Luận văn Cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, thực tiễn ở Việt Nam

Mục lục

Lời nói đầu 1

Chương I: Lý thuyết chung về Cán cân thanh toán quốc tế và

Tăng trưởng kinh tế .4

1. Cán cân thanh toán quốc tế và các nội dung chính .4

1.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 4

1.2 Phân tích các nội dung của cán cân thanh toán quốc tế .5

1.3 Khái niệm thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế 14

2. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế .18

2.1 Khái niệm và các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế .18

2.2 Một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế .21

2.3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 25

2.4 Các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế 26

3. Quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng

kinh tế 29

3.1 Ảnh hưởng của thặng dư và thâm hụt các cán cân bộ phận đến

tăng trưởng kinh tế .29

3.2 Tác động của chính sách tăng trưởng kinh tế đến cán cân

thanh toán quốc tế 38

Chương II: Thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .44

1. Tình hình kinh tế Việt Nam từ sau năm 1990 44

2. Thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam giai đoạn

1995 – 2001 45

2.1 Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 46

2.2 Cán cân vốn của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .57

2.3 Cán cân thanh toán chính thức của Việt Nam giai đoạn

1995 – 2001 .61

3. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .62

4. Tác động qua lại giữa cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .68

4.1 Tác động của cán cân thanh toán quốc tế đến tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .69

4.2 Những ảnh hưởng của chính sách tăng trưởng kinh tế đến cán

cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001 .74

Chương III: Biện pháp quản lý cán cân thanh toán quốc tế nhằm

hướng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới .78

1. Quản lý cán cân thương mại .78

1.1 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu của cán cân

thương mại nước ta 78

1.2 Ảnh hưởng của việc nhập siêu đến tăng trưởng kinh tế của

Việt Nam .82

1.3 Biện pháp quản lý cán cân thương mại và tình trạng nhập siêu 83

2. Quản lý cán cân vãng lai .86

2.1 Quản lý cán cân dịch vụ 86

2.2 Quản lý các khoản thu nhập đầu tư và chuyển giao một chiều .87

3. Quản lý cán cân vốn .88

3.1 Quản lý đầu tư nước ngoài 88

3.2 Quản lý nợ nước ngoài .89

Kết luận .90

Danh mục tài liệu tham khảo 92

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3958 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và công nghệ hiện đại, bỏ qua những bước trung gian và rút ngắn thời gian đạt tới trình độ hiện đại. Có thể đi theo trình tự ngược lại là ứng dụng công nghệ tiên tiến nhập khẩu, phát triển khoa học ứng dụng. Sau khi đã đạt tới trình độ phát triển kinh tế xã hội cần thiết thì mới quay lại nghiên cứu cơ bản. - Sự thay đổi vai trò của các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong của một nước đối với quá trình công nghiệp hoá. Trước kia, quá trình công nghiệp hoá diễn ra ở các nước trong một cơ cấu kinh tế tương đối hoàn chỉnh và khép kín thì ngày nay, do xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế dù muốn hay không đều bị hút vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành cơ cấu kinh tế và cách thức tiến hành công nghiệp hoá, làm thay đổi lực lượng giữ vai trò đầu tàu và trình tự ưu tiên phát triển các lĩnh vực kinh tế của quá trình công nghiệp hoá. - Chính sách công nghiệp hoá ngày nay không còn mang tính tự phát như đã từng diễn ra ở các nước đi trước mà vai trò của Nhà nước ngày càng có ý nghĩa quyết định. Nhà nước không chỉ có chức năng hoạch định chiến lược, chính sách phát triển mà còn trực tiếp đầu tư, hình thành cơ sở ban đầu, chia sẻ rủi ro trong các lĩnh vực mới mẻ, cần ưu tiên phát triển… Do những đặc điểm mới của chính sách công nghiệp hoá, ngày nay mỗi quốc gia có một chiến lược công nghiệp hoá riêng