt buộc các 41 tổ chức tín dụng phải mua một lượng tín phiếu NHNN trị giá 20.300 tỷ đồng thời hạn một năm. Việc làm này của NHNN gây ảnh hưởng dây chuyền trước hết đến các Ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán, sau đó tác động lớn tới các nhà xuất khẩu trong nước nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nói riêng. Thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn bằng đồng nội tệ của doanh nghiệp ngay lập tức sụt giảm, các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, lượng vốn đầu tư cho doanh nghiệp bằng đồng VNĐ suy giảm. Các ngân hàng thương mại do trong lúc thiếu tiền đồng (quy luật sau Tết Nguyên đán năm 2008) cộng với áp lực phải tăng dự trữ bắt buộc và chuẩn bị tiền đồng để mua tín phiếu bắt buộc đã phải mở cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút tiền đồng từ người dân, trong khi đó, một số ngân hàng mới hoạt động nên chưa chuẩn bị đủ dự trữ các giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu...) để có thể “mua” tiền đồng từ các phiên giao dịch trên thị trường mở khi NHNN “bơm” tiền đồng vào hệ thống. Việc thiếu hụt tiền VNĐ trong lưu thông làm cung tiền VNĐ dịch chuyển lên trên sang trái, từ S1 đến S2, lãi suất cho vay của ngân hàng trên thị trường vốn liên tục tăng kể từ đầu năm 2008 (từ r1 tới r2). Sự thiếu hụt lượng tiền nội tệ trong nền kinh tế trong thời gian qua tác động mạnh tới các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo hai hướng sau. r r2 r1 S2 S1 D Thứ nhất. Chi phí vốn của doanh nghiệp tăng nhanh chóng. Mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại dang dao động ở mức 15%, tăng 3% so với năm 2006 chỉ trong một thời gian ngắn khiến cho chi phí vốn của các doanh nghiệp tăng cao. Mặt khác, do đặc điểm riêng của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản là nhu cầu vốn biến động theo xu hướng thời vụ, các doanh nghiệp này cần một lượng vốn ngắn hạn rất lớn để thu mua nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu trong mùa vụ thu hoạch thuỷ sản, ở những vùng có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn, sản lượng thu hoạch vào mỗi mùa vụ cao khiến cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp lại càng tăng. Tuy nhiên, lãi suất vay vốn liên tục tăng cao khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu với số lượng lớn, nếu hạn chế thu mua để tránh thua lỗ thì sẽ không thực hiện được việc giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký trước đó với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Để giảm thua lỗ, các doanh nghiệp buộc phải hạ thấp giá thu mua nguyên liệu, gây phản ứng gay gắt từ phía người nuôi trồng thuỷ sản. Trong quý 1 năm 2008, đồng bằng sông Cửu Long đang trong thời điểm thu hoạch cá tra và basa, tôm chân trắng. Đây là khu vực có sản lượng thuỷ sản thu hoạch hàng năm lớn nhất nước, tuy nhiên, giá cá tra và basa, tôm nguyên liệu đang rớt giá liên tiếp, từ 15.000 đ/kg xuống còn 14.300 đ/kg và 13.800 đ/kg Theo thông tin từ trang web: cá thương phẩm, gây thua lỗ cho các hộ nuôi, cộng thêm gánh nặng từ việc vay vốn ngân hàng phục vụ cho việc nuôi trồng, một số hộ nuôi trồng thuỷ sản đang đứng trước nguy cơ phá sản. Việc thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong thời gian qua gây ra nhiều hệ luỵ đến các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Việt Nam cũng như các hộ nuôi trồng thuỷ sản. Đối tượng chịu thiệt đầu tiên chính là nông dân, bán thì lỗ, để lại thì không có tiền mua thức ăn cho thủy sản nuôi, mối lo ngại trong tương lai, các hộ nông dân có thể không tiếp tục đầu tư nuôi trồng thủy sản, điều này có thể làm giảm việc cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu trong thời gian tới. V S’V r1 r0 DV A B e1 e0 Sd = NFI Dd = NX NFI Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ giữa thị trường vốn, thị trường ngoại hối và tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam r SV r Qd Q0 Q1 Chú thích: SV, DV: Cung – cầu về vốn vay trên thị trường vốn r, r0, r1: lãi suất Sd = NFI: Dòng vốn ra – dòng vốn vào Dd = NX = Xuất khẩu – nhập khẩu: xuất khẩu ròng. : Tỷ giá hối đoái giữa VNĐ/ngoại tệ Thứ hai, sự khan hiếm đồng VNĐ làm tăng giá đồng nội tệ, giảm giá đồng ngoại tệ, giảm xuất khẩu. Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài thì người nước ngoài cần phải mua tiền VNĐ để thanh toán, Việt Nam xuất khẩu càng nhiều nhu cầu tiền nội tệ càng cao. Mức cung đồng VNĐ trên thị trường vốn giảm xuống trong khi đó nhu cầu đồng VNĐ lại tăng cao do chiến lược tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, điều này làm đồng nội tệ tăng giá tương đối so với đồng ngoại tệ, tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ trên đồng nội tệ giảm xuống. Cùng với một lượng ngoại tệ như trước đây, nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ mua được ít tiền VNĐ hơn, hay nói cách khác hàng thủy sản của Việt Nam trở nên “đắt” hơn so với trước đây, điều này ảnh hưởng tới xuất khẩu của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa thị trường vốn và thị trường ngoại hối được thể hiện trong sơ đồ trên đây. Mức cung VNĐ trên thị trường vốn bị giảm sút do các chính sách hạn chế cung tiền của NHNN nhằm ngăn chặn lạm phát, điều này làm đường cung tiền SV dịch chuyển lên trên sang trái, lãi suất cho vay từ đó mà tăng lên (từ r0 đến r1), lãi suất tăng làm tăng chi phí vay vốn, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển vốn ra nước ngoài do lãi suất vay trong nước cao, do đó, đầu tư ròng (NFI) sẽ tăng. Trên thị trường ngoại hối, đường Sd lúc này sẽ dịch chuyển sang trái, tỷ giá hối đoái giữa VNĐ/ngoại tệ tăng lên (từ e0 tới e1), hay nói cách khác, đồng nội tệ tăng giá tương đối so với đồng ngoại tệ, sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam làm giảm xuống một lượng từ Q0 xuống Q1. Phân tích trên cho biết tác động tiêu cực của chính sách hạn chế cung tiền nội tệ của NHNN đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Việc tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng giá bán các sản phẩm thủy sản của Việt Nam ở nước nhập khẩu, do nhà nhập khẩu nước ngoài phải tốn nhiều chi phí hơn để bù đắp sự tăng giá của đồng VNĐ, điều này sẽ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường nước ngoài. Trên đây là lý thuyết về sự tác động của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu, dẫn chứng về sự tác động này như sau. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài bằng đồng USD, EURO, tại thời điểm ký kết giá 1 USD còn ở mức trên 16.000 VNĐ, nhưng sang đầu năm 2008, mệnh giá USD giảm xuống còn 15.700 – 15.750 VNĐ, do đó doanh nghiệp mất trắng một khoản khấu trừ luôn vào phần lãi. Ngoài ra, khan hiếm đồng nội tệ khiến các ngân hàng thương mại hạn chế việc quy đổi ngoại tệ ra đồng nội tệ, giá mua ngoại tệ vào của ngân hàng thấp hơn so với trước đây, chỉ dao động từ 15.700 – 15.760 VNĐ, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản mặc dù có lượng ngoại tệ trong tài khoản do xuất khẩu mang lại nhưng cũng rất khó khăn trong việc bán lượng ngoại tệ dự trữ này nhằm trang trải các chi phí tăng cao, và lượng lượng bán là hạn chế. Trong khi đó, kênh huy động vốn nội tệ từ thị trường chứng khoán cũng sụt giảm như phân tích trên, khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thiếu tiền VNĐ để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đứng trước khó khăn đó, VASEP đã có văn bản trình lên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 04/03/2008, kiến nghị với Chính phủ khẩn trương điều chỉnh các giải pháp kinh tế vĩ mô theo hướng không gây thêm khó khăn cho việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong đó có thủy sản, giảm bớt thiệt hại cho nông ngư dân và doanh nghiệp, khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO.DOC
Tài liệu liên quan