Luận văn Chiến tranh và con người trong hai tiểu thuyết mùa hè giá buốt và phượng hoàng của Văn Lê

LỜI CẢM ƠN.

MỞ ĐẦU . 5

1. Lý do chọn đề tài . 5

2. Lịch sử vấn đề. 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 12

3.1. Đối tượng nghiên cứu . 12

3.2. Phạm vi nghiên cứu . 12

4. Phương pháp nghiên cứu . 12

5. Đóng góp của luận văn . 12

6. Cấu trúc luận văn. 14

Chương 1:VĂN LÊ VÀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONGTIỂU THUYẾT VIỆT

NAM SAU 1975.15

1.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975. 15

1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và những yêu cầu cần đổi mới văn học sau

1975 15

1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử và xã hội . 15

1.1.1.2. Nhu cầu đổi mới lối viết của nhà văn. 19

1.1.2. Một số khuynh hướng viết về chiến tranh trong tiểu thyết Việt Nam

sau 1975 . 21

1.1.2.1. Khuynh hướng thể hiện con người bị chấn thương và những số

phận bi kịch. 21

1.1.2.2. Khuynh hướng khám phá người anh hùng lưỡng diện. 22

1.1.2.3. Khuynh hướng thể hiện con người đời thường và những vấn đề

thế sự. 24

1.1.3. Những tác giả tiêu biểu cho đề tài viết về chiến tranh Việt Nam sau

1975

pdf35 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến tranh và con người trong hai tiểu thuyết mùa hè giá buốt và phượng hoàng của Văn Lê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt truyện và số phận các nhân vật. Chính sự kỹ lưỡng trong văn phong, sức tươi trẻ của chất liệt sống, sự mới mẻ và đa dạng trong ý tưởng của tác phẩm đã chiếm được tình cảm của người đọc, sự đồng thuận tuyệt đối của Hội đồng chung khảo, và cùng thời gian vẫn tiếp tục lan tỏa trong bạn đọc” [98]. Như vậy, đổi mới nghệ thuật và tìm ra hướng đi riêng cho tác phẩm của mình không phải cái đích mà Văn Lê muốn hướng đến. Ông khai thác đề tài chiến tranh ở chiều sâu, ở việc phản ánh chân thật về cuộc chiến, về một thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước anh dũng. Ông tìm đến tận cùng nguồn gốc của sức mạnh dân tộc, bản chất của người lính. Đó chính là những yếu tố làm nên nét riêng của Văn Lê. Nhà báo Đậu Dung trong bài viết Nhà văn Văn Lê: Huyền thoại luôn bắt đầu từ sự thật được đăng tải trên báo Công an Nhân dân, số ra ngày 28 tháng 07 năm 2015, ông có nhận xét về hai tác phẩm viết về chiến tranh Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê: “Với 564 trang văn Mùa hè giá buốt được viết ra từ chính ký ức của ông. Ở đó, có những mảnh hiện thực khắc nghiệt, xót xa, có lằn ranh giữa sống và chết. Và ở đó có một mùa hè giá buốt cả tâm hồn với những người còn sống hoặc đã hi sinh. Cuốn sách như một cách nhìn lại lịch sử. Cũng viết về chiến tranh giai đoạn này nhưng tiểu thuyết Phượng hoàng của nhà văn Văn Lê lại xoáy vào một vấn đề then chốt, đó là phẩm hạnh. Nó như một thước đo cho thành hoặc bại của cuộc chiến. Chiến dịch Phượng hoàng của địch đánh vào tất cả mọi phương diện, xé nát mọi mối quan hệ giữa người với người, với dòng tộc, người dân với cách mạng, đặc biệt làm cho con người từ chỗ nghi kị, 11 không tin nhau đến giết nhau. Chiến dịch đánh phá dài hạn ấy, là cuộc đụng độ, đối đầu của những bộ óc. Và trong những ngày hè đỏ lửa đó, chính phẩm hạnh được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác đã làm nên sức mạnh to lớn dẫn đến thắng lợi của cuộc chiến. Cuốn tiểu thuyết còn là những trang văn mơ mộng, là lời tuyên thệ đẹp đẽ nhất về tình yêu. Trong thời khắc trước khi trở thành hương linh nhẹ nhàng thoát khỏi cơ thể rách nát bay về chốn thăm thẳm, diệu vợi, người đại đội trưởng chỉ kịp bày tỏ tình cảm dồn nén bấy lâu của mình với người con gái mà anh yêu. Và anh an lòng vì đã “làm được một điều hệ trọng nhất của cuộc đời”, “anh tự hiểu rằng mình đã hoàn thành xong công việc của người đàn ông