Luận văn Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Cấu trúc của luận văn

Chương 1 : CÁC PHưƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐưỢC

SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN TÍN HIỆU HỌC

1.1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan

1.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhìn từ phương diện cái biểu hiện

(tức mặt hình thức của tín hiệu)

1.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhìn từ phương diện cái được

biểu hiện (tức mặt nội dung của tín hiệu)

Chương 2: CÁC PHưƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐưỢC

SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC

2.1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan

2.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phương diện thể hiện hành

động ngôn trung (hành vi ở lời)

2.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phương diện chủ thể sử dụng

2.4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phương diện hoàn cảnh sử dụng

2.5. Vai trò của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp

Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC PHưƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI

NGÔN NGỮ ĐưỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN

CHưƠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

3.1. Tình hình sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một

số tác phẩm văn chương Việt Nam hiện đại

3.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện tính chân thực

và sinh động cho cuộc thoại của các nhân vật

3.3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần khắc họa tính cách nhân vật

KẾT LUẬN

THư MỤC THAM KHẢO

pdf135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì không biết bị đến thế nào nữa? (…)” [34,tr.416] + Cười nhạt để biểu thị tâm trạng đau đớn, chán chƣờng: VD97: “- Ngƣời ta biết rõ là hai đứa đóng cửa phòng lại ngủ trƣa với nhau rồi, ông đã biết chƣa? - Sao! Sao nữa? Cụ bà cười nhạt đau đớn: - Lại còn sao nữa?” [34,tr.384] - Hất hàm + Hất hàm để tỏ thái độ vênh váo, coi thƣờng ngƣời đối thoại: VD98: “Xuân vênh váo ra ngoài, hất hàm hỏi Văn Minh: - Từ độ tôi không lại giúp đƣợc thì cửa hàng vẫn đông khách chứ?” [34,tr.419] + Hất hàm để tỏ vẻ quyền thế và thân mật: VD99: “- Cậu nghe lỏm chuyện tôi với cô Phƣợng vừa rồi, hả? Dơ! Thấy Luận đăm chiêu, Lý quay lại, hất hàm trịch thƣợng: - Thế nào? Sai à?” [tr.47] + Hất hàm để biểu hiện ý nghĩa chào một cách suồng sã, thân mật: VD100: “Nó (Mô) nhăn nhở, hất hàm: - A! ngƣời chị em!...” [32,tr.99] + Hất hàm để khoanh vùng đối tƣợng ngƣời nghe, mời gọi đối thoại: VD101: “Phấn khởi vì mình tung có kẻ hứng, Dƣơng đứng thẳng dậy, vỗ tay bộp bộp ngay khi ông Thống vừa dứt lời: - Hay lắm! Đồng chí Thống nói là không biết chính trị. Nhƣng, nhƣ thế là chính trị đấy. Chính trị là gì nữa, các đồng chí? – Dƣơng hất hàm về phía các cô giáo trẻ.” [28,tr.210] + Hất hàm có ý nghĩa chiếu vật, chỉ dẫn cho ngƣời nghe biết điều đƣợc nói đến trong lời cụ thể là cái gì: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 VD102: “- Kìa Đông, con trông chữ hai đứa nhỏ nó tô. Cái đuôi chữ y hệt nét chữ các con hồi nhỏ. Ông Bằng ngồi ở bàn nƣớc với Đông, hất hàm về phía bàn làm việc, ở đó thằng Quân anh và thằng Quân em đang