Luận văn Chợ trong đời sống người Việt Nam Bộ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . 4

1. Lý do chọn đề tài . 4

2. Mục tiêu nghiên cứu . 5

3. Lịch sử vấn đề . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 7

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu . 8

7. Bố cục luận văn . 9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . 10

1.1. Khái niệm chợ . 10

1.1.1. Định nghĩa . 10

1.1.2. Mối liên hệ giữa chợ và đô thị . 13

1.2. Định vị chợ Nam Bộ theo trục tọa độ văn hóa . 15

1.2.1. Chợ Nam Bộ nhìn từ chủ thể văn hóa người Việt. 15

1.2.2. Chợ Nam Bộ nhìn từ thời gian văn hóa . 22

1.2.3. Chợ Nam Bộ nhìn từ không gian văn hóa . 33

1.3. Tiểu kết Chương 1 . 41

CHƯƠNG 2. CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAMBỘ . 44

2.1. Các loại hình chợ . 44

2.1.1. Chợ nông thôn . 45

2.1.2. Chợ thành thị . 49

2.2. Các kiểu họp chợ đặc trưng của người Việt Nam Bộ . 52

2.2.1. Chợ họp trên sông nước . 52

2.2.2. Chợ họp cố định trên đất liền . 61

2.3. Phương thức hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa . 64

2.3.1. Các hình thức, nguyên tắc mua bán hàng hóa . 64

2.3.2. Cách thức đo lường, vận chuyển hàng hóa . 693

2.4. Tiểu kết Chương 2 . 76

CHƯƠNG 3. CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAMBỘ . 78

3.1. Nhu cầu chợ của người Việt Nam Bộ . 78

3.1.1. Nhu cầu đi chợ . 82

3.1.2. Nhu cầu giao tiếp văn hóa . 80

3.2. Chợ trong tập quán tín ngưỡng của người Việt Nam Bộ . 82

3.2.1. Tín ngưỡng ở chợ . 82

3.2.2. Tập quán kiêng kỵ trong kinh doanh ở chợ . 87

3.3. Chợ trong văn hóa dân gian của người Việt Nam Bộ . 89

3.3.1. Chợ Nam Bộ trong ngôn ngữ giao tiếp . 90

3.3.2. Chợ Nam Bộ trong văn học nghệ thuật . 91

3.4. Chợ Nam Bộ qua phong cách mua bán, rao hàng, chào hàng . 105

3.4.1. Phong cách mua bán ở chợ . 105

3.4.2. Phong cách rao hàng, chào hàng . 111

3.5. Tiểu kết Chương 3 . 1144

CHƯƠNG 4. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI CHỢ

CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ . 117

4.1. Chợ Nam Bộ trong quá trình đô thị hóa . 117

4.2. Sự biến đổi nhu cầu người bán và người mua . 122

4.2.1. Người bán . 123

4.2.2. Người mua . 126

4.3. Chợ truyền thống trong đời sống hiện đại . 129

4.4. Vấn đề bảo tồn và phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa. 136

4.5. Tiểu kết Chương 4 . 140

KẾT LUẬN . 143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 147

PHẦN PHỤ LỤC . 1

pdf176 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chợ trong đời sống người Việt Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách tính buôn chuyến. Một chuyến thuyền gỗ hoặc một chuyến thuyền muối Họ đi buôn với số lượng nhiều để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Đó là một cách hoạt động kinh doanh phổ biến ở những vùng sông nước. Họ đi bán những thứ mà địa phương họ sản xuất dư thừa và mua về những thứ mà họ không có. Cứ như thế, hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long ít tồn tại sự dư thừa cũng như thiếu hụt về hàng hóa. Hiện nay, do đời sống phát triển, ở các chợ cũng đã hình thành cách vận chuyển hàng hóa đa phương thức, tùy theo cách giao dịch theo nhu cầu của người mua và người bán. Với cách vận chuyển này, người bán và người mua không cần phải mua bán một cách trực tiếp mà chỉ cần một cuộc điện thoại, người mua đặt hàng và người bán sẽ mang tới dù ở xa cách mấy. Vận chuyển hàng hóa còn thể hiện một nét văn hóa trong kinh doanh