Luận văn Cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu

MỤC LỤC

MỤC LỤC.3

DẪN NHẬP.4

1/ MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: . 4

2/ LỊCH SỬ ĐỀ TÀI. . 4

3/PHẠM VI ĐỀ TÀI: . 10

4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . 10

5/ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. 11

6/ CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN DẪN NHẬP. . 11

CHƯƠNG 1: Những đặc điểm chính của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ

tình của Xuân Diệu. .13

1.1.Cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu trước yêu cầu giải phóng cá nhân. . 13

1.2.Cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu trước nhu cầu hưởng thụ và phát triển

những khát vọng chính đáng của con người. 27

CHƯƠNG 2: Sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình củaXuân Diệu. .49

2.1.Sự mở rộng của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình Xuân Diệu. . 49

2.2.Sự chuyển đổi trong cảm hứng nhân đạo của thơ trữ tình Xuân Diệu . 73

KẾT LUẬN.93

THƯ MỤC THAM KHẢO .99

pdf102 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cỡ lớn như là một tất yếu. Bởi trong rất nhiều loại tình cảm của con người, có gì hơn tình yêu. Và trong cuộc đời này có gì khiến cho con người cảm thấy được sống đúng nghĩa và mãnh liệt hơn bằng tình yêu. Trong yêu đương, Xuân Diệu huy động cả tâm hồn và thể xác, huy động tất cả các giác quan để cảm nhận, hưởng thụ một cách vồ vập và luôn đòi hỏi "vô biên" "tuyệt đích". Ở Xuân Diệu tình yêu được bộc lộ thông qua triêt lý nhập thê, nhà thơ luôn tìm niềm vui và cảm xúc mạnh, một tình yêu vô bờ bến: Ta cần uống ở suối thương yêu Hãy luôn âu yếm. Lùa mơn trớn Sóng mắt, lời môi, nhiều-thật nhiều Vô Biên Tình yêu ở những giây phút đằm thắm nhất, đàm mê nhất trong cảm hứng thơ Xuân Diệu không hạ thấp con người mà thực sự đã nâng con người lên một tầm cao mới. Bởi hơn ai hết, Xuân Diệu ý thức được rằng tình yêu không phải chỉ có thân thể, chỉ là xác thịt. Nếu không có tình cảm, nếu thiếu tâm hồn thì không có tình yêu: Nếu anh lạc mết hồn em Thì ôm thân thế khôn tìm tình yêu Khác mộng Bởi vậy, tình yêu trong thơ Xuân Diệu cũng thật thơ mộng sáng trong: Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá Ánh sáng luôn đầy các lối đi Tôi với người yêu qua nhè nhẹ Im lìm không dám nói năng chi Trăng hoặc: Rồi ngó mê nhau ta mỉn mắt cười Và lặng lẽ thấy lòng cao chín bệ Không cần nói trái tim dường mở hé Hoaq muôn năm nghe nở tiếng thần tiên Kỷ niệm Thế giới nhân vật của Xuân Diệu là những con người khao khát sống, thèm muốn hạnh phúc yêu đương, có nhu cầu đáp ứng, thỏa mãn những đòi hỏi chân thành ấy. Đây là những chàng trai xao xuyến với cảnh, với tình: Lòng anh rạo rực không duyên cớ Khi nắng chiều tơ giỡn với cành Có những bài thơ Thiên nhiên tươi đẹp quyến luyến lấy nhau làm cho con người trong cảnh ngộ càng thấy thêm trống vắng: Tơ liễu dong gần tơ liễu êm Bướm bay lại sáng bướm bay kèm Ngàn đôi chim hót chàng trai ấy Không có người yêu để gọi em Rạo rực Tác giả tạo cho khung cảnh yêu đương vẻ đẹp yêu kiều của hoa lá. Tất cả như đang đón đợi: Đến đây em hái dùm đôi lộc Kẻo tội lòng anh tủi ước mơ Dâng Trạng thái chờ đợi mong ước