và giờ đây chỉ còn chờ đợi cái khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống”. Những riêng chung hòa vào nhau đó đã làm thức dậy cả một mùa hè huyền thoại” [107]. Qua nhận xét của Đậu Dung, có thể thấy vẫn là mảng đề tài chiến tranh quen thuộc mà Văn Lê khai thác, nét khác của Văn Lê ở tiểu thuyết Phượng hoàng chính là việc nhà văn đi sâu vào khai thác, khám phá và lí giải vì sao, vì lí do gì ta có thể chiến thắng được kẻ thù hùng mạnh như đế quốc Mỹ? Đó chính là phẩm hạnh của con người. Qua những ý kiến tổng hợp ở trên, có thể thấy cuốn tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê đã nhận được những lời khen gợi và đã được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Đặc biệt, khi đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tiểu thuyết Mùa hè giá buốt các tác giả đều có sự thống nhất khi khẳng định giá trị hiện thực chân thực, sâu sắc của tiểu thuyết được tái hiện trên nền một tiểu thuyết truyền thống. Cách tân không phải là mục đích của nhà văn hướng tới nhưng chính cách nghĩ, cách thể hiện về chiến tranh của ông đã mang tính cách tân và đưa lại cho người đọc sức hấp dẫn. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, thông qua luận văn Chiến tranh và con người trong hai tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê, người viết mong muốn có thể khảo sát và phân tích 12 cụ thể, toàn diện hơn chiến tranh và con người được tái hiện trong hai tiểu thuyết của Văn Lê. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Văn Lê thành công với nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim tài liệu, phim điện ảnh Tuy nhiên, đối tượng của luận văn này là thông qua hai cuốn tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu về cách thể hiện con người và chiến tranh của ông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ mở rông phạm vi nghiên cứu qua việc so sánh Văn Lê với một số tác giả khác viết về chiến tranh như Chu Lai, Nguyễn Trọng Oánh, Bảo Ninh 4. Phương pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: với phương pháp này, chúng tôi sẽ chia nhỏ tác phẩm, đi sâu vào phân tích để thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật. - Phương pháp liên ngành: lịch sử, văn hóa học, nghệ thuật học được dùng để tiếp cận, nhằm nhận thức, tìm hiểu và khai thác đối tượng. - Phương pháp so sánh: để thấy được đặc sắc của Văn Lê trong tương quan với các tác giả cùng đề tài 5. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài Chiến tranh và con người trong hai tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê, chúng tôi muốn làm sáng tỏ giá trị nhân đạo trong nội dung của các tiểu thuyết, thấy được sức mạnh của tình yêu trong chiến tranh, sự gắn bó của người lính với làng quê, với văn hóa tâm linh; những chiêm 13 nghiệm, suy tư về thân phận con người của một nhà văn gắn bó với đề tài chiến tranh. Chúng tôi hy vọng luận văn ít nhiều sẽ cung cấp cho độc giả thấy được những đóng góp của Văn Lê cho đề tài chiến tranh - hiện thực và con người - trong nền văn học cách mạng Việt Nam sau 1975. Về nghệ thuật, luận văn chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê trong cách xây dựng hệ thống nhân vật đa dạng; kết cấu “kép” lạ và độc đáo, bút pháp đan xen hữu thức và vô thức, đan xen thực tế chiến tranh khốc liệt và thế giới tâm linh huyền bí; ngôn từ tiểu thuyết đầy chất thơ. Ngoài ra, chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần thấy được phong cách riêng của Văn Lê trên văn đàn và chất nhân văn làm nên giá trị trong các tác phẩm của Văn Lê. Bổ sung thêm nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu văn học viết về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng sau 1975. 