đó là áp dụng nguyên tắc kinh doanh bằng chữ «tín». Do người bán và người mua không trao đổi một cách trực tiếp nhưng dựa theo đơn đặt hàng, người bán phải thể hiện uy tín của một doanh nghiệp bằng cách giao đúng mặt hàng, đúng số lượng, đúng lịch trình mà phải đạt chất lượng. Đó sẽ là tiền đề để có mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên. 76 2.4. Tiểu kết Chương 2 Người Việt chúng ta ngay từ xưa đã coi trọng nghề “nông” và kỳ thị nghề “buôn bán”. Trong bốn tầng lớp “sĩ, nông, công, thương” thì nghề thương (tức là buôn bán) bị xếp xuống hàng cuối cùng. Có câu: “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt” (lấy nông làm gốc, lấy thương làm ngọn). Những câu nói ấy cũng là tâm lý coi thường của con người đối với những người làm nghề buôn bán. Thái độ kỳ thị ấy đã dẫn tới tâm lý người dân gốc nông nghiệp coi “chợ” và tất cả những gì liên quan đến «chợ» đều là thấp kém, không đáng được quan tâm. Từ đó cũng đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế cũng như văn hóa kinh doanh của người Việt và làm nảy sinh tính trì trệ tự cung tự cấp của sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, khi đặt chân đến vùng đất Nam Bộ, người Việt đã có một sự tiếp xúc văn hóa một cách rõ rệt với các tộc người cùng cộng cư trong nước và người nước ngoài di cư tới. Đặc biệt là văn hóa Trung Hoa – một nền văn hóa gốc nông nghiệp nhưng lại rất coi trọng thương nghiệp. Từ những ảnh hưởng đó mà người Việt cũng có một cách nhìn thoáng mở hơn về nghề buôn bán nói chung và «chợ» nói riêng. Lúc này, nghề buôn bán được khuyến khích rất nhiều ở Nam Bộ và chợ được coi như một tiêu chuẩn với nhiều tiêu chí để người dân lựa chọn. Người dân muốn định cư cũng chọn địa điểm nào gần chợ để thuận tiện hơn trong việc mua bán các vật dụng thiết yếu hàng ngày phục vụ cho đời sống vật chất của họ. Có câu: “nhất cận thị, nhị cận giang” (nhất là gần chợ, nhì là gần sông) là vậy. Song, vấn đề họp chợ ở Nam Bộ cũng không chỉ đơn thuần là những cuộc giao dịch mua bán thông thường mà còn thể hiện những nhu cầu về vật chất và tinh thần rất đa dạng. Riêng nhu cầu về vật chất ở chợ được thể hiện qua các nhu cầu họp chợ của người dân cũng như các loại hình chợ, các kiểu họp chợ, cách thức vận chuyển hàng hóa, nguyên tắc đo lường,Tất cả các yếu tố này cho thấy, trên nền tảng họp chợ mang tính truyền thống của người Việt Nam nói chung, thì người dân Nam Bộ lại tạo thêm cho mình những điểm riêng biệt như: họp chợ trên sông nước, vận chuyển hàng hóa bằng thuyền ghe, những nguyên tắc đo lường mang tính phóng khoáng, hào hiệp của những người buôn bán ở Nam Bộ. Ngoài ra, những nguyên 77 tắc này còn thể hiện được văn hóa ứng xử trong kinh doanh trên cơ sở uy tín và niềm tin với nhau trong hoạt động trao đổi mua bán. Nhu cầu vật chất ở chợ còn thể hiện qua phong cách mua bán ở chợ. Thực chất, trao đổi hàng hóa, đối với người bán là mang lại lợi nhuận còn đối với người mua thì mang lại lợi ích. Để đạt được những mục đích đó, thì người bán và người mua phải thực hiện những cuộc giao dịch ở chợ trên cơ sở giao tiếp với nhau, những cuộc giao dịch đó đã hình thành nên phong cách mua bán ở chợ. Phong cách này thể hiện qua lối ứng xử với nhau trong quá trình mua bán, hay là tâm lý cũng như tính cách của người mua và người bán. Những phong cách ứng xử đó, cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, có những điều phù hợp và những điều chưa phù hợp trong trao đổi mua bán. Dĩ nhiên, cuộc sống