Luận văn Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MUC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1. Cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại 7

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của doanh nghiệp xây lắp 7

1.1.2. Cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại 12

1.2. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại 21

1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp 21

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay đối với DNXL 22

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại 27

1.3.1. Các nhân tố chủ quan 27

1.3.2. Các nhân tố khách quan 30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 34

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 39

2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 45

2.2.1. Qui trình cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp 45

2.2.2. Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 46

2.2.2. Phân tích chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 48

2.3. Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 58

2.3.1. Những kết quả đạt được 58

2.3.2. Hạn chế 60

2.3.3. Nguyên nhân 62

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 70

3.1. Định hướng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 70

3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay nói chung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 70

3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 71

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 72

3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay đối với DNXL 72

3.2.2. Xây dựng qui trình cho vay DNXL 74

3.2.3. Tăng cường quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các DNXL 79

3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 81

3.2.5. Tăng cường áp dụng mô hình cho vay khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp 82

3.2.6. Hoàn thiện chiến lược marketting đối với khách hàng 83

3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động cho vay DNXL 84

3.2.8. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng 85

3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay 86

3.3. Kiến nghị: 87

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 87

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 88

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính Phủ, BIDV tập trung cho vay theo các chương trình hỗ trợ lãi suất trung dài hạn, cho vay các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng then chốt, thiết yếu của nền kinh tế. Do đó, để đảm bảo chiến lược và cam kết của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với Ngân hàng thế giới là giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn so với tổng dư nợ, trong thời gian tới BIDV định hướng Hạn chế gia tăng dư nợ tín dụng các dự án trung dài hạn, ưu tiên cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp SXKD quay vòng vốn nhanh. Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng của BIDV STT CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 125.596 149.419 190.701 Dư nợ CK các ĐCTC 36,4 50,6 250,1 Dư nợ CK các KHDN 112.204 133.807 171.696 Dư nợ bán lẻ 13.356 15.562 18.755 2 Tỷ trọng dư nợ TDH 38,4% 37,74% 46,3% 3 Tỷ trọng dư nợ NQD 70% 70,06% 73,3% 4 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB 70,7% 70,12% 71,2% (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 – 2009 của BIDV) Về hoạt động tín dụng theo ngành nghề: Dư nợ cho vay theo ngành nghề của BIDV chuyển biến đúng định hướng, một số ngành BIDV ưu tiên tập trung đầu tư như điện, xi măng, chế biến nông lâm nghiệp và thủy sản đều có tăng trưởng dư nợ về số tuyệt đối qua các năm. Cho vay xây lắp được kiểm soát, tỷ trọng dư nợ cho vay xây lắp giảm xuống còn 21,8%, mặc dù dư nợ năm 2009 có tăng so với năm 2008. Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 số tiền % số tiền % số tiền % Dư nợ 125.596 100 149.419 100 190.701 100 Xây lắp 31.273 24,9 35.263 23,6 41.579 21,7 Bất động sản 7.308 5,8 8.592 5,8 11.042 5,8 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 11.555 9,2 10.907 7,3 14.303 7,5 Công nghiệp chế biến và khai thác 34.925 28 32.118 21,5 41.450 21,7 Nông lâm nghiệp và thủy sản 7.912 6,3 8.965 6 11.088 6 Thương mại và dịch vụ 31.525 25 51.550 34,5 67.587 35,4 Ngành khác 1.098 0,9 2.024 1,4 3.628 1,9 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2009 của BIDV). Ngân hàng đã và đang triển khai thực hiện đánh giá các lĩnh vực, khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Hiện tại, ngân hàng tập trung và ưu tiên đầu tư cho các ngành sản xuất phân phối điện, than, xi măng, đầu tư nhà ở và đã thực hiện điều chỉnh đầu tư vào các ngành khác như dầu khí, dệt may, xây lắp… Về chất lượng tín dụng: Mặc dù những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): Năm 2009 tổng dư nợ tăng thêm 28%, song tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,82%, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,1% có tăng nhẹ so với năm 2008 song là mức thấp so với mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi.. Bảng 2.7: Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 67,918 67,918 83,544 Nợ quá hạn 1.210 1,02 1.788 1,19 4.026 2,1% Nợ xấu 4.044 3,22 3.018 2,01 5.568 2,82 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 - 2009 của BIDV). 