Luận văn Cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .iii

Danh mục chữ viết tắt . iv

Danh mục các bảng . v

Danh mục sơ đồ. vi

Mục lục. vii

PHẦN 1. MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5 . Kết cấu luận văn. 6

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƯỜNG

KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA . 7

1.1. Cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh của DNNVV. 7

1.1.1. Cơ sở lý luận về DNNVV . 7

1.1.2. Môi trường kinh doanh của DNNVV . 19

1.1.3. Các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh của DNNVV . 21

1.1.4. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến DNNVV. 27

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của DNNVV. 29

1.2. Cơ sở thực tiễn về môi trường kinh doanh của DNNVV . 33

1.2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước

trên thế giới . 33

1.2.2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 37

1.2.3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

tỉnh Thanh Hóa. 39

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii

1.3. Bài học về cải thiện môi trường kinh doanh cho DNNVV. 42

Chương 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA,

TỈNH THANH HÓA. 43

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá. 43

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tĩnh Gia . 43

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện. 45

2.1.3. Cơ hội phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới . 48

2.1.4. Những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện

Tĩnh Gia trong thời gian tới . 48

2.2. Thực trạng môi trường kinh doanh cho các DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh

Gia, tỉnh Thanh Hoá. 49

2.2.1. Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. 49

2.2.2. Tổng quan về mấu điều tra. 51

2.2.3. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của DNNVV trên địa bàn huyện

Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá . 52

2.3. Tác động của môi trường kinh doanh đến các DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia . 54

2.3.1. Tác động của các yếu tố vĩ mô đến DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia . 54

2.3.2 Tác động của yếu tố môi trường kinh doanh vùng đến DNNVV trên địa bàn

huyện Tĩnh Gia. 64

2.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các DNNVV

trên địa bàn huyện Tĩnh Gia. 73

2.4.1. Tiềm năng của DNNVV . 73

2.4.2. Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế của DNNVV ở huyện Tĩnh Gia. . 78

2.4.3. Phương hướng phát triển của DNNVV ở Tĩnh Gia . 82

Chương 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỈNH GIA,

TỈNH THANH HÓA. 83

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix

3.1. Định hướng cải thiện môi trường kinh doanh cho DNNVV tại huyện Tĩnh GiaThanh Hoá. 83