tập làm quen với bút sách.” [29,tr.210] Cử chỉ hất hàm của ông Bằng chỉ dẫn cho Đông biết “hai đứa nhỏ” đƣợc nói đến trong lời là thằng Quân anh và Quân em. - Vỗ tay Ngoài ý nghĩa biểu lộ sự tán đồng, tán thƣởng, vỗ tay còn có ý nghĩa: + Hƣớng sự chú ý của ngƣời nghe để kêu gọi ngƣời nghe thực hiện một yêu cầu nào đó: VD101: “Ngồi trong phòng, ông Dƣơng (…) nghe tiếng ba ngƣời trò chuyện, liền quay ra, vỗ tay bôm bốp: - Các đồng chí ơi! Khe khẽ cái miệng một tí nào. Vào trong này! Vào trong này mà trao đổi! (…)” [28,tr.50] VD102: “Bà trƣởng phòng (…) đứng giữa phòng, bà vỗ tay đôm đốp: - Nào các cô! Mỗi ngƣời một tay chuyển giúp giấy trên ô tô vào kho nào. Cố một tí cho nhanh kẻo đổ mƣa xuống thì khốn. Nào, tôi yêu cầu!” [29,tr.143] + Biểu lộ thái độ vui sƣớng, khoái trá: VD103: “Há há!...Đẹp mặt chƣa! - Vỗ tay đôm đốp, Lý cƣời ha hả - Chị em tôi mà tin ông thì có ngày rã họng. (…)” [29,tr.29] - Lắc đầu: Ngoài ý nghĩa biểu hiện thị sự không tán đồng, lắc đầu còn có ý nghĩa: + Lắc đầu biểu hiện sự thất vọng: VD104: “Chồng lắc đầu thất vọng rồi thở dài: - (…)” [34,tr.395] + Lắc đầu biểu hiện sự chán nản: VD105: “Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi: - Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi.” [30,tr.89] - Gật đầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Ngoài ý nghĩa biểu thị sự tán đồng, tán thƣởng, gật đầu còn đƣợc dùng để biểu hiện các ý nghĩa: + Gật đầu biểu hiện ý nghĩa chào: VD106: “- Lạy bà ạ. Bà Văn Minh gật đầu đáp lại Xuân” [34,tr.296] + Gật đầu biểu hiện ý nghĩa “Lại đây” (tựa nhƣ vẫy tay, ngoắc ngoắc tay) VD107: “Long gật mụ chủ lại, dặn: - Hết đĩa này thì lại bảo hộ các ông ấy là ở gác trên các ông chờ để mở sâm banh” [33,tr.507]. - Xòe bàn tay: + Xòe bàn tay biểu hiện ý nghĩa “Không có gì, không còn gì!” VD108: “Ông Thống đứng ở đầu bàn, xòe bàn tay: - Báo cáo là kinh phí không còn một trinh một kẽm ạ.” [28,tr.59] + Xòe bàn tay biểu hiện ý nghĩa “Số 5” VD109: “- Mày còn ngu lắm! mày có biết ở những nơi phồn hoa đô hội nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, ngƣời ta bán chữ trinh của ngƣời ta bao nhiêu không? - Đến đây, lão xòe bàn tay ếch ra – Năm đồng!” [33,tr.279] 1.3.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đơn nghĩa về cái biểu hiện Các PTGTPNN mà mối quan hệ giữa mặt hình thức của tín hiệu (cái biểu hiện) và mặt nội dung (cái đƣợc biểu hiện) là một đối một (1:1) không nhiều. Bởi nhƣ đã nói, các PTGTPNN do các bộ phận cơ thể con ngƣời tạo ra không nhiều, trong khi nhu cầu biểu hiện của chúng lại rất lớn. Những phƣơng tiện phi ngôn ngữ đơn nghĩa về cái đƣợc biểu hiện thƣờng do mối quan hệ giữa mặt hình thức và nội dung của chúng mang tính cụ tƣợng nhiều hơn là tính phù hiệu (quy ƣớc), do vậy nhìn vào nó ngƣời ta chỉ có thể liên hệ đến ý nghĩa này mà không (hay khó) liên hệ với ý nghĩa khác. Có thể chỉ ra vài ví dụ: - Bịt tai: Không muốn nghe VD110: “- Đừng nói nữa Lý thét, áp tay vào tai, ngực dội lên dẹp xuống.” [29,tr.170] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 - Bịt miệng người đối thoại: Không cho nói nữa VD111: “Y bịt lấy miệng Liên: - Ai bắt mình thề? (…)” [32,tr.276] - Đặt dọc ngón trỏ lên môi người đối thoại: Không cho nói VD112: “Phƣợng không để anh nói, cô đặt dọc ngón tay trỏ lên môi anh (…)” [29,tr.163] TIỂU