luôn luôn phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới về vật chất cũng như tinh thần, những gì tiêu cực sẽ bị bài trừ, những gì không còn phù hợp với hiện tại sẽ được thay thế những cái phù hợp hơn. Những người buôn bán ở chợ Nam Bộ cũng đã khéo léo dung hòa giữa truyền thống và hiện đại, nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất lành mạnh và đẹp mắt hơn. Tóm lại, trong nhu cầu đời sống vật chất ở chợ của người Việt ở Nam Bộ không đơn thuần là toàn bộ vấn đề về vật chất, nghĩa là chỉ trao đổi, mua bán, và cuối cùng là quy ra tiền bạc mà còn thể hiện một lối sống trọng tình cảm, trọng chữ tín của người bán và người mua. Những yếu tố đó đã làm cho hoạt động kinh doanh ở Nam Bộ luôn nhộn nhịp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Góp phần làm cho nền thương nghiệp Nam Bộ luôn là một vùng đứng đầu trên cả nước. 78 Chương 3 CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ Chương này tìm hiểu về những giá trị văn hóa đặc trưng ở chợ của người Việt Nam Bộ, những giá trị văn hóa này có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống của người dân Nam Bộ nói chung. Bao gồm những nội dung: nhu cầu về chợ; chợ trong phong tục, tập quan, tín ngưỡng; những kiêng kỵ trong kinh doanh. Đặc biệt là tìm hiểu rõ nét về văn hóa dân gian ở chợ Nam Bộ thể hiện trong ngôn ngữ giao tiếp ở chợ; trong văn học nghệ thuật như: đờn ca tài tử, những bài ca dao, bài vè, những điệu hò, lời ru, lối rao hàng,Trên cơ sở đó cho thấy được ngoài họp chợ thông thường thì những hoạt động văn hóa mang tính tinh thần ở chợ của người Việt là những giá trị vô giá mà người dân Nam Bộ đã tạo dựng được trong quá trình khẩn hoang và phát triển kinh tế. 3.1. Nhu cầu chợ của người Việt Nam Bộ Chợ ra đời và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa xã hội. Tính chất và trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng lớn. Và chợ, với tư cách là nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuất với nhiều tiêu dùng ngày càng phát triển. Như một lẽ hoàn toàn tự nhiên, nói đến chợ là nói tới nhu cầu mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa; do vậy, chợ là một bộ phận cấu thành rất cần thiết và không thể thiếu trong đời sống của người dân. Thông qua bộ mặt xã hội và tình hình sinh hoạt tại chợ, người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống dân cư của một vùng, địa phương. Người Việt Nam Bộ ngoài nhu cầu trực tiếp đến chợ để mua bán hàng hóa sản phẩm, họ còn có nhu cầu gián tiếp là đi chợ để giao tiếp về văn hóa trên nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau. Do vậy, chúng tôi chia nhu cầu về chợ làm hai hình thức: nhu cầu mua bán và nhu cầu văn hóa. 79 3.1.1. Nhu cầu mua bán Chợ đã đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình lịch sử phát triển kinh tế, đó là đảm nhận và phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh sống của con người. Với vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và tiêu dùng, chợ truyền thống cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu thụ hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất ra. Thông thường nói đến chợ là nói đến kinh tế hàng hóa, nói đến hình thức giao thương, nói đến những món hàng mua đi bán lại. Từ những chợ có quy mô nhỏ như buôn bán các sản phẩm tự cung tự cấp cho đến các chợ đầu mối với quy mô lớn, siêu thị, trung tâm thương mại mang tầm cỡ quốc tế tất cả đều mang tính chất cung cầu hàng hóa. Từ xưa, chợ ra