2.1.2.4. Hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng hiện đại. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. Thu dịch vụ ròng của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm qua, năm 2009 mức thu dịch vụ ròng của toàn khối ngân hàng đạt 1.507 tỷ đồng, tăng 95 tỷ đồng (~ 8,9%) so với năm 2008. Với tốc độ tăng trưởng về thu dịch vụ ròng trong những năm gần đây, kể từ năm 2008, BIDV đã vươn lên đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại về thu dịch vụ ròng. Biểu đồ 2.6: Thu dịch vụ ròng của BIDV giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: Tỷ đồng 501 764 1507 1602 0 400 800 1200 1600 2000 2006 2007 2008 2009 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV) 2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.2.1. Qui trình cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp Hiện nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa ban hành qui trình cho vay áp dụng riêng đối với DNXL. Việc cho vay đối với DNXL vẫn được thực hiện theo qui trình cho vay chung của ngân hàng. Các bước cụ thể của qui trình bao gồm: Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn. Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng. Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay. Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng. 2.2.2. Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Việc cho vay căn cứ trên cơ sở hợp đồng xây lắp đã được ký kết giữa khách hàng và Chủ đầu tư, nguồn trả nợ ngân hàng thông thường là tiền được Chủ đầu tư thanh toán cho khách hàng theo giá trị công trình đã hoàn thành. Khi cho vay, ngân hàng phải xác định được vốn vay được đầu tư vào đối tượng cụ thể nào và xác định rõ nguồn vốn thanh toán của công trình về loại nguồn, số lượng, thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán. Sau khi cho vay phải theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, thanh toán để thu hồi nợ vay. Hiện BIDV đã xây dựng chính sách cho vay đối với lĩnh vực thi công xây lắp với một số nội dung chủ yếu sau: * Về mục đích cho vay Trong cho vay DNXL, nhu cầu vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (thường trên 70% tổng dư nợ cho vay DNXL). Đây cũng là một sản phẩm tín dụng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mục đích của sản phẩm này là đáp ứng kịp thời phần vốn thiếu hụt trong nhu cầu vốn ngắn hạn cho các nhà thầu tham gia thi công các công trình đã nhận thầu đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả công trình. Ngoài ra, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn vay trung dài hạn của DNXL để xây dựng trụ sở, đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công. * Về phương thức cho vay Căn cứ vào thời hạn cho vay thì hoạt động cho vay DNXL của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thực hiện dựa trên 2 hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp là các khoản vay để thanh toán cho các chi phí hợp pháp, hợp lệ cấu thành nên giá trị công trình mà thời hạn của mỗi khoản vay không quá 12 tháng. Do thời gian thi công, nghiệm thu, quyết toán và thanh toán của công trình thường kéo dài, vòng quay vốn lưu động của DNXL thường chậm hơn vòng quay vốn lưu động của những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Vì vậy thời gian vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp thường dài hơn thời gian vay của các lĩnh vực khác. Tuỳ theo mức độ quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng, quy mô và đặc điểm hoạt động của khách hàng, có thể thực hiện một trong hai phương thức cho vay sau: + Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng đối với khách hàng đáp ứng các điều kiện sau: . Xếp hạng A trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ . Khách hàng có quan hệ tín dụng tối đa với 03 tổ chức tín dụng . Doanh số chuyển tiền về tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh lớn hơn (>) 120% doanh số cho vay (thời gian đánh giá là 1 năm gần nhất). Việc giải ngân thông qua các hợp đồng tín dụng cụ thể được xem xét đến từng công trình, từng Hợp đồng thi công xây lắp. Chi nhánh phải tiến hành thẩm định hiệu quả, tính khả thi của từng Hợp đồng thi công xây lắp và thực hiện quản lý theo dõi cho vay đến từng Hợp đồng thi công xây lắp theo đúng quy định. + Cho vay theo món: Áp dụng đối với khách hàng vay vốn có quan hệ lần đầu; hoặc có quan hệ vay vốn không thường xuyên; hoặc các khách hàng thường xuyên nhưng không đáp ứng các điều kiện cho vay theo hạn mức . - Cho vay trung dài hạn: Được áp dụng đối với các nhu cầu vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên, thường được thực hiện dưới hình thức cho vay theo dự án. Mục đích là để xây dựng trụ sở, đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công. * Về đối tượng cho vay - Đối tượng cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp là những khoản vay trực tiếp liên quan và phục vụ cho doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng, thi công các công trình xây lắp. Các loại chi phí này bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu phục vụ thi công xây lắp: cát, đá sỏi, thuê xe vận chuyển, xi măng, sắt thép… + Chi phí