biệt. Những chính sách này gây nên những ảnh hưởng cục bộ đến toàn bộ nền kinh tế và có những tác động đến hoạt động kinh tế đối ngoại và do đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia ảnh hưởng đến tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các chính sách này ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thanh toán quốc tế. 3.2.1 Tác động của chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu: Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Chiến lược này là chiến lược các quốc gia sẽ cố gắng tự sản xuất những hàng hoá thiết yếu thay thế các loại hàng hoá phải nhập khẩu. Lấy thị trường trong nước làm trọng tâm phát triển, tạo ra một sức sản xuất mới, khai thác các nguồn lực có sẵn của quốc gia, mở rộng thị trường liên ngành trong nền kinh tế, tạo công ăn việc làm. Thực hiện chiến lược này không có nghĩa là các quốc gia thực hiện đóng cửa nền kinh tế mà chỉ quản lý chặt nhập khẩu. Mục đích của việc thực hiện chiến lược này là nhằm bảo hộ các ngành sản xuất công nghiệp còn non trẻ trong nước, giảm việc phụ thuộc vào vốn và công nghệ nước ngoài. Công cụ để thực hiện chiến lược này là việc áp dụng hàng rào thuế quan cao và các hàng rào phi thuế quan cùng với hàng loạt các chính sách khuyến khích sản xuất trong nước. Chiến lược này thường được các quốc gia tiến hành trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế. Ưu điểm của nó là trong giai đoạn này, nền sản xuất trong nước còn kém phát triển nên có thể xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp trong nước. Đồng thời chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu giúp các quốc gia không bị phụ thuộc vào môi trường quốc tế, tự chủ trong việc cung cấp hàng hoá trong nội địa, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường thế giới đến nền kinh tế trong nước. Như vậy khi thực hiện chiến lược này, hoạt động nhập khẩu của quốc gia này bị hạn chế một cách đáng kể, tuy nhiên do tập trung vào sản xuất nhằm thay thế nhập khẩu nên các quốc gia này cũng không đẩy mạnh được xuất khẩu. Như vậy tuy quốc gia có thể làm cho cán cân thương mại thặng dư bằng cách hạn chế nhập khẩu nhưng cũng không đẩy nhanh được kim ngạch xuất khẩu do đó cán cân thương mại cũng không mấy khả quan. Bên cạnh đó, chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu lại có thể vẫn cần một lượng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước, mà máy móc thiết bị thường có giá trị lớn nên có thể vẫn làm cho cán cân thương mại bị thâm hụt. Đồng thời để thực hiện chiến lược này quốc gia đó cũng cần một lượng vốn tương đối để đầu tư cho sản xuất trong nước do vậy làm tăng sự thiếu hụt trong cán cân tài khoản vốn. Ngoài ra việc bảo hộ nền sản xuất trong nước sẽ làm cho nền sản xuất bị suy yếu, mất khả năng cạnh tranh, do đó hoạt động đầu tư tài chính vào trong nước cũng mất đi sức hấp dẫn của nó. Kết quả của chiến lược này có thể làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai. Như vậy, chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu có thể đem lại sự bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, có thể làm giảm lượng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ vào trong nước nhưng cũng không cải thiện được cán cân thanh toán cũng như cán cân vãng lai thậm chí còn có thể gây thiếu hụt cán cân vốn. Để giải quyết vấn đề này quốc gia đó sẽ phải giảm lượng dự trữ ngoại hối hay đi vay từ IMF. 3.2.2 Tác động của chính sách công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu: Ngược với chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu lấy trọng tâm là phát triển sản xuất hàng hoá dành cho xuất khẩu, phục vụ thị trường quốc tế trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của quốc gia. Trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu, các quốc gia lại có chính sách phát triển công nghiệp tổng thể hay các ngành công nghiệp mũi nhọn. Thông qua đó thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá. Để thực hiện chiến lược này, các quốc gia đã áp dụng các chính sách