trong tình yêu đôi lứa được Xuân Diệu miêu tả chân thực, tinh tế với nhiều cảm thông. Một mùa thu tới cũng tạo nên bao nhiêu mong nhớ, làm cho những cô gái xôn xao, lặng lẽ và đợi chờ: Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì Đây mùa thu tới Một mùa xuân ấm áp, một mùa xuân tràn trề nhựa sống cũng thôi thúc tình yêu, tình yêu trỗi dậy từ trong đôi má ưng hồng của cô gái: Mùa xuân chín ửng trên đôi má Xui khiến lòng ai thấy nặng nề Nụ cười xuân Trong cảm hứng của mình, có khi Xuân Diệu tạo dựng những cảnh thơ chan chứa xuân tình, làm cho người đọc tưởng tượng đến một tình yêu dịu dàng, đầm ấm: Chúng tôi ngồi vây phủ bởi trăng thâu Tay trong tay, đầu tựa sát bên đầu Tình yêu bảo thôi các người đừng khóc Các ngươi sẽ đoàn viên trong mộng ngọc Biệt ly êm ái Nhà thơ cảm được tình yêu đậm đà hương vị qua các giác quan và bắt người đọc phải cảm theo. Với nguồn cảm hứng mới : yêu đương và tuổi xuân, dù là lúc vui hay lúc buồn, nhà thơ cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thìa : Trong tôi, xuân đến Đã lâu rồi Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm ngát của hồn tôi Bởi thế, thơ ông là cả một vườn xuân. Thơ ông là bình chứa muôn xuân của tuổi trẻ, thỏa mãn những yêu cầu hưởng thụ chính đáng của tuổi trẻ. Xuân Diệu là một thi sĩ tinh tế. Ông làm thơ với sự nồng nàn tha thiết. Ông viết bằng tấm lòng, bằng tâm hồn hơn là sự gọt rũa, chau chuốt câu chữ. Ông luôn mang cái nồng nàn say đắm của tuổi trẻ trong cuộc đời vào thơ để kêu gọi nam nữ thanh niên, kêu gọi mọi người phải biết hưởng thụ tuổi trẻ của mình. Đối với Xuân Diệu, nói đến chất trẻ là nói đến cách cảm thụ cuộc sống, cảm thụ thời gian của ông. Trong văn chương Việt Nam, có lẽ chưa ai có để cao việc cảm nhận;hưởng thụ tuổi trẻ mãnh liệt như Xuân Diệu :"Em mười sáu tuổi chỉ có một lần, em không có đến hai lần cái tuổi hai mươi, em chẳng bao giờ có lại tuổi mười tám. Em chỉ có một tuổi vui, em sẽ có một trăm năm buồn".(43,154) Vì lo lắng như vậy nên nhà thơ từng tuyên bố: Tôi nuốm tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Vội vàng "Tắt nắng", "buộc gió" là để hãm, để làm chậm lại sự trôi chảy của thời gian, để tận hưởng tuổi trẻ, hưởng sự thanh xuân. Xuân Diệu yêu mến cuộc đời và tuổi trẻ hiện tại nhưng lo lắng vì hiện tại sẽ và đang trở thành quá khứ ! về khía cạnh này Xuân Diệu giống Hàn Mạc Tử. Thơ Hàn Mạc Tử ít nói đến tương lại và ngày mai. Cảm hứng thời gian trong thơ ông là sự níu giữ "Tôi riết thời gian trong nắm tay". Nhà thơ muốn thời gian đừng trôi hoặc nếu có thì trôi chậm để lưu giữ vẻ đẹp của con người: Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé Xin đừng luân chuyển để thời gian Chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu Vẫn giữ màu tươi mộ vĩ nhân Thời gian - Hàn Mạc Tử Nhưng cảm nhận về sự vận động của thơ thì Xuân Diệu hơn hẳn Hàn Mạc Tử. Có lẽ trong phong trào Thơ mới chưa có nhà thơ nào ý thức về sự vận động của thời gian như Xuân Diệu. Xuân Diệu yêu đời, quan tâm đến thời khắc, nhịp đời và những phút giây hạnh phúc nhưng vẫn rất lo lắng về sự mong manh và ngắn ngủi của thời gian, của hạnh phúc hiện tại: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng nhưng mỉn cười mọt nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân đã già Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Vội vàng Xuân Diệu đã gióng lên hồi chuông báo hiệu, nhắc nhở mọi người từ cảm nhận của mình về sự tuần hoàn của vũ trụ, về sự trôi chảy của thời gian: Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh Quay mặt lại cả lầu chiều đã vỡ Vì chút mây đi, theo làn vút gió Biết thế nào là chậm rãi em ơi Giục giã Nhiều khi nhìn thiên nhiên tạo vật, nhà thơ cũng cảm nhận bằng tấm lòng xót xa về sự tàn ùa của cỏ cây theo thời gian đi nhanh: "Ờ nhỉ sao hoa lại phải rơi ?". đây là một câu thơ cũng là một câu hỏi tu từ và ẩn chứa sau câu hỏi ấy là tấm lòng của người viết:" Hoa nở để mà tàn" đó là một qui luật khắc nghiệt của tự nhiên. Điều này chính Hồ Chí Minh trong bài "Cảnh chiều hôn" cũng khẳng định: Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình Cảnh chiều hôm - Hồ Chí Minh Xuân Diệu, trong nhiều ý thơ của mình cũng khẳng định điều đó. Mới đây thôi còn là một bó hoa thắm tươi mà đã rơi vào cảnh hoa tàn, lá rụng: Ngọn gió thời gian không ngớt thổi Giờ tan như những cánh hoa rơi Giờ tàn Và cũng ngẩn ngơ tiếc nuối trước sự thay đổi của một sắc hoa: Mùa cúc năm nay sắc đã già Chim hồng chim phượng với chim nga Dõi cùng chim thuý đi đâu mất Ôi ! phượng bao giờ lại nở hoa! Ngẩn ngơ Như vậy ở hai phạm vi mà sự sống trào dâng mạnh mẽ và vẻ đẹp hiện ra, gợi hình, gợi cảm nhất đã bị thời gian ngăn chặn lại. Thời gian như chất kích thích làm tăng lên sức mạnh bên trong để cho tạo vật sinh sôi nảy nở và đèn được độ chín của hoa thơm mật ngọt. Nhưng rồi chính thời gian cũng xóa đi tất cả những gì đã có để rồi lại rơi vào hư vô, quên lãng. Chính vì cái hiện tại mà Xuân Diệu lo ngại cho tương lai. Lấy cái tôi làm trung tâm của cuộc sống (cái tôi cá tính bản năng chớ/không chỉ có con người ý thức, nghĩa vụ) quan tâm đến hưởng thụ, đến khát vọng chính đáng của con người, của cá nhân nên Xuân Diệu lo lắng sự già nua: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời Vội vàng Vì vậy đọc thơ Xuân Diệu trước cách mạng, người đọc ít thấy nhà thơ nói đến tương lai. Đây cũng không phải là nét riêng của Xuân Diệu mà có lẽ là của cả phong trào thơ mới. Và chính điều đó làm cho bạn đọc ý thức rõ hơn giờ khắc đang sống, đang hưởng của cá nhân mình. Xuân Diệu là người đề cao hiện tại, thực tại, trân trọng cái đẹp tươi nguyên mới mẻ, đầu tiên. Với Xuân Diệu, hiện tại là cái có ý nghĩa nhất bởi mọi vật, mọi sự rồi sẽ đổi thay nên nhà thơ vồ vập từng phút giây của hiện tại và kêu gọi những ngày tháng đã qua đi trở về với hiện tại: Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ! Trở về đây! Và đem trở về đây Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử Gấm trong lòng và khi đừng chờ ngây Xuân Đầu Nếu như trong thơ Tố Hữu giai đoạn này "ngày mai là ngày của hy vọng, của tương lai sáng sủa, của một niềm tin có cơ sở từ thực tế: Ngày mai trong giá trắng ngần Cô thôi kiếp sống đầy thân giang hồ Ngày mai bao lớp đời dơ Sẽ tan như đám mây mờ hôm nay Cô ơi tháng rộng ngày dài Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng Tiếng hát Sông Hương - Tố Hữu Thì đối với Xuân Diệu "ngày mai" là ngày của độ tàn phai, vì thế