nhân công: lương cán bộ công nhân viên, công nhân xây dựng, nhân công thuê ngoài… + Chi phí thuê thiết bị máy móc thi công, chi phí sửa chữa nhỏ thiết bị, công cụ phân bổ vào công trình. + Chi phí ban đầu triển khai thi công công trình: chi phí lán trại, chuyển quân, chuyển máy móc thiết bị… + Chi phí chung + Thanh toán B’(trong trường hợp doanh nghiệp làm tổng thầu và thanh toán theo Hợp đồng giao thầu cụ thể) + Các chi phí khác phục vụ thi công công trình xây lắp. - Đối tượng cho vay trung dài hạn phục vụ thi công xây lắp là những khoản vay trực tiếp liên quan và phục vụ cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, xây dựng trụ sở, nhà xưởng... như là chi phí mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, chi phí vận hành, chạy thử, chi phí xây dựng… * Về giới hạn cho vay Thực hiện theo Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN. Đối với các Chi nhánh: thực hiện theo văn bản uỷ nhiệm và giới hạn tín dụng theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Riêng cho vay ngắn hạn: Đối với mỗi công trình mà khách hàng vay vốn phục vụ thi công xây lắp, chi nhánh chỉ cho vay trong giới hạn kế hoạch nguồn vốn được bố trí hàng năm để bảo đảm khả năng thu hồi nợ đúng hạn. 2.2.2. Phân tích chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Về dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp Với bề dày truyền thống nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển, nguồn vốn của BIDV đã được đầu tư thông qua các chương trình lớn và nhiều lĩnh vực, công trình trọng điểm như ngành Điện lực, Bưu chính viễn thông, Dầu khí... Bằng sự lựa chọn và thẩm định các dự án BIDV đã góp phần đáng kể vào việc cho vay thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện đang có quan hệ tín dụng với hơn 36 Tập đoàn, Tổng Công ty và rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, trong đó có một số đơn vị có số dư nợ lớn như Tập đoàn Sông đà, Tổng công ty Xây dựng và Lắp máy, Tổng công xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam… Bảng 2.7-Tình hình dư nợ của DNXL giai đoạn 2007-2009 Đvt: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2009 của BIDV) Về mặt tuyệt đối tổng dư nợ cho vay DNXL có sự tăng trưởng hàng năm, trong đó dư nợ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ vay trung dài hạn. Như vậy, việc tăng trưởng dư nợ cho vay DNXL đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng phục vụ cho thi công, xây dựng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay DNXL có sự biến động theo chiều hướng ngược lại. Tính đến 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay DNXL là 41.601 tỷđ, chiếm 21,8% tổng dư nợ và giảm 1,8% so với năm 2008, giảm 3,1% so với 2007. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng DNXL giai đoạn 2007 - 2009 đạt thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của toàn ngân hàng. Tình hình trên phù hợp với chính sách của ngân hàng trong việc tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với DNXL nhằm đảm bảo an toàn vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng. Nếu như tổng dư nợ và tỷ trọng dư nợ vay cung cấp thông tin về qui mô cho vay đối với DNXL thì tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn sẽ cho thấy phần nào chất lượng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. - Nợ quá hạn của DNXL Bảng 2.8 - Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL giai đoạn 2007-2009 Đvt: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 31/12 2007 31/12/2008 31/12/2009 1 Dư nợ quá hạn chung 1.210 1.788 4.026 2 Tỷ lệ nợ quá hạn chung 1,02% 1,19% 2,1% 3 Dư nợ DNXL 31.273 35.263 41.601 4 Dư nợ quá hạn của DNXL 1.219 1.587 1.830 5 Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL 2,9% 3,5% 3,4% (Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV các năm 2003-2005) Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNXL luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của ngân hàng. Điều này cho thấy cho vay DNXL là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về mặt tuyệt đối, dư nợ quá hạn của DNXL liên tục tăng qua các năm, một số doanh nghiệp có số nợ quá hạn lớn có thể kể đến là các đơn vị thành viên Tổng Công ty xây dựng Miền Trung, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó phải kể đến tình hình tài chính của các DNXL ngày càng khó khăn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn, nhiều công trình thi công hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn thanh toán nên khách hàng không có nguồn trả nợ vay ngân hàng. Ngoài ra việc các chi nhánh không chấp hành nghiêm túc các văn bản, quy chế, quy trình của ngành, của BIDV, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát trong các khâu trước, trong và sau cho vay DNXL cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ngày càng gia tăng: ví dụ Chi nhánh Bắc Kạn cho vay công ty A có trụ sở tại Hà nội để thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khác: trong lúc Công ty đang có dư nợ quá hạn khó đòi tại chi nhánh Bắc Kạn nhưng vẫn được chi nhánh Lào Cai cho vay dự án đầu tư trung dài hạn, chi nhánh đã cho vay trước khi được TW phê duyệt. Ngoài ra cho vay chuyển vào tài khoản tiền gửi để công ty sử dụng, việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu cần quan tâm. Dư nợ của công ty tại Chi nhánh Lào Cai đến tháng 31/12/2009 là trên 40 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là trên 31 tỷ đồng được đánh giá là khó có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, tính về tỷ lệ tương đối, tốc độ gia tăng nợ quá hạn đối với DNXL vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ cho vay DNXL thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNXL trong năm 2009 giảm so với năm 2008. Điều này một phần do trong năm 2009, thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, nhiều công trình, dự án sử dụng từ nguồn ngân sách đã được khởi công xây dựng đã tạo nhiều cơ hội, công ăn việc làm cho các doanh nghiệp xây lắp, đồng thời nguồn vốn tạm ứng, thanh toán của các công trình xây lắp cũng kịp thời hơn. Bảng 2.9 - Phân loại Nợ quá hạn của DNXL theo thời gian ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn % Nợ quá hạn % Nợ quá hạn % NQH của DNXL 31.273 35.263 41.601 - NQH đến 180 ngày 17.826 57% 0 5.824 14% - NQH từ 181-360 ngày 2.815 9% 2.116 6% 7.904 19% - NQH trên 360 ngày 10.633 34% 33.147 94% 28.289 68% (Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV) Theo cơ cấu thời gian, Nợ quá hạn của BIDV được chia thành nợ quá hạn đến 180 ngày, nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày. Đối với những khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày, khả năng thu hồi là cao nếu Ngân hàng theo dõi sát dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khoản nợ quá hạn của DNXL trên 360 ngày, đây chủ yếu là những khoản nợ do năm trước chuyển sang, gây nguy cơ rủi ro mất vốn cao. - Nợ xấu của DNXL Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo phân loại nợ tại Điều 6 hoặc điều 7 QĐ 493 Phân loại nợ theo Điều 6 của quyết định này chỉ áp dụng đối với tổ chức tín dụng chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện. Nhóm nợ theo điều 6 QĐ 493 (được sửa đổi theo QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007) như sau:  a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:  - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;   - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.  b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:  - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;  - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);   - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.  c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:  - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;  - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;  - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;  - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.  d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:  - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;  - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;  - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;  - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.   đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:   - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;   - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;   - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;   - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;   - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Bảng 2.10 - Nhóm nợ Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Phân loại nhóm nợ Đặc trưng nhóm nợ AAA Nợ nhóm 1 Khoản nợ có khả năng thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn AA A BBB Nợ nhóm 2 Khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ BB B Nợ nhóm 3 Khoản nợ có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi CCC CC C Nợ nhóm 4 Khoản nợ có khả năng tổn thất cao D Nợ nhóm 5 Khoản nợ không có khả năng thu hồi, mất vốn (Nguồn: Quyết định 9365/QĐ-BIDV ngày 27/11/2006 của BIDV) Phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định này chỉ áp dụng đối với tổ chức tín dụng có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công việc phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và xếp nhóm nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN. Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, trên cơ sở kết quả xếp loại doanh nghiệp có được phân loại khách hàng vào các nhóm nợ phù hợp, được thể hiện qua Bảng 2.10. Theo cách phân loại nợ trên, nợ xấu của DNXL tại BIDV qua các năm cụ thể như sau: Bảng 2.11- Nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ xấu chung 4.044 3.018 5.568 Tỷ lệ Nợ xấu chung 3,22% 2,01% 2,82% Dư nợ DNXL 31.273 35.263 41.601 Nợ xấu của DNXL 1.595 1.798 1.997 Tỷ lệ Nợ xấu của DNXL 5,1% 5,1% 4,8% (Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV) Nợ xấu tại BIDV trung bình trong 3 năm qua là 2,68% so với tổng dư nợ, trong đó nợ xấu của các DNXL chiếm trung bình là 45% tổng số nợ xấu. Và tỷ lệ nợ xấu của DNXL/Tổng dư nợ DNXL trung bình trong 3 năm qua cao gấp 1,9 lần so với tỷ lệ nợ xấu chung tại BIDV. Nợ xấu đặc biệt cao ở các doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Lilama Hà Nội, Công ty đường bộ 230, Công ty cổ phần xây dựng công trình 246, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Nội, công ty xây lắp vật liệu xây dựng An