KẾT Tìm hiểu về PTGTPNN, luận văn đã nêu cách hiểu về loại phƣơng tiện này và xây dựng đƣợc những tiêu chí cần thiết để nhận diện các PTGTPNN. Khái niệm PTGTPNN ở đây đƣợc quan niệm rộng, gồm những tín hiệu cơ thể - vận động do con ngƣời cố ý hay hay không cố ý tạo ra trong quá trình giao tiếp mà có khả năng mang lại cho ngƣời tiếp nhận một giá trị thông báo bổ sung nào đó. PTGTPNN mang bản chất tín hiệu, đáp ứng những yêu cầu cần có của một tín hiệu: có tính hai mặt – cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện, có thể cảm nhận đƣợc bằng các giác quan, có tính hệ thống. Xét PTGTPNN ở phƣơng diện cái biểu hiện, luận văn phân loại chúng theo khả năng tiếp nhận của các giác quan đối với cái biểu hiện. Kết quả tìm hiểu cho thấy, các PTGTPNN đƣợc tiếp nhận bằng thị giác là phong phú nhất, tiếp đến là các PTGTPNN đƣợc tiếp nhận bằng nhiều giác quan (thị giác và thính giác, thị giác và xúc giác). Giác quan thị giác hầu nhƣ luôn đƣợc dùng để nhận biết các PTGTPNN bởi không mấy ai lại “nhắm mắt” khi đối thoại. Xét PTGTPNN ở phƣơng diện cái đƣợc biểu hiện, luận văn phân loại các PTGTPNN thành: PTGTPNN đồng nghĩa (nhiều PTGTPNN cùng biểu thị một ý nghĩa), PTGTPNN đa nghĩa (một PTGTPNN có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy tình huống giao tiếp mà nhận biết) và PTGTPNN đơn nghĩa về cái đƣợc biểu hiện (một PTGTPNN chỉ biểu thị một ý nghĩa duy nhất). Do số lƣợng hữu hạn trong khi nhu cầu biểu hiện lại rất lớn nên hầu hết các PTGTPNN là đồng nghĩa và đa nghĩa về cái đƣợc biểu hiện. Các PTGTPNN đơn nghĩa rất ít. Giữa cái biểu hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 và cái đƣợc biểu hiện của PTGTPNN đơn nghĩa thƣờng có mối liên hệ tự nhiên mà nhìn vào đó, ngƣời ta chỉ có thể hiểu một nghĩa duy nhất. Ý nghĩa biểu hiện của PTGTPNN là rất phong phú và tinh tế. Ngƣời tham gia giao tiếp nếu chú ý quan sát sẽ thu đƣợc nhiều thông tin thú vị. Chƣơng 2 CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 2.1.1. Ngữ dụng học là bộ môn chuyên ngành của ngôn ngữ học. Tuy mới ra đời nhƣng nó đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn – nghiên cứu ngôn ngữ trong sự hành chức. Khác với ngôn ngữ học tiền dụng học – nghiên cứu ngôn ngữ trong sự tĩnh tại, cô lập, ngữ dụng học đặt lời nói vào vị trí trung tâm nghiên cứu và theo đó, đã trả ngôn ngữ về với cái “nôi đời”– nơi mà ở đó nó sinh ra và vì đó, nó tồn tại. Ngữ dụng học có nhiệm vụ nghiên cứu ngôn ngữ trong sự thực hiện chức năng giao tiếp xã hội. Nhìn nhận các PTGTPNN từ bình diện ngữ dụng học, trƣớc hết cần làm rõ một số vấn đề lí thuyết có liên quan. 2.1.2. Các nhân tố giao tiếp Theo Đỗ Hữu Châu [1], các nhân tố giao tiếp đƣợc hiểu là các nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng nhƣ nội dung. Các nhân tố giao tiếp bao gồm: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Ở đây xin đi sâu làm rõ hai nhân tố ngữ cảnh và diễn ngôn. a. Ngữ cảnh Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhƣng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là yếu tố động, thay đổi trong quá trình diễn ra cuộc giao tiếp. Bất kì cái gì muốn trở thành ngữ cảnh của một cuộc giao tiếp cần phải đƣợc nhân vật giao tiếp ý thức. Ngữ cảnh gồm các nhân tố: ● Nhân vật giao tiếp: là những ngƣời tham gia vào một cuộc giao