Luận văn Cảm hứng về quê hương trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

MỤC LỤC

MỤC LỤC.4

MỞ ĐẦU .6

1. Lí do chọn đề tài.6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .7

3. Mục đích nghiên cứu.10

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.11

5. Phương pháp nghiên cứu.11

6. Đóng góp của đề tài .12

7. Kết cấu của luận văn .12

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .14

1.1. Thời đại Nguyễn Du.14

1.2. Cuộc đời Nguyễn Du (1766 – 1820).16

1.3. Thơ chữ Hán Nguyễn Du.17

1.3.1. Thanh Hiên thi tập (1786 – 1804) .18

1.3.2. Nam Trung tạp ngâm (1804 – 1813) .19

1.3.3. Bắc hành tạp lục (1813 – 1814) .19

1.4. Khái quát về cảm hứng và cảm hứng về quê hương trong thơ ca trung đại (Qua

một số tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến) .20

Tiểu kết:.38

Chương 2: CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƯƠNG NƠI CON NGƯỜI THA HƯƠNG

NGUYỄN DU QUA THƠ CHỮ HÁN.40

2.1. Từ hình tượng con người tha hương.40

2.1.1. Quê hương trong tâm thức Nguyễn Du .41

2.1.2. Nhận thức của con người về thân phận tha hương .465

2.2. Đến cảm hứng về quê hương .54

2.2.1. Cảm hứng về quê hương thông qua cảnh đẹp thiên nhiên .54

2.2.1.1. Quê hương - thiên nhiên là kho ngâm vịnh.54

2.2.1.2. Quê hương - thiên nhiên là nơi gắn bó.61

2.2.1.3. Quê hương - thiên nhiên là nơi mơ về .63

2.2.2. Cảm hứng về quê hương thông qua suy cảm về gia đình, người thân .65

2.2.2.1. Quê hương gắn với cha mẹ, vợ con, anh em.65

2.2.2.2. Quê hương gắn với bạn bè, bà con làng xóm.69

2.2.3. Cảm hứng về quê hương thông qua nỗi niềm nhớ quê, nhớ nước .74

Tiểu kết:.83

Chương 3: PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG VỀ QUÊ

HƯƠNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU.84

3.1. Thể thơ.84

3.1.1. Thể thơ cổ phong .84

3.1.2. Thể thơ Đường luật.86

3.2. Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.88

3.2.1. Từ ngữ.88

3.2.2. Hình ảnh .100

3.3. Giọng điệu .104

3.3.1. Giọng bi .104

3.3.2. Giọng tự hào, lạc quan.109

3.3.3. Giọng triết luận .110

Tiểu kết:.112

KẾT LUẬN .113

TÀI LIỆU THAM KHẢO .1

pdf121 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng về quê hương trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết tỏ cùng ai nên cảnh vật hiện lên trong con mắt nhà thơ thấm đẫm u sầu. Chỉ vì nỗi lo cơm áo cho cả gia đình đè nặng lên vai, Nguyễn Du đành phải rời xa Tiên Điền dù trong lòng không hề muốn. Lúc này, hiện lên trong tâm thức của Nguyễn Du chính là hương vị của quê hương: rau thuần cá vược. Tuy những thức ăn ấy vô cùng bình dị nhưng với ông, sơn hào hải vị cũng không thể sánh được, đơn giản vì đó là những thứ thuộc về quê hương: Vi phong bất động sương thùy địa, Tà nguyệt vô quang tinh mãn thiên. Kim cổ nhàn sầu lai túy hậu, Thuần lô hương tứ tại thu tiên. (Gió nhẹ không lay động, màn sương rũ xuống mặt đất, Trăng tà không sáng, sao đầy trời. Nỗi buồn man mác về xưa nay, lại đến sau khi say, Nhớ đến vị rau thuần cá vược ở quê nhà lúc đầu thu.) (Dạ tọa) Song hành với chủ thể trữ tình bơ vơ, trơ trọi, ôm mối sầu bi chán nản trong cảnh tha hương là bức tranh thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của kẻ tha hương. Bức tranh ấy cũng chứa đầy tâm sự, nó như một tín hiệu nghệ thuật thi nhân dùng để trải lòng mình. Ở mỗi tập thơ, bức tranh ấy lại hiện ra với những hình vẻ khác nhau gắn chặt với từng biến động