Dương, công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 810, công ty công trình giao thông 128, công ty Cơ khí và Xây lắp số 7,.... - Lãi treo Trong những năm gần đây, lãi treo cho vay DNXL phát sinh lớn và ngày càng tăng: Năm 2009 lãi treo tại BIDV là 145 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng so với năm 2008 và tăng 44 tỷ đồng so với năm 2007 ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. So sánh tỷ trọng lãi treo/dư nợ trong cho vay DNXL với tỷ trọng này trong cho vay các ngành nghề khác của ngân hàng thì tỷ trọng lãi treo/dư nợ cho vay DNXL cao hơn nhiều. Điều này cho thấy chất lượng cho vay DNXL chưa cao. - Về tình hình bảo đảm tiền vay đối với DNXL: Tài sản bảo đảm không phải là căn cứ để quyết định cho vay nhưng nó là công cụ để giúp ngân hàng giảm được tổn thất nếu rủi ro xảy ra và gắn trách nhiệm của người vay trong việc trả nợ ngân hàng. Bảng 2.12- Tỷ lệ dư nợ DNXL có tài sản bảo đảm giai đoạn 2007-2009 STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ 70,7% 70.12% 71.2% 2 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ DNXL 59% 64% 66% (Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV) Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm của DNXL luôn thấp hơn tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chung của ngân hàng. Nhìn chung, các DNXL có tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp/tổng tài sản. Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, lợi nhuận đạt được hàng năm thấp thì việc đầu tư, trang bị thêm tài sản cố định sẽ bị hạn chế. Trên thực tế, đối với DNXL, ngoài việc áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cố định thường áp dụng bảo đảm bằng cầm cố quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hoàn thành. Tuy nhiên việc này đôi khi cũng gặp khó khăn do các chủ đầu tư không chấp nhận xác nhận quyền trên theo mẫu của ngân hàng. Trong khi tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay DNXL luôn lớn hơn so với tỷ lệ này của chung ngân hàng thì tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm lại thấp hơn nhiều. Điều này cũng cho thấy cho vay DNXL tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho vay các loại hình doanh nghiệp khác. - Tỷ số giữa dự phòng rủi ro tín dụng của DNXL so với tổng dư nợ cho vay DNXL Tại BIDV việc trích lập và duy trì dự phòng chung được trích theo các nhóm nợ phân loại theo Điều 7 QĐ 493. Dự phòng cụ thể được trích như sau: tỷ lệ dự phòng được trích lập theo các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Tỷ lệ DPRRTD của DNXL/Tổng dư nợ DNXL mặc dù đã có xu hướng giảm dần qua các năm tuy nhiên vẫn ở mức cao so với tỷ lệ DPRRTD chung/Tổng dư nợ của BIDV. Bảng 2.13- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNXL STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1  DPRR tín dụng chung 3.398 2.554 784 2 Tỷ lệ DPRRTD chung/Tổng dư nợ 2,7 1,7 0,4 3 DPRR tín dụng của DNXL 1.531 1.122 331  4 Tỷ lệ DPRRTD của DNXL/Tổng dư nợ DNXL 4,9 3,2 0,8% (Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV) - Lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNXL/ tổng lợi nhuận chung Bảng 2.14- Quy mô lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL (Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV các năm 2007-2009) Đối với hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay nói chung cũng như đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động đem lại thu nhập chính. Trong hoạt động cho vay đối với DNXL, thu nhập chủ yếu là từ lãi vay, thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tỷ trọng thu nhập từ cho vay đối với DNXL chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại giảm xuống trong năm 2009. Sự vận động này phù hợp với chính sách tín dụng hiện nay và trong thời gian tới của BIDV là tăng cường kiểm soát đối với hoạt động cho vay DNXL. Nếu như trước đây, BIDV được biết đến như một ngân hàng chuyên cho vay xây lắp, cho vay phục vụ đầu tư phát triển thì nay hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được đẩy mạnh sang cho vay các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ, kinh doanh chế biến nông sản, thuỷ sản xuất khẩu…Vì vậy trong tương lai, thu nhập từ cho vay DNXL của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ chỉ chiếm một tỷ trọng nhất định trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Ngân hàng không coi trọng nâng cao chất lượng cho vay đối với DNXL. Việc kiểm soát nhằm hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro trong cho vay -đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn là việc làm hết sức cần thiết bởi vì đây là một trong những lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro và nguy cơ mất vốn đối với ngân hàng nhất. 2.3. Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.3.1. Những kết quả đạt được Hoạt động cho vay là hoạt động đem lại thu nhập chính cho các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất đối với ngân hàng. Mặc dù hiện nay cũng còn không ít những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho vay DNXL, nhưng với sự cố gắng không ngừng và quyết tâm cao của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động cho va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng NHĐT&PT (BIDV).DOC
Tài liệu liên quan