Luận văn Chính sách nâng cao năng lực công nghệ hệ thống phát thanh, truyền thanh

LỜI CẢM ƠN.Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .5

MỞ ĐẦU .6

1. L{ do chọn đề tài 6

2. Lịch sử nghiên cứu 6

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3.1. Mục tiêu nghiên cứu 8

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 8

4. Phạm vi nghiên cứu 8

5. Câu hỏi nghiên cứu 8

6. Giả thuyết nghiên cứu 8

7. Mẫu khảo sát 9

8. Phương pháp nghiên cứu 9

9. Kết cấu của Luận văn 9

CHƯƠNG 1.10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO .10

NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ PHÁT THANH, TRUYỀN THANH.10

1.1. Tổng quan về công nghệ 10

1.1.1. Khái niệm công nghệ 10

1.1.2. Thành phần của công nghệ 11

1.1.3. Những yếu tố cơ bản của công nghệ phát thanh, truyền thanh 13

1.2. Năng lực công nghệ. 16

1.2.1. Khái niệm về năng lực công nghệ 16

1.2.2. Đối tượng tác động của chính sách nâng cao năng lực công nghệ 18

1.3. Định hướng phát triển phát thanh, truyền thanh 18

1.4. Chính sách nâng cao năng lực công nghệ phát thanh, truyền thanh. 21

pdf25 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách nâng cao năng lực công nghệ hệ thống phát thanh, truyền thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền thanh - Khảo sát thực trạng chính sách nâng cao năng lực công nghệ hệ thống phát thanh, truyền thanh nói chung và hệ thống phát thanh, truyền thanh trên địa bàn huyện Bình Giang. - Đề xuất giải pháp chính sách nâng cao năng lực công nghệ hệ thống phát thanh, truyền thanh nói chung và hệ thống phát thanh, truyền thanh trên địa bàn huyện Bình Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2005-2015 - Phạm vi không gian: Hệ thống phát thanh, truyền thanh Bình Giang. 5. Câu hỏi nghiên cứu a. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: - Cần xây dựng chính sách với nội dung gì để nâng cao năng lực công nghệ hệ thống Đài Phát thanh, truyền thanh huyện Bình Giang? b. Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ - Thực trạng chính sách nâng cao năng lực công nghệ phát thanh, truyền thanh của hệ thống phát thanh, truyền thanh huyện Bình Giang như thế nào? 6. Giả thuyết nghiên cứu a. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo: Để nâng cao năng lực công nghệ hệ thống phát thanh, truyền thanh huyện Bình Giang cần xây dựng chính sách có nội dung chủ yếu là liên kết với các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực phát thanh, truyền thanh để đầu tư đổi mới và tích hợp công nghệ phát thanh, truyền thanh theo hướng công nghệ phát thanh kỹ thuật số. b. Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ Thực trạng chính sách nâng cao năng lực công nghệ hệ thống phát thanh, truyền thanh huyện Bình Giang được thể hiện qua các khía cạnh: công nghệ lạc hậu, năng lực vận hành của nhân lực chưa đạt hiệu quả, đầu tư cho đổi mới công nghệ kém hiệu quả. 10 7. Mẫu khảo sát - Đài Phát thanh huyện Bình Giang; - Đài truyền thanh các xã Hưng Thịnh, Thái Học, Bình Minh. 8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong quá trình thu thập, tìm kiếm các cơ sở l{ luận; tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về chính sách nâng cao năng lực công nghệ phát thanh, truyền thanh nói chung và công nghệ phát thanh, truyền thanh huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2015, ngoài ra, tác giả còn sử dụng những thông tin thu được từ sách, báo, các văn kiện, tài liệu của địa phương và các tư liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp: được sử dụng trong quá trình tiếp cận, thu thập, xử l{ thông tin liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn: + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản l{, viên chức của Đài. Cách phỏng vấn: Tác giả trực tiếp nghe và trao đổi { kiến với người được hỏi. + Phỏng vấn người trực tiếp làm công tác truyền thanh ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cách phỏng vấn: trao đổi trực tiếp, không có chuẩn bị trước. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3 chương: - Chương 1. Cơ sở l{ luận về chính sách nâng cao năng lực công nghệ phát thanh, truyền thanh - Chương 2. Khảo sát thực trạng chính sách nâng cao năng lực công nghệ phát thanh, truyền thanh trên địa bàn huyện Bình Giang - Chương 3. Giải pháp chính sách nâng cao năng lực công nghệ phát thanh, truyền thanh trên địa bàn huyện Bình Giang 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ PHÁT THANH, TRUYỀN THANH 1.1. Tổng quan về công nghệ 1.1.1. Khái niệm công nghệ Thuật ngữ công nghệ được hình thành từ khá lâu và được sử dụng khá phổ biến, đã có nhiều tác giả đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ. Năm 1986 tác giả Naar Sharif đã đưa ra một số định nghĩa khá khái quát về công nghệ. Công nghệ là một hệ thống tri thức về quá trình chế biến vật chất và/ hoặc thông tin về phương tiện và phương pháp chế biến vật chất và/hoặc thông tin. Công nghệ là một tập hợp phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 yếu tố; - Phần kỹ thuật( Technoware - T) - Phần thông tin (Inforware – I) - Phần con người ( Humanware – H) - Phần thiết chế tổ chức( Orgawre – O) Đây cũng là 4 yếu tố công nghệ theo quan điểm của trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái Bình Dương(APCTT). Năm 1988 Ông Graham đưa ra định nghĩa: Công nghệ là kiến thức không thể sờ mó được và không phân chia được, có lợi ích về mặt kinh tế khi sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ. Tổ chức OECD, gồm các nước phát triển châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Canada lại có một định nghĩa chung: Công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có các trình tự kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả định trước( và đôi khi được kz vọng) trong một hoàn cảnh nhất định. Theo Định nghĩa công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia andthe Pacific – ESCAP); “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ” Định nghĩa công nghệ của ESCAP được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội và bao gồm các phần vật thể là máy móc thiết bị. Những lĩnh vực công nghệ mới mẻ dần trở thành quen thuộc: công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng... 12 Cũng cần lưu { rằng trong nhiều trường hợp, khi cần thiết, người ta vẫn sử dụng định nghĩa công nghệ khác cho một mục đích nào đó. Cụ thể như: Trong l{ thuyết tổ chức, người ta coi “công nghệ là khoa học và nghệ thuật dùng trong sản xuất và phân phối hàng hoá và dịch vụ"; Xét tổng quát các quan điểm ở trên một công nghệ bao gồm một bộ biến đổi (trong đó có máy móc thiết bị, con người v.v.) thực hiện chức năng biến đổi đầu vào thành đầu ra theo một quy trình để tạo ra giá trị. Quá trình biến đổi này diễn ra trong một không gian gồm các yếu tố khác nhau. Quan niệm này được trình bày trên hình 1.1. Quan niệm như vậy rất phù hợp với quản l{ chất lượng đồng bộ (TQM). Điều này có nghĩa là để quản l{ tốt và vận hành một cách hiệu quả một công nghệ cần phải quản l{ mọi thành phần cấu thành và các yếu tố liên quan đến công nghệ đó. Hình 1.1 Sơ đồ quá trình biến đổi của một công nghệ Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2013 đã đưa ra định nghĩa khái quát: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. 1.1.2. Thành phần của công nghệ Theo Sharif *Management of Technology for Developing Coutries+ thì mỗi công nghệ có bốn thành phần cấu thành. a. Phần vật tư kỹ thuật (Technoware - T), đây là thành phần của công nghệ được hàm chứa trong các vật thể bao gồm các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng xây dựng như nhà xưởng. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (thường gọi là dây chuyền công nghệ), ứng với một qui trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ. Bộ biến đổi Đầu vào Đầu ra 13 b. Phần con người (Humanware - H), thành phần của công nghệ được hàm chứa trong khả năng công nghệ của con người vận hành sử dụng công nghệ. Như vậy, phần con người của một công nghệ cụ thể nào đó là những con người được đào tạo để có sự hiểu biết về vận hành công nghệ đó. Nó bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động v.v.. Các yếu tố này một cá nhân có được từ ba nguồn: thiên phú, giáo dục đào tạo, nuôi và dưỡng. c. Phần thông tin (Inforware - I) thành phần của công nghệ được hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá để sử dụng trong các hoạt động với công nghệ. Nó bao gồm các dữ liệu về máy móc, về phần con người và phần tổ chức. Ví dụ: dữ liệu về phần kỹ thuật như các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật, thuyết minh sử dụng phần máy móc v.v.. d. Phần tổ chức (Orgaware - O), đây là thành phần của công nghệ được hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức: những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trình tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, thù lao, khen thưởng kỷ luật và sa thải phần con người, bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần vật tư kỹ thuật và phần con người. Các thành phần của một công nghệ có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nào. Tuy nhiên, có một giới hạn tối thiểu cho mỗi thành phần để có thể thực hiện quá trình biến đổi, đồng thời có một giới hạn tối đa cho mỗi thành phần để hoạt động biến đổi không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả. Nếu không hiểu chức năng và mối tương hỗ giữa các thành phần của một công nghệ, có thể dẫn đến lãng phí trong đầu tư trang thiết bị do các thành phần khác không đồng bộ khiến trang thiết bị, máy móc không phát huy hết tính năng của chúng. Phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kz công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện, con người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ. Để dây chuyền công nghệ có thể hoạt động được, cần có sự liên kết giữa phần kỹ thuật, phần con người và phần thông tin. Con người làm cho máy móc hoạt động, đồng thời con người còn có thể cải tiến, mở rộng các tính năng của nó. Do mối tương tác giữa phần kỹ thuật, con người, thông tin nên khi phần kỹ thuật được nâng cấp, thì phần con người, phần thông tin cũng phải được nâng cấp tương ứng. Trong công nghệ sản xuất, con người có hai chức năng: điều hành và hỗ trợ. Chức năng điều hành gồm: vận hành máy móc, giám sát máy móc hoạt động. Chức năng hỗ trợ gồm bảo dưỡng, bảo đảm chất lượng, sử dụng sản xuất. Sự phức tạp của con người không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng làm việc mà còn ở thái độ của từng cá nhân đối với công việc. Con người quyết định mức độ hiệu quả của phần kỹ thuật. Điều này liên quan đến thông tin mà con người được trang bị và hành vi của họ dưới sự điều hành của tổ chức. Do đó phần thông tin thường được coi là “sức mạnh” của một công nghệ. Tuy nhiên “sức mạnh” của công nghệ lại phụ thuộc con 14 người, bởi vì con người trong quá trình sử dụng sẽ bổ sung, cập nhật các thông tin của công nghệ. Mặt khác, việc cập nhật thông tin của công nghệ để đáp ứng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học. Phần tổ chức đóng vai trò điều hoà, phối hợp ba thành phần trên của công nghệ để thực hiện hoạt động biến đổi một cách hiệu quả. Nó là công cụ để sử dụng : lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, động viên thúc đẩy và kiểm soát mọi hoạt động trong công nghệ. Đánh giá vai trò của phần tổ chức, người ta coi nó là “động lực” của một công nghệ. Mức độ phức tạp của phần tổ chức trong công nghệ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ba thành phần còn lại của công nghệ. 1.1.3. Những yếu tố cơ bản của công nghệ phát thanh, truyền thanh a. Phát thanh là gì? Phát thanh là một loại hình báo chí mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng âm thanh phong phú, sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để truyền tải thông điệp nhờ sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền thanh tác động vào thính giác công chúng. Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ- TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã định nghĩa về phát thanh như sau: “Phát thanh là loại hình thông tin đại chúng mà nội dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô tuyến điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn”. + Thông thường người ta chia phát thanh thành 2 loại: AM (Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn. FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh sóng cực ngắn. Phần lớn các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn và tầm hoạt động xa, song chất lượng loại phát thanh này thường bị ảnh hưởng bởi nhiễu tĩnh. Đài FM phát sóng thẳng, hầu như không bị ảnh hưởng bởi nhiễu nên chất lượng tín hiệu rất tốt. Tuy nhiên, đài FM có phạm vi phủ sóng nhỏ, nó chỉ thích hợp với các trung tâm đô thị lớn, các khu vực đông dân. b. Thế nào là truyền thanh? Theo tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2012): “Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âm thanh qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa. Hệ thống truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa”. Đài truyền thanh được hiểu như đài chuyển tiếp tín hiệu truyền thanh, bao gồm tập hợp các thiết bị thu sóng radio, tách sóng và khuếch đại tín hiệu âm thanh, sau đó tiếp tục truyền tín hiệu âm thanh theo đường dây truyền thanh để thực hiện việc chuyển tiếp chương trình phát thanh, chương trình 15 truyền thanh địa phương. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, hiện nay hệ thống truyền thanh đang được thay thế chuyển từ hình thức truyền dẫn tín hiệu bằng dây dẫn kim loại (hữu tuyến) sang sử dụng phát sóng ngắn hệ FM có chất lượng tín hiệu tốt, ít bị nhiễu tĩnh. Tuy nhiên, thuật ngữ truyền thanh vẫn được dùng để chỉ chung cho hoạt động thu, tiếp, phát tín hiệu radio ở cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn. c. Một số đặc điểm của phát thanh - So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn. Khi có một sự kiện mới xảy ra, phát thanh chính là phương tiện để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất đến công chúng. Báo in bị giới hạn về diện tích trang báo, số câu chữ trong mỗi số báo, thời gian in ấn. Báo hình (truyền hình) phải qua công đoạn quay, dựng, chỉnh sửa thì mới ra được sản phẩm. Báo điện tử tuy nhanh hơn nhưng để cung cấp thông tin và bạn đọc tiếp cận được thông tin đó cần có mạng Internet và thiết bị điện tử. Trong khi đó, với các địa phương, kể cả nơi có điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, phát thanh có thể tổng hợp và đưa tin ngay sau khi xảy ra sự kiện hoặc có thể đưa tin trực tiếp khi mà chương trình, sự kiện đó vẫn đang xảy ra. - Độ phủ sóng rộng. So với truyền hình, phát thanh có độ phủ sóng rộng, dễ tiếp nhận và có khả năng kích thích trí tưởng tượng. Cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới, kể cả các nước phát triển nhanh như Mỹ, Anh, Pháp từ bỏ phát thanh cả. - Có đối tượng thính giả nghe rộng rãi Không chỉ ở thành thị, nơi có các nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà ngay ở nông thôn, những nơi có trình độ dân trí chưa cao, người dân vẫn hàng ngày gắn bó với các chương trình phát thanh và xem đó như một người bạn thân thiết của họ. Những người không biết chữ, bị khuyết tật (trừ thính giác) đều có thể nghe thông tin do phát thanh cung cấp. Những thông tin họ nghe trên đài, loa phóng thanh không chỉ đơn giản là những mẩu tin về thời tiết, thông tin có nội dung gần gũi gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ mà còn có nhiều thông tin quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ. d. Công nghệ phát thanh, truyền thanh. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện nay mang lại cho chúng ta nhiều loại hình giải trí dù bạn ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Chúng có thể nghe nhạc bằng iPod, xem phim trực tuyến trên máy tính bảng hay chơi game trên điện thoại. Thế nhưng, có một loại hình giải trí với lịch sử phát triển lâu đời mà cho đến ngày nay, nó vẫn tồn tại như một món ăn tinh thần của rất nhiều người trên thế giới. Đó chính là chiêc máy radio. 16 Máy radio (máy thu thanh, máy nghe đài, máy ra-đi-ô) là một vật dụng rất quen thuộc đối với con người nói chung và người Việt chúng ta nói riêng. Trong đó sóng radio hay sóng vô tuyến là một dạng bức xạ điện từ có phổ dài hơn ánh sáng hồng ngoại, tần số từ 3 kHz đến 300 GHz. Sóng vô tuyến truyền với vận tốc vận tốc ánh sáng và trong tự nhiên, nó xuất hiện từ hiện tượng sấm sét. Từ radio còn dùng để chỉ máy thu thanh (máy radio) - một thiết bị điện tử nhận các sóng âm đã được biến điệu qua ăng ten để khuếch đại, phục hồi lại dạng âm thanh ban đầu và phát âm thanh ra loa cho người nghe. Máy radio hình thành dựa trên sự phát triển của 3 phát minh có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó chính là radio, máy điện báo và điện thoại. 