tiếp. Giữa các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ liên cá nhân và quan hệ vai giao tiếp. - Vai giao tiếp: Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai thành vai phát diễn ngôn – Sp1 (nói/viết) và vai tiếp nhận diễn ngôn – Sp2 (nghe/đọc). Trong giao tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt) hai vai nói và nghe thƣờng có sự luân chuyển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Khi tham gia giao tiếp, các vai giao tiếp đều có ý định hay còn gọi là đích giao tiếp và niềm tin (tin điều mình nói ra là đúng, tin điều mình nói ra ngƣời nghe chƣa biết, tin ngƣời nghe sẵn sàng nghe lời mình,...). - Quan hệ liên cá nhân: là quan hệ so sánh xét trong tƣơng quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Để HĐGT có hiệu quả thì các nhân vật giao tiếp phải hiểu biết lẫn nhau về các mặt sau: + Hiểu biết về vị thế: Vị thế ở đây đƣợc hiểu là vị thế xã hội và vị thế giao tiếp Nói đến vị thế xã hội là nói các nhân vật giao tiếp ở vị trí nào trong xã hội. Cao hay thấp? Trên hay dƣới? Bình đẳng hay không bình đẳng? Vị thế xã hội đƣợc quy định bởi tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp, giai cấp,... Nói đến vị thế giao tiếp của nhân vật giao tiếp tức là xem các nhân vật giao tiếp ở vào thế chủ động hay bị động trong điều hành hoạt động giao tiếp. Nhìn chung vị thế xã hội và vị thế giao tiếp không phải lúc nào cũng đồng nhất. Không phải cứ ngƣời ở vị thế cao là nắm quyền chủ động trong giao tiếp và ngƣợc lại. + Hiểu biết về mức độ thân cận (quan hệ thân sơ) : mức độ thân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những ngƣời tham gia giao tiếp nhƣng không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau (có khi kẻ thù lại hiểu nhau rất kĩ). Trong tiến trình giao tiếp, mức độ thân sơ có thể thay đổi (kéo gần lại hay càng giãn xa hơn) + Hiểu biết về trình độ tri thức (tri thức cuộc sống và tri thức khoa học) Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật tham gia giao tiếp phải xây dựng các hình ảnh tinh thần về nhau nhƣ đặc điểm, trạng thái năng lực, vị thế, trình độ tri thức, quan hệ thân sơ,... Những yếu tố thuộc về quan hệ liên cá nhân này chi phối nhiều đến việc lựa chọn đề tài, nội dung giao tiếp, phƣơng tiện giao tiếp,... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 ● Hiện thực ngoài diễn ngôn: Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá,... đƣợc nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp đƣợc gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn. Cụ thể, hiện thực ngoài diễn ngôn bao gồm: - Đề tài: Đề tài là mảng hiện thực ngoài diễn ngôn đƣợc các nhân vật giao tiếp thoả thuận chọn làm đối tƣợng để trao đổi trong giao tiếp. Đó có thể là những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ, những cảm xúc, tƣ tƣởng, ý định, nguyện vọng,... của cá nhân. Hiện thực - đề tài của diễn ngôn có thể còn chính là bản thân ngôn ngữ hay thậm chí là chính các cuộc giao tiếp, các diễn ngôn đã có hay đang thực hiện. - Thế giới khả hữu và hệ quy chiếu: Thế giới khả hữu là thế giới đƣợc lấy làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn. Có vô số thế giới khả hữu, trong đó thế giới thực tại, ở thời điểm hiện tại mà ngƣời nói thuộc vào chỉ là một. Xem xét một phát ngôn/diễn ngôn là đúng hay sai, có