3.1.1. Đổi mới nhận thức tư tưởng. 83

3.1.2. Bảo hộ phát triển DNNVV trong từng giai đoạn phát triển. 84

3.1.3. Phát triển DNNVV là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh

tế xã hội ở nước ta. 85

3.1.4. DNNVV cần phải lấy quan điểm kinh tế làm thước đo. 86

3.1.5. DNNVV cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành

có lựa chọn . 86

3.1.6. Ưu tiên phát DNNVV ở nông thôn . 87

3.1.7. DNNVV được khuyến khích phát triển trong một số ngành nhất định mà

doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia. 88

3.1.8. Phát triển DNNVV trong mối liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp lớn. 89

3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho DNNVV tại Huyện

Tĩnh Gia - Thanh Hoá . 90

PHẦN 3. KẾT LUẬN . 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 100

PHỤ LỤC. 102

ĐẠI HỌC

pdf142 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả. Trên địa bàn huyện có 30/33 xã thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, những năm qua đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá, trường chuẩn quốc gia, trạm y tế chuẩn. 2.1.2.3 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 2010 - 2012 kinh tế của huyện có sự phát triển khá ổn định và tăng trưởng cao. Giá trị gia tăng (GTGT) năm sau cao hơn năm trước trên tất cả các các lĩnh vực CN-XD, nông nghiệp và TMDV. GTGT toàn huyện năm 2012 tăng hơn năm 2010 là 69,8%, trong đó ngành CN-XD có GTGT cao nhất ( tăng 79,4% so với năm 2010). Nếu không tính đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn GTGT trên địa bàn huyện năm 2012 tăng 17,7% so với năm 2010, trong đó ngành CN-XD tăng 9,1%, ngành nông nghiệp tăng11,3%, ngành thương mại dịch vụ tăng 37,7% Mặc dù, giai đoạn 2010 - 2012 nền kinh tế của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Tĩnh Gia vẫn giữ được mức ổn định do có đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn (37,1% năm 2010; 28,8% năm 2011; 32,9% năm 2012) và tăng khá cao so với bình quân chung của toàn tỉnh (toàn tỉnh 10,3%). Nếu không tính Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2012 tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2011 là 5,6%, nguyên nhân do đầu tư công cắt giảm, đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước cũng giảm do suy giảm kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh nhưng chưa thật tích cực. Do quy mô và tốc độ đầu tư vào các dự án công nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn lớn làm cho tỷ trọng ngành CN-XD tăng nhanh và đạt GTGT lớn (82,7%) năm 2012, tỷ trọng ngành nông nghiệp và TMDV giảm. Tuy nhiên, nếu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 không tính Khu Kinh tế Nghi Sơn, cơ cấu kinh tế ngành CN-XD chiếm tỷ trọng 42,4%, ngành nông nghiệp 27,8%, ngành TMDV 29,7% (số liệu bảng 2.1 ) Bảng 2.1: Giá trị gia tăng và cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012 huyện Tĩnh Gia NĂM 2010 2011 2012 GTGT (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTGT (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTGT (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) I. Chung trên địa bàn 5.795 100 6.763 100 7.093 100 - Nông nghiệp 509 8,8 504 7,5 595 8,3 - Công nghiệp–xây dựng 4.713 81,3 5.588 82,6 5.863 82,7 - Thương mại, dịch vụ 573 9,9 671 9,9 636 9,0 II. Không tính Khu kinh tế Nghi Sơn 1.647 100 1.802 100 2.137 100 - Nông nghiệp 509 30,9 504 28,0 594 27,8 - Công nghiệp – Xây dựng 566 34,3 626 34,8 907 42,5 - Thương mại, dịch vụ 573 34,8 671 37,2 636 29,7 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tĩnh Gia Phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trên địa bàn huyện Tĩnh Gia: Nhiều dự án được đầu tư xây dựng, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành như xi măng Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, cảng biển và nhiều dự án đang triển khai như: Liên hợp lọc hóa dầu, Trung tâm nhiệt điện, luyện cán thép, ... Đến nay, Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 52 dự án vào đầu tư. Trong đó có 46 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký đầu tư 49.943,54 tỷ đồng (tương đương 2.500 triệu USD) và 06 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký đầu tư hơn 14 tỷ USD. Khu kinh tế Nghi Sơn có 24 Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động SXKD với các lĩnh vực: Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng), bia, dịch vụ cảng, sản xuất và chế biến hải sản, ... Sự phát triển mạnh mẽ của Khu Kinh tế Nghi Sơn là cơ sở cho sự phát triển của Huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 2.1.3. Cơ hội phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới Với những tiềm năng và lợi thế đặc biệt của huyện, với mục tiêu xây dựng huyện trở thành vùng kinh tế động lực phát triển của tỉnh và của cả nước, trong thời gian qua, huyện đã nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương, của tỉnh Thanh Hóa cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và nước ngoài. Đó là cơ hội to lớn để huyện phát huy mạnh mẽ nội lực, phấn đấu thực hiện thành công phương hướng phát triển đã xác định. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện trước hết ở việc thẩm định các quy hoạch phát triển sau đây [18]: 1. Quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị mới Nghi Sơn đến năm 2020 đựơc Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 604/QĐ- TTg ngày 01/05/2001. 2. Quyết định số 2416/QĐ-UB ngày 28/7/ 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu du lịch nghỉ mát Hải Hoà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. 3. Quyết định số 610/2004/QĐ-UB ngày 08/3/2004 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nam tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010. 4. Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007. 5. Quy hoạch điều chỉnh vùng nam Thanh- bắc Nghệ được phê duyệt tại quyết định số 1447/QĐ- TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ; 6. Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tĩnh Gia đã được phê duyệt theo Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. 2.1.4. Những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới Trước hết, đó là sự khắc nghiệt của yếu tố đặc trưng “tiểu vùng khí hậu”. Với vị trí là "rốn" của miền Trung, Tĩnh Gia thường phải chịu những diễn biến khắc nghiệt của thời tiết như: nóng- nắng, gió - bão, mưa - lụt. Đây là những yếu tố bất lợi cho không chỉ phát triển nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế khác. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Thứ hai, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (73,9%), trong khi lao động trong ngành CN-XD chỉ chiếm 9,3%. Đây thực sự là thách thức lớn trong thời gian tới khi quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa, đòi hỏi phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đô thị, áp lực giải quyết việc làm sẽ tăng lên, nhất là bộ phận lao động bị mất đất. Thứ ba, chất lượng lao động của huyện còn thấp, tỷ lệ qua đào tạo mới chỉ đạt 33% trên toàn địa bàn, cơ cấu ngành nghề đào tạo còn bất cập so với nhu cầu lao động của các cơ sở công nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn cũng là một thách thức lớn trong quá trình phân bố lại lực lượng lao động, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân. Thứ tư, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) cho phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn về cơ bản đã thực hiện tốt, tuy nhiên việc tổ chức định cư, giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho dân cư di dời đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Thứ năm, sự phức tạp về địa hình, phía Tây là rừng núi, phía Đông là bờ biển, cần phải tăng cường đầu tư để giải quyết tốt vấn đề an ninh quốc phòng, ổn định chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - đô thị hoá. 2.2. Thực trạng môi trường kinh doanh cho các DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá 2.2.1. Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá Tính đến 31/12/2012, toàn huyện có 252 doanh nghiệp trong đó có 240 doanh nghiệp nhỏ và vừa ( DN có số lượng dưới 300 người), chiếm 95,23% tổng số doanh nghiệp của huyện, trong đó doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp 12 chiếm 5% tổng số DNNVV, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng 119 chiếm 49,4% tổng số DNNVV, doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ 109 chiếm 45,6%, được thể hiện ở bảng 2.2. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Bảng 2.2: Tình hình phát triển DNNVV tại Tĩnh Gia giai đoạn 2010-2012 Ngành kinh tế 2010 2011 2012 Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Số lượng (DN) Tỷ lệ (%) Tổng số 185 100 212 100 240 100 1. Nông nghiệp 11 6.0 12 5.6 12 5.0 2. Công nghiệp- Xây dựng 93 50.2 106 50.1 119 49.4 3. Thương mại - Dịch vụ 81 43.8 94 44.3 109 45.6 Nguồn: Niên giám thống kê Tĩnh Gia năm 2012 Nếu phân theo quy mô lao động đến hết năm 2012, toàn huyện có 240 doanh nghiệp được coi là DNNVV (dưới 300 lao động) trong đó chủ yếu là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại- dịch vụ. Bảng 2.3: DNNVV phân theo quy mô lao động năm 2012 Lĩnh vực kinh doanh Tổng số (DN) Số DN theo quy mô lao động Dưới 5 người 5-9 người 10-49 người 50 - 199 người 200 - 299 người Tổng số 240 20 65 78 75 2 1. Nông nghiệp 12 5 4 3 2. Công nghiệp - xây dựng 119 7 30 32 48 2 3. Thương mại - Dịch vụ 109 8 31 43 27 Nguồn: Niên giám thống kê Tĩnh Gia năm 2012 Nghị định 90 của Chính phủ đã hướng dẫn các tiêu chí để xác định về DNNVV như sau: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động hàng năm không vượt quá 300 người” ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Nếu phân theo quy mô vốn thì đến hết năm 2012, toàn huyện Tĩnh Gia có 240 DN được coi là DNNVV ( DN có lượng vốn dưới 10 tỷ đồng), trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4: DNNVV phân loại theo lĩnh vực kinh doanh và quy mô vốn năm 2012 Ngành kinh tế Tổng số (DN) Số DN theo quy mô vốn Dưới 0,5 tỷ đồng Từ 0,5 - dưới 1 tỷ đồng Từ 1 - dưới 2 tỷ đồng Từ 2 - dưới 5 tỷ đồng Từ 5 - dưới 10 tỷ đồng Tổng số DNNVV 240 15 35 82 68 40 1. Nông nghiệp 12 8 3 1 2. Công nghiệp- xây dựng 119 3 15 42 38 21 3. Thương mại - Dịch vụ 109 4 17 39 30 19 Nguồn: Niên giám thống kê Tĩnh Gia năm 2012 2.2.2. Tổng quan về mấu điều tra Để thu thập thông tin sơ cấp tập trung vào các DNNVV trên địa bàn huyện và các cơ quan quản lý nhà nước và tiến hành chọn mẫu như sau: Chọn 30 DNNVV để tiến hành điều tra đại diện cho các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại dịch vụ và quy mô vốn của donh nghiệp. Chọn 40 phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý trong đó 30 phiếu thuộc lãnh đạo DN được kết hợp với số DN đã chọn ở trên, còn 10 phiếu là cán bộ quản lý thuộc cơ quan cấp huyện huyện và tỉnh có liên quan đến môi trường kinh doanh của DNNVV. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập dựa trên hai loại điều tra và phỏng vấn trực tiếp: Phiếu tiêu chuẩn: Lựa chọn những doanh nghiệp nhỏ và vừa phỏng vấn, thu thập thông tin, từ các quan điểm, ý kiến điều tra của các doanh nghiệp về thủ tục ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 hành chính, các chính sách thu hút đầu tư, chính sách vốn, chính sách lao động, cơ sở hạ tầng... Phương pháp đánh giá có sự tham gia của nhà quản lý DNNVV đại diện cho các ngành và quy mô vốn đầu tư. Tiến hành điều tra phỏng vấn đối với các cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp. Theo phương pháp này, chủ yếu dùng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp, tiến hành phỏng vấn trực tiếp để xem ý kiến của các cán bộ quản lý về vấn đề nghiên cứu. 2.2.3. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá Môi trường kinh doanh của DNNVV gồm 3 nhóm yếu tố cấu thành và là một môi trường động, thay đổi khi các yếu tố cấu thành thay đổi. Môi trường đó tác động tới việc thu hút đầu tư vào trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng bản thân nó lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Sau khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh của các DNNVV ở Tĩnh Gia, chúng tôi chọn ra một số yếu tố chính có những rào cản chủ yếu trong môi trường kinh doanh. Bảng 2.5: Xếp loại rào cản theo yếu tố cấu thành chính về MTKD của DNNVV Ý kiến DN Yếu tố cầu thành MTKD Có rào cản Không có rào cản SL đánh giá (DN) Cơ cấu (%) SL đánh giá (DN) Cơ cấu(%) 1. Thủ tục hành chính 26 86,7 4 13,3 2. Đất đai 23 76,7 7 23,3 3. Cơ sở hạ tầng 20 66,7 10 33,3 4. Tín dụng 18 60,0 12 40,0 5. Lao động 16 53,3 14 46,7 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Theo kết quả điều tra ý kiến nhận xét của các DNNVV ở bảng 2.5 về rào cản của yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh. Nhìn chung nhóm yếu tố gây cản trở nhất đến môi trường kinh doanh là thủ tục hành chính chiếm 86,7%, yếu tố đất đai chiếm 76,7%, lao động được xếp vào nhóm ít gây ra rào cản nhất của nhóm yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh của DNNVV. Dựa trên ý kiến đánh giá của các nhà quản lý trong các DNNVV trên địa bàn Tĩnh Gia về các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh, có thể rút ra một số ý kiến sau đây: Mặc dù môi trường kinh doanh của DNNVV tại Huyện Tĩnh Gia đã từng bước được cải thiện, song vẫn còn các rào cản cần được cải thiện. Trong ba nhóm yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh của DNNVV có thể chia làm ba mức khác nhau: * Mức quan trọng hàng đầu thuộc về nhóm các vấn đề đất đai và yếu tố tín dụng. * Mức thứ hai gồm nhóm yếu tố cấu thành đó là vốn, cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Trong đó tập trung vào các vấn đề như tiếp cận vốn vay chính thống của đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng về hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, các thủ tục hành chính và thái độ của các cơ quan huyện, Tỉnh đối với các đơn vị SXKD. Mặc dù còn phải cải thiện hơn nữa các thủ tục hành chính và thái độ của công chức, nhưng qua điều tra có rất nhiều ý kiến tích cực về sự đổi mới các thủ tục hành chính và thái độ công chức đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Tĩnh Gia- Tỉnh Thanh Hoá. Mức thứ ba gồm nhóm yếu công nghệ kỹ thuật và lao động. Đây là nhóm có thể được xem là lợi thế của Tĩnh Gia so với các địa phương khác, song vẫn còn có các rào cản như khó khăn tuyển dụng lao động trình độ cao, hệ thống trợ, phương tiện kỹ thuật. Sự hội nhập và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Tĩnh Gia (nhóm vĩ mô); mức đầu tư và kết quả-hiệu sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn (nhóm vi mô). Nếu các DNNVV tại Huyện Tĩnh Gia biết khai thác cung có tác động tích cực tới môi trường kinh doanh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 2.3. Tác động của môi trường kinh doanh đến các DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia 2.3.1. Tác động của các yếu tố vĩ mô đến DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia 2.3.1.1. Yếu tố thủ tục hành chính của địa phương Thủ tục hành chính của địa phương