3 công nghệ này cùng nhau đã tạo nên một công nghệ thu thanh mà ban đầu, nó được gọi là "điện báo không dây" (wireless telegraphy)[12] . Với sự phát triển tôc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghệ phát thanh, truyền thanh đã tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, phát thanh, truyền thanh là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc, trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, phát thanh, truyền thanh cùng với truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần phát thanh, truyền thanh đã trực tiếp tham gia vào quá trình sử dụng và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác. Sự ra đời của phát thanh, truyền thanh đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. - Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có sóng phát thanh, truyền thanh và phát thanh online. - Xét dưới góc độ thương mại có phát thanh công cộng và phát thanh thương mại. - Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia phát thanh, truyền thanh thành phát thanh giáo dục, phát thanh giải trí,.. Xét theo góc độ kỹ thuật có phát thanh, truyền thanh tương tự (Analog Radio) và phát thanh số (Digital Radio) *Phát thanh sóng: ( Radio phát thanh ) Radio phát thanh được thực hiện theo nguyên tắc kỹ thuật như sau: âm thanh được mã hóa dưới dạng các tín hiệu sóng và phát vào không trung. Các máy thu tiếp nhận các tín hiệu rồi giải mã nhằm tạo ra âm thanh trên máy thu thanh. Còn sóng phát thanh là sóng mang nó là một bước sóng được xác định rõ ràng. Bước sóng này tương ứng với một tần số. Bước sóng càng ngắn thì tần số càng cao. Đó là số lần dao động mà sóng này thực hiện trong một giây. Sóng mang được sinh ra từ một tín hiệu điện từ dao 17 động ở tần số đó trong ăng ten, thực hiện phát thẳng, vì thế ăngten thu khác với sóng truyền hình là không bắt buộc phải ''nhìn thấy'' được ăngten máy phát và phải nằm trong vùng phủ sóng thì mới nhận được tín hiệu tốt. Từ những đặc điểm kỹ thuật trên, nên phát thanh có khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng bằng các chương trình cho các đối tượng. * Radio Stations Online( hay còn gọi là Phát thanh internet) Radio trên internet (hay web radio, net radio, e-radio) còn gọi là phát thanh internet là một dịch vụ truyền dẫn âm thanh qua internet. Radio trên internet bao gồm các loại hình truyền thông trực tiếp, trình bày cho thính giả với một dòng âm thanh liên tục mà không thể tạm dừng hoặc phát lại, giống như phát thanh truyền hình truyền thống. Radio trên internet cũng là khác biệt với podcast, trong đó bao gồm tải về từ một nguồn khác chứ không phải trực tuyến. Radio trên internet cung cấp các chương trình tin tức, thể thao, đàm thoại, và nhiều thể loại âm nhạc. Nhiều dịch vụ radio trên internet liên kết với một trạm phát thanh truyền thống (trên đất liền) hoặc kênh radio tương ứng, chi phí vận hành thấp đã cho phép một sự gia tăng đáng kể các dịch vụ radio trên internet độc lập. 1.2. Năng lực công nghệ. 1.2.1. Khái niệm về năng lực công nghệ Có thể có nhiều loại định nghĩa và khái niệm về NLCN khác nhau, kể cả sự phân biệt NLCN ở quy mô của một quốc gia, hoặc của đơn vị. Tuy nhiên khái niệm về NLCN của UNCTAD trong một số nghiên cứu về các nước Đông và Đông nam Á có tính phù hợp tương đối và có thể được sử dụng cho việc đánh giá hiện trạng công nghệ của Việt Nam (Ernst et al, 1997). Định nghĩa này chia NLCN thành sáu (06) loại chức năng khác nhau với việc đặt tri thức và kỹ năng ở vị trí trung tâm mà một đơn vị cần có thể có được, làm chủ, sủ dụng, thích nghi, thay đổi và tạo ra công nghệ. - Năng lực đầu tư: là khả năng một đơn vị (thông qua nhân lực của mình) thực hiện được các công việc như xác định, chuẩn bị, thiết kế, tạo dựng và k{ hợp đồng cho các dự án công nghiệp mới, về mở rộng hoặc hiện đại hoá các công trình đang có. Năng lực này có thể chia ra thành hai giai đoạn tiền đầu tư và thực hiện dự án. - Năng lực sản xuất: là khả năng vận hành nhà máy, bao gồm các hoạt