nhằm thu hút tư bản, kỹ thuật, công nghệ và kiến thức quản lý tiên tiến của các nước phát triển bằng cách ban hành các đạo luật ưu đãi đầu tư nước ngoài cho tăng cường xuất khẩu, xoá bỏ hàng rào bảo hộ, lập các khu chế xuất, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng… ở trong nước, các chính sách nhằm làm tăng sản lượng nông nghiệp, mở rộng thị trường trong nước, giảm giá sức lao động ở mức thấp đồng thời giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ chuyển đổi nhằm làm cho hàng xuất khẩu cạnh tranh được về giá trên thị trường thế giới và xuất khẩu được các sản phẩm tiêu hao nhiều lao động. Chính sách tăng trưởng kinh tế dựa vào chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu có tác động không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế. Với những chính sách của mình các quốc gia áp dụng chiến lược này có được một lượng lớn hàng hoá xuất khẩu do đó làm cho cán cân thương mại trở nên khả quan. Đồng thời lại tạo ra một môi trường tương đối thuận lợi thu hút được nhiều nhà đầu tư, kêu gọi được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào trong nước tạo cho cán cân vãng lai một mức thặng dư lớn cũng như tạo ra dư thừa trong cán cân tài khoản vốn. Tuy chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu có những tác động tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế nhưng chiến lược này không phải không có những điều bất lợi, như việc xuất khẩu hàng nông sản và nguyên vật liệu công nghiệp thường không có nhu cầu cao trên thế giới và giá hàng hoá đó tăng ít hơn giá hàng công nghiệp chế tạo. Do đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực này thường thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, sự phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu lại phụ thuộc quá nhiều vào vốn và công nghệ nước ngoài, sự lệ thuộc vào thị trường quốc tế có thể phải chịu những ảnh hưởng mỗi khi thị trường quốc tế có biến động lớn. Các nước thực thi chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu có thể thu được những thặng dư thương mại lớn với các thị trường xuất khẩu nhưng laị chịu những thâm thủng khổng lồ với những đối tác công nghệ và vốn. Do vậy, các quốc gia cũng thường không áp dụng độc lập chiến lược này trong một thời gian dài mà thường áp dụng cùng với các chiến lược khác. 3.2.3 Tác động của chính sách tăng trưởng dựa vào đầu tư nước ngoài: Bên cạnh các chiến lược công nghiệp hoá, một số quốc gia đã xác định cho mình con đường phát triển kinh tế dựa vào đầu tư nước ngoài. Các nước này đi từ xuất phát điểm là một nước nghèo, nền kinh tế chậm phát triển thiếu vốn và công nghệ, dân trí thấp, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm,… Do đó nếu không có nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài các quốc gia này sẽ khó có thể phát triển được. Để tăng trưởng kinh tế các quốc gia này tìm mọi cách thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài thông qua các biện pháp thu hút đầu tư như cải thiện môi trường đầu tư, đưa ra rất nhiều ưu đãi và đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư. Với những biện pháp đó họ thu hút được không nhỏ lượng vốn từ bên ngoài và làm dư thừa cán cân vốn trong bảng cán cân thanh toán quốc tế. Thực tế cũng diễn ra tương tự như chính sách phát triển kinh tế theo chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Tức là, với việc sử dụng các nguồn vốn thu hút được, các quốc gia này có thể phát triển sản xuất tăng khả năng xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai. Và cũng với những nhược điểm tương tự chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, chính sách kinh tế này cũng không thể áp dụng một cách lâu dài. Thực tế của các nước phát triển đã chỉ ra rằng các quốc gia phải biết phối hợp các chính sách tăng trưởng kinh tế một cách linh hoạt thì không những cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế mà còn giúp nền kinh tế có thể tăng trưởng với tốc độ cao trong dài hạn. chương II: Thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995- 