Luận văn Chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp (nghiên cứu trường hợp huyện Bình giang, tỉnh Hải dương)

LỜI CẢM ƠN. 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. 7

PHẦN MỞ ĐẦU. 8

1. Lý do chọn đề tài.8

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .9

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .12

4. Phạm vi nghiên cứu .12

5. Mẫu khảo sát .12

6. Câu hỏi nghiên cứu .13

7. Giả thuyết nghiên cứu .13

8. Phương pháp nghiên cứu .13

9. Kết cấu của Luận văn.14

CHưƠNG 1. . 15

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH. 15

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ XANH CHO NÔNG DÂN. 15

ĐỂ CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP. 15

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách.15

1.1.1. Khái niệm chính sách. 15

1.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ . 19

1.2. Chuyển giao công nghệ xanh .21

pdf25 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp (nghiên cứu trường hợp huyện Bình giang, tỉnh Hải dương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3. ...................................................... Error! Bookmark not defined. HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH........................ Error! Bookmark not defined. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ XANH CHO NÔNG DÂNError! Bookmark not defined. ĐỂ CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆPError! Bookmark not defined. TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƢƠNGError! Bookmark not defined. 3.1. Tổng quan về chính sách chế biến phụ phẩm nông nghiệp tại tỉnh Hải Dƣơng Error! Bookmark not defined. 3.2. Chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm trồng trọt ............................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Sự cần thiết phải hình thành chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm trồng trọtError! Bookmark not defined. 3.2.2. Mục tiêu và phƣơng tiện của chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm trồng trọtError! Bookmark not defined. 5 3.2.3. Quy trình thực hiện chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm trồng trọtError! Bookmark not defined. 3.2.4. Đánh giá tác động của chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm trồng trọtError! Bookmark not defined. 3.3. Chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm chăn nuôi ............................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Hình thành chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm chăn nuôi ............. Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Mô hình chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm chăn nuôi ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Mô hình thực nghiệm sử dụng phân hữu cơ vi sinh Fitohoocmon đƣợc sản xuất từ công nghệ đƣợc chuyển giao trên cây lúa ....... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Đánh giá tác động của chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm chăn nuôiError! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 3 .............................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 23 6 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ trì và PGS.TS. Trần Văn Hải, Chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư “Nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ của Australia, đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, đã cho phép tôi sử dụng tài liệu của nhiệm vụ để hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo/Cô giáo trong và ngoài Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia giảng dạy Lớp cao học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ 2013, đặc biệt là PGS.TS. Vũ Cao Đàm, người đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức và kỹ năng thực sự cần thiết, hữu ích cho quá trình học tập cũng như công tác của tôi hiện tại và trong tương lai. Để hoàn thiện Luận văn này, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu của Lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh Hải Dương, UBND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, các nhà quản lý KH&CN, quản lý doanh nghiệp và bà con nông dân huyện Bình Giang đã trả lời phỏng vấn, giúp tôi có tư liệu trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Quý vị. Hà Nội, tháng 12 năm 2016 Tác giả Luận văn 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CGCN chuyển giao công nghệ DVNN dịch vụ nông nghiệp HTX hợp tác xã KH&CN khoa học và công nghệ SHTT sở hữu trí tuệ UBND Ủy ban Nhân dân 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc xử