Luận văn Cải cách thủ tục hành chính tại bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu, sơ đồ

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ.8

1.1. Khái quát về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính.8

1.1.1. Khái quát về thủ tục hành chính.8

1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính.16

1.2. Một số khái niệm liên quan đến ngành y tế, cải cách thủ tục hành chính

của ngành y tế.22

1.3. Kinh nghiệm về CCTTHC tại một số bệnh viện.32

Tiểu kết chương 1.36

Chương 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

.37

2.1. Về hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.37

2.1.1. Khái quát về tỉnh Bắc Giang.37

2.1.2. Khái quát về hoạt động y tế trên đạ bàn tỉnh Bắc Giang.38

2.1.3. Khái quát về Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngan, tỉnh Bắc Giang.40

2.2. Cải cách thủ tục hành chính tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn,

tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2017.47

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải cách thủ tục hành chính tại bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục Nam và Nhã Nam; 01 trạm xá ở Yên Thế; 01 nhà lục xì, 01 trại phong ở Song Mai, 01 nhà thương điên ở Vôi. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, ngành y tế Bắc Giang được hình thành trên cơ sở nhà thương Bắc Giang và các cơ sở y tế khác. Giữa năm 1946, một số phòng phát thuốc (phòng y tế) được thành lập ở các huyện. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, bộ máy gồm có: văn phòng Ty y tế, Bệnh viện tỉnh và các phòng y tế huyện. Trải qua nhiều tên gọi trong những thời điểm lịch sử khác nhau đến ngày 01/01/1997 bộ máy của ngành y tế Bắc Giang gồm có Sở Y tế, phòng y tế các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế. Hơn 70 năm qua, dưới sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ y tế, ngành y tế Bắc Giang đã vượt qua muôn vàn thử thách, khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mỗi thời kỳ, ngành y tế đều gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận trên các mặt trận công tác, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp chung của tỉnh cũng như của đất nước. Năm 1997, ngành y tế Bắc Giang được tái lập, trong 20 năm qua, ngành y tế luôn được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở, ngành, đoàn thể và các địa phương, nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về 39 công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân phù hợp với điều kiện thực tiễn tại tỉnh đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau: - Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân: Tham mưu với Tỉnh ủy, UBND ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch hành động để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với mỗi giai đoạn, 5 năm, hàng năm như: Nghị quyết số 165-NQ/TU ngày 27/3/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến năm 201l; Kế hoạch số 69- KH/TU ngày 28/4/2005 của Tỉnh ủy về thực hiện Ngị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Kế hoạch số 545/KH-UBND ngày 04/4/2012 của UBND tỉnh về thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch số 675/KH-UBND ngày 25/3/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản: Sau 20 năm, các chỉ số sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 71 tuổi lên 73,3 tuổi năm 2010; tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm; đã được công nhận loại trừ bệnh phong, thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh; Đến năm 2016: tỷ số tử vong mẹ đã giảm từ 69 ca/100.000 trẻ đẻ sống còn dưới 47 ca/100.000 trẻ đẻ sống; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi cũng giảm mạnh từ 33‰ xuống còn < 11‰; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 05 tuổi giảm từ 47,8‰ xuống còn < 17‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi (thể nhẹ cân) giảm từ 39,0% xuống còn 14,4%; tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 96%... 