nội tâm của nhà thơ. Trong mười năm gió bụi, tấm thân Nguyễn Du phải trao gửi nơi đất khách, không bầu bạn, không người thân, không ai chia sẻ trong khi nỗi niềm lại quá nhiều. Vì thế, ông tìm đến thiên nhiên để gửi gắm tâm sự. Những hình ảnh trời, biển, nước, trăng, mây xuất hiện nhiều lần trong thơ ông chứa nhận thức về lẽ đời biến đổi xoay vần, mọi thứ dường như đều bấp bênh vô định, không có gì cố định, bền vững, đứng yên trong cái thế giới thiên nhiên mà Nguyễn Du ghi lại. 51 Biểu hiện trạng thái trôi dạt vô định là hình ảnh cánh bèo, ngọn cỏ bồng lìa gốc, những đám mây trôi nổi, nước chảy. Đây là những hình ảnh mang tính khái quát cho số phận thi nhân: - Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp, Tất cánh phiêu linh hà xứ qui? (Một nhánh cỏ bồng đứt gốc trước gió tây thổi gấp, Cuối cùng sẽ trôi dạt về đâu?) (Tự thán I) - Lạc ngạnh phiêu bình nhất tự mưu, (Cành cây rụng, cánh bèo trôi không tự mưu toan gì được.) (Hoàng Hà trở lạo) - Phù vân mê thái không. (Mây nổi che bầu trời.) (Biệt Nguyễn Đại Lang III) Khi bị chia cắt khỏi môi trường sống quen thuộc, bản thân mỗi người giống như chiếc lá còn xanh buộc phải lìa cành và bị gió cuốn đi xa, không biết đâu là điểm dừng. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, không ít lần ta bắt gặp hình ảnh hoa lá rụng tả tơi, cây cỏ tiêu điều, tàn úa Tất cả đều trong trạng thái vận động để đi đến kết thúc. Thiên nhiên chủ yếu được thi nhân miêu tả vào mùa xuân và mùa thu, nhưng dù ở thời điểm nào thì cảnh vật cũng chủ yếu hiện lên trong sự u buồn, tàn lụi, xơ xác, tiêu điều: Đào hoa đào diệp lạc phân phân. (Hoa đào, lá đào rụng tơi bời.) (U cư I) Hình ảnh lá cây rụng gợi cảm giác về sự chia lìa, trôi dạt vô định. Cảm nhận này cũng giống như tâm trạng, cảm xúc của Nguyễn Du, khi phải dời bỏ chốn quê nhà sống kiếp tha hương, nhà thơ như bị dứt khỏi nguồn cội vậy. Hình ảnh hoa rơi, lá rụng phải chăng chính là hình ảnh nhà thơ trong lòng trời đất mênh mông với nỗi đau khôn cùng? Mùa xuân là mùa của đoàn tụ, của sự sum họp, nhưng nó cũng đào sâu thêm nỗi sầu cho kẻ tha hương. Ánh trăng như một chất xúc tác làm Nguyễn Du thêm nhớ quê hương. Mùa xuân tràn trề sự sống và vẻ đẹp của vầng trăng kia dường như không dành cho ông. Có những khi ngước lên nhìn trăng, cõi lòng nhà thơ như tan nát bởi vầng trăng có mối gắn bó mật thiết với quê hương: 52 Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên. Y y bất cải cựu thiền quyên, Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc? (Đêm rằng tháng giêng, sân vắng, trăng đầy trời, Trăng như cô gái đẹp, vẫn như xưa, không thay đổi dáng vẻ xinh tươi. Một trời xuân hứng rơi vào nhà ai?) (Quỳnh Hải nguyên tiêu) Nhìn trăng, nhìn trời nơi xứ người, nhà thơ lại bùi ngùi nhớ về quê nhà, lại thương cho hoàn cảnh của bản thân, ba mươi tuổi mà vẫn phải lang thang nơi chân trời góc bể, không được sống ở quê nhà. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, hết mùa nóng lại đến mùa rét, Nguyễn Du vẫn phải đón xuân trên đất khách. Một thân một mình, không ai chia sẻ, nỗi u buồn trong tâm hồn ông càng thêm sâu nặng: Hoạn khí kinh thời hội bất khai, Thuân tuần hàn thử cố tương thôi. Tha hương nhân dữ khứ niên biệt, Quỳnh Hải xuân tòng hà xứ lai? (Lâu nay khí trời xấu không mở cửa, Mùa rét mùa nóng lần nữa theo nhau trôi qua. Nơi đất khách người từ biệt năm cũ, Xuân ở Quỳnh Hải từ đâu lại?) (Xuân nhật ngẫu hứng) Mùa thu trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du dường như cũng ở vào thời điểm cao nhất của sự tàn úa. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh những chiếc lá lìa cành. Hình ảnh này trở đi trở lại như một ám ảnh kéo dài suốt từ Thanh Hiên thi tập qua Nam Trung tạp ngâm đến Bắc hành tạp lục. Tâm trạng thường trực của nhà thơ là u buồn, chua xót cho thân phận, cho hoàn cảnh thực tại của bản thân: Đông bích hàn trùng bi cách tân, Vạn lí thu thanh thôi lạc diệp. (Vách phía đông tiếng côn trùng mùa lạnh nghe buồn bã, xót xa, Muôn dặm tiếng thu giục lá rụng.) (Thu dạ I) 53 Thu tràn về trên khắp các nẻo đường, vạn vật đều nhuốm màu thu. Kẻ tha hương quay đầu nhìn về phía quê nhà chỉ thấy một nỗi buồn thăm thẳm: Chướng tĩnh phong loan sấu, Thiên hàn thảo mộc thu. Hành nhân hồi khán xứ, Vô ná cố hương sầu! (Chướng khí tan nên núi và vịnh gầy đi, Trời lạnh cây cỏ nhuốm màu thu. Người khách quay đầu nhìn, Nỗi sầu cố hương biết sao đây!) (Tái du Tam Điệp sơn) Thơ chữ Hán Nguyễn Du nói chung, dù viết về mùa nào cũng đều nhuốm màu u buồn. Hình ảnh thiên nhiên chính là sự phản chiếu tâm trạng của Nguyễn Du. Ông luôn có cảm giác lo sợ trước sự biến đổi không ngừng của vạn vật. Trong Bắc hành tạp lục, thiên nhiên còn như một chất xúc tác góp phần thể hiện mối quan tâm của ông đối với số phận con người, hình ảnh thiên nhiên hiện lên dữ dội, nguy hiểm, đầy đe dọa: Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ, Bố dã yên lam tụ quỷ thần. (Bụi rậm lấp đường, rắn cọp ẩn nấp, Khí lam chướng đầy đồng, quỉ thần tụ tập.) (Quỉ môn quan) Thơ chữ Hán là tập nhật kí chứa đựng biết bao tâm sự của nhà thơ. Có những lúc tâm sự của ông được giãi bày trực tiếp, nhưng cũng có những khi tâm sự ấy được thể hiện thông qua ngoại cảnh. Cả ba tập thơ là nỗi buồn triền miên kéo dài. Nó trở thành nỗi u sầu miên man bất tận trong cõi lòng thi nhân: Nhất đình hoàng diệp tống thu lai Nhất sinh u tứ vị tằng khai. (Một sân lá vàng đưa mùa thu tới Suốt đời ôm mối u sầu chưa từng gỡ ra được.) (Thu chí) Day dứt, băn khoăn, đau khổ, tuyệt vọng là những cảm xúc thường trực trong lòng nhà thơ. Muốn cống hiến cho quê hương, muốn gắn bó với quê hương nhưng không được. 54 Đó là nỗi đau muôn đời của Nguyễn Du. Nỗi đau ấy không thể tỏ cùng ai khi ông không thể tìm thấy tri âm. Thường xuyên bị chìm ngập trong nỗi cô đơn tột cùng nơi đất khách quê người, ông tìm đến thiên nhiên để bầu bạn nhưng thiên nhiên ấy cũng nhuốm màu tâm trạng mà trở nên u buồn, ảm đạm. Cảm giác tha hương cũng vì thế mà luôn hiện hữu trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Tuy có những vùng đất Nguyễn Du đã sống trong một thời gian dài, nhưng vẫn không thể trở thành chỗ dựa cho tâm hồn thi nhân vì đó không phải là quê hương. Cho nên, con người tha hương ấy luôn khao khát được trở về. Với ông, đó chỉ là cảnh sống ăn nhờ ở gửi, những nơi ấy mãi chỉ là đất khách mà thôi. Dù phải sống trong cảnh bệnh tật, nghèo đói của mười năm gió bụi hay sống một cuộc sống đầy đủ vật chất khi làm quan dưới triều Nguyễn, nhà thơ đều buồn thương cho thân phận tha hương của mình. 2.2. Đến cảm hứng về quê hương Gần như cả cuộc đời phải sống trong cảnh tha hương nên lúc nào Nguyễn Du cũng nhớ thương, trông ngóng về quê nhà. Khi đi xa, mỗi khi ngắm cảnh đẹp thiên nhiên, quan sát cuộc sống sinh hoạt của con người nơi khác, ông lại nhớ về quê hương, đất nước. Thời gian