Xuân Diệu sợ "ngày mai" ngày tàn héo nhạt phai: Ngày mai nắng mọc mưa rơi hết Mắt lặng cơn điên, lòng cạn hồ Ta sẽ thôi yêu như đã dấu Không hề oán giận là khoai khô Nước đổ lá khoai Trong khi đó với Chế Lan Viên "ngày mai" là "chuỗi huyệt chưa thành", tương lai là "trùng khơi" thăm thẳm, còn hiện tại chỉ là "nấm mồ chôn tuổi trẻ ": Và hiện tại biết cùng chăng hỡi bạn Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh Những nấm mồ - Chế Lan Viên Phải chăng cách nhìn của Chế Lan Viên là cái nhìn bi quan trước hiện tại ! Cảm hứng thơ của Xuân Diệu trước thực tại không chỉ nhân đạo ở chỗ báo hiệu, rung chuông cảnh tỉnh con người mà còn cay đắng nhận ra sự đổi thay nơi tuổi trẻ: Tóc ngời mai mốt không đến nữa Tuổi trẻ khô đi mặt xấu rồi Hư vô Một cái nhìn về con người, về thế giới như vậy, tất yếu dẫn đến tinh thần hốt hoảng, vội vàng trong ứng xử. Vũ trụ vĩnh hằng, cuộc đời con người ngắn ngủi cho nên phải vội vàng. Và chính Xuân Diệu tự ý giải điều này: Men trời sực nức nên mau lạ Biết trước cho nên đã vội vàng Trò chuyện với thơ thơ Nhà thơ kêu gọi mọi người "vội vàng" là giống lên hồi chuông cảnh báo. "vội vàng" là của một quan niệm , một nhận thức chứ không phải "vội vàng" của một thái độ sống gấp, kích thích hưởng lạc như có lúc người ta đã kết tội ông. Chính quan niệm này đã tạo nên nét cảm hứng nhân đạo của ngòi bút Xuân Diệu ương việc giúp người đọc nhận thức được thời gian hiện có của mình: Chong chóng ngày thơ vụt đến xuân Mau mau ngày mạnh yếu phai dần Ngày già vội vội màn sương đến Tuổi chết đây rồi, bóng lụt chân Và: Tôi run như lá, tái như đông Trán chảy mồ hôi, mắt lệ phồng Năm đẩy, tháng dồi, tôi đã đến Trước bờ lạnh lẽo của hư không Hư vô Cũng chính vì ý thức được điều đó mà Xuân Diệu đề cao tuổi trẻ, giành nhiều công sức thời gian để viết về tuổi trẻ. Trong cách nhìn của mình, nhà thơ cho rằng, tuổi trẻ là thời điểm bắt đầu của đời người và cũng chính là vẻ đẹp của cuộc đời. Ông ca ngợi tuổi trẻ bằng cả sự nhiệt thành của mình: Phố đẹp, người xinh là đời bánh mật Mặt tươi môi đậm là gã trai tân Rộn tuổi trẻ dưới ánh đèn ngây ngất Reo áo tình trong nhịp máu phân Đêm thứ nhất Xuân Diệu xao xuyến và trào dâng cảm xúc vì tuổi trẻ. Tuổi trẻ là đối tượng trữ tình là cảm hứng không bao giờ vơi cạn của thơ ông: Thanh niên ơi, người đang ở ở cùng ta Rộn tiếng mùa và thay đổi cười hoa Người ríu rít như một rừng chim núi Người xôn xao như một vạn cây rừng Nao lòng ta bằng muôn ánh yêu đương Ôi thanh niên! Người mang hết xuân thì, Hình ngực nở, nụ cười tươi, màu tóc láng Già sẽ đến giơ tay xua ánh sáng Đuỗi bướm chim, làm sợ cả hoa hương Thanh niên Với Xuân Diệu, cái đẹp là cái tươi mới, trẻ trung, nguyên vẹn. Đó cũng là nét cảm hứng nghệ thuật có sức hấp dẫn thanh niên, lôi cuốn độc giả. Như vậy cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu trước nhu cầu hưởng thụ và phát triển những khát vọng chính đáng của con người được tập trung vào việc cảm nhận, hưởng thụ tuổi trẻ, hưởng thụ hiện tại mà con người đang có, đặc biệt là thời gian, đồng thời nhà thơ xoáy sâu vào thứ tình cảm muôn thuở của con người là tình yêu. Tình yêu của con người trần thế. Tình yêu của sự hòa trộn giữa tâm hồn và thể xác. Đây