trong lĩnh vực kinh doanh bao gồm các nội dung: Cấp giấy phép, giải phóng mặt bằng, dịch vụ công, thủ tục quản lý hành chính về thuế, công an, ngân hàng, hải quan....Trong nghiên cứu này, nó được đề cập tới trong mục này và chúng tôi tập trung đi sâu vào phân tích quản lý hành chính của địa phương theo 02 nhóm nội dung, đó là những hạn chế về thủ tục hành chính và thái độ của cơ quan huyện, tỉnh liên quan đến quá trình đầu tư của các DNNVV tại huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá. Đánh giá thủ tục hành chính của các DNNVV ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá thì chỉ có 6,7% ý kiến cho rằng các thủ tục hành chính rất nhanh gọn, 20% ý kiến đồng ý là thủ tục hành chính nhanh gọn, 23,3% đồng ý với ý kiến là thủ tục hành chính là bình thường, 50% ý kiến cho rằng là mất thời gian, thể hiện ở bảng 2.6. Bảng 2.6: Đánh giá thủ tục hành chính của các DNNVV ở huyện Tĩnh Gia Thủ tục hành chính DNNVV Ý kiến đánh giá (DN) Cơ cấu (%) 1. Thủ tục hành chính rất nhanh gọn 2 6,7 2. Thủ tục hành chính nhanh gọn 6 20,0 3. Thủ tục hành chính bình thường 7 23,3 4. Thủ tục hành chính mất thời gian 15 50,0 Tổng số mẫu điều tra 30 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 Lý do về việc mất thời gian của các thủ tục hành chính cũng được liệt kê là do tiêu cực phí cao, các thủ tục hành chính không cụ thể và khó hiểu, các thủ tục phải được tiến hành qua nhiều công đoạn, và những lý do doanh nghiệp phải có con dấu ... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Những doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước thì được coi như là dự án của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Điều này khiến cho thủ tục ra quyết định rất phức tạp. Trong những yếu tố cản trở môi trường kinh doanh của các DNNVV thì thái độ phục vụ của những cơ quan hữu quan và liên quan cũng được coi là một trong những rào cản trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, công tác quản lý còn nhiều mặt yếu kém, việc thực hiện phân cấp chưa rõ ràng. Có những việc phân cấp xuống huyện, thị xã nhưng khi ký phải trình lên sở. Để hấp dẫn đầu tư thì nhất thiết phải xem xét lại cơ chế, không thực hiện nửa vời mà trước hết là xây dựng tác phong, thái độ phục vụ thực sự vì dân trong các cơ quan công quyền. Các cơ quan nhà nước vẫn còn thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ. Tình trạng thiếu công khai, minh bạch thường phát sinh trong các thủ tục hành chính với người dân và đơn vị đầu tư. Công tác giáo dục, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần thái độ, ý thức phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, trước hết là những người có quan hệ trực tiếp với cá nhân, đơn vị và tổ chức vẫn chưa được tiến hành thường xuyên. Tham nhũng và tiêu cực vẫn tồn tại song song với những thủ tục hành chính. Việc phân cấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành từng đơn vị, từng người đứng đầu cơ quan còn chưa rõ ràng Đánh giá cụ thể hơn về vấn đề này, thái độ phục vụ của các cơ quan Nhà nước liên quan đến môi trường kinh doanh của DNNVV ở Tĩnh Gia được đánh giá theo 5 mức độ theo bảng 2.6, dựa trên ý kiến của các DNNVV về thái độ phục vụ của UBND tỉnh Thanh Hoá, UBND Huyện Tĩnh Gia, cơ quan thuế, hải quan , ngân hàng, Sở kế hoạch & đầu tư, Sở tài chính, Sở thương mại, Sở công nghiệp, Sở tài nguyên môi trường và một số sở ban ngành khác. Qua thực tế điều tra cho thấy một tỷ lệ rất ít những doanh nghiệp có những nhận xét tiêu cực về thái độ phục vụ của các cơ quan nhà nước tại huyện Tĩnh Gia và tỉnh Thanh Hoá, và phần lớn là các ý kiến nghiêng về thái độ phục vụ bình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 thường thậm chí thân thiện. Điều này phần nào hơi khác thường đối với thực trạng chung