lý phụ phẩm hoặc chất thải nông nghiệp là một vấn đề đang gây nhiều bất cập, rất nhiều nơi nông dân xử lý bằng cách thải thẳng ra môi trường, như đốt rơm rạ, thải chất thải của vật nuôi ra môi trường việc làm này gây lãng phí rất lớn nguồn nguyên liệu có thể chế biến thành phân bón đóng góp giảm thiểu chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, mặt khác nghiêm trọng hơn là việc làm như đã nêu trên lại làm ô nhiễm môi trường, dân cư ở những vùng nông nghiệp đã chịu đựng ô nhiễm khói khi nông dân đốt rơm rạ, chịu đựng ô nhiễm khi nông dân thải chất thải của vật nuôi ra môi trường. Đã có một số phương pháp đề xuất xử lý phụ phẩm nông nghiệp bằng cách không gây ô nhiễm môi trường, ví dụ phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn di dưỡng hoại sinh, có trong chất thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hoá và trở thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Cho đến nay người ta đã xác định được rằng, các vi sinh vật có thể phân huỷ được tất cả các chất hữu cơ có trong tự nhiên và nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo. Vi sinh vật sống khắp mọi nơi trên trái đất: trong đất, nước, không khí, tromg hầm mỏ, dưới đáy biển sâu, trên người, động thực vật, hàng hoá, dày, dép, quần áo.... Ngay cả ở những nơi mà điều kiện sống tưởng chừng hết sức khắc nghiệt: nhiệt độ cao, áp suất cao, pH rất thấp hoặc rất cao, độ mặn cao (biển chết) vẫn thấy có sự phát triển của vi sinh vật. Vi sinh vật tuy nhỏ bé nhất trong sinh giới nhưng năng lực hấp thu và chuyển hoá thức ăn của chúng có thể vượt xa các sinh 9 vật bậc cao. Tuy nhiên, có thể thấy những nghiên cứu đã đề cập mới chỉ giải quyết vấn đề đã nêu ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có chính sách cho vấn đề đã nêu. Nhận thức được tầm quan trọng vừa nêu, Luận văn Chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) sẽ giải quyết vấn đề đã nêu ở tầm chính sách. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chủ đề chính sách công nghệ xanh đã được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, trong vài thập niên gần đây, “công nghệ xanh” đã nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ cũng như khu vực tư nhân và giới khoa học. Trong những nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài, có thể nêu: - Đề tài khoa học How can Green Technology be possible do Xiaoqing Heng and Chengxiao Zou (2010) tiến hành đăng trên Asian Social Science 6 (5): 110- 114 đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội châu Á đã nhận định công nghệ xanh là một trong những giải pháp hàng đầu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là một lĩnh vực tràn đầy triển vọng phát triển trong tương lai. Bởi vậy, các quốc gia theo đuổi công nghệ xanh nghĩa là không chỉ hướng tới mục tiêu môi trường mà còn nhắm tới một lĩnh vực có khả năng tạo sinh khí mới cho nền kinh tế, trong đó việc đưa công nghệ xanh vào sản xuất nông nghiệp cần phải được nhấn mạnh hàng đầu. Báo cáo Tổng quan về chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc - UNEP (2010), Overview of The Republic of Korea’s National Strategy for Green growth đã nhận định “công nghệ xanh” (Green technology) được dùng để chỉ những công nghệ thân thiện với môi trường, bao gồm những phương pháp và 10 vật liệu được cải tiến không ngừng nhằm tạo ra năng lượng và những sản phẩm sạch, không độc hại, công nghệ xanh còn được gọi là “công nghệ than thiện môi trường” hay “công nghệ sạch”, là sự ứng dụng khoa học môi trường, hóa học xanh, quan trắc môi trường và các thiết bị điện tử để theo dõi, mô hình hóa và bảo tồn môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của con người đến môi trường. Báo cáo này nêu “Công nghệ xanh là những công nghệ tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm; nó bao gồm: công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ năng lượng sạch, công nghệ tái chế và thân thiện với môi trường,”. Các nghiên cứu được công bố ở trong nước, có thể điểm: Đề tài nghiên cứu: “Chế phẩm vi sinh (Fito-Biomix RR) để xử lý rơm rạ và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ nhờ sử dụng chế phẩm này” đã được ứng dụng và Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 956 cho tác giả Lê Văn Tri - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Hà Nội. Đề tài gồm nhiều dự án nghiên cứu, thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương khác nhau như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội... đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, được các chuyên gia nông nghiệp và bà con nông dân đánh giá cao. Quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện thông qua các bước, rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng. 11 Có thể kể thêm các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của Luận văn, như “Đất hiếm và công nghệ xanh”, đăng trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số tháng 7/2009 của tác giả Nguyễn Xuân Chánh, Tăng trưởng xanh và vai trò đổi mới công nghệ tại các nước đang phát triển” của PGS.TS Phan Minh Tân, PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng đăng trên Tạp chí Chính sách và quản lý KH&CN, 4/2013. Công nghê ̣sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đươc̣ nghiên c ứu ứng dụng để thưc̣ hiêṇ công nghê ̣Fitohoccmon . Đây là công nghê ̣sử duṇg tổng hơp̣ bô ̣vi sinh vâṭ yếm khí và ky ̣khí để sản xuất phân ủ hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn phế phu ̣phẩm trong sản xuất nông nghiêp̣ và ph ân thải chăn nuôi đa ̃đươc̣ khẳng điṇh: - Qui trình sản xuất đa ̃đươc̣ cấp Bằng đôc̣ quyền giải pháp hữu ích số HI - 2010 của Cục Sở hữu công nghiệp - Bô ̣Khoa hoc̣ công nghê ̣và Môi trường (nay là Cục Sở hữu trí tuệ - Bô ̣Khoa hoc̣ và Công nghê)̣ - Sản phẩm phân bón theo công nghệ này đã được cho phép sản xuất trong Danh muc̣ phân bón đươc̣ cho phép sản xuất , kinh doanh và sử duṇg taị Viêṭ Nam tại công văn số 1582/CV-NN-DPB, ngày 30/11/2004 của Cục Nông ng hiêp̣ - Bô ̣ Nông nghiêp̣ và Phát triển nông thôn. - Kết quả thưc̣ hiêṇ dư ̣án sản xuất thử nghiêṃ cấp Nhà nước , mã số KC.04.DA.06 Hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải, phụ phẩm mía đường nghiêṃ th u đaṭ 38,5/40 điểm. Đạt giải Nhất Vifotec năm 2006 và giải Bạc tại Triển lãm sáng tạo Quốc tế lần tứ 4 tại Seoul Hàn Quốc. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu đã phân tích ở trên đều thuộc lĩnh vực môi trường, sinh học hay hóa học... Chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc hình thành chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông 12 nghiệp, cũng như chưa có nghiên cứu nào đề cấp đến vấn đề đã nêu tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này nhằm đề xuất chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu chung đã nêu, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích hệ thống khái niệm có liên quan đến chính sách, chuyển giao công nghệ xanh, chế biến phụ phẩm nông nghiệp. - Khảo sát thực tiễn chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. - Đề xuất chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi thời gian: 2010 – 2015 5. Mẫu khảo sát Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 13 6. Câu hỏi nghiên cứu Cần xây dựng chính sách bao gồm những nội dung gì để chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân nhằm chế biến phụ phẩm nông nghiệp? 7. Giả thuyết nghiên cứu Để xây dựng chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp, cần xây dựng mô hình thực nghiệm, đánh giá tác động của mô hình thực nghiệm, chứng minh khả năng nhân rộng của mô hình thực nghiệm nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 8. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: kế thừa kết quả nghiên cứu đã công bố; - Điều tra, khảo sát thực tiễn: tác giả Luận văn trực tiếp khảo sát tại Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, phân tích số liệu để phục vụ việc hoàn thiện Luận văn; - Xử lý thông tin định lượng: rút ra các kết luận cần thiết; - Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia bằng cách gửi trước câu hỏi, trực tiếp gặp để nghe trả lời và trao đổi xung quanh chủ đề nghiên cứu của Luận văn. - Phương pháp thực nghiệm mô hình: Luận văn khảo sát 2 trường hợp chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp: 1. Từ phụ phẩm trồng trọt; 2. Từ phụ phẩm chăn nuôi, qua mô hình thực nghiệm chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm chăn nuôi, mô hình thực nghiệm sử dụng phân hữu cơ vi sinh Fitohoocmon được sản xuất từ công nghệ được chuyển giao trên cây lúa. 14 Từ mô hình thực nghiệm, Luận văn đánh giá tác động của chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp, chứng minh khả năng nhân rộng để thực hành chính sách chuyển giao công nghệ xanh nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp - Chương 2. Thực trạng chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương - Chương 3. Hình thành chính sách chuyển giao công nghệ xanh cho nông dân để chế biến phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 15 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ XANH CHO NÔNG DÂN ĐỂ CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách 1.1.1. Khái niệm chính sách Cách tiếp cận chính sách gắn với chủ thể ban hành chính sách là chính phủ hoặc một đảng phái, chính sách gắn với pháp luật, ví dụ Nguyễn Thị Như Mai (2012) cho rằng: - Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra. Hoặc Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. - Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng lĩnh vực, ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách mậu dịch tự do, chính sách bảo hộ thuế quan, chính sách tài chính. Trong chính sách tiền tệ có chính sách thị trường tự do, trong chính sách xã hội có chính sách dân tộc... Tóm lại, có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính sách được thực thi khi được thể chế hoá bằng pháp luật. 16 - Pháp luật là kết quả thể chế hoá đường lối, chính sách, là công cụ để thực thi chính sách. Nguồn chính sách: + Nghị quyết Đảng, Nghị quyết, ý kiến kết luận của Bộ Chính trị đưa ra định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện các định hướng này cần phải nghiên cứu và ban hành hàng loạt các chính sách cụ thể có liên quan như chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế. + Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội, Cam kết quốc tế, + Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành; + 1 Vũ Cao Đàm có cách tiếp cận chính sách khác với các quan niệm trên đây2. Có nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, trong đó có: tiếp cận chính trị học, tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học pháp lý, tiếp cận tổng hợp. Từ các cách tiếp cận trên đây, khi nói đến một chính sách, là nói đến những yếu tố sau đây: - Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, được thể chế hoá thành những quy định có giá trị pháp lý, nhằm thực hiện chiến lược phát triển của hệ thống theo mục đích mà chủ thể quyền lực mong đợi. 1 Nguyễn Thị Như Mai (2012), Chính sách và xây dựng pháp luật, Ban Xây dựng pháp luật, Văn phòng Chính phủ 2 Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 17 - Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau. Trong sự phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ưu đãi đối với một (hoặc một số) nhóm xã hội nào đó. - Các biện pháp ưu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt động của nhóm được ưu đãi, là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống theo chiến lược mà nhóm chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra. - Chính sách luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể, đồng thời khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại, rất có thể khoét sâu thêm những bất bình đẳng vốn có, nhưng cuối cùng phải nhằm mục đích tối thượng, là thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ thống (hệ thống xã hội). - Toàn bộ những biện pháp đó phải đạt đến một kết quả là tạo ra một đòn ứng phó với một tình huống của cuộc chơi, có khi là rất bất lợi cho chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý. Như vậy, nói về một quyết định chính sách, người quản lý có thể hiểu theo những khía cạnh như sau: - Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi đối với các cá nhân hoặc các nhóm xã hội. - Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dưới luật, như nghị định, chỉ thị của chính phủ; thông tư hướng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định nội bộ của các tổ chức (doanh nghiệp, trường học,...). 18 - Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Ví dụ, nhóm quân đội trong chính sách bảo vệ Tổ quốc, nhóm giáo viên trong chính sách giáo dục, nhóm khoa học gia trong chính sách khoa học, nhóm các nhà kinh doanh trong chính sách kinh tế,... Mỗi nhóm được đặc trưng bởi những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu. Đó là cơ sở tâm lý học giúp chúng ta vận dụng các bậc thang nhu cầu trong việc tạo động cơ cho đối tượng chính sách. - Chính sách phải hướng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói trên vào một mục tiêu nào đó của hệ thống xã hội. Chẳng hạn, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của nhà trường, mục tiêu phát triển của một địa phương, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc của một quốc gia,... Trong quá trình chuẩn bị một quyết định chính sách, người quản lý cần xác định rõ các đặc điểm sau: - Cho ra đời một chính sách chính là tung ra một giải pháp ứng phó trong một cuộc chơi. Giải pháp đó phải lựa chọn sao cho chủ thể quản lý luôn thắng trong cuộc chơi, nhưng với chú ý rằng luôn thắng trong điều kiện mà đối tác cảm thấy được chia sẻ lợi ích thoả đáng (cân bằng Nash), không dồn đối tác vào đường cùng để đón lấy những mối hoạ tiềm ẩn trong các vòng chơi tiếp sau. - Cuối cùng, một chính sách đưa ra chính nhằm khắc phục một yếu tố bất đồng bộ nào đó trong hệ thống, nhưng đến lượt mình, chính sách lại làm xuất hiện những yếu tố bất đồng bộ mới. Như vậy, quá trình làm chính sách thực chất là tạo ra những bước phát triển hệ thống, từ những bất đồng bộ này tới những bất đồng bộ khác. Trong quá trình phát triển hệ thống, không bao giờ ảo tưởng sự đồng bộ ổn định tuyệt đối ổn định, có nghĩa là không còn phát triển. - Kết quả cuối cùng cái mà chính sách phải đạt được là tạo ra những biến đổi 19 xã hội phù hợp mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra. Khái niệm “Mục tiêu biến đổi xã hội” ở đây được sử dụng với một nghĩa hoàn toàn trung lập, có thể là một biến đổi “tốt đẹp” theo một nghĩa nào đó, nhưng lại là “tồi tệ” theo một nghĩa nào đó. Tất nhiên, khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính sách, không nhất thiết phải xem xét đủ mọi hướng tiếp cận như trên, mà chỉ có thể một vài cách tiếp cận trong đó. Luận văn tiếp cận khái niệm chính sách theo quan điểm của Vũ Cao Đàm: Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” . “Hệ thống xã hội” ở đây được hiểu theo một ý nghĩa khái quát, đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường,... 1.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ Tổ chức Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa ra định nghĩa: “Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp lập pháp và hành pháp được thực thi nhằm nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực KH&CN quốc gia với mục tiêu đạt phát triển quốc gia và nâng cao vị thế quốc gia trên thế giới”. Như vậy, theo định nghĩa này thì chính sách KH&CN trước hết là tập hợp các biện pháp thuộc lĩnh vực lập pháp và lĩnh vực hành pháp, có nghĩa là chính sách KH&CN không những chỉ thể hiện ở khâu hoạch định, ban hành các biện pháp về KH&CN, mà còn phải thể hiện ở khâu hành pháp: thực thi các biện pháp về KH&CN. 20 Trên cơ sở chính sách mà Vũ Cao Đàm đã định nghĩa3, Luận văn xin đưa ra quan niệm về chính sách KH&CN như sau: Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa thông qua vật mang chính sách là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan quyền lực nhà nước hoặc cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm thực hiện mục tiêu về KH&CN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong định nghĩa trên bao gồm: Quốc hội và HĐND các cấp. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong định nghĩa trên bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp. Như vậy, chính sách KH&CN được thể hiện theo những khía cạnh: - Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp về KH&CN. - Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh; các văn bản dưới luật, như nghị định, chỉ thị của chính phủ; thông tư hướng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định về hoạt động KH&CN. - Chính sách KH&CN phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội trong lĩnh vực KH&CN. - Chính sách KH&CN phải hướng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói trên vào mục tiêu phát triển KH&CN, trên cơ sở đó phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 3 Vũ Cao Đàm (2011), sđd 21 1.2. Chuyển giao công nghệ xanh 1.2.1. Khái niệm công nghệ Công nghệ theo hiểu theo nghĩa hẹp các phương pháp, giải pháp kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất và xây dựng Khái niệm về công nghệ thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi, có nhiều quan niệm khác nhau về công nghệ. Ngân hàng thế giới năm 1985 đã đưa ra định nghĩa Công nghệ là phương pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm , gồm 3 yếu tố: - Thông tin về phương pháp. - Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hoá. - Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao ? Theo định nghĩa này công nghệ có bản chất là thông tin, công cụ, sự hiểu biết và có mục tiêu chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành sản phẩm. Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) thì khái niệm Công nghệ được hiểu là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và phương pháp xác định. Theo ESCAP - Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á và Thái Bình Dương đưa ra định nghĩa khác về công nghệ: công nghệ là hệ thống tri thức về quy trình và kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, thông tin, dịch vụ công nghiệp và dịch vụ quản lý. UNCTAD (1972) đưa ra định nghĩa Công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và như vậy, nó được mua và bán trên thị trường như một hàng hoá được thể hiện ở những dạng sau: 22 - Tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004646_6979_2006167.pdf
Tài liệu liên quan