cũng là khía cạnh nhân đạo tích cực của thơ tình Xuân Diệu, là đóng góp vô cùng quan trọng cho thơ tình yêu Việt Nam. Đóng góp này không chỉ giải quyết một cách nhìn mới về quan niệm tình yêu trong thi ca, mà còn mỏ ra một cách nhìn mới mẽ về tình yêu trong cuộc sống hiện tại - thời khắc con người đang bước vào ngưỡng cửa của thiên niên kỷ mới. CHƯƠNG 2: Sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu. 2.1.Sự mở rộng của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình Xuân Diệu. Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào sức sống và sáng tạo. Và nếu như trước cách mạng ông là một nhà thơ yêu tha thiết cuộc sống bằng tình nhân đạo nói chung nhưng chưa giác ngộ về giai cấp, về hành động xã hội thì khi đến với cách mạng ông trở thành một nhà thơ nhập cuộc với tất cả sức lực, tâm hồn, tình cảm của mình vào dân tộc, cho quần chúng lao động, cho phẩm giá con người. Cách mạng đã đem lại cho cuộc đời sáng tạo của Xuân Diệu một nguồn sinh lực mới. Tâm hồn ông mở rộng về phía cuộc đời rộng lớn của nhân dân, của đất nước. Trước kia, Xuân Diệu chỉ biết sống và viết dựa theo những cảm xúc chân thành. Giờ đây, thi sĩ đã đến với cách mạng, hòa nhập, gắn bó hết lòng với thực tế đời sống đầy ắp những sự kiện và mang một ý nghĩa mới. Cái tôi riêng lẻ, cá nhân, hòa với cái tôi công dân to lớn một cách hoàn toàn tự nguyện. Xuân Diệu hăm hở sống, hăm hở đi, hăm hở viết. Hàng loạt những tác phẩm ra đời đã tạo thành một dòng chảy liên tục, thể hiện cuộc sống phong phú, sôi động của cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm. Thực ra, cái khát khao muốn gắn bó, hòa hợp với cuộc đời đã là nỗi ám ảnh của Xuân Diệu từ khi mới bước vào đời. Nhưng trong xã hội cũ, cá nhân không hòa hợp được với xã hội, nhà thơ thu mình trong "chiếc đảo hồn tôi". Ngày nay,cách mạng đã đưa ông vào giữa lòng đời sống nhân dân. Xuân Diệu đã nói đến sự đổi thay đó một cách thật là gan ruột và thấm thìa. Trong số các nhà thơ có tên tuổi trước cách mạng, Xuân Diệu là người nói đến sự đổi thay, sự diễn hóa trong tâm hồn và tư tưởng một cách chân thành nhất. Ý thức công dân, ý thức cách mạng đã được biểu hiện tích cực trong niềm vui lớn của sự giải phóng, sự đổi đời. Xuân Diệu là người sớm nhất gắn tư cách công dân và nghệ sĩ một cách trọn vẹn. Trong chuyển biến của cách mạng, nhà thơ lãng mạn tiêu biểu nhất cho cái tôi, cho tình yêu cá nhân lại chính là người sớm nhập cuộc vào cách mạng, vào đại chúng, vào số đông để "trang ữải" lòng mình vào cái "ta" chung của nhân dân, đất nước. Cách mạng tháng Tám, đã đem lại những giá trị tinh thần hết sức lớn lao và mầu nhiệm. Từ đây, con đường sáng tạo nghệ thuật của Xuân Diệu đã được mở ra với một lý tưởng cao đẹp. cảm hứng nghệ thuật, cảm hứng nhân đạo của thơ ông bắt sâu vào cuộc đời mới. Và chính nguồn mạch ấy đã nâng sáng tác của Xuân Diệu lên một tầm cao mới. Âm hưởng thơ khỏe khoắn hào hùng, khác hẳn với âm điệu thơ buồn hắt hiu trong cuộc đời cũ. Thơ ông có cái không khí náo nức mê say của những ngày dựng nước và giữ nước. Tuy chất liệu thực tế ở thời kỳ đầu tham gia cách mạng của thơ Xuân Diệu chưa nhiều nhưng đã tạo được chất men sáng lý tưởng: Không! Tất cả hồn ta đã quyện Với đất này không thể gỡ ra xong Từ chủ nghĩa cá nhân Xuân Diệu đến với chủ nghĩa tập thể. Từ chủ nghĩa lãng mạn Xuân Diệu đến với chủ nghĩa hiện thực, lấy cuộc sống của nhân dân lao động làm nguồn cảm hứng. Từ dân tộc, Xuân Diệu mở rộng tầm nhìn ra nhân loại : "Từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người", tôi tìm thấy một hạnh phúc giàu có hơn, trọn vẹn hơn, sáng tạo hơn đôi khi tôi ở với cha tôi là nhân dân và mẹ tôi là Tổ quốc ".