đời với mục đích bán những hàng hóa dư thừa và mua lại hàng hóa thiếu để cân bằng mức sống và tiêu dùng của con người (xem Hình 14 và 15). Quan niệm của mỗi người là “dư thừa gì thì mang ra chợ bán, thiếu gì thì ra chợ mua” và cũng chỉ có chợ mới hội tụ được đầy đủ những sản phẩm cần thiết để phục vụ cho người dân. Ở bất kỳ thời đại nào, ở nơi đâu, dù nông thôn hay thành thị thì chợ cũng là nơi thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mọi người, nhất là những người nội trợ lo toan cho sinh hoạt của gia đình; lâu dần nhu cầu mua sắm hàng ngày ở chợ đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam nói riêng cũng như các nước Á Đông nói chung. Hình 14 + 15. Đến chợ để bán những sản phẩm dư thừa. Ảnh: Nguyễn Thị Thoa Đối với người phụ nữ Việt Nam nói chung, đi chợ là một thói quen hàng ngày, thể hiện sự đảm đang, khéo léo trong việc “nữ công gia chánh” của người phụ nữ truyền thống. Cho nên người ta đi chợ là để chính tay lựa chọn những sản phẩm 80 sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là những món ăn tươi sống để phục vụ cho bữa cơm gia đình. Đó là một yếu tố cần thiết để duy trì giá trị văn hóa truyền thống của gia đình người Việt cũng như gìn giữ hạnh phúc gia đình của người phục nữ. Bởi vì thông qua nhu cầu mua sắm ở chợ để thể hiện được vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. 3.1.2.Nhu cầu giao tiếp và hưởng thụ văn hóa Ngoài nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa thì chợ cũng là một nơi phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân rất sâu sắc. Trong lĩnh vực thương mại thì không có từ nào gần gũi và quen thuộc bằng từ “chợ”. Qua thời gian, chợ chính là nơi chứng kiến bao biến chuyển, những thăng trầm của lịch sử, là nhân chứng của thời gian, nên chợ cũng được coi là biểu tượng văn hóa trong đời sống của người dân. Chẳng xa lạ gì khi chợ Bến Thành là biểu tượng văn hóa của Sài Gòn, chợ nổi Cái Răng là biểu tượng cho văn hóa thương mại sông nước Cần Thơ, chợ nổi Ngã Bảy là điểm đến du lịch của nhiều du khách cũng như là đầu mối kinh tế quan trọng của tỉnh Hậu Giang, v.v Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán nhưng nó cũng là môi trường đòi hỏi có sinh hoạt văn hóa, thường gọi là “văn hóa chợ”. Thể hiện qua các sinh hoạt như giao tiếp, ẩm thực, văn nghệ, giải tríNgười Việt không lạ lùng gì khi chứng kiến những sinh hoạt văn hóa thường nhật ở chợ, đó là những tiếng cười nói vui vẻ, chào nhau, hỏi thăm nhau rất tình cảm. Thêm vào đó là những âm thanh pha lẫn như rao hàng, chào hàng, trả giá,làm nhộn nhịp cả một không gian họp chợ. Trong những ngày chợ phiên, những người đi chợ còn hẹn nhau để cùng đi, cùng thưởng thức sự nhộn nhịp của các chợ phiên, hay cùng chia sẽ với nhau những chuyện vui buồn trong cuộc sống, hỏi han nhau xem hôm nay mua gì, nấu món gì cho gia đình,tuy là giao tiếp đơn thuần nhưng lại thể hiện những tình cảm gắn bó giữa người với người rất sâu sắc, mà chợ chính là cầu nối để những người đi chợ cùng thể hiện nét văn hóa truyền thống ấy. Tuy là đi chợ để mua hàng hóa, mua thực phẩm phục vụ cho ba bữa cơm hàng ngày, nhưng những người đi chợ vẫn thích ăn uống ở chợ, hay còn gọi là “ăn hàng” 81 (xem Hình 17). Cửa hàng ẩm thực dù chỉ là một mái che nhỏ ở góc chợ, với một bộ bàn ghế nhỏ nhưng người ta lại thưởng thức ẩm thực một cách sảng khoái nhất. Người đi chợ thưởng thức ẩm thực không chỉ vì mục đích no bụng, mà cốt để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn hóa chợ, qua đó họ cảm nhận được cuộc sống thú vị ở chợ với những câu chuyện đời rôm rả, làm vơi bớt đi những nhọc nhằn, lo toan trong cuộc sống. Hình 16: Ngắm hoa ở chợ hoa Nguyễn Huệ. Ảnh từ Internet Hình 17: Thưởng thức ẩm thực ở chợ. Ảnh: Nguyễn Thị Thoa Thêm vào đó, chợ còn là địa điểm tham quan, cảm nhận, thư giãn. Đó là những nhu cầu giao tiếp văn hóa rất đặc sắc và cần thiết của người dân Nam Bộ. Điển hình như chợ Hoa Nguyễn Huệ, nằm trên đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (xem Hình 16), chợ chỉ xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây và chỉ có vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, một hình thức chợ phiên của thành thị. Chợ thường được chia thành hai khu riêng biệt, một khu dành cho mua sắm các loại hoa và cây cảnh, một khu dành cho trưng bày, giải trí. Nhưng dường như người ta đến chợ này để thỏa mãn nhu cầu giải trí hơn là mua sắm. Vì khu trưng bày có đầy đủ các loại hoa, những bông hoa lại được trang trí và kết thành những hình thù tượng trưng rất tinh tế, khéo léo và đẹp mắt, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi ngày. Đây là con đường trung tâm của thành phố cho nên chợ này còn là một điểm tham quan ngày Tết rất thú vị của người dân thành phố cũng như ở nơi khác đến. Ngoài ra, những hoạt động văn hóa dân gian phục vụ cho nhu cầu giải trí ở chợ cũng thu hút sự chú ý của những người đi chợ. Có những người từ nơi xa tới chợ Nam Bộ cốt để được chiêm ngưỡng những cảnh buôn bán “lạ mắt” ở chợ nổi miền 82 Tây, được thưởng thức văn hóa nghệ thuật với một màn biểu diễn văn nghệ “nhà vườn” nào đó như đờn ca tài tử, hò đối đáp Hình thức này chủ yếu xuất hiện ở chợ nổi miền Tây Nam Bộ. Người hoạt động biểu diễn cũng chính là những thương lái hoặc người dân trong vùng. Không lạ lẫm gì khi tới chợ nổi Nam Bộ nếu bắt gặp một người chèo ghe, ngẫu hứng hát vài câu vọng cổ, hoặc những cô gái từ ghe bên này hò đối đáp với những chàng trai ghe bên kia. Họ hát đơn thuần là để tự phục vụ cho đời sống tinh thần của họ, lâu dần trở thành một hình thức văn nghệ đặc biệt dành cho khách du lịch khi tham quan chợ. Khi đến chợ, người ta còn được chứng kiến những màn múa võ đặc sắc của những người mãi võ, hoặc được gặp gỡ, giao duyên với người khác phái,...Chính vì vậy, những nổi hiện nay như Cái Răng (Cần Thơ), Ngã Bảy (Hậu Giang), Cái Bè (Tiền Giang),không chỉ là những chợ buôn bán hàng hóa mà còn là những địa điểm du lịch nổi tiếng và chủ chốt ở miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu văn hóa chợ ngày càng cao của người dân, nhiều đơn vị phối hợp với cách nhà chức trách để tổ chức các “hội chợ” như: “hội chợ ẩm thực”, “hội chợ triển lãm trưng bày hàng hóa”, “hội chợ hoa”,mục đích là quảng bá sản phẩm nhưng lại đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách hàng. Có những hội chợ còn triển lãm các giá trị văn hóa đặc trưng của các nước trên thế giới, giúp người mua có thể hiểu được giá trị văn hóa quốc tế thông qua các hội chợ này. 3.2. Chợ trong tập quán tín ngưỡng của người Việt Nam Bộ 3.2.1. Tín ngưỡng ở chợ Trên đường khai hoang mở cõi về phía Nam, lưu dân người Việt từ thế kỷ XVII đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều tộc người bản địa như Chăm, Khơ me, người Hoa ở Nam Bộ. Sự giao lưu văn hóa tất yếu dẫn đến hiện tượng giao thoa về các tập quán tín ngưỡng. Do đó, trong đời sống tâm linh, ngoài niềm tin tôn giáo của lưu dân từng bước được hình thành bên cạnh niềm tin, thần