40 - Phát triển hệ thống cơ sở y tế: mạng lưới y tế được củng cố từ tỉnh đến thôn, bản và phát triển cả về số lượng, quy mô và chuyên sâu. Thành lập Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn thực phẩm, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Ung bướu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tậtĐến hết năm 2016 đã có 11 đơn vị y tế được nâng hạng; số xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế là 209/230 (90,8%); số cơ sở y, dược ngoài công lập tăng từ 155 lên 973 cơ sở. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế: Đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế đã được tăng cường về số lượng và trình độ chuyên môn. So sánh một số chỉ tiêu năm 2016 với năm 1997 cho thấy: Số bác sĩ tăng từ 3 bác sĩ/10.000 dân lên 8,2 bác sĩ/10.000 dân (2,7 lần); Số dược sĩ đại học tăng từ 0,28/10.000 dân lên 0,68/10.000 dân (2,4 lần); Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ phục vụ tăng từ 7,75 lên 98,3%. Số trạm y tế có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi tăng từ 95,1% lên 100%; Số thôn/bản có nhân viên y tế hoạt động tăng từ 73,6% lên 100%. Đào tạo siêu âm tổng quát cho 100% bác sĩ tuyến xã, đào tạo trình độ tương đương sơ cấp cho 61,1% nhân viên y tế thôn/bản; Phấn đấu đến năm 2025, chuẩn hóa 100% nhân viên y tế có trình độ từ cao đẳng trở lên. 2.1.3. Khái quát về Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 2.1.2.1. Khái quát về huyện Lục Ngạn Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên Quốc lộ 31, cách thủ đô Hà Nội 91 km về phía Đông Bắc. Huyện Lục Ngạn có quỹ đất dồi dào và màu mỡ nhất Bắc Giang với 20.773 ha đất nông nghiệp, 24.260 ha đất lâm nghiệp, 21.641 ha đất chuyên dùng và còn 33.002 ha đất chưa sử dụng. Tại Lục Ngạn hiện có 11 dân tộc đang cư trú, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 52%. 41 Huyện Lục Ngạn có 29 xã và 1 thị trấn, được chia thành 02 vùng rõ rệt: vùng thấp gồm 17 xã và 01 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã. Đất đai và tiểu vùng khí hậu của địa phương thích hợp cho phép phát triển nhiều loại cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều, phát triển lâm nghiệp, trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi đại gia súc và sản xuất vật liệu xây dựng. Nguồn nước ở đây khá phong phú, được cung cấp bởi 10 công trình trung thuỷ nông, 187 hồ đập nhỏ và sông Lục Nam chảy qua với chiều dài hơn 60km. Lục Ngạn có hơn 24 vạn ha rừng, trong đó có gần 12 vạn ha rừng tự nhiên và trên 12 vạn ha rừng trồng. Trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản như quặng đồng, than mỏ, vàng sa khoáng. Huyện có một di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia là Đền Hả, một di tích được xếp hạng cấp tỉnh là đền Khánh Vân. Là huyện có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, bản sắc văn hoá mỗi dân tộc đang được tiếp tục giữ gìn và phát huy. Hệ thống giao thông kết nối với Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hà Nội ngày càng thuận lợi, cùng với quá trình mở mang canh tác đã biến nơi đây thành vùng cây ăn quả tập trung trồng vải thiều lớn nhất, có chất lượng vào loại tốt nhất cả nước. Địa phương có nhiều phong cảnh đẹp như thắng cảnh hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Làng Thum, nằm trong một thảm thực vật xanh, một “ thung lũng xanh”. Đó là tiềm năng to lớn để Lục Ngạn phát triển du lịch vườn kết hợp cảnh quan sinh thái. Với những thế mạnh đó, Lục Ngạn giữ được nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 1996-2000 khá cao ( 23,2%). Các sản phẩm chính trong nông nghiệp là vải thiều tươi đạt 18-20 nghìn tấn quả, hồng không hạt đạt 3-4 nghìn tấn. Các loại quả khác như na dai, nhãn, dứa... đạt sản lượng 3,5-4 nghìn tấn. Mùa vải năm 2017, ngoài việc tiêu thụ vải của mình, Lục Ngạn còn giúp các vùng khác tiêu thụ hơn 10 nghìn tấn vải quả tươi. 42 Hướng tới một tương lai công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, Lục Ngạn xác định giữ tốc độ tăng trưởng 11,55% năm trong giai đoạn 2001- 2005, trong đó nông nghiệp tăng 10,25%, công nghiệp- xây dựng 12,29%, thương mại dịch vụ 15%. Vùng đất trồng vải nổi tiếng đang đón chờ những cơ hội phát triển mới trong tương lai. 2.1.2.2. Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn Bệnh viện ĐKKV Lục Ngạn được thành lập từ ngày 01/01/2003 theo Quyết định số 262/QĐ-UB ngày 31/12/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh với quy mô giường bệnh ban đầu là 120 giường bệnh, là cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang. Bệnh viện ĐKKV Lục Ngạn hiện nay là bệnh viện hạng II theo Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang. Năm 2017 Bệnh viện được giao chỉ tiêu giường bệnh điều trị nội trú là: 230 giường bệnh, biên chế: 251 người. a) Về cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị: Bao gồm Ban giám đốc, 20 khoa phòng và 01 phòng khám ĐKKV. Cụ thể: 1. Ban Giám đốc 12. Khoa Dược 2. Phòng Kế hoạch Tổng hợp 13. Khoa Hồi sức cấp cứu 3. Phòng Tổ chức Hành chính 14. Khoa Liên chuyên khoa 4. Phòng Tài chính Kế toán 15. Khoa Ngoại 5. Phòng Điều dưỡng 16. Khoa DD - TC 6. Phòng QLCLBV 17. Khoa Phụ sản 7. Khoa Khám bệnh 18. Khoa YHCT - PHCN 8. Khoa PT - GMHS 19. Khoa Truyền nhiễm 9. Khoa KSNK 20. Khoa Nội 10. Khoa CĐHA - TDCN 21. Khoa Nhi 43 11. Khoa Xét nghiệm 22. Phòng khám ĐKKV Tân Sơn b) Nội dung hoạt động Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện thực hiện theo Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế bao gồm: - Khám bệnh và chữa bệnh; - Đào tạo cán bộ y tế; - Nghiên cứu khoa học về y học; - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; - Hợp tác quốc tế; - Phòng bệnh; - Quản lý kinh tế trong bệnh viện. Thứ nhất, cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh: - Thường xuyên tiếp nhận xử trí cấp cứu các ca bệnh đến cấp cứu, do tự đến, do các Trạm y tế xã, thị trấn chuyển đến và do các cơ sở y tế tuyến huyện trong khu vực chuyển đến. - Khám bệnh: Tổ chức khám bệnh thường xuyên và khám cấp cứu tất cả các ngày trong tuần tại Phòng khám Đa khoa khu vực Tân Sơn và tại khoa Khám bệnh của bệnh viện. Kết quả khám bệnh hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch Sở Y tế Bắc Giang giao. Tổ chức khám sức khoẻ cho các đối tượng có nhu cầu vào tất cả các ngày làm việc trong tuần. - Chữa bệnh: Thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú và ngoại trú. Kết quả thực hiện điều trị nội trú luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Triển khai điều trị ngoại trú bệnh mãn tính có kiểm soát: Tăng huyết áp, tiểu đường, dạ dày tá tràng, hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.... - Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên kịp thời khi bệnh quá khả năng chuyên môn của bệnh viện. 44 Thứ hai, đào tạo cán bộ y tế: - Hàng năm bệnh viện tiếp nhận đối với tất cả các học sinh các trường Trung học Y, Dược trong và ngoài tỉnh có nhu cầu thực hành tại đơn vị và tổ chức hướng dẫn thực hành đầy đủ, chất lượng theo nội dung và kế hoạch nhà trường đề nghị. - Tổ chức đào tạo và tự đào tạo cho viên chức trong đơn vị và cán bộ y tế xã theo kế hoạch xây dựng hàng năm của đơn vị dựa trên cơ sở hướng dẫn chỉ đạo của Ngành và Sở Y tế. - Gửi cán bộ đi đào tạo tại các trường đại học và các bệnh viện tuyến trên về chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu. - Tổ chức tiếp nhận, hướng dẫn và xác nhận thực hành đối với cán bộ y tế tại các trạm y tế xã, thị trấn và các đối tượng đăng ký khi có đủ điều kiện. Thứ ba, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến: - Hàng năm tổ chức cho tập thể các khoa, phòng và viên chức, người lao động tham gia đăng ký và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong những năm gần đây hoạt động nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở đều đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Trong năm 2017, đơn vị có 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và 01 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được nghiệm thu và đánh giá có khả năng ứng dụng trong thực tế tại đơn vị. - Chỉ đạo tuyến: Đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chỉ đạo tuyến đối với các trạm y tế xã, thị trấn trong toàn huyện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được giao và nhu cầu của các trạm y tế. - Tiếp nhận chỉ đạo tuyến của tuyến trên theo Đề án 1816, cầm tay chỉ việc; cử cán bộ đi đào tạo trực tiếp tại các bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang... 45 Thứ tƣ, phòng bệnh: Thường xuyên phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, Phòng Y tế huyện, Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Song song với công tác khám chữa bệnh đơn vị thường xuyên kết hợp tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và gia đình người bệnh; Đơn vị phối hợp với Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ, Chi đoàn thanh niên tổ chức các buổi khám chữa bệnh tình nguyện, tư vấn sức khỏe cho đồng bào các dân tộc tại các xã khó khăn, vùng sâu vùng xa giúp cho đồng bào tiếp cận được với các dịch vụ y tế; đồng thời hướng dẫn cách phòng ngừa các bệnh lây nhiễm... Trong nhiều năm gần đây, phong trào khám chữa bệnh tình nguyện đã được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan, đoàn thể, các cấp chính quyền. Trong năm 2017, đã tổ chức khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí tại 6 xã: Phong Minh, Sa Lý, Sơn Hải, Hộ Đáp, Kiên Lao, Đèo Gia với tổng hơn 2000 lượt người tham gia. Thứ năm, hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đơn vị đã tham gia chương trình hợp tác với tổ chức GVC (tổ chức phi chính phủ) đã được đầu tư xây dựng lò đốt rác thải y tế và tập huấn, thực hành quản lý chất thải y tế cho toàn thể viên chức, người lao động tại đơn vị. Hiện nay, bệnh viện tiếp tục nhận được đầu tư để nâng cáo chất lượng xử lý nước thải tại bệnh viện. Thứ sáu, quản lý kinh tế bệnh viện: Sử dụng ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hiệu quả. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi tài chính của bệnh viện, khai thác các khoản thu từ cung cấp dịch vụ y tế bước đầu có hiệu quả. 46 Đơn vị đã thực hiện xây dựng phương án thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về Tài chính theo quy định của Chính phủ. c) Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động - Đối tượng, phạm vi phục vụ: Đối tượng, phạm vi phục vụ của Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn đa dạng, phức tạp: Tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội khi có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn phòng bệnh, khám sức khỏe, học tập, nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh viện... Lấy phục vụ người bệnh là mục tiêu chủ yếu. - Tính chất hoạt động: Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn là đơn vị chuyên môn kỹ thuật, đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Bệnh viện ĐKKV Lục Ngạn chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Y tế Bắc Giang. d) Cơ chế hoạt động Bệnh viện ĐKKV Lục Ngạn là đơn vị sự nghiệp y tế, được giao quyền tự chủ một phần về tài chính, bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo phân cấp của UBND tỉnh, chịu trách nhiệm trước Sở Y tế, UBND tỉnh Bắc Giang và trước pháp luật về hoạt động của mình. Hoạt động của bệnh viện mang tính chất cung cấp dịch vụ công, nguồn thu tài chính hoạt động của Bệnh viện chủ yếu từ thu bảo hiểm y tế... Tuyển dụng, sử dụng viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về tuyển dụng, quản lý viên chức tại đơn vị. đ)Những yếu tố tác động đến hoạt động của bệnh viện - Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện ảnh hưởng đến chất lượng khám, điều trị, chăm sóc người bệnh. 47 - Chất lượng chuyên môn và năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ viên chức cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bệnh viện. - Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, nhân viên y tế: hiện nay chưa phù hợp; chưa có tác dụng hỗ trợ, động viên, khuyến khích cán bộ y tế phát huy hết khả năng phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nền kinh tế thị trường tác động đến đạo đức của người thầy thuốc do đó ảnh hưởng đến hoạt động chung của đơn vị. 2.2. Cải cách thủ tục hành chính tại Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2017 2.2.1. Quan điểm, chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt là PAPI) được phối hợp thực hện bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và một số đơn vị thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Việc ra đời của chỉ số PAPI xuất phát chính từ yêu cầu trả lời những vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách hành chính như: cơ chế nào để người dân tham gia tích cực và hữu hiệu vào công tác giám sát và phản biện xã hội? Làm thế nào để những tâm tư, nguyện vọng của người dân phản ánh thực sự được các cấp, các ngành lắng nghe nhằm hoàn thiện các chính sách và hành động trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”? Làm thế nào để tạo ra một môi trường tương tác thân thiện hơn giữa người dân và bộ máy hành chính nhà nước, trong khi sự thiếu vắng những thước đo hiệu quả của bộ máy nhà nước trong cung ứng dịch vụ dựa trên đánh giá của người dân. Xuất phát từ những yếu tố đó, chỉ số PAPI được tiến hành khảo sát 48 thí điểm từ năm 2010 tại 30 tỉnh, thành phố, từ năm 2011 được triển khai khảo sát ở 63/63 tỉnh, thành phố của cả nước và công bố xếp hạng. Sau 3 năm công bố, kết quả xếp hạng của Bắc Giang vẫn ở mức trung bình, đặc biệt năm 2013 tỉnh Bắc Giang xếp hạng 63/63 tỉnh, thành của cả nước. Đây là một kết quả đáng báo động. Thấy rõ được những hạn chế, bất cấp đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chỉ số PAPI cho lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh; lãnh đạo UBND cấp huyện, trưởng phòng Nội vụ, chủ tịch mặt trận Tổ quốc các huyện, thành phố, chủ tịch UBND của 230 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Sau khi nghiên cứu, quán triệt, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã đã nhận thức đầy đủ hơn, thấy được những hạn chế, tồn tại trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng như tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, công tác cải cách hành chính, chất lượng cung ứng dịch vụ công của ngành, địa phương, đơn vị. Từ đó có giải pháp cụ thể để tham mưu, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quản trị và hành chính công của ngành, lĩnh vực, đơn vị. Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của cải cách hành chính trong sự phát triển chung, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 81/QĐ- UBND ngày 03/4/2012 về việc Ban hành kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015. Kế hoạch đã đặt ra mục tiêu trọng tâm của cải cách hành chính trong giai đoạn 5 năm (2011 - 2015) là xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo bước chuyển biến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh cần xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. 49 Trong kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015 đã chỉ ra các mục tiêu cụ thể, cũng như các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện. Kế hoạch cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể đối với các sở, ngành; trong đó, UBND tỉnh đã giao cho Sở Y tế Bắc Giang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh đẩy mạnh việc xã hội hóa về y tế; nghiên cứu, khảo sát và áp dụng thực hiện phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công. Ngày 24/3/2016 UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 166/QĐ-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn II (2016 - 2020). Trong đó trọng tâm là: cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Trong kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 UBND tỉnh đã giao cho Sở Y tế Bắc Giang chủ trì xây dựng và hướng dẫn việc thực hiện phương pháp đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, thấy được tầm quan trọng của việc cải cách hành chính nói chung, và cải cách hành chính đối với ngành y tế nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, trong thời gian qua Sở Y tế Bắc Giang đã quan tâm, chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện cải cách hành chính nhằm đáp ứng các mục tiêu giai đoạn mà UBND tỉnh giao và hướng tới sự hài lòng của người bệnh, giảm thiểu những thủ tục rườm rà cho người bệnh. 50 Năm 2015, Sở Y tế đã ban hành kế hoạch số 17/KH-SYT ngày 28/01/2015 về thực hiện cải cách hành chính năm 2015. Trong kế hoạch đã xây dựng được mục đích, yêu cầu cụ thể, các nhiệm vụ trọng tâm và phân công cụ thể cho các phòng, ban thuộc Sở Y tế, các đơn vị trong ngành; giao cho các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Năm 