được sống ở Hồng Lĩnh, ông gần như trút bỏ được mọi gánh nặng, hòa mình vào với thiên nhiên, với cuộc sống của con người nơi đây. Dù phải xa quê hay được sống ở quê nhà thì cảnh vật, con người, không gian, thời gian đều trở thành chất xúc tác, tạo nguồn cảm hứng giúp đại thi hào viết nên những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước. Cảm hứng về quê hương trong thơ ông được biểu hiện qua nhiều phương diện, đó là thông qua cảnh đẹp thiên nhiên, thông qua suy cảm về gia đình, người thân và thông qua nỗi niềm nhớ quê, nhớ nước. 2.2.1. Cảm hứng về quê hương thông qua cảnh đẹp thiên nhiên 2.2.1.1. Quê hương - thiên nhiên là kho ngâm vịnh Thiên nhiên từ xưa đến nay vẫn luôn là một kho ngâm vịnh không thể cạn đối với mỗi nhà thơ, đặc biệt là những nhà thơ lớn. Ngọn núi Hồng Lĩnh nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông Lam êm đềm, trong vắt trôi chảy đêm ngày đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng xinh đẹp. Vì thế, núi Hồng sông Lam, từ xưa, đã trở thành đối tượng thẩm mỹ thu hút cảm hứng của nhiều tao nhân mặc khách. Các danh sĩ nổi tiếng như Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Thiếp, Bùi Huy Bích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Bùi Dương Lịch, Nguyễn Hành, đều có thơ hay về núi Hồng, sông Lam. 55 Nguyễn Hành đã từng ca ngợi vẻ đẹp của Hồng Lĩnh: Hồng Sơn đặc địa khởi, Cửu thập hữu cửu phong. Đại giang triền kỳ Tây, Trướng hải tẩm kỳ đông. (Ngàn Hống cao vòi vọi, Có chín mươi chín ngọn núi. Phía Tây có sông lớn bao quanh, Phía Đông có biển khơi bát ngát.) (Hồng Sơn) Hay Đoàn Nguyễn Tuấn, trên đường đi công cán qua Hà Tĩnh cũng không khỏi xúc động trước cảnh đẹp của tạo hóa nơi đây: Lộ kinh Hồng Lĩnh bán phàm phong, Dũ giác Hoan Châu địa thế hùng. Cửu thập cửu phong sơn sức sức, Nhất loan nhất phúc thủy trùng trùng. (Đường qua Hồng Lĩnh, giong nửa buồm gió, Càng thấy Hoan Châu địa thế hùng tráng. Chín mươi chín ngọn núi non sừng sững, Hết vững lại eo, sông nước trập trùng.) (Đạo quá Hồng Lĩnh ký kiến) Tuy nhiên, trong số những danh sĩ trên, không ai viết nhiều về Lam thủy Hồng sơn như Nguyễn Du. Không ít những vần thơ chữ Hán Nguyễn Du cho thấy nhà thơ rất dễ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên đặc biệt là thiên nhiên, cảnh vật quê hương. Nếu như trước đây, Nguyễn Trãi coi Côn Sơn là quê hương yên bình, là kho ngâm vịnh vô tận thì với Nguyễn Du, sông Lam núi Hồng là tuyệt vời hơn cả. Ở đó, ông có thể mở rộng tấm lòng để đón nhận sự bình yên và thanh thản. Cũng ở nơi đó, nhà thơ có thể mặc sức chiêm ngưỡng thiên nhiên mà không phải lo lắng, trăn trở hay vướng bận bất cứ điều gì. Vẻ đẹp của quê hương, của sông Lam núi Hồng được ông nhắc đến nhiều trong thơ với giọng rất đỗi tự hào: Lam thủy Hồng sơn vô hạn thắng, Bằng quân thu thập trợ thanh ngâm. 56 (Sông Lam núi Hồng đẹp vô hạn, Nhờ anh thu lượm để giúp thêm vào việc ngâm vịnh thanh tao.) (Phúc Thực Đình) Hay: Mạc sầu tịch địa vô giai khách, Lam thủy Hồng sơn túc vịnh ngâm. (Chớ sầu ở nơi hẻo lánh không gặp bạn tốt, Sông Lam núi Hồng đã đủ để ngâm vịnh.) (Tặng Thực Đình) Tiên Điền có ngọn núi Hồng soi bóng xuống dòng nước trong vắt, có mây trắng bao phủ, có ảnh trăng đẹp lung linh xuyên qua song cửa, tạo nên một khung cảnh đầy trữ tình, thơ mộng: Hồng Sơn nhất sắc lâm bình cừ Thiên lí bạch vân sinh kỷ tịch, Nhất song minh nguyệt thướng cầm thư. (Non Hồng một màu