về thái độ phục vụ của các cơ quan chính quyền. Cơ quan gây phiền nhiễu nhiều nhất trong công tác phục vụ đó đó Sở tài nguyên môi trường với tỷ lệ 46,7% ý kiến các doanh nghiệp được phỏng vấn, tiếp đó là chi cục hải quan và sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá (36,7%), Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở tài chính và UBND huyện 40 %. Lý do mà các doanh nghiệp chưa đưa ra về phiền hà trong thái độ phục vụ của UBND tỉnh, huyện là những thủ tục hành chính được tiến hành qua nhiều giai đoạn và những thủ tục không cụ thể. Nguyên nhân dẫn đến thái độ phục vụ phiền nhiễu của UBND tỉnh và huyện chủ yếu là do thủ tục qua nhiều giai đoạn, thủ tục không cụ thể, tiêu cực phí, và những lý do khác như làm lịch không đúng quy định, hẹn gặp nhiều lần gây tâm lý không thoải mái và mất thời gian - Chính sách đất đai Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp phó phòng tài nguyên môi trường huyện Tĩnh Gia, thể hiện ở hộp 2.1. Hộp 2.1: Thực ra không phải là tất cả Hộp 2.1: Thực ra không phải là tất cả Phần lớn các DNNVV cho rằng đất đai là khâu mấu chốt đầu tiên trong quá trình lên kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp, thể hiện ở bảng 2.7 Doanh nghiệp nào nói về thủ tục cấp đất để sản xuất kinh doanh phức tạp và khó khăn là hoàn toàn chưa đúng. Vì thực ra các doanh nghiệp họ chưa hiểu hết về thủ tục cấp đất, các quy định của nhà nước ban hành và các Thông tư, Nghị định liên quan đến đất nên họ không hiểu được quy trình làm việc của chúng tôi. Cũng có thể có cán bộ làm việc chưa đúng quy trình gây khó khăn cho doanh nghiệp nhưng không phải là tất cả. Nguồn: Ý kiến phỏng vấn phó phòng tài nguyên môi trường - Tĩnh GiaĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 2.7.: Đánh giá vai trò của đất đai Ý kiến doanh nghiệp DNNVV Ý kiến đánh giá Cơ cấu (%) 1. Vai trò của đất đai rất quan trọng 18 60,0 2. Vai trò của đất đai quan trọng 7 23,3 3. Vai trò của đất đai bình thường 3 10,0 4. Vai trò của đất đai không quan trọng 2 6,7 Tổng số mẫu điều tra 30 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 Trong số các DNNVV trên địa bàn huyện Tĩnh Gia có 60% DNNVV cho rằng đất đai rất quan trọng, 23,3% cho rằng đất đai quan trọng, 10% cho rằng đất đai bình thường và 6,7% doanh nghiệp cho rằng đất đai không quan trọng, lý do đây là những doanh nghiệp tư nhân họ đã có sẵn đất để kinh doanh và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp như buôn bán và xuất khẩu gạo thì họ chỉ cần có nhà xưởng nhỏ để chứa đựng là đủ, cứ đến thời vụ là họ nhập thóc gạo về sau đó xuất đi nên họ đưa ra ý kiến là không cần nhiều đất. Một số đối tượng điều tra không trả lời cho câu hỏi lý do về ảnh hưởng quan trọng của đất, đa phần chỉ cho rằng đất đai rất quan trọng như là một yếu tố tiên quyết trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mặc dù thấy đất đai là quan trọng nhưng vấn đề khó khăn khi thuê đất cũng rất phức tạp, việc tiến hành thuê đất qua điều tra được đánh giá là còn rất nhiều bất cập và khó khăn. Đa số các DNNVV đều cho rằng việc thuê đất được triển khai dưới nhiều thủ tục, thời gian cho thuê không phù hợp, nguồn quỹ đất nghèo nàn do phần lớn đất nông nghiệp được chuyển đổi cho mục đích sử dụng phi nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Khi điều tra các DNNVV về thủ tục thuê đất, có tới 33,3% cho rằng thủ tục thuê đất khó, 20% cho rằng thủ tục thuê đất rất khó, 23,3% cho rằng thủ tục thuê đất dễ dàng. Qua ý kiến phỏng vấn các doanh nghiệp, đã có ý kiến như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Hộp 2.2: Tìm mặt bằng thích hợp cho DN đâu phải dễ. Yếu tố hấp dẫn đầu tư luôn là mọi thủ tục để tiến hành đầu tư phải ngắn gọn dễ dàng, và ở đây thủ tục hành chính phức tạp trong vấn đề tiếp