14 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương chính: Chương 1: Văn Lê và đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Chương 2: Hiện thực chiến tranh và chân dung con người trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê Chương 3: Nghệ thuật thể hiện bức tranh cuộc chiến và chân dung con người trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê 15 Chương 1 VĂN LÊ VÀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 1.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và những yêu cầu cần đổi mới văn học sau 1975 1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử và xã hội Sau năm 1975, bước vào thời kì hòa bình, đất nước phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức. Nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu bị chiến tranh tàn phá càng trở nên thê thảm hơn. Cơ chế quan liêu bao cấp với nhiều bất cập, trì trệ đã bộc lộ những nhược điểm: không kích thích sáng tạo lao động sản xuất cho nên kìm hãm sự phát triển của xã hội, bộ máy hành chính nặng nề, quan liêu, công tác quản lí yếu kém, chưa có kinh nghiệm, sự cấm vận của Mỹ....khiến cho đời sống nhân dân thêm khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình chính trị còn nhiều bất ổn. Đảng phải giải quyết những xung đột về giai cấp, ý thức hệ, vừa phải chống lại âm mưu chống phá của bọn Pon Pot và nước láng giềng Trung Quốc. Cuộc sống sau chiến tranh quả là không kém phần gai góc, phức tạp, đúng như Nguyễn Khải cảm nhận: “Chiến tranh ồn ào náo động mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hòa bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong”. Trước sự khủng hoảng trầm trọng, sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống của thời kì hậu chiến, đổi mới trở thành con đường lựa chọn khẩn thiết, “là vấn đề có ý nghĩa sống còn” của đất nước. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được chính thức mở ra từ năm 1986, trong đó Đảng chủ trương xóa bỏ nền kinh tế quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường. Làn gió mới và cơ chế thị trường đã thực sự tạo ra không khí dân chủ, sôi nổi, hồ hởi, phấn khởi trong cả nước. Tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều có sự 16 chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng. Nhờ vào sự đổi mới mà nền kinh tế nước ta thoát khỏi sự khủng hoảng và từng bước được phục hồi khiến cho đời sống nhân dân ngày càng ổn định, nâng cao, có điều kiện quan tâm đến nhu cầu riêng tư của con người. Với phương châm đổi mới tư duy, “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật” của Đảng đã đem đến đời sống dân chủ, cởi “trói” con người khỏi những định hướng khắt khe, nghiêm ngặt của thời kì trước, cho phép “tiếp cận tối đa với những sự thật của cuộc đời ở dạng nguyên khởi, chất phác, mộc mạc, không chau chuốt trang trí, tô điểm” (Ma Văn Kháng). Tinh thần mở cửa của thời đại mới đã tạo điều kiện cho con người tiếp cận các vấn đề hiện thực đời sống khách quan, đa chiều, công bằng hơn. Nhiều vấn đề thuộc về cuộc chiến tranh đã qua cũng được nhìn nhận lại, bớt cực đoan, duy lí. Con người hôm nay nhận thức về cuộc chiến ở cả niềm tự hào về chiến thắng và sức mạnh dân tộc, và cả cái giá đắt đỏ đã phải trả để có được nó. Xu thế mở của, hội nhập quốc tế, hợp tác cùng phát triển bền vững đã góp phần xoa dịu mối hận thù dân tộc, giai cấp, giúp con người một thời ở hai chiến tuyến đối địch xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu lẫn nhau. Đường lối đổi mới được thông qua là tiền đề quan trọng, thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ của nền văn học, tạo ra luồng sinh khí mới đưa văn học tới những bứt phá trong sự phát triển. Trong văn học, đánh dấu cho sự đổi mới tư tưởng trong đội ngũ văn nghệ sĩ bắt đầu từ cuối năm 1987 là cuộc gặp gỡ với đại diện giới văn nghệ sĩ của tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị. Theo đó, văn học sẽ phát triển trên tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật, khuyến khích tìm tòi, thử nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật, giúp các văn nghệ sĩ vượt qua những e ngại, rụt rè, lo sợ sự kiểm duyệt, sợ cả những cái “thường lơ lửng đâu đó trong không trung”, tự tin nói thẳng, nói thật những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về các vấn đề gai góc của cuộc sống, mạnh dạn bứt phá, thử nghiệm những tìm tòi, sáng tạo, những cách thức thể hiện mới. Các vấn đề về vai trò, chức năng của văn học cũng được xem xét, 17 điều chỉnh, diễn đạt lại. Có thể nói, làn sóng đổi mới ngoài xã hội, nhu cầu đổi mới trong ý thức của người cầm bút làm sôi động bầu không khí sáng tác, đưa văn học thoát khỏi thời kì bế tắc, khủng hoảng, bổ khuyết “khoảng chân không” của văn học thời kì hậu chiến. Trong bối cảnh đó, văn học viết về chiến tranh nói chung, tiểu thuyết nói riêng cũng có sự chuyển động tích cực, tự làm mới mình để phù hợp với yêu cầu của thời đại và thị hiếu mới của công chúng. Ngoài ra, cũng nhờ có chính sách cởi mở và đúng đắn mà việc tiếp nhận, giao lưu văn hóa, văn học thế giới trở nên sôi nổi, cũng đã có những tác động tích cực đến các nhà văn Việt Nam. Họ có điều kiện nắm bắt xu hướng chung của văn học thế giới khi khai thác đề tài chiến tranh, điều này đã tạo nên sự thay đổi trong diễn ngôn về chiến tranh trong tiểu thuyết. Chiến tranh được tái hiện trong tiểu thuyết không chỉ nhằm mô phỏng quan điểm chính trị của một thể chế, giai cấp, ý thức hệ hoặc tung hô lực lượng chiến thắng, mà nó còn thể hiện như là diễn ngôn về thân phận con người, diễn ngôn chấn thương, diễn ngôn về văn hóa... Học tập kinh nghiệm từ những tác phẩm văn học xuất sắc của thế giới viết về chiến tranh, các nhà văn Việt Nam đã khắc phục cái nhìn thiên kiến, thô kệch khi đánh giá về con người. Con người trong văn học sau 1975 viết về chiến tranh được soi xét lại trong cái nhìn đa chiều, có sự gặp gỡ với mẫu hình chung của con người trong văn học hiện đại thế giới. Các tiểu thuyết lớn của văn học thế giới còn đem đến cho các nhà văn Việt Nam những gợi ý quan trọng về cách thức thể hiện. Những kinh nghiệm của dòng ý thức, độc thoại nội tâm, sự linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật, thủ pháp kì ảo...ở nhiều tiểu thuyết viết về chiến tranh như: Nỗi buồn chiến tranh, Chim én bay, Những bức tường lửa, Ăn mày dĩ vãng, Mùa hè giá buốt, Thượng Đức...đã đem lại cho mảng tiểu thuyết này những sắc diện mới. Việc khám phá con người bên trong cũng như tiếp cận hiện thực đã mở ra những chiều kích mới trong tâm thế sáng tạo của người cầm bút. 18 Sự đổi mới trong văn học đã tạo ra sự đổi mới trong nhận thức và quan niệm của con người với những nhu cầu và thị hiếu khác trước. Công chúng tiếp nhận văn học hôm nay không còn “thuần chủng” như thời kì trước. Độc giả của tiểu thuyết viết về vấn đề chiến tranh không chỉ là những người đã từng trải nghiệm cuộc sống chiến tranh. Phần đông họ được sinh ra sau 1975, trong đó đông đảo, nhạy cảm nhất là những độc giả thuộc thế hệ 8X, 9X – những người được sinh ra ở thời bình của đất nước chính vì thế chiến tranh. Tiểu thuyết viết về chiến tranh không tạo ra sức hấp dẫn như là những tác phẩm viết về các vấn đề của cuộc sống hiện tại của họ như hôn nhân, tình yêu... Ngoài ra, còn phải kể đến những dòng tiểu thuyết mang đậm tính chất thương mại, giải trí. Giai đoạn văn học 1945 – 1975 lúc trước chưa tạo ra được mối quan hệ bình đẳng giữa độc giả với nhà văn và tác phẩm. Vì vậy, người đọc dễ dàng đồng tình với quan điểm của nhà văn, ít có nhu cầu đối thoại. Hoàn cảnh “thông diễn” mới của thời kỳ sau hòa bình đã tạo nên vị thế dân chủ cho công chúng tiếp nhận văn học. Họ có nhận thức riêng, quan điểm