động sử dụng sản xuất, vận hành về kỹ thuật, sửa chữa và bảo dưỡng về mặt công nghệ của công trình - Năng lực cải tiến nhỏ: là khả năng điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ chức của sản xuất, giải mã công nghệ, phân tích thiết kế và bố trí công nghệ của hệ thống. - Năng lực tiếp thị: là khả năng xủ l{ được các vấn đề về nhu cầu, xu thế của thị trường, nhu cầu của khách hàng và các kỹ năng thu thập thông tin thị trường 18 - Năng lực liên kết: là khả năng về mặt tổ chức trong chuyển giao công nghệ ở ba mức độ khác nhau: trong nội bộ đơn vị, giữa các doanh nghiệp và giữa đơn vị và hệ thống hạ tầng khoa học và công nghệ - Năng lực đổi mới lớn: là khả năng tạo ra công nghệ mới về mặt nguyên tắc, thiết kế các đặc tính mới của sản phẩm và quy trình (bao gồm cả các ý tưỏng mới về sản phẩm), và khả năng ứng dụng các tri thức khoa học trong việc đưa ra được các { tưỏng có thể đăng k{ (patent) được. Những năng lực này tập trung vào các chức năng hoạt động của một đơn vị, và đã đi dần từ mức độ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, từ giai đoạn tiền đầu tư cho tới các hoạt động phổ biến và chuyển giao. Việc tách riêng năng lực tiếp thị ra khỏi năng lực sản xuất đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động này trong sự thành công của chuỗi hoạt động đổi mới công nghệ. Đối với các nước đang phát triển, phát triển công nghệ chủ yếu tập trung vào nhập khẩu công nghệ nước ngoài. Chuyển giao công nghệ trong tình hình như vậy làm phát sinh nhiều vấn đề: giá công nghệ quá cao; công nghệ không phù hợp với nguồn lực, điều kiện và mục tiêu; phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài dẫn đến việc sử dụng công nghệ kém hiệu quả. Từ thực tế như vậy, các nước đang phát triển nhận thấy cần phải xây dựng và phát triển năng lực công nghệ quốc gia. Đây là nhiệm vụ cơ bản của các nước đang phát triển, không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn xuất phát từ quan điểm xã hội, vì những tài sản phi vật chất như kỹ năng và kiến thức đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn hoá – xã hội của đất nước. Hơn nữa, người ta có thể khẳng định rằng có nguồn tài nguyên lớn mà năng lực công nghệ yếu kém thì không thể đảm bảo cho quá trình phát triển. - Theo Lall, “ Năng lực công nghệ quốc gia (ngành, cơ sở) là khả năng của một nước triển khai các công nghệ hiện có một cách có hiệu quả và ứng phó được với những thay đổi công nghệ.” Theo định nghĩa này có hai mức hoạt động phát triển công nghệ, cũng là hai cơ sở để phân tích năng lực công nghệ, đó là : - Sử dụng có hiệu quả công nghệ có sẵn. - Thực hiện đổi mới công nghệ thành công. Khái niệm này cũng đã khái quát được hai mặt cơ bản của năng lực công nghệ mà nhiều chuyên gia đã đề cập là khả năng đồng hoá công nghệ và khả năng phát triển công nghệ nội sinh. Vào những năm 1960, các nghiên cứu tập trung vào những vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ nhằm mục đích mang lại nhiều lợi ích cho các nước nhập công nghệ. Trong giai đoạn này, năng lực công nghệ được hiểu là năng lực sử dụng hoạt động chuyển giao công nghệ. Vào cuối những năm 1970 và vào những năm 1980, một số tác giả cho rằng mặc dù các nước đang phát triển phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài nhưng cũng có thể tạo được một nền tảng công nghệ (bao gồm phương tiện, kỹ năng, kiến thức và tổ chức) hoặc có thể tạo được một năng lực công nghệ. 19 1.2.2. Đối tượng tác động của chính sách nâng cao năng lực công nghệ Vấn đề cơ bản của phân tích và đánh giá năng lực công nghệ là chọn những tiêu chí nào phản ánh một cách đầy đủ năng lực công nghệ của một doanh nghiệp và những tiêu chí đó có thể đo lường được. Theo l{ thuyết và thực tế có thể rút ra một hệ thống các tiêu chí như sau khi phân tích đánh giá công nghệ. a. Năng lực vận hành bao gồm: khả năng chọn đúng đầu vào cho công nghệ; khả năng duy trì quá trình biến đổi ổn định: khả năng sử dụng và kiểm tra kỹ thuật, vận hành ổn định dây chuyền sản xuất theo quy trình, quy phạm về công nghệ; khả năng quản l{ sản xuất, bao gồm: xâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004427_8157_2006258.pdf
Tài liệu liên quan