soi xuống ngòi nước phẳng Mây trắng nghìn dặm sinh ra quanh ghế quanh chiếu ngồi, Trăng sáng xuyên qua song cửa soi lên cặp sách túi đàn.) (Tạp thi II) Nhưng Tiên Điền không chỉ đẹp bởi có sông Lam, núi Hồng. Nơi đó còn có đàn âu trắng: Long Vĩ châu biên đa bạch âu. (Bên bãi Long Vĩ có nhiều chim âu trắng.) (Mạn hứng) có khóm cúc vàng nở khi trời vào thu: - Nhất song thu sắc tại hoàng hoa. (Sắc thu đầy cửa sổ ở khóm hoa cúc vàng.) (Tạp ngâm I) - Song ngoại hoàng hoa tú khả san. (Hoa cúc vàng ngoài cửa sổ, tươi đẹp tưởng có thể ăn được.) (Tạp ngâm II) - Linh vũ hoàng hoa bố địa câm (kim). 57 (Hoa vàng được mưa, như rắc vàng trên đất.) (Tạp ngâm III) có cây tùng già trước sân: Đình thực cô tùng cao bách xích. (Trước sân trồng một cây tùng cao trăm thước.) (Tạp ngâm II) có trúc xanh vươn cao đón gió: Thụ phong cao trúc minh thiên lại. (Trúc cao đón gió, sáo trời thổi.) (Tạp ngâm III) có ánh trăng sáng chiếu lên mặt ao: Mãn thiên minh nguyệt nhất trì thủy, Bán bích hàn đăng vạn thụ phong. (Trăng sáng đầy trời chiếu vào mặt nước ao, Ngọn đèn tàn soi nửa vách trong gió muôn cây.) (Thôn dạ) Tất cả đều tạo nên một bức tranh thiên nhiên quê hương tuyệt đẹp. Với Nguyễn Du, cái gì thuộc về quê hương cũng đẹp. Dù bức tranh thiên nhiên trong thơ ông có màu sắc u buồn nhưng vẫn hiện lên rất thi vị, làm say đắm lòng người. Phải khẳng định lại một lần nữa là thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du nói chung và thiên nhiên quê hương Tiên Điền nói riêng được hiện lên trong thơ ông đều rất đẹp. Nhưng tại sao chúng đều nhuốm màu sắc u buồn? Cách Nguyễn Du tìm đến với thiên nhiên có gì khác đối với các nhà thơ thời trước? Nếu Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm đến với thiên nhiên quê hương trước hết và chủ yếu là tìm đến với một đối tượng để chiêm ngưỡng thì Nguyễn Du lại mượn thiên nhiên của quê hương làm đối tượng để gửi gắm tâm sự. Thông qua thiên nhiên, Nguyễn Du muốn thể hiện tâm sự của mình trước thời cuộc. Cả cuộc đời Nguyễn Du đều đau đáu một nỗi lòng yêu nước, thương dân, lo cho người, đau cho đời. Chưa bao giờ ông tìm được giây phút bình yên và hạnh phúc thật sự cho bản thân mình. Bao nhiêu mối ưu tư, sầu muộn cứ đeo đẳng mãi theo ông. Nguyễn Du hổ thẹn vì không làm nên công cán gì để giúp đời, giúp người, dằn vặt vì đến lúc tuổi già tóc bạc mà vẫn lận đận, chênh vênh giữa cuộc đời. Dù được trở về với quê hương, được sống trong lòng quê hương, ông cũng không thể quên được mối sầu đó. 58 Nằm ở trong nhà, Nguyễn Du tự hỏi không biết phong cảnh trước nhà giờ ra sao nên mở cửa sổ để nhìn. Mọi vật dường như vẫn đầy sức sống: chim bằng cưỡi gió bay luôn sáu tháng không nghỉ, sân đọng nước mưa, kiến dời tổ đi. Có những cảnh tượng tưởng như rất bình thường nhưng khi đưa vào thơ ông lại trở nên hết sức thi vị. Cảnh vật nhiều sinh ý như vậy, chỉ riêng nhà thơ bị bệnh. Mái tóc đã bạc rồi, sự nghiệp vẫn không thành, dù có hùng tâm cũng chỉ biết than thở suông mà thôi. Đó chính là tấc lòng không biết tỏ cùng ai của thi nhân: Nhàn nhật khai song sinh ý đa Lục nguyệt bồi phong bằng tỉ địa Nhất đình tích vũ nghỉ di oa Bạch phát hùng tâm không đốt ta (Ngày nhàn mở cửa sổ thấy nhiều sinh ý Sáu tháng liền chim bằng cưỡi gió lớn mà đổi chỗ, Nước mưa đầy sân, kiến phải dời tổ Tóc bạc rồi, dù còn có hùng tâm nhưng chỉ còn biết than thở.) (Khai song) Ngồi uống rượu bên song cửa, nhìn thấy vô số cánh hoa rụng lên trên rêu xanh. Cảnh đẹp nhưng buồn, buồn vì tâm trạng của người uống rượu không được vui, chứa đầy tâm sự. Những cánh hoa rụng gợi sự chia lìa, xa cách: Phu tọa nhàn song túy nhỡn khai, Lạc hoa vô số há thương đài. Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi? Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ, Niên quang ám trục bạch đầu lai. Bách kỳ đãn đắc chung triêu túy, Thế sự phù vân chân khả ai. (Ngồi xếp bằng bên song vắng, đôi mắt say mở nhìn Thấy vô số cánh hoa rụng xuống trên rêu xanh. Lúc sống không uống cạn rượu trong bầu, Thì chết rồi ai tưới chén rượu trên mồ? Sắc xuân dần thay đổi, chim hoàng anh bay mất, 59 Tháng năm âm thầm đưa đầu tóc bạc lại. Cuộc đời trăm năm chỉ ước được say suốt ngày, Việc đời như mây nổi thật đáng thương.) (Đối tửu) Muốn trốn chạy sự đời, Nguyễn Du tìm đến rượu để bầu bạn. Nhưng hình như nhà thơ không say, uống mãi cũng không say, để rồi lại ngẫm về sự đời. Cuộc đời thật rối ren, phức tạp. Muốn làm gì đó giúp đời nhưng một mình cô độc giữa thế gian, ông không thể đủ sức làm việc ấy. Vì vậy, nhà thơ mới ước được say suốt ngày, say suốt đời để quên đi tất cả, coi như không biết chuyện gì để không còn phải lo lắng, buồn đau nữa. Mong ước được say suốt ngày không thành hiện thực, thi nhân lại ước được thoát ra khỏi vòng trần tục của cuộc đời để sống một cuộc đời không vướng bận bên cạnh thiên nhiên, bên cạnh con người chốn quê hương: Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần, Thác lạc sài môn bế mộ vân Mục nhi giác chủy hoang giao mộ, Cấp nữ đồng liên ngọc tỉnh xuân. Ná đắc khiêu li phù thế ngoại Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân. (Trong chốn hàng vạn núi sâu cách tuyệt gió bụi Mây chiều che phủ kín những cánh cửa sài lô nhô Trẻ chăn trâu gõ sừng giữa đồng hoang chiều hôm, Cô gái kéo gàu nước ở giếng ngọc ngày xuân. Ước gì nhảy thoát ra khỏi vòng trần tục, Dưới bóng cây tùng già, thích xiết bao.) (Sơn thôn) Bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt ở đây tạo cho người đọc một ấn tượng về cảnh vật, cuộc sống nơi đây thật thanh bình, yên ả. Nhưng sống trong không gian ấy, tâm hồn Nguyễn Du vẫn không thể bình yên, vì thế ông mới phải ước. Ông thương cho cuộc đời, thương cho cuộc vui của mình chỉ là thoáng chốc mà không phải mãi mãi được hòa mình với thiên nhiên quê hương: Bách tuế vi nhân bi thuấn tức, Mộ niên hành lạc tích tu du. 60 (Cuộc đời trăm năm thương thay chỉ là chớp mắt, Cuộc vui chơi lúc tưổi già, tiếc chỉ là thoáng chốc.) (Mạn hứng) “Đẹp” và “buồn” chính là hai từ để diễn tả thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du nói chung và thiên nhiên quê hương Tiên Điền nói riêng. Người đọc không thể nào quên được cảnh đẹp vô hạn của sông Lam núi Hồng mà không ít lần Nguyễn Du nhắc đến đầy tự hào trong những vần thơ của ông. Đó là mảnh đất mà khi được trở về, nhà thơ có thể vứt bỏ mọi gánh nặng trong cuộc sống, quên đi mọi muộn phiền. Đó cũng là nơi mà Nguyễn Du còn nặng nợ cho đến hết cuộc đời. Tuy nhiên, thiên nhiên ấy đôi khi trở nên thật nguy hiểm. Sông Lam hiền hòa, trong vắt là thế, nhưng khi xảy ra lũ lụt lại cũng vô cùng dữ dội. Mùa thu, khi có lụt, nước sông Lam cuồn cuộn chảy, trâu ngựa không thể nhận ra đâu là bờ sông, đâu là dòng sông. Những con sóng chồm lên giận giữ như muốn nhấn chìm tất cả: Thanh thần vọng Lam Giang, Lam Giang trướng thu thủy. Ngư miết du khâu lăng, Ngưu mã mê