(43,78) Và sau đó là những lần đi thâm nhập vào quần chúng. Bài học lớn lao và thấm thìa nhất vẫn là thực tế đấu tranh, gian khổ và dũng cảm của quần chúng cách mạng. Nhà thơ thấy yêu sao những con người lao động và nguyện cùng họ chiến đấu, dựng xây: Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu cần lao Những đêm hành quân Xuân Diệu xúc động ghi lại hình ảnh bà cụ mù lòa: Một đời của mẹ héo hon Có hai con mắt chết mòn cả hai Quanh năm chỉ một đêm dài Sáng trời không thấy mặt người thân yêu Bà cụ mù lòa Và nay đang hồi sinh trong chế độ mới, mùa xuân của chế độ đang len lỏi vào tâm hồn, vào cõi tinh thần của mẹ: Mẹ dù đau đớn mù loà Ánh xuân sẽ rọi chan hoà tâm can Bà cụ mù lòa Hơn hẳn một số nhà thơ cùng thời đi theo cách mạng, Xuân Diệu cũng đồng thời khẳng định được mối quan hệ giữa nhà thơ và quần chúng cách mạng. Ngay sau khi cách mạng thành công, nhà thơ đã nhận ra sức mạnh của quần chúng, của những chủ nhân của lịch sử: Trong lúc tằm lên nhân loại mới Lòng tôi như thể chiếc nong xanh Nhân loại mới đối với Xuân Diêu thật hấp dẫn, mặc dù nhà thơ chưa hiểu họ một cách sâu sắc. Càng đi sâu vào thực tế cuộc sống, sự chuyển biến về tư tưởng , đặc biệt là cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu càng bộc lộ rõ nét. Nhà thơ tập trung ghi nhận cụ thể những đổi mới của tâm hồn, của cách nhìn. Xuân Diệu đề nghị : "Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non". Đôi mắt xanh non là đôi mắt chưa bị cuộc đời làm vẩn đục, có cái nhìn mới mẻ, ương sáng với cuộc sống con người. Nhìn lại cuộc đời xưa cũ, Xuân Diệu thấy được những gì mà cách mạng đem lại cho nhân phẩm và no ấm, hạnh phúc con người. "Lệ" là một bài thơ khái quát được những đổi thay của hai cuộc đời. Giọt lệ ngày xưa là nỗi niềm đau khổ không bao giờ vơi của hàng ngàn vạn những cuộc đời bất hạnh trong xã hội bất công: Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông Biển cuốn long lanh sóng vạn trùng Trái đất ba phần tư nước mắt Đi như giọt lệ giữa không trung Lệ hoặc : Xưa lệ xa- ta oán hận đất trời Nay lệ hoà- ta lại thấy đời vui Lệ Thương xót cho cuộc đời cũ bao nhiêu, Xuân Diệu lại thiết tha với cuộc đời mới bấy nhiêu. Và cũng từ chỗ đứng của cuộc đời mới nhà thơ phê phán con người xưa cũ của mình. Đó là con người hay bi lụy, bùi ngùi cuộc đấu tranh đi từ "riêng' đến "chung" không thể diễn ra nhẹ nhàng thanh thản khi nhà thơ phải dứt khoát chia tay với con người 'cũ" của mình. Nhà thơ đã vì cái "chung" mà vượt qua những nỗi đau đớn, dày vò, trăn trỏ "riêng": Cái đau trong cõi tinh thần Đã đau một lúc dần dần lại đau Việc đấu tranh với cái tôi riêng này không phải chỉ ở riêng Xuân Diệu mà Chế Lan Viên cũng đã nhiều lần xác nhận: Vết thương xa, nhưng chỗ thẹo đang còn Chớ bảo dĩ vãng ở sau