2001 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam từ sau năm 1990: Từ sau năm 1990, kinh tế xã hội nước ta bắt đầu thay đổi, công cuộc xây dựng phát triển kinh tế của chúng ta có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn. Do thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế chúng ta đã có được những thuận lợi đáng kể, đó là: - Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu hình thành đã giải phóng lực lượng sản xuất nhiều năm bị kìm hãm bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. - Sản xuất lương thực đã có những bước tiến đáng kể, từ mức chỉ đạt được sản lượng trên dưới 18 triệu tấn mỗi năm vào những năm 1984-1987 đã tăng lên đạt 21,5 triệu tấn trong năm 1989 và năm1990. Từ chỗ phải nhập khẩu 5,6 triệu tấn lương thực giai đoạn 1976-1980, nhập khẩu trên 1 triệu tấn giai đoạn 1981-1985, thì năm 1989 chúng ta đã xuất khẩu được 1,45 triệu tấn gạo và xuất khẩu 1,624 triệu tấn vào năm 1990. - Sản xuất công nghiệp tuy còn gặp nhiều khó khăn vì đang trong thời kỳ tái cơ cấu, nhưng một số ngành công nghiệp then chốt như dầu khí, điện, xi măng, sắt thép đã có thêm năng lực mới, tạo tiền đề cho sản xuất phát triển. Các cơ sở sản xuất đã quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và kiên quyết thay đổi phương án sản xuất theo yêu cầu của thị trường chứ không bắt người tiêu dùng phải sử dụng cái mà người sản xuất làm ra như trước đây. - Hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta đã có sự khởi sắc. Tốc độ tăng của xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu nên tỷ lệ nhập siêu giảm dần. - Sản xuất kinh doanh hồi phục nên lạm phát trong nước được kiềm chế và đẩy lùi, tránh được tình trạng lạm phát 3 con số trước đây. Tuy có rất nhiều thuận lợi nhưng tình hình kinh tế lúc này chưa hẳn đã hết những khó khăn: - Nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, thể hiện ở tốc độ tăng GDP bình quân mới chỉ là 3,9% (giai đoạn 1981-1985 là 6,4%), lạm phát vẫn ở mức cao, đời sống nhân dân còn thấp. - Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tác động sâu sắc đến nước ta. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị đảo lộn, các khoản viện trợ quốc tế bị thu hẹp đáng kể. Trong bối cảnh như vậy, chúng ta đã biết phát huy những thành tựu đã đạt được, vượt qua những khó khăn và đã thu được thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực. Do cơ chế quản lý ngoại thương đã được hoàn thiện theo hướng mở rộng hơn nữa quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở sự quản lý thống nhất của Nhà nước về chính sách, quy chế và luật pháp, đồng thời Nhà nước đã đưa ra các biện pháp đẩy mạnh sản xuất, đầu tư phát triển, khuyến khích sản xuất hàng hoá xuất khẩu,… Hoạt động kinh tế đối ngoại của chúng ta đã phát triển về mọi mặt, điều này không chỉ góp phần tích cực trong việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế mà còn đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn sau này. Thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam giai đoạn 1995- 2001: Trước những thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này, hoạt động kinh tế đối ngoại của chúng ta đã đóng góp như thế nào cho sự tăng trưởng kinh tế. Muốn hiểu rõ được vai trò của kinh tế đối ngoại chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn này. Bảng 3: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 1995- 2001 Đơn vị: Triệu USD 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 I Cán cân vãng lai Cán cân thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân dịch vụ Các khoản thu Các khoản chi Thu nhập đầu tư (ròng) Các khoản thu Các khoản chi Trong đó: + Lãi đến hạn trả + Thực trả Chuyển giao một chiều - Khu vực tư nhân - Khu vực Chính phủ -2.641 -3.155 5.198 8.353 159 2.409 2.250 -272 96 368 225 183 627 474 153 -2.426 -3.143 7.337 10.480 -61 2.709 2.770 -422 140 562 373 275 1.200 1.050 150 -1.659 -1.315 9.145 10.460 -623 2.530 3.153 -606 136 742 427 348 885 710 175 -1.062 -981 9.365 10.346 -539 