của riêng mình về những điều mà họ biết và mục đích tìm đến văn học của con người ngày nay không giống nhau, có người tìm đến tác phẩm văn học do nhiệm vụ nghiên cứu, có người lại muốn có thêm sự hiểu biết về đời sống quanh mình, có người lại tìm đến văn học đơn giản chỉ để thư giãn và giải trí. Sau chiến tranh, độc giả có điều kiện tìm hiểu về cuộc chiến tranh của dân tộc từ nhiều kênh thông tin khác nhau, ví dụ như: qua những tư liệu lịch sử của ta, tài liệu mật của đối phương, những cuốn nhật kí, hồi kí, thư từ của các cựu quân nhân hai bên... cho nên, sự hiểu biết của họ về chiến tranh, quan niệm và cách nhìn về chiến tranh cũng không còn giống trước. Mặt khác, sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin, các tài liệu ở thư viện đều được số hóa, các tiểu thuyết nổi tiếng viết về chiến tranh cũng được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam. Trong điều kiện sống hiện nay, độc giả có ít thời gian để đọc tiểu thuyết nhiều tập hoặc tiểu thuyết 19 dày. Tất cả những điều này đã tạo ra sự thay đổi trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học viết về vấn đề chiến tranh. Như vậy, sự chuyển đổi hình thái xã hội đã tạo nên sự chuyển động, thay đổi trên nhiều phương diện của văn học, trong đó có công chúng tiếp nhận. Nhu cầu, thị hiếu, mục đích hướng đến văn học của công chúng tiếp nhận hôm nay đã có nhiều điểm khác biệt so với trước. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển văn học. 1.1.1.2. Nhu cầu đổi mới lối viết của nhà văn Nếu như trước đây trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, ưu tiên cho mục tiêu giải phóng dân tộc, các nhà văn tự giác lao động hết mình với vai trò chiến sĩ – nghệ sĩ. Với mục đích nhằm tuyên truyền, cổ vũ nhân dân trong chiến đấu, văn học lúc này hướng đến những đề tài lớn, mang tính thời sự. Tuy nhiên, sau năm 1986, đổi mới đã trở thành một nhu cầu của toàn xã hội, cả ở khâu tiếp nhận, ở chính bản thân văn học thì nhu cầu đổi mới chính người cầm bút trở thành sự sống còn. Cảm hứng sự thật trở thành cảm hứng đổi mới đầu tiên. Dân dần, những trải nghiệm cá nhân về chiến trận, những đau thương, hy sinh và mất mát, và những suy ngẫm mới của mình về chiến tranh đã được các nhà văn không né tránh và còn đạt ở những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhà văn Chu Lai – bản thân là người có nhiều trăn trở, cảm xúc, khi được thể hiện đúng mong ước bấy lâu của mình: “Bằng những kiểm nghiệm bản thân, tôi hiểu ra rằng chiến tranh quả thật không vui vẻ gì, đối với bất cứ dân tộc nào, dù là tự vệ hay xâm lược, chiến tranh đều mang ý nghĩa bi kịch” [55]. Còn với nhà văn Khuất Quang Thuỵ thì chiến tranh hoàn toàn “không phải trò đùa”. Và chính các nhà văn quân đội là những người đi tiên phong trong việc “nhận thức lại” cách nhìn và đổi mới trong cách viết. Nói tới khuynh hướng tái nhận thức về chiến tranh không có nghĩa là nhìn nhận lại về cuộc chiến tranh yêu nước của dân tộc ta suốt hơn 30 năm, xóa nhòa ranh giới phân biệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, ta và địch, thắng và thua Nhận 20 thức lại ở đây là nói tới một cách nhìn mới, toàn diện hơn về chiến tranh của nhà văn sau khi đã có “độ lùi cần thiết” là khoảng thời gian vài chục năm và có điều kiện đánh giá khách quan hơn theo chủ trương đổi mới của Đảng để sáng tạo nên những tác phẩm vừa chân thực vừa hấp dẫn người đọc. Với thể loại tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh và con người trong văn xuôi thời kì đổi mới, chúng ta có thể ghi nhận một số thành công đáng chú ý cả về nội dung lẫn nghệ thuật của một số nhà văn như: Thời xa vắng (Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Bến không chồng (Dương Hướng) Bên cạnh những cảm hứng sáng tác mới mẻ, có nhiều nhà văn còn được chú ý tìm tòi