2016, Sở Y tế Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 06/KH-SYT ngày 19/01/2016 về việc thực hiện cải cách hành chính năm 2016; Năm 2017, Sở Y tế Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 09/KH-SYT ngày 18/01/2017 về cải cách hành chính năm 2017; Trong các kế hoạch trên, Sở Y tế Bắc Giang đều chỉ rõ mục đích, yêu cầu và mục tiêu cải cách hành chính hàng năm; đồng thời đề ra các nội dung, nhiệm vụ cụ thể và phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện. 2.2.2. Kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Nếu như nhiều năm trước, khi đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa khu vực Lục ngạn, còn có hiện tượng bệnh nhân đi khám bệnh từ rất sớm, đứng chật lối đi, chen lấn, xô đẩy, bức xúc vì phải chờ đợi lâu và thái độ của nhân viên y tế. Thì hiện nay, Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn đã không ngừng cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại phòng khám và khu vực làm xét nghiệm, cận lâm sàng, bổ sung số lượng bàn khám, rút ngắn thời gian chờ đợi, đem đến sự hài lòng cho người bệnh. 2.2.2.1. Cải tiến quy trình khám bệnh theo quyết định số 1313/QĐ-BYT Hệ thống bệnh viện ở Việt Nam hiện nay được sắp xếp trên cơ sở phân bố rộng khắp, ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, thuận tiện cho người dân trong quá trình tiếp cận với các dịch vụ y tế. Thực hiện chủ trương của Đảng tại Đại hội lần thứ XI (2011) “Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc 51 sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế” và chỉ đạo Chính phủ tại Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu “nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến, giảm trạng thái quá tải ở các bệnh viện tuyến trên”. Trong những năm qua, công tác khám chữa bệnh đã đạt được những thành tựu bước đầu: Mạng lưới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang từng bước được hoàn thiện ở các cấp từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh đã ban hành cơ bản đủ văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật; dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang được đa dạng hóa và chuyển đổi phù hợp với cơ chế thị trường trong thời kỳ hội nhập; tăng cường chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng khoa học, công nghệ là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, giảm số lượng người bệnh chuyển tuyến trên, hạn chế người bệnh phải ra nước ngoài điều trị; công tác giảm quá tải bệnh viện, quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chỉ đạo tuyến, đào tạo, luân phiên cán bộ chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới giúp các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện là ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực khám, chữa bệnh; các chỉ tiêu như số lần khám bệnh, số người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số lần phẫu thuật, thủ thuật năm sau tăng hơn so với năm trước, bình quân 1,8 lượt khám/người/năm, thu hẹp dần khoảng cách của các chỉ số về tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ y tế giữa các vùng miền. Bên cạnh những thành tựu bước đầu kể trên, công tác khám, chữa bệnh cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại, trong đó phải kể đến chất lượng dịch vụ một 52 số bệnh viện còn hạn chế. Năng lực chuyên môn giữa các hạng - tuyến chưa đồng đều, năng lực quản lý chưa theo kịp nhu cầu. Đặc biệt, năng lực về công tác khám, chữa bệnh tuyến dưới còn nhiều hạn chế; thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh ở một số cơ sở còn phức tạp, phiền hà. Có thể nói, trước khi thực hiện cải tiến quy trình khám bệnh thì các thủ tục hành chính mà người bệnh phải thực hiện trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh rất phức tạp, rườm rà. Trước thực trạng đó, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận thấy đây là một vấn đề rất quan trọng xác định sự cần thiết cải tiến quy trình khám bệnh, cải thiện khoa Khám bệnh - “Bộ mặt” của bệnh viện để giảm sự phiền hà và giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_tai_benh_vien_da_khoa_k.pdf
Tài liệu liên quan