2.604 3.143 -664 133 797 439 246 1.122 950 172 -1.977 -1.500 10.000 11.500 -705 2.781 3.486 -1.020 133 1.153 451 250 1.498 1200 298 -532 -892 14.450 15.640 -625 2250 3175 -987 203 1190 475 323 1972 1757 215 -737 -900 15.100 16.000 -715 2712 3427 -1185 198 1383 426 257 2063 1820 243 II. Cán cân vốn và tài chính 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2. Đầu tư vào giấy tờ có giá 3. Tín dụng trung- dài hạn Giải ngân Nợ gốc đến hạn trả Thực trả 4. Vay ngắn hạn 2.326 2.276 1.287 -253 443 696 310 311 2.079 1.813 891 98 772 674 249 224 1.662 2.074 1.002 375 1.007 632 394 -612 216 800 240 432 1.121 690 349 -644 1.953 630 1.200 1.155 1.360 570 352 689 2350 2100 895 798 1205 - 304 563 2410 2148 976 652 1172 - 297 476 III. Lỗi và sai sót 292 67 -3 327 -45 327 - IV. Cán cân tổng thể -23 -280 1 -519 -68 -266 - V. Nguồn bù đắp 1. Thay đổi tài sản có ngoại tệ - Thay đổi dự trữ - Sử dụng vốn vay IMF + Vay + Trả 2. Thay đổi nợ quá hạn 3. Các nguồn tài trợ khác. 23 -405 -464 92 -357 0 0 -497 280 -261 1.056 178 -289 0 0 -439 -1 -318 -11 -54 -409 54 0 -264 519 -14 -50 -78 -555 78 413 64 68 -52 -24 -66 -670 83 0 92 216 -195 -21 - - - - - - - - - - - - - Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) – Tạp chí- Ngân hàng số 10-2002 2.1 Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1995- 2001: Trước hết là tình trạng cán cân vãng lai của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2001. Trong giai đoạn này các giao dịch kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã được thay đổi do có những cải cách kinh tế. Sau một thời gian thâm hụt thương mại giảm xuống (giai đoạn 1990- 1995) thì lúc này do yêu cầu của phát triển kinh tế, kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này lại tăng nhanh hơn so với nhập khẩu nên cán cân vãng lai tiếp tục bị thâm hụt ở mức cao hơn. Tuy nhiên từ sau năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á và các biện pháp hạn chế nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai lại giảm. Mức thâm hụt cán cân vãng lai năm 1995 là rất cao ở mức 9,3% GDP nhưng sau đó đã giảm dần xuống chỉ còn ở mức 3,5% vào năm 1999 và 3,3% vào năm 2001. Sau năm 1997, thâm hụt cán cân vãng lai giảm, tuy năm 1999 lại tăng lên đột ngột nhưng sau đó đã giảm dần. Nguyên nhân chính là do chính phủ đã có những nỗ lực trong việc hạn chế nhập khẩu Ngoài ra còn một nguyên nhân khách quan cũng tác động đến tình trạng của cán cân vãng lai là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Cuộc khủng hoảng này đã tác động đến dòng vốn FDI khiến chúng giảm cả về số lượng các dự án mới lẫn sự chậm trễ trong việc giải ngân các dự án đã được cấp giấy phép. Giải ngân của dòng vốn FDI dưới hình thức máy móc thiết bị nhập khẩu cũng giảm. Điều này có nghĩa là thâm hụt cán cân vãng lai do nhập khẩu giảm là chủ yếu chứ không phải là do xuất khẩu tăng. So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam có mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn hơn nhiều. Vậy nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra sự thâm hụt này, chúng ta sẽ xem xét từng khoản mục của cán cân vãng lai để tìm hiểu điều này. Cán cân thương mại: Sau hơn mười năm đổi mới, do chính sách ngoại thương đã được đổi mới những bước đáng kể và không ngừng hoàn thiện theo hướng tự do hoá thương mại (trước hết là đối với những mặt hàng xuất khẩu) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thu lấy ngoại tệ để nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kết quả là việc buôn bán với các nước ở khu vực II tăng lên, nhất là buôn bán với các nước trong khu vực Châu á… Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu đã góp phần cải thiện cán cân thương mại. Về cơ cấu, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là những mặt hàng nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hai mặt hàng truyền thống chiếm kim ngạch lớn về xuất khẩu là dầu thô và gạo. Sau đây là bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm: Bảng 4: Tình hình xuất khẩu gạo giai đoạn 