nhai sĩ. Dĩ ngạn băng bạo lôi, Hồng đào kiến kỳ quỉ. (Sáng mai trông sông Lam, Sông Lam tràn đầy nước lụt mùa thu. Cá giải bơi đùa nơi gò đẫy, Trâu ngựa không nhận ra bờ nước. Bờ sông lở sụt ầm ầm như sấm dữ. Sóng lớn thấy như có quỷ lạ.) (Lam giang) Như vậy, thiên nhiên quê hương được Nguyễn Du đưa vào trong thơ có cả sự hùng vĩ, thân thuộc, hiền hòa, cũng có cả sự nguy hiểm, dữ dội. Ông không vì yêu mến cảnh đẹp quê hương mà tuyệt đối hóa nó. Ông miêu tả thiên nhiên một cách hết sức chân thực, nhưng không kém phần sinh động. Tất cả những gì thuộc về quê hương đều trở thành kho ngâm vịnh của Nguyễn Du, là một phần cuộc sống của ông, góp phần giúp thi nhân tạm thời quên đi những sầu muộn, u uất trong lòng. 61 2.2.1.2. Quê hương - thiên nhiên là nơi gắn bó Trong thơ Tố Như, núi Hồng, sông Lam không chỉ là đối tượng ngâm vịnh mà xuất hiện như là những biểu tượng về quê hương, xứ sở, là dấu hiệu đặc định về tấc lòng của nhà thơ đối với quê hương. Tuy thời gian sống ở Tiên Điền không nhiều nhưng nhà thơ luôn gắn bó với thiên nhiên quê hương. Ông bầu bạn với hươu nai, thể hiện tâm sự của mình với sông Lam, núi Hồng. Trong thời gian phiêu bạt, sống cách xa quê hương, xa Trường An, bặt hẳn tin tức người thân, cái nhìn của Nguyễn Du là cái nhìn của người ở ẩn: - Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự, Tứ thời tâm kính tự như như. (Lá rơi hoa rụng việc trước mắt, Bốn mùa tấm lòng như gương vẫn tự nhiên thư thái như không.) (Tạp thi II) - Nam khứ Trường An thiên lí dư, Quần phong thâm xứ dã nhân cư. Sài môn trú tĩnh sơn vân bế, Dược phố xuân hàn lũng trúc sơ. (Phía nam cách Trường An hơn nghìn dặm, Có kẻ quê mùa ở sâu trong dãy núi. Ngày vắng, mây núi như đóng kín cửa sài, Xuân lạnh, trúc trong thung nơi vườn thuốc thưa thớt.) (Sơn cư mạn hứng) Mang cảm quan của con người sống ẩn dật nên được về sống ở quê nhà, nhìn đâu Nguyễn Du cũng thấy đó là nơi nước nhược non bồng: Thanh tịch khả vi hàn sĩ cư, Thiên lí bạch vân sinh kỉ tịch. (Nơi thanh vắng có thể làm chỗ ở cho người hàn sĩ, Mây trắng nghìn dặm sinh ra quanh ghế quanh chiếu ngồi.) (Tạp thi II) Đây là chốn non Hồng - nơi tác giả rất tự hào. Mảnh đất quê hương chính là chốn quay về của con người. Đất mẹ luôn mở rộng vòng tay chào đón những người con đi xa trở về. Đối với những người con thất chí, bất mãn thì vòng tay đất mẹ lại càng bao dung hơn. Sau 62 thời gian loạn lạc, trải qua mười năm gió bụi, va chạm với đời, Nguyễn Du trở về núi Hồng và nhận ra nơi đây có thể làm chỗ ở cho người hàn sĩ. Con người và cảnh vật của quê hương dưới con mắt của nhà thơ trở nên thật yên bình: Lão nạp an miên Hồng Lĩnh vân, Phù âu tĩnh túc noãn sa tân. (Vị sư già ngủ yên trong mây núi Hồng, Chim âu yên ngủ đêm trên bãi cát ấm.) (Dạ hành) Cái nhìn của Nguyễn Du về cuộc sống thật nhẹ nhàng, thanh thoát. Cuộc sống của người ẩn sĩ vô cùng thoải mái, an nhiên, tự tại. Khi được sống ở Hồng Lĩnh, tâm hồn ông trở nên thanh thản. Với phong thái ung dung, ông vui và gắn bó với cảnh non xanh nước biếc chốn quê hương: Hoàng khuyển truy hoan Hồng Lĩnh hạ. (Dắt chó vàng tìm thú vui dưới núi Hồng Lĩnh) (Tạp thi I) Nguyễn Du khao khát được sống chan hòa với thiên nhiên quê hương. Đó là nơi ông có thể nằm nghỉ, đọc sách, ngâm thơ để quên hết những phiền muộn. Nguyễn Trãi khi xưa cũng có cả một thời và một đời gắn bó với Côn Sơn. Quê hương dường như thấu hiểu hết niềm vui, nỗi buồn của con