đổi mới cách viết tiểu thuyết theo hướng hiện đại như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranhỞ thời kỳ mới, các nhà văn đã có cái nhìn đầy đủ và bao dung hơn về chiến tranh. Trong bài viết Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, tác giả Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Bảo Ninh không miêu tả cuộc chiến tranh ở mặt trước của tấm huy chương. Không phải nhà văn có ý định “giải thiêng” cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc mà anh muốn nhìn phía khác, phía những người lính đã chịu bao nhiêu mất mát hi sinh. Đó cũng là một phần làm nên sự vĩ đại của dân tộc” [82, tr. 400]. Có thể thấy rằng cốt lõi của quá trình đổi mới nằm ở việc các cây bút đã có nhận thức đúng đắn về bản chất thẩm mỹ của văn học, về sứ mệnh cao cả của những người viết sử bằng văn, và cả ở việc nhận thức văn chương cũng là một nghề, một nghiệp. Cuộc kháng chiến suốt 30 năm ở thế kỉ XX là một sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, bởi vậy, viết về cuộc chiến tranh này cũng là viết về một đề tài lịch sử. Điều này đặt ra cho các nhà văn sau 1975 những khó khăn nhất định khi muốn đổi mới phải vươt qua được sự trì níu của truyền thống, những tính cách đã được định hình cả ngàn năm trong tư tưởng cộng đồng, những luật lệ trong xã hội đã thuộc về bản sắc. Không phải ai cũng dám bứt phá và bứt phá thành công. Nhưng, dù sao nhu cầu đổi mới, được là chính mình của mỗi nhà văn cũng đã góp phần thúc đẩy 21 văn học viết về chiến tranh nói chung, tiểu thuyết nói riêng, vận động phát triển, trở nên hấp dẫn hơn, mới mẻ hơn trong cách nhìn về lịch sử. Ý thức sáng tạo vừa tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn truyền thống dân tộc, vừa hội nhập với văn học thế giới ngày nay. 1.1.2. Một số khuynh hướng viết về chiến tranh trong tiểu thyết Việt Nam sau 1975 1.1.2.1. Khuynh hướng thể hiện con người bị chấn thương và những số phận bi kịch Nếu như trước năm 1975, cảm hứng anh hùng là cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết chiến tranh thì sau 1975, cái bi và cảm hứng bi kịch dần trở thành chủ đạo. Từ tâm thế ra trận như “đi hội mùa xuân” đến cảm nhận “chiến tranh là nước mắt”, viết về chiến tranh “quan trọng nhất là làm nên được nỗi đau của nhân vật” là cả một hành trình vận động của văn học. Viết về nỗi đau, viết về bi kịch cá nhân để tố cáo chiến tranh, nhận chân giá trị chiến thắng, để tri ân đồng bào, đồng chí, để trân trọng sự sống, trân trọng hòa bình là tâm niệm của không ít nhà văn. Con người bị chấn thương ngày càng xuất hiện nhiều và trở thành kiểu nhân vật mới của tiểu thuyết về chiến tranh. Để lại dấu ấn sâu sắc hơn là số phận những người lính bị chấn thương, hoặc bị chứng kiến, hoặc buộc phải trải qua sự hủy diệt của bạo lực phi nhân (Ví dụ như trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê, những người lính nói chung, họ luôn bị ám ảnh trong tâm trí của mình sau mỗi trận đánh họ đi thu lượm xác đồng đội để chôn). Đến khi hòa bình, tiếp tục bị “hội chứng chiến tranh” hành hạ, nhiều người không tìm được trạng thái cân bằng, không hòa nhập được vào hiện tại, trở thành “lạc thời” và thường rơi vào bi kịch bế tắc. Theo chúng tôi, cách thể hiện nhân vật bị chấn thương của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh và của Chu Lai trong Ăn mày dĩ vãng là ám ảnh hơn cả. Chiến tranh đã đi qua nhưng nhiều phụ nữ không thể tìm thấy được tình yêu và một mái ấm gia đình. Đó là một bi kịch lớn nhất của người phụ nữ ở thời binh lửa. 22 Họ là Thu (Nước mắt đỏ), Quy (Chim én bay), Ba Sương (Ăn mày dĩ vãng), Phương, Hiền (Nỗi buồn chiến tranh)... Đi sâu vào số phận bất hạnh của con người tức là văn học đã cân đo chiến tranh bằng cái cân nhân tính. Tuy viết về bi kịch, về mất mát, đau thương nhưng nhà văn không bao giờ mất niềm tin ở con người, họ vẫn nhìn ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những người biết gắng gói chắt chiu từng “giọt” nhân tính giữa môi trường bạo lực phi nhân. Đó chính là chiều sâu nhân đạo mà một số tiểu thuyết đạt được. Ngoài ra, sau 1975, người viết quan tâm đến những mảng hiện thực còn khuất lấp, hiện thực trong lòng người, hiện thực “của riêng anh”. Nhìn từ số phận cá nhân, chiến tranh là sự bất thường, phi lí, khốc liệt, nó để lại những di chứng nặng nề và thường đồng nghĩa với tai họa, nỗi buồn, chết chóc, đói khổ, sự hủy diệt tình yêu...đó là những điều phi lí nhất mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống con người. Không né tránh hiện thực ấy, nhà văn đã đem đến cái nhìn toàn diện hơn về một chặng lịch sử hào hùng nhưng cũng đầy bi thương của dân tộc. Tính chất khốc liệt của chiến tranh đã được nói tới trong văn chương sau 1975, song trước những năm 90, chưa tác phẩm nào có mức độ thể hiện như Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng hay trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốt được xây dựng từ những dữ liệu lịch sử của nhà văn Văn Lê. Đây là những tác phẩm gây shock với người đọc bằng những trang văn “đầy giẫy tử thi” và “ngập ngụa máu”. Tiếp cận hiện thực này, dù chỉ trên trang giấy, tâm hồn người đọc vẫn bị chấn động mạnh bởi niềm xót xa, thương cảm. Nhìn chiến tranh từ số phận con người, nỗi buồn đã trở thành âm hưởng xuyên suốt nhiều tác phẩm. 1.1.2.2. Khuynh hướng khám phá người anh hùng lưỡng diện Sau 1975, trong bộ phận tiểu thuyết về chiến tranh, các tác phẩm thuộc về thể tài lịch sử dân tộc chiếm vị trí quan trọng. Nhân vật anh hùng lưỡng diện đã trở thành kiểu nhân vật trung tâm. Họ có thể là nhân vật bất toàn như Lưu Dương - Tư Thiên, Phạm Xuân Ban trong Bức tường lửa (Khuất Quang Thụy), hoặc là người 23 anh hùng có đời sống nội tâm không đơn giản như Vũ ngọc Nhạ trong Ông cố vấn - Hồ sơ một điệp viên (Hữu Mai), hay Nguyễn Sĩ Việt trong Mùa hè giá buốt (Văn Lê). Kiểu nhân vật anh hùng lưỡng diện góp phần quan trọng trong sự đổi mới tiểu thuyết sử thi. Khi nhân vật sử thi anh hùng truyền thống được thay thế bằng người anh hùng lưỡng diện, hiện thực chiến tranh cũng được soi chiếu từ những chiều kích khác nhau. Bên cạnh cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, nhiều tiểu thuyết sử thi còn có những cảm hứng nghệ thuật khác như: cảm hứng bi tráng, cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân bản... Ngoài ra, khi khám phá người anh hùng lưỡng diện còn là sự thay đổi quan niệm về người anh hùng với cái nhìn công bằng hơn về những người bên kia chiến tuyến. Trong Ông cố vấn – Hồ sơ một điệp viên, Hữu Mai thấy được cả phần xấu xa lẫn phần nhân tính ở những nhân vật kẻ thù có thật. Ở một số tiểu thuyết sử thi ra đời vào đầu thế kỉ XXI, bên cạnh những mặt xấu, nhiều nhân vật của phía bên kia được khắc họa như những kẻ mưu lược, có lí tưởng và dám chết cho lí tưởng mà họ lựa chọn. Trong quan hệ đời thường, họ cũng là người chồng, người cha rất mực thương yêu vợ con. Nhìn chung loại nhân vật này vừa được thể hiện ở góc độ đời tư, đôi khi nhà văn còn dành nhiều công sức hơn cho việc miêu tả đời tư của nhân vật. Ví dụ như nhân vật Nguyễn Quốc Hùng trong Thượng Đức rất tiêu biểu cho những đổi mới trong việc nhìn nhận con người từ chiến tuyến đối lập. Xét về quan điểm giai cấp và chính trị, họ là kẻ thù nhưng từ phương diện số phận cá nhân, họ là những kẻ bất hạnh. Qua đó, có lẽ một số nhà văn muốn thể hiện thông điệp: chiến tranh là bi kịch chung của toàn dân tộc, dù thế nào thì người lính phía bên kia vẫn là những con dân Việt Nam. Họ không chủ động chọn con đường này nhưng lịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004664_901_2003220.pdf
Tài liệu liên quan