1995- 2001 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Lượng XK (nghìn tấn) 2.025 3.047 3.682 3.793 4.550 3.500 3.500 Giá (USD/ tấn) 266 285 242 265 227 190 168 Kim ngạch (triệu USD) 538,8 868,4 891,3 1.006,0 1.035,0 668,0 588,0 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Thương mại – Website: Vietnam Economy ( Theo số liệu này, sản lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước từ mức xuất khẩu bình quân 1,609 tấn/năm giai đoạn 1990- 1994 lên mức hơn 3,442 triệu tấn/năm giai đoạn 1995- 2001 đặc biệt năm 1999, chúng ta đã xuất khẩu được 4,550 triệu tấn gạo. Từ một nước nhập khẩu gạo trước đây, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên, do chất lượng và cung ứng không ổn định, giá gạo Việt Nam thường thấp hơn mức giá gạo chung trên thế giới từ 20 đến 25% USD/tấn. Vì vậy, tuy đã xuất khẩu được lượng lớn gạo nhưng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng không cao, chỉ đạt nhiều nhất là 1,035 tỷ USD vào năm 1999. Nếu so khối lượng gạo xuất khẩu năm 2001 là 3,500 triệu tấn với khối lượng xuất khẩu năm 1995 là 2,025 triệu tấn thì khối lượng xuất khẩu đã tăng hơn 1,5 lần nhưng kim ngạch xuất khẩu thì hầu như không tăng (538,8 triệu năm 1995 so với 588 triệu năm 2001). Về mặt hàng xăng dầu, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhưng phải nhập xăng dầu thành phẩm, do đó trước đây doanh thu từ xuất khẩu chỉ đủ để nhập khẩu xăng từ nước ngoài về chu nhu cầu trong nước. Tuy nhiên từ năm 1996, thặng dư cán cân thương mại về dầu đã đạt được 96 triệu USD và tăng lên 319 triệu USD năm 1997, 405 triệu USD năm 1998. Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng xăng dầu 1995- 2001 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Xuất khẩu dầu thô (nghìn tấn) 7.652 8.705 9.638 12.145 14.882 15.430 17000 Giá dầu thô XK (USD / tấn) 134 155 148 101 141 227 187 Nhập khẩu xăng dầu (nghìn tấn) 5.003 5.899 5.958 6.852 7.403 8.775 9.100 Giá xăng dầu NK (USD / tấn) 172 186 184 121 142 234 185 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Thương mại – Website: Vietnam Economy ( Như vậy xuất khẩu dầu thô của chúng ta trong những năm gần đây đã tăng lên rất nhanh đóng góp cho cán cân thương mại tương đối lớn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như dệt may, giày dép, hải sản,…kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên rất nhanh. Ngoài ra còn xuất hiện một số mặt hàng mới khai thác xuất khẩu như điện tử, máy tính,… cũng đóng góp không nhỏ góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của nước ta. Nếu xét cơ cấu nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu,… Những mặt hàng này chiếm 80% đến 90% chi tiêu nhập khẩu trong khi mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 10 đến 17%. Để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, chính phủ vẫn đang quy định nhập khẩu cho tiêu dùng không được vượt quá 20% tổng giá trị nhập khẩu. Như vậy, nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 1996 là 25% thì đã giảm xuống chỉ còn 11,27% năm 1997. Nói chung, chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, trong suốt giai đoạn này luôn là con số âm, nói cách khác cán cân thương mại luôn trong tình trạng thâm hụt. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhập siêu lớn nhất trong khu vực. Bảng 6: Kim ngạch xuất, nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu Đơn vị: Triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu Kim ngạch Tốc độ tăng giảm (%) Kim ngạch Tốc độ tăng giảm (%) Kim ngạch Tỷ lệ nhập siêu (%) 1995 5.448,9 34,4 8.155,4 40,0 2.706,5 49,7 1996 7.255,9 33,2 11.143,6 36,6 3.887,7 53,6 1997 9.185,0 26,6 11.592,3 4,0 2.407,3 26,2 1998 9.361,0 1,9 11.495,0 - 0,8 2.134,0 22,8 1999 11.523,0 23,1 11.636,0 0,9 113,0 1,0 2000 14.450,0 24,0 15.640,0 34,4 1190,0 8,2 2001 15.100,0 4,5 16.000,0 2,3 900,0 6,0 Nguồn: Số liệu thống kê - Tạp chí Kinh tế 2001 - 2002 Việt Nam & Thế giới – Thời báo Kinh tế Việt Nam. Qua bảng phân tích cán cân thương mại trên đây cho thấy kể từ năm 