cận đất đai đứng đầu tiên trong các yếu tố cản trở. Tác phong làm việc của cán bộ thụ lý hồ sơ địa phương khiến các nhà đầu tư e ngại, xét trên góc độ chi phí cơ hội thì đây là nhân tố gây cản trở khá lớn trong việc quyết định đầu tư hay không của doanh nghiệp. Trong những vấn đề vướng mắc lớn nhất khi thuê đất là cán bộ địa chính địa phương trong quá trình thụ lý hồ sơ, ngoài ra còn những chi phí tiêu cực và chi phí lót tay khác. Yếu tố thứ hai gây khó khăn đó là chuyển đổi hình thức sử dụng đất, yếu tố thứ ba đó là thời gian cho thuê đất không phù hợp. Một số doanh nghiệp đưa ra ý kiến là thời gian cho thuê đất không phù hợp, ngắn hơn so với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp cận thông tin khi thuê đất: Việc tiếp cận thông tin khi thuê đất của các doanh nghiệp cũng được phản hồi với ý kiến khó khăn chiếm tỷ lệ khá lớn là 26.7%. Đặc biệt là ở khu vực thị trấn Bần Yên Nhân, các doanh nghiệp tập trung “Chủ doanh nghiệp đâu có sẵn đất, phần lớn phải thuê mướn. Tìm được mặt bằng thích hợp với hoạt động của doanh nghiệp không phải là dễ dàng. Nếu may mắn được thuê vào khu công nghiệp tập trung trong huyện thì đỡ phiền hà khâu thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhưng giá thuê thường khá cao. Ngược lại, nếu tìm thuê một diện tích đất bên ngoài khu công nghiệp thì phải làm đơn xin phép và đàm phán với chủ sử dụng đất, rồi thì làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng, đóng thuế Đã có người đủ vốn, có điều kiện kinh doanh ở địa phương chúng tôi nhưng không thành lập được doanh nghiệp vì không tìm được đất làm mặt bằng doanh nghiệp”. Nguồn: Ý kiến phỏng vấn một chủ DN ở Tĩnh Gia năm 2013 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 đông đúc nên lượng đất dư thừa không còn nhiều, những chỗ đẹp thì còn ít, những chỗ doanh nghiệp không phù hợp thì nhiều. 2.3.1.2. Yếu tố tín dụng Mặc dù chính sách vốn của các DNNVV ở huyện Tĩnh Gia đang được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: Vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng nhà nước lãi suất ưu đãi đầu tư các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách... Tuy nhiên đến nay, chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác nào về tổng nguồn vốn đầu tư cho cụm công nghiệp, thực trạng và nhu cầu vốn đầu tư cho từng địa bàn, từng đối tượng cụ thể trong các doanh nghiệp. Đánh giá vai trò của vốn trong các DNNVV tại địa bàn Tĩnh Gia, đa phần các đơn vị đều nhấn mạnh vai trò rất quan trọng và quan trọng của vốn trong sản xuất kinh doanh (23,3% và 33,3%), một số doanh nghiệp coi nguồn vốn bình thường chỉ chiếm 26,7%, số còn lại coi là không quan trọng chiếm tỷ lệ 16,7% (phụ lục 2.3). Đánh giá về đi vay tín dụng chính thống trước bối cảnh biến động tài chính trong nước và trên thế giới nói trên, tỷ lệ ý kiến của các DNNVV tại Tĩnh Gia – Thanh Hoá nghiêng về ý kiến khó vay tín dụng chính thống phục vụ cho đầu tư, sản xuất kinh doanh (26,7%). Chỉ có 23,3% các doanh nghiệp cho rằng vay tín dụng chính thống là dễ dàng. Đa số các doanh nghiệp cho rằng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thống là không dễ. Bảng 2.8: Đánh giá về vay tín dụng chính thống Tiêu chí đánh giá DNNVV Ý kiến đánh giá (DN) Cơ cấu (%) 1. Rất dễ 3 10,0 2. Dễ 7 23,3 3. Bình thường 12 40,0 4. Khó 8 26,7 Tổng số mẫu điều tra 30 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Bảng 2.9: Lý do khó khăn trong vay tín dụng Tiêu chí DNNVV Ý kiến đánh giá (DN) Cơ cấu (%) 1. Thủ tục phức tạp 9 30,0 2. Thiếu tài sản thế chấp 6 20,0 3. Khó tiếp cận nguồn vốn 5 16,7 4. Không có khả năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcai_thien_moi_truong_kinh_doanh_cho_doanh_nghiep_nho_va_vua_tren_dia_ban_huyen_tinh_gia_tinh_thanh_h.pdf
Tài liệu liên quan