lưng và bặt dấu Ánh sáng và Phù Sa - Chế Lan Viên và nhà thơ họ “Chế” cũng phải khổ đau, vật vã chiến thắng nỗi đau riêng từng bước một: Ta lấn từng nỗi đau như mùa chiêm lấn vành đai trắng Lấn bệnh tật mà đi máu đổ lấn da xanh Ánh sáng và Phù Sa - Chế Lan Viên Chế Lan Viên được xem là một tác giả thể hiện sâu sắc cuộc hành trình gian khổ "từ chân trời một người đến chân trời tất cả" Nhà thơ từng bước đẩy lùi quá khứ để thực sự giành lấy niềm vui mới. Cuộc đấu tranh thật phức tạp và không thể vội vàng nên Chế Lan Viên, đề nghị một sự chờ đợi: "hãy kiên lòng sẽ thấy nắng mai lên". Và biểu thị một niềm tin khi đời đã có hướng: Trong thung lũng đau thương vẫn tìm ra vũ khí Phá cô đơn ta hoà hợp với người Ánh sáng và phù sa – Chế Lan Viên Tập thơ riêng chung mở rộng cảm hứng nhân đạo trên bình diện đấu tranh và cọ xát về tư tưởng. Nhà thơ tỏ ra thiết tha với chất thép người, với cái tơ non của sự sống và muốn ngụp lặn, hòa mình trong dòng người vô tận của quần chúng đang nổi lên những khuôn mặt đẹp đẽ : "Những mặt người trông tựa suối lành". Riêng chung là sức vươn tới của một tâm hồn vì cái chung, hòa vào niềm vui chung, vào lẽ sống cáp cả. Riêng chung cũng là tự thể hiện, mở rộng từ cái "tôi" sang cái "ta", từ cái "riêng lẻ" nhỏ bé sang cái "chung rộng lớn" của cuộc đời, gạt bỏ những yếu tố bi lụy của con người cũ, của xã hội cũ, giam hãm con người trong vòng vây của chủ nghĩa cá nhân. Từ đây, tấm lòng của nhà thơ, cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu mở về phía xã hội để ân cần chào đón, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mọi người. Đó là cái cảm giác sung sướng khi nhìn thấy một nhà máy xay mới hoàn thành, là niềm vui dâng đầy như muốn ngập bơi trong biển lúa: Tôi đã rơi vào biển lúa Tôi bơi, bơi, khoái trá lạ thường Áo quần tôi ướt mát giọt sương Mùi thơm đầy hương lúa nếp hương Biển lúa Và từ trong biển lúa mênh mông đó nhà thơ nhận ra bàn tay cần mẫn của người lao động để viết những câu thơ thấm đậm nghĩa tình: Cảm ơn người không nghĩ bàn tay Cảm ơn kẻ cày sâu cấy dày Cảm ơn đất nước luôn sinh đẻ Cho tôi bơi biển lúa một ngày Biển lúa Nhà thơ cũng rạo rực niềm vui chung với mọi người đang sống trong những ngày sôi nổi của đất nước dựng xây với màu đỏ trải dài của ngói mới. Khắp nơi trên những đường tôi đi Trên những đường tôi dạo, tôi qua Tôi đã nghe nhiều những khúc ca Ngói mới Dù đi nhanh dù đứng lại nhìn Trong lòng tôi sắc hãy còn in Ngói mới Trong buổi chiều hồng trong mai xanh Mắt tôi gửi những trang tốt lành Ngói mới Từ niềm vui về sự đổi thay của sắc màu ngói mới, nhà thơ không kìm nén được cảm xúc trào dâng của mình: Ôi ngàn vạn ngói nói xôn xao Như đất ta vui bổng vọt trào Ngói mới! Ôi ngàn muôn sức lực Trải ra thành rộng dựng thành cao Ngói mới Tất cả những tình cảm đó nói lên sự gắn bó từ bên trong của nhà thơ với cuộc đời mới, tuy cảm hứng thơ còn chưa thấm vị mồ hôi của người lao động. Khác với một số nhà thơ lãng mạn khác đi theo cách mạng, Xuân Diệu có thơ ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống pháp. Nhưng đến năm 1960 với sự ra đời của tập Riêng chung, cái bế tắc về cảm hứng, về tư tưởng của Xuân Diệu mới thật sự được mở ra theo hướng mới. Nhà thơ chủ động, tự tin cho cảm hứng thơ sôi nổi, tuôn trào, hối hả chạy và bám vào nhiều phía của cuộc đời, về phía những con người cần lao: Một buổi họp, một phố ngày chủ nhật Một triển lãm, một quãng trường đông chật Giữa trăm vai chen vào ngực thanh niên Toi thấy đời ngọn lửa mãi bừng lên * * Ôi cuồn cuộn những Hồng hà tuổi trẻ Kể từ lúc lòng tôi vừa mở hé Đến hôm nay-tuy đã có nhiều năm Có thể trong tôi bớt vẻ tơ tằm Đi với dòng người Những tình cảm chân tình trên đã đưa nhà thơ về với quần chúng, mở rộng hơn, sôi nổi hơn, đa dạng hơn so với trước đó. Nhà thơ luôn luôn bám sát những sự kiện chính trị xã hội, chan hòa với cuộc sống lao động và chiến đấu của quần chúng. Xuân Diệu luôn có ý thức quan tâm phản ánh cái phong phú của cuộc đời đang mở ra từ nhiều phía, đồng thời cảm hứng thơ cũng lên men từ những kỷ niệm thân thuộc hàng ngày, hoặc trước những thử thách quyết liệt của cuộc đấu tranh của dân tộc: Ôi tổ quốc thân yêu nghìn lần ca ngợi Nay càng thêm tha thiết với tim ta Mỗi thôn xóm, mỗi cánh đồng vàng rợi Mỗi cây rơm đứng nghĩ ngơi bên nhà Mỗi hè phố choi ôi chân bước nện Như có gì náo nức lắm bên trong Không!tất cả tâm hồn ta đã nguyện Với đất này không thể gỡ ra xong Tên Đất nước... Xuân Diệu từ chỗ trước kia không nhìn xa hơn cái bóng cô đơn của mình thì đến bây giờ biết gắn liền cuộc đời mình với quần chúng, với cách mạng. Nói như Chế Lan Viên, thơ lãng mạn thường xoay quanh hai vấn đề: "Tôi sẽ được gì, sẽ có hạnh phúc gì, có bao nhiêu triệu cái hôn trong cuộc đời này", "Không ai hỏi nhân dân sẽ được gì ? Tổ quốc sẽ mất gì", "chỉ hỏi về ta, về tôi", "Từ khi có Đảng nhà văn đặt và trả lời những vấn đề cao hơn hình hài mình và thoát ra khỏi cái bóng của mình. Nó lớn là lớn như vậy đó ".(47) Điều mà Chế Lan Viên nói trên có thể soi rọi để thấy rõ hơn thơ Xuân Diệu trước cách mạng và sau cách mạng. Trước kia Xuân Diệu chỉ quan tâm, chú ý và xoay quanh những đề tài về cái tôi, tình yêu thì sau cách mạng ông đã đề cập đến mọi đề tài của cuộc sống mới, thậm chí cảm hứng nghệ thuật còn bắt nguồn và gắn bó với những nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Cảm hứng về chủ nghĩa xã hội, về xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, không có người bóc lột người, đó là lẽ sống và ước mơ cao đẹp của các nhà thơ cách mạng trong đó có Xuân Diệu. Lý tưởng xã hội chủ nghĩa là chất thép, là cái lõi vững bền tạo nên cốt cách của thơ ca Xuân Diệu sau cách mạng. Lý tưởng đó bộc lộ qua nội dung cảm hứng, qua nhiệt tình khẳng định xã hội mới do nhân dân lao động làm chủ. Từ tấm lòng chung đối với đất nước đối với nhân dân, Xuân Diệu vẫn có những giọng nói và tình cảm riêng, nhà thơ chân tình thổ lộ, sôi sổi nói năng. Trước thiên nhiên đang nở hoa kết trái, nhà thơ như muốn nhập vào, nhân lên với niềm vui sức sống mới đó. Mùa xuân trên bãi sông Hồng tươi tốt làm cho nhà thơ như bị tràn ngập ưong âm thanh, màu sắc, trong ngôn ngữ đắm say: Có lẽ mùa xuân líu lưỡi tôi Lời dâu tôi nói chửa nên lời Dâu vừa mơn mởn vừa xa thẳm Vừa lá long lanh hom mát tươi Một sớm mai thanh rất ngọt ngào Hồn tôi muốn cất giọng nam ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_09_2647181301_9094_1872303.pdf
Tài liệu liên quan