1995, cán cân thương mại Việt Nam liên tục thâm hụt. Như vậy, Việt Nam vẫn chưa lặp lại được thành tích xuất siêu 40 triệu USD năm 1992, thậm chí tỷ lệ nhập siêu còn cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Trong khi cả giai đoạn 1990- 1994 kim ngạch nhập siêu của nước ta chỉ là 3.269,7 triệu USD thì năm 1995 nước ta đã nhập siêu 2.706,5 triệu USD thậm chí năm 1996 nhập siêu 3.887,7 triệu USD. Sau đó tỷ lệ nhập siêu giảm dần từ 49,7% năm 1995, 53,6% năm 1996 xuống 26,2% năm 1997 và 22,8% năm 1998. Trong giai đoạn này kim ngạch nhập siêu nhỏ nhất chỉ là 113,0 triệu USD tương đương 1,0%. Tuy nhiên mức nhập siêu tăng lên không phải là do kim ngạch xuất khẩu thấp mà do tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu. Mức nhập siêu trong hai năm gần đây giảm đi là do kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. Năm 1999 khi kim ngạch xuất khẩu tăng lên 23,1% thì kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 1% và năm 2000 thì tỷ lệ này là 24,0% xuất khẩu so với 8,2% nhập khẩu. Nhiều người cho rằng mức nhập siêu trên là quá không bình thường để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế vì cán cân thanh toán sẽ mất thăng bằng nghiêm trọng. Nhưng lại có ý kiến cho rằng, mức nhập siêu trên là bình thường đối với một nước đang tăng trưởng như Việt Nam. Với hoàn cảnh như Việt Nam hiện nay, để phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về máy móc, thiết bị hiện đại, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng nhanh trong khi khả năng cung cấp trong nước còn hạn chế. Để hạn chế những ảnh hưởng không tốt cho tăng trưởng kinh tế trong lâu dài, chỉ cần chọn lọc nhập khẩu đúng những mặt hàng cần thiết phục vụ tăng trưởng kinh tế tránh nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết, không phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước gây lãng phí ngoại tệ. Cán cân dịch vụ: Dù cán cân thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam nhưng vai trò của cán cân dịch vụ cũng không phải là không đáng kể. Để phân tích cán cân này, trước hết, chúng ta sẽ chia các hạng mục chủ yếu của cán cân dịch vụ ở Việt Nam. Hạng mục dịch vụ của Việt Nam có thể chia thành: Các dịch vụ liên quan đến ngoại thương bao gồm: phí tổn đánh vào hàng hoá, vận chuyển, bảo hiểm, bưu điện,… Các dịch vụ liên quan đến chuyển giao kỹ thuật như hợp tác ký thuật, bằng phát minh, gia công, dịch vụ quản lý,… Các khoản lãi suất, cổ tức, các khoản chi về vốn. Tiền công và các khoản chi khác về lao động. Dịch vụ về du lịch. Các khoản thu chi về ngoại giao phí Tình trạng của cán cân dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn này được thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 7: Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 1995- 2001 Đơn vị tính: triệu USD Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cán cân dịch vụ 159 -61 -623 -539 -705 -625 -715 Thu 2.409 2.709 2.530 2.604 2.781 2.550 2.712 Chi 2.250 2.770 3.153 3.143 3.486 3.175 3.427 Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tạp chí ngân hàng số 10/2002 Các thu nhập từ dịch vụ chủ yếu là từ các ngành du lịch, bưu chính, vận tải, bảo hiểm,…Trong đó, thu từ dịch vụ du lịch đã tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1995 chỉ có 610,6 nghìn lượt người đến du lịch ở Việt Nam thì đến năm 1998 số lượt khách du lịch đã là 837,6 nghìn lượt và đạt 1.319,1 nghìn lượt người vào năm 2001. Sự mở rộng ngành dịch vụ du lịch có được là do sự mở cửa nền kinh tế, chính sách thu hút du lịch của Việt Nam đem lại những hiệu quả nhất định. Các ngành dịch vụ khác như vận tải bảo hiểm tuy cũng góp phần tạo nên doanh thu nhưng do trình độ cung cấp dịch vụ của Việt Nam có hạn, Việt Nam lại ở vị thế thấp trong buôn bán quốc tế nên nguồn thu này còn rất hạn chế. Trong giai đoạn này, chỉ có năm 1995 là ngành dịch vụ đạt được thặng dư 159 triệu USD còn những năm sau đó l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
  • docBia.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan