Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)

Nhìn chung, phép nối tiếng Anh và tiếng Việt cơbản không có gì khác

nhau vềviệc biểu hiện quan hệý nghĩa. Có chăng, đó là sựkhác biệt nhỏvềcấu

trúc của phép nối. Và có lẽ, sựkhác nhau cơbản nhất là phần ngữdụng – cách

thức sửdụng các liên từtrong những văn cảnh cụthể.

Xuất phát từ đặc điểm tiếng Anh là ngôn ngữbiến hình, ngữpháp tiếng

Anh quan trọng hoá vềmặt cấu trúc và hình thức. Trong khi đó, tiếng Việt lại là

ngôn ngữ đơn lập, không biến hình mà trật tựtừlà một trong những phương thức

ngữpháp đóng vai trò trung tâm. Sau khi thống kê, tìm hiểu vềsựkhác biệt về

phương thức nối giữa hai ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy rằng những sựkhác biệt

đó tập trung thểhiện sựkhác biệt về loại hình ngôn ngữ.

Vềphần lí thuyết chung cũng nhưnhững ví dụvềphép nối trênngữliệu tiếng

Việt đã được trình bày ởchương 1 và 2, nên chúng tôi không trình bày lại mà chỉ

chú trọng minh họa trên ngữliệu tiếng Anh.

pdf264 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(sách)”, ông Giáo đã “giả định” trường hợp xấu nhất (thái cực tột cùng) là “cái chết”. Hay ở ngữ liệu sáu, để khẳng đinh chuyện “tống tiền” là bất lương, Lê Vân lấy cái “nền” là mối quan hệ xã hội bình thường: “dù cho không là bạn”, Lê Vân đã thấy tống tiền là bất lương rồi, huống hồ…nhằm mục đích cuối cùng là khẳng định việc làm tống tiền là không thể, đối với bạn mình. Tóm lại, liên từ “dù” thể hiện quan hệ điều kiện giả định – hệ quả tất yếu: kết quả chắc chắn xảy ra và không phụ thuộc vào điều kiện giả định ban đầu. Qua đó, người nói nhằm mục đích khẳng định một vấn đề nào đó. vd: Dù cho sông cạn đá mòn, tình ta vẫn đẹp như ngày đầu tiên. (+) Có khi, sau “dù” là một giả định về hai thái cực dạng “có…không” mà người nói không có quyền lựa chọn: Cảnh trường đẹp đẽ của ta ơi! Ngày mai ta sẽ bị lùa ra - dù muốn hay không - ở giữa chỗ ô uế của cuộc đời. (CLV,BTMĐ) Trong khi đó, “tuy” lại mang ý nghĩa “nhượng bộ” thực tế - một tình huống đã xảy ra hay một tất yếu khách quan (Hoàn khó chịu, đi lối khác ra biển tuy lối này vừa dài hơn, vừa bẩn hơn). Do đó, “tuy” không mang ý nghĩa khái quát mà mang ý nghĩa cụ thể: “Ông thường ngồi chéo chân trên sập giữa nhà, và tôi hằng gặp ông đeo kính, tuy không thấy ông cầm sách” (Xuân Diệu). Khi người Việt nói hai câu sau đây, chúng ta sẽ nhận rõ sự khác biệt: Dù trời mưa (hay không), (ngày mai) tôi vẫn đi học. (+) Tuy trời mưa, tôi vẫn đi học. (+) Tuy trời mưa hay không, tôi vẫn đi học. (-) Tuy trời mưa, ngày mai tôi vẫn đi học. (-) Nếu như “dù” kết hợp với cú giả định về một điều kiện không bao giờ hay khó xảy ra, nhưng kết quả là chắc chắn, nó sẽ mang ý nghĩa khẳng định - giống như cấu trúc: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa…Khi đó, “dù” có thể bao hàm cả quá trình suy luận theo một “tam đoạn luận” trong logíc học: Chẳng hạn cú: Dù có phải chết cũng không chịu bán. (NC, LH) Nếu có chết, tôi cũng không chịu bán. Mà hiện tại tôi chưa chết. Nên không đời nào tôi bán. (Ông Giáo đã nêu lên một điều kiện rất khó xảy ra - “dù cho phải chết” để khẳng định sự quyết tâm “không chịu bán” năm quyển sách cuối cùng của mình.) Với “tuy”, chúng ta có thể suy luận trực tiếp, tức sự nghịch thường được nêu ra tương đối rõ ràng. Điều đó không có nghĩa là “tuy” không chứa đựng một hàm ý nào đó. Có khi, hàm ý chứa trong “tuy” đã được nêu trực tiếp ở phần cú đi sau nó (phần được gạch dưới); vì cú chính trong quan hệ nhượng bộ không phải là cú chứa “tuy”, mà là cú còn lại: + … tuy đồng tiền là một sức mạnh đáng quý thật - vì ai dám chê bai nó? - nhưng không phải là mục đích cốt yếu ở đời và đồng tiền không đem lại cho ta sự sung sướng bao giờ cả. (TL,CCQ) Ý nghĩa của “tuy” là một ý nghĩa thực tế - điều đã hay đang xảy ra, nên kết thúc của nó là “đóng”. Người nói thường thừa nhận nó như một thực tế, một hoàn cảnh (gây ít nhiều trở ngại, khó khăn), nhưng họ sẽ vượt qua. Điển hình là quan niệm của nhân vật “tôi” trong “Cái chân què” - Thạch Lam. Mặc dù vẫn thừa nhận giá trị của đồng tiền: “tuy đồng tiền là một sức mạnh đáng quý thật - vì ai dám chê bai nó?” nhưng anh không xem đồng tiền là mục đích cốt yếu để đem đến hạnh phúc, sung sướng: “…nhưng không phải là mục đích cốt yếu ở đời và đồng tiền không đem lại cho ta sự sung sướng bao giờ cả”. Như vậy, sau “tuy” là một cú phản ánh sự tình có thật; cú sau “dù” lại mang nét nghĩa giả định. Chính vì vậy, một số trường hợp, tuy lại nghiêng về quan hệ tương phản hơn. 2.3.4.3. “Nhưng” Chúng ta thường xác định quan hệ nhượng bộ hay tương phản dựa vào dấu hiệu hình thức. Tức là, khi có liên từ tuy, dầu/dù/dẫu hay mặc dù/mặc dầu đi phía trước “nhưng”, ta hay xếp mối quan hệ này vào quan hệ nhượng bộ. Và ngược lại, khi liên từ “nhưng” xuất hiện độc lập, ta thường qui nó vào quan hệ tương phản. Tuy nhiên, phải chăng sự phân biệt này mang tính hình thức. Vì nếu hai phát ngôn mang nội dung ý nghĩa như nhau, chỉ khác nhau ở liên từ “tuy” mà lại thuộc hai kiểu quan hệ khác nhau là một điều vô lí. Vd: Nam lười, nhưng lại rất thông minh.  Nam lười nhưng thông minh – quan hệ tương phản  Tuy lười nhưng Nam lại rất thông minh – quan hệ nhượng bộ. Tuy nhiên, nếu xét kỹ mối quan hệ ý nghĩa giữa của 2 cú, xếp ví dụ trên vào quan hệ tương phản sẽ phù hợp hơn. Quan hệ từ “nhưng” trong cả hai quan hệ - nhượng bộ và tương phản đều nêu một điều hay một nhận định trái với lí lẽ thông thường. Nhưng giữa chúng có một sự khác biệt cơ bản. Hãy xem xét những ví dụ sau: - “Nhưng” trong quan hệ nhượng bộ: + Bà nâng niu nó chẳng khác gì con của bà. Mặc dầu có những người thóc mách hay là ác miệng bảo nó là con của môt kẻ giết người, cha nó đi ở tù, mẹ nó đi lấy chồng. [NC,NĐ;65] + Dẫu trăm thân này có phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa,(nhưng) ta cũng vui lòng. (TQT) + Cái chết ở thôn quê là một cái rầy rà to. Vậy thì dẫu bố mẹ Thai có vườn để lại cho Thai thì Thai cũng phải bán đi rồi. [NC,LT;179] -“Nhưng” trong quan hệ tương phản: + Thằng bé không cha, lại thành ra không mẹ. Nhưng nó chẳng bơ vơ. [NC,NĐ;71] + Ờ! Ờ! Mát trời thế này thì mà được uống rượu thì tuyệt quá! Nhưng đào đâu ra tiền? [NC,TCKĐATC;137] + Cả làng Vũ Đại thì thầm kể cho nhau nghe chuyện ông thiên lôi giết vợ, nhưng ông Thiên lôi vẫn ung dung bán thịt, uống rượu, và thỉnh thoảng đi ăn cướp chơi như thường. [NC,NĐ;69] Để tránh sự nhập nhằn trong khi phân biệt hai loại quan hệ này, chúng tôi tạm đưa ra những tiêu chí phần nào mang tính chất chủ quan. Khi: cú (c-v) trước liên từ “nhưng” thể hiện một sự việc khách quan (thường là do hoàn cảnh, do đó có những cách nói: “(dù) trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất chấp mọi hoàn cảnh…) thì quan hệ nhượng bộ sẽ thể hiện rõ hơn. Bởi lẽ, ý nghĩa của mối quan hệ nhượng bộ là khẳng định thông qua việc phủ định hoàn cảnh khách quan đó: sự vượt lên hoàn cảnh bên ngoài để thực hiện ý định của người phát ngôn (ngữ liệu 1: bỏ ngoài tai dư luận xã hội để yêu thương “nó”, hoặc ngữ liệu 2: thà chết cũng vui lòng); hoặc hoàn cảnh khách quan buộc mình phải làm một việc gì đó (ngữ liệu 3: Thai phải bán đất). Ở đây, mục đích của người phát ngôn khi dùng cấu trúc nhượng bộ là khẳng định, thể hiện sự quyết tâm (nếu đề cập đến ngôi thứ ba thì đó là một sự ca ngợi). Vd: Tuy trời mưa, Lan vẫn đi học… Ngược lại, khi hai hành động/đặc trưng/phẩm chất…(mang tính chất chủ quan) thuộc cùng một đối tượng/phạm trù được đề cập trước và sau liên từ “nhưng”, phần lớn những trường hợp đó thể hiện quan hệ đối lập hay tương phản. Do vậy, phát ngôn “(Tuy) Nam lười, nhưng lại rất thông minh” thể hiện quan hệ tương phản. Bởi lẽ, nó nêu lên hai tính cách thuộc cùng một phạm trù (thuộc về bản chất, mang tính chủ quan) của nhân vật Nam. Và khi dùng quan hệ tương phản, người viết chỉ nhằm mục đích miêu tả, tường thuật (có thể bao hàm ý nhấn mạnh) những thuộc tính, đặc điểm ấy (chú ý: nhấn mạnh vế sau hơn). Chúng tôi không đồng ý với ví dụ sau mà Nguyễn Chí Hoà dẫn ra ở trang 111 để minh họa cho quan hệ nhượng bộ. (Cô ấy) Chưa khỏi bệnh. Nhưng bác sĩ đã cho ra viện. - Phát ngôn này sẽ thể hiện rõ quan hệ tương phản, nếu: Chưa khỏi bệnh hẳn, nhưng trông cô ấy đã khá hơn trước rất nhiều. (+) - Và phát ngôn cũng sẽ thể hiện rõ quan hệ nhượng bộ, nếu: Chưa khỏi bệnh hẳn, nhưng cô ấy vẫn cố gắng đi làm. (+) Theo chúng tôi, phát ngôn đã cho nghiêng về việc thể hiện quan hệ tương phản hơn. Mặc dầu, khi thêm liên từ “tuy”, chúng ta dễ nhầm lẫn đây là quan hệ nhượng bộ: (Tuy) (cô ấy) chưa khỏi bệnh. Nhưng bác sĩ đã cho ra viện. (khi dấu ngắt giữa hai cú dấu chấm, 2 cú trở thành 2 phát ngôn; “tuy” đã được lược bỏ để tránh hiểu lầm phát ngôn thứ nhất sai cấu trúc ngữ pháp – biện pháp tách câu.) Nhưng như trên đã nói, chúng ta không thể thuần túy căn cứ vào dấu hiệu hình thức được. Thực sự, mục đích phát ngôn của ngữ liệu này là miêu tả, tường thuật một sự việc trái lẽ thường chứ không phải là ca ngợi sự vượt lên hoàn cảnh khó khăn của cô bệnh nhân. Bởi vì chuyện “ra viện” không phải là sự quyết tâm của cô bệnh nhân, mà nó hoàn toàn khách quan (do bác sĩ cho ra viện). Trong khi đó, việc quyết định “đi học” trong phát ngôn “Dù trời mưa, Lan vẫn đi học” (quan hệ nhượng bộ) hoàn toàn mang tính chủ quan và thể hiện quyết tâm của người phát ngôn. Lập luận tương tự, phát ngôn sau nghiêng về quan hệ tương phản hơn: Vd: Tuy trong số bốn ông to nhất chẳng có ông nào khoẻ răng để có thể gặm nổi cái móng giò, nhưng cũng chẳng ông nào chịu mất. [NC,ĐMG;103] Tóm lại, “nhưng” trong quan hệ nhượng bộ khác với “nhưng” trong quan hệ tương phản. 2.3.4.4. “Giá”, “hễ/cứ”, “bao giờ”, “trừ khi” và “nếu” Trong tiếng anh, có mệnh đề điều kiện – “Conditional clause” - “if” với ba trường hợp tiêu biểu: - If 1: Có thật ở hiện tại (bao gồm: “chắc chắn xảy ra” và “có thể xảy ra”) - If 2: Không thật ở hiện tại - If 3: Không thật ở quá khứ. Với mỗi trường hợp, cách thức dùng Thì (tense) - chia động từ theo sau mệnh đề IF và mệnh đề còn lại không giống nhau. Nhưng tiếng Việt không có Thì/Thời – tense mà chỉ có ý nghĩa Thể (hoàn thành/không hoàn thành). Và Cao Xuân Hạo [36] khẳng định rằng ý nghĩa “hoàn tất hay hoàn thành” được thể hiện qua phụ từ đã/đang/sẽ. Trong khi đó, tiếng Việt cụ thể hoá ba trường hợp trên bằng cách riêng của nó. Và chính giá/hễ (cứ)/ nếu thực hiện chức năng này. - Nếu: Phạm vi sử dụng rộng, nó có thể thay thế cho mọi mệnh đề điều kiện với tất cả những ý nghĩa: có thật hay không; có thể xảy ra hay không, đã xảy ra hay chưa - tức cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai. - Giá/đáng lẽ (không) nên: Diễn tả sự việc đã xảy ra – tiếc nuối, hối tiếc hay đó là một bài học kinh nghiệm được rút ra sau một sự việc đã diễn ra (quá khứ). Nó biểu thị một điều không thật ở hiện tại (If 2). + Minh buồn rầu, chỉ vào cái chân gỗ của anh, nói: - Giá không què chân mà được số bạc này có phải sướng biết bao không! (TL,CCQ) + Giá cái ông ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời ông ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon. (NT,NCÂĐ) + Người ấy không hề hỏi em làm vợ, và giá có chắc hẳn cũng không được nào. [Bây giờ thì người ấy cũng đã lấy vợ, cũng đã có con...].(VTP,CGĐÔ) + Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. [Nhưng, thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia.] (NCH,TTTD) - Cứ/hễ…(thì/là): đã xảy ra và vẫn tiếp tục xảy ra – sự thường xuyên, lặp đi lặp lại và kết quả như được biết trước (If 1: chắc chắn xảy ra). + Hễ tôi hơi động vào mình nó, nó lại lè lưỡi ra y như thế này. [NC,NĐ;96] + Hễ thấy đám nào “ăn được” là các cụ nhà tìm cách “lùa cả vào nhà”. (+) + Mà bao giờ cũng vậy, cứ sau khi xô xát là chúng lại làm lành với nhau ngay. [NC;NĐ;89] + Cứ vừa đem một đĩa lên, đã thấy họ gào đem đĩa nữa. [NC,QD;149] + Gạo cứ mỗi ngày mỗi giá. [NC,MĐC;125] Nhưng “cứ” trong ví dụ sau chỉ là một phụ từ chỉ sự tiếp diễn, chứ không phải liên từ: Chị cứ đứng ngoài vườn lải nhải mà nhiếc mãi. [NC, CM;119] - Bao giờ: “Bao giờ” -dấu hiệu nhận biết quan hệ điều kiện – kết quả, thể hiện nhiều quan hệ ý nghĩa: + Thể hiện một sự mong chờ, ao ước không xác định rõ thời gian (rất lâu) Bao giờ cho đặng thảnh thơi, Tay têm thuốc cống, miệng mời lang quân. Bao giờ cho đến tháng Mười Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn. Bao giờ cho đến tháng Năm Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn. (CD) Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa. (CD) + Mang ý nghĩa khẳng định: Khi bao giờ kết hợp với một điều kiện khó xảy ra hoặc không bao giờ xảy ra - mong chờ không chắc chắn kết quả, nó lại mang ý nghĩa khẳng định. + Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây. (NTT) + Bao giờ cạn rạch Đồng Nai Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền. (CD) + Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta. (CD) + Bao giờ cho chuối có cành Cho sung có nụ, cho hành có hoa Bao giờ trích đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước, thì ta lấy mình. (CD) + Bao giờ cho khỉ đeo hoa Cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răng. Bao giờ nước ngọt đường cay Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù. (CD) Ngữ liệu đầu là lời khẳng định về quyết tâm đánh đuổi giặc Tây của người dân nước Nam, ngữ liệu thứ hai lại khẳng định lời nguyền vàng đá, sắt son; còn ngữ liệu thứ ba và bốn lại khẳng định chuyện chúng ta lấy nhau là không thể; và ngữ liệu cuối cùng là lời than về sự bất công – bao đời thì thằng tây mới ở tù. Từ chức năng là một từ để hỏi thông tin, “bao giờ” trở thành dấu hiệu nhận biết câu hỏi tu từ khi sau nó là những thông tin không cần trả lời. Như vậy, khi câu hỏi biểu thị một sự việc là chủ quan - tức người phát ngôn hoàn toàn biết sự việc đó là có hay không/ đúng hay sai; hay một sự việc không bao giờ có thật – thể hiện sự phi lí (ví dụ: chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước, nhổ hết cỏ nước Nam…) thì đó chính là dạng câu hỏi nêu vấn đề để khẳng định. Ở đây là khẳng định theo cách thức phủ định. Tóm lại, khi “bao giờ” kết hợp với một điều kiện không bao giờ xảy ra thì nó sẽ bao hàm ý nghĩa khẳng định. Ngược lại, “bao giờ” kết hợp với một điều kiện có thể, có khả năng xảy ra, thì nó thể hiện một niềm mong ước, một sự khao khát. - Trừ phi (khi)…A mới B = chỉ/ chỉ khi…A mới B: chỉ điều kiện tiên quyết Trừ khi mày học bài, mày mới đậu. Chỉ khi mày học bài, mày mới đậu. Qua đó, chúng ta phần nào hiểu được hàm ý được thể hiện qua quan hệ điều kiện - hệ quả. Xét ở bình diện ngữ dụng, mệnh đề điều kiện có thể thực hiện những mục đích phát ngôn sau: + Khuyên - nên hay không nên làm một việc gì đó: khi kết quả là một tất yếu khách quan hay một lẽ thường, một chân lí được đúc kết (thường gặp trong thành ngữ/tục ngữ). Vd1: Gieo gió ắt sẽ gặp bão. Muốn không gặp bão thì đừng “gieo gió”.  (Khuyên: không nên gây tai hoạ, gây chuyện. Nếu không, tất sẽ phải lãnh hậu quả.) Vd2: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.  (khuyên: không nên làm việc ác; nếu không con cháu đời sau sẽ lãnh hậu quả.) Nếu tôi là anh, tôi đã…(+) Nếu nhẫn nhịn và nhẫn nại, anh sẽ vượt qua. (+) + Một lời đe doạ, cảnh báo: Điều kiện thường là một mệnh lệnh, và kết quả thường ảnh hưởng trực tiếp ít nhiều đến người nghe. Vd: Nếu không ăn uống điều độ, bệnh gan của anh sẽ nặng hơn.(+) + Một sự dự đoán, nhận định: khi đó, cú chỉ kết quả thường kèm theo các phụ từ tình thái như: chắc, chắc chắn, có thể, có lẽ, may ra, hoặc may… Vd: Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải đi về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng;… [NC,MĐC;134] + Yêu cầu Vd: Cho chúng tôi số điện thoại thì chúng tôi sẽ gọi lại. (+) Và những hàm ý đã được đề cập ở trên + Một sự ao ước (bao giờ) + Một sự khẳng định (bao giờ, ắt) + Một sự ân hận, tiếc nuối (giá) + Một sự tình lặp lại thường xuyên (hễ/cứ). 2.3.4.5. “Thì” và “ắt- tất sẽ” Cả hai liên từ này đều chỉ kết quả trong mệnh đề điều kiện – kết quả. Nhưng “thì” được dùng phổ biến, mang sắc thái ý nghĩa trung tính; và tuỳ theo từng trường hợp, nó sẽ có những nét nghĩa hay hàm ý bổ sung. Còn “ắt” ít xuất hiện hơn, nhưng liên từ này lại hàm chứa những ý nghĩa, chức năng đặc biệt: + Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển / Quyết chí ắt làm nên. (HCM) + “Gieo gió” ắt sẽ “gặp bão”. (tách tục ngữ) Quy tắc kết hợp chi phối cách sử dụng liên từ “ắt”; hãy xem xét những cách diễn đạt sau: + Có chí thì nên. (+) + Có chí ắt làm nên. (+) + Có chí ắt nên. (-) + Học như đi thuyền trên con nước ngược, không tiến ắt (sẽ) lùi. (+) Như vậy: Về mặt nghĩa: “Ắt” đồng nghĩa với “tất sẽ”: nêu hệ quả tất yếu. Về cấu trúc: Ắt + động từ/ cụm động từ. Bằng chứng cụ thể là không có cách nói: Có chí ắt nên (-) Tác dụng: Dùng để khẳng định, nhấn mạnh một kết quả tất yếu, thường dùng để khẳng định một quy luật tự nhiên, xã hội hay một chân lí tất yếu. 2.3.4.6. “Tại”, “nhờ” và “vì/do/bởi” Mặc dù đều chỉ nguyên nhân, nhưng giữa chúng có một sự khác biệt nhỏ - đó là sự khác nhau về sắc thái biểu cảm. Tại + nguyên nhân xấu (âm tính) – nét nghĩa tiêu cực Nhờ + nguyên nhân tốt (dương tính) – nét nghĩa tích cực. + Tại không học bài mà Nam bị điểm kém. (+) + Người ta sẽ hiểu rằng cháu bà hiền lành và chăm chỉ. Nhờ thế, chỉ nhờ thế cháu bà mới có thể có một con vợ được. [NC,NĐ;76] + Mười lăm tuổi hắn đã thành thạo công việc rồi. Nhờ thế, nhà bà quản Thích đỡ nghèo hơn. [NC,NĐ;75] Cú sẽ mang một hàm ý khác, nếu ta thay “tại” bằng “nhờ” và ngược lại: Tại thầy phạt mà…(tao bị quê trước lớp). (+) Nhờ thầy phạt mà…(em nhận ra lỗi và ý thức hơn trong việc học tập). (+) Chính vì đặc điểm này, yếu tố đi sau “nhờ” hay “tại” chịu sự quy định chặt chẽ của nguyên tắc kết hợp. Không người Việt nào nói những câu sau, nếu họ không phải là Việt kiều: Tại thầy phạt mà…(em nhận ra lỗi và ý thức hơn trong việc học tập). Nhờ thầy phạt mà…(tao bị quê trước lớp). [Phát ngôn thứ hai có thể được dùng nếu chúng ta thêm dấu ngoặc kép ở liên từ “nhờ” để tạo ý nghĩa trái ngược – nhằm mục đích nhấn mạnh: “Nhờ” thầy phạt mà…tao bị quê trước lớp.] 2.4. Tiểu kết Ở chương này, luận văn xoáy sâu vào phép nối tiếng Việt ở ba khía cạnh cơ bản: cấu trúc, ngữ nghĩa, và ngữ dụng. Về cấu trúc, chúng tôi khảo sát mô hình của phép nối thông qua hai quan hệ cơ bản: quan hệ đẳng lập và quan hệ chính phụ. Mỗi quan hệ, chúng tôi lại xem xét hai tiểu loại: 1.phép nối chỉ có một liên từ và 2.phép nối có nhiều liên từ. Đối với phép nối đẳng lập, ta xét hai tiểu loại: + Phép nối liên từ: liên từ thường chỉ có mặt tại kết cú và nó thực hiện liên kết hồi chỉ. Dù thường nằm giữa hai cú, nhưng liên từ trong phép nối hồi chỉ thường gắn bó mật thiết với cú thứ hai. Loại phép nối này bao gồm: quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tương phản… Cấu trúc: A (dấu ngăt cú) r (dấu ngắt liên từ) B (dấu ngắt cú, dấu ngắt liên từ không bắt buộc) + Phép nối tổ hợp liên từ Cấu Trúc: r (dấu ngắt liên từ) A (dấu ngắt cú) r (dấu ngắt liên từ) B (Chú ý: dấu ngắt cú, dấu ngắt liên từ có thể vắng mặt). Khi có nhiều liên từ, phép nối chứa chúng có khả năng thực hiện liên kết khứ chỉ. Khi thực hiện liên kết khứ chỉ, liên từ thường nằm đầu (các) cú/phát ngôn được liên kết chứ không phải đứng giữa như mô hình: A r. B của Trần Ngọc Thêm. Điều đặc biệt là loại phép nối này vừa thể hiện liên kết hồi chỉ lẫn liên kết khứ chỉ. Có hai trường hợp: Nếu liên từ xuất hiện nhiều hơn hai, một liên từ nhưng có thể vừa thực hiện liên kết hồi chỉ lẫn liên kết khứ chỉ; còn nếu liên từ chỉ xuất hiện thành cặp sóng đôi thì phép nối vừa thực hiện liên kết hồi chỉ và khứ chứ, nếu xét riêng vị trí của từng liên từ. Tuy nhiên, một số trường hợp, dù khi có từ chỉ thời gian đứng đầu, nhưng khả năng thực hiện liên kết khứ chỉ của cú/phát ngôn chứa nó không rõ ràng lắm. Đối với Phép nối chính phụ, ta xét + Phép nối liên từ Quan hệ giữa hai cú có thể là quan hệ giải thích, nhấn mạnh, đính chính, suy luận,….là những quan hệ tiêu biểu của phép nối chí có một liên từ. Mô hình cấu trúc của phép nối cũng giống như trường hợp Phép nối chỉ có một liên từ trong quan hệ đẳng lập. Nghĩa là, liên từ thường thực hiện liên kết hồi chỉ. Cấu trúc: A (dấu ngắt cú) r (dấu ngắt liên từ) B + Phép nối tổ hợp liên từ Vì nó có cặp quan hệ từ hô ứng nên liên từ có thể có mặt cả trước chủ và kết cú. Phép nối này bao gồm các quan hệ: nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả, quan hệ nhượng bộ… Cấu trúc: r A (dấu ngắt cú) r’ B Khác với loại phép nối có nhiều liên từ trong quan hệ đẳng lập, phép nối loại này sẽ có một cú (vế) chính và một cú (vế) phụ. Và chủ cú là vế nêu nội dung chính (kết quả), kết cú là vế phụ (điều kiện, nguyên nhân,…). Phép nối chính phụ này vừa có thể tạo ra liên kết hồi chỉ và cả liên kết khứ chỉ, tùy thuộc vào trật tự sắp xếp của chủ cú (cú nêu nội dung chính) và kết cú (cú nêu nội dung phụ). Nếu liên từ “r” đứng trước cú thứ nhất; thì ta sẽ có liên kết khứ chỉ. Bởi theo logic diễn đạt, hoạt động giao tiếp không bao giờ dừng lại ở cú thứ nhất. Nếu liên từ “r” đứng trước cú thứ hai (và cú này sẽ là kết cú), chúng ta có liên kết hồi chỉ. Qua đó, chúng ta cũng nhận ra rằng: trật tự trước sau không phải là căn cứ để duy nhất xác định chủ cú hay kết cú. Về ngữ nghĩa, luận văn xem xét hai loại phép nối sau: phép nối có liên từ và phép nối không có liên từ. Ở phần phép nối có liên từ, chúng tôi phân chia phép nối theo sáu quan hệ ngữ nghĩa sau để phân tích – mỗi loại lại bao gồm những tiểu loại: 1.Làm rõ (bao gồm giải thích, minh họa, đính chính, dẫn dắt, đặc biệt hóa, miễn trừ, tóm tắt lại, suy luận – khái quát hóa, xác nhận); 2.Mở rộng (bổ sung, tương phản, lựa chọn); 3.Không gian – thời gian (không gian, thời gian); 4.Logic diễn đạt; 5.So sánh (tương đồng và tương phản); 6.Nguyên nhân – kết quả (quan hệ nhân – quả, điều kiện – kết quả, quan hệ nhượng bộ). Nhìn chung, trên cơ sở nghiên cứu các công trình đi trước, chúng tôi tập hợp lại và phân chia theo một hướng riêng để đảm bảo không có sự trùng lắp giữa các loại, cũng như các tiểu loại. Đồng thời, chúng tôi cũng bổ sung thêm một số quan hệ ngữ nghĩa như quan hệ suy luận – khái quát hóa. Hay thay đổi một số thuật ngữ định danh lại tên gọi một số loại quan hệ cho phù hợp như quan hệ dẫn dắt (từ thuật ngữ“gây xao lãng”), quan hệ xác minh (từ thuật ngữ “thực tế được thẩm tra”). Điểm đáng chú ý là, ở mỗi quan hệ, chúng tôi cố gắng đưa ra mô hình chung, rồi bổ sung thêm khá nhiều liên từ (kèm theo các ví dụ từ ngữ liệu thống kê) thể hiện những quan hệ ngữ nghĩa đã nêu. Ở phần này, chúng tôi cũng mạnh dạn đề cập loại phép nối không có liên từ mà theo một số tác giả là phép trật tự tuyến tính. Những quan hệ ngữ nghĩa trong phép nối loại này cũng giống như loại có liên từ, nên chúng tôi không nhắc lại. Đồng thời, chúng tôi đưa ra năm đặc điểm đặc trưng của những quan hệ ngữ nghĩa trong phép nối loại này. Đó là: 1.Mối quan hệ không không biệt, tức cùng một phép nối, chúng ta có thể hiểu theo nhiều quan hệ khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh; 2.Dấu ngắt phát ngôn, sự nghỉ hơi là những căn cứ quan trọng để chúng ta xem xét mối quan hệ ngữ nghĩa giữa hai cú; 3.Một số phát ngôn không liên từ nhưng chỉ tồn tại ý nghĩa khu biệt; 4.Quan hệ gián tiếp trong phép nối không có liên từ; 5.Tục ngữ, thành ngữ là những ví dụ điển hình của phép nối không có liên từ. Về phần ngữ dụng, chúng tôi chủ yếu xoáy vào chức năng, cách sử dụng của một số liên từ đa chức năng ngữ nghĩa, liên từ có chức năng đặc biệt, cũng như đặc điểm ngữ dụng của một số liên từ có chứa đại từ thay thế, hay những liên từ cùng biểu hiện một quan hệ ngữ nghĩa nhưng cách sử dụng chúng lại khác nhau. Đề cập đến những liên từ đa chức năng ngữ nghĩa, chúng tôi đã phát thảo những nét nghĩa cơ bản, cùng với những ví dụ minh họa của liên từ “mà” như: 1. tương phản, 2.bổ sung - thuyết minh, 3.điều kiện, 4.kết quả và 5.mục đích – lí do; của liên từ “và” như: 1.quan hệ bổ sung, 2.quan hệ tương phản, 3.Nêu nguyên nhân trong quan hệ nhân – quả kết quả và 4.quan hệ thời gian (đồng thời và nối tiếp); của liên từ “nhưng” như: 1.tương phản, 2.bổ sung và 3.nguyên nhân; của “thì” như: 1.kết quả, 2.đối chiếu- so sánh và 3.bổ sung; của “còn” như: 1.thời gian đồng thời, 2.so sánh, 3.tương phản và 4.bổ sung. Chúng tôi cũng chỉ ra một số liên từ có chức năng đặc biệt ở phần ngữ dụng này. Đó chính là cấu “nếu không” – một sự tỉnh lược của quan hệ điều kiện – hệ quả, “thà…chứ” thể hiện một sự đánh đổi (một sự lựa chọn), sự khác biệt về điểm nhấn thông tin của cấu trúc “x nhưng y” và “y nhưng x”. Ngoài ra, luận văn còn giải thích tên gọi quan hệ nghịch nhân quả và đưa ra một số cấu trúc thể hiện quan hệ này. Đặc biệt, qua quá trình thống kê, chúng tôi nhận ra rằng: trật tự nghịch trong quan hệ nhân – quả: nêu kết quả trước, nguyên nhân sau – làm cho mối quan hệ nhân quả rất gần với quan hệ giải thích. Luận văn cũng đề cập đến đặc điểm ngữ dụng của những liên từ có chứa đại từ thay thế. Do tính chất tương tự, chúng tôi phân tích cặp liên từ đại diện “tuy thế/vậy” và “tuy”, sau đó soi sáng vào những cặp liên từ như: “bởi vậy/thế với “bởi” hay “do vậy/thế” với “do”; dù sao/thế/vậy” với “dù”; “nếu như vậy/thế” với “nếu như/nếu”. Về cấu tạo, vì có chứa yếu tố thay thế, “tuy thế/vậy” có vai trò tương đương với một cú hoàn chỉnh (“thế/vậy” là yếu tố thay thế cho toàn bộ cú đi trước), và sau nó phải là một cú; còn sau “tuy” có thể là cụm động từ/ tính từ hay cú. Về chức năng, “tuy” thường nối hai cú trong nội bộ một phát ngôn (do đó, một trong hai cú liên kết có thể bị tỉnh lược chủ ngữ, nếu trùng); còn “tuy thế/vậy” lại thường nối các phát ngôn với nhau. Về mặt ngữ nghĩa, cú sau “tuy” nêu điều kiện nhượng bộ, còn cú sau “tuy thế/vậy” lại k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH007.pdf
Tài liệu liên quan