linh chính thống được họ mang theo từ quê cũ, còn có cả những tín điều mới có sự pha trộn ít nhiều từ tín ngưỡng của tộc người bản địa. Giao tiếp tín ngưỡng là một quá trình sàng lọc qua tâm thức, qua nếp sinh hoạt của lưu dân trên vùng đất mới dưới sự tác động của 83 hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể, từ đó đã từng bước hình thành các tập quán tín ngưỡng mang nét riêng của mỗi địa phương. Buổi đầu khai hoang ở vùng đất đầy hoang dã, tai họa luôn rình rập xung quanh, lưu dân người Việt luôn cảm thấy có một sức mạnh vô hình nào đó đang ở xung quanh họ. Họ mong muốn được bình yên nơi xứ sở lạ lùng này, để được an toàn mà làm ăn sinh sống nên họ tin là có một vị thần nào đó phù hộ và phải cầu cúng để gởi gắm niềm tin. Đó là cơ sở hình thành một số dạng sinh hoạt tâm linh trên vùng đất mới, với miếu thờ Ông Tà, Ông Địa, Bà Chúa Xứ, Hà Bá, Sơn Thần, Long Vương, Bà Thủy, Thần Thành Hoàng Tùy từng lĩnh vực và tùy từng vùng mà họ thờ một vị thần linh nào đó. Trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, những người thương lái, mong muốn lớn nhất trong kinh doanh là lợi nhuận, sự phát tài và may mắn.Cho nên, trong nhà người thương lái nào hầu như cũng có bàn thờ cúng Thần Tài và Ông Địa (trừ những gia đình tín ngưỡng Thiên Chúa giáo hoặc đạo Hồi, đạo Tin Lành). Thương nhân người Việt có niềm tin vào Ông Địa rất lớn vì họ cho rằng chính Ông Địa là vị thần mang đến sự trù phú cho đất đai, an cư cho nơi ở, cho nên dân gian có câu: “An cư lập nghiệp”. Khi có sự an cư, họ mong muốn làm ăn được phát tài, mang đến sự giàu sang, phú quý nên Thần Tài là vị thần mà người dân quan niệm mang đến cho họ sự giàu sang đó. Họ thờ cúng Thần Tài chung một bàn thờ với Ông Địa. Các thương lái buôn bán sạp tại chợ thì họ đặt bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa tại quầy sạp, nơi họ buôn bán. Một số nơi quan niệm ngày mùng hai, ngày mùng mười và ngày mười sáu âm lịch trong tháng là những ngày quan trọng để thờ cúng và cầu mong phát tài. Những ngày này, người kinh doanh thường cúng dĩa “tam sên” bao gồm một miếng thịt nhỏ, một con tôm, một trái trứng vịt cho Thần Tài và Thần Thổ Địa. (xem Hình 18 + 19). Một số nơi ở Nam Bộ lại thờ cúng Bà Chúa Xứ để cầu tài trong làm ăn buôn bán. Theo Nguyễn Hữu Hiếu trong Văn hóa tâm linh Nam Bộ thì “Bà chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, nơi thu hút đông đảo khách hành hương nhứt ở Nam Bộ, dù được cải biên, tạo tác từ một tượng nam thần Vishnu của Ấn Độ giáo, nhưng lại được một 84 bộ phận khá lớn người Việt Nam Bộ tin đó là một nữ thần có quyền năng phù hộ mọi người trong việc làm ăn buôn bán và cầu cúng bà như một vị thần tài” [Nguyễn Hữu Hiếu 2004:18]. Hình 18. Bàn thờ Thần tài và Ông Địa Hình 19. Dĩa tam sên. Ảnh: Nguyễn Thị Thoa Ngoài thờ cúng các vị Thần Tài, Thổ Địa, hay Bà Chúa Xứ ở tại nhà, người Việt cũng thường có thói quen hay đi tới chùa để cúng giải hạn, cầu an, xin xăm vào những ngày đầu năm, hoặc trong cả tháng tháng Giêng âm lịch hàng năm. Họ quan niệm: tháng Giêng là tháng đầu năm, cần phải tới chùa để cầu xin một năm mới cho cả gia quyến được mạnh khỏe, tránh khỏi tai họa, và đặc biệt làm ăn gặp nhiều may mắn, “mua may bán đắt”. Một số người không quên rút cho mình một lá xăm để xem trước một năm mới này có may mắn hay không, nếu trong lá xăm không được may mắn, họ sẽ cúng để giải hạn, cầu an, mong tránh hết những xui xẻo trong năm. Theo khảo sát thực tế của chúng tôi, không chỉ trong dân gian mà ngay cả trong hệ thống các siêu thị ở Nam Bộ, đặc biệt là tại Tây Nam Bộ, vào các ngày mùng hai và mười sáu âm lịch hàng tháng, người ta vẫn tổ chức cúng để cầu mong có nhiều khách đến siêu thị mua hàng. Ngoài ra, các ngày mười sáu tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười âm lịch được coi là ngày giới kinh doanh tổ chức cúng cô hồn rất trọng thể với ý nghĩa cúng 85 thí vong linh và cầu mong các vong linh oan khuất ấy sẽ không quấy phá mà ngược lại sẽ phò hộ cho họ buôn may bán đắt. Lễ vật cúng ngoài hương đăng, trà bánh, gạo muối không thể thiếu thì tùy theo quy mô kinh doanh của từng người mà còn có heo quay, vịt quay, cháo vịt hay cháo trắng và các loại bánh dành cho trẻ con do họ quan niệm cúng cô hồn là chủ yếu cúng cho các vong linh chết lúc còn non trẻ (xem Hình 20). Ngoài ra, mỗi khi cúng cô hồn vào các ngày kể trên, người ta còn đốt giấy tiền vàng bạc, các bộ đồ thế gọi là gửi tới cô hồn với quan niệm các vong linh ấy sẽ có cái ăn, cái mặc mà phò hộ cho người kinh doanh. Chúng tôi đã ghi chép thực tế lại một lần cúng cô hồn của một hộ kinh doanh tại Chợ Lách – Bến Tre như sau: “Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật. Hôm nay là ngày mười sáu tháng Bảy năm Tân Mão, nhằm ngày mười lăm tháng Tám năm 2011. Tôi tên Nguyễn Thị An, sinh năm Bính Ngọ, được 46 tuổi; hiện đang sống tại tổ 1, ấp Bình Cang, xã Long Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre; có dâng cúng lễ mọn gồm hương hoa trà bánh, giấy tiền, cháo trắng, gạo muối. Hôm nay, tôi kính thỉnh mời các vong hồn chết oan chết ức, không nhà không cửa, không mẹ không cha, không người cúng kiến; các vong hồn xiêu mồ lạc mả, chiến sĩ tử vong, đồng bào tử nạn, hà xa ngạ quỷ, thập nhị loại cô hồn đang lẩn khuất trong khuôn viên Tổ 1, ấp Bình Cang, xã Long Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre; có linh thiêng xin các ông các bà về đây chứng giám lòng thành của tôi, nhậm chút lễ mọn phù hộ trong nhà trong cửa tôi được bình an, mạnh giỏi, làm ăn gặp nhiều thuận lợi, mua may bán đắt, có tiền có của để lo cho gia đình. Đến lệ, tôi lại dâng cúng cho mấy ông, mấy bà. Hình 20. Mâm lễ cúng cô hồn tại hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị An, Chợ Lách, Bến Tre Ảnh: Nguyễn Thị Thoa 86 Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật”. Riêng người làm nghề thương hồ bởi do cuộc sống thường rày đây mai đó, lênh đênh từ chợ nổi này đến chợ nổi khác, vùng này đến vùng khác, đời sống tín ngưỡng lại có nét riêng. Họ có muốn đi chùa lễ Phật cũng khó, nên thường bố trí một bàn thờ Phật trên thuyền của họ. Ngoài ra họ còn thờ Bà Thủy (Thủy Long), Bà Cậu, Thần Tài với mong muốn được may mắn, thoát khỏi tai ương, có nạn sẽ được “bề trên” che chở. Những ngày sóc vọng trong tháng họ thường mua hoa tươi, bánh trái để cúng. Cũng như trên bờ, ngày làm ăn đều cúng vào ngày mùng hai và mười sáu âm lịch trong tháng. Theo tín ngưỡng của giới thương hồ, có việc gì họ cũng thường hay khấn vái Bà Thủy hoặc Hà Bá, là những vị thần cai quản khúc sông nơi họ buôn bán, theo họ thì rất linh thiêng. Nếu xảy ra xung đột trong kinh doanh mà không có hướng giải quyết họ thường hay thề là có Bà Thủy, Hà Bá làm chứng cho sự trong sạch không gian lận của họ. Do đặc thù của thương hồ là chuyên mua bán trên sông, tận dụng dòng chảy của thủy triều để vận chuyển nên họ rất tin vào vận may, những từ ngữ “hên xui”, “may rủi” luôn được người dân thương hồ nhắc tới. Họ cho