nghĩa hay vô nghĩa là phụ thuộc vào thế giới khả hữu mà diễn ngôn đƣợc quy chiếu vào. ● Hoàn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh giao tiếp gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp. - Hoàn cảnh giao tiếp rộng (hay còn gọi là tri thức văn hoá nền) bao gồm toàn bộ những hiểu biết về lịch sử, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật,... ở thời điểm và không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp. - Hoàn cảnh giao tiếp hẹp (thoại trƣờng) là không gian, thời gian cụ thể mà cuộc giao tiếp diễn ra, ví dụ nhà thờ - ngày chủ nhật, nhà thờ - các ngày thƣờng, lớp học - giờ học, lớp học - giờ ra chơi, chợ - ngày phiên, chợ - một thời điểm nào đó trong ngày,... là những thoại trƣờng. ● Ngữ huống giao tiếp: Ngữ huống giao tiếp là tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp nhƣ nhân tố đề tài, nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài diễn ngôn, thoại trƣờng, quan hệ liên cá nhân,... Nói nhƣ vậy nghĩa là, ngữ cảnh giao tiếp là một yếu tố động, nó không phải nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 thành bất biến mà thay đổi trong quá trình giao tiếp. Và sự thay đổi của ngữ cảnh ở mỗi thời điểm cụ thể ấy của cuộc giao tiếp chính là ngữ huống. b. Diễn ngôn ● Diễn ngôn: Theo cách hiểu của Đỗ Hữu Châu thì: - Diễn ngôn là lời của từng ngƣời nói ra trong một cuộc giao tiếp. Cũng có những diễn ngôn do hai hoặc hơn hai nhân vật giao tiếp xây dựng nên (nhƣ trong một cuộc hội thoại tay ba, hai ngƣời liên kết với nhau để chống lại ngƣời thứ ba) - Tổng những lời nói của một ngƣời trong một cuộc hội thoại có thể là một diễn ngôn liên tục hay ngắt quãng mà cũng có thể là một số diễn ngôn. Tiêu chí để phân định diễn ngôn là hành động giao tiêp chủ đạo. Đích của diễn ngôn sẽ đƣợc thực hiện bởi hành động giao tiếp chủ đạo này. (Về khái niệm diễn ngôn, xin xem thêm tài liệu tham khảo [1, tr.29-34]) ● Thành tố nội dung, hình thức và đích của diễn ngôn. Hình thức của diễn ngôn đƣợc tạo thành bởi các yếu tố của ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn. Các yếu tố kèm lời và phi lời cũng đƣợc xem là các yếu tố thuộc hình thức của diễn ngôn. Diễn ngôn có hai thành tố nội dung: nội dung thông tin và nội dung liên cá nhân. Nội dung thông tin (nội dung miêu tả, tái hiện hiện thực) bị quy định bởi tính đúng – sai lôgic, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn với hiện thực đƣợc nói tới. Nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngôn không bị quy định bởi tính đúng – sai lôgic. Hai thành tố nội dung này có thể hiện diện một cách tƣờng minh qua câu chữ của diễn ngôn, cũng có thể tồn tại một cách hàm ẩn. Đích của diễn ngôn có thể chia thành các kiểu: đích thuyết phục (do thành tố nội dung thông tin đảm nhiệm), đích truyền cảm (làm thay đổi trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật giao tiếp), đích hành động (thúc đẩy hành động). Đích truyền cảm và đích hành động do thành tố liên cá nhân đảm nhiệm. 2.1.3. Các hành vi ở lời (các hành động ngôn trung) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Trƣớc đây, các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về câu thƣờng chỉ quan tâm tới những câu khảo nghiệm (khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả). Đến giữa thế kỉ XX, J.L. Austin đã phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ. Nói cũng là làm – nói năng cũng là một dạng hành động. Khi nói năng là ta cũng thực hiện một hành động nhƣ thực hiện các hành động vật lí khác. Hỏi, sai khiến, cầu xin, hứa hẹn, cam kết, tuyên bố, xin lỗi, cảm ơn,… cũng là những hành động, đƣợc thực hiện bằng lời nói. Từ đó, Austin đã khởi xƣớng ra lí thuyết hành vi ngôn ngữ. Theo Austin, có ba loại hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ) lớn, đó là hành vi tạo lời, hành vi mƣợn lời và hành vi ở lời. Ở đây xin đƣợc quan tâm nhiều hơn tới hành vi ở lời. ● Hành vi ở lời là những hành vi ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng ở ngƣời nhận. (về vấn đề này, xin xem thêm tài liệu tham khảo [1,tr.89,90] ● Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp. - Hành vi ở lời trực tiếp là những hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện đúng với đích ở lời và đúng với điều kiện sử dụng chúng. - Hành vi ở lời gián tiếp là hành vi ngôn ngữ trong đó ngƣời nói thực hiện một hành vi ở lời này nhƣng lại nhằm làm cho ngƣời nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác. Sau đây luận văn sẽ xem xét PTGTPNN trên một vài phƣơng diện của ngữ dụng học. 2.2. PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ XÉT TỪ PHƢƠNG DIỆN THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG NGÔN TRUNG (HÀNH VI Ở LỜI) PTGTPNN là một loại tín hiệu đƣợc sử dụng phổ biến trong đối thoại, bên cạnh ngôn ngữ bằng lời. Chúng có thể đƣợc sử dụng với chức năng thay lời, khi đó PTGTPNN mang giá trị tƣơng đƣơng một phát ngôn. PTGTPNN cũng đƣợc dùng với chức năng trợ lời, khi đó, PTGTPNN đi kèm phát ngôn và bổ sung ý nghĩa nào đó cho phát ngôn. Xem xét chức năng của PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 thể thấy rằng, PTGTPNN cũng thể hiện hành vi ở lời nhƣ một phát ngôn. Xin dẫn ra vài loại hành vi ở lời tiêu biểu mà PTGTPNN có thể thể hiện nhƣ sau: 2.2.1. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện hành vi phản đối, bác bỏ Bác bỏ đƣợc hiểu là “bác đi, gạt đi, không chấp nhận” [10,tr.37] Khi bác bỏ một ý kiến, một đề nghị nào đó, ngƣời ta có thể sử dụng những PTGTPNN sau: - Lắc đầu VD1: “- Chƣa hẳn đâu. – Đông lắc đầu – (…)” [29,tr.354] Động tác lắc đầu của nhân vật Đông thể hiện hành vi bác bỏ, đi kèm và bổ trợ cho phát ngôn “Chưa hẳn đâu” – cũng là phát ngôn có hành vi ở lời là bác bỏ. VD2: “- Thôi thì ác cũng đƣợc! Anh cứ trả lời thế đi! San bàn nhƣ vậy bằng một giọng đùa. Thứ lắc đầu, cười.” [32,tr.227] Cử chỉ lắc đầu, cười của Thứ có giá trị tƣơng đƣơng với một phát ngôn - một hành vi bác bỏ “Tôi không đồng ý.” - Xua tay Hành động xua tay của nhân vật ông Bằng trong ví dụ sau cũng để thể hiện hành vi bác bỏ, đi kèm lời nói cũng thể hiện hành vi này: VD3: “- Không đƣợc! không đƣợc … Không nên nhƣ thế. Thế này… Ông Bằng xua xua tay.” [29,tr.28] Để tăng mức độ biểu hiện hành vi bác bỏ, ngƣời ta còn phối hợp nhiều động tác cùng lúc: - Cử chỉ phối hợp: lắc đầu, xua tay, nhắm mắt VD4: “- Mặc cậu! Mặc cậu! Chúng tôi không biết… (…) San vừa lắc đầu, vừa xua tay, vừa nhắm nghiền hai mắt, nhất định không nghe gì khác nữa…” [32,tr.146] 2.2.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện hành vi yêu cầu, ra lệnh Để thể hiện hành vi yêu cầu hay ra lệnh cho ai làm một điều gì, cùng với lời nói, ngƣời ta còn có thể dùng các PTGTPNN: - Vỗ tay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 VD5: “Đứng giữa phòng, bà vỗ tay đôm đốp: - Nào các cô! Mỗi ngƣời một tay chuyển giúp giấy trên ô tô vào kho nào.(…) Nào, tôi yêu cầu!” [29,tr.143] Hành động vỗ tay của bà trƣởng phòng là để yêu cầu mọi ngƣời chú ý, không lộn xộn để nghe lệnh. - Chỉ tay Điệu bộ chỉ tay thƣờng đƣợc dùng khi yêu cầu hay ra lệnh cho ai làm việc gì (ngƣời ở vị thế cao yêu cầu, ra lệnh cho ngƣời ở vị thế thấp). VD6: “Đến cửa phòng khách, bà phó chỉ tay: - Các ngƣời ngồi đây chờ tôi.” [tr.283] Động tác chỉ tay của bà phó Đoan trong tình huống này vừa biểu thị hành vi yêu cầu, vừa cụ thể hóa hành vi này: “ngồi đây” nghĩa là ngồi ở nơi đƣợc ngƣời nói định vị trƣớc. VD7: “…Long bỗng đứng phắt lên, trỏ tay ra cửa: - Ông đi đi! Ông đi ngay đi!” [33,tr.314] Động tác trỏ tay ra phía cửa có ý nghĩa biểu thị yêu cầu “đi” theo hƣớng “ra khỏi cửa”. - Đập bàn Hành động đập bàn trong ví dụ sau để biểu thị hành vi yêu cầu im lặng, vừa nhằm để thị uy đồng thời thể hiện cả hành vi biểu cảm (biểu lộ sự tức giận) VD8: “Quan lớn Lại đập bàn: - Im đi! Vừa phong kiến vừa sặc mùi tƣ bản là anh! Cút!” [28,tr.114] - Lừ mắt VD9: “Thấy Đông vừa hỉ hả nâng cốc với ông Bằng, Lý vội bƣớc lại, lừ mắt nhìn chồng: - Anh Đông, ông bị cao huyết áp đấy.” [29,tr.94] Điệu bộ lừ mắt của Lý là để ngầm yêu cầu Đông không nên chúc rƣợu ông Bằng nữa bởi lí do nhƣ đƣợc nêu trong lời nói đi kèm. 2.2.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện hành vi mời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 Mời ai đó làm một việc gì khác với yêu cầu, ra lệnh ở chỗ hành vi mời thƣờng luôn kèm trong đó sự tôn kính, tôn trọng, thái độ lịch sự của ngƣời mời. Yêu cầu, ra lệnh đôi khi không thể hiện sắc thái biểu cảm này. Ví dụ: - Dùng tay chỉ dẫn (thường trong tình huống mời ngồi) Mời ai đó làm một việc gì, ngƣời ta thƣờng dùng tay chỉ dẫn tận nơi để ngƣời đƣợc mời biết mà làm theo nhƣ lời mời. Những cử chỉ dang tay, chỉ vào chiếc ghế mây trƣớc mặt, vỗ xuống giƣờng của ngƣời mời trong các ví dụ dẫn ra sau đây là nhằm mục đích này. Để tăng thêm tính lịch sự cho hành vi mời, ngƣời ta thƣờng dùng lời mời kèm theo. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, nhiều khi ngƣời ta chỉ cần dùng PTGTPNN, không cần lời mời kèm theo nhƣng ngƣời đối thoại cũng vẫn hiểu đƣợc ý định mời của đối phƣơng. VD10: “…Tú Anh ngồi xuống phản, dang tay mời ông đồ cùng ngồi.” [33,tr.336] VD11: “Ngồi sau một chiếc bàn lớn, Đẩu nhổm dậy chỉ chiếc ghế mây trƣớc mặt, cố làm ra vẻ thân mật: - Chị ngồi lên đây, sao lại thế, hãy ngồi lên chiếc ghế này…” [31,tr.341] VD12: “(…) Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả: - Ngồi đây!... Ngồi xuống đây, tự nhiên …” [26,tr.109] - Dâng chén bằng hai tay (trong tình huống mời uống nước) VD13: “- Bố xơi nƣớc ạ. - Phƣợng dâng chén trà bằng hai tay, nhỏ nhẻ” [29tr.24]. 2.2.4. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện hành vi cầu xin Cầu xin: “Xin với ai điều gì một cách khẩn khoản, thiết tha, nhẫn nhục” [10,tr.139] Khi cầu xin ai một điều gì một có thể là ta sẽ vi phạm vào “thể diện âm tính” của ngƣời đó (J.Thomas: “Thể diện âm tính là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn đƣợc hành động tự do theo nhƣ cách mình đã lựa chọn”, là “nhu cầu đƣợc độc lập đƣợc tự do trong hành động, không bị ngƣời khác áp đặt” (G.Yule), nó bao gồm “quyền tự do hành động mà không bị can thiệp” (G.M.Green) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 [1,tr.264]). Do vậy ngƣời cầu xin thƣờng dùng những điệu bộ hạ thấp cơ thể, tỏ ra hết sức nhún nhƣờng trƣớc ngƣời đƣợc cầu xin, mong phần nào bù đắp phần thể diện đã mất của ngƣời đó. Trong số tƣ liệu đƣợc khảo sát có những PTGTPNN thể hiện hành vi cầu xin của ngƣời Việt nhƣ sau: - Chắp tay VD14: “Con bé run đây đẩy, chắp hai tay kêu van: - Bẩm lạy hai quan lớn!” [33,tr.471] VD15: “Ngƣời đàn bà hƣớng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa: - Con lạy quý tòa…Quý tòa bắt tội con cũng đƣợc, phạt tù con cũng đƣợc, đừng bắt con bỏ nó…” [31,tr.342] - Quỳ VD16: “Thằng ngụy cao lớn quỳ sụp dƣới chân Kiên, nƣớc mắt tuôn ròng: - Anh thƣơng tình em! Em còn trẻ quá mà anh! Em còn mẹ già…em sắp cƣới vợ…chúng em thƣơng nhau…xin anh!” [25,tr.43] - Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên VD17: “Bà Nghị đến ngồi thụp dƣới chân Hải Vân ngước mắt lên nhƣ kêu van, rồi the thé nói: - Tôi xin lỗi ông! (…) Ông xá cho tôi cái tội nhục nhã này!...Xin ông nói nốt! Ông đã nói thì nói nốt cho cai Hách nó nghe!...” [33,tr.476] 2.2.5. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện hành vi chấp thuận Chấp thuận: “Chấp nhận điều yêu cầu hoặc đề nghị” [10,tr.154] Gật đầu là PTGTPNN phổ biến dùng để thể hiện hành vi chấp thuận một ý kiến một yêu cầu hay một đề nghị VD18: “Luận nhƣ hiểu tâm tình cha, hơi cúi xuống: - Ba đừng nghĩ ngợi nữa, ba ạ Ông Bằng gật đầu.” [29,tr.300] 2.3. PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ XÉT TỪ PHƢƠNG DIỆN CHỦ THỂ SỬ DỤNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 PTGTPNN là loại phƣơng tiện giao tiếp mang đậm dấu ấn văn hóa của các cộng đồng khác nhau. Các yếu tố thuộc về nhân vật giao tiếp nhƣ vị thế xã hội, vị thế giao tiếp, quan hệ thân sơ, trình độ tri thức chi phối việc sử dụng PTGTPNN. Xét PTGTPNN ở phƣơng diện ngƣời sử dụng (nhân vật giao tiếp), luận văn tập trung xem xét sự chi phối của yếu tố vị thế xã hội đối với việc sử dụng PTGTPNN. Các nhân tố khác nhƣ quan hệ thân sơ, trình độ tri thức,... cuả nhân vật giao tiếp ảnh hƣởng đến việc sử dụng PTGTPNN sẽ đƣợc kết hợp phân tích khi xét PTGTPNN ở phƣơng diện hoàn cảnh giao tiếp và phân tích vai trò của PTGTPNN trong hoạt động giao tiếp Qua xem xét các tình huống giao tiếp của các nhân vật trong tác phẩm, có thể lập đƣợc bảng một số PTGTPNN thƣờng dùng trong giao tiếp của ngƣời Việt có sự chi phối khá rõ của nhân tố vị thế xã hội giữa các nhân vật giao tiếp. (Các tình huống giao tiếp cụ thể xin xem Phụ lục). Cần lƣu ý, sự phân biệt vị thế xã hội cao/thấp/ngang bằng giữa các nhân vật chỉ mang tính chất tƣơng đối, tùy thuộc vào tƣ cách mà nhân vật tự đặt mình vào trong từng cuộc giao tiếp cụ thể (ví dụ: Nhân vật Long và Tú Anh trong tác phẩm “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng, trong công việc họ là ông chủ và ngƣời làm công – vị thế cao/thấp, nhƣng trong cuộc sống đời thƣờng, họ là bạn bè – vị thế ngang hàng), tùy thuộc quan niệm từng thời đại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc (2).pdf