người. Người ta có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một chốn bình yên nhất để quay về, đó chính là quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Núi Hồng là chốn mà Nguyễn Du ước mong trở về nhất. Ở đó, cuộc sống không có tranh đua, không có những con chim oanh hay mách lẻo. Ở đó chỉ có những cảnh vật nhà thơ gắn bó hằng ngày. Khi đi xa, người ta nhớ về quê hương là điều dễ hiểu. Nhưng không phải ai cũng gắn bó máu thịt với quê hương mình như Nguyễn Du. Chính vì gắn bó thân thiết với thiên nhiên, cảnh vật Tiên Điền như vậy nên khi tác giả đi xa, trong thần giao cách cảm, hình như thiên nhiên cũng luôn đợi người quay về: Sơn nguyệt giang phong như hữu đãi Nham thê cốc ẩm bất từ lao. (Trăng núi gió sương dường như có ý định đợi chờ, Sống trong núi uống nước khe chẳng nề gian lao.) (Ngẫu thư công quán bích III) 63 Quê hương hiện hữu trong Nguyễn Du với tất cả những gì thân thuộc như nó vốn có. Dù sống không lâu ở Tiên Điền nhưng thiên nhiên nơi ấy đã trở thành máu thịt, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, tâm hồn nhà thơ. 2.2.1.3. Quê hương - thiên nhiên là nơi mơ về Khi đi xa, con người luôn mong ước được trở về với quê cha đất tổ, với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nguyễn Du cũng vậy. Ông ước ao sẽ được trở về quê hương, được về nhà, ăn canh rau rút, gỏi cá vược, làm bạn với hươu nai. Mong muốn đó cháy bỏng đến mức đi cả vào giấc mộng của ông. Nguyễn Du đã từng viết: Tri giao quái ngã sầu đa mộng, Thiên hạ hà nhân bất mộng trung. (Bạn bè thân thiết lấy làm lạ rằng sao ta hay sầu mộng, Nhưng thiên hạ ai là người không ở trong mộng?) (Ngẫu đề) Ông hay buồn, hay nằm mộng. Một trong những giấc mộng mà ông luôn mơ về đó là giấc mộng về quê hương. Khi xa quê hương, giấc mộng là niềm an ủi lớn đối với kẻ tha hương. Trong thời gian mười năm gió bụi, làm quan dưới triều Nguyễn hay đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du luôn sống trong tâm trạng bất an của kẻ làm khách, tấm thân phải gửi ở quê người. Nguyễn Du chưa từng cảm thấy bình yên, hạnh phúc khi sống ở nơi nào khác Hồng Lĩnh. Do đó, khi phải xa quê, nỗi nhớ quê nhà đã trở thành nỗi buồn đau bất tận trong thơ ông. Vì thế, hình ảnh quê nhà luôn ngự trị trong trái tim người con xa quê Nguyễn Du. Không thể trở về với quê hương trong thực tại, ông tìm đến với những giấc mộng để thỏa nỗi nhớ và thực hiện ước mơ được trở về. Trong cả ba tập thơ chữ Hán, có 22 bài thơ nhắc đến giấc mộng thì có đến 10 bài nói đến giấc mộng về quê hương. Hai tập thơ viết khi còn ở trong nước, số lượng bài thơ nhắc đến giấc mộng nhiều hơn hẳn tập thơ viết trong thời gian đi sứ. Điều này có thể do ảnh hưởng tâm trạng chán nản, u uất, bế tắc trước thực tại nên nhà thơ muốn trốn chạy vào cõi mộng. Những ước mong không thể thực hiện được ông đành gửi vào trong cõi mộng như một sự an ủi, một sự giải thoát, nhất là trong hoàn cảnh cô đơn tột cùng không người thân, không tri âm, bị bệnh, sống xa quê hương. Giấc mộng lớn nhất, tha thiết nhất của Nguyễn Du khi ấy chính là được trở về với quê hương: Đa bệnh nhất thân cung đạo lộ, 64 Ngũ canh tàn mộng túc hương quan. (Tấm thân nhiều bệnh giao phó cho đường sá, Trong giấc mộng tàn canh nằm vẫn còn mơ về quê hương.) (Thủy Liên đạo trung tảo hành) Với kẻ tha hương, cố h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_17_6747439813_0296_1871566.pdf
Tài liệu liên quan