rằng, buôn bán trên sông là nghề “Bà Cậu”, “đầu xuôi đuôi lọt”, họ rất muốn mua nhanh bán nhanh, mua may bán đắt, nên khi khách xuống ghe mua hàng, bao giờ họ cũng đón tiếp rất niềm nở, lịch sự và thân thiện; thao tác của họ rất nhanh nhẹn, không để người mua phải đợi lâu. Vào mỗi buổi sáng sớm, họ cầu mong được gặp một người mở hàng có duyên cho một ngày bán đắt, để lấy sự may mắn. Vào sáng sớm, lúc mới dọn hàng ra, nếu có người đến mua đầu tiên, người bán thường nói sát giá để người mua có thể mua mở hàng giúp mình để cầu may cho cả ngày hôm đó. Với người thương hồ, do môi trường sinh sống làm ăn cả đời trên dòng sông, cho nên họ có cách sống phóng khoáng, không buôn gian bán lận. Khác với người làm nghề chài lưới bắt cá, bắt tôm dù họ có chung môi trường hành nghề trên sông, nhưng giới thương hồ cho rằng họ chỉ nương theo dòng nước mà làm ăn, chứ không khai thác dòng nước, con sông để sinh sống theo kiểu “đâm Hà Bá”, nên 87 trong suy nghĩ của họ thường thoáng và thoải mái hơn. Thậm chí ngay trước tiệc nhậu, bao giờ họ cũng rót đầy một ly rượu mời Hà Bá, bằng cách tưới rượu xuống dòng sông, một lối ứng xử rất “văn hóa tâm linh” trên chợ nổi [Nhâm Hùng: 2009] Tín ngưỡng trong kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm linh của người dân Nam Bộ. Nhờ vào tín ngưỡng mà họ có niềm tin vào một thế lực vô hình nào đó, điều này phần nào đã góp phần tích cực vào việc duy trì nét văn hóa tâm linh của người buôn bán nói chung. Qua đó, phần nào tránh được những gian lận trong kinh doanh, khi mà người thương lái nào cũng quan niệm “ông trời có mắt”, hay một vị thần linh nào đó luôn dõi mắt vào những hành vi của họ và phán xét họ nếu họ có gian dối trong mua lường bán gạt. 3.2.2. Tập quán kiêng kỵ trong kinh doanh ở chợ Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của người bán, do đó hình thành những tập quán kiêng kỵ trong kinh doanh. Ở Bắc Bộ, khi đi buôn bán người ta kiêng ra ngõ gặp đàn bà con gái, hoặc bước chân đầu tiên phải là chân phải để “đầu xuôi đuôi lọt”. Ở Nam Bộ, ít có những kiêng kỵ thái quá như ở miền Bắc, tuy nhiên cũng có một vài tục kiêng kỵ trong đó có tục đốt “phong long”. Tục đốt phong long là một trong những tục kiêng kỵ trong kinh doanh của người Việt Nam nói chung và người Nam Bộ nói riêng. Ở miền Bắc gọi tục đốt này là “đốt vía”, ở miền Nam thì gọi là “đốt phong long”. Với người bán, người mua mở hàng đầu tiên vào sáng sớm là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và thành quả buôn bán của cả ngày hôm đó. Nếu người đi chợ vào sáng sớm mà hỏi mua một món hàng nào đó, đã trả giá mà không mua lại bỏ đi sang gian hàng khác; lúc ấy người bán sẽ thực hành đốt phong long để xua đi sự xui xẻo mà người mua mang tới. Thực hành đốt phong long rất đơn giản và được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo hoàn cảnh thực tế của người bán hàng mà đốt phong long sẽ được thực hiện ở dạng nào. Có thể kể ra vài hình thức đốt phong long như sau: Theo cách đốt phong long truyền thống, người ta chỉ cần lấy một miếng giẻ cũ rách, 88 một miếng giấy nháp đốt và vứt đi coi như đã xua đi đen đủi. Nhưng hiện nay, việc hỏa hoạn ở chợ rất dễ xảy ra cho nên Ban quản lý chợ sẽ bắt phạt nếu thấy đốt giẻ, giấy đem vứt như thế. Chính điều này trở thành nguyên nhân nảy sinh nhiều hình thức đốt phong long tiện lợi hơn nhiều. Thí dụ, ngư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcho_trong_doi_song_nguoi_viet_nam_bo_3867_1916055.pdf
Tài liệu liên quan